Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.25 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Đề tài:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng
Lớp : TCDN_K23_Đêm 1
Nhóm : 6
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
STT MSSV HỌ TÊN
1 7701230267 NGUYỄN THỊ THÚY AN
2 7701230273 TRẦN LÊ XUÂN AN
3 7701230355 PHAN NGỌC CHI
4 7701230403 LƯU VỸ ĐÀO
5 7701230606 LẠI MINH KHÔI
6 7701230577 NGUYỄN TRUNG KIÊN
7 7701231402 PHẠM LÊ HẠNH NGUYÊN
8 7701230977 TRẦN VIỆT THẮNG
9 7701231067 HUỲNH THỊ THU TRANG
10 7701231545 NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một yếu tố quan
trọng để quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế và là một trong những nguồn quan trọng để
bù đắp thiếu hụt về vốn. Đối với bất kỳ một quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang
phát triển thì để nền kinh tế phát triển cần có vốn để tiến hành đầu tư tạo ra tài sản mới
cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở nước ngoài hoặc
huy động trong nước nhưng nguồn vốn trong nước có giới hạn nhất là đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam hiện nay (tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao) nên việc
thu hút đầu tư nước ngoài là một việc rất quan trọng để bù đắp thiếu hụt vốn cho những


dự án đầu tư phát triển nền kinh tế. Hoạt động đầu tư nước ngoài tác động đến quá trình
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người trong
góc độ vĩ mô. Dước góc độ vi mô thì FDI có tác động mạnh mẽ đến việc cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước để so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Trong bài nghiên cứu này nói về tác động của FDI trong tăng trưởng kinh tế Việt
Nam từ năm 2000 đến năm 2013 để thấy được sự tác động của các biến vĩ mô gồm FDI,
Tỷ lệ lạm phát (Inflation) và Tỷ giá hối đoái đến sự tăng trưởng của nền kinh tế được đại
diện bởi Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product – GDP ). Nghiên cứu trong bài
này sử dụng ước lượng OLS và chương trình Eview để phân tích số liệu.
1. GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
hiện nay
Việt Nam tiến hành “đổi mới” vào năm 1986 được xem là một bước chuyển mình
tích cực trong việc thực hiện 3 phạm trù to lớn: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của
Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới
của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng
hơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh những định hướng cho việc đổi mới
nền kinh tế, Việt Nam đã điều chỉnh khung pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật doanh nghiệp vào năm 2005. . . .
đã tạo điều kiện để dòng vốn to lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam kể từ
năm 1988 cho đến nay. FDI không chỉ là nhân tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế, FDI
còn được coi là đã mang lại những ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động thông qua
tác động tràn, những đóng góp đáng kể cho xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo và tạo việc

làm.
1.1.1 Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Sau 1986, Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã chuyển đổi sang cơ
chế thị trường để thúc đẩy kinh tế phát triển. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 0,32 tỷ USD
vào năm 1988 tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2005 với lãi suất tăng trưởng trong năm là
28%. Từ 1986 đến 2006, FDI thực tế tăng trung bình 6,8% với lạm phát trung bình. Thu
hút FDI và tăng trưởng kinh tế đã chịu ảnh hưởng tiêu cực giai đoạn 1998 – 2002 do
khủng hoảng tài chính 1997 tuy nhiên so với các quốc gia khác trong khu vực, theo nhận
định của UNCTAD, thì Việt Nam lại phục hồi tốt và ít chịu ảnh hưởng hơn cả, năm 2003
đã tăng trở lại đạt 1,3 tỷ USD.
Môi trường luật pháp cũng đã được thay đổi bằng việc ban hành Luật đầu tư nước
ngoài năm 1987 và Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư mới đã được thông qua tạo
điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và với môi trường kinh doanh thuận lợi
hơn, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, thì FDI vào Việt Nam đã tăng hàng
năm.
Năm 2009, dân số khoảng 90 triệu người FDI thực tế tăng trung bình 8,1% giai
đoạn 2007-2009, tăng tương ứng từ 45,3 tỷ USD lên 93,7 tỷ USD. Và theo các tiêu chuẩn
đo lường kinh tế, Việt Nam đã nổi lên là một trong những “con hổ” Đông Nam Á trong
khoảng một thập kỷ vừa qua.
Tính trong giai đoạn 2001 – 2010, FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách với 14 tỷ USD, FDI đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm đạt 19% vào năm
2011. Đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt
gần 22 tỷ USD tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Sau 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu hút
được 211 tỷ đô la với 14.550 dự án. Dòng vốn FDI được đánh giá là thay đổi tích cực cả
về chất và lượng, đặc biệt là giải tỏa bớt khó khăn cho nền kinh tế không chỉ về mặt vốn
đầu tư mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó nguồn vốn FDI đổ vào Việt
Nam trong 25 năm qua đã góp phần tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 3 đến 4
triệu việc làm gián tiếp.
1.1.2 Phân bổ FDI theo nước đầu tư

Trong năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD,
chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,376 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốn
đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
4,293 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bên cạnh đó còn có Trung Quốc,
Liên Bang Nga, HongKong, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan. . .
TT Quốc gia Số dự án cấp mới
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
Tăng/giảm
2013 2012
1 Nhật Bản (1) 291 125 5.747,82 5.137,91 11,87%
2 Singapore(2) 105 34 4.376,86 1.727,51 153,36%
3 Hàn Quốc (3) 366 122 4.293,56 1.178,08 264,45%
4 Trung Quốc (9) 89 11 2.304,14 344,86 568,14%
5
Liên bang Nga
(30)
11 1 1.021,83 55,22 1750,58%
6 Hồng Kông (6) 57 19 701,98 657,63 6,74%
7 Đài Loan(7) 66 52 595,50 453,05 31,44%
8 Thái Lan (12) 39 14 405,74 177,29 128,85%
9 Hà Lan (16) 16 10 393,95 92,72 324,86%
10
Cayman Islands
(55)

3 1 358,68 4,16 8522,07%
1.1.3 Phân bổ FDI theo địa phương
Không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành
phố. Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) nhất với tổng
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,7% vốn đăng ký. Dưới đây là
10 địa bàn thu hút vốn FDI lớn nhất 2013. 10 lĩnh vực này chiếm 84,33% vốn đầu tư của
cả nước. Thứ tự top10 năm 2013 thay đổi đáng kể so với năm trước khi Thái Nguyên,
Thanh Hóa, Bình Thuận và Bình Định tăng mạnh về lượng vốn FDI được đầu tư. Trong
khi Hà Nội và Bình Dương lại sụt giảm so với 2012, lần lượt giảm 7,66% và 60%.
Địa phương
Số dự án cấp
mới
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm (triệu
USD)
Tăng/giảm
2013 2012
Thái Nguyên (37) 18 2 3.400,41 26,58 12695,05%
Thanh Hóa (26) 4 4 2.921,20 64,00 4464,38%
Hải Phòng (2) 27 34 2.612,56 1.169,80 123,33%
Bình Thuận (23) 10 2 2.030,75 80,34 2427,69%
TP Hồ Chí Minh (3) 399 87 1.554,56 1.116,48 39,24%
Bắc Ninh (6) 105 20 1.527,94 1.105,66 38,19%
Đồng Nai (4) 77 45 1.152,07 1.115,03 3,32%
Hà Nội (5) 231 76 1.026,51 1.111,64 -7,66%
Bình Định (33) 7 1 1.024,73 33,42 2966,40%
Bình Dương (1) 99 77 989,23 2.536,34 -61,00%
1.1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế

Vốn FDI vào Việt Nam được đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó CN chế biến,
chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và Kinh doanh BĐS là ba lĩnh vực
thu hút nhiều vốn nhất. 10 lĩnh vực thu hút gần 98,6% vốn FDI vào Việt Nam năm 2013:
CN chế biến, chế tạo; Sx, pp điện, khí, nước, điều hòa; Kinh doanh BĐS; Bán lẻ, bán
buôn, sửa chữa; Hoạt động chuyên môn, Khách hàng cá nhân; Dịch vụ lưu trú và ăn uống;
Xây dựng; Giáo dục và đào tạo; Y tế và trợ giúp; Nông, lâm, nghiệp, thủy sản.
TT Ngành
Số dự
án cấp
mới
Số lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký cấp mới và tăng
thêm (triệu USD)
Tăng/giảm
2013 2012
1 CN chế biến,chế tạo (1)

605
329 16.636,84 9.100,26 82,82%
2 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa (13) 3 3 2.031,30 93,38 2075,28%
3 KD bất động sản(2)

20
5 951,01 1.850,71 -48,61%
4 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa(3)

190

39 545,02 483,25 12,78%
5 HĐ chuyên môn, KHCN(9)

174
33 415,01 82,77 401,38%
6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống(7)

17
2 240,42 108,23 122,13%
7 Xây dựng(6)

102
17 211,21 180,82 16,81%
8 Giáo dục và đào tạo(10) 8 4 117,92 86,47 36,37%
9 Y tế và trợ giúp XH(8) 8 1 89,70 136,81 -34,44%
10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản(11)

10
8 86,73 87,89 -1,32%
1.1.5 Thực trạng thực hiện vốn FDI
Trong năm 2013, theo số liệu công bố bởi Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân
ước 11,5 tỷ USD, tổng vốn đăng ký ước 21,6 tỷ USD - cao nhất 4 năm qua.
Về cơ bản, trong 22 năm qua (từ 1991 đến nay), cả vốn đăng ký và vốn giải ngân
FDI đều tăng về quy mô và dần ổn định.
Cụ thể, cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế và hoàn thiện luật pháp về đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI trong giai đoạn 1991 - 1996
tăng liên tục qua các năm nhưng quy mô còn nhỏ.
Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát
đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất
là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giai

đoạn 2000 - 2003.
Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tế
thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD năm
2005.
Trong khi, vốn FDI giải ngân từ 1997 đến 2005 vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2 -
3 tỷ USD mỗi năm, thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm
1999, vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ USD.
Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký
tăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đến 2006 tăng gần gấp đôi
lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn
đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính
toàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008.
Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế
giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD
xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI
vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.
Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu
hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDI
đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Trong khi, vốn giải ngân FDI từ
2006 tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm 2006 tăng gấp đôi lên
hơn 8 tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ USD từ 2008 đến nay.
1.2 Mục tiêu Nghiên cứu
- Để tìm hiểu tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam.
- Bên cạnh đó xem xét sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô khác như Tỷ lệ lạm phát
và Tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường khả năng sử dụng nguồn vốn FDI ở
Việt Nam.
1.3 Ý nghĩa của Nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ cho thấy về các khía cạnh khác nhau của FDI đặc biệt là trên ảnh

hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nghiên cứu này được mở rộng
cho thấy ảnh hưởng của FDI đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bao gồm các biến
khác là Tỷ giá và Lạm phát. Nghiên cứu mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho Chính phủ
trong việc vận dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được từ các nhà
đầu tư nước ngoài.
1.4 Các giả thiết nghiên cứu
Giả thiết được đề ra trong nghiên cứu này:
H
0
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tỷ giá hối đoái (EXR) và Tỷ lệ lạm phát
(INFL) không có tác động đáng kể đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.
2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Theo Todaro (1977) đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một cách lấp đầy vào
các khoảng trống giữa tiết kiệm quốc gia, nguồn thu ngoại hối của chính phủ và kế hoạch
tiêu dùng các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển. Một trong những lý
thuyết phổ biến là mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar bởi Harrod (1948) và Domar
(1957). Đầu tư tạo ra thu nhập và tăng nhanh tốc độ năng lực sản xuất của nền kinh tế
bằng cách tăng nguồn vốn chứng khoán. Chỉ cần tăng đầu tư, thu nhập thực tế và sản
lượng sẽ tăng. Mô hình Harrod-Domar nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư mới trong hình
thức bổ sung vốn cổ phần - mà FDI sẵn sàng cung cấp. Theo mô hình, có một mối quan
hệ trực tiếp giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tỷ lệ tăng trưởng sản
lượng.
Theo thuyết hiện đại hóa và phụ thuộc của Saqib ( 2013), trích dẫn Adams (2009).
Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng vì tăng trưởng kinh tế nên đòi hỏi vốn đầu tư, do đó vốn
FDI được xem như là động lực của tăng trưởng kinh tế. Kiến thức, chuyển giao công nghệ
và vốn luôn là nỗi lo của chính phủ trong việc phát triển kinh tế của quốc gia. Nguồn vốn
FDI đóng một vai trò kép bằng cách góp phần tích lũy vốn và tăng tổng hệ số năng suất.
Lý thuyết phụ thuộc lập luận theo hướng ngược lại cho rằng nếu một quốc gia phụ
thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế sẽ phải đối mặt với tác động
tiêu cực. FDI tạo ra độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp mà không tận dụng được

nguồn tài nguyên trong nước.
Kinh nghiệm trước đây tại các quốc gia khác
Saqib và cộng sự ( 2013) đã nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế của Pakistan trong giai đoạn 1981-2010. Họ đã sử dụng sáu biến
trong đó GDP được quy định là biến phụ thuộc vào FDI, Tổng nợ, tổng tiết kiệm nội địa,
lạm phát. Những phát hiện này chỉ ra một mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa FDI và
biến phụ thuộc GDP. Biến nợ, lạm phát và tiết kiệm nội địa cũng có mối quan hệ tiêu cực
với GDP. Chính phủ nên khuyến khích tiết kiệm nội địa, đầu tư. Đầu tư trong nước sẽ
mang lại nhiều lợi ích còn sự phụ thuộc vào FDI nên được giới hạn. Nghiên cứu cũng đề
nghị thêm cần kết hợp các biến liên quan đến chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực.
Wai- Mun và cộng sự (2008 ) đã nghiên cứu để thiết lập mối qua hệ giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế tại Malaysia. Bằng cách sử dụng kiểm định đơn vị gốc Augmented
Dickey - Fuller (ADF), kiểm định Phillips- Peron (PP) và Phương pháp bình phương nhỏ
nhất (OLS), kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Do đó, bên cạnh việc Chính phủ áp dụng các chính sách
khuyến khích đầu tư FDI cũng cần có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước, ứng
dụng công nghệ thông qua FDI. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải chống tham nhũng,
lạm phát cao và biến động tỷ giá hối đoái.
Antwi và cộng sự ( 2013) đã nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ở Ghana. Họ đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và kết
luận rằng FDI đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Ghana. FDI
mang đến nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và tạo công ăn việc làm do đó chính phủ
cần có chính sách khuyến khích tăng nguồn vốn này. Tuy nhiên để tránh sự độc quyền
của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường, chính phủ nên có chủ trương chính sách
khuyến khích người dân nên liên doanh với nước ngoài.
Borensztein và cộng sự ( 1995) nghiên cứu sự ảnh hưởng FDI đến tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển. Thông qua kết quả hồi quy chính chỉ ra rằng mặc dù mức
độ ảnh hưởng FDI phụ thuộc vào cổ phiếu của nguồn lực có sẵn trong nền kinh tế chủ nhà
nhưng nó có quan hệ tích cực và ý nghĩa đến toàn bộ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, phân
tích còn cho thấy FDI tạo nên một tác động tích cực đầu tư trong nước.

Ở Nigeria, Akinlo (2004) đã làm một nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng
trưởng ở Nigeria. Bằng cách sử dụng kiểm định ADF, PP và phân tích tương quan, ông
kết luận rằng FDI ở Nigeria có tác động tích cực tăng trưởng sau một độ trễ đáng kể. Kết
quả của ông cho thấy FDI đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng
không nhiều như trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy xuất khẩu,
lao động và vốn con người liên quan tích cực đến tăng trưởng. Ông khuyên chính phủ nên
khuyến khích để nguồn vốn FDI đầu tư trong các ngành sản xuất, đồng thời nhấn mạnh sự
cần thiết ngăn chặn dịch chuyển vốn có một tác động tiêu cực nghiêm trọng đến FDI
trong ngắn hạn.
Osinubi và Amaghionyeodiwe (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về đầu tư tư
nhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria. Đầu tư tư nhân nước ngoài bao gồm
đầu tư nước ngoài trực tiếp trong tài sản thực và gián tiếp trong tài sản tài chính. Họ kết
luận rằng FDI không chỉ bổ sung thêm nguồn lực trong nước mà còn thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Bởi vì FDI có tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng, các vấn đề liên quan
đến FDI không nên bỏ qua, chính phủ Nigeria nên khuyến khích các nguồn vốn FDI.
Macaulay (2011) đã nghiên cứu về FDI và hiệu suất của nền kinh tế Nigeria với
công việc chủ yếu là thảo luận về các công trình nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, ông
cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng FDI có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng
kinh tế. Ông nhận định về tác động tiêu cực của sự dịch chuyển vốn giống như Akinlo và
đề nghị chính phủ nên khuyến khích dòng vốn FDI nhưng cần có chính sách ngăn chặn
tác động tiêu cực dịch chuyển vốn và sự mất cân đối cán cân thanh toán.
Onu (2012) cũng nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria
giai đoạn 1986-2007. Với phương pháp phân tích hồi quy đa biến đã xác định tác động
của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Ông kết luận rằng FDI là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhưng lại không nhấn mạnh tiềm năng to lớn của FDI đối với đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Nigeria. Do tác động tích cực và quan trọng của FDI
tới tăng trưởng kinh tế nên khuyến khích dòng vốn nước ngoài, chính phủ cần có hệ thống
pháp luật để ngăn chặn tình trạng trốn thuế phổ biến và tham nhũng.
Theo Nguyễn Phi Lân (2006) mối liên hệ giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối
với tăng trưởng kinh tế là một vấn đề gây tranh cãi trong một thời gian dài. Mặc dù cuộc

tranh luận này đã cung cấp nhiều thông tin về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế của các nước đang phát triển, nhưng có rất ít phân tích thực nghiệm về vấn đề này ở
Việt Nam so với các nước phát triển khác, đặc biệt là trong việc áp dụng một mô hình để
xác định quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Một mô hình như vậy có thể cung cấp
nhiều thông tin hơn và cái nhìn sâu sắc hơn các nghiên cứu trước. Nguyễn Phi Lân cho
rằng FDI và tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định quan trọng lẫn nhau tại Việt Nam.
Cũng theo Nguyễn Phi Lân (2010), bằng việc sử dụng dữ liệu của 61 tỉnh/thành của Việt
Nam từ năm 1996 đến 2005, nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và đầu tư trực tiếp nước ngoài và cho thấy về tổng thể có liên kết hai chiều giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cho mỗi
khu vực Việt Nam. Kết quả trình bày trong nghiên cứu này cho thấy rằng tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ lớn hơn nếu có
nhiều nguồn đầu tư trong giáo dục và đào tạo, phát triển thị trường tài chính và làm giảm
khoảng cách giữa các công ty công nghệ trong và ngoài nước.
Nguyen Dinh Chien (2012) tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Miền Trung Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2010 , bài nghiên cứu bao gồm các mối quan hệ hai chiều giữa đầu
tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế (GDP) , cạnh tranh giữa các tỉnh và các
hiệu ứng của pháp luật trong việc thu hút FDI. Bằng việc sử dụng số liệu thu thập được và
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS ). Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy: 1)
Có mối quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP ở Việt Nam. Cả FDI và GDP cũng đóng góp
đáng kể và tích cực trong việc giải thích lẫn nhau ở các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, tuy nhiên điều này chính xác trong tỉnh có điều kiện tốt hơn như thành
phố Đà Nẵng. 2) Không có cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tỉnh trong việc thu hút FDI,
những tỉnh có quản trị tốt hơn về kinh tế sẽ thu hút nguồn vốn FDI ít đăng ký hơn so với
các tỉnh khác. 3) Khả năng truy cập thông tin và chất lượng cơ sở hạ tầng của tỉnh ảnh
hưởng đáng kể và tích cực đến thu hút FDI trong khu vực này. 4) Sau khi ban hành Luật
Đầu tư chung cũng như Luật Doanh nghiệp thống nhất vào năm 2005 và Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) năm 2007 , lượng vốn FDI đăng ký đã tăng
lên nhanh chóng ở các tỉnh Bắc miền Trung và Nam Trung Bộ - Việt Nam.

Tran Dinh Lam (2012) nghiên cứu khám phá những yếu tố quan trọng mang lại sự
thành công của phát triển kinh tế Việt Nam, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt
Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn đầu tư rất lớn để hỗ trợ tăng trưởng
nhanh chóng của nó. Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế phát triển ở mức trung bình hàng
năm khoảng 7,5%, làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước phát triển nhanh
nhất trên thế giới. Sự gia tăng của FDI là do của Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa
với thế giới kể từ thời điểm cải cách của chính phủ.
3. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Các ước lượng thống kê được trình bày trong phần này dựa trên dữ liệu GDP, FDI,
Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ Quý I năm 2000 đến Quý IV năm
2013. Các dữ liệu này được thu thập từ Ngân hàng thê giới (World Bank), Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (MPI).
Theo Arslan Ahmad, Najid Ahmad và Sharafat Ali, mối liên hệ giữa sự phát triển
kinh tế đại diện bởi biến GDP và các biến vĩ mô như FDI, Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ lạm
phát được biểu hiện qua phương trình sau:
GDP = α + β
1
FDI + β
2
EXR + β
3
INFL + µ
Với:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
EXR: Tỷ giá hối đoái
INFL: Tỷ lệ lạm phát
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Kết quả từ việc chạy mô hình trong Eview:
Dependent Variable: LOGGDP(-2)

Method: Least Squares
Date: 02/10/14 Time: 11:38
Sample (adjusted): 2000Q1 2013Q4
Included observations: 56 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -14.99590 2.364215 -6.342867 0.0000
LOGFDI(-1) 1.372106 0.033952 2.239404 0.0300
LOGEXR(-1) 0.191684 0.252333 9.797002 0.0000
LOGINFL 0.051684 0.043507 1.187960 0.2409
R-squared 0.806178 Mean dependent var 9.811875
Adjusted R-squared 0.793538 S.D. dependent var 0.412538
S.E. of regression 0.187450 Akaike info criterion -0.433996
Sum squared resid 1.616317 Schwarz criterion -0.281034
Log likelihood 14.84990 F-statistic 63.77713
Durbin-Watson stat 3.122521 Prob(F-statistic) 0.000000
Mô hình giải thích được 80.62% sự thay đổi trong GDP. Kết quả ước lượng cho
thấy FDI là nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời kỳ 2000-
2013. Hệ số ước lượng của FDI là 1.37 chỉ ra rằng với điều kiện các nhân tố không đổi,
việc tăng 1% FDI sẽ làm GDP tăng 1.37%. Điều này nói lên rằng FDI tác động tích cực
tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết luận này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Phi
Lân (2010). Bên cạnh đó, các nhân tố như Tỷ giá hối đoái, Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng của FDI đối với việc phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đi trước cũng đã chỉ ra rằng tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế của nước sở
tại. Nguyễn Phi Lân (2010) cho rằng cần phát triển một hệ thống tài chính căn bản là điều
kiện ban đầu để FDI có thể đem lại tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
Ngoài ra, cần thay đổi chính sách thu hút FDI ồ ạt như hiện nay mà chuyển sang

chính sách FDI có lựa chọn. Hiện nay có nhiều dự án FDI có vốn đầu tư hàng tỷ USD
đang bộc lộ những yếu tố không có lợi cho nền kinh tế. Việt Nam cần có tầm nhìn chiến
lược trong dài hạn và cụ thể, tập trung thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực mà Việt
Nam chưa làm được (như các dự án về cơ sở hạ tầng lớn, điện, đường…) theo hình thức
Công ty kết hợp (PPP – Public Private Partnership).
Đồng thời với các giải pháp trên, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cũng như
cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận các công nghệ được chuyển giao.
Cuối cùng, cần có nhiều công cụ kiểm soát các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn
FDI để đảm bảo các doanh nghiệp này không thực hiện các hoạt động chuyển giá, trốn
thuế, gây thất thoát lợi ích của nền kinh tế.
5. KẾT LUẬN
Có thể thấy trong thời gian qua, FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá
trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Cụ thể trong thời gian qua FDI đã chiếm
khoảng 25% trong tổng đầu tư toàn xã hội; đóng góp 18% GDP, từ 64-67% trong kim
ngạch xuất khẩu; từ 12-14% trong đóng góp cho ngân sách. Nhờ có nguồn vốn FDI, nhiều
ngành công nghiệp quan trọng dần hình thành, góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, FDI đã có đóng góp quan trọng trong cân đối xuất
nhập khẩu, đóng góp vào ngân sách và có ý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng GDP. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định làm ảnh
hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI thông qua hiệu quả tổng
thể nguồn vốn FDI chưa cao; tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký (chiếm 47%),
quy mô dự án FDI nhỏ, nhiều dự án chậm triển khai, giãn tiến độ; mục tiêu thu hút FDI
vào lĩnh vực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ chưa đạt được; tạo việc làm chưa
tương xứng, đời sống người lao động làm việc cho doanh nghiệp (DN) FDI chưa cao;
hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang các khu vực khác còn hạn chế; giá trị gia tăng do
FDI tạo ra và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thấp; một số dự án FDI chưa đảm
bảo tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng; có hiện tượng chuyển
giá, trốn thuế ở khu vực DN FDI. Do đó, cần thực hiện các biện pháp để khắc phục và lựa
chọn các nguồn vốn FDI theo những tiêu chí mới được đề ra trong giai đoạn mới Việt
Nam sẽ tập trung thu hút những dự án thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ

cao, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên, và chất lượng nhân lực được tăng lên. Đồng thời,
Việt Nam cũng tập trung thu hút các dự án lớn, có mức độ lan tỏa để thu hút các dự án
đầu tư khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư khác của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong bài nghiên cứu này đã chỉ ra được mối quan hệ tích cực giữa nguồn vốn FDI
và sự phát triển kinh tế, đại diện bởi chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội – GDP tại Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2013. Đồng thời, cũng chỉ ra được các biến kinh tế vĩ mô khác như
Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của nền kinh
tế. Có thể nói, Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tích cực đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng hay tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam nói chung, điều đó cho thấy cần có những chính sách để thu hút vốn đầu tư một cách
hiệu quả và sử dụng nguồn vốn này vào những dự án sinh lợi cho nền kinh tế Việt Nam,
đồng thời cần có những chính sách quản lý hiệu quả đối với Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ Lạm
phát xảy ra trong nước để đẩy mạnh vai trò của FDI trong nền kinh tế Việt Nam. Việt
Nam cũng cần tập trung thu hút các dự án lớn nhằm tạo sức lan tỏa để thu hút các dự án
đầu tư khác. Để đạt được mục tiêu và đi đúng với định hướng đề ra, Việt Nam cần phải
thay đổi và hoàn thiện chính sách đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư như nhiều
nước ASEAN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Foreign Direct Investment in Vietnam: Impact on Economic Growth and
Domestic Investment – Nguyen Phi Lan (2006) .
2. Foreign Direct Invesment and economic growth in VietNam – Nguyen Phi Lan
(2010).
3. Foreign Direct Invesment in VietNam – Dr. Tran Dinh Lam Director, Center for
Vietnamese and Southeast Asian Studies, University of Social Sciences and
Humanities,Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam.
4. Effect of Foreign Direct Investment (FDI) on economic growth in Nigeria –
Umeora Chinweobo Emmanuel.
5. Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - TS.

Nguyễn Thị Tường Anh – Nguyễn Hữu Tâm.
6. Hans-Rimbert Hemmer, Nguyen thi Phuong Hoa(2002), Contribution of Foreign
Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990s, Univ.
Giessen, Fachbereich Wirtschaftswiss.
7. Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
8. Website Bộ Kế hoạch Đầu tư: www.mpi.gov.vn
Phụ lục 1:
Số liệu sử dụng trong bài (FDI và GDP: giá so sánh 1994)
Thời điểm FDI (Triệu USD) GDP (Triệu USD) EXR INFL
2000Q1 357.17 7125.99 14061.11 -2.01
2000Q2 896.75 10948.91 14084.34 -2.56
2000Q3 707.39 8391.22 14159.43 -1.85
2000Q4 876.69 11383.50 14509.86 -0.54
2001Q1 373.23 7900.91 14551.23 -1.4
2001Q2 888.86 12255.37 14768.98 -0.40
2001Q3 716.98 9513.51 14999.25 0.65
2001Q4 702.24 12538.44 15069.1 0.58
2002Q1 324.14 8775.48 15162.71 3.16
2002Q2 813.82 13595.80 15264.75 4.21
2002Q3 641.97 10433.21 15335.67 4.02
2002Q4 795.62 13860.69 15395.5 4.24
2003Q1 362.2 9544.40 15441.29 4.12
2003Q2 953.01 14652.35 15484.88 3.07
2003Q3 793.44 11802.59 15534.98 2.63
2003Q4 591.35 15114.18 15641.17 3.16
2004Q1 1219.72 10415.67 15751.41 5.62
2004Q2 415.08 15948.42 15730.59 8.18
2004Q3 1340.5 13154.57 15755.59 10.03
2004Q4 1230.58 16885.15 15776.61 9.72
2005Q1 1732 11233.26 15811.46 8.48

2005Q2 998 17436.50 15861.05 7.42
2005Q3 1363.3 14811.57 15880.93 7.80
2005Q4 1796.7 18302.53 15904.82 8.72
2006Q1 2050 12137.02 15913.89 7.82
2006Q2 800 18882.95 15983.59 7.31
2006Q3 4113.77 16661.52 16033.57 6.72
2006Q4 5026.78 20190.03 16063.98 6.60
2007Q1 4152.67 13146.68 16011.27 6.74
2007Q2 5503.58 20599.84 16114.95 7.678
2007Q3 1767.75 18536.34 16199.28 8.76
2007Q4 9909.33 22407.99 16038.9 12.53
2008Q1 10016.69 14044.37 15908.26 19.41
2008Q2 29165.21 22120.15 16523.05 26.78
2008Q3 19404.1 20457.79 16606.02 27.90
2008Q4 13080.67 24658.99 17067.41 19.86
2009Q1 7344.83 17184.27 17559.16 11.99
2009Q2 3038.36 23637.52 17787.55 4.00
2009Q3 4157.81 23105.17 17830.68 2.39
2009Q4 8074.57 28743.43 18475.61 6.41
2010Q1 3546 19786.82 19085.98 8.73
2010Q2 6445 26823.81 18991.25 8.85
2010Q3 3744 27121.77 19487.95 8.91
2010Q4 6029 32661.43 19496.8 11.68
2011Q1 4143.17 22810.53 20867.17 13.86
2011Q2 4686.33 30756.67 20599.89 21.01
2011Q3 4378.5 30759.87 20827.32 22.40
2011Q4 2148 37354.81 21013.59 18.05
2012Q1 2634.92 23729.03 20845.11 14.16
2012Q2 3749.08 32724.52 20939.67 7.04
2012Q3 3142.38 32484.85 20862 6.46

2012Q4 3486.96 39202.29 20846.07 6.76
2013Q1 6034.18 24977.88 20945.19 6.68
2013Q2 4438.76 34514.63 21033.45 6.75
2013Q3 4532.34 34722.67 21128.62 6.27
2013Q4 6622.76 42097.69 21110.64 6.89
Phụ lục 2:
Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Chuỗi GDP:
Null Hypothesis: D(LOG.GDP,2) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 4 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -8.215874 0.0000
Test critical values: 1% level -3.571310
5% level -2.922449
10% level -2.599224
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Chuỗi Log(GDP) dừng ở sai phân bậc 2 với mức ý nghĩa 1%.
Chuỗi FDI:
Null Hypothesis: D(LOG.FDI) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -12.63789 0.0000
Test critical values: 1% level -3.557472
5% level -2.916566
10% level -2.596116
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Chuỗi Log(FDI) dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1%
Chuỗi EXR:

Null Hypothesis: D(LOG.EXR) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -7.994604 0.0000
Test critical values: 1% level -3.557472
5% level -2.916566
10% level -2.596116
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Chuỗi Log(EXR) dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1%
Chuỗi INFL:
Null Hypothesis: LOG.INFL has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -4.916715 0.0002
Test critical values: 1% level -3.574446
5% level -2.923780
10% level -2.599925
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Chuỗi Log(INFL) dừng với mức ý nghĩa 1%
Phần dư của kết quả hồi quy OLS:
Null Hypothesis: PHAN_DU has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 4 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.684016 0.1037
Test critical values: 1% level -3.584743
5% level -2.928142
10% level -2.602225

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Phần dư dừng với mức ý nghĩa 10%

×