Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá các hoạt động marketing của ngân hàng BIDV và so sánh với các đối thủ khác trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.32 KB, 12 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

Đề tài: Đánh giá các hoạt động Marketing của ngân hàng BIDV và so sánh
với các đối thủ khác trên thị trường
Bài Làm:
A/ Giới thiệu về các doanh nghiệp:
I/ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04 22205544
Fax: 04 22200399
Website: www.bidv.com.vn.
Email:
1. Ngày thành lập:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng
nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước
3. Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
1



4. Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
5. Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
7. Khách hàng- đối tác:
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…
- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng
ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương
(ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
8. Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống
và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm
phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính:

+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự

án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục
vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.

9. Cam kết:
- Với khách hàng:
+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện

ích nhất .

2


+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:
+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần .
+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương
châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
10. Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong
hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
10.1 - Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM
và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng
phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán
(Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn
vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi
nhánh
- Đầu tư – Tài chính:

+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC),
Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên
doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
(LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp
BIDV.
10.2 - Khối sự nghiệp:
3


- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
11. Ban lãnh đạo:
- Hội đồng quản trị:
+ Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của
BIDV.
+ Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà
- Ban Tổng giám đốc:
+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.
+ Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn
12. Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12.000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt
có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của
BIDV.
13. Thương hiệu BIDV:
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân
hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ

thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu
mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong
và ngoài nước.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng
trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất
nước.
II/ Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong 10 ngân hàng TMCP có
vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay. Tính đến tháng 12/2010, vốn điều lệ của
ABBANK đạt 3482 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 26.576 tỷ đồng. Sau hơn 15
năm thành lập và phát triển, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần

4


10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh
thành trên cả nước thông qua mạng lưới hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách
hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.
Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ
tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán,
sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch
vụ thanh toán quốc tế...
Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và
đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an
toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay
mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay
mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài
nước.
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…
ABBANK cũng được biết đến với sản phẩm thẻ YOUcard- Thẻ đầu tiên được

chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các ngân hàng trên toàn
quốc. Trong năm 2010, ABBANK tiếp tục cho ra mắt thành công Thẻ thanh toán
quốc tế YOUcard VISA debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách
hàng.
Các chương trình khuyến mãi:
- Chương trình khuyến mãi “ Tính điểm đổi quà – Du lịch Á Âu” được triển khai
đến 31/12/2010 với nhiều giửi thưởng hấp dẫn là các chuyến du lịch Singapore,
Hồng kông hoặc châu Âu
- Chương trình khuyến mãi hãy gửi “ Tiết kiệm thông minh” ABBANK tưng
bừng triển khai “ Tuần lễ vàng tri ân khách hàng” với nhiều quà tặng và ưu đãi
hấp dẫn dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
III/ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được
thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và
trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
- Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH

5


Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm
Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
VietinBank triển khai 2 chương trình khuyến mãi SMS CK và VietinBank at
Home
Với mong muốn đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn nữa và hướng tới
Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, từ 1/6 đến 31/8/2010,
VietinBank triển khai chương trình “Đăng ký nhanh – Khuyến mãi lớn” với dịch

vụ VietinBank at Home – Ngân hàng trực tuyến dành cho doanh nghiệp và “Cơ
hội sở hữu SMS CK với 2 ưu đãi lớn” với dịch vụ SMS CK – Chuyển khoản từ
tài khoản ATM tới tài khoản ATM qua tin nhắn SMS.
Đến với chương trình VietinBank at Home “Đăng ký nhanh – Khuyến mãi lớn”,
• Miễn phí đăng ký dịch vụ
• Miễn phí 02 thẻ RSA đầu tiên
• Miễn phí 03 tháng phí duy trì dịch vụ
• Miễn phí 05 giao dịch chuyển tiền đầu tiên qua VietinBank at Home.
Bên cạnh chương trình khuyến mãi của VietinBank at Home, khi đăng ký mới
dịch vụ SMS CK, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi sau:
• Miễn phí thực hiện giao dịch chuyển khoản đến hết 31/08/2010.
• Miễn phí đăng ký gói dịch vụ “SMS Banking 3 trong 1”, bao gồm: Vấn tin số
dư, Vấn tin lịch sử giao dịch, Nhận thông báo biến động số dư,…
Dịch vụ VietinBank at Home ra đời từ mong muốn giúp khách hàng tiết kiệm tối
đa thời gian và chi phí đi lại để giao dịch với ngân hàng.
Dịch vụ SMS Banking của VietinBank ra đời từ mong muốn đem đến cho khách
hàng những công cụ quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch đơn giản, thuận
tiện thông qua hệ thống SMS.

B/ Phân tích chiến lược marketing của Ngân hàng An Bình và Ngân hàng
VietinBank:
Trước hết ta phải nói rằng thị trường tài chính ngân hàng hiện nay là một
thì trường hấp dẫn, chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã xin
thành lập ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Vì vậy mà các Ngân hàng đã được
thành lập và đang đi vào hoạt động đều tìm mọi biện pháp thu hút và lôi kéo
khách hàng về với mình cụ thể như 3 ngân hàng đã giới thiệu trên. Với mỗi ngân
hàng đều có những thế mạnh riêng và ngoài những sản phẩm mang tính truyền
6



thống đối với mọi ngân hàng đó là cho vay và huy động tiền gửi thì mỗi ngân
hàng đều có những chiến lược về sản phẩm riêng cũng như về thị trường và
những chiến lược marketing cho những sản phẩm mang tính truyền thống để có
được sự khác biệt nhằm giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới. Để
làm rõ và hiểu thêm về những chiến lược của mỗi ngân hàng đặc biệt là Ngân
hàng An Bình và Ngân hàng VietinBank tiến đến so sánh với Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt nam(BIDV) để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối
đe dọa đối với BIDV..
1/ Ngân hàng An Bình (ABBANK): Với hơn 100 chi nhánh, phòng giao
dịch tại các Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc như vậy ta có thể thấy rằng chiến
lược Marketing của ABBank là sự phân khúc thị trường đó là sự phân chia thị
trường ra thành thị trường thành thị và thị trường nông thôn và ABBank đã lựa
chọn thị trường thành thị để đưa ra những định hướng phát triển và các chương
trình riêng, đáp ứng nhu cầu của thị trường đã lựa chọn. Đi cùng với việc phân
khúc thị trường là việc phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu để có những
chiến lược và những sản phẩm dịch vụ đáp ứng từng loại khách hàng khác nhau
và ta cũng thấy định hướng của ABBank về khách hàng mục tiêu là nhóm khách
hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.
- Với nhóm khách hàng doanh nghiệp ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh
toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản,
dịch vụ thanh toán quốc tế... Đưa ra những sản phẩm trên với chiến lược quảng
bá về khả năng cũng như sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tiện ích để cho các
doanh nghiệp thấy được các sản phẩm dịch vụ và thu hút khách hàng và lôi kéo
khách hàng đang có mối quan hệ với các Ngân hàng khác về với mình. Với thị
trường cạnh tranh như hiện nay và nhất là thị trường ở các Tỉnh và Thành phố
lớn luôn được coi là thị trường tiềm năng và là thị trường mục tiêu của các Ngân
hàng.
- Với nhóm khách hàng cá nhân ABBANK luôn lựa chọn là những khách
hàng có nguồn thu nhập ổn định và với phương châm ABBANK cung cấp
nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu

dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay
tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn
lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán, chuyển
tiền trong và ngoài nước. Với mục tiêu khách hàng cá nhân ABBANK đưa ra
những sản phẩm về tiết kiệm, cho vay phục vụ nhu cầu cuộc sống nhằm thu hút
7


những khách hàng là công nhân viên chức là chính vì họ có nguồn thu nhập ổn
định, có khả năng về tài chính , những khách hàng đang kinh doanh lớn, ổn định
như cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay du học đó là một chiến lược
nhằm lôi kéo những khách hàng là cán bộ công nhân viên chức có nguồn thu
nhập ổn định nhưng do có nhu cầu nhưng chưa đủ số tiền cần thiết và ABBANK
có thể giúp học thực hiện được nhu cầu của họ thông qua việc họ dùng nguồn
thu nhập ổn định là tiền lương hàng tháng để đảm bảo cho khoản vay mà
ABBANK cho vay.
- Ngoài chiến lược phân khúc thị trường khách hàng và những sản phẩm
về tín dụng, các dịch vụ phục vụ những đối tượng khách hàng mục tiêu của
mình. Trong năm 2010 ABBANK cho ra mắt sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế
YOUcard VISA debit nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.
Bên cạnh đó còn đưa ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi và những chiêu thức
khuyến mãi khác nhau nhằm thu hút nguồn tiền gửi và những khách hàng mới
bằng các hình thức khuyễn mãi cho những sản phẩm đó khi khách hàng đến
quan hệ và gửi tiền tại ABBANK như: chương trình khuyến mãi “ Vui thanh
toán – Nhận quà ngày – Cơ may trúng thưởng”; Chương trình “ Tính điểm đổi
quà – Du lịch A ÂU” nhằm thu hút khách hàng có nguồn tiền kiều hối gửi về
đến giao dịch tại ABBANK thường xuyên và được tính điểm để sau đó đổi lấy
một phần quà tương ứng với số điểm của khách hàng; Chương trình “ Tuần lễ
vàng tri ân khách hàng” là một chiến lược khách hàng nhằm tạo cho những
khách hàng đã quan hệ với ABBANK có một cảm giác luôn gần gũi và được

chăm sóc thường xuyên; Chương trình khuyến mãi hưởng ứng Đại lễ 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội với 1000 món quà cho khách hang
2/ Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank)
- Với 150 Sở giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ quỹ tiết
kiệm trên toàn Quốc như vậy ta có thể thấy rằng chiến lược Marketing của
Vietinbank cũng đã có sự khác biệt so với ABBank, đó là sự phân khúc thị
trường của Vietinbank không chỉ tập trung tại các tỉnh thành phố, mà còn mở
rộng hơn đến thị trường nông thôn nhưng đó là những thị trường nông thôn có
điều kiện hoạt động kinh doanh sầm uất hoặc những làng nghề danh tiếng. Đi
cùng với việc phân khúc thị trường là việc phân loại đối tượng khách hàng mục
tiêu để có những chiến lược và những sản phẩm dịch vụ đáp ứng từng loại khách
hàng khác nhau. Ta cũng có thấy được chiến lược của Vietinbank đối với thị

8


trường nông thôn là những khách hàng lớn có tiềm năng, còn đối với những
khách hàng nhỏ lẻ sự phục vụ có hạn chế hơn.
- Vietinbank là một ngân hàng có bề dày hơn với ABBANK nên lượng
khách hàng và số dư lớn hơn, chính vì điều đó mà chiến lược của Vietinbank là
tập trung nghiên cứu và tung ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng
tốt hơn, thu hút khách hàng mới như: tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA,
MASTER quốc tế, SMS Banking 3 trong 1 bao gồm Vấn tin số dư, Vấn tin lịch
sử giao dịch, Nhận thông báo biến động số dư, SMS chuyển khoản – chuyển
khoản từ tài khoản ATM tới tài khoản ATM qua tin nhắn SMS, ngoài ra còn sản
phẩm VietinBank at Home là một loại dịch vụ với mong muốn giúp khách hàng
tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại để giao dịch với ngân hàng. Với
VietinBank at home, các doanh nghiệp có thể dẽ dàng quản lý tài khoản thông
việc vấn tin tài khoản của mình tại nhà và không phải mang giấy tờ thanh toán
đến ngân hàng như trước nữa mà chỉ cần dùng máy tính tại nhà gửi lệnh thanh

toán đến ngân hàng.
- Ngoài việc nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới VietinBank cũng
như các ngân hàng khác là đưa ra những hình thức khuyến mãi để thu hút khách
hàng mới cũng như duy trì khách hàng cũ khỏi ra đi bởi những chiến lược
Marketing của các ngân hàng khác như: Chương trình khuyến mãi “Đỗ là Được”
với hình thức quay số trúng thưởng với giải đặc biệt là 50 triệu đồng; Đối với
chương trình VietinBank at home “ Đăng ký nhanh – Khuyến mãi lớn”nhằm thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ trên sẽ được khuyến mãi bằng hình thức Miễn
phí đăng ký dịch vụ, miễn phí 02 thẻ RSA đầu tiên, miễn phí 3 tháng phí duy trì
dịch vụ…
C/ So sánh chiến lược marketing của Ngân hàng An Bình và Ngân hàng
VietinBank với chiến lược marketing của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt nam (BIDV)
- Qua hai ngân hàng trên ta có thể thấy rằng BIDV có một sự khác biệt rõ
ràng chiến lược Marketing thiên về chính sách khách hàng bán lẻ là chính và đối
tượng khách hàng là những hộ sản xuất kinh doanh kinh doanh các ngành nghề,
cho vay nhỏ lẻ, phục vụ tới tận làng xã, chính vì điều đó mà ta cũng có thể thấy
mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng của BIDV là lớn nhất trong 3 ngân
hàng, với số lượng 103 chi nhánh cấp 1 và 1.170 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
trên qoàn quốc; với 150.000 khách hàng cá nhân và 20.000 khách hàng doanh
nghiệp.
9


- Với số lượng khách hàng lớn hơn các ngân hàng khác nhưng BIDV vẫn
không ngừng đưa ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng cũ và thu
hút những khách hàng mới tiềm năng như đưa ra sản phẩm InternetBanking với
tiện ích giúp khách hàng giao dịch trực tuyến với ngân hàng tại nhà mà không
mất thời gian đến trụ sở ngân hàng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng; Đối với
thẻ VISA đưa ra những hạng thẻ để có thể đáp ứng được cho từng nhu cầu khách

hàng khác nhau đó là thẻ hạnh chuẩn và vàng giá trị bảo hiểm lên tới 10 triệu
đồng, thẻ hạng bạch kim giá trị bảo hiểm là 3.000USD, Tiết kiệm có kỳ hạn đảm
bảo giá trị bằng vàng, tiết kiệm bậc thang với những mức lãi suất theo kỳ hạn rút
linh hoạt…
- Ngoài ra với chiến lược quảng cáo của mình chắc ai cũng không thể
không biết đến BIDV Thường xuyên có các chương trình ủng hộ các quỹ từ
thiện, các cuộc thi Hoa hậu, các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn như
“Tiết kiệm mừng xuân – trúng thưởng giá trị bằng 100 cây vàng”; Tiết kiệm dự
thưởng “ Mùa vàng bội thu” chương trình tiết kiệm đắc lộc… là những chiến
lược về sản phẩm nhằm đưa ra sản phẩm mới có sức hấp dẫn về giải thưởng
nhằm thu hút khách hàng.
Qua giới thiệu về 3 ngân hàng và phân tích về chiến lược Marketing của
hai ngân hàng VietinBank, ABBank và so sánh với chiến lược Marketing của
BIDV ta có thể thấy được mỗi ngân hàng với những sản phẩm mang tính truyền
thống giống nhau thì các ngân hàng đều có chiến lược về quảng cáo, khuyến mãi
để nhằm thu hút khách hàng đến với mình, ngoài ra mỗi ngân hàng đều có một
chiến lược về thị trường tương đối khác nhau. Tuy nhiên vẫn có điểm giống
nhau đó là thị trường thành thị và tương lai không xa thị trường bán lẻ cũng là
điểm đến của ABBank và VietinBank. Chính vì lẽ đó mà sự cạnh tranh của các
ngân hàng sẽ ngày càng cao và sẽ phải có sự thay đổi về chiến lược của mỗi
ngân hàng. Như ta đã biết với thị trường tài chính bây giờ đã có sự cạnh tranh
gay gắt mà nhiều ngân hàng đã bắt đầu tiến đến thị trường bán lẻ và sắp tới các
ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng mới sẽ được thành lập nhiều hơn thì
thị trường thành thị sẽ là một thị trường nhỏ bé từ đó các ngân hàng sẽ phải đưa
ra chiến lược tập trung chủ yếu sẽ là thị trường bán lẻ. Chính vì vậy mà đối với
BIDV cũng cần phải tìm hiểu và đưa ra những chiến lược Marketinh như thế nào
để giữ được thị phần như bây giờ và còn phải phát triển hơn. Để làm được điều
đó ta dùng công cụ SWOT để phân tích đánh giá môi trường kinh doanh của
BIDV hiện tại cũng như tương lai.
10



Công cụ phân tích SWOT:
* Điểm mạnh:
- Là một ngân hàng thương mại có tổng số vốn lớn nhất trong hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam.
- BIDV là một ngân hàng đã đi thâm nhập thị trường trước các ngân hàng
thương mại .
Mạng lưới lớn với hơn 103 chi nhánh cấp 1 và 1.170 phòng giao dịch quỹ tiết
kiệm, đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, có số lượng khách hàng
nhiều hơn các ngân hàng khác.
- Màng lưới rộng khắp trên toàn quốc sẽ đáp ứng được các dịch vụ cho khách
hàng thuận lợi hơn các ngân hàng khác.
- Đối BIDV là một doanh nghiệp quốc doanh lớn tại Việt Nam, nó được thành
lập dựa trên định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Do đó nó được sinh ra trong môi trường đầy thuận lợi, nhiều người trong và
ngoài nước biết đến.
- BIDV đã có những khách hàng quen thuộc trong khi đối thủ cạnh tranh chưa
có và đang bắt đầu tìm kiếm.
- BIDV có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng chiến lược Marketing của mình.
- Sản phẩm của BIDV đã có thương hiệu trên thị trường.
* Điểm yếu:
- Là một ngân hàng thương mại với 100% vốn nhà nước nên sự cạnh tranh
không cao, cơ chế quản lý không linh hoạt.
- Tổ chức bộ máy cồng kềnh,thủ tuc rườm rà.
- Bởi mạng lưới lớn nên việc thay đổi công nghệ và trang bị máy móc thiết bị
phục vụ cho sự cạnh tranh là chậm hơn so với các ngân hàng khác.
- BIDV khá thỏa mãn với thành công hiện tại của mình, còn các doanh nghiệp
khác đang khao khát hướng tới thành công.
- Các doanh nghiệp khác có thể thu hút một số khách hàng của BIDV, trong khi

BIDV ít có thể thu hút được khách hàng của các doanh nghiệp này.
* Cơ hội:
- Thị trường chưa có sự cạnh tranh bán lẻ đó là cơ hội cho BIDV đẩy mạnh hơn
nữa cho việc phát triển cả về thị phần và số lượng khách hàng
- BIDV hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Châu Á Thái Bình Dương
(APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng bán lẻ Quốc tế (CICA) và Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á (ABA) là cơ hội cho BIDV tiếp cận được các dự án đầu tư
vào Việt Nam và thị trường đầu tư chính là bán lẻ là cơ hội củng cố vị trí và
11


khẳng định thương hiệu của mình đối với các đối thủ cạnh tranh về thị trường
bán lẻ.
- Rào cản ra nhập ngành còn cao bởi sự đòi hỏi về vốn lớn là cơ hội cho BIDV
có thời gian để mở rộng thị trường bán lẻ, củng cố và khảng định thương hiệu
của mình.
* Thách thức:
- Thị trường ngày càng thu hẹp bởi nhiều ngân hàng sẽ được thành lập trong một
vài năm tới.
- Các ngân hàng sẽ tiếp cận đến thị trường bán lẻ, bán lẻ và sự cạnh tranh sẽ
càng ngày càng cao.
- Chảy máu chất xám, bởi các ngân hàng mới thành lập sẽ trả mức lương cao để
thu hút lao động có kinh nghiệm của BIDV sang làm việc.
- Áp lực khi Việt Nam thực hiện cam kết khi gia nhập WTO là việc mở cửa cho
các ngân hàng nước ngoài vào với sức mạnh về vốn nó là mối đe dọa cho các
ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho BIDV nói riêng.
- BIDV khá thỏa mãn với thành công hiện tại của mình, còn các doanh nghiệp
khác đang khao khát hướng tới thành công.
- Các doanh nghiệp khác có thể thu hút một số khách hàng của BIDV, trong khi
BIDV ít có thể thu hút được khách hàng của các doanh nghiệp này.

Tóm lại, để có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và hiệu quả BIDV cần
phải xem lại và đầu tư cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp mình,
cũng như đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với hiện tại và không bị lỗi thời
trong tương lai, nghiên cứu đưa ra những dòng sản phẩm mới, tiện ích mang tính
phát triển, phải đưa ra được chiến lược Marketing sao cho khẳng định được giá
trị doanh nghiệp cũng như giá trị thương hiệu của BIDV trên thị trường trong
nước cũng như thị trường Quốc tế trong tiến trình thực hiện các cam kết khi gia
nhập WTO. Nếu không muốn tình trạng bao công lao và tiền tỷ đổ vào các hoạt
động tiếp thị trong khi giá trị thương hiệu vẫn là những mong muốn mơ hồ và xa
vời đối với BIDV cũng như không có trong suy nghĩ của mọi người và bạn bè
các nước.

12



×