Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

So sánh chiến lược marketing của công ty thông tin viễn thông điện lực và các đối thủ trên thị trường viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.09 KB, 14 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

So sánh chiến lược Marketing của Công ty Thông tin Viễn thông Điện
lực và các đối thủ trên thị trường Viễn thông

Bài làm.
Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức
lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing
là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu
cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa
mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà
các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình
thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình
quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần
và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị
với những người khác.


Khái niêm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong
muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các
mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Hiện tôi đang
công tác tại Công ty Thông tin viễn thông điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam.
Trong khuôn khổ của môn học Quản trị Marketing và đề bài tập cá nhân tôi xin phép
được lựa chọn doanh nghiệp mà tôi đang công tác để thực hiện bài tập này.
I.

Giới thiệu về Công ty Thông tin Viễn thông điện lực


Tên doanh nghiệp:



Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực



Tên giao dịch quốc tế:



Trụ sở chính:

30A Phạm Hồng Thái, Hàng Bún, Ba Đình, Hà

Cơ quan sáng lập:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNTelecom

Nội


Lĩnh vực kinh doanh chính:
 Kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, công nghệ thông tin
trong nước và quốc tế.
 Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công
nghệ thông tin.
 Vận hành khai thác các hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ sản xuất, truyền
tải, phân phối và kinh doanh điện.
 Lắp đặt các công trình điện lực.

 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp thiết bị, vật tư, sản phẩm hàng hoá.
EVNTelecom là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập
từ năm 1995. Với nhiệm vụ ban đầu là đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong toàn
ngành điện, cùng với thời gian EVNTelecom đã lớn mạnh và phát triển trở thành một
trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được Chính phủ cho phép cung cấp đầy đủ


các dịch vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam. Đó là các dịch vụ: Truyền dẫn, Các
dịch vụ mạng CDMA, 3G và các dịch vụ Internet…
II.

Nhận định về thị trường viễn thông
Thực tế cho thấy sau khi ngành viễn thông bắt đầu chuyền từ thế độc quyền

sang cạnh tranh trên tất cả các loại dịch vụ, thị trường dịch vụ thông tin di động của
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu phát triển rất ấn tượng với hàng loạt các doanh
nghiệp viễn thông hàng đầu của thế giới tham gia đầu tư dưới dạng liên doanh, liên
kết với các doanh nghiệp trong nước. Sau MobiFone, hàng loạt các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ khác liên tiếp ra đời như VinaPhone, S-Fone, Viettel, EVNTelecom,
VietnamMobile, G-Tel và mới đây nhất là Đông Dương Telecom đã nhanh chóng đem
đến cho người dân những dịch vụ, những tiện ích mới nhất, góp phần quan trọng vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể nói, thị trường viễn thông là một trong những ngành có tốc độ phát triển
nhanh nhất hiện nay. Tổng doanh thu thuần bưu chính - viễn thông năm 2009 đạt
143.314 tỷ đồng, tăng gần 61% so với năm 2008. Số thuê bao điện thoại di động tăng
40,5%. Số thuê bao internet đến cuối tháng 12/2009 đạt 3 triệu thuê bao tăng 45,5% so
với cùng thời điểm năm 2008. Việc cắt giảm giá cước, mở rộng nâng cấp mạng lưới,
giảm giá thiết bị đầu cuối và tăng chi phí marketing là các nhân tố tạo nên mức tăng
trưởng ngoạn mục này.
Việc tăng trưởng này đã làm cho dịch vụ viễn thông ngày càng cạnh tranh quyết

liệt để thu hút thuê bao đó chính là đặc điểm nổi trội trong giai đoạn này. Trong bối
cảnh kinh tế đang khó khăn có thể dễ dàng nhận thấy một nghịch lý là trong khi vật
giá của các mặt hàng khác ngày càng leo thang thì lĩnh vực viễn thông đang có chiều
hướng ngày càng giảm do dịch vụ di động đã bão hòa.
Thị trường viễn thông di động đã bão hòa nên định hướng cạnh tranh của nhà
cung cấp dịch vụ dần chuyển sang hướng cải thiện chất lượng dịch vụ, uy tín kinh
doanh hơn là giá thành và khuyến mại. Chính vì vậy, yếu tố “Thương hiệu, kinh
nghiệm, uy tín kinh doanh” được tất cả các doanh nghiệp đánh giá là lợi thế cạnh


tranh hàng đầu giữa các doanh nghiệp. Đó cũng là yếu tố tạo ra sự trung thành của
khách hàng sử dụng dịch vụ - mà theo một doanh nghiệp cũng là một lợi thế cạnh
tranh khác.
III.

Thực trạng cạnh tranh

1 - Về khuyến mại
Mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng khốc khốc liệt, chủ yếu
thông qua khuyến mại, giảm giá. Thị trường viễn thông di động đã chứng kiến cơn
bão giảm giá dịch vụ trong năm 2007-2008 giữa các nhà cung cấp để tranh giành thị
trường. Trong các năm 2007-2008, dịch vụ viễn thông di động bước vào giai đoạn
cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp; gần như tất cả các nhà cung cấp đều tập
trung vào một chiến lược duy nhất: Cạnh tranh thông qua giảm giá dịch vụ, khuyến
mại. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của giảm giá, khuyến mại làm cho người tiêu
dùng được tiếp cận, sử dụng dịch vụ với chi phí rẻ hơn, các chiến dịch khuyến mãigiảm giá rầm rộ của các nhà cung cấp nhiều trường hợp đã vượt quá giới hạn, ảnh
hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Đối với lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động, các nhà mạng di động đang sử
dụng công cụ giá để tiến hành cạnh tranh.
Có thể nói, mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông hiện nay là rất cao.

Với việc triển khai dịch vụ 3G, các nhà mạng hiện nay cũng đang đưa ra các gói cước
và mức giá hấp dẫn đối với loại dịch vụ này. Và đây là dịch vụ được đánh giá rất tiềm
năng, mang lại lợi nhuận cao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động đang hiệu
bão hòa.
IV.Phân tích chiến lược Marketing của Viettel và EVNTelecom
A - EVNTelecom
1. Mô hình SWOT dịch vụ EVNTelecom 3G
Điểm mạnh (S):


- EVNTelecom là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng
lớn nhất tại Việt nam và là nhà cung cấp dịch vụ 3G thứ tư gia nhập thị trường.
-

Khách hàng trong ngành và gia đình các khách hàng trong ngành chắc chắn là
các khách hàng tiềm năng và trung thành với dịch vụ EVNTelecom 3G của
EVNTelecom.

- Mạng 3G của EVNTelecom hoàn toàn độc lập với mạng 2G CDMA hiện tại do
vậy hiện tượng gián đoạn thông tin do chờm sóng 2G và 3G mà của các nhà
cung cấp khác đang gặp phải là không có.
- Giá cước của EVNTelecom hiện đang khá cạnh tranh so với các nhà cung cấp
khác.
Điểm yếu (W):
- Phạm vi phủ sóng còn hạn chế so với các nhà cung cấp 3G hiện tại, tiến độ triển
khai hạ tầng mạng chậm.
-

Nguồn nhân lực và nguồn vốn thiếu, công tác giám sát chỉ đạo triển khai chưa
sát sao và kịp thời.


- Số lượng thuê bao chuyển đổi từ 2G sang 3G của EVNTelecom ít hơn nhiều so
với các nhà cung cấp đã có thị phần di động tương đối lớn trên thị trường.
Ngoài ra, phương thức đăng ký chuyển đổi thuê bao từ 2G sang 3G của
EVNTelecom cũng phức tạp hơn rất nhiều (phải đến tận cửa hàng để hòa mạng
thay vì có thể nhắn tin đăng ký dịch vụ 3G như của các nhà cung cấp 3G khác).
- EVNTelecom chưa có kênh phân phối của riêng mình mà vẫn phụ thuộc chủ
yếu vào kênh phân phối của Điện lực trong khi số lượng kênh hiện có của Điện
lực còn rất hạn chế.
- Uy tín và hình ảnh thương hiệu của EVNTelecom trên thị trường đang có chiều
hướng giảm sút.
- Công tác triển khai các chương trình chính sách thiếu chuyên nghiệp, manh
mún. Năng lực cạnh tranh, phản ứng với thị trường còn yếu.


Cơ hội (O):
- Là một trong năm nhà cung cấp dịch vụ được cấp giấy phép 3G và đã chính
thức triển khai cung cấp dịch vụ, EVNTelecom có cơ hội lớn trong triển khai
kinh doanh dịch vụ 3G khi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ 3G đều có xuất phát
điểm gần như nhau. EVNTelecom hoàn toàn « Bình đẳng » với các nhà cung
cấp 3G khác trong triển khai dịch vụ 3G.
- Chất lượng dịch vụ 3G của các ông lớn Viettel, MobiFone, Vinaphone đang
không ổn định, thường xuyên xảy ra tình trạng chờm sóng 2G, 3G.
- Thị trường di động Việt Nam trong vài năm gần đây có mức tăng trưởng hết sức
ấn tượng.
Thách thức (T):
- Xu hướng giảm giá cước dẫn đến giảm doanh thu dịch vụ viễn thông của
EVNTelecom bị ảnh hưởng, sự rời mạng đang và sẽ diễn ra khốc liệt.
- Có nguy cơ phải cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp di động có tiềm lực
mạnh, đã chiếm thị phần di động rất lớn.

- Mức sống của người dân có tăng nhưng vẫn đang ở mức thấp trong khi dịch vụ
3G là dịch vụ công nghệ cao, giá thiết bị và giá dịch vụ chắc chắn sẽ khá cao so
với thu nhập người dân, dịch vụ 3G sẽ tỏ ra chưa phù hợp với phần đông người
dân khu vực nông thôn và ngoại thành giai đoạn đầu (3-5 năm tới) nếu không
có chính sách trợ giá phù hợp.
Chiến lược Marketing dịch vụ 3G của EVNTelecom
Chiến lược SO
-

Đẩy nhanh tiến độ mạng lưới, ổn định chất lượng mạng đảm bảo cung cấp dịch
vụ thành công

Chiến lược WO
- Chỉ triển khai những khu tập trung, không đầu tư dàn trải, đối tượng khách hàng
3G tập trung chủ yếu khu vực thành thị, các thị trấn thị tứ


-

Đa dạng hoá các kênh phân phối đặc biệt là kênh bán hàng trực tiếp

Chiến lược ST
- Chính sách TBĐC phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, thực hiện hỗ trợ giá
đặc biệt với các khách hàng 2G E-Mobile chuyển sang 3G.
- Tập trung phát triển thuê bao EVNTelecom 3G trong ngành và người thân, bạn
bè của CBCNV trong ngành.
- Thực hiện ban hành các gói cước dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách
hàng.
- Tăng cường triển khai các dịch vụ GTGT trên nền 3G nhằm tạo thói quen sử
dụng dịch vụ GTGT của khách hàng, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng

và mang lại doanh thu cho EVNTelecom trong đó tập trung vào một số dịch vụ
E-Learning, Voice Mail…
Chiến lược WT
-

Giữ chân khách hàng đang sử dụng E-Mobile chuyển sang 3G và thu hút khách
hàng 3G mới.

- Mang lại dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất là mục tiêu trong chiến lược của
EVNTelecom trong cung cấp dịch vụ 3G. Do vậy, các đòi hỏi về chất lượng
dịch vụ và chất lượng phục vụ dịch vụ 3G khắt khe hơn nhiều dịch vụ 2G.
Chiến lược truyền thông , quảng cáo
Làm thể nào để xây dựng những ấn tượng, cảm nhận tốt về thương hiệu, dịch vụ
trong tâm trí cũng như trái tim người tiêu dùng. Để làm được điều này có rất nhiều
cách và công cụ, nhưng đắc lực nhất vẫn là PR và Quảng cáo, nếu thực hiện không
tốt đồng nghĩa với việc tạo nên một thương hiệu tồi. Do vậy, các nhân tố cơ bản
quyết định đến sự thành công của công tác truyền thông quảng bá dịch vụ 3G của
EVNTelecom là:
Các nhân tố thành công cho giá trị thương hiệu và truyền thông


Giá trị thương hiệu và cấu trúc

Có định hướng thương hiệu và

thương hiệu cần được xây dựng rõ

truyền thông chiến lược lâu dài phù

ràng và thống nhất


hợp

Thương hiệu truyền thông cần đơn
giản, dễ hiểu, đáng tin cậy và có
sức hấp dẫn

Các công cụ truyền thông media cần
được xây dựng phù hợp với từng đối
tượng khách hàng và mục tiêu của
doanh nghiệp

Truyền thông bên trong nội bộ

Phải thực hiện theo đúng các thông

cũng quan trọng như quảng cáo

điệp truyền thông đã cam kết. Không

bên ngoài

nên đưa ra kỳ vọng quá cao

Sự thành công của doanh nghiệp
cần dựa trên phương án truyền
thông tổng thể chứ không phải là
các chương trình khuyến mại tạm

Theo dõi và đánh giá thường xuyên

hiệu quả của công tác quảng cáo

thời
a) Mục tiêu truyền thông: Thương hiệu và dịch vụ 3G của EVNTelecom sẽ được
truyền thông qua các hoạt động tiếp thị trên các phương tiện truyền thông đa
dạng.
- Đối tượng khách hàng: Phải xác định rõ đối tượng khách hàng sẽ nhận thông
điệp truyền thông (khách hàng hiện hữu/khách hàng tiềm năng, hoặc phân
theo đối tượng khách hàng theo lứa tuổi, địa lý, thu nhập, tâm lý hoặc lối
sống…).
b) Các hình thức truyền thông: PR, quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả khi các khách
hàng biết đến và sử dụng dịch vụ 3G của EVNTelecom. Do vậy, mỗi phương
tiện truyền thông có những đặc trưng riêng biệt, có những điểm mạnh nhưng
cũng có những điểm yếu. Vì vậy, một chiến dịch quảng cáo được đánh giá là
thành công khi lợi dụng được tất cả các thế mạnh của từng loại phương tiện


truyền thông đó theo từng thời điểm. Có thể chọn một hoặc vài hình thức quảng
cáo dưới đây cho phù hợp với chiến lược truyền thông trong từng giai đoạn.
- PR quảng bá thương hiệu EVNTelecom:
 PR qua những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội
khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
 Tài trợ: Tài trợ tổ chức các sự kiện lớn vể thể thao, triển lãm, đua xe đạp,
giải chạy việt dã, các trò chơi trên truyền hình ….
 Quảng bá thương hiệu trên phim ảnh.
 Quảng cáo qua các hoạt động ngoài trời.
 Quảng cáo trên xe buýt, taxi.
 Quảng cáo ngoài trời (banner)
- PR, quảng cáo thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng
- PR, quảng cáo thương hiệu, dịch vụ tại các trường học, các điểm công cộng

B - Viettel
1) Nghiên cứu nội lực
- Viettel sở hữu nguồn vốn lớn, có lợi thế cạnh tranh, có sự tín nhiệm cao của
khách hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ của công ty.
- Có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên nghiệp và năng động.
- Cơ sở kĩ thuật mạng Bưu chính Viễn thông đã được đầu tư nâng cấp trên sở đầu
tư cho khoa học công nghệ cao, với chi phí thấp mà hiệu quả, và giá cả phải chăng.
-Tổng công ty còn có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống ngành với mạng lưới Bưu
chính Viễn thông rộng khắp cả nước.
- Chiến lược kinh doanh rõ ràng, linh hoạt


2) Phân tích về hoạt động Maketting
- Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình
dịch vụ nhất. Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. Viettel có những sản phẩm thì hướng
tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo mức
thu nhập.
- Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone,
Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile và Beeline thì
người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel. Đó là:
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của
Viettel lên tới hơn 40 triệu thuê bao, chiếm trên 40% thị phần di động.
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất: Hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm
thu phát sóng, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu đến
vùng nông thôn, vùng hải đảo xa xôi. Thuê bao di động Viettel có thể gọi đi bất cứ
đâu, bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.
- Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất: giá cước Viettel cung cấp rất hấp dẫn.
Những gói cước của Viettel thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách
hàng. Bản thân nhân viên trực tổng đài giải đáp như chúng ta đã thật sự hiểu ý nghĩa

của từng sản phẩm Viettel đang cung cấp trên thị trường.
- Doanh nghiệp có gói cước hấp dẫn nhất: những gói cước như Happy Zone,
Homephone không cước thuê bao, Sumo sim hay “Cha và con” đều là những gói cước
khác biệt mà không một doanh nghiệp viễn thông nào có.
- Bên cạnh đó, Viettel cũng là doanh nghiệp có những nhiều chương trình gắn liền
với những lợi ích to lớn của xã hội hoặc chính sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt đến
người nghèo và trẻ em nhất: với quan điểm kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, các
chương trình như Mạng Internet cho bộ giáo dục, hội nghị thoại cho Bộ Y Tế, Viettel
đã giúp cho hàng triệu triệu học sinh, sinh viên và giáo viên có cơ hội tiếp xúc với
khoa học công nghệ, nền tri thức hiện đại; cho các bác sỹ, y tá và những người làm


việc trong ngành y dù ở cách xa nhau hàng nghìn kilômet về mặt địa lý vẫn có thể
đàm thoại, hội thảo với nhau về một ca phẫu thuật khó… như đang cùng ngồi tại một
hội trường vậy.
- Chính sách ưu đãi
+ Ưu đãi về dịch vụ: được phục vụ riêng tại khu vực dành cho khách hàng
VIP tại các siêu thị Viettel trên toàn quốc, ưu tiên trả lời trước khi gọi điện tổng đài
19008198, hoãn chặn cước, được cài đặt và thử nghiệm các dịch vụ mới, miễn phí đặt
cọc Roaming…
+ Ưu đãi về chi phí: Khách hàng có thể đổi điểm thành tiền trừ vào cước/tài
khoản (đổi 1 điểm bằng 20 đồng), miễn giảm cước phí khi sử dụng dịch vụ các dịch
vụ giá trị gia tăng, nhận quà sinh nhật hàng năm..v…v. Đặc biệt, với thẻ Hội viên
Viettel Privilege, khách hàng còn được giảm giá khi sử dụng dịch vụ của các đối tác
liên kết của Viettel trên toàn quốc.
- Chức năng định giá bán
- Giá cả là một trong các công cụ thuộc phối thức marketing mà công ty sử dụng
để đạt được mục tiêu marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp
với những quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một
chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Nhờ chiến lược định giá bán phù

hợp, giá cả dịch vụ vá các sản phẩm của Viettel được coi là cực kì hấp dẫn như hiện
nay đã giúp cho Viettel có thể cạnh tranh được các đối thủ lớn.
Nhân tố bất lợi
- Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn
thông khác như MOBIEPHONE, VINAPHONE, SPHONE, BEELINE…
- Thói quen sử dụng các dịch vụ Viễn thông, internet ở Việt Nam hiện nay tăng
nhanh nhưng vẫn còn ở mức thấp.
- Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến
những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới.


- Sự khủng hoảng kinh tế giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ.
- Đòi hỏi chất lựợng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ
Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…
* PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

2. Chiến lược phát triển thị trường
Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và
đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các
tỉnh thành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh
giá. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn.
Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Công ty đã đưa ra các gói dịch vụ phù


hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng
khả của Công ty nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực có
lợi thế.
- Viettel hiện có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettel
lên tới hơn 22 triệu thuê bao, chiếm trên 42% thị phần di động đồng thời cũng chiếm

thị phần lớn trong các sản phẩm và dịch vụ khác mà Công ty đang kinh doanh.
- Về chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã tìm kiếm những phân khúc thị
trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối
tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao). Và mạng này
đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn. Dịch
vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệu người sử dụng.
Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như I-share - sẻ chia tài khoản, dịch
vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động…
- Công ty đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Hiện nay công ty đã mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình sang thị trường Lào và Campuchia.
- Với chiến lược giá mà công ty đưa ra rất hấp dẫn cùng với chiến lược Maketting
mạnh mẽ nhằm tới việc thu hút những khách hàng sử dụng mới.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm.
- Là công ty hoạt động trong nghiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa
dạng thích hợp , có khả năng cạnh tranh thị trường. Với thị trường rộng lớn trong
nước và ngoài nước. Đồng thời khách hàng luôn luôn quan tâm đến các sản phẩm và
dịch vụ của Viettel. Vì vậy mà Công ty đã và đang nghiên cứu đưa ra chiến lược phát
triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, với nhu cầu thị trường.
Đối với chất lượng: Chất lượng được đo từ đầu vào cho đến đầu ra cho các sản
phẩm và các loại hình dich vụ của Công ty, do đó trước tiên cần phải đảm bảo đầu vào
đạt đúng tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất với công nghệ mới nhất


- Phổ cập và mở rộng phạm vi thị trường cho các dịch vụ: điện thoại, bưu phẩm,
dịch vụ di động, Internet. Chiến lược tăng trưởng sẽ giúp cho Viettel mở rộng qui mô
về thị trường, về sản phẩm, dịch vụ thực hiện được mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục
vụ, chiếm ưu thế về thị phần cũng như ảnh hưởng đối với khách hàng.Cho phép
Viettel tập hợp mọi nguồn lực của Công ty vào các hoạt động sở trường và truyền
thống của mình để tập trung khai thác các điểm mạnh , phát triển quy mô kinh doanh
trên cơ sở ưu tiên chuyên môn hóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ.

Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp mà thị phần và quy mô của Viettel không những chiếm
thị phần lớn nhất mà ngày càng mở rộng trong cả các lĩnh vực khác.

Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn học Quản trị marketing
2. MBA trong tầm tay chủ đề Marketing- Charles D Schewe & Alexander Hiam
3. Báo cáo của Công ty thông tin Viễn thông điện lực, Báo cáo của Tập đoàn
viễn thông Quân đội.
4. Thông tin từ Bộ thông tin và truyền thông.



×