Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Phân tích và thiết kế hệ thống để xây dựng chương trình bằng ngôn ngữ C#

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 68 trang )

Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Phần mở đầu
Nhắc đến thư viện thì ai cũng biết tầm quan trọng của nó. Hầu hết chúng ta
đều đã từng phải sử dụng đến thư viện để tra cứu tài liệu. Trong thời đại ngày nay
khối lượng các loại tài liệu ngày càng nhiều nếu không được tổ chức một cách khoa
học và hợp lý sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người sử dụng thư viện cũng như
người quản lý thư viện, vì vậy tin học dần được áp dụng vào trong việc quản lý thư
viện nhằm hiện đại hóa hệ thống thư viện, giúp việc quản lý tài liệu và tra cứu tài liệu
thuận lợi hơn.
Thư viện điện tử ra đời góp phần giải quyết những khó khăn trong cách tổ
chức và tra cứu tài liệu. Nhưng không phải ai cũng hiểu thư viện điện tử là như thế
nào. Cũng có nhiều tài liệu hay tạp chí đề cập đến vấn đề này, nhưng đa phần trong
số các tài liệu hay tạp chí đó chỉ tập trung vào phân tích một khía cạnh trong thư viện
điện tử mà khơng có một cái nhìn tổng quát về thư viện điện tử. Vì vậy em chọn đề
tài này để những ai quan tâm đến lĩnh vực thư viện hiểu thêm về thư viện điện tử.
Nội dung của đề tài này sẽ cho người đọc một cái nhìn tổng quát về thư viện
điện tử và tập trung vào phân tích thiết kế phân hệ mượn trả trong thư viện. Phân hệ
mà bất kỳ một thư viện nào cũng sử dụng đến.

Lời cảm ơn
Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

1

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này, em đã gặp rất khó


khăn về mặt kiến thức cũng như các nghiệp vụ liên quan đến thư viện. Ngày
hơm nay có thể hồn thành được đồ án tốt nghiệp của mình, trước hết em
xin chân thành cảm ơn đến thầy Lê Hải Hà. Thầy đã tận tình chỉ dạy cho
em từ những bước đầu khi em nhận đề tài. Em cũng chân thành cảm ơn các
thầy cơ trong khoa Tốn – Tin ứng dụng trường đại học Bách Khoa Hà Nội
đã giúp đỡ, giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập ở trường và quá
trình làm đồ án tốt nghiệp này.

Nội dung của đồ án
Đồ án gồm ba chương

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

2

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Chương 1:Khảo sát hệ thống
Tìm hiểu về thư viện điện tử

Chương 2:Phân tích và thiết kế hệ thống
Dựa vào phương pháp phân tích hướng đối tượng để phân tích phân hệ
mượn trả

Chương 3: xây dựng chương trình
Dự vào chương hai Phân tích và thiết kế hệ thống để xây dựng chương trình
bằng ngơn ngữ C#


Phần kết luận
Phần này đánh giá những kết quả đạt được, hướng phát triển của đề tài, và
những hạn chế trong qua trình thực hiện đề tài

Chương I: Khảo Sát Hệ Thống
1. Khái niệm

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

3

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Thư viện điện tử là một khái niệm chưa được thống nhất và cịn nhiều tranh
luận, đơi khi còn dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm khác như “thư viện
không biên giới”, “thư viện viện được nối mạng”, “thư viện số”, “thư viện ảo”, “thư
viện tin học hóa”, “thư viện đa phương tiện”, “thư viện logic”, “thư viện văn
phòng”…
Thuật ngữ “Thư viện điện tử” (electronic library) có thể được dùng theo nghĩa
tổng quát nhất cho mọi loại hình thư viện đã được tin học hóa tồn bộ hoặc một số
dịch vụ
Thư viện điện tử có thể được coi như là một nơi người sử dụng có thể đến để
thực hiện những cơng việc mà họ vẫn thường làm với thư viện truyền thống, nhưng
đã được tin học hóa
Theo tiến sỹ Ching_chih Chen, người đã có sáng kiến tổ chức một loạt các hội
nghị quốc tế về công nghệ thông tin mới (NIT) hơn mườinăm gần đây (từ năm 1987)

thì khơng có một tiêu chuẩn cố định chính thức nào cho thư viện điện tử. Người ta
dùng khái niệm này một cách khá tự do tùy tiện
Tuy ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng tựu chung lại, ta có thể nhận
dạng một số đặc điểm của thư viện điện tử lý tưởng như sau:
- Thư viện phải có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng
số sao cho có thể truy cập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu).
- Phải được tin học hóa, phải có hệ thống quản trị thích hợp (bổ xung, biên
mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm sốt lưu thơng dữ liệu, tổ chức mục lục
truy cập công cộng trực tuyến, …), phải nối mạng (ít nhất là mạng cục bộ)
- Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử
(yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy cập và khai
thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,…)
Nói tóm lại, thư viện điện tử phải sử dụng các phương tiện điện tử trong truy
cập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thơng tin

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

4

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Thư viện điện tử ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa các chuyên gia thư viện,
xuất bản, các nhà khoa học và công nghệ hướng về mục tiêu tiếp cận tới đầy đủ thông
tin, ở mọi nơi và mọi lúc
Như vậy có thể nói rằng thư viện số là một bước tiến xa hơn của thư viện điện
tử hay nói một cách khác, là thư viện điện tử cao cấp, cho phép đọc được thơng tin
tồn văn sau khi đã được số hóa hầu hết tư liệu, đặc biệt là các tư liệu dưới dạng đồ

họa (như tranh ảnh, bản đồ…) và đa phương tiện (multimedia) nói chung
Philip Baker cũng phân biệt thư viện điện tử và thư viện số theo một kiểu
khác. Ông cho rằng thư viện điện tử lưu trữ và phục vụ cả ấn phẩm lẫn tư liệu điện tử
(tư liệu được số hóa), trong khi thư viện số chỉ lưu trữ các tư liệu điện tử mà thôi
Một thư viện điện tử có xu hướng sử dụng linh hoạt và phổ biến các nguồn tin
điện tử nhưng đồng thời cũng tham gia vào việc tạo ra các nguồn tin đó

2. Các chuẩn trong thư viện điện tử
2.1 Khổ mẫu trao đổi ISO 2709
Tiêu chuẩn ISO 2709 là một tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO cho các thư mục
mô tả, cho phép định dạng thông tin thư mục trên Magnetic Tape (đĩa lưu trữ hay
băng từ)

2.2 Dublin Core : là chuẩn siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả các đối tượng
nội dung số hóa (kể cả các trang web) nhằm nâng cao khả năng tương tác, truy cập và
khai thác. Các yếu tố siêu dữ liệu này thường được mã hóa bằng định dạng XML

Các yếu tố của Dublin Core:

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

5

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

NỘI DUNG
Nhan đề (title)

Đề mục (subjec)

SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tác giả (creator)
Tác giả phụ

THUYẾT MINH
Ngày tháng (date)
Mơ tả vật lý (format)

Mổ tả

(contributor)
Xuất bản (publisher)

Định danh (identifier)

Bản quyền (rights)

Ngôn ngữ (language)

(description)
Loại hình (type)
Nguồn gốc
( source)
Liên kết
(relation)
Nơi chứa
(coverage)


2.3 Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, UNIMARC
MARC (Machine Readable Cataloging) là một hệ thống được phát triển bởi
thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1966 để các thư viện có thể chia sẻ những dữ liệu
thư mục máy đọc được. Có nghĩa rằng các hệ thống quản trị thư viện tự động phải
cần có một dạng thức chung để có thể trao đổi dữ liệu với nhau, dạng thức đó gọi là
MARC
Một biểu ghi MARC bao gồm 3 yếu tố: cấu trúc biểu ghi, mã định danh nội
dung và nội dung dữ liệu của biểu ghi. Cấu trúc biểu ghi là một triển khai ứng dụng
tiêu chuẩn quốc tế ISO 2709 - Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for Information
Exchange) và tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ ANSI/NISO Z39.2 Trao đổi thông
tin thư mục (Bibliographic Information Interchange). Định danh nội dung là các mã
và quy ước được thiết lập để xác định và đặc trưng hoá các yếu tố dữ liệu bên trong
biểu ghi, hỗ trợ việc thao tác với dữ liệu đó, được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu
trong tất cả các khổ mẫu MARC. Nội dung của các yếu tố dữ liệu tạo thành biểu ghi
MARC thông thường được quy định bởi những chuẩn bên ngồi các khổ mẫu này.
Thí dụ về các chuẩn đó là Quy tắc mô tả thư mục chuẩn quốc tế (ISBD), Quy tắc biên
mục Anh - Mỹ (AACR), Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội (LCSH), hoặc các

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

6

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

quy tắc biên mục, các từ điển từ chuẩn và bảng phân loại được sử dụng bởi cơ quan
tạo ra biểu ghi. Nội dung của một số yếu tố dữ liệu được mã hoá được quy định cụ
thể cho từng khổ mẫu MARC (thí dụ trong Đầu biểu, trường 007, trường 008)

MARC 21 là một kết quả của sự kết hợp giữa định dạng MARC của Mỹ và
Canada (USMARC / MARC). MARC21 dựa trên chuẩn ANSI Z39.2, nó cho phép
người sử dụng sử dụng các sản phẩm phần mềm khác nhau để giao tiếp với nhau và
trao đổi dữ liệu. MARC 21 được thiết kế để xác định lại định dạng MARC ban đầu
cho thế kỷ 21 và để làm cho nó dễ tiếp cận hơn với cộng đồng quốc tế. Hiện nay
MARC 21 đã được triển khai thực hiện thành công ở Thư viện, các trường châu Âu
và các chính thư viện cơ sở giáo dục tại Hoa Kỳ, và Canada.
MARC 21 cho phép sử dụng hai bộ ký tự, hoặc là MARC-8 hoặc Unicode mã hóa
như UTF-8. MARC-8 là dựa trên các tiêu chuẩn ISO 2022 và cho phép việc sử dụng
tiếng Do Thái, Kirin, tiếng Ả Rập, Tiếng Hy Lạp, và Đông Á script. MARC 21 trong
định dạng UTF-8 cho phép tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi Unicode.
UNIMARC được tạo bởi liên hiệp quốc tế thư viện (viết tắt là
IFLA_international Federation of library associations ) nó chính là MARC chính thức
tại Pháp, Ý, Nga, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và một số quốc gia khác hỗ trợ Unicode

2.4 Quy tắc biên mục Anh_Mỹ( AACR_Anglo American Cataloging
Rules)
AACR là quy tắc biên mục được cộng đồng thư viện Anh-Mỹ hợp tác biên
soạn từ năm 1967. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, quy tắc này mới được xuất bản
riêng rẽ cho Bắc Mỹ (AACR North American Edition) và Anh (AACR British
edition).
Thuận lợi:
- Hiện tại đã có bản dịch đầy đủ bằng tiếng Việt, hướng dẫn cụ thể mơ tả các loại
hình tài liệu có ở các thư viện Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có bộ quy tắc mơ tả
hồn chỉnh về biên mục, đây là một thuận lợi rất lớn cho việc thống nhất công tác xử
lý tài liệu trong cả hệ thống thư viện.

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

7


Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

- AACR2 là Quy tắc biên mục Anh-Mỹ, khơng có nhiều khác biệt với ISBD nên
khơng phức tạp và mới mẻ đối với các cán bộ biên mục Việt Nam vì nhiều người đã
thơng thạo với ISBD trong lĩnh vực biên mục;
- MARC21 chịu nhiều ảnh hưởng của AACR2. Bởi vậy, trong quá trính triển khai
ứng dụng MARC21 vừa qua, nhiều quy định của AACR2 cũng được áp dụng, nhất là
việc tạo các điểm truy cập bổ sung. Đặc biệt có nhiều thư viện trong q trình triển
khai MARC21 đã thực hiện việc copy biểu ghi trên mạng và hồn tồn biên mục theo
quy tắc AACR2.
Khó khăn:
- Cần có một tài liệu AACR2 rút gọn phù hợp với việc biên mục tài liệu của các thư
viện Việt Nam. Tuy đã có bản dịch đầy đủ về AACR2, nhưng nếu đây là một tài liệu
tra cứu hàng ngày cho cán bộ biên mục thì q cơng kềnh.
- Hiện tại, tài liệu hướng dẫn MARC21 đang theo quy tắc ISBD. Để có sự nhất qn,
cần phải hiệu đính lại tài liệu hướng dẫn này theo AACR2, nếu không rất dễ có nhiều
cách khác nhau khi biên mục cùng một tài liệu.
Tóm lại, tuy khơng có nhiều sự khác biệt giữa AACR2 và ISBD nhưng vì trên
thực tế việc biên mục tài liệu theo MARC21 và ISBD vốn đã không thống nhất, nay
lại chuyển sang AACR2 nếu khơng có tài liệu hướng dẫn cụ thể thì lại vẫn là mỗi thư
viện mô tả một kiểu

So sánh đối chiếu với các yếu tố mô tả AACR2 và MARC
Dublin Core
Nhan đề
Tác giả

Đề mục
Mơ tả

AACR2
Nhan đề chính
Tác giả chính
Điểm truy cập khác
Phụ chú nội dung, các yếu

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

8

MARC
245$a
100,245$c
050,082,650
245$b

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Xuất bản
Tác giả phụ
Ngày
Loại tài liệu
Mô tả vật lý
Định danh

Nguồn gốc
Ngôn ngữ
Liên kết
Nơi chứa
Bản quyền

tố bổ sung nhan đề
Nơi và nhà xuất bản
Tác giả liên quan
Năm xuất bản
Phụ chú chính thức
Mơ tả vật lý

260$a, 260$b
260$c
300

Phụ chú

2.5 Cơng tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư
mục ISBD, TCVN 4743-89
ISBD là thuật ngữ viết tắt của International Standard Bibliographic
Description (Mô tả thư mục theo Tiêu chuẩn Quốc tế). ISBD là một tập hợp các quy
tắc do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Thư viện (IFLA) xây dựng để mô tả nhiều
dạng tư liệu thư viện khác nhau trong quá trình biên mục. Những quy tắc này hệ
thống hóa việc mơ tả thơng tin thư mục của một ấn phẩm thành các vùng như sau:
Vùng 1: Nhan đề và thông tin trách nhiệm. Vùng 2: Ấn bản. Vùng 3: Các thông tin
đặc thù của tư liệu (ví dụ tỷ lệ xích của bản đồ hay trường độ của một băng ghi âm).
Vùng 4: Thông tin xuất bản và phát hành. Vùng 5: Mô tả vật lý (ví dụ: số trang của
cuốn sách). Vùng 6: Thông tin tùng thư. Vùng 7: Ghi chú. Vùng 8: Các mã số chuẩn

(ISBN, ISSN).
TCVN 4743-89 là tiêu chuẩn về xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu
cầu và quy tắc biên soạn

2.6 Các khung phân loại khác nhau như DDC, UDC, PTB…
Về BBK (khung phân loại thư viện _thư mục)
BBK là khung phân loại có nhiều ưu điểm, du nhập vào Việt Nam từ ngày đầu, đã
được Việt Nam hố và từng bước được hồn thiện rất cơng phu cho phù hợp với hồn
cảnh nước ta. Các thư viện sử dụng BBK hiện tại có lẽ chưa gặp trở ngại gì trong

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

9

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

việc tổ chức bộ máy tra cứu đáp ứng u cầu thơng tin. Bởi vậy, liệu có phải nhất
thiết thay đổi khung phân loại chỉ vì Liên Xơ tan rã hay khơng? Cịn việc bổ sung,
cập nhật và sửa đổi là việc phải làm thường xuyên đối với bất kỳ khung phân loại
nào. Ngay cả những bổ sung, sửa đổi mới nhất hiện nay của nước Nga cũng chỉ là tài
liệu tham khảo, chúng ta không rập khuôn, nếu không phù hợp với Việt Nam.
Nhược điểm của BBK và cũng như DDC là mang nặng tính quốc gia, dân tộc. Các đề
mục về Liên Xô trước đây và nước Nga rất mở rộng. Điều này khi áp dụng vào Việt
Nam đã được khắc phục. Điểm kém ưu thế của BBK ở chỗ, BBK không phải là
khung phân loại được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ít ảnh hưởng tới nhiều nước so
với DDC. Do vậy, trong Hội nghị tổ chức tại Viện Thông tin KHXH, nhiều ý kiến đã
cho rằng, có thể sử dụng đồng thời nhiều hệ thống phân loại khi cần trao đổi thông

tin, chứ không phải chuyển đổi sang khung phân loại khác.
Về DDC
DDC: Bảng phân loại phân loại thập phân Dewey(Dewey Decimal Classification),
viết tắt là DDC, do một nhà cách tân thư viện nổi tiếng người Mỹ tên là Melvil
Dewey xây dựng trong những năm 1870. Chuẩn này trở thành sở hữu của tổ chức
OCLC(online computer library centre_ trung tâm máy tính thư viện trực tuyến) bắt
đầu từ năm 1988. DDC cung cấp một cấu trúc động cho việc tổ chức các bộ sưu tập
tư liệu của thư viện. Ấn bản số 22 là ấn bản mới nhất của khung phân loại DDC,
được cung cấp cả dưới dạng in ấn và qua trang Web. Đây là khung phân loại thư viện
được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Tuy nhiên, DDC cũng như BBK không tránh khỏi những nhược điểm. Hơn một trăm
năm nay, các nhà lý luận phân loại trên thế giới đã phê phán tính khơng hợp lý, thiếu
khoa học trong kết cấu các lớp của DDC, như tách lịch sử ra khỏi KHXH và ghép
vào địa lý, tách ngôn ngữ ra khỏi văn học, cũng như tính thiên lệch về Mỹ và Phương
tây của DDC. Đại bộ phận các ký hiệu ưu tiên cho Mỹ và Châu Âu. Hình ảnh Châu á,
Châu Phi mờ nhạt thể hiện bằng những vị trí cuối cùng rất ít ỏi và vơ cùng khiêm tốn.

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

10

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Hiện nay, DDC đang rất được quan tâm ở Việt Nam, do gần đây ta mở rộng giao lưu
quốc tế và nhiều chuyên gia Mỹ đã đến Việt Nam, nhiều người Việt Nam cũng được
đi học ở Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào bất kỳ nước nào khác cũng không đơn
giản và nhất là vào Việt Nam và các nước Châu á. Cần phải có thời gian sửa chữa,

biên soạn, bổ sung thêm rất nhiều đề mục mới có thể hồn thiện.
DDC xuất bản lần thứ 21 có hệ thống Bảng trợ ký hiệu rất phong phú, nhưng cũng
phức tạp không kém trong việc lắp ghép ký hiệu. Khi sử dụng DDC cho Việt Nam,
có khá nhiều đề mục sẽ phải bỏ qua không dùng tới, trong khi đó lại thiếu rất nhiều
đề mục khác. Về KHXH có rất nhiều đề mục khơng phù hợp với Việt Nam. Các thư
viện mới thành lập, đang băn khoăn giữa ngã ba đường, có thể chọn DDC. Tuy nhiên,
khó khăn lớn nhất là ta chưa có một bản DDC bằng tiếng Việt và đã được Việt Nam
hoá trên quy mơ tồn quốc, đảm bảo tính thống nhất của khung phân loại
Về UDC
UDC (Universal Decimal Classification) : UDC là một hệ thống khung phân loại do
hai nhà thư mục học người Bỉ là Paul Otlet và Henri la Fontaine xây dựng từ cuối thế
kỷ 19. Nó dựa trên khung phân loại DDC, nhưng mạnh hơn, nhằm khắc phục một số
nhược điểm của DDC. UDC sử dụng một số dấu bổ trợ để mở rộng thêm những khía
cạnh đặc biệt của một chủ đề cụ thể cũng như chỉ ra mối liên hệ giữa các chủ đề. Bởi
vậy nó hàm chứa những yếu tố mang tính phân tích-tổng hợp giầu ý nghĩa, và có thể
được sử dụng trong các thư viện đặc biệt. UDC được chỉnh lý và mở rộng trong thời
gian dài để có thể theo kịp với những thay đổi về các chuyên ngành của trí thức nhân
loại, và vẫn tiếp tục được cập nhật. UDC sử dụng các số Ả-rập và dựa trên hệ đếm
thập phân. Một tư liệu có thể được phân loại bằng sự kết hợp của chỉ số ứng với
nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các dấu hiệu đặc biệt
UDC cũng là khung phân loại được đánh giá cao trên thế giới, được Phương Tây,
nhiều nước khác và các tổ chức quốc tế sử dụng. Liên đoàn tư liệu quốc tế (FID) là
cơ quan chịu trách nhiệm thu thập ý kiến từ các quốc gia sử dụng UDC để bổ sung,
cập nhật định kỳ cho UDC hàng năm trên quy mô quốc tế, bởi vậy, khơng thể nói
rằng UDC hiện khơng có cơ quan nào chịu trách nhiệm như đã có ý kiến phát biểu

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

11


Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

thiếu thận trọng và thiếu khách quan. Có một thực tế là, UDC hiện nay khơng được
lợi thế vì khơng được sử dụng trong hệ thống OCLC, song UDC vẫn là khung phân
loại được ưa chuộng.
ở Việt Nam, dù cho sử dụng DDC, UDC hay BBK cũng phải Việt Nam hoá rất nhiều,
phải biên soạn mới rất nhiều. Những khung phân loại đang sử dụng ở Việt Nam đã
được "thuần hóa" và đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động thư viện thì chỉ cần được cập
nhật thường xuyên các khái niệm khoa học mới, chứ không nhất thiết phải thay đổi
khung phân loại. Nếu cần trao đổi thơng tin cũng có thể dùng thêm các hệ thống phân
loại khác.
Ngày nay, trên sách báo xuất bản ở các nước phát triển thường có ký hiệu cùng một
lúc của nhiều hệ thống phân loại. Ví dụ, sách xuất bản ở Mỹ thường có ký hiệu của
LCC và DDC, và còn ghi rõ lần xuất bản DDC 18, DDC 19, DDC 20 hay DDC 21.
Sách xuất bản ở Châu Âu thường có ký hiệu UDC, sách xuất bản ở Liên Xô cũ và
Nga thường ghi ký hiệu cả UDC và BBK, ...
Việc chuyển đối Khung phân loại cần phải được xem xét tính tốn thật thận trọng.
Bởi vì khi thay đổi hệ thống phân loại, không những tốn kém về tài chính rất lớn, mà
cịn kéo theo việc tổ chức lại toàn bộ hệ thống mục lục tra cứu, thay đổi ký hiệu trong
cơ sở dữ liệu, sắp xếp lại kho tài liệu; hệ thống ấn phẩm thư mục cũ mất giá trị tra
cứu vì thay đổi ký hiệu,... Hơn nữa, cơng việc phải kéo dài nhiều năm mới có thể
hồn thành. Vì vậy, chỉ nên chuyển đổi trong trường hợp đang sử dụng một khung
phân loại không đạt các tiêu chí cơ bản đã được quy định, có thể là khung phân loại
tự biên soạn, hoặc khung phân loại quá bé nhỏ, không phù hợp, làm cản trở và giảm
hiệu quả tìm tin, khơng đạt u cầu tổ chức hoạt động thư viện.

3. Các phân hệ chính trong thư viện điện tử

3.1 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC (Online Public Access Catalog_ Mục
lục truy cập trực tuyến)
Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ
thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

12

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và
thư viện và giữa bạn đọc với các thư viện khác.
Cho phép người sử dụng đưa vào một yêu cầu tìm tin từ bàn phím hay màn hình theo
tác giả, nhan đề, đề mục, từ khóa, và những điểm truy cập khác.
Bao gồm:
+Giao diện nhận yêu cầu từ người sử dụng
+Phục vụ dị tìm (browsing) theo danh sách tác giả, nhan đề, tiêu đề
đề mục
+Phục vụ tra tìm (searching) theo các điểm truy cập. Có khả năng
mở rộng hay giới hạn phạm vi tìm kiếm
+Có khả năng tra cứu từ xa
+Kết quả cuối cùng được hiển thị tóm lược hay đầy đủ dạng thư tịch
Có thể hiển thị cả hai dạng MARC và Dublin Core (nếu có tích hợp
phần mềm chuyển đổi)

3.2 Phân hệ bổ sung

Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu
bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra
khai thác.
Bổ sung tài liệu theo chính sách phát triển sưu tập; cung cấp việc kiểm soát tài chính;
lập báo cáo thống kê.
Bao gồm:
+Lưu trữ địa chỉ cơ quan cung cấp tài liệu
+Lập thủ tục đặt mua
+Tiếp nhận tài liệu và kiểm tra
+Khiếu nại, hủy bỏ hợp đồng khi nhà cung cấp vi phạm
+Tính tốn, thanh tốn chi phí cho nhà cung cấp
+Thống kê, báo cáo các hoạt động bổ sung

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

13

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

3.3 Phân hệ biên mục
Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư
viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư
viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng.
Nhập mới, cập nhật, xoá các biểu ghi thư tịch trong CSDL. Biểu ghi thư tịch phải
tuân thủ chuẩn thư tịch (AACR2, ISBD, Tiêu đề đề mục, MARC hay Dublin Core.
Bao gồm:
+Nhận những dữ liệu biên mục theo từng trường (hay thành phần)

và kết hợp thành biểu ghi thư tịch
+Cung cấp khả năng cập nhật dữ liệu trong các trường của mỗi biểu
ghi
+Trao đổi dữ liệu qua các thiết bị nhập/xuất
+Hỗ trợ công tác biên mục qua các tập tin có thẩm quyền và danh
mục nhà xuất bản và có thể cập nhật
+Bảo vệ CSDL bằng hệ thống mật khẩu
+Tích hợp phần mềm chuyển đổi Dublin Core-MARC và MARCDublin Core

3.4 Phân hệ ấn phẩm định kỳ
Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn
phẩm định kỳ (báo, tạp chí,...) như bổ sung, theo dõi, đăng ký, đóng tập và khiếu nại.

3.5 Phân hệ bạn đọc
Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được
những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ
theo lô hoặc theo từng cá nhân.

3.6 Phân hệ mượn trả
Tự động hoá những thao tác thủ cơng lặp đi lặp lại trong q trình mượn trả và
tự động tính tốn, áp dụng mọi chính sách lưu thơng do thư viện thiết đặt.

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

14

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả


Tiến hành thủ tục mượn trả, tính tốn và thu các lệ phí liên quan. Quản lý độc giả và
tình hình sử dụng tài liệu. Thống kê công tác lưu hành.
Bao gồm:
+Quản lý độc giả và tài liệu bằng mã vạch
+Tiến hành thủ tục mượn trả, gia hạn tài liệu
+Thơng báo tình hình sử dụng của từng tài liệu
+Thơng báo q hạn mượn, địi tài liệu q hạn, thu phạt, vv…
+Quản lý độc giả: lập thẻ thư viện, đăng ký, quản lý mượn trả, thống
kê, xoá tên, vv…
+Thống kê công tác lưu hành

3.7 Phân hệ mượn liên thư viện (ILL)
Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn
quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn.
Quản lý việc mượn/cho mượn tài liệu từ/đến các thư viện khác trong một consortium.
Bao gồm:
+Tổ chức giao diện và kết nối với các thư viện trong consortium
+Tổ chức hệ thống tra cứu liên thư viện
+Quản lý mượn trả
+Tính tốn chi phí

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

15

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả


Hình 1.1 Quy trình mượn liên thư viện

3.8 Phân hệ phát hành
Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng.

3.9 Phân hệ ấn phẩm điện tử
Quản lý việc lưu trữ, xử lý, khai thác mọi định dạng tư liệu số hoá trên nền tảng của
một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh.
Quản lý biên mục như đối với tài liệu in. Các tài liệu số hóa có thể được phân quyền
truy cập cho các đối tượng khác nhau và nhiều người cùng sử dụng trong cùng một
thời điểm.
Bao gồm:
+Quản lý sự phân quyền sử dụng các CSDL trực tuyến
+Tổ chức CSDL CD-ROM
+Quản lý thu phí sử dụng tài nguyên điện tử
+Quản lý việc chia sẻ thơng tin

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

16

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

3.10 Phân hệ quản lý
Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống.


3.11 Sơ đồ xử lý tài liệu trong một thư viện điện tử

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

17

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

hihi

Chương II : Phân tích thiết kế phân hệ
mượn trả trong thư viện điện tử
1. Giới thiệu hệ thống
1.1 Giới thiệu nghiệp vụ mượn trả trong thư viện điện tử
Thơng thường thì nghiệp vụ mượn trả của một thư viện điện tử có thể tóm tắt như
sau:
Thư viện làm các phích sách gồm các thơng tin: mã số sách, tên tác giả, tên
sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, tóm tắt nội dung, số bản. Các phích sách
có thể được phân theo chun ngành hoặc loại tài liệu.
-

Mỗi sinh viên được cấp một thẻ thư viện gồm các thông tin: tên, tuổi, địa chỉ,

lớp, chuyên ngành. Sinh viên muốn mượn sách thì tra cứu phích sách rồi ghi vào
phiếu mượn.
-


Ví dụ một phiếu mượn có thể có dạng như trong bảng 2.1
Bảng 2.1: phiếu mượn sách

-

Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin trên phiếu mượn, thủ thư kiểm tra điều kiện

mượn của sinh viên và xác nhận cho phép mượn sách. Một số thông tin trong phiếu

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

18

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

mượn được lưu lại để quản lý, phiếu mượn sẽ được gài vao chỗ sách được lấy đi,
sách được giao cho sinh viên.
-

Khi sinh viên trả sách: Từ thể sinh viên, xác đinh phiếu mượn, việc trả sách

được ghi nhận vào dịng ngày trả và tình trạng. Phiếu mượn được lưu lại để quản lý
và theo dõi.
Ví dụ biểu mẫu trả sách như trong bảng 2.2
Bảng 2.2: phiếu trả sách

-


Sinh viên trả muộn hơn ngày hẹn trả sẽ bị phạt, quy định phạt tùy theo thời

gian trả muộn, và mức độ hư hỏng của sách

1.2 Yêu cầu hệ thống
Hệ thống quản lý thư viện được xây dựng nhằm mục đích giải quyết các yêu cầu sau:
1. Giúp sinh viên tra cứu sách theo chuyên ngành, theo chủ đề, theo tên sách, theo
tên tác giả, … trên các máy tính trạm.
2. Cung cấp cho thủ thư các thơng tin về các đầu sách một sinh viên đang mượn và
hạn phải trả; và các cuốn sách còn đang được mượn.
3. Thống kê số sách cho mượn theo các chủ đề, tác giả …
4. Hỗ trợ thủ thư cập nhật thông tin sách, xác nhận cho mượn sách và nhận lại sách
khi sinh viên trả sách.
5. Hỗ trợ quản lý các thông tin về sinh viên dựa trên thẻ thư viện, thơng tin thẻ
mượn.

Nguyễn Tuấn Linh_Tốn Tin 2_K49

19

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

6. Hỗ trợ chức năng quản trị chung hệ thống (admin) trong đó người quản trị
chung có thể thay đổi thông tin hoặc thêm bớt các thủ thư.

2. Các bước phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng

đối tượng
Trong phần này sẽ trình bày cách phân tích và thiết kế hệ thống phân hệ mượn
trả trong thư viện điện tử theo phương pháp phân tích hướng đối tượng. Các bước
phân tích và thiết kế hướng đối tượng được mơ tả như hình vẽ

Hình 2.1 Sơ đồ phân tích thiết kế hướng đối tượng

2.1 Xây dựng biểu đồ use case
2.1.1) Ý nghĩa
Biểu đồ use case biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu của
hệ thống, biểu đồ use case sẽ phải chỉ ra hệ thống cần thực hiện điều gì để thoả mãn
các yêu cầu của người dùng hệ thống đó. Đi kèm với biểu đồ use case là các kịch bản

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

20

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

(scenario). Có thể nói, biểu đồ use case chỉ ra sự tương tác giữa các tác nhân và hệ
thống thông qua các use case.
Mỗi use case mô tả một chức năng mà hệ thống cần phải có xét từ quan điểm người
sử dụng. Tác nhân là con người hay hệ thống thực khác cung cấp thông tin hay tác
động tới hệ thống.
Một biểu đồ use case là một tập hợp các tác nhân, các use case và các mối quan hệ
giữa chúng. Các use case trong biểu đồ use case có thể được phân rã theo nhiều mức
khác nhau.


2.1.2) Tập ký hiệu UML cho biểu đồ use case
Một biểu đồ Use Case chứa các phần tử mô hình biểu thị hệ thống, tác nhân
cũng như các trường hợp sử dụng và các mối quan hệ giữa các Use Case. Chúng ta sẽ
lần lượt xem xét các phần tử mơ hình này:
+ Hệ thống: Với vai trị là thành phần của biểu đồ use case, hệ thống biểu
diễn ranh giới giữa bên trong và bên ngoài của một chủ thể trong phần mềm chúng ta
đang xây dựng. Chú ý rằng một hệ thống ở trong biểu đồ use case không phải bao giờ
cũng nhất thiết là một hệ thống phần mềm; nó có thể là một chiếc máy, hoặc là một
hệ thống thực (như một doanh nghiệp, một trường đại học, …).
+ Tác nhân (actor): là người dùng của hệ thống, một tác nhân có thể là một
người dùng thực hoặc các hệ thống máy tính khác có vai trị nào đó trong hoạt động
của hệ thống. Như vậy, tác nhân thực hiện các use case. Một tác nhân có thể thực
hiện nhiều use case và ngược lại một use case cũng có thể được thực hiện bởi nhiều
tác nhân.
+ Các use case: Đây là thành phần cơ bản của biểu đồ use case. Các use case
được biểu diễn bởi các hình elip. Tên các use case thể hiện một chức năng xác định
của hệ thống.
+ Mối quan hệ giữa các use case: giữa các use case có thể có các mối quan
hệ như sau:
- Include: use case này sử dụng lại chức năng của use case kia.

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

21

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả


- Extend: use case này mở rộng từ use case kia bằng cách thêm vào một chức
năng cụ thể.
- Generalization: use case này được kế thừa các chức năng từ use case kia.
Các phần tử mơ hình use case cùng với ý nghĩa và cách biểu diễn của nó được tổng
kết trong bảng 2.3
Bảng 2.3 các ký hiệu UML trong biểu đồ usecase

2.2 Xây dựng biểu đồ lớp
Mối tương tác giữa các đối tượng trong hệ thống sẽ được biểu diễn thông qua mối
quan hệ giữa các lớp. Các lớp (bao gồm cả các thuộc tính và phương thức) cùng với
các mối quan hệ sẽ tạo thành biểu đồ lớp.
Biểu đồ lớp là một biểu đồ dạng mơ hình tĩnh. Một biểu đồ lớp miêu tả
hướng nhìn tĩnh của một hệ thống bằng các khái niệm lớp và mối quan hệ giữa chúng
với nhau.
Một trong các mục đích của biểu đồ lớp là tạo nền tảng cho các biểu đồ khác,
thể hiện các khía cạnh khác của hệ thống (ví dụ như trạng thái của đối tượng hay

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

22

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

cộng tác động giữa các đối tượng, được chỉ ra trong các biểu đồ động). Một lớp trong
một biểu đồ lớp có thể được thực thi trực tiếp trong một ngơn ngữ hướng đối tượng
có hỗ trợ trực tiếp khái niệm lớp. Một biểu đồ lớp chỉ chỉ ra các lớp, nhưng bên cạnh

đó cịn có một biến tấu hơi khác đi một chút chỉ ra các đối tượng thật sự là các thực
thể của các lớp này (biểu đồ đối tượng).

2.3 Xây dựng biểu đồ trạng thái
Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp các trạng thái trong hoạt động của một đối
tượng thuộc một lớp nào đó
Các ký hiệu UML được sử dụng trong biểu đồ trạng thái được mô tả như trong
bảng
Bảng 2.4 Các ký hiệu UML dùng trong biểu đồ trạng thái
Phần tử
Ý nghĩa
Ý nghĩa
Biểu diễn
Ký hiệu trong
biểu đồ
mơ hình
Trạng thái

Ký hiệu trong biểu đồ

Biểu diễn

Biểu diễn một Hình chữ nhật
trạng thái của vịng
đối



các


tượng góc, gồm mũi

trong vịng đời tên, các biến,
của đối tượng các hoạt động
đó
Trạng thái khởi Khởi đầu vịng Hình tròn đặc
đầu
Trạng thái

đời của một
đối tượng
kết Kết thúc vòng Hai hình trịn

thúc

đời của một lồng nhau

Chuyển tiếp

đối tượng
Chuyển

từ Mũi tên liền

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

23

Đai Học Bách Khoa Hà Nội



Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

trạng thái này nét với tên gọi
sang trạng thái của biểu diễn
khác

chuyển tiếp đó

2.4 Xây dựng biểu đồ tuần tự
* Ý nghĩa : biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng, giữa các đối tượng với các
tác nhân theo thứ tự thời gian
Các thành phần cơ bản của một biểu đồ tuần tự là:
+Các đối tượng (object): được biểu diễn bởi các hình chữ nhật, bên trong là
tên của đối tượng. Cách viết chung của đối tượng là: tên đối tượng: tên lớp. Nếu chỉ
viết :tên_lớp thì có nghĩa là bất cứ đối tượng nào của lớp tương ứng đó. Trong biểu
đồ tuần tự, khơng phải các đối tượng đều xuất hiện ở trên cùng của biểu đồ mà chúng
chỉ xuất hiện (về mặt thời gian) khi thực sự tham gia vào tương tác.
+Các message: được biểu diễn bằng các mũi tên hướng từ đối tượng gửi
sang đối tượng nhận. Tên các message có thể biểu diễn dưới dạng phi hình thức (như
các thơng tin trong kịch bản) hoặc dưới dạng hình thức (với dạng giống như các
phương thức). Biểu đồ tuần tự cho phép có các message từ một đối tượng tới chính
bản thân nó.
+Trong biểu đồ tuần tự có thể có nhiều loại message khác nhau tuỳ theo mục
đích sử dụng và tác động của message đến đối tượng. Các dạng message được tổng
kết trong Bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5 Các ký hiệu UML dùng trong biểu đồ tuần tự

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49


24

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả

+Đường lifeline: là một đường kẻ nối dài phía dưới đối tượng, mơ tả q trình của
đối tượng trong tương tác thuộc biểu đồ
+Lớp thực thể: là lớp đại diện cho các thực thể chứa thông tin về các đối tượng xác
định nào đó.
+Lớp biên (lớp giao diện): là lớp nằm ở ranh giới giữa hệ thống với mơi trường bên
ngồi, thực hiện vai trị nhận u cầu trực tiếp từ các tác nhân và chuyển các yêu cầu
đó cho các lớp bên trong hệ thống.
+Lớp điều khiển: thực hiện các chức năng điều khiển hoạt động của hệ thống ứng với
các chức năng cụ thể nào đó với một nhóm các lớp biên hoặc lớp thực thể xác định.
Bảng 2.6 Ký hiệu các lớp trong UML

Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49

25

Đai Học Bách Khoa Hà Nội


×