Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: “Đánh giá mức độ tồn dư nitrat trong rau, đất trồng rau của các mô hình thâm canh rau tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.55 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học 2013 - 2017 của ngành Khoa học môi trường
tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, được sự đồng ý của Khoa và Nhà
trường, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ tồn dư nitrat trong rau, đất
trồng rau của các mô hình thâm canh rau tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội”. Trong quá trình nghiên cứu tuy gặp rất nhiều khó
khăn, nhưng nhờ sự dẫn dắt tận tình của Ths. Bùi Văn Năng cũng như nhận
được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo trong khoa, các thầy cô giáo trung tâm
phân tích môi trường mà tôi đã hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn
thầy Bùi Văn Năng và các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng
và Môi trường, trường Đại học Lâm Nghiệp về sự giúp đỡ tâm huyết của
mình.
Đề tài khóa luận này được thực hiện trong khoảng thời gian và kinh
nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý
của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đại học Lâm Nghiệp, ngày…, tháng…, năm…
Sinh viên
Lê Công Đức Anh

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Loại rau
Cải xanh hữu cơ 1


Cải xanh hữu cơ 2
Cải xanh thông thường
Bắp cải hữu cơ 1
Bắp cải hữu cơ 2
Bắp cải thông thường
Rau muống hữu cơ 1
Rau muống hữu cơ 2
Rau muống thông thường
Cà rốt hữu cơ 1
Cà rốt hữu cơ 2
Cà rốt thông thường
Cà chua hữu cơ 1
Cà chua hữu cơ 2
Cà chua thông thường
Đậu cove leo hữu cơ 1
Đậu cove leo hữu cơ 2
Đậu cove leo thông thường
Quyết định
Bộ Y Tế
Đồng bằng sông Cửu Long
Hợp tác xã
Rau an toàn
Nông nghiệp hữu cơ
Tiêu chuẩn cho phép

Kí hiệu
CXHC1
CXHC2
CXTT
BCHC1

BCHC2
BCTT
RMHC1
RMHC2
RMTT
CRHC1
CRHC2
CRTT
CCHC1
CCHC2
CCTT
ĐHC1
ĐHC2
ĐTT

BYT
ĐBSCL
HTX
RAT
NNHC
TCCP

DANH MỤC BẢNG

3


DANH MỤC HÌNH

4



TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài khóa luận: “Đánh giá mức độ tồn dư nitrat trong rau, đất
trồng rau của các mô hình thâm canh rau tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc
Sơn – thành phố Hà Nội”.
2. Sinh viên thực hiện: Lê Công Đức Anh
3. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Văn Năng
4. Mục tiêu nghiên cứu

-

Mục tiêu chung:
Góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nâng

cao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau và trong một số
-

loại rau điển hình ở các mô hình thâm canh tại xã Thanh Xuân.
Đề xuất được giải pháp phù hợp nhằm giảm lượng nitrat tồn dư trong đất
trồng và trong các loại rau.
5. Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau tại khu vực xã Thanh Xuân.
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong rau của một số loại hình canh tác


-

tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
Nghiên cứu hàm lượng nitrat trong đất trồng rau hữu cơ và đất trồng rau

-

thông thường.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lượng nitrat trong rau, nâng cao chất lượng
nông sản.
6. Kết quả nghiên cứu

-

Thực trạng trồng rau tại xã Thanh Xuân.
• Rau hữu cơ.
+ Mô hình rau hữu cơ ở xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội được
thành lập năm 2008, đến nay diện tích trồng rau hữu cơ là 25ha, chia làm 25
nhóm, phân bố ở 5 thôn: thôn Trung, Na, Bái Thượng, Thanh Nhàn, Chợ Nga.
+ Kĩ thuật chăm sóc: vật tư đầu vào không chất hóa học, phân ủ mục chế
phẩm EM ủ khoảng 60-70oC.
+ Lượng phân bón 1 sào Bắc Bộ: 300-500kg.
5


+ Kiểm tra chất lượng môi trường tại ruộng trước khi xuống giống là 6 tháng.
+ Thời điểm bón phân: bón lót khi mới trồng, bón thúc tiếp theo lúc rau
được 1 tuần tuổi đối với rau ngắn ngày, 20 ngày tuổi với rau dài ngày.



Rau thông thường.
+ Rau thông thường ở xã Thanh Xuân chủ yếu trồng với quy mô nhỏ lẻ,

hộ gia đình với mục đích tự cung, tự cấp cho gia đình, hoặc có thể bán ra chợ
địa phương.
+ Loại phân bón bao gồm phân chuồng và phân hóa học.
+ Lượng phân bón chưa được định lượng cụ thể.
-

Xác định hàm lượng nitrat tồn dư trong rau, trong đất trồng rau của các mô
hình thâm canh.
+ Theo quyết định 867/1998/QĐ-BYT về giới hạn hàm lượng nitrat trong
rau, thì số mẫu vượt quá tiêu chuẩn chiếm 63,16% tổng số mẫu nghiên cứu.
+ Hàm lượng nitrat trong đất trồng rau dao động từ 74,29 mg/kg đất ÷
721,5 mg/kg đất.

-

Tìm ra mối liên hệ giữa hàm lượng nitrat trong rau, trong đất trồng rau của
các mô hình thầm canh rau.
+ Qua nghiên cứu, nhận thấy loài cải xanh hấp thụ nitrat lớn nhất với
hàm lượng trung bình 1516,65 mg/kg rau.
+ Nghiên cứu chỉ ra hầu hết các mẫu rau hữu cơ có hàm lượng nitrat tồn
dư ít hơn mẫu rau thông thường.
+ Nghiên cứu cho thấy được mối quan hệ giữa hàm lượng nitrat trong
rau và trong đất. Hàm lượng nitrat trong đất cao dẫn đến tồn dư nitrat trong
rau cũng cao.

-


Đề tài đã đề xuất 4 giải pháp để nhằm hạn chế khả năng tích lũy, tồn dư nitrat
trong rau, nhằm quản lý hiệu quả chất lượng nông sản.

6


MỞ ĐẦU
“Cơm không rau như đau không thuốc”, rau củ quả đã trở thành một
thứ thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Chúng cung cấp
rất nhiều vitamin, tinh bột, chất xơ, khoáng vi lượng – những thứ cần thiết
cho sự phát triển sinh trưởng, phát triển sinh lý của con người. Không chỉ là
dinh dưỡng mà nhiều loại rau, củ quả còn có khả năng làm tăng miễn dịch cho
cơ thể, có thể ức chế sự hoạt động của các tế bào, sinh vật gây hại trong cơ
thể. Ví dụ súp lơ xanh được coi là thực đơn tốt có đặc tính phòng ngừa các
bệnh ung thư, rau cải xanh ngừa táo bón, ung thư bàng quang,…
Rau quan trọng và có lợi tới sức khỏe con người là thế, nhưng trong
khoảng thời gian gần đây người tiêu dùng đang đặt ra một câu hỏi là “Có nên
ăn rau nữa không?”. Vấn đề rau không sạch, thực phẩm bẩn đang được người
người, nhà nhà lo lắng trong mỗi bữa ăn hàng ngày, không may mua phải rau
bẩn thì ngược với lợi ích của nó, rau trở thành vũ khí giết người lợi hại. Vì lợi
nhuận tức thời mà người trồng rau đang có những mánh khóe nhằm tạo được
sản phẩm tốt về số lượng, hình thức mà chưa hề đảm bảo chất lượng để cung
cấp cho thị trường. Những hành vi phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh
trưởng, ngay cả bón phân bón hóa học quá mức cũng được coi là những
nguyên nhân tạo ra rau bẩn. Thật là khó phân biệt được rau bẩn và rau sạch
hiện nay.
Tưởng chừng phân bón hóa học là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây
trồng. Nhưng sử dụng chúng một cách không hợp lý dẫn đến ô nhiễm môi
trường. Hàm lượng nitrat trong phân đạm kích thích sự sinh trưởng của thực
vật nên vào cuối vụ rau thường được bón rất nhiều để đạt được năng suất cao.

Mặc dù là dinh dưỡng của cây nhưng hàm lượng quá nhiều thì lượng nitrat sẽ
tích lũy trong rau, trong đất, trong nước ngầm. Con người ăn phải chúng thì sẽ
biến đổi thành nitrit nguy hại đối với sức khỏe con người. Nitrit sẽ oxi hóa
hemoglobin có trong máu, làm xuất hiện hiện tượng thiếu máu. Nitrit tác dụng
với các axitamin tạo thành Nitrosamines – tác nhân gây ung thư dạ dày.

7


Sóc Sơn là địa phương sản xuất rau lớn, mà trong đó xã Thanh Xuân –
Sóc Sơn là nơi điển hình trồng rau của thành phố, không chỉ tự cung tự cấp
mà còn là nơi xuất rau cho thị trường thành phố Hà Nội. Vì vậy vấn đề chất
lượng rau cần được quan tâm đúng mực. Xã Thanh Xuân hiện nay đang tồn
tại 2 mô hình sản xuất rau chính là mô hình sản xuất rau hữu cơ và mô hình
sản xuất rau thông thường. Với sự ảnh hưởng của nitrat đến con người như đã
nêu trên, để đánh giá thực trạng tồn dư hàm lượng nitrat trong rau giữa các
mô hình canh tác rau, đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón của nông dân đối
với rau trồng, khóa luận đã lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ tồn dư nitrat
trong rau, đất trồng rau giữa các mô hình thâm canh rau tại xã Thanh
Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.” Kết quả của khóa luận sẽ chỉ ra
sự khác biệt về hàm lượng nitrat trong rau được trồng theo các phương thức
khác nhau, cũng như sự khác biệt về hàm lượng nitrat tồn dư của các loại rau
khác nhau. Từ đó đề xuất ra những giải pháp giảm thiểu hàm lượng nitrat
trong rau, đảm bảo chất lượng nông sản.

8


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về rau
-

Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ
biến tuy nhiên trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có thể gộp
chung vào các loại rau.
1.2. Vai trò của rau [13]

-

Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng
protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ
thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm,
các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có

-

loại đường tan trong nước và chất xenluloza.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm
ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt
rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi... Ăn rau
tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự
tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch
vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn
có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần

-

dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như

các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các
men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến

-

tuỵ.
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng
loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%).
Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như
nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót
(4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong
rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh bột, xenluloza và các chất
9


pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có
những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu
trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới
dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác
dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu
-

hoá dễ dàng.
Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và
muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau
tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin
nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất
ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng.
Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Chúng
giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ

thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm
axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều
kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất
khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng
tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê
trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg. Đặc biệt là các loại

-

rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt
hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan tốt.
Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày
của chúng ta không thể thiếu rau.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới

-

Trên thế giới rau là loại cây được trồng từ lâu đời. Người Hy Lạp. Ai Cập cổ
đại đã biết trồng rau và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực phẩm. Từ
năm 2000 trở lại đây diện tích trồng rau trên thế giới tăng bình quân mỗi năm
trên 600.000 ha, sản lượng rau cũng tăng dần qua các năm. Theo FAO, 2006:
Năm 2000 diện tích rau trên thế giới là 14.826.956 ha thì đến năm 2005 diện
10


tích tăng lên 18.003.909 ha, sản lượng tăng từ 218.336.847 tấn lên đến
249.490.521 tấn. [3]
- Theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/

năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có nghĩa là cung
chưa đủ cầu. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập nội rau
quả ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu rau quả tươi
ngày càng lớn, giá cả ngày càng cao. Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị
trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635
tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ
USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm
thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó
nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%. [16]
- Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ
do có chứa các loại vitamin, các chất chống ôxi hoá tự nhiên, có khả năng
chống lại một số bệnh như ung thư. Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày
càng tăng. Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dân của bất
cứ quốc gia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các
loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm. Xu hướng hiện nay là sự tiêu
thụ ngày càng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khoẻ.
Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO, 2006).
Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động của các yếu tố
như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ
nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt là rau ăn lá.
Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 - 23%, trong khi mức
tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %. [3]
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Việt nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời, với điều kiện khí hậu rất thích
hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo hạt của các loại rau, kể cả rau có nguồn
gốc á nhiệt đới và ôn đới. Cho tới nay có khoảng 70 loài thực vật được sử
dụng làm rau hoặc được chế biến thành rau. Riêng rau trồng có khoảng hơn
11



30 loài trong đó có khoảng 15 loài là chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau
ăn lá. Diện tích rau tập trung ở 2 vùng chính là vùng đồng bằng Sông Hồng và
vùng đồng bằng Nam Bộ. Trong các loại rau thì rau muống được trồng phổ
biến nhất trên cả nước, tiếp đến là bắp cải được trồng nhiều ở miền Bắc. Đối
với nông dân, rau là loại cây trồng cho thu nhập quan trọng cho nông hộ.
Tuy vậy sản xuất rau của Việt Nam chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia
đình khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều. Bên cạnh đó sản xuất phụ
thuộc nhiều vào phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và môi trường sản xuất bị
ảnh hưởng khá lớn bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Việc chạy
theo lợi nhuận, áp dụng thiếu chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với
sự thiếu hiểu biết của người trồng rau đã làm cho sản phẩm rau xanh bị ô
nhiễm NO3-, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật.
Vấn đề ô nhiễm rau xảy ra ở hầu khắp các vùng trồng rau trong cả nước. Đó
là những nguyên nhân làm cho các sản phẩm rau của Việt Nam chưa hấp dẫn
được người tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng quốc tế.
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang là nỗi lo của tất cả mọi người,
mọi ngành. Rau là thực phẩm được sử dụng, hàng ngày ở tất cả các gia đình,
vì vậy để đảm bảo sức khoẻ người sử dụng trong những năm gần đây Nhà
nước và các địa phương đã có rất nhiều chủ trương giải pháp nhằm nhanh
chóng phát triển các mô hình trồng rau an toàn. [3]
Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo Cục
Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây,
ĐBSCL có diện tích rau tăng nhanh. Tính đến năm 2015, toàn vùng có
khoảng 246 240 ha trồng rau, chiếm khoảng 30% diện tích trồng rau cả nước.
Một số khu vực có diện tích trồng rau lớn như: Tiền Giang 46600 ha, Sóc
Trăng 37700 ha. Trong đó diện tích rau ăn lá 106 154 ha, rau ăn trái là 77068
ha và còn lại một số loại rau ăn củ và rau khác. Năng suất trung bình ở
ĐBSCL cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lượng rau an toàn
4400 tấn/năm (Viện khoa học kỹ thuật miền Nam). Trong những năm gần đây,
diện tích trồng rau của ĐBSCL tăng lên nhanh chóng, trở thành vùng sản xuất

12


rau chủ yếu của cả nước. Tuy nhiên ngành sản xuất rau chỉ mới hướng đến
phục vụ thị trường trong nước. Năm 2014, có 244000 ha sản xuất rau, đạt
năng suất 16,25 tấn/ha với sản lượng 3863 tấn/năm (Viện khoa học kỹ thuật
miền Nam). Do diện tích 2015 so với 2014 tăng khoảng 2240 ha, sản lượng
tăng khoảng 500000 tấn/năm, tốc độ bình quân 7,9 %/năm nên năng suất cũng
tăng khoảng 0,75 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2015, rau an toàn
hướng tới sản xuất theo công nghệ cao, mô hình hiện đại, đặc biệt mô hình
nhà kính, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đã áp dụng phổ biến tại các
vùng ĐBSCL.
Bảng 1. 1. Diện tích và sản lượng trồng rau an toàn ĐBSCL qua các năm.
Năm
Diện tích (1000 ha)
Sản lượng (1000 tấn)
Năng suất (tấn/ha)

2013
231,6
3242,5
16,2

2014
244
3863
16,25

Chênh lệch năm
2014 - 2015

246,2
2,2
4400
537
17
0,75
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2015

Thực trạng diện tích sản xuất rau an toàn ở ĐBSCL là chưa đủ lớn,
năm 2015 nơi cao nhất là Tiền Giang với hơn 46600 ha. Nhưng diện tích này
lại nằm rải rác, bằng chứng là diện tích tập trung 21 ha tại HTX Gò Công và
HTX Long Thuận là 6,08ha. Hoạt động sản xuất nói chung vẫn còn manh
mún, quy mô hộ gia đình hoặc HTX. Nhưng hiện nay, hoạt động HTX vẫn
còn một số bất. Hiện nay địa phương có quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ các nông
dân chuyển sang canh tác rau an toàn (RAT), nhưng chỉ một số nơi như Tiền
Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang là thực hiện tương đối hiệu quả, các
địa phương còn lại chỉ ở mức thử nghiệm mô hình với diện tích nhỏ. [15]
1.4. Tổng quan về nitrat
A, Khái niệm về nitrat
-

Nitrat là những chất có chứa gốc NO 3-, có thể là KNO3, NaNO3 là thành phần
chủ yếu có trong phân đạm. NO3- cùng với NH4+ là 2 thành phần dinh dưỡng
của cây, cây sử dụng các gốc này để sinh trưởng và phát triển.

13



B, Vai trò, tác động của nitrat đến hệ sinh thái và con người [9][10]


Đối với thực vật: NO3- là nhân tố kích thích sự sinh trưởng của thực vật, giúp

cây gia tăng sinh khối.
• Đối với con người:
- Trong điều kiện tự nhiên: NO3- tồn tại góp phần giúp thực vật sinh trưởng, và hàm
-

lượng tồn tại không nhiều, an toàn cho người sử dụng rau, củ, quả.
Trong việc dùng phân đạm để kích thích sự sinh trưởng của cây, người ta bón
vào cuối vụ thu hoạch để tăng năng suất rau, nitrat không chuyển hóa hết
trong rau dẫn đến tích lũy, tồn dư lượng nitrat, hàm lượng này gây hại đến sức
khỏe con người. Lượng tồn dư này nếu chúng ta ăn hoặc uống liên tục thì khi
nitrat vào cơ thể người sẽ tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do
tác dụng của các men tiêu hóa, từ đó sinh ra Nitrit (NO 2-) và dẫn đến 2 tác hại
chính sau:
+ Nitrit có tác dụng oxi hóa Hemoglobin chứa trong hồng cầu biến
Hemoglobin thành Methemoglobin, từ đó cơ thể sẽ không làm tròn chức năng
hô hấp có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt, với hàm lượng cao hơn có thể
gây ức chế oxy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu làm cho cơ thể
choáng váng và ngất, trường hợp ngộ độc trầm trọng nếu không được cứu
chữa gấp sẽ dấn đến tử vong.
+ Nitrit trong cơ thể dễ tác dụng với các axit amin tạo thành
Nitrosamines - chính là chất hình thành tế bào ung thư. Ung thư rõ nhất là:
Ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư ruột kết.
1.5. Tổng quan về các mô hình trồng rau.
1.5.1. Mô hình nông nghiệp hữu cơ (rau hữu cơ)
A, Khái niệm


-

Theo IFOAM, 2002: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới
thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm
an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử
dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ,
tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng

14


các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình
-

sản xuất” [4].
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh
tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ
sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi”
[4].
B, Vai trò của nông nghiệp hữu cơ


-

Đối với môi trường [4]

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất thân thiện với môi
trường, sử dụng những nguyên liệu, năng lượng có sẵn trong tự nhiên để phục
vụ sản xuất, dựa vào nguồn tài nguyên có thể tái tạo được (tài nguyên hữu


-

cơ).
Tránh được việc khai thác quá mức tài nguyên không thể tái tạo nhằm phụ vụ

-

phát triển nông nghiệp.
Phân hữu cơ giúp tăng độ mùn cho đất, không gây hại đến khả năng sinh

-

trưởng, phát triển của sinh vật đất, tăng kết cấu đất, tránh suy thoái đất.
Góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ
được quan tâm trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an
toàn vệ sinh thực phẩm đến mức báo động. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp
hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là những bước đầu với quy mô và phạm vi
chưa lớn.
Một số mô hình rau tiêu biểu: [14]
 Dự án ADDA - VNFU về canh tác hữu cơ

Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức hỗ trợ phát
triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự
án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012. Mục đích của dự án là nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết kỹ thuật về canh tác NNHC cho các nhóm/ hộ nông
dân, đồng thời hỗ trợ họ sản xuất được các sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn. Người
dân tham gia dự án được tập huấn về các khâu của quá trình sản xuất, thị
trường, tiêu thụ và liên kết khách hàng. Dự án đã tạo được sự quan tâm phối

hợp của Hội Nông dân 9 tỉnh/ thành phố (Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang,
15


Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình và Hà Tĩnh). Dự án đã tổ
chức được 155 lớp tập huấn cho nông dân và các đối tượng khác tham gia về
canh tác NNHC. Đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ
trên tổng diện tích 70 ha mô hình tại 9 tỉnh, đối tượng là rau, lúa, cam, vải,
nho, chè và cá nước ngọt.
Theo báo cáo, sản phẩm từ các mô hình được sản xuất theo tiêu chuẩn
sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng đô thị. Một số nhóm NNHC đã hoạt động khá thành công, ví
dụ như nhóm rau hữu cơ của xã Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn
trên diện tích 5000m , cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công
2

nghiệp và nhà hàng/khách sạn trong vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và Hòa
Bình thường xuyên cung cấp 2,5 - 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm
bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án.
Một trong các ví dụ thành công này là Nhóm hộ nông dân ở xã Tân
Đức tỉnh Phú Thọ. Xã thành lập tổ sản xuất rau hữu cơ từ tháng 1/2008, đến
năm 2010 nhóm đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất rau hữu cơ với tổng số
198 hộ nông dân tham gia. Nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ của xã hiện
đã có thể tự vận hành được công việc, từ khâu lựa chọn vùng trồng thích hợp
(bao gồm cả việc thuê phân tích chất lượng mẫu đất và mẫu nước), chuẩn bị
phân hữu cơ hoai mục, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và quản lý, truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm, phát triển mạng lưới thị trường và đáp ứng yêu
cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn PGS.
 Ecolink-Ecomart với sản phẩm chè và rau hữu cơ


Ecolink được thành lập năm 2003 để hỗ trợ các hộ nông dân nhỏ sản
xuất và tiêu thụ chè. Ecomart Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc sáp
nhập giữa Ecomart cũ và Ecolink.
Bên cạnh chè hữu cơ là sản phẩm chính, Ecolink - Ecomart hiện đang
sản xuất và tiêu thụ 20 chủng loại rau hữu cơ, đáp ứng nhu cầu rau xanh giao
tận nhà cho khoảng 2000 khách hàng (trong đó có khoảng 500 khách hàng

16


thường xuyên), kể cả việc mua bán qua mạng. Với sản phẩm rau hữu cơ, công
ty đang áp dụng phương pháp PGS để kiểm soát và đảm bảo chất lượng.
 Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ
Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt,
tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ.
Chủ công ty là TS.Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu
sản xuất và tiêu thụ cây giống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ
năm 2003 và mua đất lập trang tại sản xuất rau từ tháng 10-2006. Ý tưởng của
ông Hùng về việc thành lập công ty bắt nguồn từ việc quan sát thấy có nhiều
khách hàng và nhà hàng, khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cần mua các sản phẩm rau
hữu cơ được sản xuất ngay tại địa phương. Với ý tưởng đó, ông Hùng đã
thành lập và phát triển Organik Đà Lạt khá thành công.
Công ty cho biết hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các
loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng
Pacific và khoảng 1000 khách hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam.
Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và
một số nước láng giềng.

-


Đối với chất lượng sản phẩm.

Giàu dinh dưỡng, không độc hại.
1.5.2. Mô hình sản xuất nông nghiệp thông thường (rau thông thường)
A, Khái niệm

-

Mô hình sản xuất nông nghiệp thông thường là việc sử dụng các loại hợp chất
hóa học như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích tăng năng
suất cây trồng.
B, Vai trò của nông nghiệp thông thường


Đối với môi trường.

-

Do sử dụng nguyên liệu, năng lượng khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản.

-

Giảm khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên.
Tăng khả năng phát thải các chất ô nhiễm hóa học vào môi trường.
17


-


Ảnh hưởng tiêu cực đến vi sinh vật đất.
Làm tính chất đất thay đổi, về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của
đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.


Đối với chất lượng sản phẩm.

-

Tăng khả năng tích tụ các chất dư thừa trong rau, làm suy giảm chất lượng

-

sản phẩm.
Sản phẩm trở nên gây hại đối với người sử dụng khi hàm lượng các nguyên tố
trong rau vượt khỏi mức an toàn.

18


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
-

Góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nâng
cao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể


-

Đánh giá được hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau và một số loại rau

-

điển hình của các mô hình thâm canh tại xã Thanh Xuân.
Đề xuất được giải pháp phù hợp để giảm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng
và trong các loại rau.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
A, Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Các loại rau:
+ Rau ăn lá: Cải xanh (Brassica Juncea L.), rau muống (Ipomoea

aquatica), bắp cải (Brassica oleracea nhóm Capitata).
+ Rau ăn thân: cà rốt (Daucus carota subsp. Sativus), su hào (Brassica
oleracea nhóm Gongylodes)
+ Rau ăn quả: cà chua (Solanum lycopersicum), đậu cove leo (Phaseolus
vulgaris L.).

19


Hình 2. 1. Cải xanh (Brassica Juncea L.)

Hình 2. 2. Bắp cải (Brassica oleracea nhóm Capitata)


Hình 2. 3. Rau muống (Ipomoea aquatica)
20


Hình 2. 4. Cà rốt (Daucus carota subsp. Sativus)

Hình 2. 5. Su hào (Brassica oleracea nhóm Gongylodes)

Hình 2. 6. Cà chua (Solanum lycopersicum)

21


Hình 2. 7. Đậu cove leo (Phaseolus vulgaris L.)
-

Đất: mẫu đất lấy tại chính nơi lấy mẫu rau.
B, Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Phạm vi không gian: xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội
Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện từ ngày 13/02/2017 đến 13/05/2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu

-

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau tại khu vực xã Thanh Xuân.
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong rau của một số loại hình canh tác

-

tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
Nghiên cứu hàm lượng nitrat trong đất trồng rau hữu cơ và đất trồng rau

-

thông thường.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lượng nitrat trong rau, nâng cao chất lượng
nông sản.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

-

Thu thập tài liệu thứ cấp là việc dùng các tư liệu được công bố của các công
trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều
tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền… liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài một cách chọn lọc. Cách kế thừa này giúp giảm tải khối lượng
công việc cần làm, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng khoa học trong bài
báo cáo. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp dùng để thu thập các thông tin
sau:
22


+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn Hà Nội
+ Số liệu, tài liệu, phương pháp điều tra, phân tích của các công trình

có liên quan.
+ Các văn bản pháp lý được lưu hành toàn quốc: tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kĩ thuật.
+ Các trang mạng internet có uy tín.
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn
-

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này đòi hỏi người
nghiên cứu phải tiến hành đi ra hiện trường để khảo sát, thu thập thông tin.
Mục đích thu thập thông tin một cách khách quan, giúp đánh giá được độ tin
cậy của các tài liệu thứ cấp. Ngoài ra đi thực địa còn giúp bổ sung những kiến

-

thức mới, đầy đủ hơn, đánh giá được hiện trạng môi trường ở các ruộng rau.
Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này là cách thu thập thông tin bằng
việc tiếp xúc với những người nông dân trồng rau, những người có kiến thức
trồng rau trong lô đất lấy mẫu khảo sát.
Mục đích tìm hiểu:
+ Diện tích trồng rau của chủ hộ.
+ Thời gian canh tác
+ Các loại hình canh tác rau.
+ Khảo sát các loại rau ưu thế.
+ Kĩ thuật trồng, chăm sóc rau.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu phân tích
2.4.3.1. Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu


-


Loại rau và đất trồng rau hữu cơ:
Do mô hình trồng rau hữu cơ được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt
giống nhau nên chọn 2 thôn để làm mẫu thử nghiệm đó là Bái Thượng (điểm

1), thôn Na (điểm 2)
• Loại rau và đất trồng rau thông thường:
- Chọn các thôn là: Chợ Nga
2.4.3.2. Nguyên tắc lấy mẫu
A, Mẫu rau lấy theo TCVN 9016:2011
-

Dụng cụ lấy mẫu:
23


+ Vật dụng dùng để thu, cắt mẫu rau như dao, kéo…
+ Vật dụng dùng để chứa, đựng rau sau khi lấy mẫu
Chú thích: Vật chứa mẫu trực tiếp: túi nilon, túi dẻo, túi giấy không
thấm nước…, vật chứa mẫu gián tiếp: sọt, thùng nhựa, khay nhựa, hộp giấy,
hộp xốp… Trên dụng chứa cần ghi thông tin chủ lô ruộng sản xuất, địa chỉ, sơ
đồ giải thửa và diện tích của lô ruộng, chủng loại rau cần lấy mẫu. Dụng cụ
lấy mẫu phải sạch, khô, sắc bén, không gỉ, không gây dập nát và không làm
thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm.
+ Tấm lược mẫu: Tấm phẳng dùng để hỗn hợp và giản lược mẫu.
Chú thích: Tấm lược mẫu được làm từ chất dẻo, nilon, giấy, loại không
thấm nước. Tấm lược mẫu phải sạch, khô, không làm thay đổi tính chất vật lý
và hoá học của mẫu.
-

Thời điểm lấy mẫu:

+ Mẫu được lấy tại thời điểm thu hoạch, tránh thời gian nắng gắt hay
đang mưa.

24


-

Trình tự lấy mẫu:
Ruộng rau (nhà kính, nhà
lưới thời kì thu hoạch)

Tính mẫu thử nghiệm
Tính mẫu đơn cho 1 mẫu thử nghiệm
Mẫu ban đầu (mẫu đơn,
mẫu điểm)

Hỗn hợp mẫu

Mẫu chung (mẫu hỗn hợp)

Giản lược mẫu
Bao gói, ghi nhãn
Bảo quản, vận chuyển
Mẫu phòng thử
nghiệm

Mẫu lưu

Hình 2. 8. Sơ đồ trình tự lấy mẫu

Yêu cầu lấy mẫu:

-

+ Mẫu cây phát triển bình thường, không biến dạng, không sâu bệnh hại,
cách bờ 1m, bỏ hàng ngoài cùng.
+ Đối với rau ăn quả: lấy quả đều từ gốc lên thân, nhánh, trừ quả trên
ngọn.
+ Đối với rau ăn lá: lấy phần thân, lá ngọn ăn được, còn lại bỏ hết.
25


×