Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình người việt (nghiên cứu trường hợp xã an cầu, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH HUYỀN

BIẾN ĐỔI KHUÔN MẪU ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT
(Nghiên cứu trường hợp tại xã An Cầu huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62310301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Ngọc Văn

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Lê Ngọc Văn. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định...
Tác giả

NGUYỄN THANH HUYỀN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa
Xã hội học - Học viện khoa học xã hội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi


hoàn thành chƣơng trình học nghiên cứu sinh. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc, chân thành tới PGS.TS Lê Ngọc Văn, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ,
truyền thụ kiến thức và chỉ bảo tận tình từ khi hình thành ý tƣởng đề tài nghiên cứu
đến khi hoàn thành luận án tiến sỹ.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ, hội phụ nữ và nhân dân xã An Cầu (Quỳnh Phụ
- Thái Bình) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin tại
địa phƣơng.
Tôi cũng xin cảm ơn Trƣờng đại học Lao động – Xã hội và khoa Công tác xã
hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
án.
Tôi xin cảm ơn bạn bè và các đồng nghiệp, những ngƣời đã chia sẻ, động viên,
giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức khoa học. Lòng biết ơn sâu sắc của tôi
dành cho gia đình và những ngƣời thân yêu. Sự động viên, khích lệ của họ có giá trị
rất lớn để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 8
1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu .......................................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến khuôn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng ..... 9
1.2.1. Khuôn mẫu ứng xử trong đời sống tâm lý tình cảm vợ chồng ................. 9
1.2.2. Khuôn mẫu ứng xử vợ chồng trong phân công lao động ....................... 15
1.2.3. Khuôn mẫu ứng xử quyền lực vợ chồng trong gia đình ........................ 18
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong
gia đình ......................................................................................................... 24
1.3.1. Khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái .......................................... 24
1.3.2. Khuôn mẫu ứng xử giữa con cháu với ngƣời cao tuổi ........................... 27
1.4. Một số nhận xét và định hƣớng nghiên cứu của đề tài ............................. 28

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 31
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 31
2.1.1. Một số khái niệm làm việc ................................................................... 31
2.1.2. Thao tác hóa Khái niệm “Khuôn mẫu ứng xử trong gia đình” ............... 43
2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ..................................................... 45
2.2.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng ............................................................ 45
2.2.2. Lý thuyết biến đổi và tiếp biến văn hóa................................................ 49
2.2.3. Lý thuyết hiện đại hóa (Modernization theory) .................................... 51
2.2.4. Quan điểm chính sách của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam về gia đình, Phụ
nữ, ngƣời cao tuổi và trẻ em .......................................................................... 54
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ..................... 56
2.3.1.Phƣơng pháp luận ................................................................................. 56
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 56
2.4. Sơ lƣợc vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................... 59
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
NGƢỜI VIỆT TẠI XÃ AN CẦU HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH 62
3.1. Khuôn mẫu ứng xử giữa vợ - chồng ........................................................ 62


3.1.1. Trong đời sống tâm lý tình cảm ........................................................... 62
3.1.2. Trong phân công lao động ................................................................... 71
3.1.3. Trong quan hệ quyền lực ..................................................................... 74
3.2. Khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình .................................. 78
3.2.1. Khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái .......................................... 79
3.2.2. Khuôn mẫu ứng xử giữa con cháu với ông bà ...................................... 84
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 88
CHƢƠNG 4 BIẾN ĐỔI KHUÔN MẪU ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH NGƢỜI
VIỆT TẠI XÃ AN CẦU HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH ............. 90
4.1. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử giữa vợ - chồng trong gia đình .................... 91
4.1.1. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử giữa vợ - chồng trong đời sống tâm lý tình

cảm vợ chồng ................................................................................................ 91
4.1.2. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong tình yêu vợ chồng ......................... 104
4.1.3.Biến đổi khuôn mẫu ứng xử về sự chung thủy và đời sống tình dục vợ
chồng .......................................................................................................... 107
4.1.4. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử vợ chồng trong phân công lao động..................... 113
4.1.5. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử quyền lực vợ chồng trong gia đình ......... 117
4.2. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình ................... 125
4.2.1. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái ........................... 125
4.2.2. Biến đổi khuôn mẫu ứng xử giữa ông bà với con cháu ....................... 134
Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................... 144
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 147
1. Kết luận ................................................................................................. 147
2. Khuyến nghị ........................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ................. 153
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................. 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 154
PHỤ LỤC ................................................................................................... 163


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Cụm từ viết tắt

Cụm từ viết đầy đủ

KMUX

Khuôn mẫu ứng xử

CNH


Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

TCH

Toàn cầu hóa

KTTT

Kinh tế thị trƣờng

HNQT

Hội nhập quốc tế

VTN

Vị thành niên

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

NCT

Ngƣời cao tuổi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc trƣng cơ cấu mẫu ................................................................................. 58
Bảng 4.1. Nguyên tắc giao tiếp vợ luôn nhƣờng nhịn chồng theo các nhóm xã hội .. 92
Bảng 4.2. Nguyên tắc giao tiếp chồng luôn nhƣờng nhịn vợ...................................... 93
Bảng 4.3. Những thực hành về khuôn mẫu ứng xử trong giao tiếp giữa vợ và chồng ..........98
Bảng 4.4. Lý do kết hôn ............................................................................................ 105
Bảng 4.5. Tình yêu vợ chồng sau kết hôn ................................................................. 106
Bảng 4.6. Khuôn mẫu ứng xử trong đời sống tình dục vợ chồng ............................. 110
Bảng 4.7. Khuôn mẫu ứng xử vợ chồng trong phân công lao động ......................... 114
Bảng 4.8. Quyền quyết định của vợ chồng đối với những việc quan trọng trong gia
đình ............................................................................................................................ 119
Bảng 4.9. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền lực vợ chồng trong gia đình ................ 123
Bảng 4.10. Cách thức giáo dục con cái trong gia đình .................................................. 128
Bảng 4.11. Kiểu ứng xử với các vấn đề của con cái trong gia đình ......................... 130
Bảng 4.12. Quan điểm về khuôn mẫu ứng xử giữa con cháu với ngƣời cao tuổi phân
chia theo các nhóm xã hội ......................................................................................... 135

Bảng 4.13. Khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình................................ 140


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu 3.1. Nguyên tắc giao tiếp hàng ngày giữa vợ và chồng.................................... 63
Biểu 3.2. Những thực hành về khuôn mẫu ứng xử trong đời sống giữa vợ và chồng ..... 66
Biểu 3.3. Lý do kết hôn ............................................................................................. 67
Biểu 3.4. Tình yêu vợ chồng sau kết hôn .................................................................. 69
Biểu 3.5. Khuôn mẫu ứng xử trong đời sống tình dục vợ chồng .............................. 70
Biểu 3.6. Khuôn mẫu ứng xử vợ chồng trong phân công lao động .......................... 72
Biểu 3.7. Quyền quyết định của vợ chồng trong gia đình......................................... 75
Biểu 3.8. Cách thức giáo dục con cái trong gia đình ................................................ 79
Biểu 3.9. Kiểu ứng xử với các vấn đề của con cái trong gia đình ............................ 82
Biểu 3.10. Quan điểm về khuôn mẫu ứng xử giữa con cháu với ông bà trong gia
đình ............................................................................................................................ 84
Biểu 3.11. Khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình ................................. 87
Biểu 4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền lực vợ chồng trong gia đình ............... 122


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là thiết chế có lịch sử lâu đời nhất của xã hội loài ngƣời và khuôn
mẫu ứng xử trong gia đình cũng cổ xƣa nhƣ gia đình vậy. Gia đình là một tập hợp
ngƣời có những đặc trƣng về giới tính, lứa tuổi, tâm sinh lý, vị trí, vai trò, quyền lực
khác nhau, tƣơng tác với nhau trong một không gian văn hóa đặc thù - cùng sống
chung dƣới một mái nhà, cùng chia sẻ những giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh…
trên cơ sở của các mối quan hệ hôn nhân và huyết thống - các thành viên của gia
đình không ứng xử với nhau một cách ngẫu nhiên, tùy tiện mà tuân theo những quy

tắc chung. Những quy tắc đó đƣợc lặp đi lặp lại trong suy nghĩ và hành động của
nhiều ngƣời, trải qua nhiều thế hệ, lâu dần sẽ trở thành các khuôn mẫu ứng xử hay
văn hóa ứng xử.
Khuôn mẫu ứng xử trong gia đình đƣợc thể hiện thông qua những mối quan
hệ giữa các thành viên và các thế hệ của gia đình nhƣ quan hệ giữa vợ và chồng,
giữa ông bà/cha mẹ và con cháu... Mỗi mối quan hệ này lại chứa đựng trong nó
hàng loạt các nghi thức, cách thức giao tiếp, bao gồm cả những nghi thức thông
thƣờng, xã giao, tự nguyện và nghi thức có tính bắt buộc. Các cách ứng xử này tạo
thành hệ thống các khuôn mẫu ứng xử mà các thành viên gia đình phải tuân thủ tùy
thuộc vào vị trí, vai trò, tình cảm của các cá nhân trong các mối quan hệ. Khuôn
mẫu ứng xử gia đình đƣợc hình thành trong những điều kiện sống nhất định và đƣợc
tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhƣng nó không nhất thành bất biến mà thay
đổi khi điều kiện sống thay đổi.
Ở Việt Nam, khuôn mẫu/văn hóa ứng xử gia đình đã hình thành, tồn tại và
biến đổi trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau. Từ hình thái gia đình mẫu quyền
đề cao quyền lực của ngƣời phụ nữ trƣớc thời đại Hùng Vƣơng, đến chế độ phụ hệ
với sự thống trị của ngƣời đàn ông trong gia đình dƣới các triều đại phong kiến ảnh
hƣởng văn hóa Nho giáo. Tiếp theo đó là gia đình một vợ một chồng ảnh hƣởng văn
hóa phƣơng Tây, và ngày nay là ảnh hƣởng của văn hóa toàn cầu hóa. Sự tiếp xúc
với các nền văn hóa khác nhau dẫn đến sự học hỏi, vay mƣợn nhiều nét đặc trƣng
của các nền văn hóa đó.

1


Trong phạm vi gia đình, sự giao lƣu tiếp xúc văn hóa một mặt giúp cho gia
đình loại bỏ đƣợc những khuôn mẫu văn hóa lạc hậu, tiếp thu và sáng tạo ra
những khuôn mẫu văn hóa mới; nhƣng mặt khác, có thể dẫn đến sự lai căng hay
lệch lạc về văn hóa. Đây không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề thực tiễn đặt
ra trong đời sống gia đình khi mà văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung, trong gia

đình nói riêng đang vận động và biến đổi dƣới tác động của công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH), kinh tế thị trƣờng (KTTT) và hội nhập quốc tế
(HNQT).
Rõ ràng đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu từ góc nhìn xã hội học,
trƣớc hết là xã hội học gia đình. Tuy nhiên, trên bình diện khoa học, việc nghiên
cứu về khuôn mẫu/văn hóa ứng xử gia đình lại chƣa theo kịp nhu cầu nhận thức lý
luận và sự thay đổi đang diễn ra trong cuộc sống. Phần lớn các nghiên cứu mà
chúng ta biết đƣợc mới chỉ dừng lại ở việc mô tả chung chung, chƣa đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống về các hợp phần của khuôn mẫu ứng xử gia đình, cũng
nhƣ những biến đổi của khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, chỉ ra sự vận hành của
văn hóa ứng xử trong gia đình hiện nay có ảnh hƣởng gì đến mục tiêu phát triển gia
đình và xã hội bền vững mà Đảng và Nhà nƣớc đang đặt ra.
Làm rõ những vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc cung cấp một bức tranh
khái quát về những thay đổi đang diễn ra trong văn hóa ứng xử gia đình và những
luận cứ khoa học cho việc định hƣớng xây dựng khuôn mẫu văn hóa gia đình Việt
Nam thích ứng với thời kỳ CNH, HĐH, HNQT hiện nay và thời gian sắp tới.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong
gia đình người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình) cho luận án nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện khuôn mẫu ứng xử và hƣớng biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia
đình ngƣời Việt tại xã An Cầu (Quỳnh Phụ - Thái Bình) hiện nay; qua đó, cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc định hƣớng xây dựng khuôn mẫu văn hóa ứng xử
gia đình thích ứng với thời kỳ CNH, HĐH, HNQT.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đã nêu, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm việc
định nghĩa và thao tác hóa khái niệm, các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu đề tài,
xác định rõ phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
- Trình bày một số nét khái quát về khuôn mẫu/văn hóa ứng xử của gia đình
Việt Nam tuyền thống.
- Mô tả và phân tích các hợp phần cơ bản của khuôn mẫu ứng xử và xu hƣớng
biến đổi của khuôn mẫu ứng xử trong gia đình ngƣời Việt hiện nay qua kết quả
khảo sát.
- Đề xuất một số khuyến nghị xây dựng khuôn mẫu ứng xử trong gia đình
ngƣời Việt trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khuôn mẫu ứng xử trong gia đình của ngƣời Việt tại xã An Cầu huyện Quỳnh
Phụ tỉnh Thái Bình. Cụ thể, đó là khuôn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng và khuôn
mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình, bao gồm khuôn mẫu ứng xử giữa cha
mẹ với con cái và khuôn mẫu ứng xử giữa con cháu với ngƣời cao tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án này là các cá nhân đại diện cho các hộ gia đình.
Cụ thể là phụ nữ và nam giới đang sống trong các hộ gia đình thuộc các nhóm tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, mức sống khác nhau, cộng đồng nơi cá nhân sinh sống(1).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, trong khuôn khổ luận án
chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ sau:
- Phạm vi về không gian: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trƣờng hợp những
gia đình tại xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. (Do chỉ là nghiên cứu
trƣờng hợp nên chúng tôi không có mục tiêu khái quát hóa cho toàn bộ gia đình
ngƣời Việt).

1

Các thông tin chi tiết về khách thể nghiên cứu đƣợc trình bày trong phần chọn mẫu nghiên cứu.

3


- Phạm vi về thời gian: Luận án chủ yếu cứu vấn đề ứng xử trong gia đình
ngƣời Việt tại xã An Cầu (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Tuy nhiên trong quá trình khảo
sát chúng tôi chú ý tìm hiểu những biến đổi theo thời gian, có sự đối chiếu so sánh
để thấy đƣợc quá trình biến đổi về ứng xử trong gia đình ngƣời Việt ở An Cầu đang
diễn ra nhƣ thế nào.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc mô
tả thực trạng và xu hƣớng biến đổi khuôn mẫu ứng xử của gia đình tại xã An Cầu
huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Cụ thể, đề tài tiến hành nghiên cứu hai hợp phần
cơ bản của khuôn mẫu ứng xử trong gia đình:
Một là: Nghiên cứu khuôn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng.
Hai là: Nghiên cứu khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên
Khuôn mẫu ứng xử trong gia đình truyền thống tại xã An Cầu nhƣ thế nào?
Khuôn mẫu ứng xử trong gia đình tại xã An Cầu ( Quỳnh Phụ - Thái Bình)
hiện nay đã có những biến đổi nhƣ thế nào?
Có sự khác biệt nào giữa các nhóm xã hội về những biến đổi trong khuôn mẫu
ứng xử trong gia đình tại xã An Cầu ( Quỳnh Phụ - Thái Bình)?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Có sự khác biệt giữa khuôn mẫu ứng xử của gia đình truyền thống so với
gia đình hiện nay tại xã An Cầu huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Khuôn mẫu ứng xử gia đình ngƣời dân xã An Cầu có nhiều biến đổi so với
gia đình truyền thống


4


4.3. Khung phân tích

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
(Công nghiệp hóa hiện đại hóa; Toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế; Biến đổi xã hội...)

Ng
Đặc điểm nhân khẩu xã hội của khách thể:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn
-Nghề nghiệp

Biến đổi khuôn mẫu ứng xử
gia đình tại xã An Cầu so với
gia đình truyền thống

- Thực trạng khuôn mẫu ứng
xử gia đình tại xã An Cầu

- Kết quả biến đổi KMUX tại xã An Cầu

-Những tác động xã hội đến khuôn mẫu ứng xử vợ chồng;
- Những tác động xã hội đến khuôn mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình;

5



5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án cung cấp một sự hiểu biết tƣơng đối có hệ thống về các khuôn mẫu
ứng xử và xu hƣớng biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình ngƣời Việt (trƣờng
hợp xã An Cầu) dƣới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, luận án vận dụng các nguyên lý cơ bản của lý thuyết cấu trúc chức
năng, lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết biến đổi xã hội và tiếp biến văn hóa trong bối
cảnh xã hội và gia đình đang thay đổi nhanh chóng. Từ đó, kiểm nghiệm tính đúng
đắn của các lý thuyết này trong nghiên cứu biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia
đình tại địa bàn khảo sát.
Thứ hai, luận án vận dụng và góp phần phát triển thêm một số khái niệm
khuôn mẫu ứng xử (ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, khuôn mẫu ứng xử trong gia
đình...) trong điều kiện gia đình Việt Nam đang biến đổi mạnh mẽ dƣới tác động
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra.
Thứ ba, việc thực hiện luận án còn có ý nghĩa góp phần bổ sung về nhận thức đối
với các vấn đề xã hội học về văn hóa gia đình, đặc biệt là biến đổi khuôn mẫu ứng xử
trong gia đình, góp phần bổ sung nghiên cứu xã hội học về gia đình và xu hƣớng biến
đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình.
Thông qua các bằng chứng thực nghiệm, luận án góp phần kiểm nghiệm về
mức độ đúng đắn, xác thực của các lý thuyết xã hội học đƣợc vận dụng trong bối
cảnh cụ thể của thực tiễn Việt Nam. Đó là lý thuyết biến đổi và tiếp biến văn hóa và
lý thuyết hiện đại hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, luận án cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm cho
việc xây dựng các giải pháp nhằm xây dựng những chuẩn mực văn hóa mang ý
nghĩa điều chỉnh các hành vi xã hội, hƣớng hành vi xã hội đến sự biểu hiện văn hóa,
giúp con ngƣời nhận thức đƣợc sắc thái văn hóa cá nhân và cộng đồng thông qua

các ứng xử xã hội trong giai đoạn hiện nay.

6


Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án tạo cơ sở cho việc định hƣớng hành vi
cho các cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội, cho việc xây dựng văn hóa ứng xử
trong gia đình.
Thứ ba, luận án nêu ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm đề xuất một số giải
pháp nêu trong luận án vào thực tiễn, từ đó góp phần duy trì cách thức ứng xử có
văn hóa tạo nên các chuẩn mực, nền nếp tính kỷ cƣơng trong gia đình để các thành
viên trong gia đình cùng thực hiện ở địa bàn khảo sát và ở những nơi có hoàn cảnh
tƣơng tự.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, từ viết tắt,
danh mục các bảng biểu, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án của tác giả... Nội dung luận án gồm có 04 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3:Thực trạng khuôn mẫu ứng xử trong gia đình ngƣời Việt tại xã An Cầu
Chƣơng 4: Biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình ngƣời Việt tại xã An Cầu

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan này là phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài “Biến đổi khuôn mẫu ứng xử trong gia đình người Việt” đã đƣợc công bố ở
trong và ngoài nƣớc, chỉ ra những đóng góp của các tác giả đi trƣớc mà luận án cần

tiếp thu kế thừa, cũng nhƣ những hạn chế và khoảng trống mà các nghiên cứu của
ngƣời đi trƣớc còn để lại. Từ đó, xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, câu
hỏi, giả thuyết nghiên cứu và hƣớng đi của đề tài.
1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu
Tài liệu liên quan đến đề tài khá phong phú, bao gồm các báo cáo khoa học,
sách, bài viết, luận văn, luận án của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Vấn đề mà đề
tài luận án quan tâm đƣợc các tác giả đi trƣớc bàn luận dƣới nhiều góc độ khác
nhau: từ khái niệm đến các nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu. Chủ đề này cũng
thu hút đƣợc các nhà khoa học xã hội từ nhiều chuyên ngành khác nhau nghiên cứu
nhƣ: xã hội học, tâm lý học, nhân học, sử học, luật học, văn hóa học… Tuy nhiên
phần lớn các nhà nghiên cứu về biến đổi gia đình chứ không bàn về khuôn mẫu ứng
xử và biến đổi khuôn mẫu ứng xử gia đình nhƣ Lê Ngọc Văn (2012), Lê Thi (2002),
Nguyễn Hữu Minh - Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Oanh (1999), Vũ Tuấn Huy
(2003)… Một số tài liệu tâm lý học, văn hóa học bàn về ứng xử trong gia đình theo
những chuẩn mực đƣợc mong đợi nhƣ Lê Thị Thanh Hƣơng (2009), Lê Nhƣ Hoa
(2001), Nguyễn Đắc Hƣng (2010), Phan Ngọc (2010), Đào Duy Anh (2013), Hoàng
Bích Nga (2005), Phạm Việt Long (2010)... Các nhà nhân học mô tả các mô hình
quan hệ gia đình, các nhà sử học và luật học đề cập đến sự biến đổi mô hình quan
hệ ứng xử gia đình trong các giai đoạn lịch sử khác nhau nhƣ Insun Yu (1994),
Toan Ánh (2012), Dixon, Ruth (1971), Gooode, William (1982).
Các nghiên cứu đã có rất ít khi đi sâu phân tích và đặc biệt là rất ít khi định
nghĩa và gọi tên các khuôn mẫu ứng xử cụ thể trong các mối quan hệ gia đình là gì.
Vì vậy, trong tổng quan nghiên cứu này, chúng tôi sẽ khái quát thành các khuôn
mẫu ứng xử và đặt tên các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình ngƣời Việt và những
thay đổi của các khuôn mẫu này theo thời gian.

8


Dựa vào nguồn tài liệu thu thập đƣợc, trong phần tổng quan dƣới đây, tôi sẽ đề

cập đến những thảo luận của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến khuôn
mẫu ứng xử trong gia đình trên hai nội dung chính: 1/các nghiên cứu có liên quan
đến khuôn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng; 2/ các nghiên cứu có liên quan đến khuôn
mẫu ứng xử giữa các thế hệ trong gia đình.
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến khuôn mẫu ứng xử giữa vợ và chồng
Ứng xử giữa vợ và chồng là một bộ phận hợp thành của khuôn mẫu ứng xử
trong gia đình. Nó đƣợc biểu hiện thông qua các mối quan hệ trong đời sống tâm lý
tình cảm, trong phân công lao động và quyền lực giữa vợ chồng trong gia đình.
Trong các nghiên cứu về biến đổi gia đình, khuôn mẫu ứng xử vợ chồng thƣờng
đƣợc mô tả theo chiều hƣớng có sự biến đổi từ các khuôn mẫu mang tính chất bất
bình đẳng trong xã hội nông nghiệp truyền thống sang các khuôn mẫu bình đẳng
hơn trong xã hội công nghiệp và hiện đại.
1.2.1. Khuôn mẫu ứng xử trong đời sống tâm lý tình cảm vợ chồng
Theo David H. Olson và John DeFrain (2000), có mƣời yếu tố ảnh hƣởng đến sự
hài lòng hay không hài lòng của cặp vợ chồng về mối quan hệ của họ trong hôn nhân.
Thứ nhất, sự tƣơng thích giữa hai ngƣời về tính cách. Ngƣời ta càng chấp nhận
và ƣa thích các đặc trƣng về tính cách hay thói quen của nhau thì họ càng thấy hài
lòng với mối quan hệ của họ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các cặp đôi nên hiểu
rằng hầu hết các tính cách của con ngƣời sẽ không thay đổi hoặc biến mất sau khi
ngƣời đó kết hôn.
Thứ hai, có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lâu bền
giữa hai ngƣời.
Thứ ba, kỹ năng giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng và các cặp vợ chồng
nên cùng nhau giải quyết các vấn đề hơn là né tránh.
Thứ tư, kỹ năng quản lý tài chính. Tài chính là vấn đề mấu chốt trong bất kỳ
mối quan hệ nào và mối quan hệ giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng càng đƣợc củng cố
nếu cặp vợ chồng đó thống nhất về việc sử dụng thu nhập và chi tiêu. Mọi ngƣời có
thể có quan niệm rất khác nhau về việc chi tiêu và đó là nguyên nhân của nhiều
cuộc xung đột trong gia đình.


9


Thứ năm, cùng tham gia các hoạt động giải trí. Các cặp vợ chồng nên tìm ra
các thức nào đó thoả mãn đối với cả hai trong việc cùng dành thời gian thƣ giãn hay
giải trí cùng nhau nhƣ thế nào. Sự khác nhau về sở thích trong lĩnh vực này cũng là
nguyên nhân của những mâu thuẫn, cãi vã giữa vợ và chồng nhƣng việc cùng chia
sẻ thời gian bên nhau và cùng tham gia các hoạt động giải trí sẽ giúp cải thiện đáng
kể mối quan hệ giữa họ.
Thứ sáu, quan hệ tình dục. Tình dục là thƣớc đo về tình cảm mối quan hệ, đó
cũng là khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ mà các cặp vợ chồng thƣờng gặp khó
khăn để trải qua. Các cặp vợ chồng có mối quan hệ tình dục tốt có thể thoải mái bày tỏ
tình cảm với nhau và trở nên tôn trọng nhau về nhu cầu và mong muốn của nhau.
Thứ bảy, mức độ thống nhất trong thái độ đối với con cái nhƣ thời điểm có
con, số con, cách nuôi dạy con cái, v.v.
Thứ tám, có quan hệ tốt với bạn bè và gia đình hai bên.
Thứ chín, có sự thống nhất về vai trò và phân chia công việc.
Thứ mười, có sự chia sẻ về đời sống tinh thần [84].
Những yếu tố đƣợc hai tác giả Olson và DeFrain nêu lên gợi ý về các khuôn
mẫu ứng xử giữa vợ và chồng trong đời sống gia đình phƣơng Tây hiện đại. Theo
đó, sự thỏa mãn tâm lý tình cảm của vợ chồng dựa trên các khuôn mẫu về sự chia
sẻ, nghệ thuật giao tiếp, sự hòa hợp tình dục… là những nhân tố quyết định sự thành
công của cuộc sống vợ chồng.
Trong một báo cáo cấp Bộ về mối quan hệ vợ chồng (2012), các nhà nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và giới cho rằng khuôn mẫu ứng xử trong đời
sống tâm lý tình cảm vợ chồng đƣợc thể hiện thông qua giao tiếp vợ chồng, tình yêu
vợ chồng, sự chung thủy và đời sống tình dục vợ chồng [107].
Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong đời sống vợ chồng. Ngoài việc
truyền đạt thông tin, giao tiếp còn có ý nghĩa biểu cảm. Các nghi thức, cách thức
giao tiếp thể hiện tính chất của mối quan hệ vợ chồng. Báo cáo cho thấy trong gia

đình ngƣời Việt hiện đại còn bảo lƣu nhiều khuôn mẫu/mô hình giao tiếp truyền
thống, nhƣng đã xuất hiện những mô hình giao tiếp mới trong quan hệ vợ chồng.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, giao tiếp vợ chồng thƣờng tuân thủ
những thói quen và truyền thống văn hóa, trong đó, để giữ sự hòa thuận, đoàn kết
10


gia đình, vợ chồng thƣờng có sự nhƣờng nhịn lẫn nhau, hòa giải mâu thuẫn theo
phƣơng châm “một điều nhịn, chín điều lành”. Trong mối quan hệ đó, ngƣời phụ
nữ, ngƣời vợ đƣợc mong đợi là ngƣời “xây tổ ấm”, ngƣời có vai trò điều tiết các
mối quan hệ gia đình. Và để thực hiện vai trò đó, ngƣời phụ nữ phải luôn luôn
nhường nhịn (Chồng giận thì vợ làm lành; Chồng giận thì vợ phải l ui; Chồng giận
thì vợ bớt lời); cam chịu (Ngu si cũng thể chồng ta/ Dẫu rằng khôn khéo cũng ra
chồng ngƣời; Lấy chồng thì phải theo chồng/ Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng
vui); thương chồng (Thƣơng ai cho bằng thƣơng chồng, Thƣơng chồng nên phải
gắng công, Chồng ta áo rách ta thƣơng/ Chồng ngƣời áo gấm xông hƣơng mặc
ngƣời); chiều chồng (Chiều ngƣời lấy của, chiều chồng lấy con); chung thủy với
chồng (Trai làm nên năm thê bảy thiếp/ Gái làm nên thủ tiết chờ chồng; Gái chính
chuyên chẳng lấy hai chồng). Ngƣời phụ nữ thƣờng nghe theo lời chồng và rất ít khi
phán xét cách cƣ xử của chồng (Thuyền theo lái, gái theo chồng; Lấy chồng thì phải
theo chồng) ngƣời vợ ứng xử theo những chuẩn mực đã đƣợc quy định.Văn hóa
truyền thống đòi hỏi rất nhiều, đặt ra vô số chuẩn mực, khuôn mẫu trong cách ứng
xử giao tiếp của ngƣời vợ với chồng trong khi đòi hỏi rất ít việc ngƣời chồng ứng
xử với vợ [107].
Tuy nhiên, những khuôn mẫu giao tiếp vợ chồng trong truyền thống đã có
nhiều thay đổi, chẳng hạn trong câu ca dao: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi
nhỏ lửa một đời không khê” theo ý kiến nhiều ngƣời vẫn còn giữ nguyên giá trị
trong cách giao tiếp vợ chồng hiện nay. Nhƣng sự khác biệt so với truyền thống là ở
chỗ, trƣớc đây chủ yếu là vợ phải nhƣờng nhịn chồng, còn ngày nay, hai vợ chồng
đều phải nhƣờng nhịn nhau [107].

Cùng với việc thay đổi tính chất giao tiếp là sự xuất hiện của một số hình thức
giao tiếp mới trong đời sống vợ chồng nhƣ tổ chức ngày sinh nhật của vợ/ chồng;
tặng hoa, quà cho vợ/ chồng vào các dịp lễ, ngày Tết hay định kỳ kỷ niệm ngày
cƣới... Đây là những hình thức giao tiếp có xu hƣớng phát triển do tác động của
biến đổi kinh tế xã hội và ảnh hƣởng của lối sống phƣơng Tây. Một nghiên cứu ở
TP Hồ Chí Minh cho biết, các hình thức giao tiếp mới nhƣ thƣờng xuyên chia tay
trƣớc khi đi làm bằng lời nói hoặc cử chỉ thân mật; tổ chức ăn mừng/tặng quà/tặng
hoa nhân ngày sinh nhật; tổ chức kỷ niệm ngày cƣới còn ít phổ biến (chỉ xuất hiện
11


trong khoảng ít hơn 1/3 gia đình đƣợc hỏi). Lý do mà ngƣời trả lời đƣa ra là những
biểu hiện đó có tính hình thức, không cần thiết hoặc do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, việc thông tin liên lạc thƣờng xuyên giữa vợ và chồng diễn ra ở đa số
các gia đình, cụ thể, 80% ngƣời đƣợc hỏi thƣờng xuyên báo tin cho vợ/chồng biết lý
do về nhà chậm sau giờ làm việc; 75,7% thƣờng xuyên trao đổi, tâm sự với
vợ/chồng về công việc hàng ngày; 66% thƣờng xuyên gọi điện về nhà báo tin trong
thời gian đi công tác xa [106].
Tình yêu vợ chồng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hạnh phúc
và sự bền vững của mối quan hệ vợ chồng. Bởi vì ngƣời ta có thể có đầy đủ điều
kiện vật chất cho cuộc sống gia đình nhƣng không hẳn vì thế mà đã có hạnh phúc
thật sự nếu thiếu tình yêu. Tình yêu vợ chồng thƣờng có nguồn gốc từ tình yêu đôi
lứa trƣớc hôn nhân và là sự tiếp tục của tình yêu đôi lứa trƣớc hôn nhân. Nhƣng
không có nghĩa là có tình yêu đôi lứa trƣớc hôn nhân thì sẽ có tình yêu vợ chồng và
có khi chƣa có tình yêu đôi lứa đi trƣớc nhƣng vẫn có tình yêu vợ chồng.
Theo tác giả Bùi Thị Hƣơng Trầm (2012), các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng
tập trung nhiều vào tình yêu trƣớc hôn nhân, coi đó nhƣ một yếu tố lựa chọn để đi
tới hôn nhân. Trong lịch sử phát triển xã hội, đã từng xuất hiện hai mô hình hôn
nhân đối lập nhau: mô hình hôn nhân sắp đặt, không dựa trên cơ sở tình yêu (còn
gọi là hôn nhân dàn xếp hay hôn nhân định sẵn) và mô hình hôn nhân dựa trên cơ sở

tình yêu (còn gọi là hôn nhân tự nguyện). Nhận xét của Bùi thị Hƣơng Trầm cũng
phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã có. Đó là sự chuyển đổi từ mô hình hôn nhân
sắp đặt sang hôn nhân tự nguyện (Vũ Tuấn Huy, 1995; Daniele Blanger và Khuất
Thu Hồng, 1995; Nguyễn Hữu Minh, 1999). Trƣớc đây, hiện tƣợng “cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy” khá phổ biến thì hiện nay hầu nhƣ không còn nữa. Hiện nay, con cái
có quyền tự do tìm hiểu và tiến tới hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu (Lê Ngọc Văn,
2010; Nguyễn Thị Thu và Lê Minh Anh, 2006).
Nhìn chung, từ trƣớc tới nay, tình yêu trong hôn nhân mới chỉ đƣợc đề cập
trong các nghiên cứu về tâm lý gia đình, ít đƣợc nhắc tới trong các nghiên cứu xã
hội học. Các nghiên cứu xã hội học đã có thƣờng đề cập đến tình yêu nhƣ là một
tiêu chuẩn lựa chọn để đi đến hôn nhân. Theo đó, mô hình hôn nhân dựa trên cơ sở
tình yêu đôi lứa ngày càng phổ biến thay thế cho mô hình hôn nhân sắp đặt truyền
12


thống, ngoại trừ các cuộc hôn nhân có tính chất mua bán với ngƣời nƣớc ngoài
thông qua dịch vụ môi giới trong thời gian gần đây.
Sự chung thủy và đời sống tình dục vợ chồng: Chung thủy vợ chồng theo
nghĩa rộng là trƣớc sau nhƣ một, không thay lòng đổi dạ. Còn theo nghĩa hẹp là sự
không chia sẻ tình dục với ngƣời khác ngoài vợ hoặc chồng của mình. Sự chung
thủy trong quan hệ tình dục vừa là một nhu cầu tự thân của những ngƣời yêu nhau,
vừa đƣợc điều chỉnh bằng quan hệ xã hội, bao gồm cả quan hệ đạo đức và quan hệ
pháp luật. Chung thủy do đó gắn liền với đời sống tình dục vợ chồng [69]. Chung
thủy vừa là một giá trị vừa là khuôn mẫu ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng. Tuy
nhiên, khuôn mẫu này đƣợc quy định khác nhau đối với ngƣời vợ và ngƣời chồng
trong gia đình truyền thống. Chung thủy về phía ngƣời vợ là bắt buộc và bị kiểm
soát chặt chẽ cả về pháp luật, đạo đức và dự luận xã hội, trong khi ngƣời chồng
đƣợc nới lỏng hơn. Ngƣời đàn ông có thể có những mối quan hệ tình cảm ngoài hôn
nhân, thậm chí đƣợc phép lấy nhiều vợ (Trai tài năm thê bảy thiếp/ Gái chính
chuyên chỉ có một chồng).

Sự phân biệt đối xử này không chỉ đƣợc đúc kết thành các khuôn mẫu ứng xử
phản ánh trong ca dao tục ngữ và các khảo cứu của ngƣời Việt Nam mà còn đƣợc
mô tả, ghi chép trong những chuyên khảo của các tác giả phƣơng Tây từ thế kỷ
XVII-XVIII. Một trong số những tác giả đó là Jean Baptiste Taveenier (ngƣời
Pháp). Trong chuyên khảo có nhan đề “Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc
đằng ngoài”, xuất bản lần đầu tiên ở Paris năm 1681, Tavernier đã ghi chép về cách
đối xử hà khắc của dân chúng Vƣơng quốc Đằng Ngoài đối với tội ngoại tình của
phụ nữ: “ Nếu có thể chứng tỏ đƣợc rằng một ngƣời đàn bà đã phạm tội đó và đƣợc
ngƣời đó thừa nhận thì ngƣời ta đem ném ngƣời đàn bà đó cho voi giày. Con voi
đƣợc huấn luyện làm nhiệm vụ tàn ác đó bắt đầu lấy vòi tung ngƣời đó lên rồi khi
ngƣời đó rơi xuống đất, nó lấy chân giày nát ra cho đến khi ngƣời ấy chết” [79].
Ngày nay, chung thủy đƣợc kiểm soát từ cả hai phía. Sự không chung thủy
trong quan hệ vợ chồng hay hiện tƣợng ngoại tình do đó có nguy cơ cao dẫn đến sự
tan vỡ gia đình. Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho biết trong số sáu
nguyên nhân dẫn đến ly hôn, ngoại tình chiếm tỷ lệ 25,9%, cao xếp thứ hai sau
nguyên nhân mâu thuẫn về lối sống ( 27,7%). Bốn nguyên nhân khác có tỷ lệ thấp
13


hơn: nguyên nhân kinh tế: 13,0%; bạo lực gia đình: 6,7%; lý do sức khỏe: 2,2%; do
xa nhau lâu ngày: 1,3%.
Quan hệ tình dục có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống vợ chồng. Ngoài
mục đích sinh đẻ, duy trì nòi giống, hoạt động này còn có ý nghĩa trong việc thể
hiện tình yêu, thỏa mãn nhu cầu tình cảm và là yếu tố tạo nên hạnh phúc và sự bền
vững của gia đình. Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Thảo (2012) cho thấy trong
ứng xử tình dục, nam giới vẫn tỏ ra có vai trò chủ động hơn phụ nữ, tuy nhiên vai
trò chủ động của nam giới dƣờng nhƣ chỉ thể hiện chủ yếu ở việc gợi ý và khởi
xƣớng quan hệ tình dục. Phụ nữ có vị trí và vai trò tƣơng đối bình đẳng với nam
giới trong hoạt động tình dục, thể hiện rất rõ qua tỷ lệ chênh lệch không đáng kể
giữa nam giới và phụ nữ về quyền quyết định có hay không quan hệ tình dục. Ngoài

ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi trong hành vi tình dục của nam giới: chấp
nhận bị từ chối tình dục một cách có “hiểu biết”, không cố ép buộc ngƣời phụ nữ
quan hệ tình dục và hiểu rằng tình dục chỉ có thể đƣợc thỏa mãn khi cả hai vợ chồng
cùng mong muốn và đáp ứng lẫn nhau.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Thảo có nhiều nét tƣơng đồng với
các kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó về cùng chủ đề. Chẳng hạn nghiên
cứu của Vũ Song Hà (2005), Vũ Hồng Phong (2006), Trần Thị Vân Anh, Nguyễn
Hữu Minh (2008), Khuất Thu Hồng (2009) đều có nhận xét là nam giới vẫn tỏ ra có
vai trò chủ động hơn phụ nữ trong đời sống tình dục vợ chồng; phần lớn ngƣời
chồng là ngƣời gợi ý và khởi xƣớng quan hệ tình dục; phụ nữ thƣờng tỏ ra e ngại và
giữ ý trong gợi ý này. Tuy nhiên, ngƣời vợ không hoàn toàn bị động trong quan hệ
tình dục. Số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy có hiện tƣợng vợ
ép buộc chồng trong quan hệ tình dục [105].
Những nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây
cho thấy khuôn mẫu/mô hình quan hệ tình dục vợ chồng truyền thống trong đó nam
giới hoàn toàn quyết định và phụ nữ chỉ biết thụ động chấp nhận (dù muốn hay
không) đã có nhiều thay đổi. Trong đời sống gia đình Việt Nam hiện đại, khuôn
mẫu tình dục vợ chồng theo mô hình cùng mong muốn và đáp ứng lẫn nhau đang
thay thế dần cho khuôn mẫu ngƣời chồng hoàn toàn chủ động và quyết định quan hệ
tình dục và ngƣời vợ làm theo.
14


1.2.2. Khuôn mẫu ứng xử vợ chồng trong phân công lao động
Phân công lao động giữa vợ và chồng hay phân công lao động theo giới trong
gia đình đƣợc coi là hình thức phân công lao động đầu tiên của lịch sử phân công
lao động xã hội. Nó bắt nguồn từ sự khác biệt về vai trò giới tính của nam và nữ
trong việc duy trì nòi giống. Phụ nữ do phải mang thai, sinh đẻ và cho con bú nên
cũng là ngƣời chủ yếu nuôi dƣỡng và chăm sóc con cái, trong khi ngƣời đàn ông lo
đi tìm kiếm thức ăn và vật dụng sinh hoạt cần thiết để nuôi sống vợ con và duy trì

cuộc sống gia đình. Mặt khác, vì cơ thể của nam giới thƣờng cao to hơn và có sức
khỏe nhất thời tốt hơn, lại không phải mang thai, sinh đẻ nên nam giới thƣờng có
khuynh hƣớng đảm nhận các công việc nặng nhọc đòi hỏi sức khỏe cơ bắp và
những công việc bên ngoài nhà và xa nhà. Điều này rất có thể chỉ là chiến lƣợc sống
đƣợc các xã hội tiền công nghiệp chấp nhận vì hiệu quả xã hội của nó. Tuy nhiên,
qua nhiều thế hệ, sự phân công lao động dựa trên cơ sở giới tính đƣợc xã hội hóa và
thể chế hóa thành cấu trúc xã hội và ngƣời ta coi nó nhƣ là những chuẩn mực tự
nhiên, thiên chức của mỗi giới [68]. Cũng từ đó, hình thành nên các khuôn mẫu ứng
xử giữa vợ và chồng trong phân công lao động gia đình, tồn tại cho đến tận ngày
nay, chẳng hạn: đàn ông làm việc nặng, đàn bà làm việc nhẹ; đàn ông làm việc bên
ngoài nhà và xa nhà, đàn bà làm việc bên trong nhà và gần nhà; đàn ông kiếm sống,
đàn bà nuôi con và chăm sóc gia đình; “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm; v.v…
Những chuẩn mực, khuôn mẫu/hình thức phân công lao động theo giới trong
gia đình đã tồn tại hàng nghìn năm trong các xã hội tiền công nghiệp rất ít thay đổi.
Nhƣng CNH, HĐH, HNQT đã làm đảo lộn tất cả. Không thể duy trì khuôn mẫu cũ
khi gia đình đã biến đổi sâu sắc do tác động của CNH và đô thị hóa. Ở phƣơng Tây
từ những thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, các nhà nữ quyền đã lên tiếng mạnh mẽ về
việc phải xóa bỏ khuôn mẫu phân công lao động theo giới trong gia đình. Theo các
nhà nữ quyền, trong xã hội học truyền thống theo cách tiếp cận chức năng, sự bất
bình đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình thƣờng bị bỏ qua vì ngƣời
ta cho rằng việc phụ nữ sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, chăm sóc các thành viên
gia đình; nam giới làm việc bên ngoài, kiếm tiền nuôi sống gia đình là điều hợp lý,
không phải bàn cãi, hay theo cách diễn đạt của Parsons, đàn ông có vai trò công cụ,
đàn bà có vai trò biểu cảm. Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò
15


của mình một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, theo quan điểm nữ quyền, đây là cách
giải thích nam trị, có lợi cho đàn ông. Nó không quan tâm đến lợi ích cũng nhƣ tâm
trạng suy nghĩ và nguyện vọng của ngƣời phụ nữ khi phải chấp nhận sự phân công

lao động này. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học nữ quyền cho
thấy sự trải nghiệm tâm lý của phụ nữ trong cuộc sống gia đình là không giống với
những điều tốt đẹp mà ngƣời ta đã gán cho họ. Gavron, H. (1996) đã sử dụng khái
niệm “ngƣời vợ bị giam cầm” (captive wife) để đặt tên cho cuốn sách của mình:
The Captive Wife: Conflicts of housebound mothers (Ngƣời vợ bị giam cầm: Những
xung đột của những ngƣời mẹ không thể rời khỏi ngôi nhà của mình). Đó là tình
trạng xung đột và bị ức chế khi thực hiện vai trò nội trợ trong gia đình. Gavron cho
rằng đây là sự bất bình đẳng cấu trúc (the structural inequanlities) chống lại phụ nữ
trong xã hội. Trong hai cuốn sách: The sociology of houswork (Xã hội học về công
việc nội trợ) và Housewife (Ngƣời vợ nội trợ), Ann Oakley (1974) đƣa ra khái niệm
“lao động gia đình không đƣợc trả công của phụ nữ” (women’s unpaid domestic
labour). Theo Oakley, lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình cần phải đƣợc coi
nhƣ lao động đƣợc trả công, bởi vì nó tốn nhiều thời gian, và đòi hỏi nhiều công
sức. Cũng giống nhƣ Gavron, Oakley cho rằng chứng bệnh tâm thần, buồn chán, sự
thất vọng và bơ vơ là sự trải nghiệm của những ngƣời vợ nội trợ trong gia đình [68].
Ở Việt Nam, trong hơn một thập kỷ trở lại đây chủ đề phân công lao động theo
giới trong gia đình đã đƣợc nhiều tác giả và công trình nghiên cứu đề cập đến, trong
đó phải kể đến các cuộc điều tra lớn nhƣ: Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và
người phụ nữ trong gia đình thời kỳ CNH, HĐH của Trung tâm nghiên cứu khoa
học về Gia đình và Phụ nữ (nay là Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới) năm 1998 2000; Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới năm 2004 - 2006 của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); Điều tra gia
đình Việt Nam 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich và các cơ quan khác; Dự
án nghiên cứu liên ngành về Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi năm
2004 - 2008 của Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển (Dự án
VS-RDE-05); v.v…
Các kết quả điều tra nghiên cứu trong phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ giữa các
vùng miền, các tộc ngƣời và các loại hình gia đình khác nhau đều cho thấy hình
16



thức phân công lao động theo giới vẫn còn khá phổ biến. Phụ nữ vẫn là ngƣời đảm
nhận chính các công việc tái sản xuất bên trong gia đình, bao gồm công việc nội trợ,
nuôi dƣỡng chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc ngƣời già, ngƣời ốm và các thành viên khác
của gia đình. Đàn ông là ngƣời đảm nhận nhiều hơn các hoạt động bên ngoài gia
đình, bao gồm công việc sản xuất kinh doanh, kiếm tiền, giao tiếp và hoạt động xã
hội. Những chuẩn mực, khuôn mẫu về sự khác biệt giới trong phân công lao động
gia đình đƣợc duy trì ở mức độ cao trong các gia đình vùng dân tộc thiểu số và gia
đình đánh bắt hải sản vùng biển. Ở các loại hình gia đình này, các khuôn mẫu phân
công lao động: đàn ông làm việc nặng, đàn bà làm việc nhẹ, đàn ông làm việc bên
ngoài nhà và xa nhà, đàn bà làm việc bên trong nhà và gần nhà gần nhƣ là một sự
phân công lao động “tự phát”, là sự tiếp tục của phân công lao động theo giới trong
gia đình truyền thống, nơi mà lao động cơ bắp vẫn chiếm ƣu thế trong phƣơng thức
sản xuất của các hộ gia đình.
Lý giải về nguyên nhân của tình trạng phân công lao động theo giới vẫn còn
khá phổ biến trong gia đình, một số tác giả cho rằng “vai trò giới truyền thống vẫn
còn chƣa thay đổi đƣợc bao nhiêu”; theo quan niệm truyền thống thì “con gái
thƣờng làm việc nhà nhiều hơn con trai” [8]; và trong ý thức của cộng đồng vẫn còn
quan niệm có những việc dành riêng cho phụ nữ và nam giới. Điều này chứng tỏ
“ngƣời phụ nữ cũng nhƣ đàn ông chƣa có sự chuyển biến quan niệm truyền thống
về nghề nghiệp và vai trò giới không chỉ bị chi phối bởi đặc điểm, tính chất của
công việc mà cái chính còn bị chi phối mạnh mẽ bởi chính định kiến nghề nghiệp.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính đa dạng và xu hƣớng
biến đổi của các mô hình phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam
hiện nay, đó là xu hƣớng phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc
chỉ dành riêng cho nam giới và ngƣợc lại, nam giới cũng ngày càng tham gia nhiều
hơn vào những công việc đƣợc coi là của phụ nữ. Nhiều công việc đƣợc coi là thích
hợp cho cả phụ nữ và nam giới, không phân biệt giới tính. Số liệu điều tra gia đình
Việt Nam năm 2006 cho thấy trên 60% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng công việc sản
xuất kinh doanh là phù hợp với cả nam và nữ; gần 50% những ngƣời trả lời ở các
nhóm tuổi khác nhau quan niệm công việc chăm sóc ngƣời già, ngƣời ốm là phù

hợp với cả hai giới; ngay cả công việc tiếp khách và thay mặt gia đình giao tiếp với
17


×