Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH RƠLE BẢO VỆ SO LỆCH DỌC PCS 931

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.96 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Thông số và cấu tạo Rơle PCS 931
1.2 Nguyên lý hoạt động và các chức năng của Rơle PCS 931
II. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH RƠLE PCS 931
2.1 Hướng dẫn truy cập và khai thác Rơle PCS 931
2.2 Chức năng các thư mục trong Rơle PCS 931
III. HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE PCS 931


I.

GIỚI THIỆU CHUNG.
Rơ le PCS-931 là rơle kỹ thuật số có chức năng bảo vệ so lệch dọc đường

dây, rơle được sử dụng làm bảo vệ chính hoặc bảo vệ dự phòng cho đường dây trên
không hoặc cáp ngầm cao áp và siêu cao áp trong hệ thống truyền tải điện. Rơle
PCS-931 do công ty NARI Electric (Trung Quốc) sản xuất, rơ le hoạt động dựa
trên bộ vi xử lý được thiết kế chuyên dụng để bảo vệ các dạng sự cố trên đường
dây.
Chức năng bảo vệ chính của PCS-931 gồm bảo vệ so lệch dọc đường dây, có
thể cô lập sự cố trên đường dây ngay lập tức. Chức năng bảo vệ khoảng cách
DPFC (21D) có thời gian tác động cực nhanh cho các sự cố gần máy biến dòng
đường dây. Chức năng truyền cắt trực tiếp (DTT) cũng được tích hợp trong rơle.
Chức năng bảo vệ dự phòng gồm chức năng bảo vệ khoảng cách thông
thường (21Q), bảo vệ khoảng cách có thể cài đặt 3vùng thuận và 1 vùng ngược cho
các dạng sự cố pha – pha và pha – đất. Bảo vệ quá dòng có hướng và không hướng
(có 4 cấp cho các dạng sự cố pha – pha và pha – đất). 2 cấp cho bảo vệ điện áp
(quá áp và kém áp), bảo vệ hư hỏng máy cắt… Ngoài ra bảo vệ quá dòng không
hướng dự phòng sẽ tự động kích hoạt khi có lỗi mạch áp.
PCS-931 có thể lựa chọn chế độ cắt 1 pha hoặc cắt 3 pha và cấu hình chế độ


tự động đóng lại 1 pha hoặc 3 pha. Bên cạnh chức năng bảo vệ còn có các chức
năng giám sát, ghi sự cố, chức năng kết nối đầu vào, đầu ra nhị phân, kết nối hệ
thống mạng theo giao thức IEC 61850.

Sơ đồ phương thức bảo vệ của Rơle PCS-931


1.1

Thông số và cấu tạo Rơle PCS-931:

1.1.1 Thông số phần cứng:
Rơle so lệch dọc đường dây PCS-931 có vi mạch xử lý 64 bit sản xuất bởi
FREESCALE là điều khiển cốt lõi để phát hiện sự cố và quản lý các chức năng
trong rơle. Chíp xử lý tín hiệu kỹ thuật số tốc độ cao DSP chịu trách nhiệm tính
toán tất cả các bảo vệ, trong mỗi chu kỳ lấy mẫu được 24 điểm và xử lý song song
các dữ liệu lấy mẫu có thể được thực hiện trong mỗi khoảng thời gian lấy mẫu để
đảm bảo độ tin cậy cao nhất và an toàn cho thiết bị bảo vệ.
1.1.2 Các mô đun cấu hình Rơle so lệch dọc PCS-931:
Bảng tổng hợp các mô đun trong rơle PCS-931:
Mô tả mô đun

STT

1

Mô đun quản lý và giám sát (MON module)

2
3

4
5

Mô đun đầu vào tương tự (AI module)
Mô đun tính toán bảo vệ và phát hiện sự cố (DSP module)
Mô đun kênh truyền bảo vệ (CH module)

6
7
8

Mô đun đầu ra nhị phân (BO module)
Mô đun cấp nguồn (PWR module)
Mô đun giao diện người máy (HMI module)

Mô đun đầu vào nhị phân (BI module)

Ký hiệu
NR1101/
NR1102
NR1401
NR1161
NR1213
NR1503/
NR1504
NR1521
NR1301

1.1.3 Mặt trước của Rơle.
Mặt trước của Rơle là giao diện giữa người và thiết bị (giao diện người

máyHMI) bao gồm các mô đun hiển thị tinh thể lỏng, bàn phím, đèn LED, và bộ vi
xử lý ARM, cho phép người sử dụng có thể giao tiếp với rơle một cách đơn
giản.Các chức năng của bộ vi xử lý ARM bao gồm điều khiển hiện thị của màn
hình tinh thể lỏng, xử lý bàn phím và trao đổi dữ liệu với CPU.


Hình ảnh mặt trước của rơ le bảo vệ khoảng cách PCS-931.
Ký hiệu
1

Mô tả chức năng
LCD: Màn hình tinh thể lỏng kích cỡ 320x240 để hiển thị các thông
tin của Rơle.
ĐènLED: Có 2 đèn LED cố định là “HEALTHY” (màu xanh) và

2

“ALARM” (màu vàng), 18 đèn còn lại có thể cấu hình và lựa chọn
mầu xanh, vàng hoặc đỏ.

3

Bàn phím: Có 4 phím để di chuyển và 5 phím lệnh cho truy cập vào
Rơle.

4

Cổng giao tiếp RJ45để kết nối với máy tính.

5


Tên và loại thiết bị.

1.1.4 Mặt sau của Rơle.
Rơle PCS-931 có 16 khe cắm cho các mô đun thông minh, trong đó có 4 khe
cắm cho 4 mô đun cố định không thể thay đổi vị trí là mô đun MON, DSP, CH và
PWR, các mô đun khác có thể cấu hình linh hoạt ở 12 vị trí khe cắm còn lại.


Hình ảnh mặt sau và cấu hình phần cứng điển hình của Rơle PCS-931
1.1.5 Các Mô đun trong Rơle PCS-931:
1.1.5.1 Mô đun quản lý NR1102 (MON module) :
Mô đun quản lý bao gồm bộ vi xử lý hiệu suất cao, các bộ nhớ FLASH,
SRAM, SDRAM, bộ điều khiển truy suất mạng và các thiết bị ngoại vi khác. Chức
năng của nó bao gồm quản lý thiết bị, giao diện người máy, thông tin và bản ghi
dạng sóng…
Mô đun MON sử dụng mạng nội bộ (internal bus) để nhận biết dữ liệu từ các
mô đun khác của thiết bị. Nó sử dụng cổng RS-485 để giao tiếp với các mô đun
LCD, đồng bộ hóa thời gian và cổng RS-232 để giao tiếp với máy in.
1.1.5.2 Mô đun đầu vào tương tự NR1401(AI Module):
Mô đun đầu vào tương tự được sử dụng để lấy tín hiệu nhị thứ từ máy biến
dòng điện và máy biến điện áp (TU, TI) cấp cho mô đun tính toán (DSP Module).
Mô đun này được gắn vào khe (slot) số 02 và 03. Có 2 loại mô đun với dòng định
mức là 1A và 5A, giá trị này phải được khai báo trước khi đặt hàng. Phạm vi tuyến
tính tối đa của dòng điện là 40 lần dòng định mức. Tín hiệu từ TU, TI được kết nối
với bộ lọc để giảm nhiễu cho tín hiệu đầu vào.


Mạch dòng điện đầu vào analog: Iđm = 1A hoặc 5A. Tần số: 50±5Hz, hoặc
60±5Hz. Độ chính xác (sai số):±0,5%Iđm. Tuyến tính trong khoảng (0,05 ÷ 40)

Iđm. Công suất tiêu thụ mạch dòng: <0,25VA/pha. Số kênh mạch dòng: ≤7 kênh.
Mạch điện áp đầu vào analog: Uđm = 100 ÷ 130V. Độ chính
xác:±0,5%Uđm. Tuyến tính trong khoảng (1 ÷ 170)V. Công suất tiêu thụ mạch áp:
<0,2VA/pha. Số kênh mạch áp: ≤6.
Mô đun AI có thể tùy chọn cấu hình đấu nối đầu vào cho nhiều sơ đồ đấu
dây khác nhau gồm:
- Sơ đồ đường dây có 1 máy cắt.
- Sơ đồ đường dây có 2 máy cắt .
1.1.5.3 Mô đun phát hiện lỗi và tính toán bảo vệ NR1161 (DSP Module):
Bao gồm 2 bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số hiệu suất cao DSP (digital signal
processor) có thể thực hiện đồng bộ giá trị lấy mẫu và quản lý các thiết bị ngoại vi
khác. Vi xử lý thứ nhất (DSP1) phụ trách tính toán bảo vệ, thu thập dữ liệu tương
tự, tính toán logic bảo vệ và điều khiển các đầu ra Trip. Vi xử lý thứ hai (DSP2)
phụ trách thu thập dữ liệu tương tự, phát hiện sự cố và cấp nguồn cho các rơ le đầu
ra.
Khi mô đun DSP kết nối với TU, TI nó có thể thực hiện đồng bộ dữ liệu
thông qua mô đun AI và đồng bộ thời gian thực từ các phần tử được ghép nối
thông qua mô đun NET-DSP.
1.1.5.4 Mô đun kênh truyền bảo vệ NR1213 (CH Module):
Rơle PCS-931 có thể trao đổi thông tin với thiết bị từ xa khác (thông
thường là bảo vệ đầu đối diện) để gửi và nhận tín hiệu sử dụng các thiết bị ghép
kênh và kênh truyền cáp quang. Mô đun truyền và nhận tín hiệu quang học đó là
CH Module. Tốc độ truyền tiêu chuẩn là 2048kbit/s, độ trễ thời gian của cả hai
hướng giống nhau và phải nhỏ hơn 15ms.


1.1.5.5 Mô đun đầu vào nhị phân NR1503, NR1504 (BI Module):
Rơle PCS-931 có thể lắp được tối đa 3 mô đun BI loại NR1503 hoặc
NR1504, nguồn cấp cho BI là 24/48VDC (loại NR1503D, NR1504D) hoặc
110/220/125/250VDC (loại NR1503A, NR1504A). Mô đun BI bao gồm 22 chân

đấu dây cho 11 input (NR1503) hoặc 18 input (NR1504) độc lập.
1.1.5.6 Mô đun đầu ra nhị phân NR1521 (BO module):
NR1251 là mô đun đầu ra nhị phân tiêu chuẩn trang bị 11 tiếp điểm thường
hở (22 chân). Các đầu ra được điều khiển độc lập bởi các chức năng cài đặt trong
Rơle. Thông số các BO: 8A, 250VAC ; 5A, 30VDC hoặc 0,2A, 220VDC.
1.1.5.7 Mô đun nguồn NR1301 (PWR module):
Mô đun nguồn là một bộ biến đổi DC/DC hoặc AC/DC cách điện giữa
nguồn đầu vào và nguồn đầu ra.
Điện áp đầu vào: 110 ÷ 125VDC, 220 ÷ 250VDC.
Điện áp đầu ra : 3,3 ; 5 ; 12 ; 24VDC, các cấp điện áp khác nhau cấp nguồn
tương thích cho các mô đun khác nhau.
Công suất tiêu thụ của Rơle <40W. Chân nối đất phải được đảm bảo chắc
chắn nối với hệ thống tiếp đất trước khi đưa thiết bị vào vận hành.
1.1.5.8

Mô đun giao diện người máy (HMI Module):

Như đã giới thiệu ở mục 1.1.3 Mặt trước của Rơle.
1.2

Nguyên lý hoạt động và các chức năng của Rơle PCS-31:

1.2.1 Nguyên lý hoạt động của Rơle PCS-931:
Quá trình làm việc của rơle được thể hiện trong hình vẽ


Dòng điện và điện áp nhất thứ được biến đổi qua các máy biến dòng điện và
máy biến điện áp (TU, TI) thành các tín hiệu dòng điện và điện áp nhị thứ, các tín
hiệu này sau khi được lọc và chuyển đổi tín hiệu tương tự/số (A/D) xẽ được gửi
cho mô đun DSP để tính toán bảo vệ và xác định lỗi. Sau khi mô đun DSP hoàn

thành tất cả các tính toán bảo vệ, các kết quả xẽ được CPU ghi lại trên môđun
MON. Mô đun DSP thực hiện xác định lỗi, tính toán logic bảo vệ và gửi lệnh tới
đầu rađi cắt. Mô đun MON thực hiện việc ghi lại các bản ghi dữ kiện, bản ghi dạng
sóng, gửi thông tin từ rơle tới màn hình và máy tính. Khi phát hiện sự cố rơle xẽ
khởi động, tác động và gửi tín hiệu khép các tiếp điểm đầu ra, các tiếp điểm đầu ra
được cấu hình tùy chọn theo các chức năng trong rơle.


Sơ đồ nguyên lý của Rơle bảo vệ so lệch dọc đường dây PCS-931


1.2.2 Các chức năng chính của Rơle PCS-931:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


Tổng quan chức năng bảo vệ
Bảo vệ so lệch dọc đường dây
Bảo vệ khoảng cách DPFC
Bảo vệ khoảng cách thông thường
Bảo vệ quá dòng chạm đất thời gian độc lập
Bảo vệ quá dòng chạm đất thời gian phụ thuộc
Bảo vệ quá dòng pha thời gian độc lập
Bảo vệ quá dòng pha thời gian phụ thuộc
Bảo vệ qúa áp
Bảo vệ kém áp
Bảo vệ hư hỏng máy cắt
Bảo vệ quá dòng thanh dẫn
Bảo vệ chống đóng vào điểm sự cố
Bảo vệ quá dòng pha khi lỗi mạch áp
Bảo vệ quá dòng chạm đất khi lỗi mạch áp
Kiểm tra đồng bộ
Tự động đóng lại
Fault recorder

Chức năng số
87
21D
21
50G
51G
50P
51P
59
27

50BF
50STB
SOTF
51PVT
51GVT
25
79
FR

Sơ đồ chức năng bảo vệ của Rơle PCS-931


1.2.2.1 Nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ so lệch dọc (F87L):
Chức năng bảo vệ so lệch dọc đường dây PCS-931 được sử dụng như bảo vệ
chính của đường dây cao áp và siêu cao áp, đường dây trên không hoặc cáp ngầm.
Bảo vệ so lệch dọc bao gồm bảo vệ so lệch dòng điện DPFC (2 cấp), bảo vệ so
lệch dòng điện có hãm (2 cấp) và bảo vệ so lệch dòng thứ tự không. Bảo vệ so lệch
dọc đường dây làm việc dựa trên tính toán giá trị dòng điện so lệch (Idiff) và dòng
hãm (Ibiased) tức thời của 2 đầu đường dây, giá trị của dòng điện 2 đầu đường dây
được gửi qua kênh truyền cáp quang chuyên dụng, các giá trị này được đồng bộ
liên tục đảm bảo giá trị lấy mẫu tính toán ở hai đầu là cùng một thời điểm.
Vùng bảo vệ của so lệch dọc là 100% chiều dài đường dây giới hạn bởi biến
dòng điện ở 2 đầu đường dây. Thời gian tác động của chức năng so lệch dọc
(F87L) là 0s.
1.2.2.2 Nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ khoảng cách (F21):
Khi có sự cố xuất hiện trên hệ thống, bảo vệ khoảng cách xẽ cắt máy cắt để
loại bỏ sự cố ra khỏi hệ thống với thời gian trễ cụ thể nếu lỗi nằm trong vùng của
bảo vệ khoảng cách.
Bảo vệ khoảng cách dựa trên gia trị của dòng điện và điện áp tại điểm đặt
rơle để xác định tổng trở sự cố và khoảng cách từ rơle đến điểm sự cố (nếu tổng trở

sự cố nhỏ hơn giá trị đặt thì rơle xẽ tác động.
Bảo vệ khoảng cách trong rơle được cài đặt 3 vùng thuận (Z1, Z2, Z3), 1
vùng ngược (Z4) và 1 vùng gia tốc bảo vệ (Z1B=Z2). Rơle xẽ liên tục tính toán
tổng trở pha – pha, pha – đất để so sánh với giá trị đặt theo các đặc tuyến đã được
cài đặt sẵn (đặc tuyến hình tròn hoặc đặc tuyến tứ giác).


Các vùng bảo vệ của chức năng khoảng cách (F21)
1.2.2.3 Nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ khoảng cách DPFC (F21D):
Hệ thống điện bình thường được coi là mạng 3 pha đối xứng
xứng. Khi có sự cố
xảy ra trên hệ thống, bằng cách áp dụng nguyên lý xếp chồng có thể tính toán được
tốc độ biến thiên của dòng điện và điện áp trong hệ thống,
thống có thể tính toán bằng giá
trị dòng điện hoặc điện áp sự cố trừ đi dòng điện hoặc điện áp trước khi sự cố
cố. Bảo
vệ khoảng cách DPFC dự trên sự thay đổi (gia tốc) của dòng điện và điện áp ở tần
số nguồn, do đó nó không phụ thuộc vào độ lớn dòng tải.
tải
Bảo vệ khoảng cách DPFC là một bảo vệ nhanh chóng và độc lập
lập, nó được
sử dụng chủ yếu để loại bỏ sự cố trên đường dây dài hoặc tải cao một cách nhanh
chóng, phạm vi bảo vệ của nó có thể thiết lập (80-85)% chiều dài đường dây
dây, giá
trị của bảo
ảo vệ chỉ phản ánh thành phần lỗi và không ảnh hưởng bởi sự thay đổi
dòng tải cho nên xẽ không bị tác động nhầm khi thay đổi tải đột ngột hay dao động
nguồn. Nhược điểm của nó là không phù hợp với đường dây ngắn hoặc nnguồn yếu.

Các vùng bảo vệ

của

chức

khoảng

năng
cách

DPFC (F21D).


1.2.2.4 Nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ quá dòng pha (50/51P):
Khi có sự cố pha-pha trong hệ thống điện, dòng điện tăng lên lớn hơn giá trị
dòng cài đặt thì bảo vệ quá dòng pha làm việc để tránh hư hỏng cho thiết bị được
bảo vệ. Thông số điện áp có thể được lựa chọn để tăng độ nhạy của bảo vệ và
thông số hướng của bảo vệ có thể được lựa chọn để nâng cao tính chọn lọc của bảo
vệ. Trong trường hợp bảo vệ quá dòng pha làm việc đột biến (Giá trị dòng điện
đột ngột tăng rất cao) thì yếu tố hãm sóng hài có thể được lựa chọn để ngăn chặn.
Bảo vệ quá dòng có hướng thường được dùng làm bảo vệ dự phòng cho đường
dây.
Bảo vệ quá dòng pha có 4 cấp làm việc độc lập với nhau, trong mỗi cấp có
thể cài đặt các thông số và logic khác nhau với các đặc tính khác nhau, như thời
gian tác động (đặc tính độc lập hay phụ thuộc), hướng của bảo vệ (có hướng,
không hướng), có hãm hay không hãm sóng hài bậc 2.
1.2.2.5 Nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ quá dòng chạm đất
(50/51G):
Trong quá trình làm việc bình thường của hệ thống có dòng điện dư, khi có
sự cố dòng điện dư này sẽ rất lớn và chạy xuống đất. Dòng điện dư này xẽ được
tính toán cho bảo vệ quá dòng chạm đất. Để nâng cao tính chọn lọc của bảo vệ quá

dòng chạm đất trong hệ thống có nhiều nguồn khác nhau nên các thông số về
hướng và hãm sóng hài bậc hai của bảo vệ được cài đặt.
Bảo vệ quá dòng chạm đất có 4 cấp làm việc độc lập với nhau, trong mỗi cấp
có thể cài đặt các thông số điện áp, hướng và hãm sóng hài bậc 2.
1.2.2.6 Nguyên lý làm việc của chức năng SOTF:
Chức năng chống đóng vào điểm sự cố xẽ làm việc và cắt ngay lập tức khi
có lệnh đóng máy cắt bằng tay hoặc đóng bằng AR vào điểm sự cố.


II. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH RƠLE PCS-931:
Từ màn hình hiển thị có thể truy cập vào Rơle để khai thác thông tin sự cố, sự
kiện, giá trị đo lường…

Mặt trước của Rơle PCS-902
Bàn phím ở mặt trước của rơ
le cung cấp sự tiện lợi cho người vận
hành xem một số dữ liệu nhất định
hoặc thay đổi chỉnh định của rơ le
Bàn phím có 9 phím, mỗi một
phím có một chức năng khác nhau

Số

Biểu tượng

1

◄ và ►

2


▲ và ▼

Mô tả
- Di chuyển con trỏ theo chiều ngang
- Vào menu tiếp theo hoặc trở về menu trước
- Di chuyển con trỏ theo lên xuống
- Chọn menu lệnh trên cùng 1 mục
- Thay đổi các tham số hoặc giá trị cài đặt

3

+ và -

- Thay đổi số thứ tự dữ kiện hiển thị
- Lật trang

4

GRP

- Kích hoạt giao diện chuyển đổi các nhóm cài đặt


5

ENT

6


ESC

- Thực hiện các hoạt động
- Xác nhận giao diện
- Hủy bỏ các hoạt động
- Thoát khỏi menu hiện tại

Trạng thái LED
- HEALTHY: Sáng xanh khi rơle được bật nguồn và
không có hiện tượng bất thường trong rơle. Tắt khi rơle có
lỗi phần cứng hoặc tắt nguồn.
- ALARM: Sáng vàng khi có những tín hiệu bất thường
như lỗi mạch TU, TI hoặc có các cảnh báo khác. Tắt khi
không còn tín hiệu bất thường.
- 2 LED “HEALTHY” và “ALARM” được cấu hình mặc
định sẵn trong rơle, 18 LED còn lại được cấu hình do
người sử dụng cài đặt.
2.1

Hướng dẫn truy cập và khai thác Rơle PCS-931:
Để truy cập rơle một cách nhanh chóng và chính xácta có thể căn cứ vào

chức năng các thư mục trong Rơle PCS-931, các bước truy cập để khai thác dữ
kiện và thông số của rơle như sau:
1. Từ màn hình chính nhấn
phím

để vào menu chính

với giao diện như trong hình

bên.
2. Nhấn phím

hoặc

để chọn tới thư mục cần truy
cập.


3. Nhấn

hoặc “ENT” để vào mục cần truy cập. Nếu trong thư mục đó còn các

thư mục nhỏ thì làm tiếp như bước 2 để chọn mục cần truy cập.
4. Khi đã vào mục cần truy cập, nhấn phím

hoặc

để xem toàn bộ dữ

kiện trong đó. Có thể sử dụng phím “+” hoặc “-” để thay đổi thông số cài đặt hay
số thứ tự dữ kiện.
5. Nhấn

để quay trở về menu trước hoặcnhấn “ESC” thì thoát khỏi chương

trình trực tiếp.

Giao diện Menu chính(Main Menu) của Rơle PCS-931
2.1.1 Hướng dẫn truy cập khai thác dữ liệu sự cố:

Các dữ liệu của các sự cố được lưu và sắp xếp theo thứ tự thời gian trong thư
mục “Records ”, ta có thể truy cập theo các bước sau để khai thác dữ liệu sự cố:
1. Từ màn hình chính bấm phím "▲" để vào trang hiển thị thư mục chính.
2. Bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ vào thư mục "MainMenu", sau
đó nhấn "ENT" hoặc "►" để vào thư mục "MainMenu".
3. Trong thư mục "MainMenu", bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ vào
menu "Records", và sau đó nhấn "ENT" hoặc "►" để vào thư mục "Records".


4. Trong thư mục "Records" bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ đến
thư mục “Disturb Records ”, sau đó bấm phím "ENT" để vào thư mục “Disturb
Records ”. Khi đó màn hình xẽ hiển thị các dữ kiện sự cố mới nhất, bấm phím "▲"
hoặc "▼" để lên / xuống các trang trong bản ghi sự cố mới nhất đó.
5. Muốn xem dữ kiện sự cố của các sự cố trước đó, bấm phím "+" hoặc "-" để chọn
các bản ghi của sự cố trước hoặc sau đó (bấm phím "-" xẽ hiển thị sự cố liền kề
trước đó).
6. Bấm phím "ESC" để thoát khỏi thư mục này (trở về trình đơn “Records”).
2.1.2 Hướng dẫn truy cập khai thác dữ liệu cài đặt Rơle PCS-931:
Các bước truy cập khai thác dữ liệu cài đặt trong rơle:
1. Từ màn hình chính bấm phím "▲" để vào trang hiển thị thư mục chính.
2. Bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ vào thư mục "MainMenu", sau
đó nhấn "ENT" hoặc "►" để vào thư mục "MainMenu".
3. Trong thư mục "MainMenu", bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ vào
menu "Settings" và nhấn "ENT" hoặc "►" để vào thư mục"Settings".
4. Trong thư mục "Settings"bấm phím "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ đến thư
mụccài đặt cần khai thác và bấm phím "ENT" để vào thư mục (chức năng các thư
mục được giới thiệu trong phần 2.3).
5. Bấm "▲" hoặc "▼" để di chuyển con trỏ, Bấm "+" hoặc "-" để lên / xuống
trang.
6. Bấm phím "ESC" để thoát khỏi thư mục này (trở về trình đơn “Settings”).

2.2

Danh mục và ý nghĩa của các tín hiệu trong Rơle PCS-931
Các tín hiệu được liệt kê trong bảng dưới:


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24

Tín hiệu

Ý nghĩa
Tín hiệu đầu vào (Input Signal)
52b_PhA (52b_PhB,
Trạng thái tiếp điểm phụ thường đóng pha A(B,C)
52b_PhC)
chỉ thị tốt
Trạng thái tiếp điểm phụ thường đóng của 3 pha
52b
máy cắt chỉ thị tốt
Trạng thái tiếp điểm phụ thường mở của 3 pha
52a
máy cắt chỉ thị tốt
TCCS.Input
Lỗi mạch điều khiển (giám sát cuộn cắt lỗi)
21D.En_DPFC
Kích hoạt chức năng bảo vệ khoảng cách DPFC
21D.Blk_DPFC
Khóa chức năng bảo vệ khoảng cách DPFC
Kích hoạt chức năng bảo vệ khoảng cách đặc
21M.En (21Q.En)
tuyến hình tròn (hình đa giác)
Khóa chức năng bảo vệ khoảng cách đặc tuyến
21M.Blk (21Q.Blk)
hình tròn (hình đa giác)
68.In_En
Kích hoạt chức năng phát hiện dao động nguồn

68.Blk
Khóa chức năng phát hiện dao động nguồn
Kích hoạt chức năng khoảng cách khi đóng vào
21SOTF.En
điểm sự cố
Khóa chức năng khoảng cách khi đóng vào điểm
21SOTF.Blk
sự cố
87L.En
Kích hoạt chức năng so lệch dọc
87L.Blk
Khóa chức năng so lệch dọc
50 / 51Px.En
Kích hoạt chức năng quá dòng pha cấp x
50 / 51Px.Blk
Khóa chức năng quá dòng pha cấp x
50 / 51Gx.En
Kích hoạt chức năng quá dòng chạm đất cấp x
50 / 51Gx.Blk
Khóa chức năng quá dòng chạm đất cấp x
Kích hoạt chức năng quá dòng khi đóng vào điểm
50SOTF.En
sự cố
Khóa chức năng quá dòng khi đóng vào điểm sự
50SOTF.Blk
cố
59Px.En
Kích hoạt chức năng quá áp cấp x
59Px.Blk
Khóa chức năng quá áp cấp x

27Px.En
Kích hoạt chức năng kém áp cấp x
27Px.Blk
Khóa chức năng kém áp cấp x


25 CTS.En
26 CTS.Blk
21M.ZG1.In_En
27
(21M.ZG2.In_En…)
21M.ZG1.In_Blk
28
(21M.ZG2.In_Blk…)
21M.ZP1.In_En
29
(21M.ZP2.In_En…)
21M.ZP1.In_Blk
30
(21M.ZP2.In_Blk…)
31 62PD.In_PD
32 25.Blk_Chk
33
34
35
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14

Kích hoạt chức năng giám sát mạch dòng điện (TI)
Khóa chức năng giám sát mạch dòng điện (TI)
Tín hiệu đầu vào kích hoạt chức năng bảo vệ
khoảng cách pha-đất vùng 1 (vùng 2…)
Tín hiệu đầu vào khóa chức năng bảo vệ khoảng
cách pha-đất vùng 1 (vùng 2…)
Tín hiệu đầu vào kích hoạt chức năng bảo vệ
khoảng cách pha-pha vùng 1 (vùng 2…)
Tín hiệu đầu vào khóa chức năng bảo vệ khoảng
cách pha -pha vùng 1 (vùng 2…)
Tín hiệu đầu vào không đồng pha
Tín hiệu khóa kiểm tra đồng bộ khi AR
Tín hiệu MC có thể thực hiện được chức năng tự
79.CB_Healthy
động đóng lại
79.LockOut
Tín hiệu khóa chức năng tự động đóng lại
VTS.MCB_VT
Tín hiệu lỗi mạch điện áp (TU)
Tín hiệu đầu ra (Output)

Alm_52b
Lỗi trạng thái máy cắt
TCCS.Alm
Lỗi mạch điều khiển máy cắt
FD.Pkp
Rơle khởi động
FD.DPFC.Pkp
Khởi động chức năng quá dòng DPFC
FD.ROC.Pkp
Khởi động chức năng quá dòng
21D.Op_DPFC
Bảo vệ khoảng cách DPFC tác động
21M.Z1.Op (21M.Z2.Op, Bảo vệ khoảng cách vùng 1 (2, 3, 4) tác động theo
21M.Z3.Op, 21M.Z4.Op) đặc tuyến hình tròn (Mho)
Bảo vệ khoảng cách vùng 1 (2, 3, 4) tác động theo
21Q.Z1.Op (21Q.Z2.Op,
21Q.Z3.Op, 21Q.Z4.Op)
đặc tuyến hình tứ giác (quadrilateral)
68.St
Phát hiện dao động nguồn
Bảo vệ khoảng cách tác động khi đóng và điếm sự
21SOTF.Op
cố
Bảo vệ khoảng cách tác động khi đóng không
21SOTF.Op_PDF
đồng pha
FOx.Recv1(2,3..8)
Nhận tín hiệu 1 (2,3..8) từ kênh truyền x
FOx.Alm
Lỗi kênh truyền x

87L.Op
Bảo vệ so lệch dọc tác động


15 87L.Op_DPFC1 (2)
16 87L.Op_Biased1(2)
17 87L.Op_Neutral
87L.Op_PhSeg_InterTr
18
p
19 87L.Op_3P_InterTrp
50/51P1.Op (50/51P2.Op,
50/51P3.Op, 50/51P4.Op)
50/51P1.St (50/51P2.St,
21
50/51P3.St, 50/51P4.St)
50/51G1.Op (50/51G2.Op,
22
50/51G3.Op, 50/51G4.Op)
50/51G1.St (50/51G2.St,
23
50/51G3.St, 50/51G4.St)

20

24 51PVT.Op
25 51GVT.Op
26 50SOTF.Op
27 59P1.Op (59P2.Op)
28 59P1.St (59P2.St)

59P1.Op_InitTT
29
(59P2.Op_InitTT)
30 27P1.Op (27P2.Op)
31 27P1.St (27P2.St)
27P1.Op_InitTT
32
(27P2.Op_InitTT)
50BF.Op_ReTrpA
33 (50BF.Op_ReTrpB,
50BF.Op_ReTrpC)
34 50BF.Op_ReTrp3P
50BF.Op_t1
35
(50BF.Op_t2)
36 50STB.Op
37 62PD.Op

Bảo vệ so lệch dọc DPFC cấp 1(2) tác động
Bảo vệ so lệch dọc có hãm cấp 1(2) tác động
Bảo vệ so lệch dọc dòng tứ tự không tác động
Bảo vệ so lệch dọc tác động cắt 1 pha
Bảo vệ so lệch dọc tác động cắt 3 pha
Bảo vệ quá dòng pha cấp 1 (2,3,4) tác động
Bảo vệ quá dòng pha cấp 1 (2,3,4) khởi động
Bảo vệ quá dòng chạm đất cấp 1 (2,3,4) tác động
Bảo vệ quá dòng chạm đất cấp 1 (2,3,4) khởi động
Bảo vệ quá dòng pha khi lỗi mạch áp(VT) tác
động
Bảo vệ quá dòng chạm đất khi lỗi mạch áp(VT)

tác động
Bảo vệ quá dòng tác động khi đóng vào điểm sự
cố
Bảo vệ quá áp cấp 1 (cấp 2) tác động
Bảo vệ quá áp cấp 1 (cấp 2) khởi động
Bảo vệ quá áp cấp 1 (cấp 2) tác động gửi tín hiệu
truyền cắt
Bảo vệ kém áp cấp 1 (cấp 2) tác động
Bảo vệ kém áp cấp 1 (cấp 2) khởi động
Bảo vệ kém áp cấp 1 (cấp 2) tác động gửi tín hiệu
truyền cắt
Bảo vệ hư hỏng máy cắt tác động cắt lại pha A(
pha B, pha C)
Bảo vệ hư hỏng máy cắt tác động cắt lại 3 pha
BV hư hỏng máy cắt cấp 1(cấp 2) tác đông
BV quá dòng thanh dẫn tác động
BV không đồng pha tác động cắt MC


38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48

49

79.On
79.Off
79.Ready
79.AR_Blkd
79.Active
79.Inprog
79.Inprog_1P
(79.Inprog_3PS2)
79.WaitToSlave
79.AR_Out
79.Fail_Rcls
79.Fail_Chk
79.Mode_1PAR
(79.Mode_3PAR,
79.Mode_1/3PAR)

50 TT.Alm
51
52
53
54
55
56
57
2.3

TT.Op
VTS.Alm

25.VTS_Alm_UB
25.VTS_Alm_UL
CTS.Alm
TrpA (TrpB, TrpC)
Fault_Location

Bật chức năng tự động đóng lại (AR)
Tắt chức năng tự động đóng lại (AR)
AR đã sẵn sàng làm việc
Khóa chức năng AR
Logic AR làm việc
Đang thực hiện quá trình AR
Đang thực hiện quá trình AR 1 pha (3pha)
Tín hiệu trễ của lệnh AR gửi đi AR nhiều máy cắt
Tín hiệu đầu ra AR
Tín hiệu tự động đóng lại lỗi
Lỗi kiểm tra đồng bộ
Chế độ AR 1 pha (3 pha, 1/3 pha)
Trạng thái đầu vào nhận được tín hiệu truyền cắt
bất thường.
Truyền cắt tác động
Tín hiệu cảnh báo lỗi mạch biến điện áp (TU)
Tín hiệu lỗi điện áp đồng bộ TU thanh cái
Tín hiệu lỗi điện áp đồng bộ TU đường dây
Tín hiệu cảnh báo lỗi mạch biến dòng điện (TI)
Cắt pha A (pha B, pha C)
Khoảng cách tới vị trí sự cố

Chức năng các thư mục trong Rơle PCS-931:


2.3.1 Thư mục chính (Main Menu):
Thư mục chính của Rơle PCS-931 bao gồm 10 thư mục con cấp 1 được bố
trí giống như cấu trúc cây thư mục của máy tính. Các thư mục con cấp 1 có chức
năng tương ứng như trong hình vẽ dưới, các chức năng này đã được cấu hình sẵn
trong rơle.


2.3.2 Thư mục đo lường (Measurements):
Thư mục này hiển thị giá trị đo lường theo thời gian thực
thực, bao gồm dòng
điện, điện áp, góc pha và các giá trị tính toán khác (S, P, Q…).
- Measurements 1: Hiển thị giá trị đo lường từ
khối DSP tính toán bảo vệ (các giá trị thông số
đầu vào tương tự), hiển thị giá trị nhị thứ.
- Measurements 2: Hiển thị giá trị đo lường từ
khối DSP phát hiện lỗi (các
(
giá trị lấy mẫu),
hiển thị giá trị nhị thứ.
- Measurements 3: Hiển thị giá trị đo lường
nhất thứ và các giá trị tính toán khác.
khác


2.3.3 Thư mục trạng thái (Status):
Thư mục này sử dụng để hiển thị trạng thái tín hiệu đầu vào, tín hiệu đầu ra
và tín hiệu cảnh báo theo thời gian thực của rơle.
- Inputs: Hiển thị các trạng thái tín
hiệu đầu vào.
- Outputs: Hiển thị các trạng thái tín

hiệu đầu ra.
- Superv State: Hiển thị các trạng thái
giám sát cảnh báo.
(GOOSE: một dạng giao thức truyền
tin.
FD: khối phát hiện lỗi.
SV: giá trị lấy mẫu).
2.3.4 Thư mục các bản ghi (Records):
Thư mục này được sử dụng để hiện thị các loại bản ghi, bao gồm bản ghi sự
cố, các dữ kiện giám sát, các dữ kiện nhị phân và các bản ghi thiết bị, do đó người
vận hành có thể tải để xem và sử dụng để phân tích sự cố, quá trình làm việc và sửa
chữa thiết bị. Tất cả các bản ghi được lưu trong bộ nhớ kể cả khi mất nguồn nuôi.
- Disturb Records: Hiển thị bản ghi sự cố
của thiết bị
- Superv Events: Hiển thị dữ kiện giám
sát của thiết bị
- IO Events: Hiển thị các dữ kiện đầu
vào, ra nhị phân của thiết bị
- Device Logs: Hiển thị các bản ghi truy
xuất vào thiết bị
- Clear Records: Xóa tất cả bản ghi.


2.3.5 Thư mục cài đặt (Settings):
Thư mục này sử dụng để kiểm tra các cài đặt của rơle, các thiết lâp của hệ
thống, các cài đặt bảo vệ và các thiết lập logic liên kết. Có thể sửa đổi các mục cài
đặt ban đầu, hay sao chép cài đăt
giữa các nhóm cài đặt khác nhau.
- System Settings: Kiểm tra và
thay đổi các thông số hệ thống.

- Prot Settings:

Kiểm tra và

thay đổi cài đặt bảo vệ.
- Logic Links: Kiểm tra và thay
đổi cài đặt các liên kết logic, bao
gồm cả liên kết chức năng, liên
kết giá trị lấy mẫu, liên kết truyền
tin GOOSE và liên kết dự phòng.
- Device Setup: Kiểm tra hoặc
thay đổi các cài đặt thiết bị.
- Copy_Settings: Sao chép cài
đặt giữa các nhóm cài đặt.
2.3.6 Thư mục lệnh tại chỗ (Local Cmd):
Thư mục này được sử dụng để giải trừ các tín hiệu rơle cắt dạng tự chốt
(latch), chỉ thị LED, màn hình LCD và cài đặt lại các chức năng của đầu vào nhị
phân. Thư mục này cho phép ghi lại đồ thị dạng sóng của dòng điện trong chế độ
vận hành bình thường tại mọi thời điểm để in và sao lưu. Nó có thể gửi các yêu cầu
tải về chương trình, thông số cài đặt, thông tin thống kê rõ ràng về GOOSE, SV,
AR và kênh truyền cáp quang.


- Reset Target: Giải trừ tín hiệu tại rơle,
đèn LED, màn hình LCD…
- Trig Oscillograph: Kích hoạt bản ghi
dạng sóng (đồ thị).
- Download: Gửi lệnh tải chương trình
trong rơle.
- Clear Counter: Xóa tất cả các số liệu đã

thống kê.
2.3.7 Thư mục in (Print):
Thư mục này được sử dụng để in thông tin rơle, các thông số cài đặt, các bản
ghi, đồ thị theo giao thức tiêu chuẩn IEC60870-5-103. Các dữ kiện được in được
thể hiện trong sơ đồ sau.


×