Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu hướng phát triển (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 192 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------

NGÔ MINH ĐỨC

QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN
TỪ ĐẦU THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------

NGÔ MINH ĐỨC

QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN
TỪ ĐẦU THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số
: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS NGUYỄN QUANG THUẤN
2. TS. NGÔ VĂN VŨ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao
và được công bố theo đúng quy định.
Kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên quá trình nghiên cứu nghiêm túc của
chính tác giả và là kết quả trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Nghiên cứu sinh

Ngô Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện viết luận án, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời
gian, thông tin, tư liệu. Tuy nhiên, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô

giáo, anh em, bạn bè và gia đình để hoàn thành luận án “Quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu hướng phát triển”.
Với lòng biết ơn trân trọng nhất, em xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Quang Thuấn
và TS. Ngô Văn Vũ đã tận tình hướng dẫn, định hướng vấn đề nghiên cứu một cách
đúng đắn để em có thể hoàn thành luận án đúng thời gian quy định.
Trong quá trình làm đề tài, bản thân tác giả đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học
hỏi kinh nghiệm để tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tế chưa nhiều vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của thầy, cô giáo và độc giả.
Trân trọng!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………....ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………….………….x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.......................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án...................................3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................5
7. Cơ cấu của luận án ..................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN ....................................................................6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước......................................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................................10
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................14
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................15
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN
HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN ..............................................................................16
2.1. Cơ sở lí luận phát triển quan hệ kinh tế .............................................................16
2.1.1. Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế ..............................................................16
2.1.2. Lí thuyết về thương mại quốc tế ......................................................................20
2.1.3. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................33
2.2. Cơ sở thực tiễn thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN .........37
2.2.1. Sức hấp dẫn từ khu vực kinh tế Ấn Độ ............................................................37

iii


2.2.2. Sức hấp dẫn từ khu vực kinh tế ASEAN năng động ........................................42
2.2.3. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN ..................................48
Tiểu kết chương 2......................................................................................................51
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ ĐẦU
THẾ KỈ 21 ĐẾN NAY ..............................................................................................53
3.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến
nay .............................................................................................................................53
3.1.1. Những nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
(AIFTA) .....................................................................................................................53
3.1.2. Tác động của AIFTA đến nền kinh tế Ấn Độ ..................................................55
3.1.3. Thực trạng xuất nhập khẩu của Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000 – 2015 .............61
3.1.4. Những lợi ích của Ấn Độ và các nước trong khối ASEAN .............................70
3.1.5. Các yếu tố hạn chế quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN ..............................89
3.2. Thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp giữa Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến

nay .............................................................................................................................96
3.2.1. Môi trường đầu tư của Ấn Độ - ASEAN .........................................................96
3.2.2. Cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21
đến nay ................................................................................................................... 111
3.3. Một số đánh giá chung về thực trạng quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai
đoạn 2000 - 2015 .................................................................................................. 117
3.3.1. Cân bằng thương mại Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000 – 2005 ............. 117
3.3.2. Cân bằng thương mại Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2006 – 2015 ............. 117
Tiểu kết chương 3................................................................................................... 119
CHƯƠNG IV: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ ASEAN ĐẾN NĂM 2025 ...................................................................................... 121
4.1. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN đến năm 2025. ......... 121
4.1.1. Các nhân tố chính ........................................................................................ 121
4.1.2. Tiềm năng thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN ............................................ 128
4.1.3. Cơ hội phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN ...................................... 136

iv


4.2. Định hướng và một số giải pháp đối với Việt Nam nhằm đạt được lợi ích từ
quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN ........................................................................... 142
4.2.1. Việt Nam trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay ............. 142
4.2.2. Một số giải pháp giúp Việt Nam phát triển từ mối quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN .................................................................................................................... 144
Tiểu kết chương 4................................................................................................... 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ......... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 152
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 164
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 166

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

AEC

Tiếng Anh
Association of Southeast Asian
Nations
ASEAN Economic Community

AIFTA

ASEAN-India Free Trade Area

ASEAN

ACIA

BIMSTEC

BRICS

ASEAN Comprehensive
Investment Agreement
Bay of Bengal Initiative for
MultiSectoral Technical and
Economic Cooperation

Brazil, Russia, India, China,
South Africa

EU
EIU
FDI
FTA
FPI

Computable General
Equilibrium
Custom Union
Common Martket
Comprehensive Economic
Cooperation Agreement
Department of Industrial Policy
and Promotion
European Union
Economist Intelligence Unit
Foreign Direct Investment
Free Trade Area
Foreign Portfolio Investment

FIE

Foreign Invested Enterprises

GDP
GNP


Gross Domestic Product
Gross National Product

CGE
CU
CM
CECA
DIPP

vi

Tiếng Việt
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Ấn độ
Hiệp định Đầu tư Toàn diện
ASEAN
Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về
hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa
khu vực
Khối bao gồm các nền kinh tế
lớn mới nổi gồm Brazin, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi
Mô hình cân bằng tổng thể
Liên minh thuế quan
Thị trường chung
Hiệp định hợp tác kinh tế toàn
diện

Tổng cục chính sách và xúc tiến
công nghiệp
Cộng đồng chung châu Âu
Cơ quan tình báo kinh tế Anh
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực thương mại tự do
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc gia


GTAP

Global Trade Analysis Project

Dự án phân tích thương mại toàn
cầu

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

LPI
LSCI
MFN
MGC

MNE
NEP
OECD
PTA
PPF
RCA
RID
RBI
SMEs
UAE
UNCTAD
GVA
WTO

Chỉ số năng lực quốc gia về
Logistics
Liner Shipping Connectivity
Chỉ số kết nối tàu biển
Index
Quốc Gia
Most Favoured Nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
Tổ chức hợp tác Mekong – Sông
Mekong–Ganga Cooperation
Hằng
Multinational Enterprises
Công ty đa quốc gia
National Elint Plan
Chính sách kinh tế mới
Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development
Kinh tế
Preferential Trade Arrangement Thỏa thuận thương mại ưu đãi
Đường giới hạn khả năng
Production Possibility Frontier
sản xuất
Revealed Comparative
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
Advantage Index
Revealed Import Dependence Chỉ số phụ thuộc nhập khẩu hiện
Index
hữu
Reserve Bank of India
Ngân hàng dự trữ Ấn Độ
Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các tiểu vương quốc Ả rập thống
United Arab Emirates
nhất
United Nation Conference on
Diễn đàn Thương Mại và Phát
Trade and Development
triển Liên Hiệp Quốc
Gross value added
Tổng giá trị gia tăng thực tế
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Logistics Performance Index


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực ..............................................29
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ và một số quốc gia khu vực Nam Á
giai đoạn 2010 - 2016……………………………………………………………. 38
Bảng 2.3: Tăng trưởng tổng giá trị gia tăng thực tế theo ngành tính trên giá cơ bản .........38
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN giai đoạn 2010 - 2016……………… 43
Bảng 2.5: Tổng giá trị kim ngạch thương mại của ASEAN giai đoạn 1999 – 2000 ..............43
Bảng 2.6: Một số chỉ số thương mại của ASEAN năm 2014 – 2015 ..................................46
Bảng 2.7: Một số chỉ số về đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN năm 2014 – 2015 ........47
Bảng 2.8: Các mốc thời gian đánh dấu quan hệ Ấn Độ - ASEAN ......................................48
Bảng 3.1: Lộ trình ưu đãi thuế AIFTA của một số sản phẩm........................................................54
Bảng 3.2: So sánh danh mục thuế xuất nhập khẩu của Ấn Độ và các quốc gia ASEAN năm
2009 và 2013 ...............................................................................................................57
Bảng 3.3: Độ mở thương mại của Ấn Độ với ASEAN năm 2014 ......................................59
Bảng 3.4: Thương mại hàng hoá Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000 – 2016..........................62
Bảng 3.5: Thương mại hàng hoá của Ấn Độ với các nước ASEAN giai đoạn 2005 2015 ...........................................................................................................................66
Bảng 3.6: Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ sang thị trường ASEAN ........68
Bảng 3.7: Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ từ thị trường ASEAN...........69
Bảng 3.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Brunei giai đoạn 2000 - 2015 ................71
Bảng 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Cambodia giai đoạn 2000 - 2015 ...........72
Bảng 3.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 2000 - 2015 ..........74
Bảng 3.11: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Lào giai đoạn 2000 - 2015 ..................75
Bảng 3.12: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Malaysia giai đoạn 2000 - 2015 ...........77
Bảng 3.13: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 2000 – 2015 .........78
Bảng 3.14: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Philippines giai đoạn 2000 – 2015 .......80
Bảng 3.15: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Singapore giai đoạn 2000 – 2015 .........82

Bảng 3.16: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Thái Lan giai đoạn 2000 – 2015 ..........84

viii


Bảng 3.17: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ - Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .........86
Bảng 3.18. Chỉ số LPI toàn cầu và xếp hạng của các quốc gia ASEAN năm 2016 ...............90
Bảng 3.19. Chỉ số kết nối tàu biển quốc gia (LSCI) 2006 – 2016 ............................93
Bảng 3.20: Giao thương qua biên giới ASEAN và một số nước năm 2016 .............95
Bảng 3.21: Dòng vốn FDI vào Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2015 .............................. 100
Bảng 3.22: Dòng vốn FDI vào ASEAN giai đoạn 2000 – 2015 ............................ 108
Bảng 3.23: Dòng vốn FDI vào thị trường ASEAN từ các đối tác trong giai đoạn
2000 – 2015 ............................................................................................................ 112
Bảng 3.24: Dòng vốn FDI vào Ấn Độ từ ASEAN và thế giới............................... 114

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Định lý Heckscher – Ohlin .......................................................................23
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia...........26
Hình 2.3: Mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế ..............................................32
Hình 2.4: Mô hình về lợi ích cận biên ......................................................................34
Hình 2.5: Thực trạng thương mại giữa Ấn Độ với các khu vực giai đoạn 2008 – 2015 ........... 42
Hình 3.1: Cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN..............................................63
Hình 3.2: Cơ cấu nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN .................................................63
Hình 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ASEAN 2004 ........................................64
Hình 3.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ASEAN 2014 ........................................64
Hình 3.5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của ASEAN 2004 .......................................64

Hình 3.6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của ASEAN 2014 ...................................... 64
Hình 3.7: Dòng chảy FDI vào Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2015 ................................ 101
Hình 3.8: Thực trạng dòng chảy FDI của ASEAN 6 trong giai đoạn 2000 - 2015 ........ 110
Hình 3.9: Cơ cấu thị phần đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN ....... 113
Hình 4.1: Cơ cấu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ……………… 138
Hộp 3.1: Đánh giá quan hệ đầu tư Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000- 2015 và xu
hướng đến năm 2020 .............................................................................................. 115
Hộp 4.1: Đánh giá tiềm năng thương mại Ấn Độ - ASEAN ................................ 132

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá của thế giới thì
kinh tế châu Á đang tăng trưởng, chính trị châu Á đang chuyển động, xã hội châu Á
đang hội nhập, các quốc gia châu Á đang xác định lại quan hệ với nhau để cùng
nhau phát triển. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế, các
khu vực mậu dịch tự do, thị trường chung, ... Các tổ chức này xuất hiện ngày càng
nhiều và chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế các nước cũng như toàn cầu. Cùng xu
hướng phát triển đó, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN đã thể hiện mong muốn xây
dựng và phát triển quan hệ kinh tế từ Hội nghị các quốc gia châu Á tại New
Delhi tháng 3/1947. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thế kỉ 21 thì mong
muốn đó mới trở thành hiện thực khi Hiệp định khung giữa ASEAN - Ấn Độ về
Hợp tác kinh tế toàn diện được kí kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ
lần thứ hai năm 2003.
Khu vực mậu dịch tự do Ấn Độ - ASEAN là một vùng rộng lớn, một khu vực
mậu dịch với thị trường hơn 1,88 tỷ dân, với tổng GDP gần 4.900 tỷ USD (2015).
Trong nhiều thập kỷ, thông qua chính sách hướng Đông của mình, Ấn Độ đã tập
trung vào mối quan hệ với các nước nước láng giềng phía Đông. Chính sách “hành

động hướng Đông” nhằm thay thế cho “chính sách hướng Đông” thể hiện mong
muốn một cách mạnh mẽ và mãnh liệt hơn bao giờ hết của chính quyền Modi hiện
tại là nâng tầm mối quan hệ với các nước phía Đông bao gồm cả khu vực ASEAN
và Đông Bắc Á. Các động lực của chính sách “hành động hướng Đông” được phản
ánh qua những mục tiêu của Ấn Độ trong mối quan hệ với ASEAN: mong muốn
phát triển thị trường, nhu cầu đa dạng hoá nguồn cung năng lượng, quyết tâm cạnh
tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Về phía các quốc gia ASEAN, việc phát triển
quan hệ kinh tế với Ấn Độ góp phần thúc đẩy kinh tế song phương đồng thời tạo
cục diện quốc tế hoá khu vực Biển Đông nhằm tạo sự ổn định địa chính trị và an
ninh trong khu vực.
Với những lợi ích mang tính chiến lược mà hai bên có thể nhận được trong
việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN ngày càng phát triển thì vấn
đề nghiên cứu thực trạng quan hệ kinh tế của hai bên trong giai đoạn từ đầu thế kỉ
21 đến nay là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đã có những đề
tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN,

1


nhưng một nghiên cứu và đánh giá mang tính tổng quát về quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay là một vấn đề tương đối mới mẻ, chưa được
nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Bên cạnh đó, nhìn từ phía các quốc gia ASEAN, việc nghiên cứu về khu vực
thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Đồng thời,
Hiệp định về dịch vụ và Hiệp định về đầu tư giữa Ấn Độ - ASEAN được kí dựa trên
Hiệp định Khung mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 và Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) mới được thành lập vào tháng 12/2015. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu hướng phát
triển” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Trong khuôn khổ một luận án, khi tiếp cận với đề tài này, tôi đặt ra các mục

đích và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Mục đích luận án: Nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng quan hệ kinh
tế Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu hướng phát triển.
Nhiệm vụ luận án:
Thứ nhất, thông qua việc khái quát lại những khái niệm về quan hệ kinh tế
quốc tế, thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và trình
bày những lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm luận giải các cơ sở thực tiễn cho sự phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN.
Thứ hai, phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỷ
21 đến nay dựa trên hai nội dung cơ bản là quan hệ thương mại hàng hoá, quan hệ
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về thực trạng quan
hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
Thứ ba, phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức, xu hướng phát triển của
quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN trong tương lai nhằm khẳng định vị trí, vai trò và
lợi ích của mối quan hệ này. Từ đó, đưa ra một số gợi ý giúp Việt Nam đạt được
những lợi ích từ mối quan hệ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tuợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ kinh tế Ấn
Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu hướng phát triển. Trong đó, tác giả
luận án chủ yếu nhìn từ góc độ của Ấn Độ.

2


Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội hàm của quan hệ
kinh tế quốc tế rất rộng, bao gồm Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, di chuyển
quốc tế về hàng hoá sức lao động, quan hệ quốc tế về khoa học và công nghệ, di
chuyển quốc tế về tiền tệ, ... Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung phân tích
thực trạng quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN dựa trên 2 trụ cột chính là thương mại
và đầu tư trong giai đoạn từ đầu thế kỉ 21 đến nay. Tuy nhiên, do thực tiễn mối quan

hệ này chưa phát triển đến mức độ tương xứng với tiềm năng của hai bên nên tác
giả tập trung vào mối quan hệ thương mại hàng hoá Ấn Độ - ASEAN, quan hệ đầu
tư trực tiếp nước ngoài giữa Ấn Độ - ASEAN, từ đó đưa ra các đánh giá về thực
trạng quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu quan hệ
kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000 - 2015, đồng thời mở rộng nghiên cứu xu
hướng phát triển đến năm 2025 của quan hệ này nhằm đánh giá và gợi ý những giải
pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
Ấn Độ, các quốc gia trong khối ASEAN.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận từ góc độ lợi ích, tức là nghiên cứu mối quan hệ này trên cơ sở xem
xét lợi ích mà nó mang lại cho cả Ấn Độ và ASEAN. Nếu xét về kinh tế, có thể lợi
ích kinh tế trong ngắn hạn không thật rõ rệt, không thật nhiều nhưng nó mang lại lợi
ích chính trị to lớn và đó là một trong những động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế của
Ấn Độ - ASEAN. Về lâu dài, quan hệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả
hai bên.
- Tiếp cận hệ thống tức là không xem xét mối quan hệ kinh tế Ấn Độ ASEAN 1 cách biệt lập mà đặt nó trong bối cảnh với các mối quan hệ khác (chính
trị, văn hoá, ...) và trong xu thế chung của khu vực, thế giới. (khu vực hoá, toàn cầu
hoá, chủ nghĩa bảo hộ, ...).
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng xuyên
suốt luận án để nghiên cứu, đánh giá quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai đoạn
2000 – 2015. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như sau:

3



- Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin phục vụ nghiên cứu được thu thập
qua các sách giáo trình, tạp chí chuyên ngành, số liệu thống kê của Ấn Độ, các quốc
gia ASEAN và các tổ chức quốc tế, các thư viện Quốc gia, thư viện một số trường
đại học...; từ kết quả nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, kết
hợp kết quả quan sát, tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp của tác giả.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (chuyên sâu): Được tác giả sử dụng để
phỏng vấn, trao đổi, thảo luận với một số chuyên gia nghiên cứu về Ấn Độ và
ASEAN về các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN để từ những
góc nhìn khác nhau góp phần giúp đề tài có những nhận định, đánh giá chính xác
hơn về quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng để xem xét mối tương quan
giữa các chỉ số kinh tế, nhất là trong mối quan hệ thương mại và đầu tư trực tiếp.
- Phương pháp mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả diễn biến của
các mốc hội nhập kinh tế, diễn biến của quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN, mô
tả diễn biến của bối cảnh quốc tế, ...
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích so
sánh các mốc quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia ASEAN, sự thay đổi quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị kim ngạch thương mại và đầu tư song phương, ...
- Phương pháp diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu lý
thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế, các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp quy nạp: Từ những bằng chứng về thực trạng quan hệ kinh tế
Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đên nay, sự thay đổi trong chính sách thương mại
của hai bên, phương pháp này được sử dụng để gợi ý một số giải pháp giúp Việt
Nam có những chính sách phù hợp trong mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quan hệ kinh
tế Ấn Độ - ASEAN trong giai đoạn 2000 – 2015.
- Luận án đã phân tích và chỉ ra được những kết quả và những hạn chế trong
quan hệ kinh tế của hai đối tác này nhất là trên các lĩnh vực thương mại hàng hoá và

đầu tư trực tiếp. Đây là hai lĩnh vực được cả hai phía đánh giá là hết sức quan trọng
song trên thực tế sự gia tăng của tốc độ và quy mô của hai loại hình hợp tác này
không tương xứng với tiềm lực và nhu cầu của cả Ấn Độ và ASEAN.

4


- Luận án góp phần cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu
và hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Ấn Độ và ASEAN. Đặc biệt là khi
Việt Nam tham gia sâu hơn vào Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quan hệ
kinh tế Ấn Độ - ASEAN trên hai trụ cột chính là thương mại hàng hoá và đầu tư,
đồng thời đưa ra những kết luận khoa học về về mối quan hệ này thông qua cách
tiếp cận hệ thống và tiếp cận từ góc độ lợi ích. Luận án làm sáng tỏ một số nội dung
trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000 – 2015 và xu hướng phát
triển quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN trong tương lai gần.
- Công trình “Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu
hướng phát triển” là tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới hoạt động thương
mại quốc tế, nhất là thương mại quốc tế giữa Ấn Độ và ASEAN.
- Những nội dung mà luận án đưa ra là một thông tin mang tính tham khảo cho
các nhà nghiên cứu về quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN. Các số liệu của công trình
được trích dẫn nguồn rõ ràng, có độ tin cậy cao, hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích về lĩnh vực kinh tế quốc tế.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, cơ cấu của
Luận án được chia làm 4 chương với những nội dung như sau:
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế Ấn
Độ - ASEAN.
Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ

- ASEAN.
Chươn g III. Thực trạng quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai đoạn
2000 - 2015.
Chư o ̛ n g IV. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN
đến nă m 2020.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trần Thị Lý (cb) (2002), “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ
1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Cuốn sách nhằm giới thiệu với
bạn đọc bối cảnh cũng như quá trình điều chỉnh chính sách của Ấn Độ trong giai
đoạn 1991 – 2000. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu đã làm
cho Ấn Độ mất đi nguồn đào tạo nhân lực, nguồn viện trợ chính, cùng các thị
trường xuất khẩu quan trọng. Thêm vào đó, còn rất nhiều nguyên nhân khác (ảnh
hưởng của cuộc chiến tranh vùng Vịnh, tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Nam
Á, khó khăn xuất phát từ nội tại của Ấn Độ, ...) đã làm cho Ấn Độ phải có một sự
điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân
tích chính sách “Nhìn về hướng Đông” (1992) từ thời Thủ tướng Narasimha Rao
trong bối cảnh Ấn Độ bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa mạnh mẽ khi
môi trường quốc tế có nhiều thay đổi sau Chiến tranh lạnh. Khu vực Đông Nam Á
được Ấn Độ quan tâm đặc biệt với vị trí địa chiến lược, địa chính trị quan trọng
trong quan hệ quốc tế. Sự mô tả và phân tích khá chi tiết của tác giả trong sự điều
chỉnh chính sách của Ấn Độ góp phần cho những nghiên cứu sau hiểu rõ phần nào
cách nhìn mới của Ấn Độ về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và
Đông Nam Á nói riêng trong giai đoạn 1991 – 2000.
Trần Đình Thiên (2005), “Liên kết kinh tế ASEAN: vấn đề và triển vọng”,

Nxb Thế giới. [3] Cuốn sách là kết quả của việc thực hiện đề tài nhánh “Liên kết
kinh tế ASEAN trong đầu thập niên của thế kỷ XX”. Tác giả đã nhận định rằng,
ASEAN đã và đang có những cơ hội lớn để bứt phá, nhưng đồng thời cũng đang
đứng trước những thách thức rất lớn. Các quốc gia ASEAN riêng biệt chắc chắn sẽ
tiếp tục đi lên, thậm chí nhiều quốc gia trong đó sẽ lập kỳ tích tăng trưởng và phát
triển. Tuy nhiên, tương lai của ASEAN với tư cách là một khối liên kết sẽ như thế
nào? Đối với Việt Nam, tương lai của ASEAN là một vấn đề hệ trọng. Việt Nam
đang nỗ lực hết sức cho một ASEAN phát triển và hùng mạnh. Nỗ lực này dựa trên
cơ sở thực tiễn và lịch sử. Tác giả tập trung nghiên cứu ba nội dung chính: Thứ nhất
là những vấn đề hiện tại của liên kết khu vực, đánh giá khả năng lợi thế phát triển
và sức cạnh tranh của ASEAN; thứ hai là bối cảnh mới của sự liên kết kinh tế
ASEAN bao gồm toàn cầu hoá kinh tế và xu hướng phát triển của châu Á và thứ ba
6


là đánh giá tính khả thi và triển vọng liên kết kinh tế ASEAN trong thập niên đầu
của thế kỷ XXI. Tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ cái gọi là “thực trạng” liên kết
kinh tế ASEAN, lý giải một số xu hướng lớn đang diễn ra tuy nhiên, việc dự báo
cơ chế hình thành liên kết ASEAN còn chưa được cụ thể.
Ngô Xuân Bình (cb) (2013), “Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của Ấn
Độ thập niên đầu thế kỉ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020”, Nxb Từ Điển
Bách Khoa. [7] Cuốn sách miêu tả khá đầy đủ các nội dung liên quan về vấn đề
kinh tế - chính trị của Ấn Độ trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra một cái
nhìn toàn diện, sâu sắc về thực trạng phát triển của Ấn Độ, đánh giá những tác động
tích cực và tiêu cực của quốc gia này đến sự phát triển chung của thế giới trong đó
có Việt Nam.
Võ Xuân Vinh (2013),“ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ”,
Nxb Khoa học xã hội. [8] Trong tác phẩm này, tác giả đã tổng quan lại chính sách
hướng đông của Ấn Độ, đánh giá vai trò của ASEAN trong chính sách hướng đông
và phân tích tác động của chính sách đối với quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong bối

cảnh hiện nay.
Nguyễn Cảnh Huệ (2007) [4], “Những nhân tố chính chi phối sự phát triển
của quan hệ ASEAN - Ấn Độ từ đầu thập niên 90 đến nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học: ASEAN – 40 năm: Thành tựu và triển vọng được tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh. Bài viết đã khái quát những yếu tố khách quan cũng như chủ quan chi phối
mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời cũng đánh giá lại những thành tựu hợp tác trên
các khía cạnh chính trị, kinh tế và chỉ ra triển vọng của quan hệ giữa ASEAN - Ấn
Độ trong thời gian tới.
Nguyễn Cảnh Huệ (2009), “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh
lạnh”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế với chủ đề “Mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á: Sự
cam kết chiến lược hay sự hội nhập khu vực”, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.[5] Trong bài viết của mình, tác giả đồng ý với
quan điểm ASEAN là một trọng tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ và
đánh giá việc Ấn Độ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực với ASEAN thời kỳ
sau Chiến tranh lạnh. Quá trình phát triển quan hệ Ấn Độ - ASEAN được tác giả đề
cập một cách chi tiết và đánh giá đúng thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các
lĩnh vực chính trị - kinh tế, an ninh, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá. Tuy nhiên,
việc gợi ý cho việc phát triển quan hệ này trong bối cảnh hội nhập khu vực còn
chưa được cụ thể hoá.
7


Trần Nam Tiến (2016), “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới”,
Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. [6] Trong cuốn sách
này, tác giả viết về việc chuyển trọng tâm chính sách hướng Đông sang hành động
hướng Đông một cách mạnh mẽ của Ấn Độ ở Đông Á với việc xác định Đông Nam
Á là trọng tâm. Có thể nói, động thái này là một bước ngoặt mới trong chính sách
đối ngoại của Ấn Độ hiện nay và trong tương lai. Chính sách này không chỉ nhằm
vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn hướng đến lợi ích chính trị, an ninh nhằm
khẳng định vị thế cường quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ấn

Độ. Tiếng nói của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương – Đông Nam Á chắc chắn sẽ
không ngừng được nâng lên rõ rệt mà còn tạo lập được thế cân bằng trong cấu trúc
an ninh khu vực Châu Á. Trong tổng thể quan hệ Ấn Độ - ASEAN thì quan hệ Ấn
Độ - Việt Nam là một mối quan hệ đặc biệt bởi những cơ sở thuận lợi và những ý
nghĩa mang tính thông điệp trong sự kết nối đối với khu vực. Trong bối cảnh mà
“chính sách hướng Đông” đã có bước tiến mạnh mẽ và chuyển sang giai đoạn mới
là “hành động phía Đông” thì Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng trong ưu tiên
chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Khu lựa chọn Việt Nam, Ấn Độ cho thấy
mình đang là một nhân tố quan trọng tại Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt khi
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông thì Ấn Độ cũng mong muốn thể hiện
vai trò của mình cùng với những quốc gia có đồng quan điểm về an ninh, hợp tác tại
Biển Đông như Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Điệp (Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam) hoàn thành năm 2006 với đề tài “Quá trình phát triển quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004”. [1] Luận án đã hệ thống lại một cách
khá chi tiết, toàn diện về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ năm 1986 đến
năm 2004. Một giai đoạn được xem là sơ khai trong nghiên cứu về quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã cung cấp những cứ liệu và luận chứng
thuyết phục để khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây đắp trên cơ sở
có sự thống nhất giữa lãnh đạo hai bên về các mặt văn hoá, lịch sử.
Tarun Das Colette Mathur Frank – Jurgen Richter, “Ấn Độ - sự trỗi dậy của
một cường quốc”, người dịch: Kiến Văn – Huyền Trang (2013), Nhà xuất bản Từ
điển bách khoa, Hà Nội. [9] Cuốn sách này đã khái quát những thành tựu đáng kinh
ngạc của nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực. Trước đây, khi
nói đến Ấn Độ, chúng ta đã quen với một Ấn Độ có tỷ lệ tăng trưởng thấp, đầy
những rào cản đối với doanh nghiệp và hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên,
8


sau quá trình tự do hoá, chúng ta đã được chứng kiến sự tăng tốc một cách mạnh mẽ

của Ấn Độ, đưa Ấn Độ thành một trong những cường quốc trên thế giới. Những số
liệu và phân tích sơ lược đã cho thấy sự phát triển kinh tế và những thay đổi ấn
tượng của Ấn Độ theo xu hướng toàn cầu hoá. Nội dung cuốn sách gồm 10 trụ cột
chính, đó là: cải cách kinh tế, cải cách tài chính, địa chính trị, sản xuất, thương mại
và đầu tư nước ngoài, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng,
các vấn đề xã hội.
Ngô Xuân Bình (cb) (2013), “Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2013”,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội. [38] Trong công trình này, tác giả đã tập hợp những
bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam trong năm 2013 về Ấn Độ và quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực. Với nội dung gồm 4 phần: Phần một tập trung
vào những vấn đề “Kinh tế và Hội nhập” với các nghiên cứu về vấn đề kinh tế của
Ấn Độ, quan hệ kinh tế của Ấn Độ với một số quốc gia và những liên quan đến Việt
Nam; Phần hai tập trung vào những vấn đề “Chính trị và An ninh” với các nghiên
cứu về Hiến pháp Ấn Độ và sự biến đổi tư tưởng chính trị ở Ấn Độ; Phần ba tập
trung vào những vấn đề “Văn hoá – Xã hội” ở Ấn Độ với những bài viết đa dạng từ
sự ảnh hưởng về văn hoá và tôn giáo của Ấn Độ đến những vấn đề môi trường sống
và giáo dục; Phần bốn tập trung vào “quan hệ Ấn Độ với các nước và Việt Nam”, tác
giả đã phần nào giới thiệu cho người đọc những nội dung cơ bản nhất về một đất nước
có bề dày lịch sử như Ấn Độ.
Phạm Bình Minh (cb) (2012), “Cục diện thế giới đến 2020”, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. [37]. Cục diện thế giới – bức tranh toàn cảnh về
tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ... của thế giới đang có nhiều biến động.
Cuộc chạy đua về khoa học – công nghệ, sự hồi sinh của Nga, sự trỗi dậy mạnh mẽ
của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia mới nổi đã dẫn đến sự dịch chuyển
tương quan sức mạnh toàn cầu. Trong tác phẩm này, tác giả tập trung phân tích về
cục diện thế giới, cục diện khu vực, những nhân tố tác động và xu hướng phát triển
của nó đến năm 2020; phân tích về cục diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương;
đưa ra một số dự báo về quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và
Nga) đến năm 2020, ...
Ngô Xuân Bình (cb) (2013), “Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối

liên hệ trong lịch sử và hiện tại”, Nxb Từ điển Bách khoa. [10] Cuốn sách tập trung
ở ba nội dung chính, đó là Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, quan hệ Việt Nam – Tây
Nam Á và quan hệ Ấn Độ - Tây Nam Á. Mục đích của cuốn sách là khúc mở đầu
9


cho những hoạt động hợp tác và nghiên cứu tiếp theo về khu vực Ấn Độ và Tây
Nam Á, góp phần tích cực đẩy mạnh hợp tác trên cách lĩnh vực nhằm xây dựng
một Châu Á năng động, hoà bình, hợp tác và phát triển.
Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc (2013),“Biển đông: Quản lý tranh chấp
và định hướng giải pháp”, Nxb Thế giới. [53] Trong cuốn sách này, tác giả chia
thành 5 chương: Chương 1: Biển Đông và các vấn đề địa chính trị đánh giá vai trò
của biển Đông dưới góc độ chiến lược và tính toán địa chính trị của các bên;
Chương 2: Chính trị nội bộ và chính sách của các bên ở biển Đông nghiên cứu các
nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết sách của các nước về vấn đề Biển Đông;
Chương 3: Quân sự hóa và hệ lụy đối với biển Đông đánh giá xu thế hiện đại hóa
quân sự ở khu vực và tác động đến tranh chấp biển Đông; Chương 4: Lợi ích và
chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực Biển Đông tập trung nghiên cứu
các chủ thể có lợi ích ngày càng lớn ở biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga
và Hàn Quốc; Chương 5: Biển Đông trong quan hệ Mỹ - ASEAN - Trung Quốc
xem xét những tương tác chính sách giữa Mỹ, ASEAN và Trung Quốc, những chủ
thể được xem là quan trọng nhất trong vấn đề biển Đông. Nhìn chung, công trình
này đã đưa ra những nhận định đa chiều, đánh giá về diễn biến tình hình biển Đông;
các vấn đề pháp lý quốc tế ở Biển Đông; điều kiện, thách thức, cơ hội cho việc hợp
tác, quản lý và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trong bối cảnh mới.
Ngoài ra, thông tin về quan hệ Ấn Độ - ASEAN có thể tìm thấy trong một
số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: [13], [19], [22], [24], [39],
[45], …
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Prabir De (cb) (2014) chủ biên xuất bản cuốn sách “ASEAN – INDIA

deepening economic partnership in Mekong region” [54]. Trong công trình này, tác
giả đã tập trung làm rõ cơ hội, thách thức hợp tác giữa Ấn Độ và các quốc gia thuộc
khu vực Mekong trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp, khái quát
thực trạng hợp tác kinh tế, đầu tư, kim ngạch thương mại giữa hai bên, gợi mở
những vấn đề, giải pháp để tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế
trong thời gian tới.
Nagesh Kumar, Rahul Sen, Mukul Asher (2006) đã xuất bản cuốn sách “India
– ASEAN: Economic Relations meeting the challenges of globalization” [55]. Trong
tác phẩm này, nhóm tác giả đã tổng quan lại quá trình hội nhập toàn cầu hoá của Ấn
Độ và ASEAN thời gian qua, đồng thời nhận định rằng nền kinh tế của Ấn Độ và
10


các quốc gia trong khối ASEAN là thị trường lớn và năng động. Hai bên đang tiến
hành cải cách để làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập của mình trong và ngoài khu
vực. Quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN được kỳ vọng không chỉ gói gọn trong khía
cạnh kinh tế mà bao hàm những vấn đề xoay quanh vị thế của quốc gia. Tác giả đã
đánh giá thế mạnh cũng như hạn chế của Ấn Độ và ASEAN, cơ hội cũng như
thách thức trong vấn đề hội nhập kinh tế, các vấn đề liên quan đến tự do hóa
thương mại trên cả hai bình diện song phương và đa phương đồng thời cũng đề
cập đến tiềm năng hợp tác tiểu vùng và các tác động đến an ninh chính trị từ
quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, việc đưa ra các kiến nghị cũng như giải pháp nhằm
tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế thách thức trong bối cảnh toàn cầu
hoá nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN còn chưa được cụ thể.
Trong nghiên cứu của Mohit Anand (2009) về “India – ASEAN Relations –
Analysing Regional Implications” [56], tác giả đã nêu bật quá trình xây dựng mối
quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN và xu hướng tác động của khu vực đến mối quan
hệ này. Mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là
quan hệ kinh tế và trong bối cảnh khu vực có những biểu hiện chuyển dịch địa
chính trị mới sẽ tác động đến quan hệ này theo chiều hướng nào. Báo cáo đã cố

gắng cập nhật những thông tin, phân tích động thái ảnh hưởng để từ đó gợi ý những
chính sách đối ngoại phù hợp trong bối cảnh mới.
Trong cuốn sách được tái bản và bổ sung lần thứ 6 của V. N. Khanna (2010),
“Foreign Policy of India” [61] đã cập nhật một cách đầy đủ chính sách đối ngoại và
quan hệ quốc tế của Ấn Độ. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ là một cuốn sách bao
trùm tốt nhất cho sinh viên đại học quan hệ quốc tế và khoa học chính trị. Cuốn
sách bao gồm các chương về chính sách đối ngoại và lợi ích quốc gia, các yếu tố
hình thành chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các nguyên tắc và mục tiêu của chính
sách đối ngoại của Ấn Độ, Ấn Độ và các nước láng giềng, Ấn Độ và Liên Hợp
Quốc. Ngoài ra, tác giả dành nhiều phần để phân tích những yếu tố tác động đến mối
quan hệ cũng như sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với ASEAN và
định hướng phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Sirpa Tenhunen (2012) đã xuất bản cuốn sách “An Introduction to Changing
India: Culture, Politics and Development” [57] cung cấp một cái nhìn toàn diện về
những thay đổi nhanh chóng xảy ra ở Ấn Độ, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hoá,
chính trị, kinh tế và công nghệ, vấn đề môi trường, dân số và giới tính. Sau khi tiến
hành nghiên cứu nhân học về quan hệ họ hàng, các vấn đề giới tính, chính trị, giai
11


cấp và đẳng cấp, vấn đề dân số và sự phát triển của công nghệ thông tin ở Ấn Độ từ
những năm 1990, các tác giả đã vẽ lên một bức tranh chân thực và sống động về xã
hội của Ấn Độ.
Cuốn sách Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ (Dynamics of
ASEAN – India strategic partnership) tổng hợp những bài nghiên cứu tại hội thảo bàn
tròn lần thứ hai của mạng lưới các chuyên gia tư vấn chính sách ASEAN – India
(ASEAN - India Network of Think - Tanks) được tổ chức vào ngày 10/9/2013 tại
Vientiane, Lào. [59] Các bài viết tập trung phân tích đánh giá về thực trạng hợp tác
kinh tế giữa ASEAN - Ấn Độ và đề xuất các giải pháp kết nối, hợp tác phát triển
văn hoá, xã hội. Bên cạnh đó còn gợi mở những ý tưởng nhằm đẩy mạnh quan hệ

đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên.
Cuốn sách ASEAN - Ấn Độ: Hội nhập và phát triển (ASEAN – India:
Integration and development) tổng hợp những bài nghiên cứu tại hội thảo bàn tròn
lần thứ ba của mạng lưới các chuyên gia tư vấn chính sách ASEAN – India (ASEAN
- INDIA Network of Think - Tanks) được tổ chức vào ngày 25 – 26/8/2014 tại Hà
Nội. [60] Cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng hợp tác thương mại,
đầu tư trong khu vực. Đồng thời, đề xuất các giải pháp kết nối, khung chính sách
mềm nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định
hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa ASEAN - Ấn Độ.
Vishal Sarin (2016) đã xuất bản cuốn sách “India - ASEAN Trade and
Economic Relations” [58] nói về sự chuyển hướng trong vấn đề đối ngoại của Ấn
Độ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu áp dụng Chính sách
Hướng Đông năm 1991. ASEAN có 10 quốc gia thành viên, cụ thể là Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan
và Việt Nam. Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại của ASEAN vào năm 1992 và đối
tác đối thoại đầy đủ vào năm 1996. Trải qua quá trình dài duy trì và phát triển, Ấn
Độ và ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung đối
tác kinh tế toàn diện song phương (2009). Hiệp định Thương mại Hàng hóa cung
cấp cơ sở cho việc loại bỏ trên 80% thuế quan xuất nhập khẩu của danh mục hàng
hoá áp thuế theo lộ trình đến năm 2019. Tác giả cũng phân tích, đánh giá tiềm năng
hiện thực hoá Hiệp định Dịch vụ và Hiệp định đầu tư được công bố trong Hội nghị
cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ (2012) tại New Delhi và được kí chính thức năm
2013. Cuốn sách này cung cấp một góc nhìn khá toàn diện về thương mại và quan
hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN.
12


Luận án tiến sĩ của Sapna Hooda (2011) về “A Study of FDI and Indian
economy” [62] nghiên cứu quán trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn
Độ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu và tác động của FDI đến nền

kinh tế Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2008. Sapna đã dùng phương pháp bình phương tối
thiểu thông thường (OLS)1 để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Các kết quả thực
nghiệm cho thấy tằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ.
Trong một nghiên cứu của Balasubramanyam V. N Sapsford David (2007)
về chủ đề “Does India need a lot more FDI”, tác giả tập trung so sánh dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ và Trung Quốc, nhận thấy rằng FDI vào Ấn
Độ chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc. Báo cáo cũng tìm ra nguyên nhân của việc vì sao
Ấn Độ để mất lượng lớn FDI. Một trong những nguyên nhân chính là do chính sách
tự cường của Ấn Độ, muốn dùng nguồn lực nội tại để phát triển các ngành sản xuất,
dịch vụ.
Trong bài báo của Rahul Sen, Mukul G. Asher and Ramkishen S. Rajan
(2004) [64] về “ASEAN-India Economic Relations: Current Status and Future
Prospects” có xem xét tương lai của mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN. Bài viết
cung cấp một cái nhìn tổng quan về quan hệ kinh tế song phương thông qua hiệp
định thương mại tự do của ASEAN - Ấn Độ và các khía cạnh khác nhau của dòng
chảy thương mại quốc tế giữa ASEAN và Ấn Độ. Nền móng cho việc tăng cường
quan hệ kinh tế đã được củng cố thông qua chương trình ký kết thành lập Hiệp định
khung cần thiết để thiết lập FTA. Sự tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố quan trọng
trong việc duy trì sự năng động của mối quan hệ kinh tế mới nổi này.
Chandrima Sikdar, Biswajit Nag (2011) công bố nghiên cứu “Impact of
India-ASEAN Free Trade Agreement: A cross-country analysis using applied
general equilibrium modelling” [65] Bằng cách sử dụng mô hình cân bằng tổng
thể2, nhóm tác giả đã đã phân tích tác động của các hiệp định thương mại với Ấn
Độ và các nước thành viên ASEAN. Nghiên cứu áp dụng dự án phân tích thương
1

OLS viết tắt của Ordinary Least Squares được gọi là phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường trong kinh tế lượng dùng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau trong nền
kinh tế.

2
Lý thuyết cân bằng tổng thể là một nhánh của kinh tế học, được xem thuộc kinh tế vi mô. Lý
thuyết này tìm cách giải thích cung – cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với rất nhiều mặt
hàng. Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng tồn tại và khi giá thị trường
của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đó đạt tới cân bằng tổng thể.

13


×