Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

thiết kế một số giáo án sử dụng trò chơi trong môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO MÔ HÌNH
TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN TẠI TRƢỜNG
THPT CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
Ngành: SƢ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2013-2017

Tháng 7/2017


THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ 10 THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN
TẠI TRƢỜNG THPT CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN

Tác giả

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng cử nhân ngành
Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Phạm Quỳnh Trang



Tháng 7 năm 2017
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và toàn thể Quý Thầy Cô
trong trường, đặc biệt là Quý Thầy Cô trong Bộ môn Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Cần
Giuộc, tỉnh Long An đã giúp đỡ và hỗ trợ tận tình tôi trong quá trình thực tập và thực
nghiệm sư phạm tại trường.
Th.S Phạm Quỳnh Trang, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, bổ sung và đóng
góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô: Thầy Nguyễn Văn Quản (Hiệu
trưởng trường Tiểu học Trường Bình), Thầy Nguyễn Hoàng Thụy (Hiệu trưởng trường
Tiểu học Phước Lâm), Cô Trần Thị Hồng (Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân
Thọ), Cô Hoàng Thị Vân Anh (Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đình Chiểu) đã
giúp tôi đánh giá và có những góp ý bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đặng Tự Ân – Chuyên gia
trưởng Dự án mô hình trường học mới GPE - VNEN, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Tiểu học đã hỗ trợ tài liệu cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp DH13SP đã
giúp đỡ, động viên những khi tôi gặp khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện
khóa luận của mình.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn !

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học môn Công
Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN tại trường THPT Cần Giuộc, tỉnh Long
An” được tiến hành trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, thời gian thực hiện
từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017.
Mục tiêu đề tài hướng đến là thông qua việc thiết kế một số hoạt động học tập
trong dạy học môn Công Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN tại trường
THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An và tiến hành dạy thực nghiệm tại ba lớp thuộc khối 10
của trường, đồng thời quan sát, quay video và tổ chức đánh giá bằng các bài tập đánh
giá vào tiết học sau; người nghiên cứu sẽ phân tích, thống kê và đưa ra kết luận. Ngoài
ra, người nghiên cứu tiến hành xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm
về mô hình trường học mới VNEN đối với Tài liệu hướng dẫn học người nghiên cứu
thiết kế để thực nghiệm. Từ đó, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học tại trường THPT Cần Giuộc.
Kết quả nghiên cứu đạt được:
Mô hình trường học mới VNEN phù hợp với những lớp có trình độ học tập
khác nhau, có thể áp dụng ở những lớp nâng cao và lớp cơ bản vì đều nâng cao được
mức độ lĩnh hội kiến thức và phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
Mô hình trường học mới VNEN thể hiện sự hiệu quả, tính tích cực đối với học
sinh về thái độ và mức độ lĩnh hội kiến thức so với phương pháp dạy học truyền thống
khi người nghiên cứu tiến hành áp dụng ở hai lớp có trình độ và sĩ số tương đương
nhau.
Người nghiên cứu đã tiến hành thiết kế nội dung Tài liệu hướng dẫn học lần
lượt ở 8 bài thuộc chương trình Công Nghệ 10. Qua kết quả đánh giá các chuyên gia ở

Tài liệu hướng dẫn học bài 54 (Thành lập doanh nghiệp – tiết 1), cho thấy:
Về nội dung Tài liệu hướng dẫn học: người nghiên cứu đã xác định rõ mục tiêu,
có cấu trúc đúng với yêu cầu của mô hình trường học mới VNEN, đồng thời đã lồng
ghép được các ví dụ thực tiễn, góp phần phát huy sự hứng thú, tích cực của HS.
iii


Về cách thức tổ chức lớp học: người nghiên cứu đã tiến hành sắp xếp bàn ghế
hợp lí, chuẩn bị các phương tiện dạy học đúng với yêu cầu của mô hình. Tuy nhiên,
cần chú ý hơn về sự thoải mái, rộng rãi của không gian lớp học và số lượng học sinh
trong một nhóm không nên quá đông, như vậy sẽ không phát huy được vai trò của
nhóm trưởng, thư kí và báo cáo viên.
Về thiết kế các hoạt động học tập: các hoạt động học tập người nghiên cứu thiết
kế trong Tài liệu hướng dẫn học bài 54 đều được đánh giá tốt khi đã thể hiện được sự
linh hoạt, dễ hiểu, xuyên suốt bài học, đánh giá được mức độ hiểu bài, phát huy sự tích
cực của học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của mô hình trường học mới VNEN.
Tuy nhiên, cần chú ý đến việc các hoạt động học tập sẽ gây quá sức cho học sinh
THPT trong quá trình học tập.
Như vậy, việc thiết kế các hoạt động học tập theo mô hình trường học mới và
áp dụng vào dạy học môn Công Nghệ 10 là khả thi và phù hợp, vì sẽ phát huy được sự
hứng thú, tích cực trong học tập và rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho học sinh.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ....................................................................... 4
1.7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................... 4
1.8. Tính mới của đề tài .................................................................................................... 5
Chƣơng 2: TỔNG QUAN .............................................................................................. 6
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 6
2.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động học tập của học sinh ......................................... 7
2.2.1. Khái niệm hoạt động học tập .............................................................................. 8
2.2.2. Các định hướng của Marzano cho quá trình dạy học.......................................... 9
2.3.3. Những đặc trưng cơ bản của mô hình trường học mới Việt Nam VNEN ........ 13
2.3. Lý luận chung về mô hình trường học mới VNEN ................................................. 11
2.3.1. Khái niệm mô hình trường học mới VNEN ...................................................... 11
v


2.3.2. Thực trạng áp dụng hiện nay ............................................................................. 12
2.3.4. Hiệu quả của mô hình VNEN ........................................................................... 22
2.4. Đặc điểm môn Công Nghệ 10 ................................................................................. 23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 24
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ........................................................................... 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................................... 25
3.2.1. Phương pháp quan sát ....................................................................................... 25
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................. 26
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................ 32
3.4. Phương pháp chuyên gia ......................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 34
4.1. Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học môn Công Nghệ 10 theo mô hình
trường học mới VNEN ................................................................................................... 34
4.1.1. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 15 ...................................................... 35
4.1.2. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 17 ...................................................... 39
4.1.3. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 26 ...................................................... 43
4.1.4. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 38 ...................................................... 46
4.1.5. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 40 ...................................................... 50
4.1.6. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 52 ...................................................... 54
4.1.7. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 53 ...................................................... 58
4.1.8. Thiết kế một số hoạt động học tập ở bài 54 (tiết 1) .......................................... 62
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 66
4.2.1. Đánh giá thái độ của học sinh đối với tiết học .................................................. 66
4.2.2. Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức giữa lớp ĐC – 10A10 và lớp TN – 10A11
.............................................................................................................................. 71
4.2.3. Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức đối với lớp nâng cao – 10A3 ................... 80
4.3. Kết quả chuyên gia .................................................................................................. 83
4.3.1. Về nội dung Tài liệu hướng dẫn học ................................................................. 83
4.3.2. Về cách thức tổ chức lớp học ............................................................................ 84
vi



4.3.3. Về thiết kế các hoạt động học tập ..................................................................... 86
4.3.4. Đóng góp của các chuyên gia ........................................................................... 87
4.4. Những khó khăn của người nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm .................... 88
4.4.1. Khó khăn khách quan ........................................................................................ 88
4.4.2. Khó khăn chủ quan............................................................................................ 89
KẾT QUẢ CHƢƠNG 4 ............................................................................................... 89
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 90
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 90
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 91
5.2.1. Đối với trường THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An ............................................... 91
5.2.2. Đối với giáo viên trường THPT Cần Giuộc....................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 93
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 96

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nội dung viết tắt

Th.S

Thạc sĩ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


VNEN

VietNam Escuela Nueva

EN

Escuela Nueva

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

NNC

Người nghiên cứu

TN

Thực nghiệm

ĐC


Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

HĐHT

Hoạt động học tập

SGK

Sách giáo khoa

LLDH

Lí luận dạy học


HĐTQHS

Hội đồng tự quản học sinh

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kế hoạch quay video ở bài 52 ........................................................................ 26
Bảng 3.2: Kế hoạch quay video ở bài 54 (tiết 1) ............................................................ 26
Bảng 3.3: Bảng mô tả đối tượng thực nghiệm ............................................................... 27
Bảng 4.1: Bảng mô tả hoạt động học tập được NNC thiết kế từ năm bước của quá trình
dạy học theo mô hình trường học mới VNEN ............................................................... 34
Bảng 4.2: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng ............................... 35
Bảng 4.3: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ............................................................... 39
Bảng 4.4: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản ....................................................... 43
Bảng 4.5: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh ....... 47
Bảng 4.6: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản .......... 51
Bảng 4.7: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 52: Thực hành Lựa chọn cơ hội kinh doanh ............................................................. 55
Bảng 4.8: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh ........................................................................... 58
Bảng 4.9: Mô tả hoạt động học tập được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN ở
bài 54: Thành lập doanh nghiệp ..................................................................................... 62

Bảng 4.10: Điểm đánh giá lần 1-ĐC10A10 ................................................................... 71
Bảng 4.11: Điểm đánh giá lần 2-ĐC10A10 ................................................................... 72
ix


Bảng 4.12: Điểm đánh giá lần 1 -TN10A11 .................................................................. 73
Bảng 4.13: Điểm đánh giá lần 2-TN10A11 ................................................................... 74
Bảng 4.14: Bảng thống kê cặp mẫu 1 ............................................................................. 75
Bảng 4.15: Bảng tương quan cặp 1 ................................................................................ 75
Bảng 4.16: Kiểm tra cặp 1 .............................................................................................. 75
Bảng 4.17: Bảng thống kê cặp mẫu 2 ............................................................................. 77
Bảng 4.18: Bảng tương quan cặp 2 ................................................................................ 77
Bảng 4.19: Kiểm tra cặp 2 .............................................................................................. 77
Bảng 4.20: Bảng thống kê cặp 3 ..................................................................................... 79
Bảng 4.21: Bảng tương quan cặp 3 ................................................................................ 79
Bảng 4.22: Bảng kiểm tra cặp 3 ..................................................................................... 79
Bảng 4.23: Điểm đánh giá lần 1 lớp 10A3 ..................................................................... 80
Bảng 4.24: Điểm đánh giá lần 2 lớp 10A3 ..................................................................... 81
Bảng 4.25: Bảng thống kê mẫu cặp 4 ............................................................................. 82
Bảng 4.26: Bảng tương quan cặp 4 ................................................................................ 82
Bảng 4.27: Bảng kiểm tra cặp 4 ..................................................................................... 82

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Năm định hướng của Marzano trong quá trình dạy học................................... 9
Hình 2.2: Logo được sử dụng theo mô hình trường học mới VNEN ........................... 14
Hình 2.3: Mô hình học tập trải nghiệm .......................................................................... 15
Hình 2.4: Sơ đồ hội đồng tự quản học sinh .................................................................... 19

Hình 3.1: Bàn ghế được NNC sắp xếp ........................................................................... 28
Hình 3.2: Thẻ hoạt động nhóm ....................................................................................... 28
Hình 3.3: Tên nhóm và nội dung bài học NNC chuẩn bị cho các nhóm lớp 10A3 ....... 29
Hình 3.4: Tên nhóm và nội dung bài học NNC chuẩn bị cho các nhóm lớp 10A11 ..... 29
Hình 4.1: Học sinh lắng nghe thụ động, chán nản ......................................................... 67
Hình 4.2: Học sinh lắng nghe và ghi bài ........................................................................ 67
Hình 4.3: Lớp học sôi động hơn khi GV đưa ra trò chơi cuối bài học ........................... 68
Hình 4.4: Học sinh thoải mái trao đổi ý kiến ................................................................. 68
Hình 4.5: Học sinh vui vẻ trong phần Khởi động .......................................................... 69
Hình 4.6: Học sinh vui vẻ đưa ra ý kiến bằng thẻ hoạt động khi lắng nghe ý kiến của
nhóm khác....................................................................................................................... 69
Hình 4.7: Học sinh tập trung trong phần thảo luận nhóm .............................................. 70
Hình 4.8: Học sinh thoải mái trong phần Khởi động ..................................................... 70
Hình 4.9: Học sinh tập trung cho phần thảo luận của nhóm .......................................... 71

xi


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020” vào ngày 13/6/2012 có viết: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc
tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với
phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất
lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát
triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.” Điều

đó đã được thể hiện rất rõ trong những năm gần đây với các Nghị quyết do Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành về việc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo.
Trong những năm 2011-2012, Việt Nam đã tiến hành áp dụng và nhân rộng mô
hình trường học mới VNEN (VietNam Escuela Nueva) bắt nguồn từ Colombia. Với
mong muốn vừa chú trọng vào phát huy khả năng tự học vừa phát triển những năng
lực khác của học sinh như tính sáng tạo, tư duy phân tích, kĩ năng giải quyết vấn đề,
cũng như chuẩn bị cho sự đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giảng dạy, nội
dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh; nối tiếp Công văn số
5174/BGDĐT – GDTH ngày 10/8/2012 về việc triển khai Dự án mô hình trường học
mới VNEN, vào ngày 28/11/2014, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Điều đó
đã thể hiện quyết tâm cao và những định hướng chính để chỉ đạo tiếp hành đổi mới
giáo dục phổ thông.
Mô hình dạy học VNEN không những đổi mới về vai trò của giáo viên, cách
thức tổ chức, trang trí lớp học mà còn đổi mới phương pháp học từ dạy học truyền
thống sang dạy học theo nhóm. Với hình thức lấy học sinh làm trung tâm trong các
1


hoạt động dạy học, các em tự mình chiếm lĩnh kiến thức còn giáo viên với vai trò hỗ
trợ, đồng hành với học sinh, giúp các em tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức của mình.
Kết quả thu được trong những năm gần đây khi áp dụng mô hình trường học mới
VNEN đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng hứng thú, tự
tin và niềm vui khi đến trường của các em. Tính đến năm học 2015-2016, mô hình
trường học mới VNEN đã được triển khai mạnh mẽ ở cả 63 các tỉnh thành.
Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của mô hình trường học mới VNEN chỉ ở bậc Tiểu
học và THCS, chưa được áp dụng tại bậc học THPT. Có thể thấy, học sinh ở bậc học
THPT có những biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lí, là
giai đoạn chuyển từ trẻ con sang giai đoạn người lớn, và cũng là giai đoạn khủng
hoảng của lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em thường mong muốn thể

hiện, thử nghiệm bản thân, được phát triển, được hòa mình vào thực tiễn cuộc sống để
tăng thêm vốn kiến thức.
Nắm bắt được nhu cầu phát triển của học sinh bậc THPT, cũng như nhận thấy
được tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN,
đồng thời việc phát huy và tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên sẽ tăng thêm sự
tích cực, hứng thú và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập của các em, người
nghiên cứu tiến hành chọn đề tài: “Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học
môn Công Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN tại trường THPT Cần Giuộc,
tỉnh Long An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là thiết kế một số hoạt động học tập theo mô hình
trường học mới VNEN và áp dụng vào dạy học môn Công Nghệ 10 tại trường THPT
Cần Giuộc, tỉnh Long An. Qua đó nâng cao hứng thú học tập của học sinh và chất
lượng dạy học của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường
THPT Cần Giuộc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học môn Công Nghệ 10 theo mô
hình trường học mới VNEN
2


- Từ kết quả thực nghiệm và kết quả chuyên gia, đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên tại trường THPT Cần Giuộc,
tỉnh Long An.
1.3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình dạy học môn Công Nghệ 10
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học môn
Công Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN tại trường THPT Cần Giuộc, tỉnh
Long An.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời cho các câu hỏi sau đây:
- CH1: Mô hình trường học mới VNEN là gì? Mô hình này có những đặc trưng
cơ bản nào?
- CH2: Việc thiết kế và thực hiện các HĐHT môn Công Nghệ 10 theo mô hình
trường học mới VNEN được thực hiện như thế nào?
- CH3: Hoạt động học tập môn Công Nghệ 10 được thực hiện theo mô hình
trường học mới VNEN có mang lại hiệu quả và khả thi không?
- CH4: Biện pháp nào giúp nâng cao tính hiệu quả và khả thi của việc thực hiện
các HĐHT theo mô hình trường học mới VNEN?
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở trên, người nghiên cứu tiến
hành những nhiệm vụ (NV) nghiên cứu sau:
- NV1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về những đặc trưng của mô hình trường học
mới VNEN. (Trả lời câu hỏi số 1)
- NV2: Thiết kế các HĐHT trong các bài học thuộc chương trình Công Nghệ 10
theo mô hình trường học mới VNEN. (Trả lời câu hỏi số 2)
- NV3: Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các HĐHT được thiết kế theo mô
hình trường học mới VNEN bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp
chuyên gia. (Trả lời câu hỏi số 3)
- NV4: Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả và tính khả thi của các
HĐHT được thiết kế theo mô hình trường học mới VNEN.
3


1.6. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Người nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi trường
THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 28/2/2017 đến ngày 8/7/2017
Người nghiên cứu tiến hành thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học

môn Công Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN và tiến hành thực nghiệm sư
phạm tại các lớp 10A3, 10A11 và 10A10 thuộc khối 10, trường THPT Cần Giuộc, tỉnh
Long An.
1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu trên, người nghiên cứu đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
1.7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Để hoàn thành cơ sở lý luận cho đề tài, người nghiên cứu tham khảo tài liệu,
sách, báo, tạp chí ngành, luận văn,… cả trong và ngoài nước (Colombia). Qua đó,
người nghiên cứu thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình làm đề tài của
mình. Ngoài ra, người nghiên cứu còn tham khảo những Chuyên đề, Hội thảo,…do các
Trường Tiểu học tổ chức để các GV đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm về việc dạy
học theo mô hình trường học mới VNEN; từ đó nâng cao hiểu biết và cơ sở lý luận cho
đề tài nghiên cứu của mình.
1.7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Người nghiên cứu tiến hành phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa vào hai
phương pháp chính:
1.7.2.1. Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu vừa kết hợp giảng dạy vừa
quan sát thái độ, hành vi tích cực của học sinh của các lớp đối chứng và thực nghiệm
trong tiết học được tiến hành theo mô hình trường học mới VNEN. Đồng thời, người
nghiên cứu sẽ quay lại video của các tiết học để làm cơ sở cho quá trình kết luận của
mình.
1.7.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với 3 lớp 10A3, 10A11,
10A10 thuộc khối 10, trường THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An
4


1.7.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Thông qua việc đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của các em sau khi đã được
học theo mô hình trường học mới VNEN, người nghiên cứu tiến hành phân tích bằng
SPSS 22.0 để so sánh và rút ra kết luận cho đề tài nghiên cứu.
1.7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Người nghiên cứu tiến hành xin ý kiến các chuyên gia là các GV thuộc các
trường Tiểu học và THCS đã thí điểm mô hình trường học mới VNEN, trong đó có 2
trường thuộc Thành phố Đà Lạt và 2 trường thuộc tỉnh Long An.
1.8. Tính mới của đề tài
Quá trình áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN đã được áp
dụng tại Việt Nam ở các bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, tuy nhiên, ở bậc Trung học
phổ thông vẫn chưa được áp dụng. Đồng thời, những đề tài nghiên cứu về hoạt động
học tập của học sinh theo mô hình trường học mới VNEN vẫn còn rất ít. Vì vậy người
nghiên cứu tiến hành “Thiết kế một số hoạt động học tập trong dạy học môn Công
Nghệ 10 theo mô hình trường học mới VNEN” và tiến hành thực nghiệm tại 3 lớp
thuộc khối 10, trường THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là điểm mới của đề tài.

5


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đề tài nƣớc ngoài:
- Patrick J. McEWAN (1998) với đề tài “The effectiveness of multigrade schools
in Colombia”. “Hiệu quả của các lớp ghép tại các trường ở Colombia” đã đánh giá
được hiệu quả của mô hình Escuela Nueva (EN) trong việc nâng cao thành tích học tập
của học sinh tại Colombia. Đồng thời bài nghiên cứu đã tìm thấy được những điểm tích
cực giữa mô hình EN so với phương pháp truyền thống.
- Rachel Kline (2002) với đề tài “A model for Improving Rural Schools: Escuela
Nueva in Colombia and Guatemala”. “Một mô hình cải thiện trường học nông thôn: mô

hình EN ở Colombia và Guatemala” đã trình bày được khái niệm mô hình EN và mô tả
quá trình phát triển của nó, xác định được các thành phần của mô hình và phân tích, đánh
giá kết quả học tập của học sinh nông thôn dựa trên mô hình EN.
- Yasuo Saito (1999) với đề tài “Escuela Nueva (New School) in Colombia: a
successful example of primary educational innovation in developing countries”. “Mô
hình EN ở Colombia : một ví dụ thành công của đổi mới giáo dục tiểu học trong các
quốc gia đang phát triển” đã nêu lên được những yếu tố gây khó khăn cho Giáo dục
Tiểu học ở những vùng nông thôn thuộc Colombia. Đồng thời, trình bày được hiệu quả
khi áp dụng mô hình trường học mới EN để nâng cao hiệu quả học tập ở bậc Tiểu học
nâng cao cả sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Đề tài trong nƣớc:
- Theo Nguyễn Thị Phượng (2014) với bài viết đưa ra sáng kiến kinh nghiệm
“Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN)
đạt hiệu quả” ở trường Tiểu học Thanh Thủy - Tuyên Hóa, đã nêu lên được một số giải
pháp như xây dựng lớp học thân thiện, đổi mới phương pháp dạy của GV và cách học
của HS, đánh giá động viên HS kịp thời trong quá trình dạy học theo mô hình trường học
mới VNEN, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình vào quá trình dạy học.
6


- Đỗ Tiến Đạt (2013) với đề tài nghiên cứu “Đổi mới cách viết tài liệu môn Toán
theo hướng giúp người học tự học tích cực trong Mô hình “Trường học mới VNEN”.”
Tác giả đã đề cập đến vấn đề đổi mới cách viết tài liệu môn Toán theo hướng giúp người
học tự học tích cực trong mô hình trường học mới VNEN, chú trọng vào kĩ năng làm
việc nhóm và tạo môi trường để học sinh phát huy hết khả năng của mình khi làm việc
nhóm. Từ đó, nâng cao hiệu quả học tập từ sự tích cực của học sinh.
- Với tác giả Hoàng Thị Hải Yến (2013) khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tổ chức
trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới tại
Việt Nam” đã nêu bật lên được hiệu quả của mô hình trường học mới VNEN, lấy HS
làm trung tâm, GV chỉ với vai trò hỗ trợ quá trình học tập theo nhóm của HS và đưa ra

cách tổ chức trò chơi để tăng sự hứng thú trong quá trình học tập của HS.
- Tác giả Lê Ngộ (2013) đã thực hiện đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, tự
học, tự tin của học sinh – Ưu điểm nổi bật của mô hình trường học mới Việt Nam
(VNEN)”. Tác giả đã làm nổi bật những ưu điểm của mô hình nhưng nhấn mạnh đến ưu
điểm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập. Đồng thời, tác giả đưa ra
những dẫn chứng tích cực trong quá trình giảng dạy của GV đối với kết quả học tập và
sự tích cực, sáng tạo, chủ động của HS.
Tóm lại, với những nghiên cứu đã được trình bày, phần lớn đều hướng đến những
nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về thiết kế hay tích cực hóa hoạt động học tập của
HS, chủ yếu là HS Tiểu học và THCS. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu được đặt ra là thiết
kế hoạt động học tập của HS THPT (lớp 10) theo mô hình trường học mới VNEN vẫn
chưa được nghiên cứu phổ biến. Vì vậy, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về việc
thiết kế hoạt động học tập của HS THPT (lớp 10) theo mô hình trường học mới VNEN
và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Cần Giuộc, tỉnh Long An. Người nghiên cứu
mong rằng với những ưu điểm của mô hình trường học mới VNEN mang lại, mô hình
này sẽ được áp dụng rộng rãi không chỉ ở bậc Tiểu học và THCS mà còn ở bậc học
THPT, góp phần nâng cao tinh thần sáng tạo, khả năng tự học, hoạt động nhóm hiệu quả
của các em trong quá trình học tập.
2.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động học tập của học sinh

7


2.2.1. Khái niệm hoạt động học tập
a. Khái niệm học
Trên lĩnh vực Tâm lí học, học là một quá trình mà con người hình thành những
kinh nghiệm, để hành vi trong tương lai thích nghi tốt hơn với môi trường của họ
(Rescorla, 1988, tr 329 - 352).
Theo Marcy P. Driscoll (1994), học là một sự thay đổi liên tục về khả năng thực
hiện của con người hoặc tiềm năng thực hiện,… cần phải có được nhờ kinh nghiệm và

tương tác giữa người học với Thế giới (tr 9).
Trên lĩnh vực Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm, theo Nguyễn Thị Tứ và
ctg (2012), có hai biểu hiện học ở con người là học trong đời sống thường ngày (học
ngẫu nhiên) và học theo phương thức nhà trường (hoạt động học). Trong đó, học trong
đời sống thường ngày (học ngẫu nhiên), những kết quả học được hoàn toàn theo cách tự
nhiên, tri thức rời rạc, đơn giản, không hệ thống, mang tính kinh nghiệm (tr 122 - 123).
Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến
đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó (Võ Sỹ Lợi, 2014, tr 7).
Người nghiên cứu nhận thấy, định nghĩa của tác giả Võ Sỹ Lợi đã thể hiện được
khái quát khái niệm, mục đích của việc học. Như vậy, học là quá trình tương tác giữa cá
thể với môi trường nhằm hình thành những kinh nghiệm gắn với tình huống cụ thể, giúp
thích nghi trong cuộc sống hằng ngày.
b. Khái niệm hoạt động học tập
Trên lĩnh vực Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, theo Nguyễn Thị Tứ
và ctg (2012), hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi
mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành
vi,… một cách khoa học và hệ thống (tr 122 - 125).
Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định trước, được tiến hành bởi một hoạt
động đặc thù – hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (Võ Sỹ Lợi, 2014, tr
29 - 32).
Hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm lĩnh hội nội dung (tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo), kinh nghiệm xã hội (Lê Ngọc Lan, 1999, tr 190 - 205).
Theo Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), hoạt động học là một hoạt
8


động đặc thù của con người nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài
người đã tích lũy được, đồng thời phát triển những phẩm chất năng
lực của người học.
Như vậy, tất cả các quan điểm ở trên đều hướng chung về mục đích của hoạt động

học, tuy nhiên, người nghiên cứu nhận thấy quan điểm theo Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn
Ngọc Hưng (2001) đã khái quát được cả khái niệm và mục đích của hoạt động học.
Theo người nghiên cứu, hoạt động học là một hoạt động đặc biệt và cũng là hoạt
động đặc thù của con người, mang tính tự giác và họ luôn ý thức rõ mục đích hoạt động
mình đang tiến hành. Mục đích người học hướng đến không chỉ là tiếp thu những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn là kinh nghiệm, các chuẩn mực về hành vi hay các giá trị
văn hóa,….được tích lũy hoặc được quy định trong các mối quan hệ xã hội; từ đó phát
triển nhân cách và những phẩm chất năng lực của người học.
2.2.2. Các định hƣớng của Marzano cho quá trình dạy học
Quan điểm dạy học tích cực của Robert Marzano, nhà LLDH người Mỹ, trong tác
phẩm A Different Kind of Classroom: Teaching with Dimensions of Learning (1992) đã
đưa ra năm định hướng đan xen trong quá trình dạy học nhằm tạo những điều kiện, cơ sở
và biện pháp phát triển tư duy của người học.
Hình 2.1: Năm định hướng của Marzano trong quá trình dạy học
1. THÁI ĐỘ VÀ
SỰ NHẬN
THỨC TÍCH
CỰC
2. THU NHẬN
VÀ TỔNG
HỢP KIẾN
THỨC

5. RÈN LUYỆN
THÓI QUEN TƢ
DUY

4. SỬ DỤNG
KIẾN THỨC CÓ
HIỆU QUẢ


3. MỞ RỘNG
VÀ TINH LỌC
KIẾN THỨC

Nguồn: Robert Marzano, 1992

9


1. Thái độ và sự nhận thức tích cực
Chúng ta có thể thấy rằng trong quá trình dạy học sẽ diễn ra nhiều hoạt động dạy
và học với các tư duy tích cực, nếu HS không có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc
học thì sẽ khó đạt hiệu quả cao trong học tập. Vì vậy, HS cần phải chuẩn bị bài thật kĩ
trước khi tới lớp, có tâm thế sẵn sàng khi bước vào học và duy trì trong suốt quá trình
học. Và chính người GV phải chuẩn bị thật tốt và thật kĩ cho bài dạy của mình để tạo
được bầu không khí học tập tích cực.
2. Thu nhận và tổng hợp kiến thức
Mục đích chính là cung cấp kiến thức cho HS và cách thức giúp HS thu nhận và
tổng hợp kiến thức một cách có hiệu quả.
Nội dung kiến thức có hai loại là kiến thức thông báo hay còn gọi là kiến thức
khái niệm và kiến thức qui trình hay còn gọi là kiến thức kĩ năng. GV tổ chức cho HS
tiếp thu các kiến thức này cần có những bước đi rõ ràng tùy thuộc vào loại kiến thức,
không những thế, GV cần tổ chức để HS không những chỉ biết, hiểu và nhớ kiến thức mà
còn vận dụng để giúp HS làm quen với cách suy nghĩ và làm việc một cách khoa học.
3. Phát triển tƣ duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức
Đối với Thế giới ngày một phát triển như hiện nay, sẽ luôn có những biến đổi
không ngừng, vì vậy việc trau dồi những kiến thức và kĩ năng của HS rất cần thiết. Như
vậy, nếu HS chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì chưa thật sự là đủ, học cần phải
có khả năng tự mở rộng và tự tinh lọc kiến thức của mình cũng như những kĩ năng cần

thiết.
Nói cách khác, chính bản thân người học phải có năng lực tư duy sáng tạo để có
thể tự học suốt đời, tự đổi mới để thích nghi với thực tế cuộc sống. Mở rộng và tinh lọc
kiến thức chính là một mặt của quá trình học tập, liên quan đến việc kiểm tra những điều
đã được học, được biết ở mức độ cao hơn và phân tích sâu hơn.
4. Phát triển tƣ duy bằng việc sử dụng kiến thức có hiệu quả
Định hướng này đòi hỏi người GV phải làm sao để HS luôn bận rộn với công việc
học tập của mình trong giờ học, các em luôn phải suy nghĩ, phải có vấn đề để phân tích,
lập luận và phải làm việc trong giờ học. Nếu như công việc được giao chỉ là những hoạt
động cơ bản như nhớ lại, làm lại, hồi tưởng thì HS sẽ mau nhàm chán, đặc biệt là không
10


có sự kích thích tìm tòi cái mới ở những HS khá giỏi, và hơn cả, một tiết học tích cực sẽ
chẳng có hiệu quả.
Mục đích của định hướng này là quá trình xuất tâm, lựa chọn những tri thức mà
HS có thể vận dụng được đúng lúc, đúng chỗ và đúng chuẩn mực, chứ không còn là rèn
luyện tư duy cho HS như ở định hướng 2 và 3. Lúc này, để giải quyết hay quyết định
một công việc, tư duy của HS sẽ một lần nữa được thử thách như phân tích, so sánh, liên
tưởng hay trừu tượng hóa kiến thức,…
5. Rèn luyện thói quen tƣ duy
Con người sẽ có xu hướng quên đi những thông tin cần thiết nếu không được sử
dụng và lặp lại thường xuyên. Mặc dù những nội dung kiến thức là quan trọng nhưng nó
không phải là mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình giáo dục. Định hướng 5 có thể coi
là mục đích của quá trình dạy học, khi HS có thói quen tư duy thì việc học tập sẽ đạt kết
quả cao, bởi HS có thể học bất cứ những gì họ muốn ở bất kì một môi trường hay một
không gian, một địa điểm nào (Marzano, 1992).
Theo Lê Phước Lộc (2005) cũng khẳng định rằng: “Phát triển thói quen tư duy sẽ
giúp cho HS có khả năng học tốt hơn đồng thời hỗ trợ tốt cho họ trong tương lai. Chúng
ta không thể biết trong tương lai HS cần những gì để trao hết cho họ. Điều này lại càng

khó hơn trong thời đại tri thức phát triển vũ bão như ngày nay” (tr 28).
Như vậy, mục đích của việc dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức cho HS mà
còn phải dạy các em biết cách học, cách rèn luyện thói quen tư duy, phát huy khả năng
sáng tạo của bản thân, để hiện tại và lâu dài, các em có thể biết cách học tập để phát triển
được bản thân mình. Đối với đề tài của mình, người nghiên cứu áp dụng định hướng 3,4
và 5 của tác giả Marzano nhằm tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình dạy học
theo mô hình trường học mới VNEN.
2.3. Lý luận chung về mô hình trƣờng học mới VNEN
2.3.1. Khái niệm mô hình trƣờng học mới VNEN
Theo Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2015-2016), dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global
Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây
dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu
11


phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam (Nguồn: video.tieuhoc.moet.gov.vn/gioithieu-2631/).
Theo Rachel Kline (2002), mô hình Escuela Nueva hoặc là trường học mới (New
School), là một cải cách trường học nông thôn đổi mới ở Colombia, giải quyết những bất
bình đẳng trong giáo dục cơ hội, và do đó, gián tiếp giải quyết bất bình đẳng kinh tế của
xã hội Colombia.
Theo Thầy Đặng Tự Ân – Chuyên gia trưởng dự án VNEN, mô hình trường học
mới Việt Nam là mô hình nhà trường hiện tại được hoạt động bởi phương thức mới về
cách tổ chức, kĩ thuật dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
của học sinh, trong đó coi trọng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm (Đặng Tự Ân, 2017,
tr 19).
Tóm lại, có thể hiểu mô hình trường học mới VNEN là một mô hình có tính
chuyển đổi sư phạm từ mô hình nhà trường kiểu truyền thống sang mô hình nhà trường
kiểu mới, từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm; phát huy được năng lực học tập, khả năng sáng tạo của học sinh.

2.3.2. Thực trạng áp dụng hiện nay
Mô hình trường học mới Escuela Nueva – EN được bắt nguồn từ những trường
học đơn nhất và được thúc đẩy bởi UNESCO vào năm 1960. Năm 1975, chương trình
EN đã chính thức thuộc thể chế của Bộ Giáo dục Colombia, với sự tài trợ bởi một khoản
vay từ Ngân hàng Thế Giới. Đến năm 1989, Bộ Giáo dục Colombia đã báo cáo sự tồn tại
của 17.948 trường học áp dụng EN (Rachel Kline, 2002).
Tác giả Yasuo Saito (1999) trong tác phẩm nghiên cứu của mình về hiệu quả của
mô hình EN thống kê rằng mô hình EN ở Colombia thu được sự chú ý của toàn cầu như
là một ví dụ thành công của đổi mới giáo dục tiểu học. Mô hình trường học mới đã được
áp dụng không chỉ ở khu vực Colombia mà còn nhanh chóng phát triển, và được triển
khai thành công tại 22 quốc gia đang phát triển trong Mỹ La tinh, Châu Á, Châu Phi như
Bolivia, Ecuador, Honduras, Guatemala,... và một số các nước Trung và Nam Mỹ đã
thông qua hệ thống này hoàn toàn hoặc một phần với sự đầu tư của các cơ quan Quốc tế
như UNICEF, Ngân hàng đầu tư Thế Giới và các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) (tr 4).
Năm 2011-2012, theo Công văn số 5174/BGDĐT – GDTH ngày 10/8/2012 của
12


Bộ Giáo Dục về việc triển khai Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN),
các trường Tiểu học đã bắt đầu triển khai mô hình và ngày càng nhân rộng hơn. Với tổng
số vốn phê duyệt là 87,6 triệu USD, trong đó Tổ chức hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu
cho vay không hoàn lại 84,6 triệu USD và 3 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Năm
học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm mô hình ở 24 trường học thuộc 12
huyện của 6 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum và ĐăkLăk. Dự
án được bắt đầu chính thức từ năm 2012 – 2013, đối tượng hưởng thụ gồm 1.447 trường
Tiểu học tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đến năm học 2015 – 2016, có thêm 2.365 trường
Tiểu học và hơn 1.600 trường THCS đăng kí triển khai mô hình trường học mới VNEN
đối với lớp 6 ở 54 tỉnh thành tự nguyện tham gia áp dụng (Nguồn: giaoduc.net.vn).
2.3.3. Những đặc trƣng cơ bản của mô hình trƣờng học mới Việt Nam VNEN
2.3.3.1. Tài liệu tự học có hướng dẫn cho học sinh

Cấu trúc của mỗi bài học trong tài liệu Hướng dẫn học của mô hình trường học
mới VNEN luôn đảm bảo có bốn phần, bao gồm:
Mục tiêu bài học
Hoạt động cơ bản
Hoạt động thực hành
Hoạt động ứng dụng
Có thể có thêm Hoạt động tìm tòi – mở rộng (Đặng Tự Ân, 2017, tr 55 - 63).
Như vậy, cấu trúc của một bài học trong mô hình trường học mới VNEN không
những thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học mà còn giải quyết trọn vẹn, liên tục các
vấn đề trong quá trình hoạt động của HS. Từ hình thành kiến thức ở hoạt động cơ bản,
vận dụng kiến thức ở hoạt động thực hành, củng cố kiến thức để liên hệ thực tiễn ở hoạt
động ứng dụng và mở rộng thêm kiến thức vào thực tiễn ở hoạt động tìm tòi – mở rộng.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT quy định về việc sử dụng các logo ở Tài liệu tập huấn mô
hình trường học mới VNEN (2015) trong quá trình hoạt động của HS ở hình 2.2 như sau:

13


×