Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH AOM LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............. Error! Bookmark not
defined.
LỜI CẢM ƠN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH .............................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 1
CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN ................................................. 1
VẬN TẢI HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .................................... 1
1.1.

Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải ........................................ 1
1.1.1. Khái niệm. ...................................................................................... 1
1.1.2. Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa ........ 1
1.1.3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa ....................................... 2
1.1.4. Đặc điểm......................................................................................... 4
1.1.5. Vai trò của dịch vụ giao nhận. ........................................................ 4

1.2.

Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .............. 5
1.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa
đường biển................................................................................................... 5
1.2.1.1. Khái niệm người giao nhận....................................................... 5
1.2.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa ............................................ 6
1.2.2. Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận. ........................ 6
1.2.2.1. Vai trò của người giao nhận...................................................... 6
1.2.2.2. Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận ............................... 6
1.2.3. Các phương thức gởi hàng bằng đường biển ................................. 7


1.2.3.1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full Container Loaded) ... 7
1.2.3.2. Gửi hàng lẻ (LCL – Less Than Container Loaded) .................. 8
1.2.3.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/ FCL) .............................. 8
i


1.2.4. Các loại giá trong vận chuyển đường biển ..................................... 8
1.3.

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo lý thuyết
.................................................................................................................. 9

1.4.
1.5.

Phạm vi hoạt động ........................................................................... 10
Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh doanh

xuất nhập khẩu. .................................................................................................... 12
1.6.

Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế giới ........................ 13
1.6.1. Thị trường giao nhận tại Việt Nam. ............................................. 13
1.6.2. Thị trường giao nhận tại nước ngoài ............................................ 14

1.7.

Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hang hóa xuất nhập khẩu tại

Việt nam ............................................................................................................. 14

1.7.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 14
1.7.1.1. Luật quốc tế............................................................................. 14
1.7.1.2. Luật quốc gia .......................................................................... 16
1.7.1.3. Hợp đồng................................................................................. 17
1.7.2. Nguyên tắc .................................................................................... 17
1.7.3. Nhiệm vụ của cơ quan .................................................................. 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AOM LOGISTICS.... 20
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AOM LOGISTICS .......................... 20
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty AOM Logistics Co., Ltd ................. 20
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................... 21
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................... 21
2.1.4. Chiến lược của công ty ................................................................... 24
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 25
2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức .......................................................................... 25
2.1.5.2. Cơ cấu nhân sự ........................................................................ 26
2.1.6. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2014-2016)
...................................................................................................... 29
2.1.6.1. Cơ cấu dịch vụ. ....................................................................... 29
2.1.6.2. Cơ cấu thị trường .................................................................... 31
ii


2.1.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AOM LOGISTICS
(2014-2016) ............................................................................................ 33
2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AOM LOGISTICS ................ 36
2.2.1. Quy trình giao nhận hang hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty AOM Logistic. ...................................................................................... 36
2.2.2. Ví dụ minh họa thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

(FCL/LCL) vận chuyển bằng đường biển tại công ty TNHH AOM
LOGISTICS. ............................................................................................. 43
2.2.3. Nhận xét về quy trình giao nhận .................................................. 55
2.2.3.1. Ưu điểm .................................................................................. 55
2.2.3.2. Nhược điểm............................................................................. 56
2.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc
tế bằng đường biển tại công ty AOM Logistic ......................................... 57
2.2.4.1. Tồn tại và hạn chế. .................................................................. 57
2.2.5. Rủi ro gặp phải trong hoạt động giao nhận đường biển của công ty
AOM. ...................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3 GIẢP PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG
TY AOM LOGISTIC. .......................................................................................... 63
3.1.

Định hướng phát triển của công ty AOM ........................................ 63

3.2.

Mục đích xây dựng giải pháp .......................................................... 63

3.3.

Căn cứ xây dựng giải pháp. ............................................................. 63
3.3.1. Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới .......... 63
3.3.2. Triển vọng phát triển của ngành giao nhận vận tải ở việt nam .... 65
3.3.3. Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải Việt Nam đến
năm 2020 ................................................................................................... 67
3.3.4. Tiềm năng cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải biển ở VN .. 67


3.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận kho vận vận tải biển tại

công ty ................................................................................................................ 68
3.4.1. Giải pháp về thị trường ................................................................. 68
iii


3.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ. ....................................................... 70
3.4.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại ................................................ 72
3.4.4. Giải pháp về tổ chức quản lý ........................................................ 73
3.4.5. Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ ........................................ 75
Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................. 76

3.5.

3.5.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về
giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt
Nam.

...................................................................................................... 76

3.5.2. Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ cho công tác giao nhận. ............................................................... 78
3.5.3. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch
vụ giao nhận vận tải: ................................................................................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 81


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tên Tiếng Việt

Tên Tiếng Anh

DN

Doanh Nghiệp

HQ

Hải quan

HQ CK

Hải quan cửa khẩu



Lao động

TK

Tờ khai


IDA

Khai trước thông tin tờ khai

Cont

Container

D/O

Lệnh giao hàng

Delivery Order

B/L

Vận đơn

Bill of Lading

FCL

Hàng nguyên container

Full Container Load

LCL

Hàng lẻ


Less than Container Load

THC

Phụ phí xếp dỡ tại cảng

Terminal Handling Charges

CFS

Phí chuyên chở, bốc xếp

Container Freight Station

hàng lẻ

EIR

Phiếu giao nhận container

Equiment Interchange Receipt

CIF

Điều kiện giao hàng

Cost, Insurance, Freight

Liên đoàn các Hiệp hội


International Federation of

Giao nhận Vận tải Quốc tế

Freight Forwarders Associations

FIATA

VIFFAS
Inbound

Hiệp hội Giao nhận kho vận Vietnam Freight Forwarders
Việt Nam

Association

Bìa hồ sơ hàng nhập

v


Outbound
M.B/L

H.B/L

Bìa hồ sơ hàng xuất
Vận đơn do nhà vận chuyển
phát hành

Vận đơn do Đại lý phát
hành

Cargo

Bảng liệt kê chi tiết hàng

Manifest

hóa

S/I

Hướng dẫn làm hàng

Inquiry

Yêu cầu báo giá

Booking

Xác nhận đặt hàng

Agent

Đại lý Nước ngoài

A/N

Giấy báo nhận hàng


Arrival Notice

D/O

Lệnh giao hàng

Delivery Order

D/N

C/N

Shipping Instruction

Công nợ phải trả cho Đại
lý/Hãng tàu/KH
Công nợ phải thu hồi từ Đại
lý/Hãng tàu/KH

ETD

Ngày khởi hành dự kiến

ETA

Ngày đến dự kiến

Cont


Container

vi

Debit Note

Credit Note


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tỷ trọng lao động của công ty AOM LOGISTICS 2014-2016 .. 27
Bảng 2.2: Doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công ty (2014-2016) ................... 29
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường của công ty AOM (2014-2016) ............................. 31
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2014-2016) ................... 33
Bảng 3.1: Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới ....................... 64
Bảng 3.2: Dự báo mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 ................. 65
Bảng 3.3: Dự báo mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 ................ 66
Bảng 3.4: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải Việt Nam đến
năm 2020 .............................................................................................................. 67

BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lao động của công ty AOM Logistics (2014-2016) .......... 27
Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo cơ cấu dịch vụ của công ty (2014-2016)............... 30
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường công ty AOM (2014-2015) ................................ 32
Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2014-2016) ............... 34

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Trang

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty AOM LOGISTICS .................................... 10
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại công ty TNHH AOM LOGISTICS .......................... 36
Sơ đồ 2.3: Phân luồng hàng hóa trong xuất nhập khẩu ...................................... 39

HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Giao diện phần mềm khai báo Hải quan ECUS5 VNACCS................ 48
Hình 2.2: Thông tin doanh nghiệp khai báo ....................................................... 48
Hình 2.3: Đăng kí mới tờ khai nhập khẩu ........................................................... 49
Hình 2.4: Thông tin cơ bản của tờ khai .............................................................. 49
Hình 2.5: Thông tin người nhập khẩu ................................................................. 50
Hình 2.6: Thông tin vận đơn ............................................................................... 50

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
-----

Lý do chọn đề tài

Trước xu hướng mở của thị trường, chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà
nước, có thể nói Việt Nam ngày càng khẳng định mình trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới,

chúng ta đã ký kết rất nhiều hiệp định song phương, đa phương, và gần đây chúng
ta đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết TPP và AEC. Điều này giúp VN có nhiều cơ
hội giao thương với các nước trên thế giới. Cùng với xu thế thương mại toàn cầu
hóa, kéo theo đó là sự phát triển của các ngành kinh doanh dịch vụ. Và trong đó,
phải kể đến là dịch vụ Logistics (giao nhận – xuất nhập khẩu)
Cách đây hơn 15 năm, khi mà Logistics mới được du nhập vào với sự mở cửa của
ngành đường biển VN hội nhập thế giới, nhiều người vẫn cho rằng thiếu đồng bộ
bởi vì chỉ thấy phát triển Logistics ở đường biển (cảng biển, trung tâm kinh tế
biển), còn lại đường bộ, đường thủy nội địa (là thế mạnh quốc gia), đường sắt đang
có sẵn và đường hàng không thì chưa thấy đụng đến. Đúng là như vậy! Bởi vì lúc
đấy VN mới mở cửa, lấy đâu một lúc để tiếp thu những ngành khoa học – công
nghệ cao ngang tầm khu vực. Nhưng sau hơn 15 năm tiếp thu, học hỏi, VN được
đánh giá là một thị trường Logistics tiềm năng và ngày càng mở rộng, cùng với
3260km đường biển chạy dọc theo đất nước, nằm trong tuyến vận tải quan trọng
từ Thái Bình Dương sang các đại Dương khác, thì đây là một vị trí địa lý lợi thế
cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh vận tải biển của VN nói chung và các
DN Logistics nói riêng.
Thực tế ngành Logistics VN còn khá non trẻ. Những nghiên cứu về chiến lược
phát triển Logistics tại VN còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng cơ
hội phát triển ngành Logistics là rất lớn. Hội nhập TTP với nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thách thức buộc các DN Logistics phải thường xuyên coi trọng nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình ở cả thị trường trong và ngoài nước. Để cạnh
tranh có hiệu quả trên thương trường, ngoài việc các DN cần đổi mới công nghệ,
ix


nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và coi trọng công tác tiếp thị xúc tiến
thương mại… Các DN phải có chiến lược Logistics phù hợp, phải hiểu và nắm rõ
các quy trình xuất nhập khẩu, vận dụng tốt các quy định của pháp luật, am hiểu
tường tận nghiệp vụ giao nhận. Qua đó, giúp cho DN khẳng định được chất lượng

dịch vụ của mình, tạo được uy tín và sự tin tưởng nơi khách hàng cũng như nâng
cao vị trí của DN trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại phòng Logistics của Công ty TNHH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN ANH OANH MINH, trên cơ sở những kiến thức về nghiệp vụ được
học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, với mục đích tìm hiểu thêm quy trình
‘làm hàng’ của Công ty và mong muốn có thể góp một phần vào nâng cao chất
lượng giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty nói riêng và nước ta nói chung, do đó
em chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH AOM
LOGISTICS” làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến quy trình tổ chức hoạt động nhập khẩu của Công ty, qua đó rút ra
những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong quy trình tổ chức hoạt động
nhập khẩu hàng hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cũng
như củng cố và nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giao nhận của Công
ty.


Mục đích nghiên cứu:

-

Tổng quát:
Tìm hiểu về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng giao nhận hàng hóa nhập

khẩu. Qua đó, nhìn thấy những hạn chế cần khắc phục để rút ra kinh nghiệm cho
bản thân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao quy trình và chất lượng giao
nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty.

x



-

Cụ thể:
o

So sánh quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập

khẩu từ lý thuyết và thực tế.
o

Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa , tìm

ra những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong hoạt động tổ chức giao nhận
hàng hóa tại Công ty.
o

Tìm ra những hạn chế cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho bản thân và

đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
của Công ty trong thời gian tới.


Câu hỏi nghiên cứu:

Câu 1: Chất lượng dịch vụ và quy trình tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập
khẩu ở Công ty TNHH AOM Logistics được đánh giá như thế nào?
Câu 2: Việc phân tích, nhận diện và xử lý các khâu ở quy trình tổ chức thực hiện
giao nhận hàng hóa cho khách hàng ở Công ty như thế nào?
Câu 3: Công ty đã làm gì để nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa? Đánh giá

những mặt được và chưa được của các biện pháp?
Câu 4: Tương lai Công ty sẽ làm gì để nâng cao quy trình tổ chức thực hiện giao
nhận hàng hóa ở Công ty?


Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

-

Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng

nhập khẩu tại Công ty TNHH AOM Logistics – quận Tân Bình, Tp.HCM.
-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ giao nhận của Công ty

giai đoạn 2014 – 2016 và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận
hàng hóa của Công ty.


Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích định tính: dựa trên những thông tin và dữ liệu từ các phòng ban

để có được cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp quan sát trên lý thuyết: đọc các tài liệu về vận tải, giao nhận,
nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết đã được học, cập nhật các trang Web về thông tin
Hải quan để biết quy trình Hải quan.

xi



Phương pháp quan sát thực nghiệm: Trên cơ sở quan sát quy trình giao nhận
hàng hóa thực tế đang diễn ra ở công ty cùng với sự trải nghiệm thực tế và có sự
so sánh giữa lý thuyết và thực tế.
Tham khảo thêm về kinh nghiệm, chỉ dẫn và góp ý từ giáo viên hướng dẫn
Bố cục của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày thành
3 chương như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AOM LOGISTICS.
Chương 3: GIẢP PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY AOM LOGISTIC.

KẾT LUẬN.

PHỤ LỤC.

xii


CHƯƠNG 1
CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
VẬN TẢI HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1.

Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải

1.1.1. Khái niệm.
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những

nước khác nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được kí kết, người bán thực hiện việc
giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán đến nước người
mua.
Để cho quá trình vận chuyển bắt đầu, tiếp tục và kết thúc, tức là hàng hóa
đến được tay người mua, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc có liên quan
đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm
các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, đưa hàng
ra khỏi tàu và giao cho người nhận.
Theo FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Luật thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những công
việc liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.1.2. Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa

1


Theo nghị định của chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành

ngày 19/3/2001 (có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí), các doanh nghiệp có ngành
nghề đăng kí kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa
ngoại thương:
-

Dịch vụ đại lý vận tải đường biển

-

Dịch vụ môi giới hàng hóa

-

Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

-

Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển


Dịch vụ đại lý vận tải đường biển là dịch vụ thực hiện các công việc

sau đây theo ủy thác của chủ hàng:
-

Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ qua trình vận chuyển, giao nhận

hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng
đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức.
-


Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bố dỡ, kho hàng,

bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác.
-

Làm đại lý container.

-

Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.


Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau:

-

Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải

-

Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán

tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên
-

Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác liên quan đến hoạt

động hàng hải do người ủy thác yêu cầu từng hợp đồng cụ thể



Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng

hàng hóa thực tế khi giao nhận hoặc với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo
ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển


Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công

việc bốc, dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
1.1.3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa
 Đại diện cho người xuất khẩu

2


Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
-

Lựa chọn tuyến đường vận tải

-

Đặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải

-

Giao hàng hóa và cấp các chứng từ liên quan (như: Biên lai nhận hàng,


Chứng từ hải quan, Chứng từ với cảng và tàu).
-

Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp

của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (Transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các
chứng từ cần thiết.
-

Đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã đóng gói trước khi giao cho người

giao nhận).
-

Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (nếu

được yêu cầu)
-

Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần)

-

Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực

giám sát hải quan, cảng vụ, sau đó giao hàng cho người xuất khẩu
-

Nhận vận đơn (B/L) từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu


-

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên hệ

với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài
-

Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hóa (nếu có)

-

Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với nhưng hư hỏng, mất mát

hay tổn thất của hàng hóa
 Đại diện cho người nhập
Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người nhập khẩu) những công việc sau:
-

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu

chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển
-

Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến quá trình vận chuyển

hàng hóa
-


Nhận hàng hóa từ người vận tải
3


Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ

-

phí khác liên quan.
-

Chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết

-

Giao hàng hóa cho người nhập khẩu

-

Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát

của hàng hóa.
 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo
yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị
trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng
phù hợp….
1.1.4. Đặc điểm
Không tạo ra sản phẩm vật chất: Chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi


-

vị trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó
Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định

-

của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất
khẩu nhập khẩu nước thứ ba
Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu

-

nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao
nhận mang tính thời vụ
Mang đặc điểm của dịch vụ vận tải, bởi dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch

-

vụ vận tải.
Phụ thuộc vào cở sở vật chất và trình độ của người giao nhận

-

1.1.5. Vai trò của dịch vụ giao nhận.
-

Giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của

thương mại quốc tế.

-

Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn tiết

kiệm mà không cần sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp.
-

Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện

vận tải
-

Góp phần giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu
4


-

Giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khách

như: Chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội….
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận
tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng
hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người
giao nhận không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thông như đặt chỗ
đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện
những dịch vụ chuyên nghiệp lớn hơn như tư vấn tuyến đường vận chuyển, chọn
tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa…
Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển


1.2.

1.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa
đường biển
1.2.1.1.

Khái niệm người giao nhận

Theo FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất khẩu – PGS. TS Hoàng
Văn Châu):
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyển chở theo hợp đồng ủy
thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là
người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên
quan đến hợp đồng giao nhậ như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải
quan, kiểm hóa ….
Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam:
Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch
vụ giao nhận hàng hóa
Người giao nhận có thể là:
-

Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa

của mình
-

Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao

nhận)
-


Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay hay kho hàng, người giao nhận chuyên

hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

5


Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách
hàng ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa
hẳn là người vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm
vi ủy thác của chủ hàng.
Người giao nhận có những tên gọi khác nhau như: Forwarder, Freight Forwarder,
Forwarding Agent….
1.2.1.2.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa

Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán,
người mua hoặc người cung cấp dịch Logistics có thể chọn một trong các phương
thức vận tải sau: Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không
hoặc kết hợp nhiều phương thức lại với nhau – gọi là vận tải đa phương thức.
1.2.2. Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận.
1.2.2.1.

Vai trò của người giao nhận.

Người giao nhận đóng vai trò:
-


Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người nhập khẩu hay người

nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
-

Đại lý: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý để thực hiện các hoạt

động khác nhau như: Giao nhận hàng hóa, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan …
trên cơ sở được chủ hàng ủy thác quy định trong hợp đồng
-

Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người

chuyên chở. Đặc biệt, khi vận tải bằng container, người gom hàng giữ một vai trò
quan trọng, họ thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên cont để tận dụng được sức chở
của container và giảm cước phí vận tải.
-

Người chuyên chở: Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở,

thì người giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm
cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Người giao nhận đóng vai trò là ngời chuyên chở chỉ trong trường hợp tự vận
chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình mà còn trong trường hợp người giao
nhận cam kết với chủ hàng đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
1.2.2.2.

Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận

6



Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận được quy định trong điều 167 Luật
Thương Mại
1. Được hưởng phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích khách
hàng thì có thể thực hiện khác với các chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không
thực hiện được toàn bộ hoặc một phần nhưng chỉ dẫn của khách hàng, thì
phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
5. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực
hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong
hạn hợp lý.
6. Khi đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, tập quán chuyên ngành về vận tải.
1.2.3. Các phương thức gởi hàng bằng đường biển
1.2.3.1.

Gửi hàng nguyên container (FCL – Full Container
Loaded)

Các hãng tàu định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyên
container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và
dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượn hàng đồng nhất đủ để
chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều
container để gửi hàng.
FCL gồm các loại hàng phổ biến như 20’/40’/40 HC …
Khi sales hàng nguyên container cần chú ý một số điểm sau:



Kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không



Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước collect hay prepaid



Kiểm tra giá ít nhất 3 hãng tàu có cảng đích là cảng chính của họ để đảm

bảo giá cước tốt nhất. Phải tư vấn cho khách hàng về dịch vụ có liên quan như:
khai quan, đóng hàng, đóng hàng, vận chuyển, kiểm dịch …..
7


1.2.3.2.

Gửi hàng lẻ (LCL – Less Than Container Loaded)

Hàng được đóng trong nguyên container nhưng của nhiều người gửi cho
nhiều người nhận khác nhau, được tính theo (CBM).
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ
tập hợp những lo hàng lẻ của nhiều chủ, tiên hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các
lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chỉ theo quy chế xuất khẩu và làm
thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container
lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
Khi sale hàng lẻ cũng cần chú ý những điểm sau:



Phải kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không.



Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước là collect hay prepaid.



Kiểm tra giá với ít nhất 3 Co-loader để đảm bảo giá tốt nhất cho tuyến dịch

vụ đó


Phải tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ có liên quan như: Khai quan,

đóng thùng, vận chuyển nội địa, cách thức giao hàng tại cảng đích…
1.2.3.3.

Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/ FCL)

Phương pháp này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tùy theo điều kiện
cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuân với người chuyên chở để áp dụng phương pháp
gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:


Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)




Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/ FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người
chuyển chở cũng có sự thay đổi phù hợp
1.2.4. Các loại giá trong vận chuyển đường biển
Hàng hóa vận tải bằng đường biển có giá đính kèm với các thuật ngữ:
-

All water: giá bao gồm cho container được vận chuyển bằng suốt quá trình

vận tải bằng đường biển (cho tuyến đi Mỹ)
-

All in: giá được bao gồm tất cả phụ phí

-

MLB (Mini Land Bridge): giá bao gồm cho container vận chuyển giữa cảng

chính, sau đó được chuyển vào cảng phụ (cảng cuối cùng khách hàng yêu cầu)
bằng xe tải hay tàu hỏa…(cho tuyến đi Mỹ)
8


-

BAF (Bulker Adjustment Factor) phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Âu

-


EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Á

-

SS: (Season Surcharge) phụ phí của cươc vận chuyển vào mùa hàng cao

điểm.
Ngoài ra còn các thuật ngữ: DDC (Destination Delivery Charge), WRS (War Risk
Surcharge), CAF (Curency Adjustment Factor), GRI (General Rate Increase)…

1.3.

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo lý
thuyết
Như đã trình bày ở trên, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một công

việc rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy nên khi tổ chức thực hiện một hợp đồng
nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quy trình nhất định, rõ ràng. Chính
điều này giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro không đáng có.
Sau đây là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu trên lý thuyết và
thường được các doanh nghiệp kinh doanh về XNK sử dụng để tiến hành hoạt động
kinh doanh nhập khầu của mình.

9


• Phòng giao nhận (bộ phận sale)
Bước • Khách hàng
1
Bước • Nhân viên giao nhận

2
Bước • Nhận chứng từ liên quan đến nhập khẩu
3
Bước • Chuẩn bị bộ chứng từ
4
Bước • Khai báo hải quan
5
Bước • Kiểm hóa
6
Bước • Nhận hàng tại cảng
7
Bước • Giao hàng cho khách hàng
8
Bước • Thanh lý tờ khai và giao hàng cho khách hàng
9
Sơ đồ 1.1: quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển trên lý
thuyết
1.4.

Phạm vi hoạt động
Trừ trường hợp người gửi hàng hay người nhận hàng tự mình thực hiện giao
nhận hàng hóa, làm các thủ tục và các loại giấy tờ có liên quan thì thông
thường người giao nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người nhận
hàng đảm nhận tất cả, thậm chí cả việc vận chuyển hàng hóa. Người giao
nhận có thể cung ứng dịch vụ thông qua các đại lý nước ngoài của mình,

10


các chi nhánh hoặc cũng có thể sử dụng các dịch vụ này thông qua các nhà

thầu phụ.
 Thay mặt người xuất khẩu
Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:
Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở thích

hợp.
-

Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.

-

Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như giấy chứng nhận

đã nhận hàng chuyên chở,…
-

Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng cũng như những quy

định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu,
nước quá cảnh.
-

Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước nhập

khẩu (trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng cho
người giao nhận).
-

Thu xếp việc lưu kho hàng hóa khi cần.


-

Cân đo hàng hóa.

-

Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.

-

Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan và các

thủ tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.
-

Thu xếp việc chuyên chở hàng hóa khi cần.

-

Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối

quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
-

Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại với người

chuyên chở khi có tổn thất xảy ra.
 Thay mặt người nhập khẩu.
Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ:

- Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cước phí cần thiết
- Tiến hành khai báo Hải quan và các thủ tục có liên quan.
11


- Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.
- Giao hàng cho người nhận hàng.
- Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại nếu có.
1.5.

Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu.

Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp những
lợi ích thiết thực như sau:
-

Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Người giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương
tiện, nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên họ biết rõ
hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể, …
-

Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng.

Sử dụng dịch vụ giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh
nghiệp, nhất là khi việc giao nhận không thường xuyên. Mặt khác do chuyên môn

trong lĩnh vực này nên người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một cách
nhanh chóng nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu.
-

Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận

đảm trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại diện tại nước
chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất là ít nhất nếu có trong
quá trình chuyển tải hàng hóa.
-

Người giao nhận có thẻ thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm

các thủ tục khiếu nạo với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn
thất hàng hóa.
-

Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng

như áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh
nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.
Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là do sự tiện
lợi của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của giao nhận
trong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi phí xuất
nhập khẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và giá cả thấp hơn.
12


Như vậy giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng và dẫn đến

kết quả hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.
1.6.

Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế giới
1.6.1. Thị trường giao nhận tại Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngân hàng thế giới năm 2010 thị trường Việt
Nam xếp thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế, với trên 1000 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực Logistics…
Thực trạng tại thị trường giao nhận giao nhận tại Việt Nam:
Thị trường giao nhận tại Việt Nam có nhiều cớ hội phát triển, là thị trường
tiềm năng, theo dự báo của bộ thương mại, trong tương lai không xa, dịch vụ giao
nhận (Logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trong tại Việt Nam
Ngành Logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, hệ thống
Logistics còn chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất. Quy mô doanh
nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác một mảng
nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến nhất là hình thức Giao nhận, đại lý
hãng tàu, hãng hàng không …
Cơ cấu hàng chỉ định: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn theo
tập quán mua CIF và bán FOB và chưa mạnh dạn thuê dịch vụ ngoài.
Trong hoạt động của Logistic còn chưa có sự liên kết, liên minh giữa các
doanh nghiệp trong ngành. Nguồn nhân lực vẫn còn đang thiếu hụt. Các doanh
nghiệp trong nước vẫn còn chưa đủ tầm để vươn ra thị trường thế giới. Một số
những doanh nghiệp nhỏ còn khá manh múng, chụp giựt, hạ giá để lôi kéo khách
hàng trong khi chất lượng dịch vụ không rõ ràng, tạo nên những tiền lệ xấu trong
hoạt động Logistics.
Hiện nay cơ sở hạ tầng Logisticstại Việt Nam còn nghèo nàn, yếu kém.
Điều đó làm cho chi phí cao nhận nhanh hơn hẳn các nước khác. Bản thân doanh
nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận và khả năng mở rộng dịch
vụ.

Chi phí Logistics ở Việt Nam quá cao cũng vì các vấn đề liên quan tới khung
pháp lý (chung chung, chưa nhất quán), hệ thống cảng biển, các kho kiểm hóa
thông quan (không bố trí theo mô hình tối ưu Logistics)
13


×