Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TRÀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG VÀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TRÀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG VÀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS.PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại - nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
chính tác giả. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên
cứu thực tiễn trong thời gian qua. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thanh Trà


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................3
MỤC LỤC ...............................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................8
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................2
1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................5


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................6

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6

1.5.

Kết cấu của đề tài...........................................................................................7

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .......................................8
2.1.

Tổng quan về lý thuyết tín dụng ....................................................................8

2.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..........................................................10

2.2.1.

Tác động thay thế (substitution) và bổ sung (complementary) giữa tín

dụng thương mại và tín dụng ngân hàng ............................................................10
2.2.2.

Tác động của quy mô công ty lên cung và cầu của tín dụng thương mại
..............................................................................................................14


2.2.3.

Tác động của doanh nghiệp có hàng hóa công và doanh nghiệp có hàng

hóa tư lên cung và cầu tín dụng thương mại ......................................................16
2.2.4.

Tác động của ngành sản xuất và phi sản xuất lên cung và cầu tín dụng

thương mại..........................................................................................................17
2.3.

Thực trạng tại Việt Nam ..............................................................................18


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................24
3.1.

Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................24

3.2.

Mô hình nghiên cứu và các biến số trong mô hình .....................................24

3.2.1.

Mô hình nghiên cứu ..............................................................................24

3.2.2.


Các biến số trong các mô hình ..............................................................26

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................30

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................33
4.1.

Thống kê mô tả các biến ..............................................................................33

4.1.1.

Thống kê mô tả toàn mẫu .....................................................................33

4.1.2.

Thống kê mô tả trên các mẫu con .........................................................35

4.2.

Phân tích tương quan ...................................................................................41

4.3.

Kết quả hồi quy............................................................................................42

4.3.1.


Tác động thay thế và tác động bổ sung, trên toàn mẫu nghiên cứu......43

4.3.2.

Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ ...............................................48

4.3.3.

Doanh nghiệp có hàng hóa công và doanh nghiệp có hàng hóa tư ......52

4.3.4.

Doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất và phi sản xuất ...........................57

4.3.5.

Bảng tổng kết kết quả hồi quy ..............................................................61

5. KẾT LUẬN .......................................................................................................63
5.1.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài ......................................63

5.2.

Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................66

5.3.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................67


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC .................................................................................................................71


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khoản phải thu, phải trả và nợ ngắn hạn của các DN tại Việt Nam .........19
Hình 2.2: Diễn biến của VNINDEX từ năm 2005 – 2014 ........................................21
Hình 2.3: Diễn biến của lãi suất cơ bản và CPI Việt Nam từ 2005 – 2014 ..............22
Hình 2.4: Diễn biến lãi suất cho vay và huy động tại Việt Nam từ 2006 – 2014 .....22
Hình 3.1: Quy mô niêm yết trên HSX ......................................................................31
Hình 3.2: Diễn biến của VNINDEX từ năm 2000 - 2014.........................................31
Hình 4.1: Xu hướng tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng ............................34
Hình 4.2: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (toàn bộ mẫu) ..........................46
Hình 4.3: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp lớn) ..........51
Hình 4.4: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp nhỏ) .........52
Hình 4.5: Hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp phục vụ công ích) ....55
Hình 4.6: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu DN có hàng hóa tư) ........56
Hình 4.7: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp sản xuất) ..59
Hình 4.8: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp phi sản xuất)
...................................................................................................................................60


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín
dụng ngân hàng .........................................................................................................12
Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu tác động của quy mô công ty lên nguồn cung và
cầu của tín dụng thương mại. ....................................................................................15
Bảng 3.1: Bảng tổng kết các biến trong mô hình ......................................................29
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến trên toàn bộ mẫu quan sát .................................35

Bảng 4.2: Mô tả thống kê các biến trên mẫu phân theo quy mô...............................36
Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến trên mẫu phân theo bản chất hàng hóa ..............38
Bảng 4.4: Bảng mô tả nhóm ngành sản xuất.............................................................39
Bảng 4.5: Mô tả thống kê các biến trên mẫu phân theo đặc tính ngành ...................40
Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ....................................41
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy trên toàn mẫu nghiên cứu...............................................44
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy trên mẫu phân theo quy mô ...........................................49
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy trên mẫu phân theo bản chất hàng hóa doanh nghiệp ....53
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy trên mẫu phân theo ngành sản xuất..............................57
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình trên các mẫu .............................62


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

HSX

Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

NHNN


Ngân hàng Nhà Nước

ICB

Industry Classification Benchmark- Phân ngành

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán.

UBCK

Ủy ban chứng khoán

VNINDEX Chỉ số chứng khoán Việt Nam


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu đi vào xem xét mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại trong trường hợp của Việt Nam. Dựa trên một mẫu nghiên cứu bao
gồm 63 công ty phi tài chính niêm yết tại HSX trong giai đoạn từ 2006 đến 2014
với dữ liệu được thu thập theo tần suất quý. Mô hình sử dụng cách tiếp cận dữ liệu
bảng (pannel data) và các phép hồi quy được thực hiện theo mô hình hiệu ứng cố

định theo nhóm doanh nghiệp (firm-fixed effects). Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng
các biến giả (0;1) để phân loại các giai đoạn khác nhau, trước khủng hoảng tài
chính toàn cầu, giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng và sau khủng hoảng. Tác giả rút
ra một số kết luận cho trường hợp của Việt Nam như sau:
 Thứ nhất, tồn tại tác động bổ sung giữa nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân
hàng và tín dụng thương mại trong nghiên cứu tại Việt Nam, sự gia tăng trong
nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng nguồn
cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khác. Mối quan hệ bổ sung này đặt biệt còn
được thể hiện ở nhóm các doanh nghiệp có quy mô lớn, bản chất là doanh
nghiệp có hàng hóa tư và thuộc nhóm các công ty sản xuất.
 Thứ hai, không tồn tại tác động thay thế giữa vốn vay ngắn hạn ngân hàng cho
tín dụng thương mại trong nghiên cứu tại Việt Nam, có sự gia tăng đồng thời
giữa vay ngân hàng và vay từ các nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp
khác, tức là không có sự thay thế giữa vay vốn ngân hàng và khoản phải trả.
 Thứ ba, đa số các trường hợp, nguồn cung tín dụng thương mại bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Tức là, có sự sụt giảm trong nguồn cung tín
dụng thương mại trong giai đoạn khủng hoảng, kéo dài thêm 1 đến 2 năm sau
khủng hoảng, sau đó gia tăng trở lại, ngoại trừ các công ty có hàng hóa công.
 Cuối cùng, cũng ngoại trừ các công ty có hàng hóa công, và các doanh nghiệp
lớn, còn đa số các trường hợp còn lại, các doanh nghiệp trong mẫu quan sát tại
Việt Nam khá “khát” nguồn cầu tín dụng thương mại. Nhu cần tín dụng thương
mại luôn có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Từ khóa: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, khủng hoảng tài chính.


2

1.

GIỚI THIỆU


1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (DNVVN) Việt Nam, có đến 96% doanh
nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Đồng thời, theo số liệu thống kê từ Trung
tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), đến tháng 4/2014, tỷ lệ DN đang
có vay vốn ngân hàng trong tổng số DNVVN đang hoạt động đạt 30%, tỷ lệ doanh
nghiệp không sử dụng tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 70%. Các số liệu tác giả
vừa trình bày như là một ví dụ cho thấy, tại Việt Nam, vấn đề tiếp cận với nguồn
vốn vay ngân hàng của các DN là rất khó khăn. Nguồn vốn vay từ ngân hàng, hay
tín dụng từ ngân hàng từ lâu được xem như một kênh tài trợ vốn chính thức và phổ
biến. Khi kênh tài chính chính thức gặp khó khăn, các kênh tài trợ không chính thức
sẽ thay thế để tài trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận kém với các kênh
tài trợ chính. Điều này giúp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được tăng trưởng và mở
rộng kinh doanh. Gần đây, tín dụng thương mại đóng vai trò như một nguồn tài trợ
không chính thức trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi (transitional
economies) nhận được nhiều sự chú ý (Garmaise & Moskowitz, 2003; Love, Preve,
& Allende, 2007; Niskanen & Niskanen, 2006). Fisman and Love (2003) cho thấy
tín dụng thương mại cung cấp một nguồn vốn thay thế ở các nước có thị trường tài
chính kém phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam, với thực trạng khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng, đồng thời, thị trường tài chính, chứng
khoán – với lịch sử 15 năm hoạt động, vẫn còn khá non trẻ và kém phát triển thì
nguồn tín dụng thương mại đáng được quan tâm.
Tín dụng thương mại được khởi xướng bởi Goff (1957) và sau đó được phát triển
bởi nhiều nhà nghiên cứu những năm sau này như: Schwart (1974), Schwart và
Whitcomb (1978), Ferris (1981), Smith (1987), Biais và Gollier (1987), Peterson và
Rajan (1997), …. Theo đó, tín dụng thương mại là một thỏa thuận giữa người mua
và người bán, trong đó người bán cho phép thanh toán chậm cho sản phẩm của

mình thay vì thanh toán bằng tiền mặt (Mian và Smith, 1992). Tín dụng thương mại


3
tiếp sau đó đã là một công cụ tài chính do các nhà cung ứng cung cấp cho khách
hàng. Tín dụng thương mại đại diện cho một phương tiện để thúc đầy bán hàng cho
công ty, được xem như việc tài trợ vốn cho các công ty nhỏ hoặc tín dụng hạn chế
(Marotta, 2005; McMillan và Woodruff, 1999). Ngược lại, nhu cầu tín dụng thương
mại đại diện cho một khoản tín dụng mà công ty nợ nhà cung ứng đối với hàng hóa
đã nhận nhưng chưa thanh toán. So với các kênh tài trợ chính thức, như vay vốn
ngân hàng, tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững
của công ty (Garmaise & Moskowitz, 2003). Ngoài ra, trên thế giới, tín dụng
thương mại là một nguồn tài trợ quan trọng của công ty, dù công ty ở quy mô lớn
hay nhỏ (Demirguc-Kunt & Maksimovic, 1999).
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra, tín dụng thương mại có thể
đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung khi tín dụng ngân hàng không có sẵn
(Demirguc-Kunt &Maksimovic (2001), Giannetti cùng các cộng sự (2011), Biais và
Collier (1997)). Đồng thời, các công ty có khuynh hướng chuyển sang nguồn tín
dụng thương mại từ các nhà cung ứng như một sự thay thế một hình thức tài trợ
khác khi điều kiện tài chính xấu đi (Love cùng các cộng sự (2007); Coulibaly cùng
các cộng sự (2013)). Cũng có những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ vừa bổ sung
vừa thay thế giữa 2 đối tượng này (Yang (2011), Lin & Chou (2015). Như vậy, các
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy tín dụng thương mại không chỉ là
nguồn tín dụng bổ sung, thay thế phổ biến mà còn là một bộ phận nguồn vốn tín
dụng quan trọng của DN ở mọi quy mô và trong nhiều lĩnh vực ở các quốc gia. Tuy
vậy, có rất ít những nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam xem xét về vai trò của tín
dụng thương mại hoặc mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
được thực hiện hoặc ít được công bố.
Ở một khía cạnh khác, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 được thể hiện rõ
nét qua việc mất thanh khoản của thị trường tài chính và sự co hẹp của thị trường

tín dụng. Trong những giai đoạn khủng hoảng tài chính này, một số ngân hàng mất
khả năng thanh khoản, một số ngân hàng còn lại trở nên khá miễn cưỡng để cho
vay, thậm chí là đối với các công ty có xếp hạng tín dụng ở mức cao nhằm hạn chế


4
rủi ro. Tất cả đẩy toàn bộ hệ thống tài chính vào tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ
tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, và tín dụng thương
mại có thể sẽ trở nên quan trọng hơn nữa. Choi và Kim (2005) thấy rằng khoản phải
thu và khoản phải trả tăng lên cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt, ngụ ý rằng tín
dụng thương mại sẽ giúp cho các công ty hấp thụ được tác động của chính sách thắt
chặt tiền tệ. Petersen và Rajan (1997) thấy rằng các công ty sẽ sử dụng tín dụng
thương mại nhiều hơn nếu có mối quan hệ kém với ngân hàng. Wilner (2000) cho
rằng các nhà cung ứng có xu hướng hỗ trợ những khách hàng bị kiệt quệ tài chính
nhằm duy trì mối quan hệ thương mại lâu dài. Như vậy, từ các nghiên cứu ở trên,
suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính, tín dụng thương mại sẽ trở nên tương đối
quan trọng và việc sử dụng tín dụng thương mại sẽ tăng lên. Thậm chí, tín dụng
thương mại có tiềm năng thay thế các hình thức tài trợ khác. Tín dụng thương mại,
có thể được cung cấp bởi các nhà cung ứng nguyên liệu thô cho các công ty bị hạn
chế về tài chính bởi vì các nhà cung ứng có thể vượt qua các vấn đề về thông tin,
rào cản tài chính tốt hơn các tổ chức tài chính (Love & Zaidi, 2010). Lợi thế này
cho thấy rằng tín dụng thương mại sẽ được sử dụng nhiều hơn tín dụng ngân hàng
trong thời kì khủng hoảng, hoặc suy thoái kinh tế.
Mặc dù, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường
tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
(2008 -2009) không lớn. Tuy vậy, giai đoạn từ năm 2008 - 2011 có thể được xem là
giai đoạn khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt nam. Bước vào
năm 2008, cuộc đua lãi suất bắt đầu, lãi suất qua đêm liên ngân hàng liên tục tăng.
Các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nhỏ phải gồng mình tham gia cuộc đua lãi
suất để đảm bảo thanh khoản. Sau đó, ngân hàng nhà nước đã can thiệp. Chính sách

tiền tệ thắt chặt được áp dụng kể cả các biện pháp hành chính như áp trần lãi suất
vay và cho vay. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn tín dụng ngân
hàng co hẹp, thì tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sẽ
tăng lên. Tín dụng thương mại sẽ trở nên tương đối quan trọng.


5
Dựa trên các khoảng trống về mặt nghiên cứu vừa trình bày và cần thiết hơn hết là
vai trò, sự quan trọng của tín dụng thương mại, đặt biệt là trong giai đoạn suy thoái
kinh tế, khủng hoảng tài chính. Do đó tác giả thực hiện hiện nghiên cứu thực
nghiệm “Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại - Nghiên
cứu thực nghiệm tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa tín dụng thương
mại và tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu



Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
tại các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng
tài chính được thể hiện bằng một chính sách thắt chặt tiền tệ. Các ngân hàng trở nên
khá miễn cưỡng để cho vay, nhằm hạn chế rủi ro. Ở khía cạnh doanh nghiệp, khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, đồng thời các doanh
nghiệp cũng thường điều chỉnh lại chính sách tín dụng thương mại của mình để

vượt qua được cuộc khủng hoảng. Việt Nam cũng trải qua giai đoạn khủng hoảng
cùng với thế giới vào giai đoạn 2008 và cũng trải qua những giai đoạn mà chính
sách tiền tệ bị thắt chặt. Nguồn tín dụng ngân hàng và cả chính sách tín dụng
thương mại ít nhiều bị ảnh hưởng. Khi đó, tín dụng thương mại sẽ trở nên quan
trọng hơn nữa và việc hiểu biết về tín dụng thương mại, cũng như mối quan hệ của
nó với tín dụng ngân hàng sẽ trở nên rất cần thiết.
Dựa trên hai lý do trên, tác giả muốn nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam để xem
xét mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Cụ thể, nghiên
cứu sẽ trả lời các câu hỏi dưới đây:


6



Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng có tồn tại tác động bổ sung

(i)

và thay thế trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hay không?
Tác động của quy mô doanh nghiệp (lớn, nhỏ) tại Việt Nam lên cung và

(ii)

cầu tín dụng thương mại là như thế nào?
(iii)


Tác động của các doanh nghiệp có hàng hóa công và có hàng hóa tư tại
Việt Nam lên cung và cầu tín dụng thương mại là như thế nào?

(iv)

Tác động của ngành sản xuất và phi sản xuất tại Việt Nam lên cung và
cầu tín dụng thương mại là như thế nào?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do những giới hạn về mặt số liệu, lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán và
yêu cầu phải đáp ứng tiêu chí về chuỗi thời gian trong cấu trúc dữ liệu bảng
(pannel data) nên đề tài lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
 Các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HSX)
 Giai đoạn nghiên cứu 2006-2014 (dữ liệu tiếp cận theo tần suất quý)

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ tín dụng thương mại và tín dụng
ngân hàng, đặt biệt là theo cách của Lin&Chou (2015), tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Mô hình sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng
(pannel data) để hồi quy các hệ số. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các biến giả
(0;1) để phân loại các giai đoạn khác nhau trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Việc
này cho phép tác giả tách biệt tác động của khủng hoảng và hậu khủng hoảng so
với giai đoạn trước khủng hoảng lên mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín



7
dụng ngân hàng. Các phép hồi quy được thực hiện trên phần mềm kinh tế lượng
Eview.

1.5.

Kết cấu của đề tài

Dự kiế n kết cấu đề tài gồm 05 phần và được trình bày theo thứ tự dưới đây:
1 – Giới thiệu
Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu như: đặt
vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nội dung, phạm vi nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu.
2 – Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Trong phần này, tác giả trình bày (1) tổng quan về lý thuyết tín dụng, (2) tổng quan
các nghiên cứu thực nghiệm đã tồn tại trên thế giới xoay quanh mối quan hệ giữa
tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Đồng thời, (3) tác giả cũng nêu lên một
số thực trạng tại Việt Nam liên quan đến tín dụng ngân hàng và tín dụng thương
mại.
3 – Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này, tác giả trình bày giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách
xây dựng các biến trong mô hình cũng như các dữ liệu cần thiết để thực hiện nghiên
cứu.
4 – Kết quả nghiên cứu
Trong phần này, tác giả thực hiện các mô tả thống kê các biến, phân tích tương
quan, thực hiện các kiểm định của mô hình hồi quy… Trình bày và thảo luận các
kết quả hồi quy trong mô hình thực nghiệm tại Việt Nam.
5 –Kết Luận

Trong phần này, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu. Những hạn chế của đề tài và
những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày.


8

2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong phần này, tác giả sẽ trình bày 3 nội dung: (1) tổng quan về lý thuyết
tín dụng nói chung và tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng nói riêng. (2)
Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tín dụng thương
mại và tín dụng ngân hàng. Đồng thời (3) tác giả cũng nêu lên thực trạng tại
Việt Nam, về 2 đối tượng: tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Từ
đó, xem xét, liệu rằng ở Việt Nam có tồn tại mối quan hệ giữa 2 đối tượng
này hay không. Ngoài ra, tác giả cũng xem xét các tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) đến Việt Nam. Từ đó, nêu lên thực
trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam có thắt chặt trong giai đoạn xảy ra
cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó tác động lên hoạt động của các doanh
nghiệp.

2.1.

Tổng quan về lý thuyết tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa.
Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Tín dụng là việc một
bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong
đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận
và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên

cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối
quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan
hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất
phải trả,...
Tín dụng được xem như là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp
phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung
vốn. Tín dụng cũng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội, góp phần thực hiện
chính sách xã hội. Theo đó, tín dụng cũng được phân ra thành:


9
 Tín dụng thương mại
 Tín dụng ngân hàng
 Tín dụng nhà nước
 Tín dụng tiêu dùng
 Tín dụng quốc tế
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào 2 đối tượng chính là tín dụng ngân hàng
và tín dụng thương mại.


Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua
bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh
được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng
hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền
sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được
thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả
phần lãi cho người bán chịu. Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa
hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền

nhàn rỗi. Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh
nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khối lượng
tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa
ra mua bán chịu.


Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn
thanh toán. Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;
Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay.


10

2.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Trong phần này, tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đã tồn tại,
xoay quanh mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Đầu tiên,
(i) giữa 2 đối tượng này, tồn tại mối quan hệ thay thế (substitution) hay bổ sung
(complementary), tiếp theo, (ii) quy mô công ty (firm size), bản chất công ty
(corporate nature) và ngành nghề (industries) sẽ tạo ra tác động lên mối quan hệ
giữa 2 đối tượng này như thế nào. Cuối cùng (iii) tương ứng với mỗi trường hợp,
tác giả cũng xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam.
2.2.1. Tác động thay thế (substitution) và bổ sung (complementary) giữa tín

dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Các nghiên cứu trước đây đã tồn tại, vẫn chưa chỉ ra một cách rõ ràng liệu tín dụng
ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ bổ sung hay thay thế. Thay vào
đó, tín dụng thương mại có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung khi tín
dụng ngân hàng không có sẵn (Demirguc-Kunt &Maksimovic (2001), Giannetti
cùng các cộng sự (2011), Biais và Collier (1997)). Đồng thời, các công ty có
khuynh hướng chuyển sang nguồn tín dụng thương mại từ các nhà cung ứng như
một sự thay thế một hình thức tài trợ khác khi điều kiện tài chính xấu đi (Love cùng
các cộng sự (2007); Coulibaly cùng các cộng sự (2013)). Cũng có những nghiên
cứu chỉ ra mối quan hệ (bổ sung và thay thế) này là diễn ra đồng thời (Yang (2011),
Lin & Chou (2015).
Đầu tiên, về mối quan hệ bổ sung, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001) thực
hiện nghiên cứu với một mẫu nghiên cứu gồm các công ty sản xuất ở 40 quốc gia
khác nhau. Kết quả cho thấy việc sử dụng tín dụng thương mại như một sự bổ sung
cho tín dụng ngân hàng. Biais và Collier (1997) đưa ra giả thuyết rằng việc mở rộng
tín dụng thương mại giúp đưa ra những thông tin thuận lợi cho người cho vay, do
đó họ sẵn sàng hơn để cho vay. Giannetti, Burkart, và Ellingsen (2011) tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm trên lập luận, các công ty sử dụng tín dụng thương mại
thường có xu hướng vay mượn của nhiều ngân hàng hơn và có mối quan hệ trong


11
ngắn hạn với ngân hàng. Ngoài ra các công ty này nhận được thỏa thuận tốt hơn từ
ngân hàng, đặc biệt chi phí thấp hơn với hạn mức tín dụng của họ. Phân tích này
cho thấy tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ bổ sung chứ
không phải thay thế.
Tiếp theo, về mối quan hệ thay thế, Love cùng các cộng sự (2007), sử dụng một
mẫu nghiên cứu với 890 công ty ở sáu (06) nền kinh tế mới nổi, đã chỉ ra rằng,
trước khủng hoảng, các công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao là nguồn cung tín dụng
thương mại quan trọng. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, các công ty này cắt giảm

mạnh khoản tín dụng cho khách hàng và làm tăng sự phụ thuộc vào tín dụng của
các nhà cung ứng (suppliers). Love cùng các cộng sự (2007) có hai kết luận chính.
Đầu tiên là có sự gia tăng trong khoản thời gian rất ngắn ở các khoản tín dụng
thương mại được đề nghị và chấp nhận ngay sau khủng hoảng. Sau cú sốc khủng
hoảng, người mua tạm dừng trả tiền cho nhà cung ứng, và tín dụng tích lũy cho đến
khi người bán giảm lượng cung hàng hóa hoặc người mua khôi phục quá trình thanh
toán; kết quả thứ hai là có một sự suy giảm rõ rệt về khoản tín dụng được cung cấp
sau khủng hoảng, khoản tiền được tiếp tục kí hợp đồng được vài năm. Sự suy giảm
trong tín dụng thương mại có thể là kết quả của hiệu ứng nguồn cung (supply
effect); đó là các công ty không thể có được tài trợ ngân hàng, làm giảm nguồn
cung tín dụng mà họ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, người mua của
các công ty này cũng ít sẵn lòng để nhận thêm nhiều tín dụng hơn. Bên cạnh đó,
Coulibaly cùng các cộng sự (2013) nghiên cứu vai trò của thắt chặt tín dụng trong
giai đoạn co hẹp của toàn bộ các hoạt động kinh tế trong suốt khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008-2009, sử dụng bộ dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp từ sáu (06) nền kinh
tế mới nổi ở châu Á. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các công ty dễ bị tổn thương về
mặt tài chính (financially-vulnerable) chuyển sang nguồn tín dụng thương mại từ
các nhà cung ứng như một sự bổ sung một hình thức tài trợ khác khi điều kiện tài
chính xấu đi.
Cuối cùng, về mối quan hệ đồng thời, Yang (2011) kiểm tra mối quan hệ nhân quả
giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng tài


12
chính gần đây. Kết quả của Yang cho thấy, tín dụng ngân hàng và các khoản phải
trả/phải thu có mối quan hệ đồng thời và có một tác động thay thế/ bổ sung giữa tín
dụng ngân hàng và các khoản phải trả/phải thu. Ngoài ra, Yang cũng kết luận rằng
các công ty có vị thế tài chính dễ bị tổn thương (ví dụ, các công ty bị hạn chế tài
chính - financially constrained) có khả năng cắt nguồn cung tín dụng cho khách
hàng và gia tăng sử dụng tín dụng từ các nhà cung ứng. Đặc biệt, Lin & Chou

(2015) sử dụng bộ dữ liệu theo tần suất quý của 1213 doanh nghiệp ở Trung Quốc
trong giai đoạn từ Q1 2006 đến Q4 2012 nhằm xem xét mối quan hệ giữa tín dụng
thương mại và tín dụng ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu còn điều tra xem mối
quan hệ này bị tác động như thế nào bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 20082009. Nghiên cứu của Lin & Chou (2015) cho một số kết luận như sau. Thứ nhất,
có một mối quan hệ dương, có ý nghĩa thống kê giữa nguồn cung cấp tín dụng
thương mại (tức là các khoản phải thu) và khoản nợ vay ngân hàng. Và một mối
quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu của tín dụng thương mại (tức
là các khoản trả - accounts payable) và khoản nợ vay ngân hàng. Kết quả này đồng
nghĩa với một mối quan hệ vừa bổ sung và vừa thay thế giữa tín dụng thương mại
và tín dụng ngân hàng.
Tổng hợp các các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNTM và TDNH
Tác giả nghiên cứu

Tác động thay thế
(Substitution)

Tác động bổ sung
(Complementary)

Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001)



Biais và Gollier (1997)



Giannetti cùng các cộng sự(2011)




Yang (2011)





Lin & Chou (2015)





Love cùng các cộng sự (2007)



Coulibaly cùng các cộng sự (2013)




13
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
Tóm lại, xét về bản chất, tín dụng thương mại cũng tương tự như tín dụng ngân
hàng trong ngắn hạn. Do đó, sẽ là cần thiết khi thảo luận về mối quan hệ giữa tín
dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tuy vậy, các nghiên cứu trước đây, đã
không có kết luận nào chắc chắn được đưa ra liệu tín dụng thương mại và tín dụng
ngân hàng có mối quan hệ bổ sung hay thay thế. Theo đó, quy mô công ty (firm

size) (lớn hay nhỏ), bản chất công ty (corporate nature – thuộc ngành có hàng hóa
công (public utilities) hay ngành có hành hóa tư (private companies) và các ngành
khác nhau (industries - ngành sản xuất (manufacturing) hay phi sản xuất (nonmanufacturing)). Những nhân tố này sẽ tạo ra tác động bổ sung hay thay thế giữa tín
dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Do đó, tác giả sẽ tiếp tục tổng quan các
nghiên cứu trước đây về các nhóm nhân tố này trong phần tiếp theo.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù còn chưa chắc chắn, nhưng các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, suốt
giai đoạn khủng hoảng tài chính, các tổ chức tài chính sẽ giảm hoặc thắt chặt, thậm
chí là cắt nguồn tài trợ. Các công ty sẽ cố gắng tìm kiếm các kênh tài trợ không
chính thức khác và tín dụng thương mại sẽ giúp cho các công ty vượt qua được
những tác động trong giai đoạn thắt chặt tín dụng này. Kết quả là, vốn vay ngân
hàng và các khoản phải trả có mối tương quan âm, hàm ý một tác động thay thế.
Cùng lúc đó, các công ty siết chặt các điều kiện tài chính dẫn đến việc cắt giảm tín
dụng thương mại cho khách hàng của họ như kết quả của thắt chặt nguồn vốn vay
ngân hàng. Vì vậy, tác giả kỳ vọng các khoản vay ngân hàng và các khoản phải thu
có mối tương quan dương, hàm ý một tác động bổ sung. Dựa trên những lập luận và
kết quả ở trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu cho tình huống của Việt Nam
như sau:
Giả thuyết H1: Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng tồn tại tác
động bổ sung và thay thế trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đó là, tác


14

động thay thế giữa vay vốn ngân hàng và khoản phải trả nhưng có tác
động bổ sung giữa vay vốn ngân hàng và các khoản phải thu.
2.2.2. Tác động của quy mô công ty lên cung và cầu của tín dụng thương mại
Một số nghiên cứu trước đây đã điều tra tác động của quy mô công ty lên tín dụng
thương mại như Nilsen (2002), Severin cùng cộng sự (2004), Choi và Kim (2005),
Petersen và Rajan (1997), Ng cùng cộng sự (1999), Lin & Chou (2015).

Nilsen (2002) chỉ ra rằng các công ty có quy mô nhỏ đi kèm với những hạn mức tín
dụng (credit-rationed) thường có nhu cầu tín dụng thương mại nhiều hơn các công
ty có quy mô lớn. Nói cách khác, các công ty này sẽ lấp đầy khoảng trống tài chính
do hạn mức tín dụng tạo ra bằng tín dụng thương mại nhiều hơn. Tín dụng thương
mại cũng có sẵn khi các hình thức tài trợ khác không đủ. Severin, Alphonse, và
Ducret (2004) đưa ra bằng chứng các công ty nhỏ ở Mỹ sử dụng tín dụng thương
mại để cải thiện mức độ tín nhiệm (creditworthiness) của mình. Kết quả cho thấy
rằng tín dụng thương mại có thể được xem như dấu hiệu của chất lượng công ty và
việc sử dụng tín dụng thương mại làm gia tăng khả năng tiếp cận sự sẵn có của
nguồn vốn vay ngân hàng. Choi và Kim (2005) xem xét các công ty sẽ thay đổi tín
dụng thương mại như thế nào để phản ứng với sự thắt chặt tiền tệ. Không có bằng
chứng cho thấy, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, các công ty lớn (S&P500) sẽ tăng
tín dụng thương mại nhiều hơn các công ty nhỏ. Petersen và Rajan (1997) thấy rằng
có một tác động đáng kể khi quy mô được sử dụng như đại diện để tiếp cận với
nguồn tín dụng của nhà cung ứng. Các công ty lớn cung cấp tín dụng thương mại
nhiều hơn đáng kể các công ty nhỏ. Tuy nhiên, các công ty nhỏ có thể không cung
cấp tín dụng thương mại ngay cả khi sẵn sàng tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng
hoặc tổ chức tài chính. Ng, Smith, và Smith (1999) chỉ ra các công ty lớn có thể
cung cấp tín dụng thương mại nhiều hơn vì họ có lợi thế quy mô trong việc cung
cấp tín dụng thương mại. Nilsen (2002) thấy rằng cả công ty nhỏ và lớn đều có
nhiều khoản phải trả (accounts payable) hơn trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ
(monetary contractions). Đặc biệt, Lin & Chou (2015) đưa ra kết luận thứ 2 trong


15
nghiên cứu của mình. Các công ty lớn có tác động thay thế và bổ sung giữa khoản
vay ngân hàng và các khoản phải trả, phải thu. Các khoản phải thu giảm xuống
trong giai đoạn khủng hoảng và sau 2 năm. Tuy nhiên, các khoản phải trả tăng lên
liên tục trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Các công ty nhỏ có tác
động bổ sung giữa khoản vay ngân hàng và khoản phải trả. Nhu cầu tín dụng

thương mại liên tục tăng trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng.
Tổng hợp các các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu tác động của quy mô công ty lên nguồn cung và
cầu của tín dụng thương mại.
Quy mô lớn
(Large firms)

Quy mô nhỏ
(Small firms)

Nilsen (2002)

Cung cấp

Nhu cầu

Severin cùng cộng sự (2004)

Cung cấp

Nhu cầu

Choi & Kim (2005)

Cung cấp

Nhu cầu

Petersen & Rajan (1997)


Cung cấp

Nhu cầu

Ng cùng cộng sự (1999)

Cung cấp

Nhu cầu

Tác giả

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
Từ các nghiên cứu trên, dường như các công ty lớn đóng vai trò là nhà cung cấp tín
dụng thương mại. Điều này có nghĩa là quy mô công ty và khoản phải thu có mối
tương quan dương. Mặt khác, các công ty nhỏ thường đóng vai trò người có nhu cầu
tín dụng thương mại, chỉ ra rằng quy mô công ty và khoản phải trả có tương quan
âm. Mặt khác, Việt Nam, cũng giống như hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và
cũng giống như Trung Quốc, ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ việc cung cấp
vốn tài chính cho các công ty. Các ngân hàng ở Trung Quốc chủ yếu phục vụ nhu
cầu tài chính của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, trong khi các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng
(Du, Lu, & Tao, 2012). Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Võ Trí Thành (Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) chỉ có khoảng 30% doanh


16
nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính, tín dụng ngân hàng chậm lại đáng kể, và vì vậy, sự sẵn có của tín
dụng thương mại quan trọng hơn đối với các công ty lớn. Các công ty lớn sẽ giảm

khoản phải thu nhiều hơn các công ty nhỏ suốt khủng hoảng tài chính, nhưng các
công ty nhỏ sẽ tăng khoản phải thu nhiều hơn các công ty lớn để giữ mối quan hệ
lâu dài với khách hàng.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Về phía cầu tín dụng thương mại (demand side), rất trực quan khi kỳ vọng các công
ty lớn sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn khi vay vốn ngân hàng bị hạn chế
không đáp ứng được nhu cầu của công ty. Vì vậy, các công ty lớn sẽ gia tăng nhu
cầu khoản phải trả nhiều hơn các công ty nhỏ suốt khủng hoảng tài chính. Dựa trên
những lập luận và kết quả ở trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu cho tình
huống của Việt Nam như sau:
Giả thuyết H2: Suốt khủng hoảng tài chính, các công ty lớn giảm nguồn
cung của các khoản phải thu và sử dụng nhiều hơn các khoản phải trả so
với các công ty nhỏ.
2.2.3. Tác động của doanh nghiệp có hàng hóa công và doanh nghiệp có hàng
hóa tư lên cung và cầu tín dụng thương mại
Các công ty có hàng hóa công (utilities) bao gồm các công ty sản xuất và phân
phối điện năng, các công ty quản lý hệ thống nước, khí gas sinh hoạt… Đây là các
doanh nghiệp phần lớn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, được hỗ trợ và bảo lãnh bởi
nhà nước. Các nhà cung ứng sẽ không phải lo lắng về rủi ro mất khả năng thanh
toán (hoặc vỡ nợ). Do đó các nhà cung ứng sẵn sàng cung cấp thêm các khoản mua
chịu nhiều hơn hay cung cấp các khoản phải thu nhiều hơn cho các công ty phục vụ
công ích trong khủng hoảng tài chính. Ngược lại, các công ty có hàng hóa tư có
nguy cơ mất khả năng thanh toán (hoặc vỡ nợ) cao hơn, do đó họ có ít khoản phải
trả cho các nhà cung ứng suốt khủng hoảng tài chính. Đặc biệt, Lin & Chou (2015)
đưa ra kết luận thứ 3 trong nghiên cứu của mình, các ngành phục vụ công ích chỉ có


17
tác động thay thế giữa khoản vay ngân hàng và các khoản phải trả. Nguồn cung tín
dụng thương mại giảm suốt giai đoạn khủng hoảng và sau 1 năm. Tuy nhiên, nhu

cầu tín dụng thương mại tăng liên tục trong giai đoạn khủng hoảng và sau khủng
hoảng. Các công ty có hàng hóa tư chỉ có tác động bổ sung giữa khoản vay ngân
hàng và tín dụng thương mại. Nguồn cung tín dụng thương mại giảm trong suốt giai
đoạn khủng hoảng trong khi nguồn cung và nhu cầu tín dụng thương mại liên tục
tăng trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên những lập luận và kết quả ở trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu cho
tình huống của Việt Nam như sau:
Giả thuyết H3: Suốt cuộc khủng hoảng tài chính, các công ty có hàng hóa
công nhận được tín dụng thương mại nhiều hơn từ các nhà cung ứng,
trong khi các công ty có hàng hóa tư nhận được tín dụng thương mại ít
hơn.
2.2.4. Tác động của ngành sản xuất và phi sản xuất lên cung và cầu tín dụng
thương mại
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, sự khác nhau trong ngành nghề hoạt động sẽ có
những tác động khác nhau lên cung và cầu tín dụng thương mại. Cụ thể, ngành sản
xuất sẽ sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn ngành phi sản xuất vì ngành phi
sản xuất bao gồm các công ty bán lẻ và dịch vụ nhiều hơn, khả năng sử dụng giao
dịch bằng tiền mặt nhiều hơn là giao dịch tín dụng. Do đó cung và cầu tín dụng
thương mại của ngành phi sản xuất ít quan trọng bằng ngành sản xuất. Theo đó,
Lin & Chou (2015) đưa ra kết luận cuối cùng trong nghiên cứu của mình, các
ngành sản xuất đã có tác động thay thế/bổ sung giữa khoản vay ngân hàng và các
khoản phải trả/phải thu. Nhu cầu tín dụng thương mại liên tục tăng trong giai đoạn
khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Mặc dù các ngành phi sản xuất có tác động thay
thế/bổ sung giữa vốn vay ngân hàng và các khoản phải thu/phải trả, nguồn cung và
nhu cầu tín dụng thương mại tăng và giảm không đáng kể trong thời kì khủng


×