Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Tuần 30. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 8 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM HOA B

Môn dạy: Luyện từ và
câu
Giáo viên dạy: Hoa Thị
Mai Ánh


Bài 1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”:
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán
giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của
mình.

Kết luận: Muốn tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng
gì?”, ta đặt câu hỏi trong đó kết thúc bằng cụm từ “ bằng
gì” và dấu Chấm hỏi.


Bài 2: Trả lời các câu hỏi sau:
a) Hằng ngày, em viết bằng gì?
Hàng ngày, em viết bằng bút máy. (bằng bút bi, bằng bút chì,...)

b) Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ. (bằng nhựa, bằng đá,...)

c) Cá thở bằng gì?
Cá thở bằng mang.

Kết luận: Khi đã có câu hỏi rồi, ta chỉ cần tìm ra câu trả lời.




Bài 3: Trò chơi: Hỏi đáp với bạn em bằng cách đặt và
trả lời câu hỏi có cụm từ: “Bằng gì?”

1, A: Bạn có biết vải được làm bằng gì
không?
B: Vải được làm bằng bông, lông
động vật.
2, A: Giấy chúng mình viết được làm
bằng gì?
B: Giấy chúng mình viết được làm
bằng gỗ.

Ví dụ:


Bài 4. Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
a) Một người kêu lên : “Cá heo !”
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần
thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm
chén pha trà,...
c) Đông Nam Á gồm mười một nước là : Bru-nây,
Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Malai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam,
Xin-ga-po.


Kết luận:
Ta có thể sử dụng dấu hai chấm khi:
+ Đằng sau là trích dẫn trực tiếp 1 câu nói.

+ Đằng sau để liệt kê các cụm từ ngang bằng.


Bài tập về nhà:
1. Em hãy đặt và trả lời 3 câu hỏi có cụm từ “Bằng
gì?”
2. Làm lại bài tập 4 trong SGK trang 102.
3. Chuẩn bị bài luyện từ và câu tuần sau: “Từ ngữ
về các nước. Dấu phẩy.”


Tạm biệt và hẹn gặp lại



×