Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THIÊN THAI

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thiên Thai đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình tôi
tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Hoàng Quốc Thái - Phó chủ tịch
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, các trưởng bản, thầy cúng và những
người cung cấp thông tin ở các xã Tân Dân, Bằng Cả (Hoành Bồ) tỉnh Quảng
Ninh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp
những thông tin quan trọng.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô và cán bộ Khoa Văn học Việt
Nam, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ, chỉ
bảo và truyền cho tôi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã nhiệt tình động viên cho tôi thêm động lực hoàn thành tốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 1
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 4
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRUYỆN KỂ DÂN
GIAN CỦ A NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH .................................................... 7

1.1. Người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Quảng Ninh ............................... 7
1.1.1. Người Dao ở Việt Nam ........................................................................... 7
1.1.2. Người Dao ở Quảng Ninh ..................................................................... 10
1.2. Truyện kể dân gian của người Dao và truyện kể dân gian của người
Dao ở Quảng Ninh ................................................................................ 13
1.2.1. Truyện kể dân gian của người Dao ....................................................... 13

1.2.2. Diện mạo và phân loại của truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh.... 15
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 17
Chương 2: NỘI DUNG CỦ A TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NGƯỜI DAO Ở
QUẢNG NINH ................................................................................................ 18

2.1. Nhóm truyện kể về nguồn gốc dân tộc .................................................... 18
2.2. Nhóm truyện kể các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc các sự vật ............. 28
2.3. Nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập quán sinh hoạt nghệ thuật của người Dao ....................................................................... 32


iv

2.4. Nhóm truyện kể thể hiện ước mơ của người Dao về xã hội công
bằng, trừng trị kẻ xấu .............................................................................. 34
Chương 3: NGHỆ THUẬT CỦ A TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NGƯỜI DAO
Ở QUẢNG NINH............................................................................................. 39

3.1. Đặc điểm nhân vật trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ......... 39
3.1.1 Nhân vật thần kỳ, ma quỷ ...................................................................... 39
3.1.2. Nhân vật là người bình thường ............................................................. 42
3.1.3. Nhân vật là động vật ............................................................................. 48
3.2. Kết cấu và motif trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ..... 52
3.2.1. Kết cấu trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ................ 52
3.2.2. Motif trong truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh ................... 55
Chương 4: MỐI QUAN HỆ GIỮ A TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÀ
PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦ A NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH ................. 80

4.1. Mối quan hệ giữa các nhóm truyện kể về nguồn gốc tổ tiên, các vị
thần với đời sống tín ngưỡng của người Dao ....................................... 80
4.2. Mối quan hệ giữa nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập

quán sinh hoạt - nghệ thuật với đời sống sinh hoạt - nghệ thuật của
người Dao .............................................................................................. 86
4.3. Sự biến đổi của một số phong tục tập quán của người Dao ở Quảng
Ninh hiện nay ........................................................................................ 93
Tiểu kết chương 4............................................................................................ 97
KẾT LUẬN...................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................


v

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục I: Tập hợp truyện kể dân tộc dao ...................................................................1
Phụ lục II: Truyện kể dân tộc dao sắp xếp theo nhóm truyện ...................................41
Phụ lục III: Tên các nghệ nhân kể truyện dao...........................................................42
Phụ lục IV: Bảng thống kê các loại hình nhân vật ....................................................44
Phụ lục V: Bảng thống kê các nhân vật là động vật .................................................47


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong tổng số 54 dân tộc ở Việt Nam, người Dao là một trong 3 dân tộc
(Hmông, Dao và Pà Thẻn) thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao. Theo số liệu Tổng
điểu tra Dân số và Nhà ở Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân tộc Dao có
751.067 người. Người Dao chủ yếu phân bố ở các vùng cao và trung du Bắc Bộ
như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng

Ninh ... Không chỉ có số lượng đông đảo, dân tộc Dao còn đóng góp cho kho tàng
văn hóa Việt Nam những giá trị đặc sắc, phong phú. Do tính chất phân bố rải rác và
chia thành nhiều nhóm, ngành khác nhau (Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Thanh Y, Dao
Thanh Phán, Dao Quần Chẹt ...), mỗi nhóm Dao lại có một số đặc điểm phân biệt
với nhau bên cạnh các truyền thống căn bản. Điều này trở thành tài nguyên cho
những nghiên cứu về dân tộc Dao, mà ở mỗi mặt, mỗi địa phương, mỗi nhóm Dao
lại có những phát hiện độc đáo riêng.
Quảng Ninh cũng là một trong số địa bàn có người Dao cư trú khá đông, có
mặt ở hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh. Trong quá trình hình thành và phát
triển của tỉnh Quảng Ninh, cộng đồng người Dao cũng có những đóng góp không
nhỏ. Cùng với các dân tộc khác cùng tồn tại trong địa bàn tỉnh, tộc người Dao đã
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của người dân vùng mỏ. Và cũng từ lâu,
những câu chuyện kể dân gian của người Dao, như một mạch nước ngầm trong
lành, đã xuyên suốt và thẩm thấu vào cuộc sống nhân dân. Dù vậy, vấn đề sưu tầm,
tổng hợp, nghiên cứu về truyện kể dân gian của người Dao ở Quảng Ninh vẫn là
một mảng bị bỏ trống từ lâu. Với hy vọng bổ sung phần khuyết thiếu đó, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh”,
từ đó khẳng định giá trị của truyện kể người Dao trong phong tục tín ngưỡng của
người dân, góp phần bảo tồn kho tàng văn hóa đặc sắc này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam đã xuất hiện khá sớm.
Có thể kể đến một số công trình từ thế kỷ 18 như nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 1784) với tác phẩm “Kiến Văn tiểu lục” (1778), tiến sĩ Hoàng Bình Chính với tác


2
phẩm “Hưng Hóa xứ - Phong thổ lục” (1778), nhà sử học Phạm Thận Duật với tác
phẩm “Hưng Hóa kỷ lược” (1856). Các văn bản này mới chỉ khái quát sơ lược, giới
thiệu về phong tục tập quán của người Dao chứ chưa đi sâu vào thơ ca của họ.
Phải đến đầu thế kỷ 20 mới có một loạt các công trình nghiên cứu về người
Dao của các tác giả người Pháp. Trong đó, đáng chú ý có tác phẩm của A.Bonifacy.

Ông đã công bố các chuyên khảo về người Dao “Mán quần cộc” 1904 - 1905, “Mán
quần trắng” - 1905, “Mán chàm hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán Tiểu Bản hay Đeo
Tiền” - 1907, “Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908 ... ). Đặc biệt, trong tác phẩm của
mình, lần đầu tiên, Bonifacy đã đề cập đến thơ ca dân gian dân tộc Dao ở Việt Nam.
Tuy nhiên, phần thơ ca dân gian này xuất hiện khá hạn chế, chỉ đóng vai trò làm minh
chứng cho các nhận định của tác giả. Thêm vào đó, dù có giá trị về mặt văn hóa và thể
hiện sự quan tâm sâu sát của học giả nhưng các tác phẩm này vẫn mang nặng tư tưởng
tuyên truyền cho công ơn của nước Pháp mẫu quốc với dân tộc thuộc địa.
Từ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, vào những thập kỷ đầu của
thế kỷ 20, vấn đề nghiên cứu văn hóa dân tộc Dao cũng dần dần được chú ý hơn.
Tiêu biểu như nghiên cứu của Trần Quốc Vượng (1963) với bài viết “Qua nghiên
cứu Bình Hoàng Khoán Điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán)” đăng trên Tạp
chí Dân tộc. Ngoài ra còn có một số bài dân ca người Dao được ông Nguyễn Liễn
cán bộ Ty Văn hóa Yên Bái sưu tầm đăng dài kỳ trên các tập san của Ty Văn hóa
Yên Bái; các truyện thơ người Dao, tiêu biểu là truyện “Bàn Vương ca” và truyện
“Đặng Hành và Bàn Đại Hộ” của ngành Dao quần chẹt do nhà nghiên cứu Triệu
Hữu Lý sưu tầm. Truyện cổ dân tộc Dao cũng được nhắc đến và xuất hiện một số
truyện trong công trình “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” của tập thể tác giả
Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn sưu tầm, biên soạn, xuất bản năm 1963. Đến
năm 1971, nhà nghiên cứu Nông Trung trong chương “Văn học nghệ thuật và tri
thức dân gian” của tác phẩm “Người Dao ở Việt Nam” có đề cập đến một cách khái
lược về văn học dân gian người Dao trong đó có thơ ca dân gian.Truyện cổ Dao
được sưu tầm khá công phu trong cuốn sách cùng tên của các tác giả Doãn Thanh Lê Trung Vũ, ra đời năm 1978. Năm 1979, trong công trình “Hợp tuyển thơ văn
Việt Nam văn học dân tộc ít người”, 18 bài dân ca giao duyên đã được giới thiệu;


3
công trình“Dân ca Dao” do nhà nghiên cứu Triệu Hữu Lý sưu tầm đã xuất bản công
bố gần 100 trang thơ ca. Như vậy, văn học dân gian người Dao bước đầu đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, tuy nhiên còn thiếu tính

hệ thống. Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu, chưa có sự lý giải
chuyên sâu, cũng như chỉ ra tính vùng miền của các văn bản được sưu tầm.
Cho đến nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn và
phát triển các bản sắc dân tộc, đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu công phu
hơn về dân tộc Dao như: “Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa” của Đào Thị
Vinh (2001), “Lễ cưới người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn (2001); “Lễ cấp sắc
người Dao Lạng Sơn” của Phan Ngọc Khuê (2002), “Các nghi lễ chủ yếu trong chu
kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn” của Lý Hành Sơn (2003),
“Nghi lễ người Dao quần chẹt ở Tuyên Quang”của Mai Đức Thông chủ biên (2008)
... Các tác phẩm này dù chỉ đề cập đến phong tục tập quán nhưng đã góp phần cung
cấp thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Dao nói chung và mở ra
hướng nghiên cứu mới đối với văn học dân tộc Dao nói riêng.
Nối tiếp xu hướng của những thập kỷ trước, bước vào những năm đầu của
thế kỷ 21, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về truyện thơ của dân tộc Dao
ra đời. Đứng trước sự phân bố rộng rãi và đặc trưng chi ngành đa dạng của dân tộc
này, các học giả, nhà nghiên cứu đã tập trung vào sưu tầm theo đặc trưng địa
phương của từng nhóm Dao, kết hợp cùng việc lý giải, liên hệ với phong tục tập
quán ở địa bàn đó theo hướng liên ngành. Nếu như trước đây mới chỉ có tác phẩm
“Truyện cổ các dân tộc Hà Giang” do Hoàng Tuấn Cư tuyển chọn (1995) có nói đến
truyện cổ Dao ở Hà Giang thì trong những năm gần đây, đã có thể kể đến một số
công trình như: “Truyện cổ dân tộc Dao ở Lai Châu” của Đỗ Thị Tấc (2000), “Thơ
ca dân gian người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn (2000), “Truyện cổ Dao” của Tẩn
Kim Phu (2000), “Truyện cổ dân tộc Dao” của Bàn Thị Ba (2011), “Thơ ca hôn lễ
người Dao Đỏ ở Lào Cai” của Chảo Văn Lâm (2013) .... Như vậy, các vùng như Hà
Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai ... đều đã có công trình về truyện thơ
người Dao, trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh, nơi có người Dao phân bố khá rộng rãi
lại chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của riêng mình. Nếu không tính các bài


4

báo in rải rác thì đáng chú ý chỉ có cuốn “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh”
do Nguyễn Quang Vinh chủ biên, xuất bản năm 1998. Dù đã khái quát được một số
vấn đề cơ bản của người Dao Quảng Ninh nhưng các thông tin còn chung chung, đã
quá cũ so với thời điểm hiện tại và phần giới thuyết về truyện cổ dân gian dân tộc
Dao chỉ chiếm một dung lượng nhỏ không đáng kể. Thấy được sự thiếu hụt đó,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh”,
với mong muốn rằng, qua đó, có thể đóng góp chút tiếng nói của người Dao Quảng
Ninh trong bản ca muôn sắc muôn màu của dân tộc Dao Việt Nam.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Về cơ bản, các truyện kể dân gian của dân tộc Dao ở các vùng miền gần như
tương tự nhau. Tuy nhiên, tùy vào ngành Dao khác nhau, địa bàn khác nhau, có sự
giao thoa với các dân tộc khác cũng như bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển địa
phương nên nội dung truyện, số lượng truyện còn lưu truyền ... sẽ có sự khác biệt
riêng. Vì vậy, luận văn tập trung đi sâu vào tìm hiểu, sưu tầm truyện kể dân gian
của người Dao sinh sống trên tỉnh thành Quảng Ninh.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên đối tượng nghiên cứu như vậy, chúng tôi cũng đề ra một số mục
tiêu cần đạt được qua luận văn như sau:
Hệ thống lại toàn bô ̣ truyê ̣n kể của người Dao ở Quảng Ninh theo các thể
loa ̣i, các nhóm truyện;
Phân tić h giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phận văn học này;
Mố i liên hê ̣ của truyện kể người Dao ở Quảng Ninh với đời số ng tin
́ ngưỡng, từ
đó thấy được vai trò của nó trong đời sống tinh thần của tô ̣c người Dao ở Quảng Ninh.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bước đầu cần có sự tổng hợp các truyện cổ
dân gian còn lưu truyền đến hiện nay trong các nhóm người Dao ở Quảng Ninh. Sau
đó tiến hành sắp xếp, hệ thống lại theo nhóm truyện (nhóm truyện giải thích nguồn

gốc, nhóm truyện phong tục, nhóm truyện giải thích sự vật, hiện tượng ...), theo thể


5
loại (truyền thuyết, cổ tích ...). Từ đó, phân tích một số truyện tiêu biểu để thấy
được giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phận văn học này đối với người Dao
cũng như mức độ ảnh hưởng tới các dân tộc khác cùng trong địa bàn Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, luận văn cần chỉ ra mối liên hệ giữa truyện dân gian với đời
sống tín ngưỡng, phong tục tập quán để thấy được vai trò không thể thiếu của
truyện cổ dân gian với đời sống tinh thần của tộc người Dao Quảng Ninh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt hiệu quả khảo sát và nghiên cứu cao nhất, chúng tôi vận dụng phối
hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: vận dụng để tổng hợp, thống kê, phân loại
các thể loại, nhóm truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh.
Phương pháp so sánh loại hình: vận dụng để so sánh với các nhóm truyện
cùng loại của các nhóm dân tộc Dao nằm trên địa bàn khác.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: vận dụng để phân tích các yếu tố nội
dung, nghệ thuật của từng nhóm truyện kể dân gian. Qua đó, thấy được mối liên hệ
giữa truyện với phong tục tín ngưỡng của đồng bào Dao.
Phương pháp điền dã: vận dụng để thu thập tài liệu làm minh chứng cho đề
tài qua việc khảo sát các khu vực có người Dao sinh sống ở Quảng Ninh.
Phương pháp điều tra xã hội học: vận dụng để điều tra và lấy thông tin cá
nhân. Từ đó, thu thập được tư liệu về các truyện kể còn lưu hành cũng như ảnh
hưởng của nó đến phong tục tín ngưỡng của tộc người Dao.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài luận văn thạc sĩ “Truyện kể dân gian của người
Dao Quảng Ninh”, chúng tôi tập trung khảo sát, tổng hợp các truyện kể dân gian
còn lưu truyền trong cộng đồng người Dao ở Quảng Ninh, chỉ ra đặc điểm nội dung
và nghệ thuật của các nhóm truyện kể trong mối quan hệ với đời sống tinh thần của

tộc người.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyện Dao Quảng Ninh dựa trên 25 truyện
kể dân gian, trong đó 24 truyện được sưu tầm từ các nghệ nhân người Dao Thanh Y
và Thanh Phán thuộc địa bàn hai xã Bằng Cả và Tân Dân, huyện Hoành Bồ và một
truyện sưu tầm trên trang web (Xem thêm Phụ lục số 3). Tuy số lượng chưa phải là


6
nhiều và phạm vi sưu tầm còn hạn chế, nhưng qua 25 truyện kể này, đặc điểm của
truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh cũng đã hiện lên khá rõ nét.
Trong tổng số 25 truyện, truyện thứ tự số 14 và số 16 (Xem Phụ lục số 3)
mặc dù được nghệ nhân người Dao kể lại nhưng chúng tôi vẫn đặt nhiều nghi vấn
về nguồn gốc của hai truyện do tính chất của người Dao không được thể hiện rõ
ràng, và bản thân người kể, ông Đặng Văn Thương (59 tuổi, thôn 1, xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ) cũng không xác định được rõ nguồn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn
đưa vào danh sách như một nguồn tham khảo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài bài Mở đầu và Kết luận cùng các Phụ lục, luận văn được triển khai
qua 3 chương:
Chương 1: Tổ ng quan về người Dao và truyê ̣n kể dân gian của người Dao ở
Quảng Ninh
Chương 2: Nô ̣i dung của truyê ̣n kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh
Chương 3: Nghệ thuật của truyê ̣n kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh
Chương 4: Mố i quan hê ̣ giữa truyê ̣n kể dân gian và phong tu ̣c tâ ̣p quán của
người Dao ở Quảng Ninh
7. Đóng góp của luận văn
Dân tộc Dao là một dân tộc liên quốc gia có lịch sử và nền văn hóa độc đáo,
bí ẩn vào bậc nhất thế giới. Truyện kể dân gian dân tộc Dao là một bộ phận văn học
có nhiều giá trị, cả về nội dung nghệ thuật lẫn về khả năng bảo lưu các giá trị văn
hóa tộc người. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến văn hóa, văn học

dân tộc Dao và đã có những đóng góp quan trọng, song việc khoanh vùng nghiên
cứu truyện kể dân gian dân tộc Dao trong địa bàn Quảng Ninh, nêu bật giá trị nội
dung và nghệ thuật của chúng, đặc biệt là chỉ ra mối quan hệ với các nghi lễ tương
quan chưa được tiến hành và quan tâm đúng mức. Đề tài “Truyện kể dân gian của
người Dao ở Quảng Ninh” của chúng tôi vì vậy có tính ứng dụng và thực tiễn cao,
có thể trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu truyện kể dân gian
người Dao nói chung cũng như truyện kể dân gian về người Dao ở Quảng Ninh nói
riêng đồng thời cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo ở bậc phổ thông tại các
trường có nhiều học sinh người Dao theo học.


7

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CỦ A NGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH
1.1. Người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Quảng Ninh
1.1.1. Người Dao ở Việt Nam
Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt
Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao
Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắc
Lắc, Sông Bé, Đồng Nai ... Dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương, như: Dao Quần
trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ...và có nhiều
tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản ...
Hầu hết người Dao cư trú ở vùng núi đất, núi đá, có địa hình hiểm trở, phức
tạp, các vùng xa xôi, hẻo lánh, các lưu vực sông lớn, các khu rừng già. Địa hình này
thích nghi với việc phát triển nông, lâm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Mặc dù địa bàn cư trú thường ở núi cao, xa xôi, còn nhiều khó khăn, nhưng
đồng bào người Dao có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Văn hoá

dân tộc Dao đã hoà vào dòng chảy của văn hoá các dân tộc anh em, góp phần hình
thành bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương và ruộng nước.
Ngoài lúa họ còn trồng màu. Nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có
nhiều tiến bộ. Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy,
ép dầu... Họ nuôi nhiều lợn, gà, nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay,
cưới xin, lễ tết. Nhà ở có 3 loại khác nhau: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà đất
(nhà trệt). Đàn ông Dao trước đây để tóc dài búi sau gáy, hoặc để chỏm tóc trên
đỉnh đầu. Ngày nay, hầu hết đã cắt tóc ngắn. Y phục thường gồm quần và áo ngắn,
áo dài. Trang phục của phụ nữ phong phú hơn, giữ được nhiều nét trang trí hoa văn


8
truyền thống. Phụ nữ Dao để tóc dài. Cô dâu trong ngày cưới đội mũ. Dưới chế độ
cũ, cưới xin gồm nhiều nghi lễ phức tạp. Có hai hình thức ở rể: có thời hạn và vĩnh
viễn. Tuy nhiên phổ biến là sau lễ cưới, vợ về nhà chồng. Ma chay phản ánh nhiều
tục lệ xa xưa. Ở một vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên.
Người Dao có nhiều tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ, có một số tục lệ thờ cúng
phức tạp và tốn kém. Người Dao có quan hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm
để xác định dòng họ, vai vế của người đó trong quan hệ dòng họ. Người Dao có nền
văn hóa và lịch sử lâu đời. Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp kém, nhưng tri
thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền. Tiếng nói của
người Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, họ không có văn tự riêng mà sử
dụng chữ Hán đã được Dao hoá, gọi là chữ Nôm Dao.
Người Dao có hai hình thức thờ cúng chính là cúng tổ tiên và cúng Bàn
Vương. Trong cúng tổ tiên, người ta cúng đến 9 đời và bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi tôn
nghiêm nhất. Họ cho rằng tổ tiên không ở thường trực trên bàn thờ mà chỉ ghé thăm
họ vào ngày mồng một hoặc ngày rằm. Còn cúng Bàn Vương là thờ cúng một nhân
vật huyền thoại, không cần lập bàn thờ riêng mà khấn chung với tổ tiên, tông tộc
trong các dịp lễ tết. Người Dao tin rằng, Bàn Vương có liên quan đến số phận từng

gia đình, từng tông tộc, nên có cúng bái tốt thì mọi người mới khoẻ mạnh, gia tộc
mới hưng thịnh.
Tuy nhiên, hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh tồn tại rộng rãi ở người
Dao. Đó là quan niệm đa thần, cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Vì vậy, người Dao
tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi.
Người Dao có rất nhiều nghi lễ như lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, cúng thóc
giống, cúng hồn gia súc, lễ cấp sắc … Trong đó, lễ cấp sắc khá phổ biến và rất quan
trọng đối với người đàn ông Dao.
Tết cổ truyền của người Dao diễn ra cùng dịp với Tết Nguyên đán của người
Việt, thường sớm hơn nửa tháng. Vào những ngày giáp Tết (tháng 12 âm lịch), dân


9
bản tập trung tại nhà trưởng bản hoặc một nhà nào đó theo phiên để cùng nhau tiến
hành "Tết Nhảy". Từ bao đời nay, Tết nhảy đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc
sắc không thể thiếu của người Dao trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Để chuẩn bị cho
"Tết Nhảy", các thanh niên trong làng phải tập các điệu múa, điệu nhảy và phải
chuẩn bị gươm đao bằng gỗ để múa. Trong "Tết Nhảy", mỗi người phải nhảy múa
đến hàng trăm lượt trong tiếng chuông, tiếng trống giục giã. Người tham dự Tết,
nhảy múa liên tục cả ngày cả đêm, ai mệt thì ra, người khác sẽ thay thế. "Tết Nhảy"
của người Dao là tết của gia đình nhưng lại được cả bản coi như là tết của chung.
"Tết Nhảy" của người Dao là nét sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp của các loại
hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa, âm nhạc, ngôn ngữ... tất cả đã làm nên vũ
điệu sắc màu độc đáo riêng của người Dao.
Trang phục của người phụ nữ Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức
vàng bạc, khăn vấn đầu... Đối với trang phục của nam giới thì rất đơn giản, đó là
những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất
rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế. Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều
thích đeo trang sức như vòng cổ, chân, tay. Ngoài việc làm đẹp thì chúng còn mang
giá trị nhân văn, tín ngưỡng. Theo truyền thuyết kể lại, người đeo trang sức bằng

bạc thì sẽ trừ tà ma, tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ.
Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh
nhiều lĩnh vực của đời sống. Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh hoạt văn nghệ
phổ biến của người Dao. Người Dao hát, sáng tác hoặc ứng tác lời hát vào các dịp
trai gái đến chơi làng, trong đám cưới, dịp vào nhà mới, những ngày hội và chợ
phiên... Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối đáp, nhưng hát đối đáp là
thông dụng hơn. Hát đối đáp thường áp dụng khi làm quen, tìm hiểu nhau. Theo đó,
người ta chia làm hai bên, một bên nam, một bên nữ, tối thiểu mỗi bên có một
người. Lời ca tiếng hát cũng như tục ngữ, ca dao của người Dao phản ánh nhiều lĩnh
vực khác nhau, đặc biệt là các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội. Câu đối
của người Dao cũng đa dạng và phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống lao động


10
và thiên nhiên xung quanh con người. Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu được
sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ,
chuông nhạc và tù và. Ngoài ra, người Dao còn có các loại nhạc cụ khác như nhị,
sáo, đàn môi...
Trò chơi của người Dao cũng rất đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau; có trò
mang tính nghi lễ như trò tập lên đồng, tập bói, nhảy múa...; có trò chơi trong lúc uống
rượu như trò chỉ ngón tay, hát đối đáp...; có trò chơi trong ngày tết và những lúc rảnh
rỗi khác như trò bắt dây bằng các ngón tay, đu dây, đánh quay, đánh còn...
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo
thời gian. Bảo tồn những giá trị văn hoá người Dao là việc làm cần thiết để góp
phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
1.1.2. Người Dao ở Quảng Ninh
1.1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt
Nam. Di sản thế giới vịnh Hạ Long và Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm ở tỉnh này.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều đô thị nhất Việt Nam với bốn thành phố Hạ Long,
Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả và một thị xã Quảng Yên.
Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' 21°40' B.Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây
thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên
đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là
mũi Sa Vĩ. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc
Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp
huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa
khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km.


11
Biển Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước
(2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913 km².
Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía đông
đến địa giới thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào
vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là một cực của
tam giác kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông
Hồng. Hơn 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một
phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh
còn có rất nhiều đảo ven biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ
sâu trung bình là 20 m, có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của các rạn san hô.
Dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 người với 22 thành phần dân tộc,
trong đó: 21 thành phần dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện
tích của tỉnh), trong đó: dân tộc đa số (dân tộc Kinh) có 1.001.103 người, chiếm
87,47% dân số toàn tỉnh; dân tộc thiểu số (21 thành phần dân tộc còn lại trong tỉnh)

có 143.278 người, chiếm 12.53% dân số toàn tỉnh. Trong 21 thành phần dân tộc
thiểu số tỉnh Quảng Ninh, có 05 thành phần dân tộc sống tập trung thành cộng đồng
làng bản, gồm:
+ Dân tộc Dao 68.540 người, chiếm 47,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Tày: 29.849 người, chiếm 20,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Sán Dìu: 20.899 người, chiếm 14.60% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chỉ): 16.107 người, chiếm
11.20% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Hoa: 5.503 người, chiếm 3,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Còn lại là các thành phần dân tộc thiểu số khác như: Nùng, Mường, Thái,
Khơme, Hmông, Thổ, Giáy…chiếm 1,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh.


12
Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phân bố, cư trú trên địa bàn 14/14 huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh. Địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao là
Bình Liêu (chiếm 95,8% dân số toàn huyện), Ba Chẽ (79,8%), Tiên Yên (47,2%),
tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của
Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO
công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế
, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam
- Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam.
1.1.2.2. Đặc điểm về lịch sử và văn hóa xã hội của người Dao Quảng Ninh
Ở Quảng Ninh, người Dao sinh sống, làm ăn khắp tất cả 14 đơn vị hành
chính của tỉnh. Cũng giống như đại bộ phận dân tộc Dao ở Việt Nam, người Dao
Quảng Ninh cũng nhận Bàn Hồ tức Bàn Vương là thủy tổ của mình, và vốn có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khoảng thời gian di cư vào Việt Nam thì

không thống nhất giữa các câu chuyện lưu truyền lại, có nguồn cho rằng xuất phát
từ Mông Cổ trong khi nhiều bản kể khác lại cho rằng khởi sự dưới thời nhà Minh do
loạn lạc binh đao mà di cư sang.
Đặc trưng của đời sống kinh tế của người Dao trước đây mang nặng tính
khép kín, sản xuất tự cung tự cấp. Nguồn sống chính là trồng lúa và làm nghề rừng.
Nghề phụ có chăn nuôi gia súc, làm thủ công như kéo sợi, dệt vải, đóng đồ gỗ, làm
nghề rèn, đồ trang sức … Trước đây, người Dao sống du canh du cư trong điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt nên rất khổ cực, thiếu thốn. Ngày nay, người Dao Quảng
Ninh đã bắt đầu đi vào cuộc sống định cư, đời sống đã khá lên và có nhiều hộ thuộc
loại giàu.
Do điều kiện cư trú và nghề nghiệp, sản xuất tự cung tự cấp nên người Dao
đã sáng tạo ra những công cụ sản xuất phù hợp với hoàn cảnh lao động của mình
như chiếc cày chìa vôi, chiếc gậy nhọn để chọc lỗ tra hạt … Ngày nay các công cụ
cổ truyền này vẫn được sử dụng bên cạnh những công cụ hiện đại.


13
Phong tục, tập quán của người Dao Quảng Ninh cũng giống như người Dao
ở các nơi khác, rất phong phú, đa dạng, bao gồm các quy ước, kiêng kỵ trong tế lễ,
hôn nhân, cưới xin, sinh đẻ, nuôi con, ma chay, dựng nhà mới, mừng thọ …
Người Dao Quảng Ninh vẫn bảo lưu tục thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên được thờ
tới 9 đời. Tuy nhiên, hàng ngày người Dao chỉ cầu khấn tới ông tổ 3 đời. Bàn thờ tổ
tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà. Lễ cúng Bàn Vương - vị thủy tổ của
người Dao - thường được bà con tổ chức trong khoảng từ ngày 20 đến 30 tháng
Chạp. Người Dao có nhiều dòng họ. Trong đó, họ Bàn được tôn trọng nhất và suy
tôn làm anh cả. Các họ khác là bậc anh em. Tập tục truyền thống này có ý nghĩa
giáo dục con cháu người Dao đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống thiên tai, địch họa,
bảo vệ và xây dựng quê hương.
Hôn nhân của người Dao là một vợ một chồng, theo xã hội văn minh. Đặc
biệt, luật tục về hôn nhân của người Dao Quảng Ninh quy định cấm hai nhóm người

Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán không được lấy nhau. Người trong hai nhóm dân
tộc này chỉ kết hôn với người dân tộc khác. Ngoài ra, ở một số xã, huyện trong tỉnh
còn giữ tục lệ cũ, thách cưới quá cao, rất tốn kém.Tín ngưỡng của người Dao còn
tồn tại nhiều hủ tục mê tín, lạc hậu. Người Dao cúng ma để cầu mong mùa màng
bội thu, hy vọng ma khỏi bắt tội, chữa khỏi bệnh tật …
Văn hóa, nghệ thuật của người Dao khá phong phú về thể loại. Bà con rất tự
hào và trân trọng về truyền thống và giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình.
Người Dao Quảng Ninh còn lưu truyền nhiều điệu hát dân ca như hát ghẹo, hát mời
rượu, hát ru con, hát ở đám tang, đám chay … và các điệu múa. Thông qua các điệu
hát, người Dao Quảng Ninh cũng lưu giữ các câu chuyện kể dân gian của dân tộc
mình. Bên cạnh đó, người Dao còn có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ với nội dung
chủ yếu là răn dạy các bài học đạo đức, dạy cách đối nhân xử thế, giải thích ý nghĩa
của các phong tục truyền thống. Qua đó, nhắc nhở và truyền lại cho con cháu đời
sau cội nguồn của tổ tiên mình.
1.2. Truyện kể dân gian của người Dao và truyện kể dân gian của người Dao ở
Quảng Ninh
1.2.1. Truyện kể dân gian của người Dao
Người Dao ưa thích các hoạt động văn nghệ, trong đó có việc kể chuyện.
Người dân hay kể các truyện cổ vào các dịp Tết, ngày lễ, khi đi đường, lúc lao động


14
sản xuất … Có lại truyện kể bằng văn xuôi và truyện kể bằng thơ. Hiện nay, truyện
kể bằng văn xuôi chiếm tỉ lệ nhiều hơn truyện thơ. Truyện thơ của người Dao có giá
trị nghệ thuật, văn hóa rất cao nhưng do chủ yếu bằng tiếng Dao nên khó lưu truyền.
Truyện kể dân gian người Dao tuy số lượng còn lại không nhiều nhưng có
khá đầy đủ các thể loại, từ thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích ... Có một số truyện
được vay mượn từ truyện cổ Trung Hoa (như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài) cũng
như có sự kết hợp với các truyện cổ của dân tộc khác, dù vậy người Dao vẫn coi đó
là truyện của mình. Nội dung truyện phong phú, thường đề cập tới mâu thuẫn giữa

thiện và ác, người siêng năng và kẻ lười biếng, người hào phóng vị tha và kẻ tham
lam, qua đó phản ánh ước mơ của con người muốn sống được sống một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, công bằng xã hội. Truyện người Dao cũng lý giải các hiện tượng
trong đời sống cùng nguồn gốc của người Dao. Đặc biệt, truyện về nguồn gốc của
người Dao dù có nhiều tên gọi khác nhau, các chi tiết có thể khác biệt nhưng hầu
như đều cùng một cấu trúc (đại hồng thủy -> quả bầu -> hai anh em kết hôn -> sinh
ra quả bầu -> từ quả bầu tái sinh con người) cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa các
nhánh người Dao khác nhau.
Truyện kể dân gian người Dao còn là một kho tàng vô giá cung cấp cho
chúng ta các kiến thức về tín ngưỡng, phong tục tập quán, sinh hoạt nghệ thuật của
người Dao từ thời xa xưa. Mỗi câu chuyện đều mang cách cảm, cách nghĩ của dân
tộc Dao được lưu giữ, truyền lại qua nhiều thế hệ.
Cũng giống như đa số các câu chuyện kể dân gian nói chung, truyện kể dân
gian của người Dao sử dụng ngôn ngữ đơn giản, bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Ngôn từ thô mộc, không trau chuốt, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật chủ
yếu là nhân hóa, so sánh; sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Trí tưởng tượng
của người Dao rất phong phú, trong quá trình di cư có sự giao lưu, giao hòa với văn
hóa các khu vực lân cận đã làm dày dặn cho các câu chuyện của họ lên rất nhiều,
mang chiều sâu tư tưởng hơn. Nhưng người Dao cũng đặc biệt coi trọng việc duy trì
truyền thống, bản sắc của tộc người mình nên vẫn lưu giữ các hình ảnh đặc trưng
mang tính Dao như: Bàn Cổ, thầy cúng, lễ cấp sắc, quan niệm đạo đức, cách hành
xử với thiên nhiên, với kẻ thù … Truyện kể dân gian của người Dao vì thế thường


15
mang vẻ thô mộc, hoang dã, thẳng thắn, quyết liệt, mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng
nhưng cũng rất đạo đức, chính trực như chính bản thân con người Dao.
1.2.2. Diện mạo và phân loại của truyện kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh
Do đặc điểm vị trí địa lý và kinh tế, Quảng Ninh đã trở thành một tỉnh phát
triển mạnh và nhanh chóng, văn hóa của người dân tộc thiểu số cũng bị ảnh hưởng

ở một mức độ nhất định và biến đổi. Một số phong tục bị mai một đi khá nhiều.
Theo xu hướng như vậy, truyện cổ dân gian người Dao ở Quảng Ninh cũng bị thất
truyền không ít. Chỉ còn một số nghệ nhân dân gian còn lưu giữ các câu chuyện
trong trí nhớ nhưng đã cao tuổi, đôi khi nội dung cốt truyện không còn chính xác và
còn lẫn với truyện của các dân tộc khác. Người Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán
Quảng Ninh cũng rất có ý thức giữ gìn tiếng nói, truyền thống tổ tiên, họ còn lưu
giữ nhiều văn bản truyện thơ nhưng chỉ có thể diễn xướng còn chuyển ngữ lại hạn
chế. Cộng thêm thói quen của người Dao vốn cư xử thận trọng, không dễ niềm nở,
thân mật với người lạ càng làm việc bảo tồn và gìn giữ các truyện cổ người Dao
Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn.
Từ những truyện kể của người Dao Quảng Ninh đã sưu tầm và ghi chép lại
được, mặc dù số lượng không nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, có
một số truyện trùng lặp với truyện Dao ở vùng khác, hệ thống nhân vật và một số
chi tiết khá tương đồng. Tuy vậy, truyện kể của người Dao Quảng Ninh cũng đóng
góp vào kho tàng của truyện Dao nói chung một số truyện mới lạ. Người Dao
Quảng Ninh cũng tiếp nạp vào nguồn truyện của mình một số truyện có khoảng thời
gian xuất hiện gần đây, với những chi tiết đời thường, gần gũi với đời thực, mang
tính răn dạy về đối nhân xử thế. Với đặc điểm địa hình trung du nhiều sông, núi
cũng là những dữ liệu phong phú để người Dao Quảng Ninh sáng tạo ra các câu
chuyện kỳ ảo về những thác nước, con suối vốn đã tồn tại bên cạnh họ từ lâu. Bên
cạnh đó, truyện Dao Quảng Ninh thường có xu hướng kết nạp nhiều chi tiết của các
truyện khác nhau vào một truyện lớn, hoặc có cái kết không thực sự trọn vẹn. Rất
nhiều truyện, các nghệ nhân kể chuyện chỉ dừng ở việc nhân vật chính cuối cùng
cũng được gặp may mắn, hạnh phúc, gia đình được đoàn tụ mà không hề quan tâm
đến kết cục của kẻ ác hay trừng phạt chúng như các truyện cùng motif ở các dân tộc


16
khác. Đây có thể là kết quả của việc trí nhớ của các nghệ nhân có thiếu sót nhưng
nó cũng phản ánh cách nghĩ, cách cảm của dân tộc Dao ở Quảng Ninh. Do các câu

truyện có nội dung khá tản mạn và chồng chéo lên nhau nên việc phân loại theo thể
loại của truyện kể dân gian khá khó khăn. Vì vậy chúng tôi lựa chọn phân loại theo
nội dung phản ánh của truyện, với các nhóm truyện chính gồm: nhóm truyện kể về
nguồn gốc dân tộc; nhóm truyện kể về hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc các sự vật;
nhóm truyện kể về nguồn gốc các tập quán, sinh hoạt – nghệ thuật của người Dao;
nhóm truyện kể thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, trừng trị kẻ xấu. Thông
qua các nhóm truyện này để bước đầu khái quát về diện mạo nói chung của truyện
kể dân gian người Dao ở Quảng Ninh.
Về nghệ thuật, truyện kể dân gian người Dao Quảng Ninh cũng có phong
cách tương tự như truyện Dao nói chung. Tùy theo khu vực địa bàn sinh sống mà
cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, tình huống truyện, mạch lô-gic sẽ có khác biệt.
Những nhóm Dao cư trú ở vùng đồi núi cao, xa trung tâm thường sẽ có các truyện
mang tính hoang dã, thô sơ, ngôn ngữ thô ráp, mạch truyện thiếu liên kết, các hình
ảnh và cách hành xử của nhân vật giản đơn, cảm tính. Nhưng các câu chuyện ở khu
vực này mang tính Dao đậm nét, có những motif, chi tiết được hình thành từ thời cổ
đại. Còn các nhóm Dao gần miền trung du, đồng bằng hơn sẽ có các câu chuyện
trơn tru, mượt mà hơn về câu từ, mạch truyện. Đồng thời, mối liên hệ tương quan
giữa các truyện Dao này với truyện của người Kinh cũng khó phân biệt hơn vì sự
giao hòa giữa hai phong cách văn hóa.
Các yếu tố trên đều góp phần tạo nên nét độc đáo riêng của truyện kể dân
gian người Dao Quảng Ninh.


17
Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi tập trung giới thiệu một số nét cơ bản về dân tộc
Dao nói chung và dân tộc Dao trên địa bàn Quảng Ninh nói riêng. Căn cứ vào nội
dung đã trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận bước đầu như sau:
Dân tộc Dao ở Quảng Ninh đã có một quá trình lịch sử ngụ cư lâu đời ở đây

với hai nhóm Dao chính là người Dao Thanh Y và người Dao Thanh Phán. Người
Dao đã hòa nhập cùng người dân bản địa và với các dân tộc khác, có những đóng
góp quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, dân tộc Dao vẫn luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ bản sắc của tộc người
mình. Truyển kể dân gian của người Dao Quảng Ninh về cơ bản tiếp tục mạch nối
của người Dao nói chung truyền qua nhiều thế hệ nhưng cũng có sự biến đổi, phát
triển mang những nét độc đáo riêng.
Những vấn đề khái quát trên về người Dao nói chung, về tình hình địa lý đặc điểm dân cư của tỉnh Quảng Ninh và một số khái quát về người Dao ở đây là
tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu sâu hơn về phương diện nội dung và nghệ thuật
cũng như về mối tương quan của các câu chuyện với đời sống tinh thần, tính
ngưỡng của người dân tộc Dao qua các nhóm “Truyện kể dân gian của người Dao
ở Quảng Ninh”.


18
Chương 2
NỘI DUNG CỦ A TRUYỆN KỂ DÂN GIANNGƯỜI DAO Ở QUẢNG NINH
2.1. Nhóm truyện kể về nguồn gốc dân tộc
Mong muốn lý giải nguồn gốc của bản thân, xuất xứ của tổ tiên là suy nghĩ
thường trực của mọi dân tộc. Từ thuở hồng hoang, khai thiên lập địa, bên cạnh khao
khát lý giải thiên nhiên, con người cũng luôn thôi thúc câu hỏi: “Mình là ai? Mình
từ đâu đến?”. Đó chính là động cơ để những câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc
tổ tiên được ra đời.
Truyện người Dao nói chung đều cho rằng nguồn gốc con người bắt nguồn
từ quả bầu và thường bắt nguồn từ: trận đại hồng thủy -> loài người chết hết -> còn
hai anh em -> Hai anh em kết duyên cùng nhau -> sinh ra quả bầu -> Từ quả bầu
sinh ra loài người. Kết cấu truyện này mang đậm dấu ấn của thần thoại Trung Hoa,
với thần thoại về sự kết hôn của hai anh em Phục Hy và Nữ Oa. Khi du nhập vào
Việt Nam, kết cấu gốc ấy đã được cải biên thành nhiều câu chuyện khác nhau.
Với truyện Dao Quảng Ninh, chúng tôi sưu tầm được hai câu chuyện tương

tự: Ông Chằng-lọc-chọc muốn ăn của lạ của người Dao Thanh Phán và Sự tích quả
bầu của người Dao Thanh Y. Trong đó, Ông Chằng-lọc-chọc muốn ăn của lạ có
khá nhiều nét tương đồng với truyện Trắng - lô - cô, một truyện Dao cũng kể về
nguồn gốc con người, in trong quyển Truyện cổ Việt Nam (Tập 2) (1983), Nxb Văn
học. Tên gọi của nhân vật chính khá giống nhau (Chằng-lọc-chọc, Trắng-lô-cô), có
thể là hiện tượng dị bản do cách phát âm khác nhau của các tộc người Dao. Đồng
thời, cả hai truyện đều có kết cấu kép, bên cạnh câu chuyện về sự ra đời của con
người còn là truyện về khát vọng chiến thắng tự nhiên của người xưa. Cụ thể ở đây
là cuộc chiến với thần Sấm. Trong rất nhiều nỗi sợ hãi nguyên thủy của con người,
sấm sét luôn tồn tại một vị trí đặc biệt. Đó là dấu hiệu báo cơn mưa đến, với những
ánh sáng chớp lóe trên bầu trời, cùng âm thanh vang động khủng khiếp; sấm sét có
thể đem mưa, nhưng cũng có thể hại chết người. Vì vậy, trong thâm tâm của người
xưa, họ vừa kinh sợ, vừa ngưỡng mộ sức mạnh của sấm sét. Càng kinh sợ, dân gian


×