Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.05 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THỊ TÚ ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN
KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN –
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THỊ TÚ ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN
KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN –
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm
toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả
những phần kế thừa, tham khảo cũng nhƣ tham chiếu đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và
ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tên tác giả

Đoàn Thị Tú Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................3

3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Những đóng góp mới của đề tài...........................................................................3
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ....................................5
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................5
1.1.1.

Nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của AEG ....................................5

1.1.2.

Nghiên cứu thực nghiệm về các thành phần căn bản tạo thành AEG. ....7

1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................................12
1.3. Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên
cứu..........................................................................................................................15
1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu .........................................................15
1.3.2. Khe hổng nghiên cứu ...............................................................................16
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................18


2.1. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ....................................................................18
2.1.1. Khái niệm AEG ........................................................................................18
2.1.2. Các thành phần của AEG..........................................................................19
2.2. Tính độc lập của KTV ....................................................................................20
2.3. Trách nhiệm của KTV ....................................................................................23
2.3.1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của KTV và
doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam .............................................................................................................23
2.3.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 - Trách nhiệm của KTV liên quan
đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC ...................................................25
2.3.3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật
và các quy định trong kiểm toán BCTC .............................................................27
2.3.4. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 265 - Trao đổi về những khiếm
khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị đƣợc
kiểm toán ............................................................................................................28
2.4. Lý thuyết nền tảng ..........................................................................................29
2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) .........................................................29
2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) ..................30
2.4.3. Lý thuyết niềm tin tín thác (Theory of Inspired Confidence) ..................31
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................33
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................34
3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................35
3.2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................35
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................35
3.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................35
3.3.1. Xây dựng thang đo ...................................................................................35
3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi .............................................................................38
3.3.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


AEG

Audit Expectation Gap

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

BCTC

Financial Statement

Báo cáo tài chính
Giá trị trung bình

GTTB
IND
ISA

Tính độc lập

Independence
International Standard on
Auditing

Kiểm toán viên

KTV
RES
SPSS


VACPA

VAS

VSA

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Trách nhiệm

Responsibility

Statistical Package for the Chƣơng trình thống kê cho các
ngành khoa học

Social Sciences
Vietnam

Association

of Hội kiểm toán viên hành nghề Việt

Certified Public Accountants Nam
Vietnamese

Accounting

Standards
Vietnamese Standards on
Auditing


Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


3.3.4. Phân tích dữ liệu .......................................................................................41
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................44
4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .........................................................................44
4.2. Kiểm định Independent Sample T-test ...........................................................45
4.2.1. Kết quả kiểm định liên quan đến tính độc lập của KTV ..........................45
4.2.2. Kết quả kiểm định liên quan đến trách nhiệm của KTV ..........................49
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................54
Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................57
5.1. Kết luận ...........................................................................................................57
5.2. Một số kiến nghị .............................................................................................57
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý và Hội kiểm toán viên hành nghề ...............57
5.2.2. Đối với các doanh nghiệp kiểm toán và KTV ..........................................58
5.2.3. Đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC .............................59
5.2.4. Đối với ngƣời sử dụng BCTC ..................................................................60
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................60
5.3.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................60
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................61
Kết luận chƣơng 5 ..................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Danh mục tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng tóm tắt các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
Phụ lục 2 Bảng tóm tắt các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Phụ lục 3 Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 4 Kết quả phân tích định lƣợng
Phụ lục 5 Danh sách các chuyên gia đƣợc phỏng vấn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thang đo tính độc lập của KTV………………………...………………36
Bảng 3.2. Thang đo tính trách nhiệm của KTV………...………………………….37
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu……………………………..…………44
Bảng 4.2. Thống kê theo nhóm đối tƣợng liên quan đến tính độc lập của KTV….45
Bảng 4.3. Kiểm định Independent Samples T-test liên quan đến tính độc lập của
KTV………………………………………………………………………………..46
Bảng 4.4. Thống kê theo nhóm đối tƣợng liên quan đến trách nhiệm của KTV…..49
Bảng 4.5. Kiểm định Independent Samples T-test liên quan đến trách nhiệm của
KTV……………………………………………………………………………….50


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Porter, 1993)………….....19
Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn…………………………………………34
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu………………………………………………….….35


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, các hoạt động kinh tế ngày càng trở

nên đa dạng với nhiều mối liên kết phức tạp, báo cáo tài chính là một nguồn thông
tin quan trọng để ngƣời sử dụng ra quyết định kinh tế, vì vậy, hoạt động kiểm toán
càng trở nên quan trọng và trở thành nhu cầu tất yếu đối với xã hội. Kiểm toán tham
gia vào quá trình “thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm
tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các
chuẩn mực đã được thiết lập”1. Nói cách khác, kiểm toán là hoạt động nhằm nâng
cao tính đáng tin cậy của các thông tin, do đó, vừa là cầu nối từ nhà đầu tƣ với
doanh nghiệp, vừa giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên minh bạch hơn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghề nghiệp kiểm toán bị sự chỉ trích
rất lớn vì đã không hoàn thành trách nhiệm do sự thất bại trong các cuộc kiểm toán
dẫn đến sự sụp đổ của nhiều công ty và ngân hàng. Số lƣợng những vụ kiện tụng về
kết quả kiểm toán đối với KTV độc lập trên thế giới ngày một gia tăng đã làm cho
xã hội đặt ra câu hỏi về khả năng đáp ứng của nghề nghiệp kiểm toán đối với các
yêu cầu của xã hội. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét về “khoảng
cách kỳ vọng của xã hội và khả năng đáp ứng của ngành nghề” và xem đây nhƣ là
một thách thức đối với sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy hai lý do làm gia tăng “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” (AEG) là: (1)
KTV và công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ chƣa thực sự hoàn hảo; (2) Những
ngƣời sử dụng BCTC chƣa hiểu đầy đủ về trách nhiệm kiểm toán, khá nhiều quan
điểm cho rằng: trách nhiệm của KTV là bảo đảm BCTC đƣợc kiểm toán là chính
xác tuyệt đối và không có bất cứ sai sót nào tồn tại, KTV cần phải kiểm tra 100%
các nghiệp vụ kinh tế và phát hiện tất cả các sai sót và gian lận, qua đó cảnh báo tất
cả các rủi ro có thể xảy ra đến doanh nghiệp, và BCTC phải trình bày tất cả các
thông tin có liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1

Auditing: An integrated approach, A. A. Arens & J. K. Locbbecke, Prentice Hall, 2012



2

Chính từ điều này, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và
các nhân tố ảnh hƣởng đến AEG. Có 2 dòng nghiên cứu chính, đó là: (1) Nghiên
cứu nhằm làm rõ bản chất của AEG qua việc tìm hiểu, giải thích và xây dựng khái
niệm AEG điển hình nhƣ nghiên cứu của Liggio (1974), AICPA (1993); Guy &
Sullivan (1988); Porter (1993, 2004, 2012), Monroe và Woodliff (1993); (2) Nghiên
cứu thực nghiệm tiến hành khảo sát sự tồn tại và thành phần của AEG nhƣ nghiên
cứu của Lee (1970); Low và các cộng sự (1988); Humphrey & cộng sự (1993),...
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh về sự tồn tại AEG liên quan đến
trách nhiệm của KTV nhƣ Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) nghiên cứu mức độ
ảnh hƣởng của nghề nghiệp đến các trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên các thành
phần AEG; Ngô Thị Thúy Quỳnh (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới
AEG liên quan đến trách nhiệm của KTV; Nguyễn Quốc Kịp (2015) chứng minh sự
tồn tại của AEG đối với trách nhiệm KTV;... Tuy nhiên, đến nay chƣa có các nghiên
cứu đề cập riêng đến 2 thành phần đó là tính độc lập và trách nhiệm của KTV. Vì
vậy, tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm
của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm
tại Việt Nam” với mong muốn thông qua nghiên cứu này có thể đƣa ra một bằng
chứng thực nghiệm về AEG tại Việt Nam. Từ đó, giúp công chúng có cái nhìn đúng
đắn hơn đối về nghề nghiệp kiểm toán; giúp các tổ chức lập quy, hội nghề nghiệp có
thể xác định đƣợc cụ thể những quy định nào cần bổ sung, sửa đổi nhằm tăng cƣờng
hơn nữa chất lƣợng cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV cũng hiểu đƣợc chất lƣợng
công việc của mình dƣới góc nhìn xã hội.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của tính độc
lập và trách nhiệm của KTV ảnh hƣởng đến AEG tại Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Câu hỏi 1: Liệu tính độc lập của KTV có ảnh hƣởng đến AEG tại Việt Nam?


3

Câu hỏi 2: Liệu trách nhiệm của KTV có ảnh hƣởng đến AEG tại Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là về hai nhân tố ảnh hƣởng đến AEG tại
Việt Nam: tính độc lập và trách nhiệm của KTV. Qua đối tƣợng nghiên cứu này,
luận văn xác định đƣợc sự tồn tại của các nhân tố ảnh hƣởng đến AEG trong kiểm
toán BCTC ở Việt Nam.
Với đề tài này, đối tƣợng khảo sát chính gồm 2 nhóm chính:
 Nhóm các kiểm toán viên, chuyên viên kiểm toán và các trợ lý kiểm toán
làm việc tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam.
 Nhóm ngƣời sử dụng BCTC gồm các nhà đầu tƣ, nhà quản lý tài chính,
nhà phân tích BCTC, nhân viên tín dụng, nhân viên làm việc tại các công ty chứng
khoán,...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh và chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán độc lập, không nghiên cứu
về kiểm toán nhà nƣớc hay kiểm toán nội bộ. Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ
tháng 11/2016 đến tháng 04/2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó, dựa trên
kết quả của các nghiên cứu có liên quan trƣớc đó để xác định các nhân tố cấu thành
nên AEG, thiết kế bảng khảo sát. Sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi
đƣợc gửi trực tiếp, qua email và công cụ khảo sát trực tuyến là Google Docs đến
các đối tƣợng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
20.0 sau khi đƣợc sàng lọc và làm sạch thì dữ liệu đƣợc sử dụng để thực hiện phân

tích thống kê mô tả và kiểm định T-test trung bình tổng thể mẫu cho từng đối tƣợng
khảo sát.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày các


4

nghiên cứu trƣớc tại Việt Nam và trên thế giới về các nhân tố cấu thành ảnh hƣởng
đến AEG đó là tính độc lập và trách nhiệm của KTV. Qua kết quả nghiên cứu, tác
giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại của từng thành phần
AEG. Từ đó tác giả đƣa ra những kiến nghị đề xuất phù hợp nhằm giảm thiểu AEG.
Với mục tiêu nghiên cứu vấn đề trên, đề tài kỳ vọng mang lại những ý ngh a
khoa học và thực tiễn sau:
Về ý nghĩa khoa học
 Bổ sung cho các kết quả nghiên cứu hiện có, cung cấp thêm bằng chứng
thực nghiệm về sự tồn tại của AEG liên quan đến tính độc lập và trách
nhiệm của KTV;
 Là cơ sở cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này tại Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn
tổng quát về AEG, từ đó tăng cƣờng nghiên cứu sửa đổi và ban hành các
chuẩn mực nghề nghiệp, phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp.
 Đối với KTV: hiểu rõ đƣợc những gì xã hội kỳ vọng vào nghề nghiệp của
mình, từ đó chủ động nâng cao năng lực, kỹ năng và ý thức trách nhiệm
của mình trong hoạt động nghề nghiệp.
 Đối với ngƣời sử dụng BCTC: đề tài cung cấp một cái nhìn toàn diện về
AEG, từ đó ngƣời sử dụng có cái nhìn đúng đắn về kết quả của cuộc kiểm
toán.
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở bài, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu chia làm 5
chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng đã bắt đầu thực hiện từ những năm
70 của thế kỷ trƣớc, các dòng nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm:
1.1.1. Nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của AEG
Các nghiên cứu này bắt đầu tại Anh, Úc, Hoa kỳ, sau đó lan rộng ra các quốc
gia khác nhƣ Pháp, Singapore, ….
Nghiên cứu của Lee (1970) tại Anh về AEG thông qua gửi bảng câu hỏi đến
các KTV, đơn vị đƣợc kiểm toán và bên thứ ba. Kết quả nghiên cứu là trên 80% số
ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng mục tiêu của kiểm toán là (1) phát hiện các gian lận
và sai sót, (2) đảm bảo các công ty đã tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật, (3)
xác minh tính chính xác của sổ sách, hồ sơ và chứng từ kế toán, (4) đƣa ra ý kiến
kiểm toán về sự trung thực, hợp lý của BCTC của đơn vị đƣợc kiểm toán. Lee kết
luận rằng sự hiểu biết của KTV về mục tiêu kiểm toán có sự khác biệt so với đơn vị
đƣợc kiểm toán và bên thứ ba. Ông thừa nhận rằng có sự tồn tại về AEG giữa các
bên và nếu các bên không cùng chung nhận thức về mục tiêu kiểm toán thì các lợi
ích từ cuộc kiểm toán sẽ không đƣợc đánh giá cao và đáng tin cậy.
Cũng trong thời gian này, Beck (1973) đã tiến hành một cuộc khảo sát ở Úc
tƣơng tự nhƣ Lee ở Anh. Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi tới 2 nhóm đối tƣợng là

KTV và những ngƣời sử dụng BCTC (thuộc ngành khai khoáng và thƣơng mại),
gồm 17 câu hỏi liên quan đến trách nhiệm kiểm toán và mục tiêu kiểm toán, 15 câu
hỏi liên quan đến Luật kiểm toán và kế toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỳ
vọng của ngƣời sử dụng dịch vụ kiểm toán lớn hơn nhiều so với những gì KTV tin
rằng mình có thể và có khả năng thực hiện đƣợc liên quan đến các khía cạnh: (1)
KTV đảm bảo rằng không còn gian lận trong công ty (93%); (2) tình hình tài chính
công ty lành mạnh (81%); (3) việc quản lý của công ty là hữu hiệu (71%). Dựa trên
phát hiện của mình, ông cũng đã kết luận rằng ngƣời sử dụng BCTC tại Úc yêu cầu
không hợp lý về kết quả kiểm toán, đây chính là nguyên nhân tồn tại AEG tại Úc.


6

Nghiên cứu của Low và các cộng sự (1988) đã điều tra khoảng cách kỳ vọng
giữa KTV và các nhà phân tích tài chính về mục tiêu kiểm toán tại Singapore.
Những đối tƣợng khảo sát đƣợc cung cấp danh sách 13 mục tiêu của cuộc kiểm
toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là đƣa ra ý
kiến của KTV về BCTC. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc kiểm toán cần
đƣợc xem nhƣ là sự bảo đảm về tính chính xác của BCTC của một đơn vị. Nói cách
khác, mong đợi của các nhà phân tích tài chính về trách nhiệm của KTV trong việc
ngăn chặn và phát hiện sai phạm trọng yếu từ phía KTV cao hơn những gì mà KTV
có thể thực hiện.
Humphrey và cộng sự (1993) thực hiện cuộc điều tra để thu thập bằng chứng
về ý kiến và nhận thức về kiểm toán từ nhiều nhóm ngƣời khác nhau. Bảng câu hỏi
gồm 35 câu hỏi liên quan đến mục tiêu kiểm toán, vai trò của KTV và 19 câu hỏi
liên quan đến kết quả kiểm toán. Kết quả chỉ ra có sự khác biệt đáng kể liên quan
đến nhận thức về vai trò của KTV, mục tiêu kiểm toán, và đánh giá kết quả kiểm
toán trên các khía cạnh phản ứng với rủi ro, thiết lập các thủ tục kiểm toán phù hợp
và tƣ cách nghề nghiệp của KTV (không tƣ lợi, khách quan). Nói chung, về kỳ vọng
đối với vai trò của KTV thì trong mọi trƣờng hợp, KTV có thể biết đƣợc vai trò hạn

chế của mình nhiều hơn so với khách hàng kiểm toán và ngƣời sử dụng BCTC.
Nhận thức về mục tiêu kiểm toán, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiếu hiểu biết
về mục tiêu và chức năng kiểm toán ở Anh không có nhiều khác biệt so với phát
hiện thu đƣợc từ nghiên cứu của Lee (1970).
Tƣơng tự nhƣ vậy, nghiên cứu của Monroe và Woodliff (1994) khảo sát
AEG giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC liên quan đến mức độ tin cậy của báo cáo
kiểm toán và tác động từ việc thay đổi thuật ngữ sử dụng trong báo cáo kiểm toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại AEG liên quan đến trách nhiệm của KTV về
ngăn ngừa, phát hiện gian lận và hành vi bất hợp pháp. Ngƣời sử dụng báo cáo kiểm
toán mong đợi KTV thực hiện vai trò giám sát xã hội. Bên cạnh đó, tồn tại khoảng
cách thông tin trên báo cáo kiểm toán khi sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Thay
đổi báo cáo kiểm toán có tác động đến niềm tin về mục tiêu của một cuộc kiểm


7

toán. Việc sửa đổi từ ngữ trong báo cáo kiểm toán cũ giúp loại bỏ một vài sự khác
biệt nhƣng cũng tạo ra một vài khác biệt mới về niềm tin đối với các thông điệp
đƣợc truyền tải từ báo cáo kiểm toán.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã chứng minh bản chất của AEG là do khác
biệt trong quan điểm của ngƣời sử dụng BCTC và của KTV liên quan đến các khía
cạnh khác nhau của nghề nghiệp kiểm toán nhƣ vai trò, chức năng và mục tiêu kiểm
toán, mức độ đảm bảo, độ tin cậy của nghề nghiệp kiểm toán và mức độ hữu ích của
báo cáo kiểm toán,...
1.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm về các thành phần căn bản tạo thành AEG.
Khá nhiều nghiên cứu điều tra các khác biệt giữa ngƣời sử dụng BCTC và
KTV là từ các thành phần nào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh 2 thành phần chủ
chốt tạo ra sự khác biệt này là tính độc lập và trách nhiệm của KTV.
1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần tính độc lập của KTV
Nghiên cứu của M. Salehi, Ali Mansoury và Z. Azary (2009) bàn về tính độc

lập của KTV ảnh hƣởng đến AEG. Tính độc lập là yếu tố căn bản để có đƣợc sự tin
cậy của công chúng vào báo cáo của KTV. Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm
giảm tính độc lập là sự phụ thuộc về kinh tế của KTV đối với khách hàng, cạnh
tranh trong thị trƣờng kiểm toán, cung cấp các dịch vụ ngoài kiểm toán. Những
nguyên nhân này làm cho KTV không thể đƣa ra một báo cáo trung thực. Nghiên
cứu kết luận rằng “sự độc lập của KTV là một yếu tố quan trọng để giảm AEG, bởi
vì các nhà đầu tƣ và những ngƣời sử dụng khác đang mong đợi nhiều hơn sự độc
lập từ các KTV và công ty kiểm toán”. Vì vậy, KTV phải luôn duy trì sự độc lập
của mình trong cuộc kiểm toán.
Nghiên cứu của Kanaka Durga (2015) về các yếu tố tạo nên AEG. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố cấu thành nên AEG trong đó sự độc lập của
KTV là yếu tố quan trọng nhất. Theo đó, sự phụ thuộc kinh tế vào khách hàng,
mong muốn giữ lại khách hàng quan trọng và đặc biệt là các dịch vụ phi kiểm toán
làm giảm tính độc lập của KTV. Vì vậy, KTV có trách nhiệm công bố đầy đủ cho
các cổ đông các dịch vụ phi kiểm toán, nhất là trong những trƣờng hợp các dịch vụ


9

biệt về AEG giữa năm 2008 và 1999. Kết quả chỉ ra các nhóm khảo sát vẫn chƣa
nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của KTV liên quan đến: (1) KTV phát hiện và
công bố việc biển thủ tài sản và các hành vi không tuân thủ pháp luật; (2) KTV
kiểm tra sự đầy đủ và hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng;
(3) KTV phát hiện và công bố việc cố ý bóp méo thông tin đƣợc trình bày trong
BCTC. Đây chính là nguyên nhân tồn tại AEG ở New Zealand và Anh. Mặt khác,
nghiên cứu còn kết luận rằng, AEG ở New Zealand thì lớn hơn ở Anh một cách
đáng kể. Điều này là do việc giám sát hoạt động KTV và công khai cho doanh
nghiệp về các vấn đề của BCTC đã kiểm toán tại Anh tốt hơn. Kết quả còn cho thấy
nội dung của chuẩn mực về báo cáo kiểm toán ít tác động đến sự hiểu biết của
ngƣời sử dụng về những thông điệp đƣợc truyền tải trên báo cáo kiểm toán.

Nghiên cứu của Judit Furedi-Fulop (2015) về trách nhiệm của KTV ảnh
hƣởng đến AEG ở Hungary nhằm tìm giải pháp phù hợp để thu hẹp AEG. Với mục
đích thiết lập một tiêu chuẩn trách nhiệm phù hợp, nghiên cứu đã tiến hành phân
tích giả thuyết về tỷ lệ dân số dựa trên đặc điểm mẫu khảo sát các KTV và ngƣời sử
dụng BCTC. Kết quả cho thấy, tại Hungary, AEG bắt nguồn từ việc yếu kém trong
trách nhiệm của KTV, sự khiếm khuyết trong ban hành tiêu chuẩn KTV, kỳ vọng
không hợp lý và hiểu sai chức năng kiểm toán của ngƣời sử dụng BCTC. Nghiên
cứu này đã bổ sung thêm bƣớc nghiên cứu qua việc kiểm định ảnh hƣởng của yếu tố
nghề nghiệp đến AEG và qua đó cung cấp bằng chứng thực nghiệm khẳng định
rằng luôn tồn tại AEG và các giải pháp hữu hiệu nhất cũng chỉ thu hẹp AEG đến
một mức độ nhất định.
1.1.2.1. Nghiên cứu tổng hợp các thành phần
Bên cạnh 2 dòng nghiên cứu nêu trên, một số nghiên cứu khác nghiên cứu
chung về thành phần của AEG, cụ thể là:
(1) Nghiên cứu của Best, Peter J và cộng sự (2001) nhằm cung cấp bằng
chứng về mức độ và bản chất AEG ở Singapore vào giữa những năm 1990 và so
sánh với các kết quả nghiên cứu của Schelluch (1996) tại Australia. Nghiên cứu này
tập trung về nhận thức sự khác biệt giữa KTV và ngƣời sử dụng báo cáo kiểm toán


8

phi kiểm toán đƣợc thực hiện nhiều hơn các dịch vụ kiểm toán. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, các dịch vụ phi kiểm toán không đƣợc làm ảnh hƣởng đến sự độc lập
của KTV và phải nằm trong khuôn khổ pháp lý và luật pháp. KTV cần tránh bất cứ
điều gì làm giảm lòng tin của công chúng đối với nghiệp vụ kiểm toán BCTC.
1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần trách nhiệm của KTV
Nghiên cứu của McEnroe và Martens (2001) so sánh nhận thức của KTV và
các nhà đầu tƣ về trách nhiệm của KTV. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với KTV,
nhà đầu tƣ có những kỳ vọng cao hơn trong các khía cạnh bảo đảm của kiểm toán

nhƣ là: (1) Các khoản mục quan trọng đối với các nhà đầu tƣ và các chủ nợ đã đƣợc
báo cáo hay trình bày trong các BCTC; (2) Các KTV đã thực hiện chức năng nhƣ là
“cơ quan giám sát của công chúng” đối với chủ nợ, các cổ đông của công ty đƣợc
kiểm toán; (3) Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đã đƣợc kiểm toán có hiệu
quả; (4) Các BCTC không còn có sai sót do gian lận của nhà quản lý; (5) Các
BCTC không còn có sai sót nhằm che giấu hành vi gian lận của nhân viên; (6)
Không có hành vi vi phạm pháp luật đƣợc thực hiện bởi công ty đƣợc kiểm toán.
Nghiên cứu của Fadzly và Ahmad (2004) nhằm hai mục tiêu: thứ nhất là
kiểm tra xem có hay không sự tồn tại AEG liên quan đến trách nhiệm KTV dựa vào
quan điểm của KTV, đơn vị đƣợc kiểm toán và các đối tƣợng có lợi ích liên quan tại
Malaysia; từ đó nghiên cứu tiếp tục mục đích thứ hai là xác định bản chất của AEG
theo khuôn khổ của Porter (1993). Kết quả chứng minh rằng có sự tồn tại của AEG
ở Malaysia và cho thấy rằng công ty đƣợc kiểm toán và các đối tƣợng liên quan đặt
kỳ vọng cao hơn nhiều về trách nhiệm của KTV. Tồn tại AEG đáng kể liên quan
đến trách nhiệm của KTV trên các khía cạnh: (1) Ngăn ngừa và phát hiện gian lận,
lập BCTC cho khách hàng kiểm toán, duy trì sổ sách kế toán cho khách hàng kiểm
toán, đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu; (2) Trách nhiệm pháp lý của
KTV đối với trƣờng hợp có gian lận hoặc thất bại trong kinh doanh của khách hàng
kiểm toán, đối với những dự báo về triển vọng kinh doanh trong tƣơng lai.
Nghiên cứu của Porter (2012) đƣợc mở rộng từ chính nghiên cứu của bà từ
năm 1999 khảo sát tại New Zealand và Anh nhằm xác định và giải thích sự khác


10

với 3 nhân tố là trách nhiệm kiểm toán, độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin trên
BCTC đƣợc kiểm toán. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy có một AEG khá lớn
đặc biệt liên quan đến trách nhiệm của KTV, cụ thể ở những vấn đề sau: (1) KTV
có trách nhiệm phát hiện tất cả gian lận; (2) KTV chịu trách nhiệm duy trì sổ sách
kế toán; (3) KTV chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa hành vi gian lận; (4) KTV

thực hiện đánh giá trong việc lựa chọn thủ tục kiểm toán; (5) KTV chịu trách nhiệm
về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; (6) KTV đồng ý với các
chính sách kế toán đƣợc sử dụng trong BCTC; (7) BCTC phản ánh trung thực và
hợp lý; (8) Đơn vị không có gian lận; (9) BCTC đã đƣợc kiểm toán là hữu ích trong
việc giám sát hoạt động của đơn vị. Nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do những
khác biệt trong nhận thức giữa KTV so với ngƣời sử dụng báo cáo kiểm toán về các
từ ngữ đƣợc sử dụng trên báo cáo, trách nhiệm của KTV và về vai trò, chức năng
của kiểm toán.
(2) Nghiên cứu của Lin và Chen (2004) đã thu thập đƣợc nhiều bằng chứng
về sự tồn tại của AEG ở Trung Quốc, liên quan đến mục tiêu kiểm toán, tính độc lập
của KTV, trách nhiệm của KTV về phát hiện và báo cáo gian lận, và trách nhiệm
đối với bên thứ ba. Nguyên nhân của sự tồn tại khoảng cách này là do bối cảnh hiện
tại về các điều kiện kinh tế và xã hội của Trung Quốc đang chuyển sang nền kinh tế
định hƣớng thị trƣờng, quy mô các doanh nghiệp nhà nƣớc còn khá lớn. Vì vậy, nhà
đầu tƣ, cổ đông kỳ vọng kiểm toán phải có chức năng giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các nhóm khảo sát đều đồng
thuận với nhận định kiểm toán có vai trò tích cực trong nền kinh tế Trung Quốc
trong việc nâng cao tính trung thực và mức độ tin cậy BCTC. Cuối cùng, nghiên
cứu nêu rõ, ngƣời sử dụng BCTC và KTV đều yêu cầu cần phải cải thiện sự độc lập
của KTV trong cuộc kiểm toán tại Trung Quốc.
(3) Nghiên cứu của R. Dixon, A.D. Woodhead và M. Sohliman (2006) nhằm
mục đích điều tra về sự tồn tại và các nhân tố cấu thành của AEG ở Ai Cập. Nghiên
cứu đã khảo sát để lấy ý kiến từ 300 ngƣời thuộc 3 nhóm KTV, nhân viên ngân
hàng và nhà đầu tƣ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố cấu thành của AEG liên


11

quan đến trách nhiệm KTV về việc phát hiện và ngăn ngừa gian lận, đặc biệt, trách
nhiệm của KTV trong việc đánh giá lựa chọn thủ tục kiểm toán, trách nhiệm về tính

hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời nhân tố về mức độ
tin cậy của BCTC đƣợc kiểm toán và tính hữu dụng mà BCTC đƣợc kiểm toán
mang lại để các nhà đầu tƣ có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình cũng rất đƣợc
quan tâm.
(4) Nghiên cứu của Bogdanoviciute (2011) phân tích sự tồn tại AEG giữa
KTV và ngƣời sử dụng BCTC về trách nhiệm kiểm toán, tính độc lập của KTV và
tính hữu ích của thông tin trên BCTC đƣợc kiểm toán trong môi trƣờng kinh doanh
tại Lithuania. Kết quả cho thấy rằng có tồn tại AEG liên quan đến tính độc lập và
trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
cho thấy rằng KTV có nhận thức khác nhau về việc phát hiện và phòng chống gian
lận, bảo đảm tính hữu ích của các BCTC đƣợc kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến kết
quả này là do quy định của các cơ quan chức năng liên quan đến vai trò và sự giám
sát của KTV để lấy lại sự tin tƣởng của các nhà đầu tƣ sau những vụ bê bối của
công ty và cuộc khủng hoảng tài chính.
(5) Nghiên cứu của Pourheydari & Mina Abousaiedi (2011) với mục tiêu
nghiên cứu là điều tra liệu có tồn tại AEG giữa các KTV độc lập và ngƣời sử dụng
BCTC ở Iran hay không. Nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu của Schelluch, Best
và cộng sự, Fadzly, Ahmad, Dixon và cộng sự để thực hiện. Kết quả cho thấy không
có sự khác biệt đáng kể giữa ngƣời sử dụng và KTV về độ tin cậy và tính hữu ích
của BCTC đã đƣợc kiểm toán nhƣng có sự khác biệt về nhận thức trong phạm vi
trách nhiệm kiểm toán đối với việc phát hiện gian lận, tính đúng đắn của kiểm soát
nội bộ và lập BCTC ở Iran.
(6) A. Gold, U.Gronewold, và C. Pott (2012) đã thực hiện một nghiên cứu
thực nghiệm để tìm hiểu nhận thức của ngƣời sử dụng BCTC về trách nhiệm của
nhà quản lý, trách nhiệm của KTV và độ tin cậy của BCTC đƣợc kiểm toán. Mục
đích chính của nghiên cứu này là rút ngắn AEG theo ISA 700 đƣợc sửa đổi. Khảo
sát đƣợc thực hiện với các KTV có kinh nghiệm đƣợc chọn từ Big 4 và các công ty


12


không phải Big 4, các nhà phân tích tài chính đƣợc chọn từ dữ liệu Bloomberg và
các sinh viên đƣợc chọn từ Đại học Erasmus. Ngƣời tham gia đƣợc yêu cầu đọc một
mô tả ngắn về công ty, tóm tắt các BCTC của công ty và một báo cáo kiểm toán.
Sau đó ngƣời tham gia đƣợc yêu cầu để trả lời một loạt các câu hỏi liên quan đến
các vấn đề sau: (1) Trách nhiệm của KTV và trách nhiệm của Ban giám đốc công ty
trong việc lập BCTC, phát hiện và ngăn ngừa gian lận, và trách nhiệm liên quan đến
kiểm soát nội bộ của công ty; (2) Những gian lận và nhầm lẫn, độ tin cậy của
BCTC. Gold và các cộng sự đã nhận thấy rằng ngƣời sử dụng BCTC đã gán trách
nhiệm lớn hơn cho KTV. Và mặc dù những từ ngữ mới đƣợc sử dụng trong báo cáo
kiểm toán theo ISA 700 sửa đổi đã giải thích chi tiết về trách nhiệm của KTV, công
việc và phạm vi của cuộc kiểm toán, nhƣng các tác giả đã không tìm thấy đƣợc sự
giảm thiểu AEG.
(7) Nghiên cứu của Anila Devi và Shila Devi (2014) nhằm xác định các nhân
tố cấu thành nên AEG giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC là nhân viên ngân hàng
và nhà đầu tƣ. Các nhân tố đƣợc sử dụng là độ tin cậy, trách nhiệm của KTV và tính
hữu ích của BCTC đƣợc kiểm toán. Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi
với kích thƣớc mẫu n = 300 gồm 100 đối tƣợng từ mỗi nhóm và 259 mẫu đƣợc nhận
lại. Bảng câu hỏi bao gồm hai phần, phần đầu tiên thu thập dữ liệu nhân khẩu học
và phần 2 gồm 16 câu hỏi liên quan đến các biến. Kiểm định Independent Sample
T-test đƣợc sử dụng để nhận ra các nhân tố cấu thành nên AEG. Nghiên cứu cho
thấy rằng đang tồn tại khoảng cách giữa KTV và nhà đầu tƣ đối với độ tin cậy và
tính hữu ích của BCTC đƣợc kiểm toán. Nguyên nhân là từ sự thiếu kiến thức và
hiểu biết về chuẩn mực kiểm toán và thực hành kiểm toán, vì vậy, để giảm thiểu
khoảng cách thì cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về kiểm toán cho ngƣời sử
dụng BCTC.
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại VN, trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu về AEG nhƣ là:
(1) Nghiên cứu của Phan Thanh Trúc (2013) đã hệ thống hóa các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chất lƣợng kiểm toán, phân tích đặc điểm hoạt



13

động kiểm toán độc lập tại Việt Nam; phản ánh thực trạng về đánh giá các đối
tƣợng có liên quan đến BCTC về các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng kiểm toán; chỉ ra
những điểm tích cực cũng nhƣ tồn tại về thực trạng đánh giá chất lƣợng kiểm toán
Việt Nam và nhận thức chƣa tốt đối với nghề nghiệp kiểm toán, dẫn đến AEG về
chất lƣợng kiểm toán. Từ đó, tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán, thu hẹp khoảng cách kỳ vọng.
(2) Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế - Luật (2015) thông qua kết quả khảo
sát cùng với việc tham chiếu trên thang đo tƣơng ứng, nhóm nghiên cứu cho rằng có
nhiều nguyên nhân dẫn đến AEG. Xuất phát từ phía KTV và công ty kiểm toán là
chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời sử dụng BCTC mà nguyên
nhân sâu xa từ phía năng lực chuyên môn của KTV, việc tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp cũng nhƣ đặc thù của công việc. Từ phía ngƣời sử dụng BCTC, những quan
điểm chƣa đúng đắn về công việc của KTV cũng nhƣ những hiểu biết chƣa đầy đủ
về BCTC cũng là nguyên nhân dẫn đến AEG. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng
đƣa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu khoảng cách này. KTV cần tuân thủ chuẩn
mực chuyên môn và đạo đức trong hành nghề, thông báo đầy đủ và chi tiết về bản
chất cuộc kiểm toán BCTC. Về phía nhà đầu tƣ, các lớp tập huấn những hiểu biết về
công việc kiểm toán cũng nhƣ các chƣơng trình về kế toán, phân tích BCTC cần
đƣợc mở thƣờng xuyên để trang bị những kiến thức đầu tƣ đầy đủ hơn.
(3) Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Kịp (2015) cho thấy có tồn tại AEG tại
Việt Nam. Tác giả đã kế thừa một phần nghiên cứu của Porter & cộng sự (2012),
bằng việc sử dụng lại 30 câu hỏi khảo sát, thang đo, và định ngh a AEG. Qua khảo
sát, tác giả đƣa ra kết quả: nhóm kế toán và ngân hàng chƣa hiểu đúng về trách
nhiệm của KTV hiện tại, yêu cầu KTV thực hiện những trách nhiệm nằm ngoài
những quy định của chuẩn mực và các luật liên quan. Trong khi đó, đa số các KTV
nắm rõ trách nhiệm của mình và thực hiện theo đúng yêu cầu của chuẩn mực. Sự

khác biệt này tạo nên AEG tại Việt Nam. Cụ thể, các nhóm đã mong đợi không hợp
lý khi cho rằng KTV phải có trách nhiệm đảm bảo BCTC của đơn vị đƣợc kiểm
toán là chính xác; phát hiện hành vi trộm cắp đƣợc thực hiện bởi nhân viên và Ban


14

giám đốc cho dù số tiền là trọng yếu hay không; báo cáo cho cơ quan có thẩm
quyền khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị đƣợc kiểm toán;
kiểm tra và công bố trên báo cáo kiểm toán về độ tin cậy của những thông tin đƣợc
đăng tải trên trang web của đơn vị đƣợc kiểm toán; kiểm tra và công bố trên báo cáo
kiểm toán về độ tin cậy của tất cả các thông tin trong BCTC của đơn vị đƣợc kiểm
toán. Sau cùng, tác giả đã đề xuất những giải pháp thích hợp để thu hẹp khoảng
cách này, giúp cho ngƣời sử dụng BCTC có sự nhìn nhận đúng hơn về trách nhiệm
của KTV, cũng nhƣ là bổ sung các chuẩn mực để nâng cao trách nhiệm của KTV.
(4) Nghiên cứu của Ngô Thị Thúy Quỳnh (2015) chỉ ra rằng có tồn tại AEG
giữa KTV và nhà quản lý tại Việt Nam liên quan đến các trách nhiệm kiểm toán.
Nhà quản lý đặt kỳ vọng vào cuộc kiểm toán cao hơn nhiều so với nhận thức của
KTV, đặc biệt là các trách nhiệm liên quan đến vai trò phát hiện và ngăn chặn sai
sót, gian lận, các hành vi không tuân thủ và các dịch vụ phi kiểm toán khác. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng các nhà quản lý không có kiến thức kiểm toán và
có ít kinh nghiệm làm việc thƣờng kỳ vọng cao hơn nhóm có kiến thức và kinh
nghiệm làm việc lâu do họ không nhận thức đƣợc mục tiêu truyền thống và những
hạn chế tiềm tàng của cuộc kiểm toán. Cuối cùng, tác giả đề ra các giải pháp thu
hẹp AEG mà cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức, hội nghề nghiệp kiểm toán; KTV và
doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị bị kiểm toán và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm
toán nên thực hiện.
(5) Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) đã xác định đƣợc các
trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên từng bộ phận của AEG gồm: khoảng cách hợp
lý, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực, và khoảng cách tăng cƣờng kết quả ở Việt

Nam. Không tồn tại trách nhiệm kiểm toán nào cấu thành nên khoảng cách dịch vụ
nhƣ trong định ngh a của Turner & cộng sự (2010). Nghiên cứu đã xác định mức độ
ảnh hƣởng của nghề nghiệp đến các trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên các thành
phần AEG; cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ AEG luôn tồn tại giữa KTV
và ngƣời sử dụng BCTC xuất phát từ những khác biệt về vị trí nghề nghiệp của từng


15

đối tƣợng tham gia khảo sát, vai trò ngƣời khảo sát, ngƣời thu nhận thông tin, khác
biệt về lợi ích, bất cân xứng thông tin và mâu thuẫn lợi ích.
1.3. Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên
cứu
1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Qua phần tổng quan các nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới có liên quan
đến luận văn, có thể nói rằng AEG và các nhân tố cấu thành AEG là một trong
những chủ đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu sau
kế thừa và phát huy kết quả các nghiên cứu trƣớc, đƣa ra những bằng chứng có tính
thuyết phục cao hơn, khắc phục dần những hạn chế của những nghiên cứu trƣớc.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cung cấp bằng chứng cho thấy luôn
tồn tại AEG liên quan đến các khía cạnh kiểm toán nhƣ tính độc lập của KTV, trách
nhiệm của KTV, mức độ hữu ích của BCTC đƣợc kiểm toán, mục tiêu, vai trò và
chức năng của kiểm toán, mức độ đảm bảo và độ tin cậy của nghề nghiệp kiểm
toán. Tuy các nghiên cứu đều gắn liền với nền kinh tế tại mỗi thời điểm, tiếp cận
theo hƣớng gắn kết với sự phát triển của nghề của kiểm toán, với nhu cầu của ngƣời
sử dụng báo cáo kiểm toán nhƣng vẫn chƣa có bằng chứng cho thấy các yếu tố kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội tác động trực tiếp tới AEG.
Nghiên cứu về AEG và các nhân tố cấu thành nên AEG tại Việt Nam vẫn
còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Các tác giả chỉ chú trọng vào việc
nghiên cứu về sự tồn tại AEG liên quan đến trách nhiệm KTV mà chƣa tập trung

nghiên cứu đến các thành phần khác của AEG nhƣ tính độc lập của KTV. Tuy
nhiên, các tác giả cũng đã đƣa ra đƣợc những bằng chứng thực nghiệm về việc tồn
tại AEG tại Việt Nam về sự mong đợi của xã hội đối với trách nhiệm KTV trong
kiểm toán BCTC hiện nay, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm của KTV theo
quan điểm của ngƣời sử dụng BCTC và từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm thu hẹp
khoảng cách đối với trách nhiệm KTV trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam.


16

1.3.2. Khe hổng nghiên cứu
Từ việc tổng quan các nghiên cứu trƣớc trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả
nhận thấy ở Việt Nam chƣa có một nghiên cứu nào đề cập riêng 2 nhân tố cấu thành
AEG quan trọng nhất là tính độc lập và trách nhiệm của KTV. Do vậy, tác giả lựa
chọn đối tƣợng này làm chủ đề nghiên cứu liên quan đến luận văn. Đây có thể xem
là điểm mới của đề tài.
Đề tài này có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn do bổ sung về mặt lý thuyết
cũng nhƣ giúp các đối tƣợng có liên quan đƣa ra các biện pháp phù hợp để giảm
thiểu AEG, nâng cao chất lƣợng kiểm toán.


×