Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tham luan cong tac xay dung doi ngu dang vien giao vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.13 KB, 3 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN GIÁO VIÊN
Kính thưa quý vị đại biểu, …...
Được sự cho phép của Đoàn chủ tịch, tôi rất vinh dự được đại diện cho
các đồng chí Đảng viên phát biểu về vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ
Đảng viên giáo viên”
Trước hết cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu, các đồng chí Đảng
viên về dự ĐH lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, và lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ:
“Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần
dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn
thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho
mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý,
phát triển, sàng lọc đảng viên”.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên
nói chung còn những hạn chế. Qua các phương tiện thông tin đạu chúng,
chúng ta có thể thấy rõ công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một
số nơi chưa được quan tâm thường xuyên; một bộ phận đảng viên thiếu tu
dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận
trước Đảng, trước nhân dân, chấp hành kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói
không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ ...
Đứng trước tình hình đó, Đảng viên giáo viên với đặc thù công tác là
giáo dục và đào tạo con người cần có những chuyển biến tích cực hơn cả về
tư tưởng và năng lực công tác.
Về tư tưởng: Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính
trị, đạo đức, tác phong làm việc cho giáo viên.
Cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của
giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là
trong giai đoạn cả thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng khoa học công
nghệ lần thứ tư 4.0, cùng với phong trào đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh


mẽ trong nước, giáo viên cần nhận thức được rằng: cấp THCS là cấp học nền
tảng trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách,
phát triển tư duy, bước đầu rất cơ bản để các em biết cách tự học, sáng tạo, có
điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các cấp học tiếp theo.
Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi
trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể
để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng
lợi).


Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn
đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ
huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp giáo
dục.
Xây dựng mối quan hệ trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm với
lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn
thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Về năng lực công tác: Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách
nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả
chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất
lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. Cụ thể chúng ta cần chú trọng một
số công việc sau:
1. Làm việc theo quy chế, làm việc khoa học, sáng tạo, trách nhiệm,
nhiệt tình nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường.
Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo
kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá.
Vì vậy ngay từ đầu năm, sau khi nhận chuyên môn, các đồng chí CBGV phải

rà soát kết quả của năm học trước để có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể của năm
học, đảm bảo chỉ tiêu chung của nhà trường.
2. Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn.
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất
lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo
dục. Hoạt động hiệu quả của của tổ chuyên môn sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để
mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm, từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. Đẩy mạnh việc sinh hoạt tổ,
nhóm chuyên môn theo NCBH. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn
phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học.
Phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ,
cả năm học. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tập trung chủ yếu vào các nội
dung thảo luận như:
- Thảo luận, thống nhất chương trình, đưa ra bài toán khó, hướng dẫn
giải. (Nhóm)
- Thảo luận dạy một bài hoặc một phần cụ thể, dạy rút kinh nghiệm
theo chuyên đề, phân công người dạy cụ thể. (Tổ)
- Phân công cụ thể người giúp đỡ những giáo viên mới ra trường hoặc
những giáo viên còn yếu về từng mặt. (Cá nhân)


- Thảo luận các vấn đề giáo dục ở các lớp. Trao đổi tình hình học tập,
giáo dục của lớp để tổ, nhóm cùng đề ra phương án giúp đỡ hoặc học tập.
- Thảo luận về phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh học tập
trên lớp. (Tổ)
Muốn làm tốt được các việc này yêu cầu các đồng chí CBGV phải đề
cao tinh thần học hỏi, không ngại trao đổi và đưa ra giải pháp của mình. Tránh
tình trạng ngồi họp chỉ nghe và nhất trí. (Quan liêu)
3. Tăng cường công tác kiểm tra của BGH và của tổ chuyên môn.
Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản

lý trong công việc quản lý nhà trường. Trong nhà trường, thực hiện thường
xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, thông
qua đó giúp CBGV có thêm cơ hội để rèn luyện CMNV đồng thời phát hiện
kịp thời những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt hạn chế để khắc phục.
Làm tốt công tác kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả
đích thực, giúp mỗi người ngày càng tự giác và nghiêm túc hơn.
Nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên môn như:
kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện chế độ
kiểm tra cho điểm, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp,
tự học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác.
4. Chỉ đạo quản lý bằng kết quả. Đã thực hiện. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện nhiệm, CBGV phải bám sát chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời BGH
cũng nên thường xuyên theo dõi, định hướng, hướng dẫn để CBGV hoàn
thành tốt công việc.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về công tác nâng cao chất lượng đội
ngũ Đảng viên giáo viên xin được trình trước ĐH. Kính mong ĐH và Đoàn
chủ tịch xem xét.
Cuối cùng. Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu
khách quý, các đồng chí Đảng viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, Đại
hội thành công rực rỡ.



×