Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản trị kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần xăng dầu – dầu khí trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 13 trang )

TÓM TẮT
Đề tài “Quản trị kênh phân phối sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu
khí Trà Vinh” được thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối
sản phẩm tại Công ty để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản trị kênh
phân phối hiện tại của Công ty bao gồm các nội dung: (1) Hoạch định xây dựng kế
hoạch phát triển kênh phân phối; (2) Tổ chức, thiết kế kênh phân phối sản phẩm của
Công ty; (3) Đánh giá lại toàn bộ hoạt động quản trị kênh phân phối của Công ty từ
đó xác định được những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân gây ra hạn
chế đó làm cơ sở đề xuất giải pháp mang tính khoa học cao.
Kết quả xác định được một số giải pháp mà Công ty cần thực hiện để hoàn
thiện hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm trong thời gian tới bao gồm: (1)
Giải pháp mở rộng kênh phân phối; (2) Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của
các kênh phân phối; (3) Giải pháp quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho Công ty; (4)
Giải pháp tăng cường xử lý mâu thuẩn; (5) Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá;
(6) Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kênh phân phối;
(7) Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá các thành viên trong kênh phân phối; (8)
Một số giải pháp khác. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị với các
bên có liên quan để thực hiện các giải pháp đã đề ra một cách tốt nhất.

-iii-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
4.2 Phạm vi không gian nghiên cứu .....................................................................3
4.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu .........................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................3
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .............................................................4
6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................................4
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN .......................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 11
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI ..................................11
1.1.1 Khái niệm kênh phân phối.........................................................................11
1.1.2 Vai trò của hệ thống kênh phân phối.........................................................12

-iv-


1.1.3 Chức năng của hệ thống kênh phân phối ..................................................12
1.1.4 Luồng lưu chuyển sản phẩm của kênh phân phối .....................................13
1.1.5 Cấu trúc kênh phân phối ............................................................................14
1.1.6 Các hình thức tổ chức của kênh phân phối ...............................................16
1.2 QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI ....................................................................18

1.2.1 Khái niệm quản trị kênh phân phối ...........................................................18
1.2.2 Các nội dung chính của quản trị kênh phân phối ......................................18
1.2.3 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả ...........................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẤU KHÍ TRÀ VINH .................... 25
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẦU KHÍ
TRÀ VINH ............................................................................................................25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................25
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh25
2.1.2.1 Chức năng ...........................................................................................25
2.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................................26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................27
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.............................................................27
2.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng, ban .......................................27
2.1.4 Lĩnh vực hoạt động của Công ty ...............................................................30
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG
DẦU – DẦU KHÍ TRÀ VINH TRONG GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN NĂM 2014 ........30
2.2.1 Tình hình doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2012 đến năm 2014 ....31
2.2.2 Tình hình chi phí của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 ...34
2.2.3 Tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 .37
2.3 THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XĂNG DẦU – DẦU KHÍ TRÀ VINH .................................................................39
2.3.1 Hình thức kênh phân phối .........................................................................39
2.3.2 Các thành phần tham gia trong kênh phân phối ........................................40
2.3.2.1 Đối với mặt hàng xăng dầu .................................................................40

-v-


2.3.2.2 Đối với mặt hàng bách hóa .................................................................42

2.3.3 Phương thức kinh doanh............................................................................43
2.3.3.1 Đối với mặt hàng xăng dầu .................................................................43
2.3.3.2 Đối với mặt hàng bách hóa .................................................................44
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẦU KHÍ TRÀ VINH ........................................45
2.4.1 Công tác hoạch định kế hoạch phát triển kênh phân phối.........................45
2.4.2 Công tác tổ chức thiết kế kênh phân phối .................................................46
2.4.2.1 Cấu trúc kênh phân phối của Công ty .................................................46
2.4.2.2 Đánh giá cấu trúc kênh phân phối của Công ty ..................................47
2.4.3 Công tác quản lý kênh phân phối ..............................................................48
2.4.3.1 Bộ máy quản lý kênh phân phối của Công ty .....................................48
2.4.3.2 Công tác khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối ............48
2.4.3.3 Công tác đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối .49
2.4.3.4 Công tác lựa chọn kênh phân phối hiệu quả .......................................57
2.4.3.5 Công tác quản lý mâu thuẫn và cạnh tranh trong các kênh phân phối .....60
2.4.3.6 Công tác quản lý kênh phân phối thông qua các hoạt động Marketing ....61
2.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẦU KHÍ TRÀ VINH ............................64
2.5.1 Kết quả đạt được .......................................................................................64
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân về kết quả quản trị kênh phân phối tại Công
ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh ..........................................................65
2.5.2.1 Hạn chế ...............................................................................................65
2.5.2.2 Nguyên nhân .......................................................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ
KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU –
DẦU KHÍ TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................. 67
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẦU
KHÍ TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................67
3.1.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................67


-vi-


3.1.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................67
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY TRONG THỜI GIAN TỚI ..............................................................................68
3.2.1 Định hướng chung .....................................................................................68
3.2.2 Định hướng cụ thể .....................................................................................68
3.3 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................68
3.4 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU – DẦU KHÍ TRÀ VINH ........69
3.4.1 Giải pháp mở rộng kênh phân phối ...........................................................70
3.4.2 Giải pháp khuyến khích, duy trì và phát triển hệ thống kênh phân phối ..70
3.4.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối ..........70
3.4.4 Giải pháp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Công ty ...........................71
3.4.5 Giải pháp cải thiện quản lý giải quyết mâu thuẫn .....................................71
3.4.6 Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kênh
phân phối ............................................................................................................72
3.4.7 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá các thành viên trong kênh phân phối 72
3.4.8 Một số giải pháp khác ...............................................................................73
3.4.8.1 Giải pháp tăng cường hoạt động kiểm soát chi phí của Công ty ........73
3.4.8.2 Giải pháp tăng cường nhóm hỗ trợ bán hàng cho mạng lưới phân phối...73
3.4.8.3 Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát bán hàng tại Công ty ........73
3.4.8.4 Giải pháp cải thiện toàn diện để phát triển .........................................74
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 75
1. KẾT LUẬN........................................................................................................75
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................76
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..............................................................76
4 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................76
4.1 Đối với Nhà nước .........................................................................................76

4.2 Đối với Công ty ............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78

-vii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Chênh lệch doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014

31

Bảng 2.2

Chênh lệch chi phí của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014

34

Bảng 2.3

Tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014

37


Bảng 2.4

Số lượng các cửa hàng kinh doanh mặt hàng xăng dầu của Công
ty năm 2015

40

Bảng 2.5

Số lượng đại lý của Công ty năm 2015

41

Bảng 2.6

Mức chiết khấu theo sản lượng của Công ty năm 2015

44

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10

Kết quả hoạt động kinh doanh của các kênh phân phối mặt hàng
xăng dầu của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của các kênh phân phối mặt hàng

bách hóa của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014
Tỷ suất lợi nhuận của từng kênh phân phối hàng hóa của Công
ty trong giai đoạn 2012 đến 2014
Danh mục sản phẩm xăng dầu của Công ty

-viii-

50

54

57
62


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Hoạt động của kênh phân phối

13

Hình 1.2


Các hình thức tổ chức kênh phân phối

16

Hình 1.3

Phân loại thành viên tham gia vào kênh phân phối

17

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức của Công ty

27

Hình 2.2

Biểu đồ doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014

32

Hình 2.3

Biểu đồ chi phí của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014

35

Hình 2.4


Biểu đồ lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014

38

Hình 2.5

Hệ thống phân phối của Công ty

39

Hình 2.6

Kênh phân phối sản phẩm xăng, dầu của Công ty

40

Hình 2.7

Kênh phân phối sản phẩm bách hóa của Công ty

42

-ix-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay giữa các nhà cung cấp, hệ thống phân
phối với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, có tác động trực tiếp
đến lợi nhuận và giá cả cuối cùng. Hệ thống phân phối không chỉ có tác dụng đưa sản

phẩm đến người tiêu dùng mà còn phải đem lại sự thuận tiện, cũng như rất nhiều lợi
ích khác cho người tiêu dùng cuối cùng để có khả năng lựa chọn những sản phẩm có
chất lượng, giá cả phù hợp với nhu cầu. Hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả
sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh khối lượng hàng bán, mở rộng thị trường, tăng sức
cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Nếu thiếu hệ thống kênh phân phối
hoặc hệ thống kênh phân phối hoạt động không hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể
tồn tại và phát triển. Từ đó, hệ thống phân phối ngày càng trở thành phương tiện cạnh
tranh hữu hiệu được các doanh nghiệp quan tâm.
Thông qua cải cách mở cửa, Việt Nam đã hòa nhập được môi trường rộng lớn
của nền kinh tế thế giới, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi.
Các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã vào Việt
Nam theo xu hướng mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa. Để tồn tại và phát triển trong
tình hình cạnh tranh này, các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược cụ thể từ
sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt là việc thiết lập kênh phân phối chuyên nghiệp, hiệu
quả, mang sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Nhiều học giả và những nhà quản lý đã công nhận mối quan hệ giữa người mua
và người bán là một nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi chất
lượng sản phẩm và giá cả không có sự khác biệt lớn, thì giá trị mối quan hệ với khách
hàng được xem là cách thức để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Xăng dầu - Dầu khí Trà Vinh là doanh nghiệp kinh doanh
hàng tiêu dùng thực phẩm công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, xuất
khẩu nông sản thực phẩm, kinh doanh lương thực, thủ công mỹ nghệ, phương tiện
vận tải, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất, hàng hóa thủy bộ và

-1-


kinh doanh xăng dầu, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi thủy sản…. Hiện nay, việc phân
phối các sản phẩm rất đa dạng, không chỉ tập trung vào hệ thống chuỗi phân phối
theo đại lý của các công ty mà còn mở rộng sang đối tượng thương nhân mua đứt bán

đoạn và thương nhân nhượng quyền thương mại. Với sự đa dạng các hình thức phân
phối hàng hóa từ đa dạng các đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh, tính cạnh
tranh trong hoạt động phân phối hàng hóa càng nâng cao hơn. Để thực hiện mục tiêu
tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững, công ty cần phải xây dựng và củng cố
công tác tổ chức và quản lý hệ thống các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
như một công cụ quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp tăng cường giá trị mối quan hệ với khách hàng trong
hệ thống phân phối hàng hóa, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động
lên giá trị mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các khách hàng trong hệ thống phân
phối, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này và đưa ra một số kiến nghị
cho doanh nghiệp nhằm duy trì và tăng cường giá trị mối quan hệ với các khách
hàng trong hệ thống phân phối, tác giả đã chọn đề tài“Quản trị kênh phân phối sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh. Dựa trên cơ sở đó để đánh giá và kết luận
những ưu, nhược điểm của các kênh phân phối sản phẩm tại Công ty. Từ đó đưa ra
các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Xăng dầu – dầu khí Trà Vinh từ năm 2012 đến năm 2014.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh.

-2-



Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản
trị các kênh phân phối sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh
trong thời gian tới.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2012 đến năm 2014
như thế nào?
(2) Thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng
dầu – Dầu khí Trà Vinh như thế nào?
(3) Những giải pháp khả thi nào có thể giúp Công ty hoàn thiện các hoạt động
quản trị kênh phân phối trong thời gian tới?
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích kênh phân phối sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh.
4.2 Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần xăng dầu – dầu khí Trà Vinh. Số
liệu trong đề tài được lấy từ số liệu tại phòng Kế toán – Tài chính, phòng Kinh doanh,
phòng nhân sự của Công ty.
4.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 05/09/2014 đến 05/03/2015.
- Số liệu trong đề tài được lấy từ số liệu thống kê tại phòng Kế toán – Tài chính,
phòng Kinh doanh, phòng Nhân sự của Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà
Vinh từ năm 2012 đến năm 2014.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng tài liệu và số liệu thứ cấp được lấy từ:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xăng dầu –
Dầu khí Trà Vinh từ năm 2012 đến năm 2014.
- Các nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Công ty.


-3-


- Số liệu lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam.
- Thông tin liên quan trên báo, tạp chí, internet, các nghiên cứu trước đây có
liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Đối với mục tiêu 1:
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích
thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2012 - 2014
Đối với mục tiêu 2:
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, mô tả thực trạng hoạt động quản trị
kênh phân phối của Công ty trong thời gian qua. Kết hợp với việc sử dụng phương
pháp phân tích kênh thị trường (Marketing channel) để xác định chi phí marketing
(marketing cost), marketing biên tế (marketing margin), lợi nhuận biên tế (profit
margin).
Lợi nhuận biên tế: thường được sử dụng để phân phối thu nhập và lợi nhuận
biến tế giữa các tác nhân trên thị trường theo công thức sau đây:
Tổng lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế - Tổng chi phí marketing
Marketing biên tế = Giá bán – Giá mua
Trong đó:
- Chi phí marketing đề cập đến tất cả chi phí xảy ra từ điểm sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng.
- Biên tế marketing là chênh lệch giữa giá được chi bởi người tiêu dùng cuối
cùng và giá thành đơn vị sản phẩm của người kinh doanh.
- Lợi nhuận biên là chênh lệch giữa biên tế marketing và chi phí marketing.
Đối với mục tiêu 3:
Từ kết quả của mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai làm cơ sở đề xuất giải
pháp hoàn thiện hiệu quả quản trị kênh phân phối của Công ty.
6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia của tổ chức hợp tác Quốc tế kĩ thuật
Đức (2006) về diện mạo hệ thống kênh phân phối hàng hóa nội địa Việt Nam, lĩnh

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh (2012), Báo cáo kiểm toán độc
lập về báo cáo tài chính.
[2]. Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh (2013), Báo cáo kiểm toán độc
lập về báo cáo tài chính.
[3]. Công ty Cổ phần Xăng dầu – Dầu khí Trà Vinh (2014), Báo cáo kiểm toán độc
lập về báo cáo tài chính.
[4]. Trần Minh Đạo(2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục
[5]. Đồng Thị Hồng (2012), Quản trị kênh phân phối các thiết bị viễn thông của Công
ty TNHH VKX, Luận văn thạc sĩ Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
[6]. Phạm Văn Kiệm (2013), “Nghiên cứu quan hệ phối hợp giữa nhà phân phối và
nhà cung cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN : Kinh
tế và Kinh doanh, Tập 30, (3).
[7]. Phạm Vũ Luận (2001), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia.
[8]. Philip Kotler (2003), Quản Trị Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê.
[9]. Đặng Ngọc Mỹ và Đặng Văn Mỹ (2008),“Quan hệ hợp tác giữa các nhà sản
xuất và nhà phân phối trong lĩnh vực hàng tiêu dùng: nghiên cứu tham dò”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3(26).
[10]. Huỳnh Thị Thu Sương (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp
tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ,
Luận án Tiến Sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[11]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,

Nhà xuất bản Lao động xã hội.
[12]. Trần Ngọc Trang, Trần Văn Thi (2008), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản
Thống kê.

-78-


[13]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS (tập 1 và tập 2). Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản Hồng Đức.
[14]. Trần Thanh Tùng, Phạm Ngọc Thúy (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối”, Tạp chí phát triển KH&CN,
Tập 12, Số 01-2009.
Tiếng Anh
[15]. Anne T.Coughlan, Birger Wemerfelt (1989),“On Credible Delegation by
Oligopolists:

A

Discussion

of

Distribution

Channel

Management”,

Management Science, Vol. 35, No. 2

[16]. Kevin L. Webb (2001) «Managing channels of distribution in the age of
electronic commerce”, Industrial Marketing Management, Vol. 31 (2002)
Trang web
[17]. “Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong
trên

địa

bàn

Đồng

Bằng

Sông

Cửu

Long

đến

năm

2017”,

< truy cập ngày: 05/02/2015.
[18]. Phạm Văn Kiệm, “Quản trị quan hệ nhà cung ứng – nhu cầu cấp thiết của doanh
nghiệp phân phối bán lẻ”, < truy cập
ngày: 23/04/2015.

[19]. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Dược (2008), “Phân tích yếu tố tác động đến hệ
thống phân phối tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,
< />
truy

cập

ngày:

15/05/2015.
[20]. “Viện

nghiên

cứu

phát

triển

thành

phố

Hồ

Chí

Minh”,


< />4688>, truy cập ngày: 02/03/2015.

-79-



×