Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề theo đề án 1956 ở huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ


́H

NGUYỄN THỊ MAI LOAN


́

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Ki

nh

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỀ ÁN 1956

Đ

ại

ho

̣c

Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG



Tr

ươ

̀ng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Huế, 2017

Huế, 2017



́H

NGUYỄN THỊ MAI LOAN


́

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG

̣c


Ki

nh

THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỀ ÁN 1956
Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số

: 60 34 04 10

ại

ho

Chuyên ngành

Đ

Định hướng đào tạo: Ứng dụng

ươ

̀ng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Tr


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

Huế, 2017

0

Huế, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ


́H


́

nguồn gốc./.

Ki

nh

Tác giả


Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Nguyễn Thị Mai Loan

i


LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà là
người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận


́

văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Phòng đào tạo Sau Đại học -


́H

Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.

nh

Xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Phong, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Phòng Nông

Ki

nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục nghề

̣c

nghiệp huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các cá nhân đã

ho

tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm
luận văn.

Đ

ại


Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./.

ươ

̀ng

Tác giả

Tr

Nguyễn Thị Mai Loan

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ MAI LOAN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Mã số: 60 34 04 10

Niên khóa: 2015-2017


́

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HỒNG HÀ
Tên đề tài: VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG



́H

THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỀ ÁN 1956 Ở HUYỆN TRIỆU
PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao

nh

động nông thôn đã qua đào tạo nghề theo Đề án 1956 trên địa bàn huyện Triệu

Ki

Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2015.

Đối tượng nghiên cứu: Việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào tạo

̣c

nghề (Những lao động đã qua đào tạo nghề theo Đề án 1956 giai đoạn 2013 -2015).

ho

Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế, phương pháp kiểm định thống

ại


kê.

Đ

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

̀ng

Người lao động nông thôn đã biết cách thay đổi định hướng nghề nghiệp
theo hướng chuyển đổi loại hình việc làm và quy mô công việc để tìm kiếm, tạo

ươ

việc làm nâng cao thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của
công tác đào tạo chưa có tác động lớn đến việc sử dụng thời gian lao động của

Tr

LĐNT, thời gian nhàn rỗi trong lao động còn cao, tỷ suất sử dụng thời gian lao động
bình quân của người dân hiện nay còn rất hạn chế. Vì vậy cần có những giải pháp
đồng bộ từ việc thay đổi thái độ của người học, nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, hỗ trợ vốn vay... nhằm khắc phục những khó khăn mà người lao động còn mắc
phải.

iii


BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

CCN

Cụm công nghiệp

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

CSXH

Chính sách xã hội

DN&HTND

Dạy nghề và hỗ trợ nông dân

DNTH


Dạy nghề tổng hợp

GTVT

Giao thông vân tải

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

nh

Ki

̣c

ho

Kinh tế - Xã hội

Lao động nông thôn

̀ng

LĐTB&XH

Đ

LĐNT

Lao động thương binh và xã hội
Ngành nghề dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

Tr

ươ

NN-DV


́

Bảo hiểm thất nghiệp


́H


BHTN

ại

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2


́

2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................................2


́H

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................3


nh

4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................................................3

Ki

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin...................................................................................5

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................6

̣c

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP
1.1.

ho

CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO ............................................6
Lý luận về lao động việc làm và thu nhập .........................................................6

ại

1.1.1. Lao động, lao động nông thôn............................................................................ 6

Đ

1.1.2. Lý luận về việc làm ............................................................................................. 7
1.1.3. Lý luận về thu nhập .......................................................................................... 11
Các chỉ tiêu đánh giá..........................................................................................14


ươ

1.2.

̀ng

1.1.4. Đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ................................. 12
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh việc làm ........................................................................ 14

Tr

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập........................................................................ 15

1.3.

Nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn........17

1.3.1. Nhân tố thuộc về công tác đào tạo nghề .......................................................... 17
1.3.2. Nhân tố thuộc về năng lực của người lao động ............................................... 19
1.3.3. Nhân tố bên ngoài............................................................................................. 21

1.4.

Khái quát nội dung đào tạo nghề theo Đề án 1956 .........................................23

1.5.

Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam ...................25


1.5.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh trong cả nước ........................................................ 25
v


1.5.2. Kinh nghiệm ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị............................... 27
1.5.3. Bài học kinh nghiệm........................................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở HUYỆN TRIỆU PHONG..........................31
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Triệu Phong ............................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 35


́

2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................. 39


́H

2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Triệu Phong ...... 41
2.2. Khái quát về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo đề án 1956 ở huyện
Triệu Phong giai đoạn 2013-2015 ...............................................................................43
2.2.1. Về cách thức tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn............................. 43

nh

2.2.2. Kết quả thực hiện ............................................................................................... 45

Ki


2.3. Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề qua số
liệu điều tra ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2016 ................................51

̣c

2.3.1. Khái quát về mẫu điều tra trên địa bàn huyện Triệu Phong ............................. 51

ho

2.3.2. Thực trạng thay đổi việc làm của lao động đã qua đào tạo nghề ..................... 53
2.3.3. Sự thay đổi về thời gian làm việc....................................................................... 59

ại

2.3.4. Sự thay đổi về thu nhập...................................................................................... 61

Đ

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào
tạo nghề trên địa bàn huyện Triệu Phong .................................................................65

̀ng

2.4.1. Những yếu tố thuộc về công tác đào tạo nghề cho LĐNT ................................. 65
2.4.2. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.................................................... 73

ươ

2.4.3. Những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài.................................................... 77


2.5. Đánh giá chung về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện

Tr

Triệu Phong ..................................................................................................................85
2.5.1. Những kết quả đạt được..................................................................................... 85
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 86
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU
NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ.................88
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Triệu Phong đến năm 2020 ............88
3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.. 88
vi


3.1.2. Định hướng công tác đào tạo nghề của huyện đến năm 2020 ......................... 90
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạo việc làm và nâng
cao thu nhập cho LĐNT theo Đề án 1956 ..................................................................92
3.2.1 Thay đổi thái độ của người LĐNT đối với việc học nghề................................... 92
3.2.2. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động ......................... 93
3.2.3. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ....................................... 94
3.2.3. Phân luồng lao động đào tạo theo nhu cầu và theo độ tuổi .............................. 95


́

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề ..................................................... 95


́H


3.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý giám sát .............................................................. 96
3.2.6. Hỗ trợ vốn .......................................................................................................... 96
3.2.7. Hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................................... 97
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................98

nh

Kết luận ........................................................................................................................ 98

Ki

Kiến nghị ...................................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................102

̣c

PHỤ LỤC 01 ...............................................................................................................104

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho


PHỤ LỤC 02 ...............................................................................................................108

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Triệu Phong năm 2014. ...........................34
Bảng 2. 2. Quy mô, cơ cấu GTSX theo ngành huyện Triệu Phong .........................35
Bảng 2. 3. Dân số và lao động huyện Triệu Phong giai đoạn 2013-2015 ................36


́

Bảng 2. 4. Chất lượng lao động của huyện Triệu Phong giai đoạn 2013-2015 ........38


́H

Bảng 2. 5. Tình hình tổ chức các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện Triệu Phong
giai đoạn 2013-2015..................................................................................................46
Bảng 2. 6. Số lao động được đào tạo nghề giai đoạn 2013-2015 phân theo nghề đào
tạo ..............................................................................................................................48

Ki

nh

Bảng 2. 7. Số lượng lao động đã được đào tạo nghề phân theo thời gian đào tạo và
đơn vị tổ chức giai đoạn 2013-2015.........................................................................49

Bảng 2. 8. Kết quả sau học nghề của LĐNT giai đoạn 2013-2015 ..........................50

ho

̣c

Bảng 2. 9. Tổng hợp mẫu phiếu điều tra theo đơn vị và ngành nghề đào tạo...........52
Bảng 2. 10. Sự thay đổi việc làm trước và sau điều tra ............................................53

ại

Bảng 2. 11. Sự thay đổi việc làm trước và sau đào tạo.............................................54

Đ

Bảng 2. 12. Sự thay đổi quy mô và loại việc làm sau đào tạo ..................................55

̀ng

Bảng 2. 13. Sự thay đổi thời gian làm việc của LĐ đã qua đào tạo..........................60

ươ

Bảng 2. 14. Biến đổi thu nhập của LĐ đã qua đào tạo nghề.....................................63
Bảng 2. 15. Đánh giá của người học về chất lượng công tác đào tạo nghề ..............66

Tr

Bảng 2. 16. Thời gian đào tạo phân theo nhóm ngành .............................................68
Bảng 2. 17. Ảnh hưởng của độ tuổi đến thu nhập và thời gian làm việc bình quân

của lao động trước và sau đào tạo nghề ....................................................................74
Bảng 2. 18. Đánh giá của người học về mức độ ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài đến khả năng tìm kiếm việc làm sau đào tạo ..................................................78
Bảng 2. 19. Tình hình thu hút lao động vào các cơ sở kinh tế trên địa bàn huyện
năm 2015 ...................................................................................................................81
viii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ
thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm
là khi họ chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội, thông
qua việc làm để thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập cho bản


́

thân. Ở Việt Nam, Bộ Luật Lao động quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo
ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”


́H

Đối với mỗi cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản
thân. Vì vậy, việc làm và thu nhập luôn là vấn đề được quan tâm trong tiến trình hội
nhập, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Tùy vào điều kiện tự

nh


nhiên, đặc điểm nền kinh tế khác nhau mà mỗi quốc gia có một đường lối, chính

Ki

sách khác nhau để tạo ra tỷ lệ có việc làm hay thất nghiệp khác nhau.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập CNH-HĐH đất nước,

ho

̣c

những chính sách thu hút đầu tư ngày càng được đẩy mạnh và chuyển dịch theo
hướng hoàn thiện. Theo đó là hàng loạt các vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ

ại

nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ... Cơ cấu lao động cũng theo đó dần thay đổi
theo hướng tích cực phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới.

Đ

Tuy nhiên, do xuất phát từ một nước nông nghiệp, với hơn 2/3 dân số sống

̀ng

ở khu vực nông thôn, chiếm gần 70% lực lượng lao động của cả nước, chất lượng
lao động thấp không đáp ứng được nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển nên

ươ


vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động luôn được đặt lên hàng đầu trong

Tr

quá trình phát triển KT-XH. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã dẫn đến người
lao động nông thôn (LĐNT) phải thay đổi việc làm để duy trì cuộc sống do không
còn đất để canh tác. Từ đó đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề cho LĐNT. Vì chỉ có
như vậy mới có thể đảm bảo được chất lượng lao động, cải thiện đời sống của người
dân khu vực nông thôn.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những hành động cụ thể tích
cực nhằm giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT. Đặc biệt là “Đề án đào tạo nghề

1


cho LĐNT đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Để có cơ sở cho việc tiến hành đào tạo nghề, nâng
cao trình độ cho lao động nông thôn Đề án 1956 nêu rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và
xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.”


́

Triệu Phong là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, với dân số gần
94.926 người (tính đến 31/12/2013), chủ yếu sống ở khu vực nông thôn (95,56% dân


́H


số toàn huyện). Vì vậy, đào tạo nghề cho LĐNT là vấn đề cần được chú trọng tổ
chức, triển khai, thực hiện. Trong những năm qua căn cứ nội dung Đề án 1956, huyện
đã xây dựng chương trình tổ chức các lớp đào tạo nghề với nội dung phong phú và đa

nh

dạng phù hợp với đặc điểm tình hình của các phân vùng kinh tế. Bên cạnh việc bố trí

Ki

tổ chức nhiều mô hình điểm về dạy nghề, huyện cũng đã chủ động bố trí thêm kinh
phí để công tác tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT đạt hiệu quả hơn, tạo việc làm, tăng

ho

̣c

thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát
triển KT-XH ở địa phương và xây dựng nông thôn mới.

ại

Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan về sự thay đổi của việc làm, thu nhập
cho lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề theo Đề án 1956, và có cơ sở để

Đ

đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập


̀ng

cho người LĐNT tác giả chọn đề tài “Việc làm và thu nhập của lao động nông
thôn đã qua đào tạo nghề theo đề án 1956 ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng

ươ

Trị” làm nội dung nghiên cứu luận văn.

Tr

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho

LĐNT đã qua đào tạo nghề theo Đề án 1956 ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề, việc làm
và thu nhập của LĐNT.

2


- Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào tạo nghề
theo Đề án 1956 trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 20132015.
- Đề xuất giải pháp nhằm tạo ra nhiều việc làm và thu nhập LĐNT ở huyện
Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu



́

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào tạo


́H

nghề.

- Đối tượng khảo sát: Những lao động đã qua đào tạo nghề theo Đề án 1956
giai đoạn 2013 -2015.

nh

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Ki

Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi thời gian: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từ năm

ho

̣c

2013 đến năm 2015. Giai đoạn trước (năm 2013) và sau đào tạo nghề (năm 2015)
4. Phương pháp nghiên cứu


ại

4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp: Bao gồm các thông tin, số liệu liên quan đến công tác

Đ

đào tạo nghề, thu nhập và việc làm của lao động nông thôn được thu thập từ UBND

̀ng

huyện Triệu Phong, Phòng LĐ – TB&XH huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện, Trung tâm Dạy nghề tổng hợp (DNTH) huyện Triệu Phong trong

ươ

giai đoạn từ năm 2013-2015.

Tr

- Số liệu sơ cấp:
Điều tra phỏng vấn các đối tượng LĐNT đã qua đào tạo nghề trên địa bàn

huyện Triệu Phong, cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm
2016.
Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu lao động nông thôn trên
địa bàn huyện tương đối khó khăn vì vậy luận văn chọn mẫu điều tra theo công thức
sau:
N =


Z21- α/2 P (1 - P)
d2
3


Trong đó: Z: là giá trị lấy từ phân phối chuẩn
α: mức ý nghĩa = 0,05 => Z1- α/2 = 1,96
P = 0,5 Tỷ lệ người lao động có việc làm và thu nhập nhờ áp
dụng kiến thức đã được học vào trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi thực tế.

thu được từ mẫu và tổng thể nghiên cứu).
Theo công thức trên, cỡ mẫu điều tra cần thu thập là:
=

1,962x 0,5 (1 – 0,5)
0,092


́H

N


́

d = 9% (sai số cho phép – Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ

=

119


Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu luận văn

nh

tác giả xác định số lao động nông thôn cần điều tra trên địa bàn huyện là 120 người.
Do đặc điểm địa lý và thời gian tác giả tổng hợp 120 mẫu điều tra từ 10 xã/

Ki

đơn vị trên địa bàn huyện với cơ cấu như sau:

Số mẫu
27

ại

ho

STT
Đơn vị
Triệu Thượng
1
Triệu Giang
2

̣c

Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
Tỷ lệ (%)

22,50

8

6,67

16

13,33

Triệu Đông

4

Triệu Tài

8

6,67

5

Triệu Hòa

8

6,67

Triệu Phước


18

15,00

7

Triệu Độ

21

17,50

8

Triệu Trạch

4

3,33

9

Triệu Lăng

9

7,50

10


Hội người mù

1
120

0,83
100

Tr

̀ng

ươ

6

Đ

3

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Thông tin điều tra được tổng hợp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn tại
Phụ lục 01, bao gồm những thông tin chung về cá nhân người LĐNT và thông tin
về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của họ.

4



4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
Phương pháp thống kê, mô tả: Trên cơ sở số liệu thu thập được tác giả tiến
hành lựa chọn, sắp xếp lại các thông tin, xây dựng hệ thống các biểu đồ, bảng biểu
thể hiện cách nhìn khách quan, tổng thể về công tác đào tạo nghề, việc làm và thu
nhập đối với người lao động nông thôn.
Phương pháp so sánh: Sử dụng nguồn thông tin thu thập được sau quá


́

trình đào tạo nghề so sánh với nguồn thông tin trước khi được đào tạo nghề đối với
lao động nông thôn nhằm đánh giá mức độ hiệu qủa của công tác đào tạo.


́H

Phương pháp hạch toán kinh tế: Dùng để hạch toán số ngày công lao động cho
hoạt động sản xuất, tính thu nhập của một lao động/ năm trước và sau đào tạo nghề.
Phương pháp kiểm định thống kê: Sử dụng phương pháp ANOVA nhằm

nh

kiểm định xem có hay không sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

Ki

công tác đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của các đối tượng lao động khác nhau.
Với giả thiết: H0: µ 1 = µ 2=µ 3 → Giả thuyết kiểm định.


ho

̣c

H1: µ 1 ≠ µ2≠µ3 → Giả thuyết thay thế.
Với độ tin cậy <5%, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giải thuyết H1. Điều

ại

đó có nghĩa là có ít nhất một sự khác biệt trong cách đánh giá của các nhóm lao
động về mức độ ảnh hưởng của nhân tố đối với chất lượng công tác đào tạo nghề,

Đ

việc làm và thu nhập và của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài đến ngành

̀ng

nghề, nội dung được đào tạo.
5. Cấu trúc luận văn

ươ

Bao gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến nghị, danh

mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương:

Tr

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc làm và thu nhập của LĐNT đã


qua đào tạo.
Chương 2: Thực trạng việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào tạo ở
huyện Triệu Phong
Chương 3: Một số giải pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho LĐNT đã
qua đào tạo nghề.

5


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO
1.1. Lý luận về lao động việc làm và thu nhập
1.1.1. Lao động, lao động nông thôn


́

Nguồn lao động: Trước hết, chúng ta biết lao động là sự tiêu dùng sức lao
động trong hiện thực, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo


́H

ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Theo đó, có nhiều
cách hiểu khác nhau về nguồn lao động. Trong phạm vi luận văn, tác giả sử dụng
khái niệm sau:

nh


Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động (theo quy định của Nhà nước: Nam có tuổi 15-60; Nữ có tuổi từ 15-55)

Ki

đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người đang thất nghiệp có nhu

̣c

cầu tìm việc làm. Như vậy xét ở giác độ địa lý "nguồn lao động nông thôn là một bộ

ho

phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi quy định của pháp luật
và có khả năng lao động". Lực lượng LĐNT bao gồm những người trong độ tuổi lao

ại

động có khả năng lao động đang có việc làm và những người đang thất nghiệp có

Đ

nhu cầu tìm kiếm việc làm [6].

̀ng

Lao động nông thôn: Trên cơ sở những phân tích nêu trên, khái niệm
LĐNT được hiểu như sau:


ươ

LĐNT gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn

đang làm việc trong các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch

Tr

vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì một lý do
khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động do các nguyên
nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu
cầu làm việc, và những người thuộc tình trạng khác.

6


Như vậy, nguồn LĐNT là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia,
thuộc khu vực nông thôn và là nguồn lực quan trọng trong hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn.
Các đặc điểm của nguồn lao động nông thôn: Trên cơ sở phân tích khái
niệm lao động nông thôn, nhận thấy nguồn lao động nông thôn hiện nay rất dồi dào,
tuy nhiên đặc điểm công việc của LĐNT còn nhiều điểm hạn chế đặt ra những thách


́

thức cho LĐNT trong quá trình tìm kiếm việc làm và thu nhập như sau:

Một là, LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi.



́H

Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng lao động trong từng thời kỳ, đời sống sản
xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp.

Hai là, do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên

nh

tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của LĐNT.

Ki

Ba là, LĐNT nước ta vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản
xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động.

ho

̣c

Bốn là, LĐNT có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác
nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ

ại

tuổi khác nhau trong đó có cả những người ngoài độ tuổi lao động.
Năm là, thu nhập của người LĐNT còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là


Đ

tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

̀ng

Sáu là, trình độ lao động của LĐNT thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém,

ngay thực tế những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao

ươ

động trong các ngành kinh tế khác [7].

Tr

1.1.2. Lý luận về việc làm
Điều 13, Chương II (Việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Xã

hội chủ nghĩa Việt Nam: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập mà
không bị pháp luật cấm”[11]. Khái niệm này cũng được vận dụng trong các cuộc
điều tra mẫu về thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Việt Nam và được cụ
thể hóa thành ba dạng hoạt động như sau:

7


- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng
hiện vật cho công việc đó.
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm: sản xuất nông

nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế phi
nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần.
- Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới


́

hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp trên
đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế


́H

phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.

Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai
điều kiện:

nh

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và

thức tạo ra thu nhập của việc làm.

Ki

cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu

ho


̣c

Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý
của việc làm. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi và ngành nghề và hoàn

ại

toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được

Đ

đặt vào vị trí cụ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra việc làm cho

̀ng

người khác trong khuôn khổ pháp luật, không còn bị phân biệt đối xử cho dù làm
việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước.[13].

ươ

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động lao

Tr

động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Việc làm là phạm trù để chỉ trạng
thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất,
công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó.[12]
Trong công tác thống kê, điều tra khảo sát về lao động việc làm ở Việt
Nam, các tiêu thức xác định việc làm có cụ thể hơn, việc làm của các thành viên hộ

gia đình được định nghĩa là một trong ba loại được pháp luật của Việt Nam công
nhận, bao gồm:

8


Loại 1 - Làm công: làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng
tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó. Người làm loại công việc này mang sức
lao động (chân tay hoặc trí óc) của mình để đổi lấy tiền công, tiền lương, không tự
quyết định được những vấn đề liên quan đến công việc mình làm như mức lương, số
giờ làm việc, thời gian nghỉ phép...
Loại 2 - Tự làm: làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm


́

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất do chính thành viên đó sở hữu,
quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm


́H

nghiệp, thủy sản do chính thành viên đó làm chủ/quản lý toàn bộ hoặc một phần;
thành viên đó chi toàn bộ chi phí và thu toàn bộ lợi nhuận trong loại công việc này.
Loại 3 - Tự làm: Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không

nh

được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Các công


Ki

việc gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất do chủ hộ hoặc một
thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế

làm chủ hoặc quản lý [8].

ho

̣c

ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ

ại

Vai trò và ý nghĩa của việc làm: Để đánh giá vai trò, ý nghĩa của việc làm
có thể đứng trên nhiều gốc độ khác nhau ví dụ như: ý nghĩa của việc làm trên bình

Đ

diện kinh tế - xã hội, bình diện chính trị - pháp lý hay ý nghĩa của việc làm dưới gốc

̀ng

độ quốc gia, quốc tế,... Sau đây sẽ tìm hiểu vai trò ý nghĩa của việc làm trong 3 mối
quan hệ sau:

ươ

Đối với quan hệ lao động: Việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự


Tr

quan trọng của việc làm thể hiện trước hết ở chỗ việc làm chính là điều kiện tiên
quyết để thiết lập quan hệ lao động, là cầu nối để người lao động và người sử dụng
lao động thiết lập quan hệ lao động với nhau. Người lao động muốn có việc làm,
người sử dụng lao động là người tạo ra việc làm cho người lao động. Vì vậy, việc
làm là điều kiện không thể thiếu để hình thành, thiết lập nên quan hệ lao động.
Không chỉ là điều kiện để hình thành nên quan hệ lao động, việc làm còn là
một nội dung của quan hệ lao động, là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng lao

9


động. Nếu không có điều khoản này, hợp đồng lao động sẽ không thể thực hiện được
trên thực tế. Bên cạnh đó, việc làm còn là cơ sở để duy trì quan hệ lao động. Khi việc
làm không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu. Khi giao kết hợp
đồng lao động, thời hạn của công việc quyết định thời hạn của hợp đồng.
Đối với người lao động: Đối với người lao động, việc làm có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Việc làm tạo điều kiện và cơ hội để người lao động có thu nhập đảm


́

bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Mỗi cá nhân khi mới sinh ra hoặc khi già yếu
không còn khả năng làm việc thì nhìn chung đều trông dựa vào các thành viên trong


́H


gia đình hoặc cộng đồng hiện đang còn làm việc. Khi đã trưởng thành, mỗi cá nhân
đều có trách nhiệm làm việc để nuôi sống bản thân và các thành viên trong gia đình.
Nếu người lao động không có việc làm (thất nghiệp) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến

nh

cuộc sống của bản thân và gia đình. Không những thế, nó còn dễ dẫn đến việc người

Ki

lao động có những xử sự tiêu cực, tham gia vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy, giải quyết
tốt vấn đề việc làm cho người lao động sẽ không chỉ đảm bảo được thu nhập và cuộc

ho

̣c

sống cho người lao động mà còn giúp họ tránh được các tệ nạn xã hội.
Đối với nhà nước và xã hội: Việc làm không chỉ có ý nghĩa đối với người

ại

lao động mà còn có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội bởi thất nghiệp và việc
làm không đầy đủ, thu nhập thấp bao giờ cũng là hiện tượng xã hội có tính chất tiền

Đ

đề của đói nghèo, chậm phát triển, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Vì vậy ở hầu hết

̀ng


các quốc gia, việc làm và giải quyết việc làm luôn được coi là chính sách xã hội
quan trọng, luôn được quan tâm. Sự gia tăng của thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ là

ươ

một trong những nhân tố làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khổ, mất ổn định xã

Tr

hội đặc biệt là đối với những nước nghèo, đang phát triển và điều đó sẽ là mối đe
dọa lớn đối với an ninh kinh tế và ổn định xã hội của các nước này. Trong điều kiện
đó, chính sách việc làm đã và đang là một trong những chính sách cốt lõi trong hệ
thống chính sách xã hội nói riêng và tổng thể các chính sách phát triển KT-XH nói
chung.
Đối với Việt Nam, quốc gia được liệt vào hàng các quốc gia đang phát
triển, lại vừa trải qua một thời kỳ dài chịu sự ngự trị của cơ chế kế hoạch hóa tập

10


trung đang chập chững bước vào ngưỡng cửa kinh tế thị trường, một quốc gia có
dân số đông, tỷ lệ thất nghiệp lớn, khả năng tạo việc làm còn hạn chế thì vấn đề việc
làm càng trở nên bức xúc. Ở Việt Nam, việc làm còn gắn với công cuộc xóa đói
giảm nghèo. Giải quyết việc làm là một biện pháp quan trọng thiết thực xóa đói
giảm nghèo.
Trong thời đại ngày nay, vấn đề lao động việc làm còn được xem là một


́


trong những biểu hiện chính của xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Vấn đề hợp
tác, xuất khẩu lao động cũng đặt ra đồng thời với vấn đề chấp nhận lao động nước


́H

khác đến làm việc ở nước mình. Thị trường lao động không chỉ dừng lại ở biên giới
lãnh thổ quốc gia mà đã được mở rộng ra trên phạm vi quốc tế. Do vậy, vấn đề việc
làm và giải quyết việc làm không chỉ được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia mà

nh

còn bằng pháp luật quốc tế, không chỉ trong quan hệ song phương mà còn trong

Ki

khuôn khổ các quan hệ đa phương. Chính vì vậy, Việt Nam trong xu thế hội nhập
cũng không thể đi ra ngoài dòng chảy đó, nên pháp luật về việc làm của Việt Nam

ho

̣c

cũng cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp.
1.1.3. Lý luận về thu nhập

ại

Khái niệm: Thu nhập được biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà

người lao động nhận được bằng các hoạt động lao động của mình.

Đ

Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng hàng

̀ng

hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Với chủ doanh
nghiệp tư nhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu kỳ sản xuất

ươ

kinh doanh. Với công nhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu

Tr

kỳ sản xuất kinh doanh. Với người công nhân, thu nhập của họ chính là tiền lương
mà họ nhận được.
Còn với người LĐNT thì thu nhập có hai phần cơ bản là thu nhập tạo ra từ

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công do làm thuê, và các khoản hỗ trợ
từ người thân, họ hàng, các khoản trợ cấp...
Ý nghĩa: Thu nhập quyết định đến khả năng đầu tư, mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh của người LĐNT. Sau khi trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra, phần

11


dư này chính là nguồn để các hộ dân xem xét, đưa ra quyết định nên trồng thêm cây

gì, nuôi con gì, kinh doanh ngành nghề dịch vụ nào có lợi nhất hay cắt giảm diện
tích các loại cây trồng, các loại vật nuôi không hiệu quả nhằm tạo ra thu nhập cao
cho gia đình khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay thời gian làm việc.
Thu nhập là nhân tố quyết định đến mức sống của người dân nông thôn, với
kết quả sản xuất, kinh doanh của mình biểu hiện thông qua mức thu nhập mà họ


́

nhận được cho phép đáp ứng được các nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần ở các mức
độ cao thấp khác nhau. Tất nhiên, thu nhập cao sẽ đáp ứng được đầy đủ và tốt hơn

hàng ngày so với những hộ có mức thu nhập ít hơn.


́H

các nhu cầu ngày càng cao của con người bên cạnh các nhu yếu phẩm cần thiết

Nói chung tất cả các vấn đề như nghèo đói, giáo dục, y tế, văn hóa, phát

nh

triển kinh tế, phát triển ngành nghề đều liên quan đến thu nhập của người lao động,

Ki

đặc biệt là LĐNT với mức thu nhập còn thấp như hiện nay. Nguồn vốn để họ có thể
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần thông qua phát triển sản xuất đang là vấn đề


ho

̣c

cần được quan tâm nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại.
1.1.4. Đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động nông thôn

ại

Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn: LĐNT với lối sống thuần
nông gắn với những sản phẩm độc canh và kỹ thuật canh tác lạc hậu, chủ yếu học

Đ

nghề thông qua hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động

̀ng

theo truyền thống và thói quen là chính. Vì vậy, đại bộ phận LĐNT chỉ thạo duy
nhất nghề nông, không có hoặc có rất ít sự hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh phi

ươ

nông nghiệp. Điều này đã làm hạn chế tính chủ động, dám nghĩ dám làm của người

Tr

nông dân trong việc tìm nghề mới, nhất là các nghề phi nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của quy


luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng đất như: đất đai, khí hậu,
thời tiết... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ trong nông nghiệp rất cao thu hút lao
động không đều, trong trồng trọt lao động tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng
và thu hoạch. Điều này dẫn đến việc làm của LĐNT cũng mang tính thời vụ.

12


Ở nông thôn về cơ bản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng lao động
thiếu việc làm chiếm tỷ trọng cao. Thực tế lao động nông nghiệp chia việc ra làm,
nhất là trong các hộ gia đình do quỹ đất canh tác hạn hẹp nay lại càng bị giảm dần
do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Với tốc độ tăng
dân số như hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm, mặt khác do cơ
cấu ngành nghề còn nhiều bất hợp lý, nhiều vùng sản xuất phân tán nhỏ lẻ, cơ cấu


́

kinh tế chậm biến đổi đã dẫn đến tình trạng sử dụng lao động không đúng mục đích,
thiếu việc làm cho người nông dân.


́H

Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các
cây trồng, vật nuôi khác nhau là khác nhau đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau.
Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sử dụng nhiều lao động là

nh


biện pháp tạo việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó các hoạt động

Ki

sản xuất tiền công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là khu vực tạo ra việc làm thêm

ho

CNH-HĐH nông thôn hiện nay.

̣c

đáng kể cho LĐNT, việc phát triển các hoạt động này cũng phù hợp với xu thế

Việc làm trong nông thôn là những công việc thủ công giản đơn, ít đòi hỏi

ại

tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ
chia sẽ vì vậy những sản phẩm làm ra chất lượng thấp và mẫu mã thường đơn điệu,

Đ

năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân của LĐNT không cao [9].

̀ng

Đặc điểm thu nhập của lao động nông thôn: Trong thời kỳ hiện nay, thu

nhập của LĐNT nước ta có những đặc điểm như sau:


ươ

Thứ nhất, thu nhập của LĐNT là rất thấp và có khoảng cách khá xa so với

Tr

thành thị. Sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là do cơ hội việc làm
ở thành thị là lớn hơn, năng suất lao động và hiệu quả công việc cao hơn. Và đây
cũng là lý do chính hình thành nên luồng di dân từ nông thôn ra thành thị với mức
độ ngày càng tăng.
Thứ hai, thu nhập của LĐNT không ổn định và phụ thuộc lớn vào điều kiện
tự nhiên. Nông nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ
canh tác cũng như CSVC kỹ thuật còn lạc hậu, quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật

13


vào sản xuất còn chưa đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua, chịu tác động lớn
bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, hạn hán diễn ra
phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn, tình hình sâu bệnh cũng nhiều và thường
xuyên diễn ra đe dọa mùa màng của bà con nông dân.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh việc làm


́

1.2.1.1. Tổng số công lao động trong năm


Tổng số công lao động trong năm là tổng số thời gian lao động (thường tính


́H

theo ngày, với 8 giờ lao động/ngày) trong suốt một năm, bao gồm tất cả thời gian
người lao động mà hộ gia đình sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất trong
lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, ngành nghề dịch vụ hay làm thuê ngoài.

nh

Tổng số công lao động trong năm được tính theo công thức sau:

=

động trong năm

Công lao động

Công lao

cho ngành nghề

+ động làm

Ki

Công lao động cho

Tổng số công lao


hoạt động nông lâm +

dịch vụ

thuê

ho

̣c

ngư nghiệp

1.2.1.2. Tỷ suất sử dụng lao động

ại

Tỷ suất sử dụng sức lao động là tỷ số giữa số ngày lao động bình quân thực

Đ

tế của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với số người lao động có thể làm
việc được trong năm (tính bình quân cho một LĐNT).
Tq = Ntt/Thđ x 100%

ươ

̀ng

Tỷ suất sử dụng lao động được tính theo công thức sau:


Trong đó:

Tr

Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm (%).
Ntt: Số ngày lao động thực tế bình quân của một lao động trong năm (ngày).
Thđ: Số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một LĐNT (ngày).

Trong phạm vi luận văn tác giả lấy bình quân 22 ngày/tháng.
Quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm là số ngày trung bình một lao
động có thể sử dụng trong năm vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các
ngành nghề dịch vụ khác.

14


Tỷ suất sử dụng thời gian lao động trong năm nói lên mức độ sử dụng thời
gian lao động theo ngày và từ đó chúng ta có thể thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa
sử dụng hết cần phải huy động trong năm.[10]
1.2.1.3. Loại việc làm
Đối với LĐNT, việc làm được chia làm 3 loại chủ yếu sau:
Thuần nông: Là loại hình việc làm người lao động chỉ tiến hành sản xuất


́

nông nghiệp (ví dụ: trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi lợn, nuôi gà ...) mà không làm
thêm nghề khác.



́H

Nông kiêm: Là loại việc làm trong đó người lao động vừa tiến hành sản
xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn tiến hành các hoạt động khác như buôn bán,
nuôi trồng thủy sản, làm thuê,...

nh

Ngành nghề dịch vụ: Đây là loại việc làm mà người lao động tiến hành các
hoạt động phi nông nghiệp, không gắn với cây trồng, vật nuôi mà quan tâm đến các

Ki

sản phẩm, mặt hàng thủ công, tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, mở quầy tạp hóa
ở nông thôn,...

̣c

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập

ho

Tổng thu: Là toàn bộ các nguồn thu được của hộ từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh và các khoản thu ngoài sản xuất, kinh doanh như tiền lương, tiền công...

ại

Tổng chi: Là toàn bộ các khoản bằng tiền hay bằng hiện vật mà hộ bỏ ra


Đ

trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập: Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành

̀ng

tiền sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được
trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Thu nhập của hộ bao gồm: tiền

ươ

công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và thu khác

Tr

như biếu, tặng, lãi tiết kiệm...

Thu
nhập

Thu nhập bình quân của một lao động trong năm:

Thu từ tiền

Thu nhập từ sản

= lương, tiền +

xuất nông lâm


công

nghiệp thủy sản

15

Các khoản

Thu nhập từ sản
+

xuất ngành nghề
kinh doanh dịch
vụ

thu nhập
+

khác tính
thêm vào
thu nhập


×