Bài thu hoạch diễn án Hình sự 05 - Phan Văn Toàn tham ô
BÀI
BÀO
CHỮA
CHO
PHAN
VĂN
TOÀN
(SƠ
LƯỢC,
THAM
KHẢO)
Kính thưa HĐXX,
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát;
Thưa các vị Luật sư đồng nghiệp và những người tham dự phiên tòa ngày hôm nay,
Tôi là Kiều Anh Vũ, là Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư ABC, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh.
Nhận lời yêu cầu bào chữa của bị cáo Phan Văn Toàn và được sự chấp thuận của Quý Tòa, tôi có
mặt tại Phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bào chữa cho thân chủ tôi là bị cáo Phan Văn
Toàn.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và phần xét hỏi công khai tại Phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin nêu lại
một số nét chính về diễn biến vụ án như sau: Khoảng tháng 7/(x-3) ông Võ Văn Có - Giám đốc
Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn bị bệnh, Phan Văn Toàn, khi đó là Phó Giám đốc phụ trách Xí
nghiệp chỉ đạo Lê Thị Mai kế toán, Phạm Đông thủ quỹ, mượn tiền quỹ Xí nghiệp 2.200.000 đồng
đi thăm ông Có.
Tháng 11/(x-3), nhằm chăm lo cho nhân viên khi Tết đến, Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai kế
toán, Phạm Đông thủ quỹ, tiếp tục mượn tiền quỹ Xí nghiệp 2.800.000 đồng mua 2 con bò phục vụ
cho cán bộ, nhân viên Xí nghiệp ăn tết. Sau đó, tháng 11/(x-3), Toàn chỉ đạo Mai và Đông bán 03
xe vỏ hạt đào thu được 3.096.000 đồng, bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để trả lại quỹ tiền tạm ứng
trên.
Khoảng ngày 24 hay 25/12/(x-3) (âm lịch), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai kế toán và Pham
Đông thủ quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (không chứng từ) 10.000.000 đồng cho Phan Văn Toàn nhận
mua quà tết cho cán bộ Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn.
Sau đó, năm (x-2), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai và Phạm Đông bán tiếp 10 xe vỏ hạt điều
thu được 11.912.000 đồng bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp để khấu trừ tiền các khoản tiền đã chi nêu
trên.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn và lời luận tội của vị đại diện Viện
Kiểm sát tại Phiên tòa ngày hôm nay, hành vi của bị cáo bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo quy
định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (“BLHS”) và bị đề nghị
mức phạt tù từ…. năm đến …. năm.
Tôi xin trình bày các quan điểm bào chữa cho bị cáo như sau:
1. Về tội danh
Trước hết, theo sự thành khẩn khai báo của bị cáo, tôi đồng ý với kết quả điều tra và truy tố của
Viện Kiểm sát là Toàn đã có chỉ đạo tạm ứng quỹ của xí nghiệp, chi không đúng quy định và bán 13
vỏ xe điều để ngoài sổ sách. Tuy vậy, tôi không đồng ý với kết luận điều tra và truy tố của Viện
Kiểm sát, cho rằng bị cáo đã chiếm đoạt 10.000.000 đồng.
Theo hồ sơ vụ án và lời khai của bị cáo tại phiên tòa ngày hôm nay, có sở khẳng định rằng số tiền
mà bị cáo có dấu hiệu chiếm đoạt không phải là 10.000.000. Thời điểm bị cáo chỉ đạo Mai tạm ứng
quỹ 10.000.000 đồng là vào cuối năm (x-3). Đối với số tiền này, bị cáo đã bù đắp lại hai khoản tiền
mà mình đã chi trước đó: (1) Khoản chi giữa tháng 04/(x-3) là 3.500.000 đồng để tiếp khách của
Công ty Toàn Lợi – anh Trần Văn Sương - “thỉnh thoảng có anh Thục – Giám đốc Công ty, anh
Quang – Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Lam Sơn biết” (lời khai 06/6/(x),
BL 130); (2) khoản chi Toàn vào Bình Dương để học tập kỹ thuật chế biến của Công ty Toàn Lợi là
2.500.000 đồng. Như vậy, khoản tiền toàn có dấu hiệu chiếm đoạt chính là khoản tiền bị cáo dùng
để “bù đắp” cho hai khoàn chi đó, tổng cộng là 6.000.000 đồng.
Còn 4.000.000 đồng còn lại, bị cáo không chiếm đoạt mà chi cho việc bàn bạc ký kết hợp đồng với
Công ty Toàn Lợi năm (x-2) khoảng 3.000.000 đồng và chi đám cưới Tết cho công nhân xí nghiệp
1.000.000 đồng (lời khai 06/6/(x), BL 130). Việc ký kết Hợp đồng với Công ty Toàn Lợi năm (x-2)
có chị Mai tham gia, anh Giang – Phòng Kế hoạch Xí nghiệp và anh Đào lái xe biết. Việc chi đám
cưới Tết cho công nhân, đa số nhân viên xí nghiệp đều biết. Do đó, 4.000.000 đồng này là bị cáo
chỉ đạo chi sai quy định chứ bị cáo không chiếm đoạt.
Như vậy, số tiền bị cáo có dấu hiệu chiếm đoạt thực tế chỉ là 6.000.000 đồng. Kính mong HĐXX
lưu tâm xem xét tình tiết này.
2. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Tôi cũng kính xin HĐXX lưu tâm đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, số tiền bị cáo có dấu hiệu chiếm đoạt thực tế chỉ là 6.000.000
đồng. Đây là tình tiết giảm nhẹ “phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn” được quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 46 BLHS.
Thứ hai, trong quá trình điều tra, bị cáo đã tự nguyện giao nộp lại 10.000.000 đồng để bồi thường,
khắc phục hậu quả (Bút lục 154, 155, 156). Đây là tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình
sự.
Thứ ba, trong quá trình điều tra cũng như tại Phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo luôn thành khẩn khai
báo, thể hiện rõ tinh thần hợp tác, khai báo sự việc một cách thành thật, không quanh co, chối tội;
giúp cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án. Đây là tính tiết giả nhẹ “thành khẩn
khai báo” được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS.
Thứ tư, từ khi bị Công ty kiểm điểm về hành vi sai phạm của mình cho đến phiên tòa ngày hôm
nay, bị cáo luôn nhận thức được hành vi sai trái của mình, tỏ rõ thái độ hối lỗi, ăn năn, hối cải. Đây
là tình tiết giảm nhẹ “ăn năn hối cải” được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS.
Ngoài ra, bị cáo còn có hai con trong độ tuổi chưa thành niên (14 tuổi và 8 tuổi), cần sự chăm sóc,
nuôi dưỡng đầy đủ của cả cha và mẹ. Kính mong HĐXX xem xét coi đây là tình tiết giảm nhẹ theo
quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS.
3. Về trách nhiệm dân sự
Bị cáo đã tự nguyện giao nộp lại 10.000.000 đồng để bồi thường, khắc phục hậu quả. Nguyên đơn
dân sự cũng không có yêu cầu gì thêm (BL 172 – Lời khai ngày 05/1/(x+1) của ông Trương Thanh
Bình, đại diện của nguyên đơn dân sự) nên không xem xét trách nhiệm dân sự đối với bị cáo.
Kính thưa HĐXX!
Trong quá trình điều tra cũng như phần xét hỏi tại Phiên tòa ngày hôm nay, lời khai của bị cáo và
lời khai của những người làm chứng như chị Lê Thị Mai, Phạm Đông, Hà Kim Phê đều cho thấy bị
cáo là người trách nhiệm, đã có nhiều cố gắng đưa xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, giải quyết công ăn
việc làm cho công nhân, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện (BL 30).
Với tinh thần trách nhiệm, bị cáo mong muốn chăm lo tốt hơn cho đời sống công nhân viên, mong
muốn xí nghiệp giữ được đối tác làm ăn là Công ty Toàn Lợi, mong muốn học được kỹ thuật chế
biến hiệu quả để áp dụng cho xí nghiệp. Mục đích của bị cáo là hoàn toàn tốt đẹp và không có động
cơ vụ lợi. Tuy vậy, bị cáo đã phạm phải sai lầm đáng tiếc về phương pháp thực hiện. Dẫn đến hậu
quả là bị cáo phải có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay để chờ nghe phán quyết của Tòa, trả giá cho
sai lầm của mình.
Tôi cho rằng sai lầm đó của bị cáo không phải là hành vi quá nguy hiểm như luận tội của vị đại diện
viện kiểm sát. Hơn nữa, bị cáo là người có nhân thân tốt, có nơi làm việc ổn định, địa chỉ thường trú
rõ ràng. Tôi cho rằng không cần thiết để cách ly bị cáo khỏi xã hội bằng hình phạt tù như đề nghị
của vị đại diện Viện kiểm sát.
Từ những phân tích nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử:
- Áp dụng bốn tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a, g, p khoản 1 Điều 46 BLHS cho bị cáo; áp
dụng khoản 2 Điều 46 BLHS;
- Áp dụng Điều 47 BLHS, áp dụng hình phạt “cải tạo không giam giữ” đối với bị cáo.
Trên đây là quan điểm bào chữa cho bị cáo. Kính mong Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc để có
phán quyết công minh, thấu tình, đạt lý, tạo cơ hội cho bị cáo được sửa sai, làm lại cuộc đời.
Tôi tin vào sự sáng suốt của HĐXX. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng,
Kiều Anh Vũ.