Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

VAI TRO CUA NGUOI VIET TRONG CÔNG CUỘC KHAI KHẨN VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 110 trang )

1

ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

“VAI TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG CÔNG CUỘC
KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN THẾ KỈ XIX”
Thành viên tham gia nhóm đề tài:
Trần Thị Cẩm Thi
Trương Quốc Kim
Đặng Thị Lộc
Nguyễn Thị Đảm
Đỗ Thị Hồng Nga
Phạm Thị Bích Ngọc

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 - 2013
1


2

MỤC LỤC

Dẫn nhập
1. Lí do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu:
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đóng góp mới của đề tài:
4. Phương pháp nghiên cứu và thực hiện
5. Kết cấu đề tài
Chương 1 VAI TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG CƠNG CUỘC


KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XVII - XVIII
1.1. Người Việt có mặt trên vùng đất Nam Bộ
1.2 Q trình khai phá vùng đất Nam Bộ
1.3 Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ
thống hành
chính ở Nam Bộ
1.4 Vai trò của cư dân Việt trong phát triển kinh tế ở Nam Bộ.
1.5 Vai trò cố kết cộng đồng của cư dân Việt trên vùng đất
mới.

2


3

1.6 Vai trò của cư dân người Việt trong việc khẳng đònh chủ
quyền
quốc gia.
Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG
CÔNG CUỘC
KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
2.1.Nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ
2.2.Phát triển nền kinh tế lên một bước mới.
2.3 Tổ chức đời sống xã hội, an ninh quốc phòng
2.4 Vai trò của người Việt trong phát triển văn hoá Nam Bộ

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DẪN NHẬP

1. Lí do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu:
1.1/ Nam Bộ là vùng địa lí, lịch sử văn hố đặc sắc, một khơng gian văn hố xã hội

mang đặc trưng đa dạng cộng đồng tộc người, (Kinh - Hoa - Khmer - Chăm...), đa dạng
tơn giáo. Đó là một quần thể văn hố phong phú, đầy sức sống, phong cách ứng xử tự do,
phóng khống, sáng tạo… Đây là những yếu tố đặc thù quan trọng đóng vai trò là tác động
chính tạo ra nếp sống, tính cách sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt văn hố, qui định các mối
3


4

quan hệ giao lưu, ứng xử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người trong vùng từ
khi mở cõi.
Về kinh tế - xã hội, Nam Bộ có nền kinh tế nơng nghiệp truyền thống mang màu
sắc “khẩn hoang”; các loại hình kinh tế đa dạng: kinh tế biển, kinh tế rừng, kinh tế đồng
bằng… nhưng nổi bật vẫn là nơng nghiệp đồng bằng vùng ngập lũ. Với những nét đặt
trưng của vùng kinh tế khẩn hoang, cư dân trong vùng sớm hình thành thế ứng xử năng
động, sáng tạo đối với mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội trên vùng đất mới ngay
từ thời kỳ đầu khai phá. Cư dân Nam Bộ khơng chấp nhận vòng luẩn quẩn của nền kinh tự
cung tự cấp, bảo thủ mà ln sẵn sàng đổi mới, linh hoạt trong sự cạnh tranh và hợp tác để
phát triển.
Vị trí địa lí của Nam Bộ có sức hấp dẫn đối với cả trong nước và quốc tế: có vùng
biển rộng tiếp giáp với các nước ASEAN; có hệ thống sơng ngòi chằng chịt chứa đựng
nhiều tiềm năng về nhiều mặt; có hệ thống cảng sơng, cảng biển thuận lợi, .. tạo cho Nam
Bộ có vị thế mở ra thị trường quốc tế.
Đối với trong nước, Nam Bộ có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thế chiến
lược để tiếp xúc và giao lưu với các vùng lãnh thổ khác khá thuận lợi. Nguồn lợi từ đất,
nước, nguồn nhân lực và nguồn ngun liệu… đã tạo cho vùng này một ưu thế vượt trội
trong liên kết, hợp tác với các vùng lãnh thổ và kinh tế của cả nước.

Từ những đặc điểm và lợi thế trên, Nam Bộ là vùng kinh tế - xã hội quan trọng của
Việt Nam, có những yếu tố đặc thù về nguồn tài ngun, kinh tế - xã hội, những cơ sở của
một vùng kinh tế giàu tiềm năng phát triển và hội nhập tồn diện, đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển bền vững của dân tộc.
1.2/ Nghiên cứu vai trò của cộng đồng người Việt trong
công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ( thế kỷ XVII - XIX), nhóm
tác giả đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau đây:


Làm rõ thực trạng vùng đất Nam Bộ trước khi người Việt có mặt.
4


5


Quá trình nhập cư của người Việt vào vùng đất Nam Bộ và sự
khẳng đònh vai trò chủ nhân của người Việt trên đất Nam Bộ.



Vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá đất đai.



Vai trò của người Việt trong hình thành hệ thống tên đất,
tên làng và hệ thống hành chính ở Nam Bộ.




Vai trò trung tâm của người Việt trong xây dựng khối đoàn
kết cộng đồng.



Vai trò trung tâm của người Việt trong việc khẳng đònh chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ khu vực Tây Nam của Tổ quốc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Trên cơ sở kế thừa những tư liệu của các sử gia phong kiến để lại và những cơng trình
khảo cứu của những tập thể, cá nhân đã cơng bố trước đó, năm 1987, nhóm nghiên cứu do PGS.
Huỳnh Lứa chủ biên đã hồn thành việc nghiên cứu của mình và cho xuất bản cuốn Lịch sử khai
phá vùng đất Nam bộ (Huỳnh Lứa chủ biên (1987), Lòch sử khai phá vùng
đất Nam bộ,NXB tp. HCM). Mặc dù chỉ mới dừng lại ở cái nhìn tổng quan,đây là một
cơng trình được viết cơng phu và đã trở thành sách cơng cụ cho những ai quan tâm nghiên cứu về
lịch sử vùng đất này. Với vốn liếng tích lũy sau nhiều năm theo đuổi việc nghiên cứu về lịch sử
vùng đất Nam bộ, năm 2000, PGS. Huỳnh Lứa đã cơng bố những bài viết của mình được tập hợp
trong sách Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII (Huỳnh Lứa
(2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII,
XIX,NXB Khoa học xã hội), bổ sung thêm một số tư liệu và nhận thức về vai trò của
chính quyền cũng như nhân dân trong cơng cuộc khai phá Nam bộ.
- Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương, nhiều tỉnh ở
Nam bộ nói chung, đã tiến hành biên soan địa phương chí. Đây là những cơng trình khảo cứu
cơng phu, cung cấp nhựng hiểu biết rất q về lịch sử, địa danh và con người ở mỗi vùng đất cụ
thể. Có thể nói địa phương chí các tỉnh là một loại sách cơng cụ rất cần thiết để có một cái nhìn
5


6


cụ thể về từng vùng đất ở đồng bằng sơng Cửu long. Đáng tiếc là dạng chun khảo này hiện chỉ
mới được thực hiện ở một số tỉnh ( An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…).
Ngoài ra, còn có một số bài báo đề cập đến các khía cạnh
khác nhau liên quan đến công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ
đăng trên các tạp chí, tập san, báo chí và trong bộ sách Nam Bộ Đất và người (6 tập) của Hội Khoa học Lòch sử Tp. HCM.
3. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài “Vai trò của cộng đồng người Việt trong cơng cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ
( thế kỷ XVII - XIX)” có những đóng góp cụ thể sau đây:
- Cung cấp cơ sở sử liệu và nhận định có tính hệ thống về quá
trình có mặt, khai phá, phát triển và khẳng định chủ quyền trên vùng đất
Nam Bộ của cộng đồng cư dân Việt.
- Dưới cái nhìn phát triển, đề tài góp phần làm nổi bật mối
quan hệ giữa dân cư với tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá… của
vùng trong sự quản lý của chính quyền. Chỉ ra những khả năng và
hạn chế của cư dân Nam Bộ, đồng thời cũng phân tích rõ vai trò
động lực và trở lực của họ trong mục tiêu phát triển vùng đất Nam Bộ.
- Từ góc độ nghiên cứu nguồn nhân lực, góp phần cho sự lựa
chọn và thực thi một chính sách phát triển bền vững vùng đất Nam
Bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu và thực hiện:
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học
lòch sử là phương pháp lòch sử và phương pháp logic, phương pháp
nghiên cứu lòch sử đòa phương, phương pháp đònh lượng, đònh tính...
6


7

- Vận dụng một số phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa
học liên quan

5. Kết cấu nội dung của đề tài nghiên cứu:
Đề tài ngồi phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, được kết cấu thành ba
chương:
Chương 1: Vai trò của cộng đồng người Việt trong công
cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỉ XVII - XVIII.
1.1/ Người Việt có mặt trên vùng đất Nam Bộ
1.2/ Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
1.3/ Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ
thống hành chính ở Nam Bộ
1.4/ Vai trò của cư dân người Việt trong việc khẳng đònh chủ
quyền quốc gia.
Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Việt trong công
cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX
2.1/. Nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ
2.2/. Phát triển nền kinh tế lên một bước mới.
2.3/ Tổ chức đời sống xã hội, an ninh quốc phòng
Từ kết quả nghiên cứu của ba chương, nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận đònh về
vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá vùng đất Nam
Bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX; nêu bật mối
quan hệ giữa dân cư với tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá… của
7


8

vùng giai đoạn trước khi chính quyền chúa Nguyễn và chính quyền của
các vua đầu triều Nguyễn xác lập chủ quyền và sau khi xác lập vai trò
quản lý của nhà nước. Chỉ ra những khả năng và hạn chế của
cộng đồng người Việt, đồng thời cũng phân tích rõ vai trò động
lực và trở lực của họ trong mục tiêu khai phá, phát triển vùng đất

Nam Bộ. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của người Việt
trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Chương 1
VAI TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRONG CƠNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG
ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỶ XVII – XVIII
1.1. Người Việt có mặt ở Nam Bộ
1.1.1/ Ngun nhân người Việt có mặt trên vùng đất mới:
Bước vào thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc
về vai trò lãnh đạo. Tập đồn phong kiến thống trị nhà Lê đã trở nên cực kỳ thối nát và phản
động, đặc biệt là vào thời Lê Uy Mục (1505 - 1509) và Lê Tương Dực (1510 - 1516). Xung đột
phe phái trong nội bộ triều đình diễn ra ngày càng gay gắt. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XV,
đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến nhà Lê mục ruỗng đến tột độ. Lợi dụng tình hình đó, Mạc
Đăng Dung đã đứng lên lật đổ triều Lê sơ và lập ra nhà Mạc (1527-1592).
Trước diễn biến chính trị đầy bất ổn, một số cựu thần nhà Lê đã đứng ra vực dậy triều Lê,
chống lại nhà Mạc. Kết quả là, đất nước bị đẩy vào cục diện chia cắt kéo dài suốt 45 năm (1527 1592) với cuộc nội chiến khốc liệt Nam triều - Bắc triều. Khi cuộc chiến Nam

_

Bắc triều chưa

kết thúc thì trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ giữa họ Trịnh và họ Nguyễn hai họ vốn đã từng gắn kết với nhau bởi mục đích chung là giúp vua Lê dựng lại cơ nghiệp trước
đây.

8


9

Năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến vào trấn thủ Thuận Hoá, nhằm mục đích sâu xa là
xây dựng nên cơ nghiệp của họ Nguyễn. Với thái độ hết sức mềm dẻo, ôn hoà, năm 1570 Nguyễn

Hoàng được họ Trịnh giao kiêm quản cả xứ Thuận - Quảng (vùng Thuận Hoá - Quảng Nam).
Trong khi cai quản xứ Thuận - Quảng, một mặt Nguyễn Hoàng vẫn tiếp tục giữ vẻ bề ngoài
hoà hiếu với chính quyền Lê - Trịnh, mặ bí mật phát triển kinh tế và tăng cường tiềm lực về mọi
mặt để chuẩn bị đối phó với chúa Trịnh. Cho đến khi cục diện Nam - Bắc triều kết thúc với sự
thắng lợi của Nam triều cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn
không thể dung hoà được nữa. Năm 1627, chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra và kéo dài gần nửa
thế kỷ. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn tiếp tục đẩy đất nước vào tình trạng chia cắt nghiêm trọng
thành hai miền: vùng đất từ Đèo Ngang trở ra Bắc thuộc quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh,
sử cũ vẫn gọi là Đàng Ngoài, Đất Thuận Quảng thuộc quyền cai trị của họ Nguyễn, gọi là Đàng
Trong.
Để phục vụ cho cuộc chiến tranh giành giật tàn khốc này, các tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn đều thi hành những chính sách bóc lột hết sức nặng nề đối với quần chúng nhân dân, vơ
vét cùng kiệt nhân lực và vật lực của quần chúng, tạo nên cảnh đói khổ, lầm than của dân chúng
phổ biến khắp nơi từ Đàng Ngoài cho đến Đàng Trong. Đối với chính sách vơ vét về nhân lực, ta
thấy một thủ đoạn phổ biến mà cả hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đều thực hiện, đó là
việc bắt lính. Tuy việc tuyển chọn binh lính đã có quy chế riêng nhưng việc bắt lính thời bấy giờ
cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đều diễn ra khá bừa bãi. Việc bắt lính vì thế đã trở thành một tai
hoạ chung cho tất cả mọi người. Để có được một lực lượng quân sự hùng mạnh đủ sức phục vụ
cho cuộc chiến tranh, cả hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn đã đẩy mạnh việc bắt
lính một cách tràn lan. Đối tượng chính của nạn bắt lính này chính là những người nông dân và
thợ thủ công nghèo khổ - những người hoàn toàn không có một chút sức lực nào để trốn tránh.
Chúng ta không thể biết một cách chính xác lực lượng quân sự của chúa Nguyễn cũng như chúa
Trịnh là bao nhiêu, tuy nhiên, căn cứ vào một số dẫn chứng trong Đại Nam thực lục tiền biên ta
có thể phỏng đoán được lực lượng ấy là khá lớn. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì trước trận
đánh nhau lần thứ năm với họ Trịnh - trận đánh năm 1655, chúa Nguyễn Phúc Tần đã mở một

9


10


cuộc duyệt binh quy mô lớn ở An Cựu với tổng số binh lính chính quy và chính dinh là 22740
người[2]. Nếu tính cả binh lính của các địa phương thì con số đó có thể lên tới 160000 người [3]
Còn đối với chính quyền Đàng Ngoài thì theo một số tài liệu nước ngoài cho biết, số binh
lính chính quy gồm 50000 người đóng ở Thăng Long [12]
. Đấy mới chỉ là số binh lính có mặt thường xuyên ở kinh đô trong điều kiện bình thường,
còn khi có chiến tranh thì các chúa Trịnh - Nguyễn thường gọi thêm binh lính ở các địa phương
và thậm chí cả binh lính ở các phủ, huyện. theo Đại Nam thực lục tiền biên thì trong năm 1672, là
năm diễn ra trận đánh cuối cùng của họ Nguyễn chống lại họ Trịnh thì chúa Nguyễn đã huy động
một lực lượng hết sức đông đảo, lên tới 260000 người.
Song song với việc bóc lột về nhân lực, các thế lb ực phong kiến Trịnh - Nguyễn còn ra sức
vơ vét về vật lực, tài lực đối với quần chúng nhân dân. Chính quyền phong kiến thực hiện chính
sách vơ vét vật lực một mặt để cung cấp cho nhu cầu hết sức cần thiết của cuộc chiến tranh đang
diễn ra giữa hai tập đoàn phong kiến, nhưng mặt khác cũng là để phục vụ cho lối sống xa hoa,
truỵ lạc của chúng. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục đã miêu tả hết sức
rõ nét lối sống xa hoa, quý tộc của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn: “Quan viên lớn nhỏ không ai
là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế
gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây
hoa, phú quý phong lưu, đua nhau khoe đẹp…. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất
mực” [13].
Để có thể có được một cuộc sống xa hoa như vậy, các tập đoàn phong kiến đều hướng tới
một mục tiêu trước nhất, đó là ra sức bóp nghẹt, vơ vét thật nhiều trong quần chúng nhân dân, vơ
vét tất cả những gì họ có thể vơ vét được, bất chấp điều kiện sống của người dân nghèo lúc bấy
giờ ra sao. Họ đặt ra rất nhiều thứ thuế vô lý và hết sức nặng nề đối với nhân dân. Lê Quý Đôn đã
nhận xét về chính sách thuế khoá của chúa Nguyễn ở Đàng Trong: “Lệ ngạch trên ấy thực là nặng
quá” [13]
Chế độ thuế khoá của Nhà nước hết sức nặng nề, phiền phức đó đã là một tai hoạ khủng
khiếp cho nhân dân, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, quần chúng nhân dân còn phải chịu đựng sự
10



11

nhũng nhiễu của đám quan lại, những kẻ “đục nước béo cò” của rất nhiều nha môn đã lợi dụng
việc thu thuế để tranh nhau bóp nặn cùng kiệt đối với nhân dân, nhất là người nông dân nghèo
một cách hết sức tàn khốc. Lê Quý Đôn đã ghi lại rất rõ tình trạng này của bọn quan lại phong
kiến họ Nguyễn trong Phủ biên tạp lục:“Quảng Nam và Thuận Hoá chỉ hai trấn thôi mà họ
Nguyễn đặt quan lại, thuộc ty, hương trưởng, kể có hàng nghìn, nhũng lạm quá lắm. Tất cả bổng
lộc đều lấy ở dân, dân chịu sao được”[13]. “Thuế khoá xứ Thuận Hoá, pháp lệnh rất phiền, nhân
viên thu thúc rất nhiều, nên dân cùng nhà nghèo thường khổ về nộp rất bội, mà trong thì ty lại,
ngoài thì quan bản đường, bớt xén không thể kiểm xét được” . Có thể nói rằng, chính sự vơ vét,
bóc lột, bóp nặn của bọn phong kiến họ Nguyễn, sự nhũng nhiễu ức hiếp của bọn quan lại lớn bé,
sự cướp đoạt ruộng đất và bóc lột tô tức nặng nề của bọn địa chủ đã đẩy dân chúng, đặc biệt là
những người nông dân nghèo khổ vào con đường khổ sở, điêu đứng.
Trong khi đó, xã hội xứ Đàng Trong ngày càng trở nên rối ren. Chiến tranh loạn lạc, cuộc
sống dân lành đói khổ, nạn thiên tai mất mùa diễn ra lien miên… Lê Quý Đôn cũng đã ghi lại
tình trạng này trong Phủ biên tạp lục: dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1766), “Thuận
Hoá luôn mấy năm mất mùa đói kém, lại phải đánh trận bắt lính không thôi, quân dân lìa lòng,
sùng sục mong làm loạn”[13]
Do không chịu nổi sự ác liệt của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn cùng với sự áp bức, bóc
lột thái quá của bọn quan lại địa chủ, cộng thêm nạn thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên
cho nên cuộc sống của người dân Đàng Ngoài và vùng Thuận Quảng ngày càng bị khổ sở, điêu
đứng. Tình hình đó đã buộc họ phải rời bỏ làng mạc, ruộng vườn và đi dần vào phương Nam để
tìm kiếm cho mình một cuộc sống dễ chịu hơn, khấm khá hơn.
Như vậy, có thể kết luận rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự di cư của cộng đồng người
Việt vào những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII chính là cuộc chiến tranh phong kiến
Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng chục năm trời cùng với sự bóc lột hết sức tàn bạo về nhân lực, vật
lực kể trên của các tập đoàn phong kiến thống trị. Tình trạng bần cùng hóa, phá sản hàng loạt của
nông dân nghèo buộc họ phải phiêu tán đi tìm đất mới để dung thân, cho dù đó là vùng đất xa
xôi, hoang vu, chưa được khai phá, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng cuộc sống của họ sẽ được khởi
đầu tốt đẹp hơn trên mảnh đất này.

11


12

Từ thực trạng nói trên của xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVII - XVIII, chúng ta thấy hiện
tượng làn sóng di cư ồ ạt vào vùng đất mới, vùng Đồng Nai - Gia Định là một điều hết sức dễ
hiểu. Vậy các thành phần dân cư có mặt sớm trên vùng đất Đồng Nai - Gia Định này bao gồm
những hạng người nào?
- Trước hết, thành phần chủ yếu nhất trong đoàn dân di cư mà ta phải kể đến đó chính là
những người nông dân nghèo khổ ở miền Trung và miền Bắc di cư vào. Trong bối cảnh lịch sử
của đất nước ta như đã trình bày trên đây thì rõ ràng nông dân chính là tầng lớp phải chịu nhiều
gánh nặng nhất. Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến; chính sách vơ vét, bóc lột, bóp
nặn của bọn phong kiến thông qua chế độ binh dịch, thuế khoá hà khắc, sự nhũng nhiễu ức hiếp
của các tầng lớp quan lại từ lớn cho đến bé, sự cướp đoạt ruộng đất và bóc lột tô tức nặng nề của
bọn địa chủ… tất cả đều trút lên đầu người nông dân chân yếu tay mềm bởi họ là lớp người nhỏ
bé, yếu đuối nhất và hầu như không có khả năng kháng cự.
Huỳnh Lứa - một nhà nghiên cứu chuyên về đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã khẳng định
rằng, tầng lớp nông dân nghèo “chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là lực lượng di cư chủ yếu
trong thời kỳ đầu (thế kỷ XVII)”[12]. Không chỉ ở thời kỳ đầu, mà cho đến nửa đầu thế kỷ XIX
thì “những người Việt di cư vào vùng Đồng Nai - Cửu Long kiếm sống chủ yếu là những người
nông dân nghèo khổ lâm vào bước đường cùng, buộc phải rời bỏ quê hương làng mạc” [12]. Sử
cũ gọi những người nông dân nghèo khổ phải thất sở đi phiêu tán này là những “lưu dân”.
- Thành phần thứ hai là những người bị tù tội phải đi lưu đày.
Cùng với lực lượng khẩn hoang chủ yếu vào vùng đất mới là những người nông dân nghèo
khổ phải đi xiêu tán thì lực lượng những người vốn là tù bị lưu đày cũng chiếm một tỷ lệ không
nhỏ trong số người di cư.
Tài liệu lịch sử còn lại không ghi cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu
Huỳnh Lứa thì lực ượng tù tội bị lưu đày này cũng chiếm một số lượng khá lớn, bởi theo ông thì
lệ bắt buộc tù nhân bị kết án lưu đày phải di cư vào Nam đã có từ thời Lê (Lê Thánh Tông) và các

chúa Nguyễn trong thời kỳ đầu xây dựng vương quốc riêng cũng noi theo cách thức này của nhà
Lê mà đưa tù nhân bị án lưu đày đến những vùng đất mới. Điều này thực tế cũng mang lại lợi ích
12


13

rất lớn cho triều đình phong kiến là vừa có thể đẩy xa những phần tử làm nguy hại đến vương
triều của họ, mà lại còn có thêm lực lượng để khai khẩn vùng đất mới mà họ chưa thể vươn bàn
tay khai phá đến được.
- Thành phần thứ ba là những người trốn tranh binh dịch.
Đặt trong hoàn cảnh của cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài gần hai thế kỷ, đặc biệt là
45 năm tranh đấu quyết liệt với 7 trận đánh lớn (1627 - 1672) như đã nhắc tới ở trên thì sự xuất
hiện của những phần tử trốn tránh binh dịch ở Nam Bộ là một điều không còn phải nghi ngờ gì
nữa.
Khi chiến tranh xảy ra thì có thể nói nông dân là người phải gánh chịu hiều hậu quả nhất,
tuy nhiên binh lính lại là người phải gánh chịu tai hoạ trực tiếp. Chính vì vậy, hiện tượng binh
lính đào ngũ hay bỏ trốn xảy ra là một điều hết sức tất yếu…. Giáo sư Huỳnh Lứa đã dẫn lại theo
nhật ký của Pierre Poivre ngày 14 tháng 1 năm 1750 lời nhận xét của ông về quân đội của chúa
Nguyễn lúc này: “Nhà vua hiện chỉ có binh lính bằng cách sử dụng bạo lực. Tất cả binh đội của
ông ta đều đào ngũ và trốn vào Đồng Nai vì họ không được trả lương và chết đói. Sự đào ngũ xảy
ra thường xuyên đến mức hành động đó không bị đàn áp bằng bất cứ một hình phạt nào. Khi nào
người ta có thể tóm được một kẻ đào ngũ thì người ta chỉ phạt y bằng một vài cú đánh bằng
gậy”[12]. Điều này cũng cho thấy rằng số binh lính trốn tránh binh dịch, sưu thuế này cũng
chiếm một tỉ lệ lớn trong thành phần di cư vào đồng bằng Sông Cửu Long.
- Thành phần thứ tư là những người chống đối lại triều đình với những mức khác nhau: hoặc
không bằng lòng với chế độ thi cử hoặc vì có tài mà không được trọng dụng, vì tố cáo tham quan
ô lại, cường hào ác bá mà bị truy bức, là những người cầm đầu hoặc tham dự các cuộc nổi dậy
lờn nhỏ dưới chế độ Lê - Trịnh lúc ấy…[12]. Nói chung thì đây được xem là hạng “trí thức” theo
nghĩa là những người có hiểu biết rộng, biết đọc, biết viết…. Những người này cũng có thể chính

là những người “thầy đồ” tiếp tục đóng vai trò là những người giảng dạy cho con em cư dân khẩn
hoang trên vùng đất mới.
- Thành phần thứ năm, cũng là một lực lượng đáng kể trong số dân di cư vào đồng bằng
sông Cửu Long ở buổi đầu chính là những tù binh, hàng binh và thường dân bị chúa Nguyễn bắt
13


14

trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Số cư dân này được chúa Nguyễn tổ chức cho định cư ở
những địa bàn nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế, phân bố lực lượng. Và như vậy, theo tác
phẩm Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX thì rất có thể chúa Nguyễn cũng đã
dùng lực lượng này vào công cuộc khai hoang. Tác phẩm này cho biết trong trận đánh nhau giữa
chúa Trịnh và chúa Nguyễn năm 1648, chúa Nguyễn đã bắt sống được Gia, Lý, Mỹ (đều không
rõ họ) và 3 vạn tàn quân [12]. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xử lý đám tù
binh này, và theo tác giả Đặng Thu thì rất có thể chúa Nguyễn đã dùng lực lượng này cho công
cuộc khẩn hoang, đưa vào lập nghiệp ở các tỉnh phía Nam chứ không phải chỉ là cho định cư ở
Thăng Hoa, Điện Bàn cho đến Phú Yên như một số lời kiến giải của những người khác.
Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn thì có thể nói lực lượng này tăng
lên rất đáng kể. Chằng hạn như trong cuộc chiến tranh từ 1655 đến 1660, quân Nguyễn đã vượt
qua ranh giới sông Gianh, chiếm được 7 huyện phía Nam sông Lam và quản lý trong nhiều năm.
Trong lần tấn công này, chắc hẳn chúa Nguyễn đã bắt được một số tù binh, hàng binh, khí giới,
voi, ngựa, thuyền chiến khá nhiều. Rất có thể chúa Nguyễn đem lực lượng này vào khai thác
vùng đất hoang ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong thành phần dân di cư vào khẩn hoang vùng đồng bằng Sông Cửu Long từ buổi đầu,
ngoài những thành phần trên có thể còn rất nhiều thành phần khác, là những tay “giang hồ tứ
chiếng”, hay binh lính miền biên cảnh…[12]. Nói chung, tất cả những thành phần bất mãn hay
không vừa lòng với chế độ phong kiến đương thời đều hướng đến vùng đất mới xa xôi ở phía
Nam này để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này quả đúng như lời của một nhà
văn đã nhận xét: “Đất nước ta càng về phương Nam càng là đất mới, đất lưu đày, đất của những

người không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy càng là đất của những
người nổi dậy! Miền Tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc. Đến
đây là sơn cùng thuỷ tận rồi. Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương, Vịnh Xiêm La mịt mù rồi.
Đến đây chỉ còn hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống mà chết,
hai là cố bám lại đấu tranh để sống. Con người đến đây là con người liều, con người ngang tàng,
nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tựa lông hồng, tiền tài coi khinh như rơm rác”[12]

14


15

Trên đây là những thành phần khẩn hoang có mặt sớm ở đồng bằng sông Cửu Long trong
buổi đầu khai phá. Về sau, khi chúa Nguyễn bắt đầu tổ chức lập chính quyền ở vùng đất mới này
thì còn xuất hiện thêm một lực lượng mới, đó chính là những người dân giàu có, hay như Lê Quý
Đôn gọi là “dân có vật lực” từ miền Trung, vì không vừa lòng với vùng đất eo hẹp, khô cằn nơi
đây nên đã di cư vào Nam để có điều kiện mở rộng công việc làm ăn và để phát tài hơn nữa.
Những người này được sự cho phép của chúa Nguyễn nên đã đứng ra chiêu mộ những người dân
nghèo ở các nơi cùng vào vùng đất mới này để khẩn hoang. Có thể nói đây cũng là một thành
phần chiếm số lượng khá đông trong thời kỳ khai phá. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn
cũng có ghi chép rất rõ về lực lượng này: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ,
Soài Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm, họ Nguyễn trước đánh nhau
với Cao Mên, mà lấy được, mới chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam các phủ Điện
Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới ở đây, phát chặt mở mang, hết thảy thành bằng phẳng,
đất nước mầu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa”[13]. Lực lượng dân có vật lực mà
Lê Quý Đôn nhắc tới ở đây chính là những người dân giàu có ở miền ngoài.
Với chính sách khuyến khích dân khẩn hoang một cách hết sức “khoan dung độ lượng” như
vậy, các phú hào ở vùng Thuận Quảng mà Lê Quý Đôn gọi là “dân có vật lực” đã chiêu mộ dân
nghèo vào vùng Gia Định khẩn hoang. Họ còn chiêu tập dân lưu tán tại chỗ và thu trẻ em các dân
tộc về nuôi, cho làm gia nô. Những điền chủ như vậy cũng chiếm một số lượng không ít trong

thời kỳ đầu khẩn hoang. Càng về sau, số lượng họ càng đông lên và cũng giàu có hơn nhiều, theo
như lời miêu tả của Lê Quý Đôn: “Người giàu có ở các địa phương hoặc 40, 50 nhà, hoặc 20, 30
nhà, mỗi nhà điền nô hoặc đến 50, 60 người, trâu bò hoặc đến 300, 400 con, cày bừa cấy gặt, rộn
ràng không rỗi, hàng năm đến tháng 11, tháng 12, thường giã thành gạo, bán lấy tiền để ăn tết
chạp”[13]
Bước sang thế kỷ XVIII ta thấy còn xuất hiện thêm một thành phần dân cư hết sức đông đảo
di cư vào vùng đất mới, đó chính là những tín đồ đạo Thiên Chúa. Họ di cư để tránh những sắc
chỉ cấm đạo của chúa Nguyễn và để giữ gìn tín ngưỡng của mình. Trong thời kỳ chưa lập phủ Gia
Định, giáo dân từ miền Trung vào Đồng Nai, Biên Hoà lập nghiệp và hành đạo. Khi chúa Nguyễn
kiểm soát Miền Đông thì họ đi xuống miền Tây. Có thể nói rằng công cuộc di cư và khẩn hoang
15


16

của những lưu dân người Việt “là một yếu tố tích cực góp phần phát triển kinh tế địa phương và
là một mặt của cuộc đấu tranh của nông dân Việt Nam chống áp bức bóc lột phong kiến”.
Phương tiện và cách thức di chuyển trên vùng đất mới
Nhìn lại lịch sử di dân, chuyển cư của dân tộc ta thì vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, thông
thường những di dân người Việt như ta đã kể trên đi vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định theo hai
cách thức chủ yếu: Thứ nhất là họ đi một cách tự động và lẻ tẻ, hoặc là một vài người khoẻ mạnh
đi trước rồi đón gia đình đến sau, hoặc đi cả gia đình, hoặc là một nhóm người hoặc mấy gia đình
kết lại thành nhóm. Nhìn chung lại cách thứ nhất là do người dân tự tổ chức đi. Còn cách thứ hai
là họ tham gia vào các đợt di dân, khẩn hoang do Nhà nước đứng ra tổ chức (chủ yếu là các chúa
Nguyễn). Tuy nhiên, hình thức di dân tự động vẫn chiếm số lượng lớn hơn, bởi vì khi chúa
Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai - Gia Định (kèm theo đó là đợt chiêu
mộ dân di cư vào Nam đầu tiên của chúa Nguyễn) thì ở đây đã có 40 vạn gia đình đang sinh
sống.
Vậy những di dân đầu tiên này đến vùng đất mới bằng những cách nào và họ di chuyển, đi
lại bằng phương tiện gì? Về điều này sử cũ không hề ghi chép rõ. Tuy nhiên, qua một số tài liệu

ghi chép tản mạn ta thấy rằng, việc giao thông đi lại giữa các phủ miền Trung và vùng đất mới
Đồng Nai - Gia Định chù yếu là bằng đường biển, cho nên một điều chắc chắn là phương tiện di
chuyển của di dân từ miền ngoài vào vùng Đồng Nai - Gia Định bằng thuyền buồm là chính.
Điều này ta có thể hình dung được qua những gì Lê Quý Đôn đã ghi lại trong Phủ biên tạp lục,
theo lời kể của một người ở thôn Chính Hoà, thuộc châu Nam Bố Chính tên là Trùm Châm:
“Trước y đi buôn bán ở phủ Gia Định hơn mười chuyến, thường đi vào tháng 9 tháng 10, về vào
tháng 4 tháng 5, thuận gió không quá 10 ngày đêm là đến…. Đến chỗ nào cũng là thuyền buồm
tụ họp, mặc cả thành giá thì người bán hàng tự sai người nhà khuân hàng xuống thuyền” .
96

Với phương tiện là những chiếc ghe, bầu hay những chiếc thuyền nhỏ, những người dân
khai hoang men theo bờ biển, thuận theo chiều gió và cứ thế họ đổ bộ lên một miền đất xa lạ,
rừng rậm hoang vắng đầy bí ẩn. Họ không hiểu “đất đây của ai, con dân đây của ai”, lại rất hãi
hùng vì “đến đây đất nước lạ lùng, con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”, nhưng khi ra đi
16


17

họ hết sức hăm hở bởi trên vùng đất mới này họ không hề bị hăm doạ, bị cưỡng chế bởi bất cứ
một thế lực nào. Đó chính là điều mà họ khao khát hơn cả, cũng chính là động lực giúp họ vượt
qua tất cả mọi khó khăn trước mắt.
Giao thông đường biển với phương tiện chủ yếu là những ghe, thuyền, bầu không chỉ là
cách thức người dân chuyển cư từ Đàng Ngoài vào mà còn là cách thức đi lại, di chuyển của
những người dân khai hoang trên vùng đất mới, bởi chúng ta biết rằng đồng bằng sông Cửu Long
là một vùng đất đầy sông nước.
Trên vùng đất mới này, sau khi vào Cửa Tiểu, Cửa Đại thì thường là bằng ghe, xuồng, người
ta đến Vàm Giồng rồi theo rạch Vĩnh Lợi tới Gò Công. Họ tới đâu thì cùng nhau khai phá đất
hoang đến đó.
Ngoài phương tiện đi lại bằng đường thuỷ thì cũng có người trèo đèo vượt núi đi theo

đường bộ, “di dân chừng chặng một, đến một địa phương ở một thời gian, thấy trụ được thì ở
luôn, thấy không trụ lại được lại đi tới nữa, cứ thế lần hồi rồi cũng vào tới nơi đây”[11]
Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng đã nói rằng ở Trấn Định Tường,
đường thuỷ và đường bộ, giao thông đều rất tiện lợi . Giao thông đường bộ ở vùng Đồng Nai 99

Gia Định càng thuận lợi hơn khi Nguyễn Ánh cho đắp con đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái
Thia (Cái Bè) vào năm 1790.
Tuy nhiên, số người đi theo đường bộ trên con đường chuyển cư như thế này là không
nhiều, vì đi theo đường bộ hết sức gian lao, nguy hiểm, đồi núi nhiều, rất khó có thể vượt qua.
Như vậy, có thể nói rằng người Việt đã đặt chân lên vùng đất Nam Bộ từ rất sớm (đầu thế kỷ
XVII). Nguyên nhân khiến người Việt di cư vào vùng đất mới này thì có thể là có rất nhiều, tuy
nhiên một nguyên nhân chủ đạo nhất mà ta có thể nhìn thấy đó chính là sự tàn khốc của cuộc
chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng chục năm trời. Thành phần cư dân có mặt sớm trên vùng
đất mới này cũng hết sức đa dạng, từ những người nông dân hết sức nghèo khổ cho đến những
người trốn tránh binh dịch, thuế khoá của triều đình, thậm chí có cả những người giàu có. Tuy
thành phần xuất thân khác nhau, nhưng họ đến vùng đất mới này với một mục đích chung là tìm
17


18

cách mưu sinh, cho nên họ đã sớm tụ họp lại với nhau trên những vùng đất thuận lợi nhất cho
việc làm ăn sinh sống. Và từ đó họ từng bước khai khẩn vùng đất mới này.
1.2. Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
* Biện pháp khai phá:
Trong các thế kỷ XVII - XVIII, công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ được tiến hành theo
hai phương thức chủ yếu: ở thời kỳ đầu (cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) là công cuộc khai
phá do nhân dân tự tiến hành và trong giai đoạn sau (nửa cuối thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII) là
công cuộc khai phá do Nhà nước tổ chức. Do đó, trong hai thời kỳ này, biện pháp khai phá cũng
có những nét khác nhau rõ rệt:

- Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, việc khai phá vùng đất Nam Bộ chủ
yếu là do lưu dân khẩn hoang tự tiến hành. Ở thời kỳ này, việc khẩn hoang của lưu dân thường
diễn ra một cách tự phát, tự động và hoàn toàn dựa vào sức mình là chính, hoàn toàn không hề có
sự can thiệp, giúp đỡ của chính quyền Nhà nước. Công cuộc khai hoang ở thời kỳ này thường
diễn ra dưới hình thức tập thể. Như đã đề cập đến ở phần trên, vì Nam Bộ là một vùng đất mới,
hoàn toàn xa lạ đối với những người dân khai hoang, ẩn chứa nhiều nguy hiểm không thể lường
trước được cho nên rất ít có trường hợp nào người dân dám “đơn thương độc mã” đến đây. Họ
thường đi theo đoàn, đó thường là những tập thể nhỏ gồm mấy gia đình có quan hệ họ hàng thân
thuộc với nhau, hoặc gồm một số người cùng quê hương xứ sở hay cùng một đoàn thể đạo giáo.
Trong giai đoạn này, lưu dân thường khẩn hoang theo hai hình thức chủ yếu, đó là “móc
lõm” và “quảng canh”.
Vùng đất mới mà những lưu dân khẩn hoang bước đầu đặt chân đến này hầu khắp đều là
rừng hoang cỏ rậm, kênh rệch chằng chịt, chính vì vậy họ thường chọn những khu đất cao ráo,
tương đối thuận lợi cho canh tác và có đủ lượng nước ngọt cung cấp cho người, gia súc, cây trồng
để khai phá trước. Những khu đất này lúc đầu thường nằm lọt giữa cả một vùng rộng lớn chưa
được khai phá. Về sau, những khu đất này sẽ được mở rộng dần và càng ngày thì khoảng cách
18


19

giữa chúng sẽ được thu hẹp dần để rồi đến một lúc nào đó chúng sẽ được nối liền với nhau thành
một cánh đồng liền khoảnh. Cách thức khai phá này người xưa gọi là “móc lõm”.
Trong thời kỳ này, việc lựa chọn những điểm khai phá như trên đều hoàn toàn tự do. Khi
đến một vùng đất nào đó, nếu thấy thuận lợi thì những người dân lưu tán này sẽ tự lựa chọn chỗ
ở, lựa chọn khu vực đất đai để khai phá với số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khả năng của
chính bản thân và gia đình họ. Sở dĩ việc lựa chọn khu vực khai phá lại dễ dàng như vậy là bởi vì
lúc bấy giờ vùng đất mới này còn ở trong tình trạng đất rộng người thưa, mà đất đai hầu hết đều
chưa được khai phá, cho nên ai có sức đến đâu thì khai khẩn đến đó, không hề bị ngăn trở hay
hạn chế gì.

Hình thức khẩn hoang chủ yếu thứ hai của lưu dân lúc này là “quảng canh”, bởi quy mô
khẩn hoang của lưu dân trong thời kỳ này chủ yếu là rất nhỏ bé (vì thành phần chủ yếu trong lớp
cư dân khẩn hoang là những người nông dân nghèo khổ). Những người này do bị thiếu thốn đủ
mọi thứ: lương thực, vốn, nông cụ, trâu bò… cho nên họ chỉ có thể khai phá những diện tích
không lớn lắm. Vì không có khả năng thâm canh và vì đất hoang còn nhiều nên họ chỉ còn cách
tận lực khai phá để có thể tạo cho mình được một diện tích canh tác tương đối. Chính vì vậy hình
thức canh tác chủ yếu mà họ áp dụng lúc này là “quảng canh”.
Thực tiễn khai phá giúp người lưu dân nhận thức được rằng trong điều kiện đất đai ở Nam
Bộ thì hình thức quảng canh là cần thiết. Đất đai nơi đây không bằng phẳng, nơi trũng nơi cao,
cho nên với công sức và vốn liếng có hạn của mình, người lưu dân đã nhận ra rằng họ càng mở
rộng diện tích canh tác càng tốt, canh tác trên năm đến bảy mẫu ruộng, hoặc có thể nhiều hơn,
nhưng làm sơ sài, thì vẫn chắc ăn hơn là chỉ làm kỹ đôi ba mẫu.
Đó là cách thức khẩn hoang do lưu dân tự tiến hành trong buổi đầu thời kỳ khai phá.
- Trong giai đoạn sau (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII), bên cạnh hình thức tự động
khai phá của lưu dân thì công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng Nam Bộ còn gắn với những chính
sách, biện pháp khai hoang của các chúa Nguyễn.

19


20

Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Nam Kỳ thì cũng là lúc đánh dấu việc
tổ chức chính quyền của các chúa nguyễn trên vùng đất mới này. Nắm trong tay vùng đất mới do
lưu dân đi trước khẩn hoang, các chúa Nguyễn tiếp tục đề ra những chính sách thúc đẩy việc
khẩn hoang. Những chính sách khẩn hoang của các chúa Nguyễn đều nhằm hướng tới những mục
đích chính sau: trước hết là mở mang đất đai để khẳng định chủ quyền trên vùng đất phía Nam;
thứ hai là từ việc khẩn hoang sẽ tiến tới mở rộng diện tích canh tác và tạo nên thế mạnh về kinh
tế cho chính quyền của mình; thứ ba, và cũng là mục đích quan trọng nhất, đó là nhằm củng cố
sức mạnh quốc phòng, đảm bảo việc giữ gìn an ninh và khẳng định chủ quyền trên vùng đất mới.

Để thực hiện được những mục đích đã đề ra trên đây, các chúa Nguyễn đã sử dụng rất nhiều
biện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang:
- Biện pháp thứ nhất là tiếp tục lợi dụng sức lao động và khả năng khai phá đất đai của các
tầng lớp nhân dân nghèo.
Thực tế lịch sử cho thấy rằng trước khi chính quyền các chúa Nguyễn tổ chức việc khẩn
hoang thì các cuộc khai hoang do lưu dân xiêu tán tự tiến hành đã diễn ra rất mạnh mẽ và đạt
được những thành tựu hết sức đáng kể.
Nhận thấy được khả năng to lớn của những người nông dân nghèo này trong công cuộc
khẩn hoang cho nên sau khi đã nắm quyền kiểm soát vùng đất mới, các chúa Nguyễn vẫn tiếp tục
duy trì và khuyến khích hình thức tự khẩn hoang của lưu dân tự do. Điều này thể hiện rất rõ trong
chính sách của các chúa Nguyễn: hết sức dễ dãi trong việc để cho nhân dân tự do khai phá và
phân chiếm ruộng đất hoang, cho phép người dân khai phá đến đâu thì được sở hữu đến đó. Có
thể nói chính sách khuyến khích khẩn hoang này của các chúa Nguyễn đã mang lại hiệu quả thực
sự to lớn. Những người lưu dân vốn là những nông dân chân lấm tay bùn, từ buổi đầu đã hết sức
hăm hở trong công cuộc khẩn hoang, nay lại bắt gặp chính sách dễ dãi của các chúa Nguyễn như
vậy cho nên lực lượng lưu dân đi vào vùng đất mới ngày càng đông và công cuộc khai thác càng
mang lại hiệu quả cao hơn. Có thể nói rằng đây chính là lý do tại sao vùng đất Nam Bộ trước
năm 1836 (khi vua Minh Mạng ra lệnh đo đạc lại ruộng đất Nam Bộ) hoàn toàn không có ruộng
đất công.
20


21

Bên cạnh việc dành cho người dân khai hoang nhiều thủ tục dễ dãi, các chúa Nguyễn còn
khuyến khích việc khai phá đất hoang của nhân dân bằng cách cho phép người dân thành lập làng
mới một cách dễ dàng, thường là chỉ cần 10 người trở lên thì lập được một làng chứ không phụ
thuộc vào diện tích đất đai khai phá được là bao nhiêu, chỉ cần sau đó mỗi làng đóng thuế đầy đủ
cho Nhà nước (có thể bằng tiền, thóc, hay là thuế “biệt nạp” dành cho những làng không làm
nông nghiệp).

Những chính sách trên đây của triều Nguyễn đã góp phần khuyến khích lực lượng nông dân
nghèo vào khai phá vùng đất mới này ngày càng đông đảo hơn.
- Biện pháp thứ hai là các chúa Nguyễn sử dụng binh lính khai phá đất đai ở khu vực cư trú
và mộ dân lập đồn điền khẩn hoang.
Từ cuối thế kỷ XVII, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII, do nhu cầu chiến tranh hoặc giữ gìn an
ninh lãnh thổ, các chúa Nguyễn thường điều động binh lính từ các vùng Phú Yên, Khánh Hoà,
Bình Thuận vào vùng Nam Bộ. Việc đảm bảo lương thực cho một số lượng binh lính hết sức
đông đảo như vậy chắc chắn là gặp rất nhiều khó khăn, do đó chính quyền thường điều động binh
lính đi khai phá đất hoang ở khu vực trú quân dài ngày để lấy đất canh tác sản xuất lương thực
nhằm phần nào giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ.
Trong thế kỷ XVIII, hầu như nơi nào có quân lính đóng lâu ngày là ở đó có tổ chức khẩn
hoang. Sử nhà Nguyễn cũng đã ghi chép lại một vài trường hợp như: Năm 1698, khi kéo quân
vào Đồng Nai - Gia Định dẹp cuộc nổi loạn của Hoàng Tiến và sự quấy phá của phong kiến Chân
Lạp, gặp mùa nước ngược, “các tướng đã chia binh vỡ đất cày cấy” ở khu vực Mỗi Xuy và Sầm
Giang.
Đất đai do binh lính khai phá và canh tác mang hình thức là những quân đồn điền. Trên
những mảnh đất này, binh lính cùng nhau cày cấy, trồng trọt, sản phẩm làm ra được nộp vào kho
chung.
Những binh lính làm trong các đồn điền đều là tình nguyện, cấp bậc và phẩm trật vẫn theo
như trong lệ quân dịch quy định. Mỗi binh lính làm đồn điền được cấp cho riêng một phần ruộng
21


22

để cày cấy. Mỗi quân điền gồm có 50 người và do một quản cơ hay phó quản cơ trông coi. Tuy
nhiên vẫn có sự liên hệ trực tiếp với các cơ quan hành chính. Sự thăng trật cho các binh lính tại
đồn điền dựa theo thời gian làm việc mà thăng thưởng.
Bên cạnh đó các chúa Nguyễn còn ban hành chính sách mộ dân lập đồn điền. Đồn điền đầu
tiên do Nguyễn Ánh lập ra vào năm 1790, sau khi chiếm lại Gia Định từ tay nghĩa quân Tây Sơn.

Sau khi chiếm Gia Định, Nguyễn Ánh liền ra lệnh lập đồn điền để giải quyết nhu cầu lương thực
trước mắt cho quân lính đồng thời để chuẩn bị lương thảo phản công lại quân Tây Sơn. Với sắc
lệnh này của Nguyễn Ánh, tất cả các cơ quan chính quyền, không kể là hành chính hay quân sự
đều phải mộ dân khai hoang lập đồn điền. Vào tháng 10 năm 1790, Nguyễn Ánh còn cho đặt
thêm Sở Đồn điền để chuyên trách việc khuyến khích quân sĩ tại ngũ tích cực khai hoang những
vùng đất đã bị bỏ hoang lâu ngày vì chiến tranh.
Có thể nói, biện pháp sử dụng binh lính và mộ dân khai hoang lập đồn điền của các chúa
Nguyễn đã góp phần thúc đẩy quá trình khai phá đất đai ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII.
- Biện pháp thứ ba mà các chúa Nguyễn sử dụng là lợi dụng những bộ phận dân có vật lực
ở miền Trung để đưa vào khai phá. Từ cuối thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã chiêu tập những
người giàu có mà Lê Quý Đôn gọi là dân có vật lực vào khai phá vùng đất mới này. Do những
chính sách hết sức dễ dãi của các chúa Nguyễn trong buổi đầu: cho phép tự do chiếm đất, lập
làng… cho nên lực lượng dân có vật lực này có mặt ở vùng đất Gia Định ngày càng đông. Biện
pháp này cũng mang lại hiệu quả khá lớn. Bởi trong điều kiện chiến tranh loạn lạc ở Đàng Ngoài,
những người này không thể mở rộng công việc làm ăn của họ được, cho nên khi được biết đến
một vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác như Nam Bộ, lại được các chúa Nguyễn
đứng ra khuyến khích, giúp đỡ như vậy, lực lượng này tiến vào vùng đất mới ngày càng đông. Và
việc khai khẩn đất hoang của những lớp người này lại rất hiệu quả, vì họ vốn là những người giàu
có cho nên đã đứng ra chiêu mộ, tập hợp thêm rất nhiều dân nghèo cùng đi. Khi đến vùng đất
mới, họ cũng chính là những người đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức khai hoang, vì họ có
nhiều tiền của, phương tiện cho nên đã thuê mướn nhiều nhân công, điền nô, khai phá nhiều đất
hoang, lập nên những điền sản rộng lớn.
22


23

* Kết quả khai phá: Sau hai thế kỷ khai phá, với đức tính cần cù, nhẫn nại của người Việt,
cùng với sự giúp sức của người Hoa và lớp cư dân tại chỗ đã từng bước khai phá được một vùng
đất rộng lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kéo dài từ Mỗi Xuy, Bà Rịa cho đến hữu ngạn

sông Hậu Giang. Thành quả khai phá đó thể hiện trên những mặt cụ thể như sau:
- Diện tích canh tác ngày càng được mở rộng:
Bằng những thành quả khai hoang vỡ đất, cho đến những năm cuối thế kỷ XVIII, những
người đi khai phá đã tạo ra được những diện tích cánh tác đáng kể, đặt nền tảng vững chắc cho
việc mở rộng công cuộc khai phá sau này. Theo con số thống kê của Lê Quý Đôn trong Phủ biên
tạp lục thì vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình có ruộng thực trưng hơn 1454
mẫu, huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn 787 mẫu, đấy là chưa kể các khoản ruộng núi,
đất dâu, đất mía, đất vườn trầu, ruộng các họ, ruộng quan đồn điền. Huyện Phước Long còn có
Trường Giang Thảo có ruộng đất ngoài 6000 sở. Ở khu vực tả ngạn sông Tiền, hai thuộc Quy An
và Quy Hoá, ruộng đất mỗi nơi đều ngoài 5000 sở. thuộc Tam Lạch (vùng Bà Giồng) có ruộng
đất cũng ngoài 5000 sở, thuộc Ba Trại (gồm Bả Canh, Ba Lai, Rạch Kiến) có ruộng đất ngoài
4000 sở, châu Định Viễn có ruộng đất 7000 sở.[13]
- Cùng với việc mở rộng diện tích khai phá, hoạt động kinh tế trên vùng đất này đã được mở
rộng một cách đáng kể, và cũng đã đạt được những thành quả nhất định:
Qua hai thế kỷ lao động cần cù, nhẫn nại của lưu dân người Việt cùng với các thành phần cư
dân khác, đồng bằng sông Cửu Long từ chỗ là một vùng đất hoang dã, đầy rừng rậm, lau sậy…
đã được mở mang khá nhiều, và ngay từ rất sớm đã trở thành một vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo
đã dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ. Lúa gạo sản xuất được không chỉ đáp ứng được
nhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ mà còn là nguồn cung cấp thóc gạo chủ yếu cho cả xứ
Đàng Trong, đặc biệt là vùng Thuận Hoá.
Trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển, sản xuất lúa gạo có sự dư thừa so
với nhu cầu tiêu dùng như vậy, trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân công lao động, dẫn tới sự
ra đời của nhiều ngành thủ công như mộc, chạm bạc, tiện, nhuộm, vẽ, dệt…. Bước đầu thủ công
nghiệp đã có sự tách ra khỏi nông nghiệp. Ở mỗi vùng đã xuất hiện các nghề thủ công truyền
23


24

thống, mặc dù chưa đạt tới trình độ chuyên môn hoá cao. Từ thành quả của kinh tế nông nghiệp

và thủ công nghiệp đã khá phát triển, việc trao đổi hàng hoá ở vùng Đồng Nai - Gia Định đã sớm
được mở rộng. Ngành lưu thông buôn bán quan trọng nhất lúa bấy giờ là buôn gạo từ Gia Định ra
Thuận Quảng và mua hàng hoá từ Thuận Quảng vào Gia Định.
Do sản xuất hàng hoá phát triển và việc buôn bán sớm trở thành một hoạt động kinh tế quan
trọng cho nên trong thế kỷ XVIII, vùng này đã xuất hiện nhiều thị tứ, nhiều điểm buôn bán sầm
uất, trong đó có một số điểm đã trở thành những trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế nổi
tiếng như Nông Nại Đại Phố ở Biên Hoà, thương Cảng Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay), thương
cảng Hà Tiên, thương cảng Bãi Xàu, phố chợ Mỹ Tho….
Ngoài các thương cảng và thị tứ nói trên, một mạng lưới các chợ đã sớm hình thành, từ
những nơi thị tứ cho đến các vùng nông thôn, nhất là ở những giao điểm các trục lộ đường thuỷ,
đường bộ, ở các bến đò, ở các lỵ sở hành chính… nói chung là ở những chỗ giao thông thuận tiện
và đông người qua lại, trong đó có nhiều chợ hình thành từ rất sớm và khá trù mật như: chợ Đồng
Nai, chợ Bến Cá, chợ Đồng Sử, chợ Lò, chợ Thủ Đức, chợ Bà Rịa... thuộc trấn Biên Hoà; chợ
Phố Thành, chợ Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Sài Gòn, chợ Bến Nghé… thuộc trấn Phiên An; chợ
Mỹ Tho, chợ Sông Tranh, chợ Cái Bè… thuộc Trấn Định Tường.
- Sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp trong các thế kỷ XVII, XVIII
cũng đã làm thay đổi phần lớn bộ mặt xã hội của đồng bằng Nam Bộ. Trong những biến đổi về
mặt xã hội, còn có một hiện tượng nổi bật là sự phát triển công cuộc khẩn hoang đồng thời cũng
là quá trình diễn ra sự phân hoá về mặt xã hội ngày càng sâu sắc. Như đã đề cập ở trên, trong số
những người vào khẩn hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long có một lực lượng là những người
dân có vật lực. Những người này với tiềm lực kinh tế, tài chính khá hùng hậu của mình đã thuê
mướn nhân công, tổ chức khai hoang quy mô lớn, từ đó trở thành những địa chủ chiếm hữu nhiều
ruộng đất. Trong khi đó những người nông dân di cư nghèo khổ thiếu tiền bạc, thậm chí hoàn
toàn không có tiền bạc, vốn liếng đành phải đi làm thuê cho những địa chủ này. Từ đó, tình trạng
kiêm tính ruộng đất ngày càng trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và ngày càng trầm trọng.

24


25


Điều này cho thấy rằng ngay trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, sự mở rộng công cuộc
khẩn hoang và gia tăng sản xuất nông nghiệp trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đồng
thời cũng bộc lộ những xã hội khá gay gắt. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là những
thành tựu đạt được về mặt khẩn hoang và khai thác nông nghiệp trong giai đoạn này đã đặt nền
móng vững chắc cho công cuộc khai phá trong những thế kỷ tiếp theo.
1.3. Quá trình hình thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ thống hành chính ở Nam Bộ
* Hình thành tự phát buổi đầu. Quy luật lập làng trong buổi đầu khai phá.
Khi những người dân di cư đặt chân lên vùng đất mới thì cùng với việc tự do phân chiếm
ruộng đất, họ còn được hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn nơi cư trú, dựng nhà ở và lập làng ở
những nơi mà họ cho là có điều kiện thuận lợi. Với truyền thống đoàn kết, tương trợ, yêu thương
nhau đã có từ lâu đời, trên những mảnh đất thuận lợi cho việc khai thác, họ tự động sống quần tụ
với nhau, tự động lập nên những thôn ấp, làng xã…. Đây cũng chính là những tổ chức cơ sở quen
thuộc của người dân Việt Nam. Mặt khác, trên mảnh đất mới còn rất hoang vu, đầy thú dữ, khí
hậu độc địa ấy, họ không thể sống đơn độc một mình, cho nên họ thường tự động gắn bó, quần tụ
với nhau thành thôn ấp để có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn,
bảo vệ nhau chống lại thú dữ, trộm cắp, cường hào ác bá.
Thông thường vào buổi ban đầu, số người quần tụ lại với nhau không nhiều lắm, thường chỉ
là 5, 10 nóc nhà kết lại với nhau thành xóm. Về sau, khi số người trong xóm tăng lên do sinh đẻ
hoặc do có thêm người di cư mới tới thì xóm được mở rộng ra thành ấp, rồi sau đó thành thôn,
xã…. Các xã được lập sớm hay muộn là tuỳ theo tầm quan trọng của các thôn, ấp ấy. Lúc ban
đầu, thôn, xóm của những lưu dân này thường được hình thành dọc theo ven sông, rạch - là
những nơi cao ráo, phần lớn là ở trên các giồng, bởi những nơi này dễ sinh sống, và quan trọng
nhất là có thể đảm bảo được lượng nước ngọt dùng cho người, gia súc và cây trồng. Bởi vậy, thôn
xóm thời kỳ đầu thường được kéo dài dọc theo những bờ sông hoặc là hai bên đường. Dân số ở
các thôn, xóm buổi đầu này tăng giảm rất thất thường, tuỳ theo điều kiện cho việc sản xuất và
sinh sống có thuận lợi hay không. Nếu nơi đó có điều kiện làm ăn sinh sống thuận lợi thì họ trụ
lại, còn nếu không thuận lợi thì họ chuyển đi nơi khác, có khi cả một xóm, một thôn chuyển đi
25



×