BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN HÀ LINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận án
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY
PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN & PHÂN TÍCH)
MÃ SỐ: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH
HÀ NỘI - 2017
Nguyễn Hà Linh
năm 2017
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được
tiếp cận với những kiến thức mới và được trang bị những công cụ, phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên sâu, tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành kế
toán, kiểm toán và phân tích.
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kết quả đạt được ngày hôm nay là nhờ vào sự động viên, giúp đỡ cả về mặt vật
chất lẫn tinh thần từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng các thầy cô giáo, đặc biệt là
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và thầy giáo
hướng dẫn, những người đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong cuộc sống cũng như trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Vietstock và Ủy ban chứng khoán nhà nước
đã cung cấp cho tôi bộ số liệu quan trọng để hoàn thành mảng phân tích dữ liệu. Tôi
xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các thầy cô đã hỗ trợ tôi những kiến thức quý báu về
kinh tế lượng, thống kê và những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu để tôi hoàn thiện
được luận án của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận án
năm 2017
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
1.6. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.7. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................ 8
2.1. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận ............................................... 8
2.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận ................................................................... 8
2.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị ............................................ 9
2.1.3. Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 12
2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
doanh nghiệp ........................................................................................................ 15
2.2.1. Lý thuyết kế toán thực chứng .................................................................... 15
Nguyễn Hà Linh
2.2.2. Lý thuyết đại diện ...................................................................................... 20
2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng ................................................................ 24
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp ............. 28
2.3.1. Mô hình Healy (1985) ............................................................................... 29
2.3.2. Mô hình DeAngelo (1986) ......................................................................... 30
2.3.3. Mô hình Jones (1991) ................................................................................ 31
2.3.4. Mô hình của Dechow, Sloan & Sweeney (1995) ........................................ 32
2.3.5. Mô hình của Kothari, Leone & Wasley (2005) .......................................... 33
2.3.6. Mô hình của Rahman & Shahrur (2008) .................................................... 34
2.4. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ
của doanh nghiệp .................................................................................................. 39
2.4.1. Các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ................................................. 40
2.4.2. Các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý – kiểm soát........................................ 45
VÀ KẾT LUẬN...................................................................................................... 102
5.1. Phân tích, so sánh giữa các mô hình hồi quy .............................................. 102
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình được lựa chọn ....................... 105
5.2.1. “Hệ số nợ” (DEBT) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)................................... 105
5.2.2. “Hiệu quả tài chính” (PERF) và điều chỉnh lợi nhuận (DA) ..................... 106
5.2.3. “Quy mô công ty” (SIZE) và điều chỉnh lợi nhuận (DA) ......................... 107
2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 60
3.1. Xây dựng giả thuyết khoa học....................................................................... 60
3.1.1. Giả thuyết về các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ............................ 61
3.1.2. Giả thuyết về các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý - kiểm soát ................... 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 66
3.2.1. Xây dựng phương trình hồi quy bội ........................................................... 66
3.2.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................... 70
3.2.3. Phương pháp sử dụng trong các mô hình hồi quy ...................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 73
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................... 74
4.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và vấn đề điều chỉnh lợi
nhuận .................................................................................................................... 74
4.2. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến nghiên cứu .................... 77
4.2.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.......................................................... 77
4.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu .................................... 81
4.3. Kết quả thực hiện phân tích đơn biến (Univariate Analysis) ...................... 83
4.4. Kết quả thực hiện phân tích nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam ....................................................................................................................... 86
4.4.1. Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương bé nhất OLS........................... 87
4.4.2. Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM ............................. 90
4.4.3. Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM ....................... 93
4.4.4. Kiểm định Hausman, giả thiết về tự tương quan và phương sai không đổi........ 96
4.4.5. Kết quả hồi quy FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE) ......................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 101
5.2.4. “Quy mô hội đồng quản trị” (BOARD) và điều chỉnh lợi nhuận (DA) ..... 108
5.2.5. “Cấu trúc sở hữu” (OWN) và điều chỉnh lợi nhuận (DA)......................... 109
5.2.6. “Kiểm toán độc lập” (AUDIT) và điều chỉnh lợi nhuận (DA) .................. 110
5.2.7. “Số lượng thành viên HĐQT độc lập” (IDV) và điều chỉnh lợi nhuận (DA) ... 111
5.2.8. “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” (DUAL) và điều chỉnh lợi
nhuận (DA) ...................................................................................................... 112
5.3. Một số khuyến nghị ..................................................................................... 113
5.3.1. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ............................................................... 113
5.3.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp .......................................................... 115
5.3.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng ............................................ 118
5.3.4. Khuyến nghị đối với nhóm đối tượng khác .............................................. 120
5.4. Những đóng góp của luận án....................................................................... 120
5.4.1. Về mặt khoa học và lý luận ..................................................................... 120
5.4.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 121
5.5. Những hạn chế của luận án ......................................................................... 122
5.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 124
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 129
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết tắt
Nội dung
STT
Ký hiệu viết tắt
Nội dung
25
BOARD
Quy mô HĐQT
26
IDV
Số lượng thành viên HĐQT độc lập
1
ĐCLN
Điều chỉnh lợi nhuận
27
DUAL
Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT
2
HĐQT
Hội đồng quản trị
28
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
3
CEO
Giám đốc điều hành
29
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
4
TTCK
Thị trường chứng khoán
30
DN
Doanh nghiệp
5
PAT
Lý thuyết kế toán thực chứng
6
AT
Lý thuyết đại diện
7
IA
Lý thuyết thông tin bất đối xứng
8
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
9
HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
10
FEM
Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định
11
REM
Mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên
12
OLS
Mô hình hồi quy bình phương bé nhất
13
ROE
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
14
SH
Sở hữu
15
LN
Lợi nhuận
16
Vốn CSH
Vốn chủ sở hữu
17
DA
Phần dồn tích có thể điều chỉnh
18
NDA
Phần dồn tích không thể điều chỉnh
19
DEBT
Hệ số nợ
20
PERF
Hiệu quả tài chính
21
SIZE
Quy mô công ty
22
OWN1
Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ sở hữu nhà nước)
23
OWN2
Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài)
24
AUDIT
Kiểm toán độc lập
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
BẢNG
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án .................................................................... 5
Bảng 2.1. Tổng kết các công trình nghiên cứu đo lường điều chỉnh lợi nhuận ............ 36
Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 61
Bảng 2.2. Tổng kết các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh
lợi nhuận.................................................................................................................... 54
Bảng 3.1. Định nghĩa và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ....... 68
Bảng 4.1. Thị trường tài chính tính theo GDP tại một số quốc gia năm 2015 ............. 74
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp .............................. 77
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến thuộc đặc điểm quản lý - kiểm soát ..................... 78
Bảng 4.4. Thống kê mô tả biến phụ thuộc DA ........................................................... 80
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan........................................................................... 82
Bảng 4.6. Phân tích từng biến số thuộc đặc điểm doanh nghiệp ................................. 83
Bảng 4.7. Phân tích từng biến số thuộc đặc điểm quản lý – kiểm soát ........................ 84
Bảng 4.8. Phân tích biến nhị phân, nhóm “quản lý – kiểm soát” ................................ 85
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo OLS.......................................................................... 87
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo FEM ....................................................................... 90
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo REM....................................................................... 93
Bảng 4.12. Kiểm định Lagrangian Multiplier ............................................................. 94
Bảng 4.13. Kiểm định Hausman ................................................................................ 96
Bảng 4.14. Kiểm định phương sai không đổi và tự tương quan .................................. 97
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy FEM theo sai số chuẩn vững (robust SE)........................ 98
Bảng 5.1. So sánh các mô hình OLS, FEM, REM, FEM (robust SE) ....................... 102
Bảng 5.2. Bảng tổng hợp và so sánh với giả thuyết đưa ra ....................................... 105
BIỂU
Biểu 4.1. Thống kê tình hình chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán từ 2012 – 2015 tại
các Công ty niêm yết trên TTCKVN .......................................................................... 76
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành quy định kế toán doanh nghiệp phải thực hiện
dựa trên cơ sở dồn tích, tuy nhiên chế độ cũng đưa ra nhiều lựa chọn linh hoạt liên quan
tới việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì thế, nhà quản lý có thể vận dụng/lợi dụng
điểm này để có những tác động nhằm thay đổi thông tin trên báo cáo tài chính.
Sự can thiệp của nhà quản lý tới thông tin kế toán làm xuất hiện một số khái niệm
như “sự phù phép thông tin kế toán” hay “sự bóp méo thông tin kế toán”. Ngoài ra,
một khái niệm khác rất phổ biến trong các nghiên cứu thực chứng thể hiện sự can thiệp
của nhà quản lý đó là “điều chỉnh lợi nhuận”.
Với sự xuất hiện của nhiều khái niệm về “điều chỉnh lợi nhuận”, các nghiên cứu
kế toán phân biệt ranh giới giữa việc thực hiện các thay đổi kế toán và ước tính kế toán
trong phạm vi các quy định, chuẩn mực với việc nhà quản lý làm sai lệch thông tin, vi
phạm nguyên tắc trung thực và hợp lý của kế toán.
“Điều chỉnh lợi nhuận” là chủ đề có sức hút lớn trên phạm vi toàn cầu, từ các
cường quốc như Mỹ, Pháp…cho tới các nước đang phát triển như Malaysia, Việt Nam.
Đầu thế kỷ 21, sự xuất hiện của một loạt các vụ bê bối và gian lận nghiêm trọng liên
quan tới việc điều chỉnh lợi nhuận và che giấu thông tin kế toán của Enron,
WorldCom, Tyco, Xerox, Global Crossing làm hâm nóng chủ đề kiểm soát hành vi
điều chỉnh lợi nhuận vốn từ lâu đã là sự quan tâm lớn của nhiều bên, từ các nhà đầu tư,
các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu cho tới bản thân các công ty.
Ngay tại Việt Nam, một số lượng lớn các công ty cổ phần với tình trạng chênh
lệch báo cáo tài chính hàng trăm tỷ đồng trước và sau kiểm toán cũng đem đến lo ngại
về việc không minh bạch trong công bố thông tin và tồn tại sự can thiệp mang chủ ý
của các nhà quản lý tới thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán
(TTCK). Điển hình là Vinaconex năm 2009, lợi nhuận giảm 257 tỷ sau kiểm toán hay
việc Công ty cổ phần thép Việt Ý năm 2011 phải cộng thêm 111 tỷ đồng dự phòng
khiến lợi nhuận sau kiểm toán rơi từ 110 tỷ xuống 27,2 tỷ đồng (HoSE, 2012). Tình
trạng này ngày càng lan rộng và quy mô tăng lên, ví dụ Công ty CP thiết bị y tế Việt
Nhật (JVC) năm 2015, chênh lệch sau kiểm toán lên tới 622 tỷ đồng. Theo báo cáo của
Worldbank (2013), xếp hạng về tính bảo vệ nhà đầu tư thì Việt nam ở vị trí rất thấp
157/189 quốc gia trên thế giới. Trong số các đối tượng sử dụng thông tin kế toán thì
1
nhà đầu tư có thể là đối tượng chịu áp lực cao nhất về nhu cầu thông tin vì họ bỏ vốn
đầu tư vào các công ty nhưng lại không trực tiếp sử dụng vốn vì thế việc nghiên cứu
về điều chỉnh lợi nhuận và từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp họ có quyết
định tốt hơn trong sử dụng vốn là việc làm cần thiết. Nói chung, trong bối cảnh các
gian lận tài chính khiến lòng tin của công chúng đối với các thông tin kế toán được
công bố bị giảm sút như vậy thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng
tới điều chỉnh lợi nhuận sẽ rất có ý nghĩa cho các bên tham gia thị trường kể cả các
nhà làm luật và các nhà nghiên cứu (Beneish, 1999; Kothari và cộng sự, 2005).
Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
(ĐCLN) tới chất lượng báo cáo tài chính, luận án muốn đi sâu phân tích những nhân
tố ảnh hưởng tới “điều chỉnh lợi nhuận” tại các công ty phi tài chính có cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên cơ sở của trường phái Lý thuyết
kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory - PAT), Lý thuyết đại diện (Agency
Theory - AT) và Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Information Asymmetry - IA).
Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành liên quan tới các nhân tố tác
động tới điều chỉnh lợi nhuận, có những nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng riêng lẻ
của một vài nhân tố (Kim và cộng sự, 2003), nhưng cũng có nhiều nghiên cứu đề cập
tới sự ảnh hưởng của một tổ hợp, một nhóm nhiều các nhân tố tới điều chỉnh lợi nhuận
(Nassirzadeh và cộng sự, 2012; Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Fathi, 2013).
Tại Việt Nam, những nghiên cứu thực chứng liên quan tới việc tìm kiếm, phát
hiện các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận là rất hạn chế, vì vậy luận án kỳ
vọng đem lại những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Một mặt, nghiên cứu
mong muốn có thể làm phong phú thêm nguồn cơ sở dữ liệu cho trường phái thực
chứng trong kế toán về điều chỉnh lợi nhuận. Mặt khác, sự hiểu biết đầy đủ về những
nhân tố có thể ảnh hưởng tích cực hoặc không tích cực tới điều chỉnh lợi nhuận sẽ giúp
những người sử dụng thông tin kế toán đưa ra những quyết định hợp lý trong bối cảnh
thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam mới hình thành còn nhiều bất cập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn về sự linh hoạt trong chế độ kế toán khi lựa chọn các công
cụ kế toán và những rủi ro trên TTCK Việt Nam, trên cơ sở lý luận và tổng quan các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan tới đặc
điểm doanh nghiệp, đặc điểm quản lý – kiểm soát với hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại
2
các công ty phi tài chính trên TTCK Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên,
luận án hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Câu hỏi 9: Trên TTCK Việt Nam, “Kiểm toán độc lập” có ảnh hưởng đáng kể tới
hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Thứ nhất, khái quát, hệ thống hóa lý thuyết cơ sở của việc điều chỉnh lợi nhuận
và cơ sở lý luận liên quan tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty cổ phần.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thứ hai, tổng quan và lựa chọn mô hình phù hợp trong phát hiện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận tại các Công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện nghiên cứu thực chứng nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các nhân
tố thuộc “đặc điểm công ty” (Hệ số nợ, Quy mô công ty, Hiệu quả tài chính,) với hành
vi “điều chỉnh lợi nhuận” tại các Công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ tư, thực hiện nghiên cứu thực chứng nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố
thuộc cơ chế “quản lý - kiểm soát” (Quy mô hội đồng quản trị, Sự kiêm nhiệm CEO và
chủ tịch HĐQT, Số lượng thành viên HĐQT độc lập, Cấu trúc sở hữu, Kiểm toán độc lập)
với hành vi “điều chỉnh lợi nhuận” tại các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: các mô hình ĐCLN phức tạp và có tính học thuật cao có phù hợp khi
áp dụng tại TTCK Việt Nam không?
Câu hỏi 2: Trên TTCK Việt Nam, việc các công ty có đặc điểm về “Hệ số nợ”
khác nhau thì có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 3: Trên TTCK Việt Nam, khi “Hiệu quả tài chính” đạt được là khác nhau
thì điều này có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 4: Trên TTCK Việt Nam, sự khác biệt về “Quy mô công ty” có ảnh
hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 5: Trên TTCK Việt Nam, “Quy mô HĐQT” có ảnh hưởng đáng kể tới
hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Câu hỏi 6: Trên TTCK Việt Nam, “Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT” có
ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố tác động đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2014. Nghiên cứu loại bỏ các đối tượng khảo sát là các tổ chức tài chính,
tín dụng, ngân hàng với lý do đây là các tổ chức đặc thù về cấu trúc tài chính và chịu
sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định riêng của chính phủ.
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu này lựa chọn các Công ty Cổ phần phi tài chính
trên TTCK Việt Nam (không bao gồm những đơn vị đặc thù như ngân hàng hay các tổ
chức tín dụng).
- Về mặt thời gian: nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu là các báo cáo tài chính
của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ
2010 – 2014.
- Về mặt nội dung: luận án nghiên cứu các nhân tố tác động tới điều chỉnh lợi
nhuận bao gồm nhóm nhân tố thuộc đặc điểm công ty và nhóm nhân tố thuộc quản lý kiểm soát.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong khoa học kế toán
thực chứng. Luận án đi từ những quan sát về thực tế kế toán, thu thập các báo cáo trên
thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 để kiểm chứng các giả thuyết
liên quan tới sự ảnh hưởng của các nhân tố tới điều chỉnh lợi nhuận. Các phương trình
hồi quy được xây dựng và thông qua phần mềm thống kê STATA, dữ liệu sẽ được
kiểm chứng với mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS), mô hình hồi quy ảnh
hưởng cố định (FEM), mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi
quy ảnh hưởng cố định FEM (robust SE). Kết quả thu được sẽ phục vụ việc đánh giá
các giả thuyết mà luận án đặt ra.
Câu hỏi 7: Trên TTCK Việt Nam, “Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT” có
ảnh hưởng đáng kể tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
1.6. Thiết kế nghiên cứu
Câu hỏi 8: Trên TTCK Việt Nam, “Cấu trúc sở hữu” có ảnh hưởng đáng kể tới
hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không?
Thiết kế nghiên cứu của luận án được trình bày tại Sơ đồ 1.1. Đầu tiên, luận án
trình bày khung lý thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân
3
4
tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận, sau đó rút ra khoảng trống nghiên cứu. Dựa vào
tổng quan các công trình nghiên cứu, các giả thuyết liên quan tới các nhân tố ảnh
hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận được đề xuất. Tiếp theo, các mô hình hồi quy được sử
dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu thập được sẽ được thảo
luận, các khuyến nghị và kết luận sẽ được đưa ra.
Khung lý thuyết, tổng quan các công trình trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án được chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 giới thiệu cấu trúc của luận án và nêu những vấn đề chung như lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cùng câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của doanh nghiệp
Khoảng trống nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận
và các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận
Giả thuyết nghiên cứu
Chương 2 giới thiệu những khái niệm cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận, sự linh
hoạt trong vận dụng chế độ kế toán để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, động cơ thực
hiện điều chỉnh lợi nhuận tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, chương 2 cũng giới thiệu
những lý thuyết nền móng liên quan tới điều chỉnh lợi nhuận và tổng quan các công
trình nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận, từ đó
rút ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Các mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Chương 3 xây dựng mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và xây dựng
giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận.
Chương 4: Thực trạng về sự tác động của các nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ những dữ liệu thu thập được trên các báo cáo tài chính giai đoạn 2010 -
Các nhân tố
thuộc đặc
điểm DN
Điều
chỉnh lợi
nhuận
Các nhân tố
thuộc đặc
điểm quản
lý, kiểm
soát
2014 của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, các phương trình
hồi quy được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh
lợi nhuận tại các công ty.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Chương 5 thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án, chỉ ra những điểm chưa
hoàn thiện và nêu định hướng nghiên cứu trong tương lai. Đồng thời, luận án cũng đề
xuất những khuyến nghị nhằm hướng tới việc hoàn thiện TTCK tại Việt Nam.
Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị
và kết luận
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
5
6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là chương mở đầu và giới thiệu một số nội dung cơ bản của luận án.
Phần đầu của chương đề cập đến tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu, mục tiêu
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
và câu hỏi nghiên cứu. Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của hành vi điều
chỉnh lợi nhuận (ĐCLN) tới chất lượng báo cáo tài chính và những tác động của
ĐCLN tới việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính,
2.1. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận
luận án đặt mục tiêu nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố có thể tác
động tới hành vi ĐCLN tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu được nêu ra và sau đó được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên
cứu liên quan tới các nhóm biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp (Hệ số nợ, Hiệu quả tài
Lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện lượng giá trị gia tăng được tạo ra sau một kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tăng, giá trị doanh nghiệp
chính, Quy mô công ty) và các nhóm biến thuộc đặc điểm quản lý – kiểm soát (Quy
mô hội đồng quản trị, Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT, Số lượng thành viên
HĐQT độc lập, Cấu trúc sở hữu, Kiểm toán độc lập).
Phần tiếp theo giới thiệu về phương pháp nghiên cứu định lượng trong kế toán
thực chứng, giới thiệu về bộ số liệu thứ cấp được thu thập trên TTCK Việt Nam từ
2010 – 2014 và phương pháp phân tích sử dụng. Ngoài ra, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu (không gian, thời gian, nội dung) cũng được trình bày cụ thể trong chương
này. Sơ đồ mô tả khung nghiên cứu của luận án và nội dung mô tả về kết cấu luận án
tại phần cuối chương giúp việc theo dõi nội dung chi tiết của luận án được rõ ràng.
Như vậy, chương 1 đã làm nổi bật được sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu và
đồng thời mô tả được thiết kế các bước tiến hành của luận án, hướng tiếp cận để đạt
được các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã đặt ra.
2.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
được đánh giá cao và ngược lại, lợi nhuận giảm, giá trị doanh nghiệp cũng bị giảm
(Lev, 1989). Khi lập báo cáo, nhà quản trị có quyền lựa chọn một số phương pháp kế
toán hay ước tính kế toán, điều này giúp họ truyền tải những thông tin tài chính hữu
ích cho người sử dụng thông tin nhưng đây cũng là kênh giúp họ thực hiện mục đích
cá nhân, hành động theo ý muốn chủ quan khi cung cấp thông tin tài chính – kế toán.
Với sự xuất hiện của nhiều khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận, các nghiên cứu
kế toán phân biệt ranh giới giữa việc thực hiện các thay đổi kế toán và ước tính kế toán
trong phạm vi các quy định, chuẩn mực với việc nhà quản lý làm sai lệch thông tin, vi
phạm nguyên tắc trung thực và hợp lý của kế toán.
Theo Healy và Wahlen (1999), “điều chỉnh lợi nhuận” là việc nhà quản trị sử
dụng các đánh giá chủ quan của mình trong trình bày thông tin tài chính hay trong
quá trình hình thành các giao dịch để thay đổi BCTC nhằm cung cấp thông tin sai
lệch cho các cổ đông về tình hình tài chính, hoặc nhằm thay đổi các kết quả của các
hợp đồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán. Cùng quan điểm trên,
Schipper (1989) mô tả điều chỉnh lợi nhuận là một “sự can thiệp” có chủ ý vào quy
trình công bố thông tin ra bên ngoài nhằm đạt được mục đích cá nhân trong một
chừng mực nào đó.
Ronen và Yaari (2007) thì lại bày tỏ quan điểm trung lập rằng “điều chỉnh lợi
nhuận” không phải lúc nào cũng là xấu và rất khó để chúng ta có thể phân biệt giữa
việc bóp méo lợi nhuận để thực hiện hành vi gian lận với việc các nhà quản trị luôn cố
gắng điều tiết chi phí trong phạm vi dự toán để có thể đạt được mục tiêu về mặt doanh
số. Đối với Davidson, Stikney và Weil (1987), “điều chỉnh lợi nhuận” là một quá trình
có chủ đích của nhà quản lý nhằm tạo lập các báo cáo tài chính với mức lợi nhuận
mong muốn trong phạm vi bị ràng buộc bởi những nguyên tắc kế toán chung được
thừa nhận. Trong khi đó, Watts và Zimmerman (1990) thì mô tả “điều chỉnh lợi
7
8
nhuận” xảy ra khi các nhà quản lý biến đổi các số liệu kế toán trong hoặc vượt quá
giới hạn cho phép theo ý định chủ quan của họ. Sự biến đổi này có thể làm tăng giá trị
doanh nghiệp hoặc cũng có thể vì hành vi cơ hội.
Trên quan điểm của tác giả, “điều chỉnh lợi nhuận” là hành vi có thể được thực
- thưởng dành cho nhà quản lý và động cơ nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Thông thường, động cơ điều chỉnh lợi nhuận hình thành khi có sự xuất hiện của
một số sự kiện phát sinh tại doanh nghiệp. Trong luận án này, tác giả khái quát một số
hiện trong hoặc ngoài phạm vi cho phép của các quy định, chuẩn mực, chế độ kế toán
nhằm giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu về lợi nhuận thông qua các công cụ,
phương pháp kế toán.
động cơ điều chỉnh lợi nhuận phổ biến như sau:
Tuy có sự đa dạng trong cách nhìn nhận về “điều chỉnh lợi nhuận”, nhưng, về
nguyên tắc, việc nhà quản trị thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trong phạm vi các nguyên
tắc kế toán, vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán hay ước tính kế toán là hoàn
toàn hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều khi việc điều chỉnh này đi quá giới hạn và làm thông
trái phiếu, các công ty luôn muốn thu hút được sự quan tâm đông đảo từ phía các nhà
đầu tư. Điều này làm xuất hiện hiện tượng thông tin bất đối xứng giữa bên công ty và
các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà quản trị có thể đẩy lợi nhuận lên mức cao làm tăng
tính hấp dẫn của cổ phiếu và do đó có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng như có
tin bị bóp méo.
- Điều chỉnh lợi nhuận nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài
Khi lần đầu tiên chào bán cổ phiếu niêm yết hoặc khi phát hành thêm cổ phiếu,
thể bán được ở mức giá cao.
Là một chủ đề trung tâm của các nghiên cứu kế toán trong nhiều thập kỷ từ
những năm 1970 (Watts và Zimmerman, 1986), cho tới ngày nay, “điều chỉnh lợi
nhuận” vẫn là một đề tài nóng hổi và có thể nói tại Việt Nam thì những nghiên cứu về
chủ đề này vẫn còn rất hạn chế.
2.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị
Nhà quản trị thường là những người nắm rõ tình hình và triển vọng của công ty
và họ hiểu rõ về cơ hội kinh doanh của công ty hơn các đối tượng bên ngoài, vì thế,
việc lựa chọn một chính sách kế toán hay một ước tính kế toán nằm trong phạm vi cho
phép nhằm duy trì sự ổn định công ty là hết sức cần thiết. Ronen và Yaari (2007) nhấn
mạnh cần thận trọng khi phân biệt việc “điều chỉnh lợi nhuận” theo hướng có lợi và
việc “bóp méo lợi nhuận” để gian lận.
Đề cập đến động cơ điều chỉnh lợi nhuận, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
khía cạnh chủ quan, tư lợi của các nhà quản trị. Beneish (2001) tổng kết và sắp xếp các
nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận thành hai nhóm, nhóm các nghiên cứu với động cơ
quản trị làm tăng lợi nhuận và nhóm các nghiên cứu với động cơ quản trị làm giảm lợi
nhuận. Trong khi đó, Gumanti (1996), Yue (2004) khái quát các nghiên cứu điều chỉnh
lợi nhuận theo các bối cảnh kinh tế cụ thể của doanh nghiệp, ví dụ điều chỉnh lợi
nhuận trong điều kiện doanh nghiệp lần đầu chào bán cổ phiếu ra thị trường chứng
khoán (IPO), điều chỉnh lợi nhuận trong điều kiện nhà nước ban hành một chính sách
mới liên quan tới thuế hoặc viện trợ, trợ giúp từ chính phủ. Phan Thị Thùy Dương
(2015) khái quát và phân tích động cơ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm
yết tại Việt Nam với 3 động cơ phổ biến: thu hút nguồn tài trợ bên ngoài, chế độ lương
9
Liên quan tới việc thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài khi lần đầu phát hành cổ
phiếu ra công chúng - IPO, các nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) tại Việt Nam,
Gumanti (1996) tại Indonesia được tiến hành nhằm phát hiện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận khi IPO diễn ra. Việc nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Nguyễn Thị Uyên Phương, 2014,
Phan Thị Thùy Dương, 2015). Xem xét một nghiên cứu khác của Haw và cộng sự
(2005) tại Trung Quốc, theo quy định của Trung Quốc giai đoạn 1996-1998 thì những
công ty có ROE từ trên 10% trong ba năm liên tiếp thì mới đủ điều kiện phát hành cổ
phiếu. Mặc dù nền kinh tế có suy giảm nhưng số lượng công ty đạt ROE 10% -11% lại
tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1994 – 1995, hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã được các
công ty sử dụng thông qua các kỹ thuật tăng lợi nhuận để đủ các tiêu chuẩn yêu cầu về
phát hành cổ phiếu.
- Điều chỉnh lợi nhuận do chế độ lương thưởng dành cho nhà quản lý
Trong lý thuyết kế toán thực chứng, giả thuyết về kế hoạch thưởng đã nói rõ khi
tiền thưởng của nhà quản lý gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế
toán thì nhà quản lý nhiều khả năng sẽ sử dụng các thủ tục kế toán để tìm cách chuyển
lợi nhuận về kỳ hiện tại. Điển hình cho động cơ điều chỉnh lợi nhuận liên quan tới
lương, thưởng là công trình nổi tiếng của Healy (1985).
Healy (1985) tiến hành tìm hiểu khi công ty thực hiện kế hoạch thưởng thì các
nhà quản lý có tiến hành điều chỉnh các giá trị dồn tích và các thủ tục kế toán để tối
đa hóa tiền thưởng hay không? Healy (1985) đưa ra các mức giới hạn dưới và giới
hạn trên theo đó nhà quản lý sẽ không được thưởng nếu lợi nhuận công ty nhỏ hơn
10
mức giới hạn dưới hoặc chỉ được thưởng mức tối đa mặc dù công ty kinh doanh vượt
mức giới hạn trên đặt ra, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu thu nhập doanh nghiệp gần
đạt mức giới hạn dưới hoặc vượt quá mức giới hạn trên thì các nhà quản lý sẽ tìm
cách lựa chọn các dồn tích làm giảm thu nhập nhằm chuyển thu nhập của năm nay
với mục đích tăng tài sản cá nhân. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của DeAngelo
(1986) không ủng hộ giả thuyết về việc các nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh giảm
lợi nhuận công ty trước khi muốn mua lại toàn bộ cổ phần từ cổ đông. Trong khi đó
Perry và Williams (1994) cho kết quả ngược lại, họ tìm thấy bằng chứng của sự tồn tại
sang thu nhập của năm sau đó để được thưởng nhiều hơn vào năm sau và ngược lại,
nhà quản lý sẽ chọn các dồn tích làm tăng thu nhập khi không bị ràng buộc bởi các
giới hạn. Holthausen và cộng sự (1995) tiếp nối công trình của Healy (1985) nhưng
hoạt động điều chỉnh lợi nhuận khi công ty mua lại cổ phiếu từ cổ đông, họ cũng nhấn
mạnh rằng sự khác biệt về kết quả này so với DeAngelo (1986) là do sự khác nhau về
mẫu điều tra chứ không phải do phương pháp. Trueman (1990), trong bối cảnh nhà
chỉ tìm thấy bằng chứng về hiện tượng điều chỉnh giảm lợi nhuận tại mức giới hạn
trên mà không không thấy hiện tượng điều chỉnh giảm lợi nhuận khi lợi nhuận nhỏ
hơn mức giới hạn dưới.
quản trị muốn trì hoãn việc công bố một thông tin xấu, điều chỉnh phần dồn tích được
sử dụng để tạm thời tránh việc ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Fern, Brown và
Dickey (1994) điều chỉnh số liệu kế toán để đạt lợi nhuận kỳ vọng theo các dự đoán
của các nhà phân tích hoặc để giảm thiểu việc vi phạm điều khoản hạn chế trong hợp
- Điều chỉnh lợi nhuận khi có các ưu đãi từ chính phủ (giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp, nới lỏng các quy định…)
Một trong những động cơ khiến nhà quản trị tiến hành điều chỉnh lợi nhuận đó
là khi có các chương trình ưu đãi từ chính phủ như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,
nới lỏng các quy định hay dành các ưu đãi cho một số doanh nghiệp khó khăn…Các
doanh nghiệp sẽ tìm cách điều chỉnh lợi nhuận để đạt được những điều kiện yêu cầu.
Jones (1991) tìm thấy bằng chứng cho việc có sự điều chỉnh giảm lợi nhuận
trong giai đoạn điều tra của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ để đủ điều kiện hưởng ưu
đãi từ chính phủ. Trong khi đó, Key (1997) điều tra công ty hoạt động trong ngành cáp
TV thì chỉ ra rằng công ty có xu hướng làm giảm lợi nhuận khi nghe ngóng thông tin
từ Quốc hội về việc có thể sẽ bãi bỏ một số quy định trong ngành công nghiệp này.
Nghiên cứu thực chứng của Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) về việc các công ty niêm
yết có thực hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận cho năm hiện tại nhằm chuyển dịch lợi
nhuận sang năm sau và tiết kiệm chi phí về thuế TNDN khi năm tiếp theo thuế suất
thuế TNDN giảm.
- Động cơ điều chỉnh lợi nhuận trong một số tình huống khác
đồng vay nợ (chia lãi nhiều hơn khi đưa lợi nhuận tương lai về kỳ hiện tại).
2.1.3. Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.3.1. Cơ sở dồn tích trong kế toán
Trong phần này, luận án đưa ra khái niệm và phân tích ưu - nhược điểm của Kế
toán dồn tích để từ đó giải thích sự phổ dụng của kỹ thuật dồn tích trong điều chỉnh lợi
nhuận tại doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 1, các đơn vị khi lập báo cáo tài chính (trừ
báo cáo lưu chuyển tiền tệ) thì phải lập trên cơ sở dồn tích. Theo đó, mọi giao dịch
kinh tế, tài chính sẽ được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào việc đã
thu tiền hay chưa.
Kế toán trên cơ sở dồn tích có nhiều ưu điểm như việc đảm bảo và tuân thủ
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu - chi phí trong kỳ khi xác định lợi nhuận, giúp
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện thay vì chỉ quan tâm
đến dòng thu và dòng chi tiền. Ngoài ra, “cơ sở dồn tích” cũng đem lại sự linh hoạt
trong vận dụng chính sách, ước tính kế toán. Tuy nhiên, cũng chính cơ sở dồn tích này
Bên cạnh những động cơ điều chỉnh lợi nhuận phổ biến như đề cập ở trên, trong
thực tế, các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra rất đa dạng, vì thế hành vi điều
tạo điều kiện cho việc điều chỉnh lợi nhuận trong quá trình lập báo cáo, cung cấp thông
tin kế toán tài chính.
chỉnh lợi nhuận cũng được thực hiện với nhiều động cơ khác nhau. Một số nghiên cứu
dưới đây thể hiện sự đa dạng của động cơ điều chỉnh lợi nhuận gắn với các sự kiện
phát sinh.
Các nguyên tắc kế toán và các quy định kế toán thì không thể thay đổi thường
xuyên do vậy thay đổi các lựa chọn chính sách kế toán cũng vì thế mà không phải lúc
DeAngelo (1986) kiểm chứng việc nhà quản trị thay đổi dồn tích khi họ tìm
cách mua lại toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông. Thông qua một số các kỹ thuật kế toán,
các nhà quản trị điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm giảm giá phải trả khi mua cổ phiếu
11
nào cũng thực hiện được. Từ giữa những năm 1980, các nghiên cứu về điều chỉnh lợi
nhuận tập trung vào tìm hiểu việc sử dụng giá trị dồn tích để tạo ảnh hưởng tới các báo
cáo kế toán trở nên phổ biến.
12
Lý do khiến các nghiên cứu thực chứng về điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở
dồn tích phát triển mạnh mẽ đó là: thứ nhất, dồn tích là nền tảng quan trọng của kế
toán tài chính vì vậy nhiều khả năng dồn tích sẽ được sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận
thay vì tạo sự thay đổi trên thu nhập tính theo dòng tiền. Lý do thứ hai là sử dụng dồn
- Trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất: Các phương pháp FIFO,
LIFO, Bình quân hay Thực tế đích danh, thực chất các phương pháp này là các tính
toán giả định về luồng chi phí phát sinh. Trong một số điều kiện khi giá thị trường biến
động, các phương pháp này có thể trở thành công cụ để tác động tới chi phí, giá vốn và
tích sẽ tăng khả năng đánh giá ảnh hưởng của tổ hợp các lựa chọn kế toán thay vì chỉ
tìm hiểu sự ảnh hưởng của một lựa chọn riêng biệt (Watts và Zimmerman, 1990). Thứ
ba, so với điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc thay đổi chính sách kế toán, sử dụng
ảnh hưởng tới lợi nhuận.
các giá trị dồn tích thường dễ dàng hơn và khó phát hiện hơn (Yue, 2004).
Tóm lại, điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích là một chủ đề thu hút sự
quan tâm của nhiều học giả trong những thập kỷ qua, tại cả các nước có TTCK phát
triển cũng như tại các quốc gia có TTCK mới hình thành (DeAngelo, 1986; Fathi,
hữu hình và vô hình), có 3 phương pháp tính khấu hao được đề cập là phương pháp
đường thẳng, khấu hao theo sản lượng và khấu hao giảm dần. Mỗi phương pháp tính
khấu hao đều có thể tác động tới chi phí, giá thành, giá vốn, lợi nhuận của doanh
nghiệp, do đó, việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng tới việc ghi
2013; Phan Thị Thùy Dương, 2015).
nhận chi phí và từ đó có tác động tới lợi nhuận doanh nghiệp.
2.1.3.2. Việc lựa chọn và vận dụng chính sách kế toán
- Vận dụng phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán trong ghi nhận doanh thu
- chi phí: Kế toán trên cơ sở dồn tích cho phép doanh nghiệp lựa chọn thời điểm ghi
“Chính sách kế toán” là những nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ
thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính sự
linh hoạt trong việc lựa chọn và vận dụng chính sách kế toán này đã tạo khoảng trống
cho các hành vi điều chỉnh lợi nhuận
a/ Chính sách kế toán: trên góc độ các nguyên tắc kế toán
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là những nguyên tắc mà các
doanh nghiệp phải tuân thủ khi lập báo cáo, ví dụ các nguyên tắc kế toán cơ bản: cơ sở
dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. Trong
quá trình vận dụng và tuân thủ các nguyên tắc này, một số nguyên tắc có thể ảnh
hưởng đến thông tin cung cấp ra bên ngoài, ví dụ: việc thay đổi thời điểm ghi nhận chi
phí doanh thu hay số kỳ phân bổ (dưới sự chi phối của nguyên tắc phù hợp) có thể ảnh
hưởng tới lợi nhuận báo cáo.
b/ Chính sách kế toán: trên góc độ sự lựa chọn các phương pháp kế toán
Các phương pháp kế toán bao gồm: Phương pháp tính giá xuất kho, Phương
pháp tính khấu hao tài sản cố định, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương
pháp tính giá thành…
- Trong sản xuất và tính giá thành: mỗi doanh nghiệp có đặc điểm, quy trình
công nghệ…khác nhau, việc lựa chọn phương pháp tính giá thành, phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang sẽ cho kết quả khác nhau, từ đó ảnh hưởng tới giá vốn, lợi
nhuận trong kỳ.
13
- Trong việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Trong các tài liệu liên quan
đến chuẩn mực kế toán quốc tế IAS16/IAS38 (chuẩn mực kế toán về tài sản cố định
nhận doanh thu, chi phí và tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Doanh thu và chi phí có thể
được ghi nhận sớm hơn hoặc dịch chuyển về sau, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận
của kỳ hiện hành, đây là hiện tượng của điều chỉnh lợi nhuận.
c/ Chính sách kế toán: các ước tính kế toán
“Ước tính kế toán” là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo
cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số
liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu
thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính (BCTC).
+ Các ước tính chỉ tiêu đã phát sinh, ví dụ: dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng giảm giá đầu tư dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản
cố định, chi phí trả trước, giá trị sản phẩm dở dang, doanh thu ghi nhận trước, doanh
thu hợp đồng xây dựng dở dang.
+ Các ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh là dự phòng chi phí bảo hành, chi phí
trích trước…
“Ước tính kế toán” là một giá trị gần đúng và được những người sử dụng thông
tin rất quan tâm bởi khi đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các xét
đoán nghề nghiệp mang nặng tính chủ quan. Do đó, các công ty có thể lợi dụng những
ước tính kế toán, tìm cách che giấu những thông tin quan trọng khi nó ảnh hưởng
không tốt đến quyền lợi của họ.
14
Nói chung, “ước tính kế toán” được đánh giá là một công cụ đắc lực để điều
chỉnh lợi nhuận. Một số thủ thuật điều chỉnh tăng mức lợi nhuận được sử dụng như
giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ
khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn
hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện. Thực chất, những “thủ thuật” này không
làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại và
chắc chắn quyết định của các nhà đầu tư, người sử dụng thông tin sẽ ít nhiều bị ảnh
hưởng. Đây cũng chính là lý do vì sao tồn tại quan điểm cho rằng cần phải loại bỏ các
ước tính kế toán, nhưng cũng có nhiều quan điểm ủng hộ việc sử dụng ước tính kế
toán. “Ước tính kế toán” vẫn là một công cụ hữu hiệu bởi nó mang lại một số lợi ích
nhất định.
Tóm lại, sự tồn tại của các nguyên tắc kế toán và sự đa dạng trong lựa
chọn/thực hiện các phương pháp kế toán và ước tính kế toán có thể tạo khoảng trống
cho phép các doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lợi nhuận hoặc lợi dụng để điều
chỉnh, làm sai lệch thông tin. Tuy vậy, việc tìm cách loại bỏ những khoảng trống này
(ví dụ như việc loại bỏ ước tính kế toán, các xét đoán chủ quan) là không khả thi và
không hiệu quả bởi muốn loại bỏ nó, phải xây dựng được một chế độ kế toán chi tiết
và chặt chẽ tới mức không có kẽ hở cho xét đoán chủ quan. Thêm vào đó, kinh doanh
không giống như các khoa học khác, luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, chế độ kế toán
“cứng nhắc” có thể ảnh hưởng tới các chính sách sản xuất, tài chính của doanh nghiệp.
Nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét
kế toán thực chứng là những nghiên cứu thực nghiệm về kế toán phát triển trên cơ sở
các giả định và các học thuyết của kinh tế học.
2.2.1.1. Nội dung Lý thuyết kế toán thực chứng (PAT)
Dựa trên giả định của kinh tế học về hành vi con người, đó là các cá nhân
thường có xu hướng tư lợi, hành động vì lợi ích bản thân (Watts và Zimmerman,
1986), PAT tìm hiểu mâu thuẫn trong mối quan hệ đại diện xuất hiện trong công ty cổ
phần giữa một bên là chủ sở hữu vốn và một bên là các nhà quản lý công ty, từ đó giúp
chúng ta giải thích lý do tại sao các nhà quản lý lại lựa chọn các phương pháp, các kỹ
thuật, hay các chính sách kế toán khác nhau. Khi tìm hiểu về mối quan hệ đại diện này,
PAT sử dụng Lý thuyết đại diện (AT), một chìa khóa quan trọng cung cấp những lý
giải cần thiết về mâu thuẫn giữa các bên tham gia thị trường, lý giải về hiện tượng
thông tin bất đối xứng và rủi ro tiềm ẩn trong mô hình đại diện.
Trong quan hệ đại diện giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, nhà đầu tư muốn bảo vệ
tài sản của mình trong khi bên quản lý chỉ là bên đại diện cho nhà đầu tư và trong một
số trường hợp họ sẽ có những hành động và quyết định mang tính cơ hội vì lợi ích cá
nhân, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông, đây là một trong những tồn tại
của quan hệ đại diện. PAT sẽ giúp chúng ta giải thích và dự đoán kết quả của sự ảnh
hưởng này (Collin và cộng sự, 2009). Đồng thời PAT cũng đề cập đến hướng giải
quyết những mâu thuẫn trong các quan hệ đại diện bằng việc kiểm soát thông qua các
hợp đồng ràng buộc. Một doanh nghiệp được xem là một liên kết pháp lý của các quan
đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này trong quá trình thoả thuận,
hợp tác và hạn chế được những rủi ro có thể xuất hiện.
hệ hợp đồng và hợp đồng ký kết giữa các bên là một giải pháp giúp công ty tối thiểu
hóa các chi phí đại diện (Watts và Zimmerman, 1986).
2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
doanh nghiệp
PAT không những được xây dựng nhằm mục đích tạo lập cơ sở cho việc giải
thích và dự đoán các hành vi, các sự kiện kế toán đã xảy ra mà còn mang tính chất dự
2.2.1. Lý thuyết kế toán thực chứng
Lý thuyết kế toán thực chứng (PAT) là một học thuyết kinh tế học tân cổ điển,
phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970 - 1980 với đại diện là Watts và Zimmerman
(1986). Lý thuyết kế toán thực chứng mong muốn giải thích hiện thực kế toán thông
qua việc tìm hiểu nguyên nhân và để trả lời câu hỏi “tại sao?”, “như thế nào?”.
Trường phái lý luận thực chứng về kế toán được phát triển bởi nhiều nhà nghiên
cứu trong đó Watts và Zimmerman (1986) là những nhà nghiên cứu tiên phong có
đóng góp lớn cho dòng lý thuyết này. Theo Watts và Zimmerman (1986), nghiên cứu
15
đoán hiện tượng (Watts và Zimmerman, 1986; Wolk và cộng sự, 2008). Trong PAT,
những quan sát về thực tế kế toán là những quan sát thực nghiệm nghĩa là sau khi xác
định vấn đề cần nghiên cứu, hình thành các giả thuyết, dữ liệu sau đó được thu thập và
được kiểm định bằng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp. Kết quả
của các nghiên cứu thực nghiệm này sẽ là cơ sở cho việc dự đoán các sự kiện và hiện
tượng. PAT có thể giúp các nhà xây dựng chính sách đưa ra các chính sách kế toán
mới cho các sự kiện kinh tế mới phát sinh (Watts và Zimmerman, 1978, 1979).
Trong PAT, có ba giả thuyết được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu
thực chứng nhằm giải thích và dự đoán việc một công ty ủng hộ hay phản đối việc lựa
chọn một phương pháp kế toán nào đó.
16
1. Giả thuyết về kế hoạch thưởng
2. Giả thuyết về hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
3. Giả thuyết về chi phí chính trị
Giả thuyết về kế hoạch thưởng cho rằng, khi tiền thưởng của nhà quản lý gắn
liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán thì nhà quản lý nhiều khả
năng sẽ sử dụng các thủ tục kế toán để tìm cách chuyển lợi nhuận về kỳ hiện tại.
Xuất phát điểm của giả thuyết này là mối quan hệ đại diện cơ bản giữa cổ đông
và nhà quản lý khi các cổ đông ủy quyền cho bên quản lý thực hiện một số nhiệm vụ
nào đó. Các cổ đông (chủ sở hữu) thì luôn mong muốn tài sản của mình được đảm bảo
và sinh lời tốt nhất trong khi đây chưa chắc đã là mục tiêu của các nhà quản lý bởi họ
cũng luôn hành động vì lợi ích cá nhân trước nhất. Vì thế, hợp đồng ký kết giữa hai
bên là cần thiết và cũng là giải pháp làm giảm chi phí của quan hệ đại diện.
Giả thuyết về hệ số nợ/vốn chủ cho rằng, khi một công ty có ý định vi phạm
thỏa thuận vay nợ càng lớn thì nhiều khả năng công ty (cổ đông - nhà quản lý) sẽ tìm
cách lựa chọn thủ tục kế toán để chuyển lợi nhuận tương lai về kỳ hiện tại. Mối quan
hệ đại diện thứ hai xuất hiện trong giả thuyết này một bên là các chủ nợ và một bên là
cổ đông - nhà quản lý.
Khi tiến hành hoạt động vay vốn, thông thường, hợp đồng vay nợ sẽ được ký
kết với một số điều khoản hạn chế nhằm đảm bảo an toàn cho các chủ nợ, tránh việc
nhà quản lý (bên công ty) đầu tư vào các dự án gây rủi ro lớn, bán tài sản đảm bảo nợ,
chia cổ tức nhiều hay huy động thêm vốn để pha loãng nợ. Tuy nhiên, những điều
khoản hạn chế vẫn có thể bị vi phạm, ví dụ khi tỷ lệ giới hạn về nợ/vốn chủ đề xuất
dựa vào số liệu kế toán thì nhà quản trị (nếu muốn huy động thêm vốn hoặc trả cổ tức
nhiều) thì họ sẽ có xu hướng nới lỏng tỷ lệ nợ bằng việc sử dụng các thủ tục kế toán để
chuyển lợi nhuận tương lai sang kỳ hiện tại, làm sai lệch thông tin và gây bất lợi cho
các chủ nợ.
Giả thuyết về chi phí chính trị cho rằng, khi chi phí chính trị lớn thì nhà quản
lý nhiều khả năng sẽ sử dụng các thủ tục kế toán để tìm cách giảm lợi nhuận bằng cách
chuyển lợi nhuận hiện tại sang kỳ tương lai.
Không phải sự thay đổi lựa chọn kế toán nào cũng có nguyên nhân từ các yếu tố
kinh tế, đôi khi yếu tố chính trị cũng tác động rất lớn. Ví dụ khi chính phủ ban hành
một quy định mới hoặc một chính sách mới như việc đánh thuế cao hoặc chính sách
17
trợ giúp các công ty khó khăn thì các công ty này sẽ tìm cách thay đổi số liệu để giảm
lợi nhuận, giảm số thuế phải nộp hoặc nhận được ưu đãi từ chính phủ.
Lý thuyết kế toán thực chứng đi theo xu hướng quy nạp, đi từ quan sát thực tế kế
toán, xây dựng giả thuyết, kiểm định và dự đoán những sự vật hiện tượng có thể chưa
từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chúng ta chưa quan sát thấy trong thế giới tài
chính và kế toán. Đây là hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu với những đóng góp không nhỏ trên cả hai khía cạnh thực tế và lý luận.
2.2.1.2. Vận dụng Lý thuyết kế toán thực chứng trong các nghiên cứu về điều
chỉnh lợi nhuận
Những nghiên cứu kế toán thực chứng đầu tiên là những nghiên cứu kế toán
thực nghiệm ứng dụng các học thuyết kinh tế học xuất hiện vào những năm 1960 liên
quan đến thị trường vốn, điển hình là nghiên cứu về dự đoán các rủi ro tài chính của
(Beaver, 1968), nghiên cứu hành vi điều hòa lợi nhuận của Gordon, Horwitz và
Meyers (1966) hay công trình của Ball và Brown (1968) đánh giá sự hữu ích của việc
công bố thông tin lợi nhuận ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận cũng không nằm ngoài xu thế thực
nghiệm, đây là một trọng tâm nghiên cứu của kế toán nhằm phát hiện, tìm hiểu và giải
thích hiện tượng thay đổi lợi nhuận báo cáo khi các nhà quản lý hành động vì lợi ích cá
nhân. Những nghiên cứu liên quan tới thay đổi lợi nhuận có chủ ý cũng đã xuất hiện từ
những năm 1960.
Nghiên cứu của các tác giả Gordon, Horwitz và Meyers (1966) liên quan tới
việc điều hòa lợi nhuận khi các nhà quản lý lựa chọn các thủ tục kế toán để thay đổi lợi
nhuận khiến các nhà đầu tư (bên ngoài) nghĩ rằng công ty mà họ đầu tư có thu nhập ổn
định và cổ phiếu mà họ nắm giữ là rất có giá trị. Nếu việc che giấu này thành công,
nghĩa là sẽ đem lại lợi ích cho nhà quản trị và ngược lại về phía các nhà đầu tư bên
ngoài sẽ phải gánh chịu chi phí hình thành do việc không có thông tin sát thực, đây là
mối quan hệ điển hình của mô hình đại diện trong lý thuyết đại diện (Jensen và
Meckling, 1976).
Khi Watts và Zimmerman (1978, 1986) giới thiệu PAT, PAT trở thành động lực
cho nhiều nghiên cứu thực chứng trong kế toán đặc biệt là các nghiên cứu về điều
chỉnh lợi nhuận.
PAT là dòng nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất trong 4 thập kỷ vừa qua. Điều
tra của Brinn, Jones và Pendlebury (1996) cho thấy các nghiên cứu theo hướng thực
18
nghiệm chiếm ưu thế trên cả những tạp chí về kế toán hàng đầu cũng như trong các
luận án tiến sĩ ở Mỹ và cả các trường đại học khác trên thế giới. Từ sau 1970, các
nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trở nên có tính hệ thống hơn nhờ sự xuất hiện của
các kỹ thuật xử lý thống kê cao cấp và nguồn số liệu đồ sộ được ứng dụng trong kiểm
hưởng của tổ hợp các lựa chọn kế toán tới lợi nhuận công ty (Healy, 1985; DeAngelo
1986; Liberty và Zimmerman, 1986). Nghiên cứu thực chứng về điều chỉnh lợi nhuận
thời kỳ này liên quan tới việc sử dụng biến dồn tích trở nên phổ biến nhưng cũng là
thách thức lớn đối với những nhà nghiên cứu kế toán, các nhà đầu tư vì các biến dồn
định giả thuyết (Gaffikin, 2005).
tích khó quan sát và đo lường phức tạp (Beneish, 2001).
Ashton và cộng sự (2009) thống kê các nghiên cứu về kế toán giai đoạn 2001-2007
thì thấy rất ít các nghiên cứu chuẩn tắc xuất hiện, cách tiếp cận theo hướng thực chứng
Chủ đề điều chỉnh lợi nhuận thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả,
không chỉ tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Canada mà còn xuất hiện ở cả những
ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế bởi đây là cách tiếp cận khoa học và phù hợp.
Chủ đề điều chỉnh lợi nhuận là một chủ đề trung tâm của các nghiên cứu kế
toán trong nhiều thập kỷ. Giai đoạn trước những năm 1970, các nghiên cứu về điều
chỉnh lợi nhuận chủ yếu tập trung vào thị trường vốn, nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nước công nghiệp mới hay đang phát triển như Đài Loan, Indonesia, Tusiana. Những
năm gần đây, rất ít các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận qua sự thay đổi của các
chính sách kế toán, hầu hết đều sử dụng các biến dồn tích (Charfeddine, Riahi và
Omri, 2013; Fathi, 2013).
điều chỉnh lợi nhuận tới giá cổ phiếu (Fama, 1970; Kaplan và Roll, 1972). Khi Watts
và Zimmerman (1978, 1986) giới thiệu Lý thuyết kế toán thực chứng (PAT), PAT trở
thành động lực cho nhiều nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận chuyển hướng từ thị
Những nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận đi theo hướng trả lời câu hỏi tại sao
các công ty lại thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận và làm thế nào để họ thực hiện
hành vi này (Nguyễn Công Phương, 2009). Trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
trường vốn sang nghiên cứu các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, ví dụ các nghiên cứu
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn chính sách kế toán của các nhà quản trị
và giải thích tại sao nhà quản trị lại lựa chọn một phương pháp kế toán mà không phải
là một phương pháp khác (Rath và Sun, 2008). Giai đoạn những năm 1970 và những
PAT giúp chúng ta nhận diện quan hệ đại diện giữa bên ủy nhiệm (người nắm giữ cổ
phiếu, chủ công ty) và bên đại diện (bên được ủy nhiệm, các nhà quản trị trong công ty).
Dựa trên quan điểm của trường phái kế toán thực chứng, luận án muốn phát hiện sự tồn
tại và tìm hiểu tác động của các nhân tố có ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận tại các
năm đầu 1980, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn chính sách kế toán. Kết quả các nghiên cứu cho thấy các nhà quản trị thường
cố tình lựa chọn các chính sách kế toán để thay đổi lợi nhuận cho các mục đích kinh tế
công ty phi tài chính có cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc
đánh giá này dựa trên cơ sở các quan sát thực tế với các dữ liệu thực nghiệm là các báo
cáo tài chính được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, luận án kỳ
trong bối cảnh các quy định và các hợp đồng ràng buộc (Watts và Zimmerman, 1986).
Hầu hết các nghiên cứu về sự lựa chọn chính sách kế toán đều sử dụng sự phối hợp
của ba biến thể hiện động cơ khiến nhà quản trị thay đổi các chính sách kế toán, đó là
kế hoạch thưởng, hệ số nợ/vốn chủ và chi phí chính trị (Rath và Sun, 2008). Kết quả
vọng sẽ có đóng góp hữu ích cho cơ sở dữ liệu nghiên cứu thực chứng.
các giả thuyết liên quan đến 3 biến thu được cho thấy sự thống nhất với giả thuyết
được đưa ra (Watts và Zimmerman, 1986; 1990).
Ta dễ thấy, sự lựa chọn chính sách kế toán thông qua việc thay đổi các phương
pháp kế toán không phải là giải pháp lâu dài trong quản trị thông tin kế toán. Không
giống như thay đổi các phương pháp kế toán, phần giá trị dồn tích là công cụ có khả
năng tạo nhiều cơ hội cho các nhà quản lý, người lập báo cáo tài chính vận dụng cho
mục đích điều chỉnh lợi nhuận.
Để khắc phục nhược điểm của các nghiên cứu liên quan tới điều chỉnh lợi
nhuận thông qua chính sách kế toán, giai đoạn giữa những năm 1980, rất nhiều nghiên
cứu đã sử dụng các biến dồn tích kế toán, đây là thước đo tổng hợp đo lường ảnh
19
Lý thuyết kế toán thực chứng cung cấp cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề, trong
khi đó lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng là căn cứ để giải thích cho
hành vi ĐCLN và các yếu tố tác động tới ĐCLN như thế nào. Phần tiếp theo sẽ tập trung
và mô tả chi tiết lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng.
2.2.2. Lý thuyết đại diện
Những thập niên gần đây, việc ứng dụng lý thuyết kinh tế học và các mô hình
tài chính ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu về kế toán bởi các lý thuyết này
không những giúp chúng ta giải thích những vấn đề kinh tế đã xảy ra trong quá khứ
mà nó còn cung cấp những mô hình phân tích để chúng ta có thể hiểu được sự biến
động của các hoạt động kinh tế hiện tại và tương lai (Bricker và Chandar, 1998).
Lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) là lý thuyết quan trọng trong
kinh tế học và trở thành nền tảng cho các nghiên cứu kế toán thực chứng (Healy, 1985;
20
DeAngelo, 1986, Jones, 1991). Lý thuyết này cung cấp một góc nhìn cụ thể về vai trò
của thông tin kế toán ngay từ thời kỳ ban đầu khi thị trường vốn, công ty cổ phần mới
được hình thành cho tới ngày nay, khi các công ty cổ phần đã trở thành một mô hình
phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Ngoài ra, lý thuyết đại diện giúp ta thấy được vai
hiện hành vi cơ hội như chi tiêu quá nhiều cho bổng lộc, phụ cấp để tối đa hóa quyền
lợi của họ. Những hành vi này của nhà quản trị sẽ tạo ra các chi phí đại diện và sẽ làm
giảm giá trị doanh nghiệp.
trò quan trọng của kế toán trong việc điều tiết các mối quan hệ đại diện xuất hiện trên
thị trường vốn, điều tiết những mâu thuẫn về lợi ích khi cổ đông là người có quyền sở
hữu tài sản nhưng lại trao quyền quản lý tài sản của mình cho một nhóm người khác.
này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thế nên,
vấn đề là làm thế nào để bên đại diện hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy
nhiệm. Xu hướng tối đa hóa lợi ích giúp chúng ta có cơ sở để tin rằng người quản lý
2.2.2.1. Nội dung Lý thuyết đại diện (AT)
công ty không phải lúc nào cũng sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ (cổ
đông và công ty).
Trước đây, nhiều nghiên cứu cổ điển cũng đã từng phân tích về sự tách biệt
giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản, ví dụ như Adam Smith (1776) hay Berle
và Means (1932). Riêng công trình của Berle và Means (1932) thì được coi là cơ sở,
có ảnh hưởng lớn tới các nghiên cứu kế toán và các quy định của kế toán. Theo Berle
và Means (1932), sự tách biệt giữa quyền sở hữu của cổ đông và chức năng kiểm soát
của nhà quản trị đem lại rủi ro, bởi sự tách biệt này có thể dẫn tới việc các nhà quản trị
chuyên nghiệp sẽ có những hành động gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản nhằm đem
lại lợi ích cho bản thân. Vì vậy, Berle và Means (1932) cho rằng cần phải có một giải
pháp đáng tin cậy để bảo vệ các cổ đông và giúp các cổ đông có thể đánh giá hành vi
của nhà quản lý. Ý tưởng này tác động mạnh mẽ đến việc đòi hỏi các thông tin kế toán
về tình hình tài chính và kết quả hoạt động cần được công bố rộng rãi dưới hình thức
các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
Tiếp nối công trình của Berle và Means (1932), nhiều nghiên cứu về các mô
hình đại diện trên thị trường vốn trong lĩnh vực kế toán ra đời, điển hình là Jensen và
Meckling (1976). Xuất phát từ những luận điểm về “quyền tài sản” trong nghiên cứu
của Berle và Means (1932), cùng với Lý thuyết về chi phí giao dịch liên quan đến
quan hệ hợp đồng (Coarse, 1937), Jensen và Meckling (1976) đề cập về việc trong một
công ty thì sẽ có rất nhiều các hợp đồng được tiến hành, quan hệ giữa người nắm giữ
cổ phiếu và nhà quản trị cũng là một mối quan hệ xuất phát từ hợp đồng được ký kết,
từ đó cổ đông (bên sở hữu tài sản) sẽ nhượng quyền cho bên đại diện (nhà quản lý),
cho phép bên đại diện thay mặt cổ đông ra các quyết định liên quan đến tài sản của họ
và thực hiện một số hoạt động trong công ty.
Jensen và Meckling (1976) cho rằng, cả hai bên trong mối quan hệ ủy nhiệm
Những hạn chế này là những đặc tính tự nhiên vốn có của quan hệ đại diện và
vì vậy, các cổ đông phải thường xuyên giám sát hoạt động của các nhà quản lý công ty
để đảm bảo lợi ích của mình. Hợp đồng được ký kết thể hiện trách nhiệm của các bên
cũng là một giải pháp để nhằm giảm chi phí đại diện trong các mối quan hệ đại diện.
Nghiên cứu của Stiglitz (1974, 1975); Spence và Zeckhauser (1971); Ross (1973,
1977) cũng chỉ ra rằng khi bên ủy nhiệm không thể quan sát được hành vi của bên
được ủy nhiệm thì bên ủy nhiệm sẽ làm tổn hại và không hành động vì lợi ích của bên
ủy nhiệm, vì thế cần có hợp đồng ràng buộc giữa hai bên để có thể kiểm soát quá trình
thực hiện và chia sẻ rủi ro của mối quan hệ này.
Nếu định nghĩa công ty là một liên kết pháp lý của các quan hệ hợp đồng
(Coarse, 1937), thì ta thấy kế toán thực sự đóng vai trò trọng tâm bởi nó xuất hiện
trong mọi quan hệ hợp đồng, từ hợp đồng vay mượn tới kế hoạch thưởng hay đánh giá
hiệu quả hoạt động của công ty. Kế toán là một công cụ cần thiết nhằm điều tiết các
quan hệ hợp đồng và quan hệ đại diện. Blazenko và Scott (1986) cho rằng kế toán và
kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong điều tiết quan hệ đại diện và ngược lại quan
hệ đại diện cũng chính là cơ sở cho sự xuất hiện của rất nhiều nghiên cứu về kế toán,
là căn cứ để giải thích các vấn đề kế toán.
2.2.2.2. Sự vận dụng Lý thuyết đại diện trong các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận
Lý thuyết kế toán thực chứng (PAT) xuất hiện với mục đích giải thích và dự
đoán các thực tiễn kế toán (Watts và Zimmerman, 1986). Ba giả thuyết (giả thuyết về
kế hoạch thưởng, hệ số nợ/vốn chủ, chi phí chính trị) được sử dụng rất phổ biến trong
các nghiên cứu thực chứng và đều dựa trên AT để giải thích hành vi lựa chọn chính
Ở vị trí của mình, nhà quản lý công ty được cho là luôn có xu hướng tư lợi và
hành động ngược lại với lợi ích của công ty. Xu hướng theo chủ nghĩa cơ hội dẫn tới
việc nhà quản lý sẽ tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình trước hết và điều này sẽ ảnh
hưởng tới công ty. Ví dụ, bên đại diện là các nhà quản trị thì luôn có xu hướng thực
sách kế toán, thủ tục kế toán của nhà quản lý trong một hoặc trong sự giao thoa của
nhiều mối quan hệ trên thị trường chứng khoán.
21
22
Thực tế, mô hình đại diện (bên ủy nhiệm – bên đại diện) được sử dụng để kiểm
chứng các giả thuyết liên quan tới việc lựa chọn các phương pháp kế toán từ những
năm 1960 (Yamey,1962) và sự ra đời của các quy định kế toán về việc cung cấp thông
tin của các báo cáo kế toán là cần thiết để giảm thiểu sự bất đối xứng về thông tin xuất
mang tính cơ hội tới việc ghi nhận lãi lỗ và công bố thông tin kế toán (Charfeddine,
Riahi và Omri, 2013; Fathi, 2013).
phát từ mối quan hệ đại diện, từ đó nhằm giảm chi phí đại diện phát sinh. Cùng quan
điểm trên, Collin và cộng sự (2009) nhấn mạnh những tồn tại trong quan hệ đại diện
giữa nhà quản lý và cổ đông và đề cập đến vai trò của lý thuyết kế toán thực chứng
1999). Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để giải thích cho tình trạng thông tin bất cân
xứng giữa nhà quản lý doanh nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên
(Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Fathi, 2013).
trên cơ sở AT trong việc giải thích và dự đoán sự ảnh hưởng của các lựa chọn kế toán
tới tài sản của cổ đông, giải thích về chi phí đại diện và phương hướng giảm thiểu các
chi phí đại diện thông qua công bố thông tin. Nghiên cứu về các mô hình đại diện về
các mối quan hệ trên thị trường vốn chính là những nét nổi bật của các nghiên cứu
thực chứng trong kế toán đương đại (Bricker và Chandar, 1998).
Tập trung vào mối quan hệ trong mô hình đại diện giữa bên đại diện và bên ủy
nhiệm trong điều kiện ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất đối xứng, Lý thuyết đại
diện (AT) là chìa khóa cho các nghiên cứu thực chứng PAT. Ta sẽ rất dễ nhận thấy sự
xuất hiện của các AT trong nghiên cứu về quản trị công ty (Chen và cộng sự, 2007;
Chen và cộng sự, 2010), về điều chỉnh lợi nhuận (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013;
Fathi, 2013) hay công bố thông tin kế toán trên trị trường chứng khoán (Collin và cộng
sự, 2009; Fathi, 2013).
Là lý thuyết trọng tâm của các nghiên cứu dòng thực chứng nói chung và điều
chỉnh lợi nhuận nói riêng, luận án đi sâu vào tổng hợp và phân tích vai trò của lý
thuyết đại diện trong các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận (Charfeddine, Riahi và
Omri, 2013; Fathi, 2013).
Trong công ty thuộc sở hữu tư nhân, quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản
thường là một nên các công ty này ít chịu áp lực về công bố thông tin ra bên ngoài,
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận thực chất là che giấu thông tin, cung cấp thông tin
sai lệch giữa một bên là nhà quản lý và một bên là các nhà đầu tư (Healy và Wahlen,
Luận án này tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận, vì vậy, để
giải thích cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận và che giấu thông tin, đi ngược lại với
quyền lợi của cổ đông (những người chủ doanh nghiệp) thì lý thuyết đại diện là một cơ
sở lý thuyết nền tảng để luận án có những lý giải phù hợp. Ngoài ra, lý thuyết đại diện
cũng là cơ sở lý thuyết quan trọng gợi ý cho việc làm thế nào để hạn chế những tiêu
cực của quan hệ đại diện ví dụ như việc nhấn mạnh rằng các cổ đông cần phải sử dụng
các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản
lý công ty.
2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng
Đối với một nền kinh tế, việc lựa chọn giải pháp tối ưu để huy động các nguồn
lực nhàn rỗi trong xã hội luôn là một thách thức lớn. Huy động vốn từ nguồn tích lũy
của các cá nhân trong xã hội là một kênh rộng khắp để các công ty có được sự tài trợ
cho ý tưởng kinh doanh của mình. Nhưng để việc hợp tác giữa các công ty và các cá
nhân được suôn sẻ, ngoài việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ đại diện, tình trạng
thông tin bất đối xứng cũng là một nhân tố có tác động lớn tới quyền lợi của các bên
tham gia thị trường và cần phải được xem xét.
Nền móng của Lý thuyết thông tin bất đối xứng xuất hiện từ những năm 1970
những thủ thuật kế toán làm thay các con số kế toán ít khi xuất hiện. Ngược lại, trong
công ty cổ phần, các quan hệ đại diện là nguồn gốc, động lực cho các hành vi điều
chỉnh lợi nhuận và che giấu thông tin kế toán (Fama và Jensen, 1983; Beatty và cộng
và lý thuyết này đã khẳng định được vị trí của mình trong kinh tế học hiện đại bằng sự
kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael
Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế (Riley, 2001).
sự, 2002).
2.2.3.1. Nội dung Lý thuyết thông tin bất đối xứng (IA)
Trên thị trường chứng khoán, các cổ đông là chủ sở hữu công ty cổ phần, tuy
vậy quyền sở hữu lại tách rời quyền quản lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý
thay mình sử dụng vốn để kinh doanh. Nhiều nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đại diện
Thông tin bất đối xứng là một hiện tượng thường gặp khi giao dịch trên thị
trường, trong đó các chủ thể khi tương tác, giao dịch với nhau cố tình che đậy thông
để giải thích tại sao các nhà quản lý doanh nghiệp lại có những hành vi đi ngược lại
với quyền lợi của cổ đông và dẫn tới việc họ có những can thiệp và tác động chủ quan
23
tin dẫn tới việc một bên có đầy đủ thông tin trong khi bên còn lại thiếu những thông tin
cần thiết khi ra quyết định đầu tư hoặc ký kết hợp đồng.
24
Akerlof (1970) đề cập tới “sự lựa chọn bất lợi” trong bài viết “Thị trường của
những trái chanh”. Khi người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên
trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn
động lực để sản xuất hàng có giá trị và họ có xu hướng cung cấp những sản phẩm có
phục rằng các ý tưởng của họ là triển vọng để thu hút đầu tư, các nhà đầu tư nếu không
đủ điều kiện, năng lực đánh giá thì có xu hướng cào bằng tốt – xấu, nghĩa là sẽ có hiện
tượng các ý tưởng kinh doanh tốt lại bị đánh giá thấp trong khi những ý tưởng không
tốt lại được đánh giá cao. Điều này làm sai lệch quyết định đầu tư và rộng hơn là gây
chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Cuối cùng, trên thị trường
chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu - những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt bị loại
bỏ, cả hai bên đều có sự lựa chọn bất lợi. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản
tổn tại tới thị trường vốn. Hartono (2008), ngoài “sự lựa chọn bất lợi”, vấn đề thứ hai
nảy sinh khi tồn tại sự bất đối xứng thông tin là “hành động rủi ro” (Moral hazard),
nhà quản trị có thể vi phạm các hợp đồng và ra các quyết định rủi ro trong khi các nhà
trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
đầu tư lại không có thông tin đầy đủ để can thiệp ngăn chặn hành động này.
Spence (1974) cho rằng, để loại bỏ hiện tượng “lựa chọn bất lợi” thì cần có
“chiến lược phát tín hiệu” nhằm đưa thông tin tới các chủ thể tham gia thị trường
thông qua tuyên truyền, đào tạo. Nghiên cứu của Stiglitz (1975) đưa ra những gợi ý để
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đề cập rằng thông tin kế toán là
ngôn ngữ để quản trị doanh nghiệp có thể giao tiếp với các đối tượng bên ngoài (cổ
đông). Thông tin trên báo cáo tài chính càng phản ánh rõ ràng các điều kiện kinh tế và
làm giảm sự bất cân đối của thông tin qua việc thực hiện “chiến lược sàng lọc”. Ví dụ:
khi công ty bảo hiểm tiếp cận khách hàng, ban đầu do chưa có thông tin về nhu cầu
khách hàng nên họ có thể đưa ra một loạt các sản phẩm đa dạng và nếu thấy phù hợp
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì càng giúp làm giảm sự bất đối xứng về thông
tin giữa các nhà quản trị và các nhà đầu tư bên ngoài, giúp tăng tính hiệu quả của việc
phân phối nguồn lực và đóng góp cho sự phát triển của thị trường vốn (Yue, 2004).
thì khách hàng sẽ có phản hồi (phát tín hiệu) để bên nhà cung cấp được biết thông tin
thực sự khách hàng đang cần cái gì.
Thông tin minh bạch và việc giảm thiểu sự bất đối xứng của thông tin trở thành
chủ đề chính trong những tranh luận về lập báo cáo tài chính của các công ty (Collin
và cộng sự, 2009). Ngoài chi phí đại diện mà Jensen và Meckling (1976) đề cập (chi
phí kiểm soát, chi phí liên kết và chi phí khác), thông tin bất đối xứng cũng được cho
Nhà kinh tế học tân cổ điển Adam Smith (1723 – 1790) đề cập tới ba dạng thất
bại của thị trường đó là các ngoại ứng, hàng hóa công cộng và độc quyền. Lý thuyết về
thông tin bất đối xứng bổ sung thêm nhân tố thứ tư là thông tin bất đối xứng. Trải qua
hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng
quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại.
Trên thị trường chứng khoán, nhà quản lý với cương vị là bên đại diện được
nhà đầu tư ủy quyền và giao cho một số trọng trách, còn nhà đầu tư với tư cách là chủ
sở hữu công ty. Các nhà quản lý thường là những người nắm rõ tình hình và triển vọng
của công ty hơn các nhà đầu tư, những người mà quyền sở hữu bị tách rời quyền quản
là một loại chi phí đại diện cần được xem xét (Barnea, Haugen và Senbet, 1981).
Thông tin bất đối xứng trên thị trường chứng khoán là kẽ hở cho sự xuất hiện của
các hành vi điều chỉnh lợi nhuận vì mục tiêu cơ hội của các nhà quản lý. Các nghiên cứu
về điều chỉnh lợi nhuận vì thế có nguồn gốc xuất phát là từ sự khác biệt về thông tin
nắm giữ, dẫn tới việc có những quyết định “sai lệch” khi họ tham gia thị trường.
Trong phạm vi của luận án, tác giả phân tích một vài nghiên cứu về điều chỉnh
lợi nhuận trên cơ sở lý thuyết thông tin bất đối xứng đồng thời nghiên cứu để đưa ra
lý. Sự bất đối xứng về thông tin là ở chỗ có sự chênh lệch, khác biệt về lượng thông tin
nắm giữ giữa bên đại diện và bên ủy nhiệm (Kaplan và Atkinson, 1998).
giải pháp cho những tồn tại của hiện tượng thông tin bất đối xứng trên thị trường
chứng khoán.
Khi nhà quản lý có nhiều thông tin hơn và hiểu rõ về cơ hội kinh doanh của
2.2.3.2. Sự vận dụng Lý thuyết thông tin bất đối xứng trong các nghiên cứu về
điều chỉnh lợi nhuận
công ty hơn các nhà đầu tư, họ có thể thổi phồng giá trị công ty, theo Akerlof (1970)
thì đây chính là vấn đề của “những trái chanh”. Healy và Palepu (2001) mô tả rất rõ
ràng về những tổn thất mà thị trường vốn phải gánh chịu khi có sự xung đột và khác
biệt về lượng thông tin mà bên quản lý và bên đầu tư vốn nắm giữ. Với tình huống thị
trường kinh doanh tồn tại cả những ý tưởng kinh doanh tốt và xấu, trong điều kiện giới
hạn về thông tin mà mỗi bên có, họ sẽ nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác nhau.
Nhà quản lý dù biết phương án kinh doanh của mình chưa tốt thì vẫn cố gắng thuyết
25
Nghiên cứu của Huang và Chiang (2012) về việc cải thiện những vấn đề tồn tại
trong quan hệ đại diện của các công ty đa quốc gia tại Đài Loan sau khi sửa đổi chuẩn
mực kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất đưa ra giả thuyết rằng tình trạng thông tin
bất đối xứng sẽ giảm đi khi các công ty đa quốc gia tăng cường tính minh bạch của
báo cáo tài chính, giảm các chi phí đại diện. Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề
26
trong quan hệ đại diện cũng không được cải thiện nhiều sau khi thay đổi chuẩn mực
nhưng nghiên cứu cũng đã có đóng góp trong việc định hướng các vấn đề liên quan tới
chi phí đại diện, tính minh bạch và tính bất đối xứng của thông tin.
Hiện tượng thông tin bất đối xứng đặc biệt rõ nét trong các nghiên cứu về điều
chỉnh lợi nhuận trong bối cảnh các công ty lần đầu chào bán cổ phiếu (IPO). Sự bất đối
xứng về thông tin xuất hiện trong quan hệ giữa một bên là các nhà đầu tư tiềm năng và
một bên là các công ty IPO. Giả thuyết đặt ra là trước hoặc sau IPO, các công ty có
điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu chào
bán nhằm tăng giá trị tài sản huy động (Gumanti, 1996; Teoh, Welch và Wong,
1998a). IPO là giai đoạn mà thông tin bất đối xứng ở mức rất cao và nhạy cảm với vấn
đề điều chỉnh lợi nhuận. Do thiếu thông tin, nhà đầu tư có thể không có đủ thông tin để
có được những quyết định đầu tư tốt.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận của Charfeddine,
Riahi và Omri (2013) hay Fathi (2013) được thực hiện với mục đích phát hiện ra
những nhân tố nào là động cơ khiến các nhà quản trị lợi dụng hiện tượng bất đối xứng
thông tin trên thị trường chứng khoán để điều chỉnh lợi nhuận. Đồng thời, các nghiên
cứu này cũng chỉ ra những nhân tố giúp hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận, giảm
thiểu sự bất đối xứng về thông tin thông qua đẩy mạnh việc công bố thông tin trên thị
trường, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng giống như các thị trường chứng khoán
khác, hiện tượng thông tin bất đối xứng là hiện tượng hết sức phổ biển. Nhiều doanh
nghiệp tìm cách phù phép lợi nhuận, che giấu các thông tin bất lợi và thổi phồng các
thông tin có lợi hoặc làm rò rỉ thông tin nội gián gây bất công bằng cho các nhà đầu tư.
Đôi khi, có hiện tượng “làm giá” chứng khoán hoặc việc tung tin đồn thất thiệt hoặc
sai lệch cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của các nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, mặc dù đến nay gần như chưa có nghiên cứu định lượng nào
nhưng có thể mô tả khái quát rằng tình trạng thông tin bất đối xứng của thị trường
chứng khoán Việt Nam còn khá hỗn độn. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng
khoán Việt Nam đang trong quá trình phát triển, không phản ánh thực chất giá trị của
doanh nghiệp và cung cầu thị trường (Nguyễn Thúy Anh, 2007).
Tóm lại, lý thuyết về thông tin bất đối xứng sẽ là cơ sở lý thuyết không thể
thiếu của luận án khi chúng ta muốn tìm hiểu và giải thích hiện tượng thông tin bất đối
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Điều chỉnh lợi nhuận là một chủ đề phổ biến rộng rãi trong các nghiên cứu
nhiều thập niên gần đây. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tổng kết những
nghiên cứu trong đó có sử dụng giá trị dồn tích để thay đổi lợi nhuận.
Chế độ kế toán hiện hành quy định kế toán doanh nghiệp phải thực hiện dựa
trên cơ sở dồn tích, tuy nhiên chế độ kế toán cũng đưa ra nhiều lựa chọn linh hoạt liên
quan tới việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì thế, nhà quản trị có thể lợi dụng điểm
này để có những tác động nhằm thay đổi báo cáo tài chính.
Báo cáo kết quả kinh doanh được lập trên cơ sở kế toán dồn tích trong khi Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền và không thể điều chỉnh thời điểm ghi
nhận các giao dịch. Vì vậy, chênh lệch phát sinh giữa kết quả hoạt động kinh doanh
trên báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là
phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong Báo cáo kết quả kinh
doanh. Phần chênh lệch này được gọi là phần giá trị dồn tích.
Tổng giá trị dồn tích gồm:
+ Phần dồn tích không thể điều chỉnh (Non-discretionary accruals)
+ Phần dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary accruals)
Tổng dồn tích (TA) =
Phần dồn tích không thể
điều chỉnh (NDA)
+
Phần dồn tích có thể
điều chỉnh (DA)
Phần giá trị dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) là những giá trị dồn tích xuất
hiện hoặc bị triệt tiêu một cách tự nhiên tùy thuộc vào điều kiện, sự tăng trưởng, độ dài
chu kỳ kinh doanh của công ty hay trong quá trình tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
Trong khi đó, phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh (DA) là những điều chỉnh nhằm
thay đổi dòng tiền do lựa chọn của các nhà quản lý (Rao và Dandale, 2008).
Theo Kothari (2001) thì việc sử dụng các mô hình xác định giá trị dồn tích có
thể điều chỉnh là rất phổ biến trong đó phần dồn tích có thể điều chỉnh thường được sử
dụng như một khái niệm đồng nghĩa với điều chỉnh lợi nhuận. Khi phân tích điều
chỉnh lợi nhuận, DA được coi là một chỉ số đo lường chất lượng thông tin tài chính
công bố (Francis và cộng sự, 2005).
xứng tồn tại giữa một bên cung cấp thông tin kế toán và một bên là những đối tượng
sử dụng thông tin kế toán trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu mô tả và so sánh chi tiết các mô hình điều chỉnh
lợi nhuận như nhóm các tác giả Dechow, Sloan & Sweeney (1995). Những mô hình
thường được sử dụng khi nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận là Mô hình Healy (1985),
27
28
Mô hình DeAngelo (1986), Mô hình Jones (1991), Mô hình Jones điều chỉnh
(Dechow, Sloan và Sweeney, 1995) và nhiều mô hình điều chỉnh từ Mô hình gốc của
Jones (1991) khác (Bảng 2.1).
Trong luận án này, tác giả cũng phân tích một số mô hình phổ biến nhất từ đơn
giản đến phức tạp nhằm đánh giá phần dồn tích DA. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra một
số mô hình phát triển từ mô hình Jones (1991) để phục vụ cho việc kiểm chứng sự tồn
tại của điều chỉnh lợi nhuận. Các mô hình thực chất là nhằm tính toán phần NDA.
2.3.1. Mô hình Healy (1985)
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán
Nhược điểm: NDA được giả định là không đổi theo thời gian nhưng thực tế thì ngược
lại vì NDA liên quan đến mức độ hoạt động của đơn vị, khi mức độ hoạt động thay
đổi thì NDA cũng sẽ thay đổi. Mô hình này không kiểm soát được những thay đổi về
mức độ hoạt động. Khi NDA không chính xác thì dẫn tới DA cũng sai lệch, kết quả
suy luận sai lệch.
2.3.2. Mô hình DeAngelo (1986)
Healy (1985) có thể coi là tác giả đi đầu trong kiểm chứng ĐCLN thông qua
việc sử dụng DA. Thực chất Healy (1985) kiểm định giả thuyết tối đa hóa tiền thưởng
DeAngelo (1986) tiến hành nghiên cứu 64 công ty cổ phần trong tình huống các
nhà quản trị quyết định mua lại toàn bộ cổ phần. DA được sử dụng để kiểm chứng
xem liệu nhà quản trị có điều chỉnh giảm lợi nhuận trong giai đoạn trước khi mua lại
của hành vi quản trị, một giả thuyết được giới thiệu năm 1986 bởi tác giả Watts và
Zimmerman (1986). Kết quả nghiên cứu với cỡ mẫu 94 công ty cho thấy khi chịu sự
chi phối của kế hoạch thưởng, chính sách sử dụng các biến dồn tích trong quy trình kế
toán của nhà quản lý có liên hệ với việc điều chỉnh tăng lợi nhuận.
toàn bộ cổ phần hay không?. Mô hình DeAngelo (1986) giả định rằng DA của năm
trước năm đầu tiên trong kỳ ước tính bằng 0 nghĩa là doanh nghiệp không điều chỉnh
lợi nhuận. Cũng giống Healy (1985), phần NDA được giả định rằng sẽ không đổi theo
thời gian.
NDA và DA đều là hai biến khó quan sát vì vậy nhà nghiên cứu buộc phải giả
định với một biến. Healy (1985) giả định rằng phần NDA là phần dồn tích không thay
đổi từ năm này qua năm khác và không bị ảnh hưởng bởi nhà quản trị, còn DA xét về
Từ đó, ta có công thức tính NDA trong mối quan hệ với TA:
TAit-1
NDAit
dài hạn, tổng sẽ bằng không. Vì thế, NDA của năm sự kiện được tính toán là phần TA
trung bình của kỳ ước tính.
∑
NDAit
=
=
Ait-2
TAit
TAit
DAit
Ait-1
=
-
NDAit
Ait-1
n
Trong đó:
Công thức tính phần dồn tích có thể điều chỉnh DAit = (TAit / Ait-1) - NDAit
Trong đó:
NDAit : Phần dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i, năm sự kiện t
DAit : Phần dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i, năm sự kiện t
TAit: Tổng dồn tích của công ty i, năm t
Ait-1 : Tổng tài sản của công ty i, năm t-1
n: Số năm trong kỳ ước tính
NDAit : Phần dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i, năm sự kiện t
DAit : Phần dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i, năm sự kiện t
TAit-1: Tổng dồn tích của công ty i, năm t -1
Ait-1 : Tổng tài sản của công ty i, năm t-1
Ait-2 : Tổng tài sản của công ty i, năm t-2
Phần NDA trong mô hình Healy (1985) đo lường dựa vào trung bình tổng dồn
tích trong giai đoạn ước tính nhưng DeAngelo (1986) lại đo lường NDA chỉ dựa vào
t: năm thứ t (t = 1, 2, 3…, n)
29
30
tổng dồn tích TA của năm liền trước trong kỳ ước tính. Vì thế, DeAngelo (1986) có
thể coi là trường hợp đặc biệt của Healy (1985).
Trong đó:
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán
∆REVit: Doanh thu năm t trừ Doanh thu năm t-1 tại công ty i
Nhược điểm: Với giả định NDA không đổi theo thời gian và giả định năm liền trước
PPEit: Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm t tại công ty i
năm đầu tiên của kỳ ước tính không có hành động điều chỉnh lợi nhuận, mô hình này
không tính đến sự thay đổi trong mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau DeAngelo (1986), phải kể đến Mô hình Friedlan (1994), một thay đổi từ
mô hình gốc của DeAngelo (1986). Thông qua việc đưa thêm vào mô hình DeAngelo
(1986) biến doanh thu để kiểm soát sự thay đổi của mức độ hoạt động nên mô hình
Friedlan (1994) có ưu điểm là đo lường phần NDA chính xác hơn so với mô hình
Healy (1985), DeAngelo (1986). Việc sử dụng mô hình có tính đến yếu tố tăng trưởng
của công ty dự đoán sẽ tốt hơn những mô hình bỏ qua yếu tố này.
Ait-1
=
Doanh thuit
-
NDAit
quan tới ĐCLN tại các đơn vị này (Jones, 1991).
Khắc phục nhược điểm của các mô hình trước đó của Healy (1985), DeAngelo
(1986), Jones (1991) xây dựng mô hình mới trong đó tính đến sự ảnh hưởng của mức
độ hoạt động kinh doanh của đơn vị tới NDA. Mô hình Jones (1991) tính toán phần
tổng dồn tích năm sự kiện t như sau:
Ait-1
1
Ait-1
Từ đó, phần giá trị dồn tích NDA và DA được tính như sau:
NDAit
=
a1 x
1
Ait-1
+
a2 x
∆REVit
Ait-1
+
a3 x
PPEit
Ait-1
a1, a2, a3: các tham số ước tính
năm 80, nhiều ngành xin được hỗ trợ (đứng đầu là các công ty trong ngành công
nghiệp da giầy), tuy nhiên theo điều tra ban đầu của ITC (United States International
Trade Commission) thì các công ty trong ngành này hoạt động khá hiệu quả tại thời
điểm đó. Các công ty này, sau đó, đệ đơn lên các đại diện của quốc hội và ITC được
yêu cầu phải điều tra lại. Kết quả hoàn toàn ngược với lần trước, sự sụt giảm mạnh về
lợi nhuận khiến các thành viên của ITC nghi ngờ về việc các công ty này đã cố tình cắt
giảm lợi nhuận trong giai đoạn điều tra. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu vấn đề liên
α1 x
ɛit : sai số ước tính năm t của công ty i
NDAit: Phần dồn tích không điều chỉnh được tại công ty i năm t
Để được hưởng quyền lợi từ việc điều tiết nhập khẩu hoặc tăng những khoản hỗ
trợ, các DN tại Mỹ đã cố gắng giảm lợi nhuận thông qua việc ĐCLN. Thời kỳ những
=
α 1 , α 2 , α 3: tham số ước tính
Trong đó:
Doanh thu it-1
2.3.3. Mô hình Jones (1991)
TAit
Ait-1: Tổng tài sản cuối năm t -1 tại công ty i
DAit = TAit /Ait-1 - NDAit
TAit
DAit
TAit : tổng dồn tích năm t của công ty i
+
α2 x
31
∆REVit
Ait-1
+
α3 x
PPEit
Ait-1
+ ɛit
Các tham số a1, a2, a3 được ước tính bằng phương pháp OLS
Hạn chế của mô hình Jones (1991) đó là doanh thu được xem là đại diện cho
phần dồn tích không thể điều chỉnh, điều này ngược với thực tế vì việc thay đổi thời
điểm ghi nhận doanh thu về trước hay sau kỳ kế toán nhằm thay đổi lợi nhuận là có thể
được thực hiện bởi nhà quản trị
PPE và ∆REV được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát những thay đổi trong
NDA khi các điều kiện của doanh nghiệp thay đổi (khác với các mô hình trước là
NDA không thay đổi theo thời gian).
2.3.4. Mô hình của Dechow, Sloan & Sweeney (1995)
Bản thân tác giả Dechow, Sloan & Sweeney (1995) cũng kết luận rằng trong số
5 mô hình các tác giả này kiểm chứng thì Jones (1991) và Dechow, Sloan & Sweeney
(1995) (thường gọi là “Mô hình điều chỉnh Jones (1995)” ) là ưu việt hơn và riêng Mô
hình điều chỉnh Jones (1995) thể hiện là mô hình tốt nhất.
Mô hình điều chỉnh Jones (1995) được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế
của mô hình gốc Jones (1991) khi mô hình gốc cho rằng doanh thu được xem là
phần không thể điều chỉnh. Dechow, Sloan & Sweeny (1995) thay đổi biến động
32
doanh thu bằng một biến khác là biến “biến động doanh thu bằng tiền”. Mô hình
thể hiện như sau:
TAit
Ait-1
= α1 x
1
+
Ait-1
α2 x
∆REVit - ∆RECit
Ait-1
+
PPEit
α3 x
Ait-1
thêm cổ phần), vì thế mối quan hệ giữa giá trị dồn tích và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trước sự kiện này là rất cao. Hơn nữa, các mô hình Jones (1991) và mô
hình điều chỉnh Jones (1995) tỏ ra không chính xác trong trường hợp công ty có sự
tăng trưởng quá lớn. Vì thế, Kothari và cộng sự (2005) bổ sung thêm biến ROA vào cả
+ ɛit
mô hình Jones (1991) và mô hình điều chỉnh Jones (1995):
Trong đó:
TAit
TAit : tổng dồn tích năm t của công ty i
Ait-1
=
1
β0 x
Ait-1
+β 1x
∆REVit
Ait-1
+β 2x
PPEit
Ait-1
+β3 x
ROAit-1
+ ɛit
∆RECit: Phải thu khách hàng năm t trừ ( - ) Phải thu khách hàng năm t-1
TAit
∆REVit: Doanh thu năm t trừ ( - ) Doanh thu năm t-1 tại công ty i
Ait-1
PPEit: Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm t tại công ty i
α 1 , α 2 , α 3: tham số ước tính
ɛit : sai số ước tính năm t của công ty i
DAit = TAit /Ait-1 - NDAit
1
Ait-1
+
a2 x
∆REVit - ∆RECit
+
Ait-1
a3 x
∆REVit -∆RECit
Ait-1
+β 2x
PPE it
Ait-1
+ β 3 x ROA it-1 + ɛit
2.3.6. Mô hình của Rahman & Shahrur (2008)
PPEit
Dựa trên cơ sở mô hình điều chỉnh Jones (1991) và mô hình do Kothari và cộng
sự (2005) đề xuất liên quan tới việc bổ sung biến ROA, các tác giả Rahman & Shahrur
Ait-1
Trong đó:
(2008) bổ sung thêm biến độc lập liên quan tới sự tăng trưởng của công ty, cụ thể đó là
biến Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá thị trường, xuất phát từ những gợi ý của các
nghiên cứu trước (McNichols, 2002; Cohen và cộng sự, 2005) cho rằng công ty có cơ
hội tăng trưởng cao thì có xu hướng có phần giá trị dồn tích cao.
NDAit: Phần dồn tích không điều chỉnh được tại công ty i, năm t
a1, a2, a3: các tham số ước tính
Các tham số a1, a2, a3 được ước tính bằng phương pháp OLS
Khi tính toán biến động doanh thu bằng tiền, phần chênh lệch giữa doanh thu
và các khoản phải thu chính là phần doanh thu chưa thu tiền, đây chính là phần có
thể điều chỉnh theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Mô hình điều chỉnh Jones
(1995) là mô hình được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ĐCLN trên thế
giới (Bảng 2.1).
2.3.5. Mô hình của Kothari, Leone & Wasley (2005)
Kothari và cộng sự (2005) cho rằng thông thường động lực khiến thực hiện điều
chỉnh lợi nhuận là do sự xuất hiện của một sự kiện nào đó (ví dụ: SEO - phát hành
33
+β 1x
(2005) cho nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Canada
(Cormier, Houle & Ledoux, 2013) hay trong bối cảnh của Tunisian (Charfeddine,
Riahi & Omri, 2013).
Từ đó, phần giá trị dồn tích NDA và DA được tính như sau:
= a1 x
1
Ait-1
Nghiên cứu của Kothari và cộng sự (2005) đã chứng minh rằng khi đưa thêm
biến ROA vào thì sẽ tăng hiệu quả và giúp nhà nghiên cứu có thể rút ra những suy
luận đáng tin cậy nhiều hơn. Nhiều tác giả đã áp dụng Mô hình Kothari và cộng sự
Ait-1: Tổng tài sản cuối năm t -1 tại công ty i
NDAit
= β0x
TAit
Ait-1
= β0
1
At-1
+ β1
∆REVit - ∆RECit
Ait-1
+ β2
PPEit
At-1
+ β3 ROAit + β4 BMit
+ ɛit
Trong đó:
ROA: Tổng lợi nhuận thuần/Tổng tài sản bình quân
BM: Giá trị sổ sách vốn CSH / Giá trị thị trường vốn CSH
Nhiều tác giả sử dụng mô hình này trong đo lường DA (Fathi, 2013;
Charfeddine, Riahi & Omri, 2013) khi nghiên cứu về ĐCLN.
34
Trước đây, Healy (1985) và DeAngelo (1986) có đưa ra những mô hình đo
lường tổng dồn tích với những giả định chưa thực sự hợp lý liên quan đến phần dồn
tích điều chỉnh được và không điều chỉnh được. Sau đó, Mô hình Jones (1991) ra đời
và tạo nên tiếng vang lớn trong đo lường phần giá trị tổng dồn tích.
Ngay khi được công bố, Mô hình gốc Jones (1991) được vận dụng nhiều trong
các nghiên cứu về ĐCLN và sau đó mô hình này trở thành cơ sở cho sự phát triển của
các mô hình khác điều chỉnh từ Mô hình Jones (1991), trong đó có mô hình nổi tiếng
như mô hình điều chỉnh Jones của Dechow, Sloan & Sweeney (1995).
Bảng 2.1 tổng kết các công trình nghiên cứu đo lường ĐCLN thì thấy mô hình
Jones (1991) và sau đó là mô hình điều chỉnh Jones (1995) được sử dụng rộng rãi ngay
từ khi được công bố (Kang & Sivaramakrishnan, 1995; Young, 1999; Kasznik, 1999)
cho đến những năm gần đây (Fathi, 2013; Phan Thị Thùy Dương, 2015), từ các nước
phát triển như Mỹ (Alsharairi và Salama, 2012), Pháp (Fathi, 2013) cho tới các nước
đang phát triển như Tunisia (Chargeddine, Riahi và Omri, 2013), Việt Nam (Phan Thị
Thùy Dương, 2015). Trên thực tế, có những tác giả cũng xây dựng các mô hình mới
nhưng hầu như cũng đều là dựa trên công trình của Jones (1991) hoặc Dechow, Sloan
& Sweeney (1995), ví dụ Kothari và cộng sự (2005), Rahman và Shahrur (2008) hay
Yoon và cộng sự (2006), Yoon và Miller G. (2002), Yoon và Miller G.A (2002).
Những mô hình này cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu nhưng tần suất xuất
hiện không nhiều. Mặc dù có nhiều ý kiến về những hạn chế của mô hình Jones
(1991), nhưng cho tới nay, đây vẫn là một công cụ đắc lực được áp dụng trong các
dòng nghiên cứu thực chứng về điều chỉnh lợi nhuận.
Luận án trình bày một số mô hình cơ bản liên quan tới việc đo lường hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp (thông qua giá trị dồn tích có thể điều chỉnh
DA). Trong phạm vi của luận án, mô hình gốc Jones (1991) được lựa chọn để xác định
phần giá trị dồn tích DA bởi vì đây là mô hình gốc quan trọng, là cơ sở cho sự xuất
hiện của nhiều mô hình đo lường ĐCLN phổ biến hiện hành (gọi chung là các mô hình
điều chỉnh từ Jones (1991)). Việc lựa chọn mô hình gốc Jones (1991) để kiểm chứng
tại TTCK Việt Nam là cần thiết và sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau này tại Việt
Nam ứng dụng tiếp mô hình Jones (1991) cũng như các mô hình phát triển từ Jones
(1991).
35
Bảng 2.1. Tổng kết các công trình nghiên cứu đo lường điều chỉnh lợi nhuận
TÁC GIẢ
QUỐC GIA
DỮ LIỆU
MÔ HÌNH SỬ DỤNG
Healy (1985)
US
(1968-1980): 239 DN
Phát triển Mô hình Healy (1985)
DeAngelo (1986)
US
(1973-1982): 64 DN
Phát triển mô hình De Angelo (1986)
Jones (1991)
US
(1980-1980): 23 DN
Phát triển mô hình Jones (1991)
Dechow, Sloan và Sweeney (1995)
US
(1950- 1991): 4 mẫu, mỗi mẫu lựa 5 mô hình: Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones
chọn ngẫu nhiên khoảng 1.000 (1991), Mô hình ngành (Dechow và Sloan, 1991), phát
quan sát
triển Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Kang & Sivaramakrishnan (1995)
US
Dữ liệu PST & Research 1992, Mô hình Jones điều chỉnh (1995), thêm biến chi phí
2.829 DN
Young (1999)
UK
(1993-1996): 1.987 quan sát
Kasznik (1999)
US
(1987-1991): 383 DN, 522 quan Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO
sát
5 mô hình: Healy (1985), DeAngelo (1986), Mô hình
điều chỉnh từ DeAngelo (1986): Friedlan (1994), Mô
hình Jones (1991), Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Yoon và Miller G.A (2002)
Hàn Quốc
(1994-1997): 663 DN , 2033 quan Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
sát
Mô hình Kang & Sivaramakrishnan (1995)
Yoon và Miller G. (2002)
Hàn Quốc
(1995-1997): 249 DN giai đoạn Từ Mô hình Jones điều chỉnh (1995), xây dựng mô hình
36
Ghi chú
TÁC GIẢ
QUỐC GIA
DỮ LIỆU
MÔ HÌNH SỬ DỤNG
SEO
mới cho Hàn Quốc
Yoon và cộng sự (2006)
Hàn Quốc
(1995-2001): 2.895 quan sát
Từ Mô hình Jones điều chỉnh (1995), xây dựng mô hình
mới cho Hàn Quốc
Kothari và cộng sự(2005)
US
(1959-1998): 94.045 quan sát
Xây dựng Mô hình Kothari và cộng sự (2005) từ Mô
hình Jones (1991) và Mô hình Jones điều chỉnh (1995),
thêm ROA
Rahman và Ali (2006)
Malaysia
(2002-2003), 97 DN
Mô hình Jones điều chỉnh (1995), bỏ PPE
Teshima & Shuto (2008)
Japan
(1991-2000): 18.163 quan sát
Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO (Kaznik,
1999)
Johari và cộng sự (2008)
Malaysia
(2002—2003): 598 quan sát, 234
DN
Mô hình Jones (1991)
Sahlan (2011)
Malaysia
1994-2007:92 công ty
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Islam, Ali và Ahmad (2011)
Bangladesh
(1985-2005): 142 DN
Mô hình của Yoon và cộng sự (2006) (phù hợp với các
nước châu Á)
Ghosh (2011)
India
2005: 677 DN
Mô hình Jones (1991)
Fakhfakh và Nasfi (2012)
Pháp
(1998 - 2008): 87 DN
Dechow và cộng sự (2003)
Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012)
Iran
(2006 - 2010): 114 DN
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
37
Ghi chú
TÁC GIẢ
QUỐC GIA
DỮ LIỆU
MÔ HÌNH SỬ DỤNG
Alsharairi và Salama (2012)
US
(1999-2008): 661 DN
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Ardison, Martinez và Galdi (2012)
Brazil
(1994-2010): 3.725 quan sát
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Ghi chú
Mô hình Kang & Sivaramakrishnan (1995)
Chargeddine, Riahi và Omri (2013)
Tunisia
(2003 - 2009): 19 DN, 133 quan Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
sát
Mô hình Kothari và cộng sự (2005)
Fathi (2013)
Pháp
(2004 - 2008): 101 DN
Mô hình Raman và Shahrur (2008)
Göksel Acar ( 2013)
Turkey
2008
Kothari và cộng sự (2005)
Alves (2012)
Portugal
(2002-2007): 303 quan sát
Mô hình Jones (1991), Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Januarsi, Badina và Febrianti (2014)
Indonesia
(2009-2011): 141 DN
Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO (Kaznik,
1999)
Phan Thị Thùy Dương (2015)
Việt Nam
2012-2013, dữ liệu quý, 24 công Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
ty phát hành thêm cổ phiếu và 220
công ty cùng ngành (11 ngành)
Khalil (2010)
Egypt
(2004-2007): 1.577 quan sát
Mô hình Raman và Shahrur (2008)
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
38
39
2.4. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi
nhuận của doanh nghiệp
Nội dung tổng quan khái quát, phân tích các nghiên cứu trong nước và quốc tế
về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận. Ngoài việc tổng quan các mô hình
ĐCLN, luận án tập trung vào việc tổng kết những nghiên cứu liên quan về các nhân tố
ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận, làm cơ sở cho nghiên cứu trong bối cảnh thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận nói chung hay những nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận nói riêng thường được tiến hành rộng rãi
tại các nước phát triển như Pháp (Fathi, 2013), UK (Marinakis, 2011), US (Li, 2010)
hay Canada (Othman và Zeghal, 2006). Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng được
tiến hành tại các thị trường mới nổi và tại các nước đang phát triển như Iran, Tusiana,
Malaysia (Gumanti, 1996; Rahman và Ali, 2006; Sahlan, 2011; Nassirzaeh, Salehi và
Alaei, 2012; Charfeddine, Riahi và Omri, 2013). Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy
đó là có những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng
trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể.
Nghiên cứu của Charfeddine, Riahi và Omri (2013) tại Tunisia phân chia các
nhân tố ảnh hưởng thành nhóm nhân tố “thúc đẩy” và “hạn chế”. Nhóm “thúc đẩy” là
nhóm 3 biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp như hệ số nợ, quy mô công ty, hiệu quả
hoạt động kinh doanh.; nhóm “hạn chế” gồm các biến về đặc điểm HĐQT, cấu trúc sở
hữu, kiểm toán và chính sách cổ tức. Fathi (2013) nghiên cứu tại Pháp thì lại chia
nhóm “đặc điểm công ty” và “cơ chế kiểm soát”, trong đó “đặc điểm công ty” bao
gồm hệ số nợ, hiệu quả hoạt động, ngành và tình trạng niêm yết; “cơ chế kiểm soát”
bao gồm đặc điểm HĐQT, cấu trúc sở hữu và kiểm toán. Tại Malaysia, Sahlan (2011)
nghiên cứu nhóm các biến liên quan tới đặc điểm hội đồng quản trị, kiểm toán, cấu
trúc sở hữu và quy mô công ty. Li (2010) nghiên cứu tại Mỹ chỉ nghiên cứu nhóm các
nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc ưu tiên điều chỉnh lợi nhuận
nhằm tránh các ngưỡng thu nhập lỗ, ngưỡng thu nhập giảm và ngưỡng giảm đột ngột
so với kỳ vọng, nhóm đặc điểm này gồm: Quy mô công ty, Triển vọng phát triển, Khối
lượng giao dịch, Sự chính xác của dự đoán, Sự phân tán của dự đoán.
Khác với các tác giả trên, nhiều công trình lại đi theo hướng tập trung tìm hiểu
sâu một nhân tố cụ thể. Kim và cộng sự (2003) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa
Quy mô công ty và điều chỉnh lợi nhuận. Một số tác giả lại tìm hiểu về cấu trúc sở hữu
(Siregar và Utama, 2008) hay hệ số nợ (Defond & Jiambalvo, 1994; Alsharairi &
Salama, 2012). Ngoài ra, việc tìm hiểu về đặc điểm quản lý như cấu trúc hội đồng
quản trị trong mối quan hệ điều chỉnh lợi nhuận cũng được chú ý (Alves, 2012). Tổng
quan các công trình liên quan tới các nhân tố riêng lẻ là một nội dung quan trọng bởi
điều này sẽ giúp luận án bổ sung và làm giàu thêm các đánh giá về từng nhân tố trong
hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bảng 2.2 tổng kết các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận được sử
dụng trong nhiều nghiên cứu từ trước tới nay. Qua phân tích việc sử dụng các nhân tố,
luận án lựa chọn những nhân tố được cho là phù hợp cho việc nghiên cứu trong bối
cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại Việt Nam, các báo cáo tài chính được
lập dựa trên sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và
các nguyên tắc kế toán. Việc xây dựng các quy định, chuẩn mực rất có ích trong việc
giúp giảm thiểu hiện tượng thông tin bất đối xứng và mâu thuẫn trong quan hệ đại
diện. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, chế độ kế toán hay các nguyên tắc kế
toán được xây dựng không hoàn toàn cứng nhắc nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp,
những người lập báo cáo có thể lựa chọn chính sách kế toán, phương pháp kế toán phù
hợp với điều kiện thực tế tại công ty.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tập trung vào hai
nhóm biến: nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và nhóm các nhân tố thuộc
cơ chế quản lý - kiểm soát.
2.4.1. Các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp
2.4.1.1. Hệ số nợ
Như chúng ta đã biết, bên cạnh nguồn vốn thu hút từ cổ đông, các công ty còn
huy động nguồn vay nợ, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn trong phát triển sản xuất
kinh doanh, mặt khác là giải pháp để công ty giảm thiểu các chi phí đại diện phát sinh
trong quan hệ đại diện giữa nhà quản lý - cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Hệ số
nợ là chỉ số phản ánh cấu trúc tài chính, có thể đo lường thông qua quan hệ giữa hai
nguồn vốn cơ bản (nợ/vốn chủ sở hữu). Hệ số này cho biết thành phần các nguồn tài
trợ nên tài sản của một công ty (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Alsharairi và
Salama (2012). Một số nghiên cứu sử dụng tỷ số (Tổng nợ/Tổng Tài sản) để phản ánh
khả năng tự chủ tài chính của một đơn vị, cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của đơn
vị là hình thành từ nguồn đi vay (Shen và Chih, 2007; Fathi, 2013).
Hệ số nợ là một dấu hiệu cảnh báo trước về việc dòng tiền hiện tại và tương lai
có thể bị nhà quản lý thay đổi (Ross, 1977). Hệ số nợ xuất hiện trong rất nhiều các
40