Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phát triển vai trò của trạm y tế phường xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.11 KB, 29 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

PHÁT TRIỂN VAI TRÒ
CỦA TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XÃ
NGUYỄN QUANG PHÁT
MSSV: 125272074

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến quý thầy cô của bộ môn Quản lý
bệnh viện và bộ môn Kinh tế y tế đã tận tình chia sẻ, hướng dẫn cho chúng em trong thời
gian của hai module vừa qua. Các thầy các cô đã không quản ngại khó khăn với quỹ thời
gian quý báu, bận rộn vẫn sắp xếp để có thể trực tiếp trao đổi với chúng em về những kiến
thức, những vấn đề mới trong ngành y tế mà đặc biệt là liên quan đến vấn đề Quản lý
bệnh viện và kinh tế y tế. Qua đó đã giúp cho chúng em có được cái nhìn rộng hơn, mới
mẻ hơn và cũng thiết thực hơn trên con đường chúng em đã chọn. Đó cũng là nguồn động
lực, tinh thần nhiệt huyết để chúng em ngày càng phấn đấu cố gắng hơn trong học tập lao


động.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy đã tận tụy với chúng em từ lúc mới
chập chững vào trường cho đến ngày hôm nay, chủ nhiệm của liên module vừa qua thầy
Nguyễn Thế Dũng, ngoài những kiến thức chuyên môn sâu rộng thầy còn đem đến cho
chúng em ngọn lửa nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm với nghề điều mà đối với chúng
em là vô cùng quý giá. Cùng với Thầy là sự nhiệt tình của thầy Tuấn Kiệt, chị Hồng Hạnh
trong Ban điều phối module đã hết lòng giúp cho chúng em có được một chương trình học
trọn vẹn.
Em cũng xin cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã hỗ trợ cho
chúng em nơi học tập trong khuôn viên bệnh viện để chúng em có cái nhìn gần gũi, thực
tế hơn về cuộc sống bệnh viện, tạo được sự liên kết hơn đến môn học này.
Qua những kiến thức và cái nhìn mới mẻ sau liên module này đã giúp em viết nên
bài thu hoạch này nhưng cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót không tránh khỏi. Kính mong
nhận được sự cảm thông và ý kiến sửa chữa quý báu từ thầy cô để bài thu hoạch được
hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng.
Phú Yên , ngày 01 tháng 08 năm 2017
Nguyễn Quang Phát

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Qua hai module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế đã cho em có thêm
những kiến thức và cái nhìn mới mẻ hơn về những vấn đề trong ngành y tế. Trong rất
nhiều vấn đề nổi cộm của ngành trong thời gian vừa qua điều mà em cảm thấy nổi bật
nhất là vấn đề quá tải bệnh viện ở các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên trong khi ở những

tuyến cơ sở như xã, phường lại chưa đem lại được hiệu quả trong hoạt động. Đây là vấn
đề khá dai dẳng của ngành, đã kéo dài trong thời gian vừa qua mặc dù cũng đã có nhiều ý
tưởng, giải pháp đưa ra. Một trong những giải pháp mà em tâm đắc nhất là xây dựng
mạng lưới Bác sĩ gia đình sẽ là giải pháp tối ưu nhất và bắt buột phải thực hiện nhưng yêu
cầu phải được tổ chức và xây dựng một cách lâu dài bền vững và hiệu quả nhất. Đó ý
tưởng để em viết bài thu hoạch về việc Phát triển vai trạm trạm y tế phường xã, sử dụng
nguồn lực có sẵn là các cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở như trạm y tế xã phường để
đầu tư phát triển theo hướng Bác sĩ gia đình nhằm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
tại địa phương trong thời gian hoàn thiện xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình thực thụ.
Để nêu được những ý kiến, nội dung trong bài thu hoạch này một cách rõ ràng, cụ
thể nhất em sẽ cố gắng đưa ra những báo cáo, những nghiên cứu khoa học, bài báo một
cách cụ thể để từ đó có thể đưa ra được những kiến nghị giải pháp cho các vấn đề.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt


ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

v

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Y tế phường xã
2.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Bác sĩ gia đình

2
2

2.3/ Nghiên cứu về tình trạng quá tải của ngành y tế Việt Nam


3

2.4/ Hoạt động giảm tải cho ngành y tế giai đoạn 2013-2020

3

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

6

3.1/ Thực trạng quá tải của bệnh viện y tế tuyến trên và hoạt động kém hiệu quả của y
tế tuyến cơ sở
6
3.2/ Thực trạng phát triển nâng cao vai trò của trạm y tế phường xã
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

11
15

Tài liệu tham khảo

17

Phụ lục: THÔNG TƯ 33/2015/TT-BYT

18

4



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Tên hình

Trang

Hình ảnh 01

Quá tải bệnh viện: Căn bệnh vẫn trầm kha!

6

Hình ảnh 02

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm trạm y tế P.11, TP
HCM

8

Hình ảnh 03

Trạm y tế xã Đặng Cương (huyện An Dương) được đầu
tư xây dựng khang trang, đạt các tiêu chí về chuẩn y tế
quốc gia giai đoạn 2

10


Hình ảnh 04

Mô hình thí điểm trạm y tế thuộc dự án Xã hội hóa trạm
y tế phường, xã tại P.11, Q.3, TP.HCM.

12

Hình ảnh 05

Thí điểm xã hội hóa trạm y tế đang tạo ra nhiều hiệu
ứng tích cực.

13

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
BYT: Bộ Y tế.
KCB: Khám chữa bệnh

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong thời gian vừa qua tình trạng quá tải được xem như một chứng bệnh nan y
của ngành y tế Việt Nam nhưng trái ngược với việc quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trên,
tuyến chuyên sâu lại là sự vắng vẻ bệnh nhân ở các tuyến y tế cơ sở đặc biệt là các
trạm y tế xã phường.
Trong khi vai trò của tuyến y tế cơ sở tại xã phường được coi là rất quan trọng
trong công tác khám chữa bệnh ban đầu, dự phòng và quản lý mô hình bệnh tật tại địa
phương. Nếu công tác này được thực hiện tốt thì sẽ góp một phần đáng kể trong việc
nâng cao sức khỏe cho nhân dân, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Nhưng hiện tại
các trạm y tế phường xã lại chưa thực sự tạo được lòng tin cho bệnh nhân, dẫn đến một
thực trạng đau lòng là khi có bệnh người dân lại có tâm lý đi thẳng lên tuyến trên để
khám chữa bệnh mà bỏ qua tuyến y tế cơ sở.Thực trạng trên đã làm lãng phí một nguồn
lực to lớn của ngành y tế trong công tác khám chữa bệnh đảm bảo sức khỏe cho nhân
dân trong thời gian vừa qua.
Đứng trước bài toán hóc búa trên mô hình Bác sĩ gia đình được xem là giải pháp
mang tính hiệu quả bền vững và triệt để nhất mà cần có sự chung tay của toàn xã hội
cùng xây dựng nên. Để có được những hiệu quả mà mô hình Bác sĩ gia đình mang lại
thì phải nói là khá khó khăn và cần có thời gian dài để xây dựng được mô hình hoàn
chỉnh đúng nghĩa là Bác sĩ gia đình.
Vì vậy trong giai đoạn cấp thời này việc phát triển vai trò của trạm y tế phường
xã theo mô hình Bác sĩ gia đình sẽ giúp chúng ta tận dụng được hiệu quả nguồn tài
nguyên sẵn có là cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm y tế tạo cơ sở cho đội ngũ bác sĩ
gia đình có thể tiếp cận, phát triển mô hình nhằm có được lòng tin cho nhân dân để
bước đầu có thể mang lại được thành quả thiết thực cho toàn dân nói chung và người
bệnh nói riêng.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Y tế phường xã: [1]
Theo Điều 2 Nghị định 117/2014/NĐ-CP Quy định trạm y tế xã, phường, thị trấn.
1. Tổ chức Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) là đơn vị y tế
thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là xã).
2. Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
3. Trạm Y tế xã có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa
bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức
khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông
giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp
luật.
b) Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình trên địa bàn.
d) Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
đ) Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã giao.
2.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Bác sĩ gia đình: [2]
Theo điều 4 Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/05/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫn
thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.
1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.
b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng
cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác sĩ gia
đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành
nghề.
2.3/ Nghiên cứu về tình trạng quá tải của ngành y tế Việt Nam: [3]
Quá tải bệnh viện xảy ra ở tất cả các tuyến, khá nghiêm trọng đối với các BV tuyến
trên.
Nguyên nhân của tình trạng quá tải BV mang tính hệ thống, biểu hiện của hệ thống y
tế/mạng lưới KCB chưa phù hợp và chưa đáp ứng được với nhu cầu KCB chứ không
đơn thuần là lỗi của các bệnh viện, trong đó các nguyên nhân chính là:
1. Nhu cầu KCB và khả năng kinh tế của người dân ngày càng tăng trong khi khả năng
cung ứng dịch vụ của các bệnh viện, cơ sở KCB tuyến dưới hạn chế là một trong các
nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải ở BV tuyến trên.
2. Công tác KCB tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa đáp ứng được việc dự
phòng, quản lý KCB đối với các bệnh có thể phòng tránh và giảm được tình trạng vượt
tuyến.
3. Quy định, cơ chế chuyển tuyến không phù hợp cùng với tác động không mong muốn

của chính sách tự chủ BV, xã hội hóa y tế, BHYT và giá viện phí đã làm tăng tình
trạng quá tải ở các BV tuyến trên.
Các bằng chứng khoa học cho thấy tỉ lệ sử dụng giường cao quá quy định, bệnh nhân
quá đông làm giảm chất lượng KCB và không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân (tăng tỉ
lệ nhiễm trùng, tử vong, kê đơn không hợp lý, thiếu tư vấn). Vì vậy tình trạng quá
đông bệnh nhân, quá tải giường bệnh hiện nay ở Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng tới
chất lượng dịch vụ KCB, an toàn bệnh nhân và cần được giải quyết.
2.4/ Hoạt động giảm tải cho ngành y tế giai đoạn 2013-2020: [4]
Theo Khoản 3 Điều 1 Quyết định 92/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án giảm quá tải
bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho
các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi
a) Đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án, đến năm
2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh;
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
b) Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh
viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối
của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của cả nước và
của từng địa phương nhằm bảo đảm cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa
các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020. Trước hết, ưu tiên tăng thêm số
giường bệnh ở tuyến tỉnh cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim
mạch, sản và nhi.
2. Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh
a) Ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại
- chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung

ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bệnh
viện hạt nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh
viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15
bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên;
b) Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm
từng bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên
thông qua hoạt động: Đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các
bệnh viện vệ tinh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh
viện vệ tinh thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
3. Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình
Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép với các cơ sở y
tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn
diện, liên tục cho người dân và gia đình họ. Trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015, thí
điểm thành lập mạng lưới phòng khám bác sỹ gia đình tại thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và một số địa phương.
4. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước; đồng thời chú
trọng đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với
Chương trình xây dựng nông thôn mới.
5. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng
a) Chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, bệnh có tính chất
nguy hiểm đối với cộng đồng, bệnh không rõ nguyên nhân; đẩy mạnh phong trào vệ
sinh yêu nước, vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Tiếp tục triển khai Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm; phòng
chống tai nạn thương tích và các chương trình giảm yếu tố nguy cơ tác động không tốt
đến sức khỏe, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của
nhân dân.
10



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
6. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện
a) Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện. Trước mắt tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho
cán bộ quản lý của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; cải
cách thủ tục hành chính, sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong
bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường
bệnh quá cao;
b) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số
ngày điều trị nội trú trung bình một cách hợp lý tại các bệnh viện quá tải;
c) Tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về
hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến
dưới.
7. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách
Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách: Hỗ trợ bệnh viện vệ tinh; phân tuyến kỹ
thuật; chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyển giao kỹ thuật cho
tuyến dưới; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông
tin.
8. Thông tin, truyền thông
a) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các quy định khám bệnh,
chữa bệnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các hoạt động giảm quá tải bệnh
viện;
b) Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân
và cộng đồng.

11



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/Thực trạng quá tải của bệnh viện y tế tuyến trên và hoạt động kém hiệu quả
của y tế tuyến cơ sở:
Thực trạng quá tải của ngành y tế trong thời gian vừa qua thực sự được nhiều sự quan
tâm từ cả cộng động vì một lẽ nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa
bệnh cho chin người bệnh. Thật không khó để tìm ra cảnh chen chúc xếp hàng, nằm
chung ở những bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa trên cả nước.
Một vài hình ảnh đã khá quen thuộc dễ dàng tìm thấy trên các trang báo mạng về vấn
đề quá tải khiến chúng ta có phần nào đó cảm thấy nhức nhói, đau lòng cho người
bệnh. (Hình ảnh 01)

Hình ảnh 01: Quá tải bệnh viện: Căn bệnh vẫn trầm kha! (Ảnh báo Baomoi.com)
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Tình trạng quá tải còn trở nên khó kiểm soát hơn đặc biệt là trong những đợt dịch bệnh
bùng phát đơn cử như những đợt dịch sởi, tay chân miệng miệng đây và như vừa qua là
đợt sốt xuất huyết xảy ra trong tháng 7-8/2017 trên cả nước. Đau lòng hơn là trong khi
việc chăm sóc theo dõi bệnh nếu được thực hiện tốt ở tuyến cơ sở sẽ là một cánh tay
đắc lực cho vấn đề giảm tải.
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám sốt xuất
huyết (SXH) và hiện có khoảng 500 ca đang điều trị nội trú. Bệnh viện tăng gấp đôi số
giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Tình trạng này cũng xảy ra tại các

bệnh viện khác tại tuyến Trung ương khi bệnh nhân nhập viện vì SXH vẫn tiếp tục gia
tăng. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết
“Giường kế hoạch của bệnh viện là 600 giường nhưng giường thực kê hiện nay là hơn
1.000 giường. Dù biết là quá tải bệnh viện, bệnh nhân phải nằm ghép nhưng do SXH
năm nay tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nên chúng tôi phải thu dung bệnh
nhân SXH điều trị, đặc biệt là người bệnh tại hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai
đang có tỷ lệ SXH cao trên địa bàn Hà Nội”. [5]
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính, Khương Anh
Tuấn, Trần Thị Mai Oanh, Trịnh Ngọc Thành, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Dương Huy
Lương, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự về Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của
hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục [3] cho thấy rằng một số
nguyên nhân chính của tình trạng quá tải là:
1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng trong khi chỉ tiêu giường
bệnh thấp và tăng không tương xứng với nhu cầu KCB.
2. Chất lượng KCB tại tuyến dưới không đảm bảo dẫn tới mất lòng tin của bệnh nhân
và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược: 80% bệnh nhân đến
KCB tại tuyến trung ương là do họ tin tưởng vào dịch vụ ở tuyến trung ương; tỉ lệ bệnh
nhân vượt tuyến ở BV tuyến trung ương là 75%; 90% bệnh nhân KCB ở khoa khám
bệnh BV Nhi trung ương có thể KCB tại tuyến dưới; 56% bệnh nhân nội trú ở BV phụ
sản là đẻ thường hoặc viêm nhiễm nội khoa có thể chữa tại tuyến dưới, thậm chí tại
trạm y tế xã, 58% bệnh nhân ở BV tuyến tỉnh và 20,7% bệnh nhân ở BV huyện có thể
xử lý tại cơ sở y tế tuyến dưới.
3. Tác động của một số chính sách: Chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới
các BV tăng cường các hoạt động liên doanh liên kết trong đầu tư cung ứng dịch vụ
(chủ yếu là trang thiết bị y tế kỹ thuật cao) làm tăng tính đa dạng trong cung ứng dịch
vụ để hấp dẫn bệnh nhân. Các BV tăng các hoạt động tiếp thị thu hút bệnh nhân tới sử
dụng dịch vụ và giữ cả những bệnh nhân thuộc phân tuyến kỹ thuật của tuyến dưới lại
để điều trị làm tăng thu cho bệnh viện.
Chính sách giá viện phí và bảo hiểm y tế (BHYT) trong đó giá và cơ chế chi trả không
phù hợp, không khuyến khích người bệnh có BHYT sử dụng dịch vụ ở các cơ sở y tế

tuyến dưới cũng như không đảm bảo được hoặc khuyến khích các cơ sở y tế tuyến
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
dưới cung cấp dịch vụ (VD: giá thu không bù chi, cùng một dịch vụ nhưng ở tuyến trên
được thanh toán cao hơn trong khi quy định chuyển tuyến lại lỏng lẻo) dẫn tới bệnh
nhân có xu hướng bỏ tuyến, vượt tuyến để KCB ở tuyến trên.
Bên cạnh đó sự kém hiệu quả trong hoạt động của trạm y tế phường xã trong thời gian
vừa qua lại nhận được quan tâm rất nhiều của nhân dân và các cấp lạnh đạo. (Hình ảnh
02)

Hình ảnh 02: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm trạm y tế P.11, TP HCM
(Ảnh báo Baomoi.com)
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ rất quan tâm tới y tế cơ sở và coi đây
là gốc rễ của ngành y, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, kiểm
tra một số địa phương, ông Đam rất buồn khi nhiều trạm y tế xã được đầu tư bề thế với
5-7 y bác sĩ nhưng không thu hút được bệnh nhân. Người dân dường như không tin
tưởng vào y tế cơ sở, thậm chí là bệnh viện huyện, mà mỗi khi có bệnh sẽ lên thẳng
bệnh viện tỉnh, bệnh viện tuyến Trung ương. [6]
Mặc dù đã có nhiều trạm y tế xã phường được đâu tư khá khang trang, tiện nghi nhưng
vấn đề vẫn còn tồn đọng chính là chưa tạo được lòng tin ở người bệnh, chưa thực sự
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
phát huy được hết mọi tiềm năng để phát triển nâng cao vai trò nhiệm vụ khám chữa
bệnh ban đầu đã được xem là lãng phí. Ví dụ trong một bài báo “ Vực dậy y tế cơ sở”

đăng trên báo Hải Phòng cho biết: [7]
Lãng phí cơ sở vật chất, nhân lực. Trạm y tế xã Đặng Cương xây dựng và đưa vào sử
dụng từ tháng 6-2012 với khối nhà hình chữ L bao gồm 17 phòng chức năng trên diện
tích hơn 2800 m2. Khuôn viên rộng, đẹp, nằm tại vị trí trung tâm xã, trạm là nơi thuận
tiện để người dân đến khám, chữa bệnh (KCB). Trang thiết bị phục vụ KCB ban đầu
của trạm khá đầy đủ như bộ khám tai mũi họng, răng hàm mặt, máy đo đường huyết,
bộ dụng cụ đỡ đẻ… Trạm được công nhận chuẩn y tế quốc gia năm 2014, giai đoạn đến
năm 2020. Tuy nhiên, trừ những ngày tiêm chủng cho trẻ, uống vi-ta-min, tiêm vắc-xin
theo đợt, khám thai định kỳ cho phụ nữ, trạm cơ bản… vắng người. Năm 2016, trạm
khám, điều trị 3.407 lượt người, trung bình 9-10 người/ngày (chủ yếu thực hiện tiêm
chủng và khám thai định kỳ).
Trạm y tế xã Hồng Thái (cùng huyện An Dương) có cơ ngơi mà nhiều trung tâm y tế
quận, huyện mơ ước: Nhà làm việc 2 tầng khang trang, khuôn viên rộng đẹp, bên cạnh
là vườn cây thuốc đông y rộng vài trăm m2. Tuy nhiên, cũng giống như trạm y tế xã
Đặng Cương, trạm khá vắng người đến KCB, chỉ “nhộn nhịp” hơn một chút ở phòng
khám đông y đặt cùng trong khối nhà chính.
Huyện An Dương là địa phương có hệ thống trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang
trang, đạt các tiêu chí về y tế cơ sở chuẩn quốc gia giai đoạn 2 đến năm 2020. Tại các
huyện khác như Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo… nhiều trạm y tế xã
cũng được xây dựng 2 tầng rộng, đẹp, đủ các phòng chức năng. Song các cơ sở này đều
rơi vào tình trạng chung là vắng người đến KCB, dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, y dụng cụ đã được đầu tư. Bác sĩ Hoàng Thị Sáng, Trạm trưởng Trạm y
tế xã Đặng Cương cho biết, có phòng chức năng của trạm hiếm khi sử dụng đến như
phòng đẻ, bởi cả năm không có trường hợp nào sinh con tại đây. Một số bộ y cụ cũng ít
khi dùng đến. Lý do người dân ít KCB tại trạm vì trạm không phải là nơi đăng ký KCB
ban đầu bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đến KCB tại trạm, người dân không được cấp
thuốc. Còn nếu khám dịch vụ, người dân lại lựa chọn nơi khác.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác là nhiều người chưa đánh giá đúng chất lượng
KCB của y tế cơ sở. Ông Phạm Văn Thu, xã Hồng Phong (huyện An Dương) cho biết:
“Thực sự tôi cũng chưa tin tưởng lắm vào tay nghề của đội ngũ bác sĩ ở trạm y tế xã.

Bởi có nhiều trạm bác sĩ không được đào tạo chính quy, kiến thức, trình độ chuyên
môn còn hạn chế”. Bà Nguyễn Thị Hằng, thôn Quán Trang, xã Bát Trang (huyện An
Lão) băn khoăn: “KCB tại trạm y tế xã thiếu thuốc điều trị có chất lượng tốt”. Cũng có
những ý kiến cho rằng trang thiết bị KCB tại trạm y tế xã chưa đủ hiện đại.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình ảnh 03: Trạm y tế xã Đặng Cương (huyện An Dương) được đầu tư xây dựng
khang trang, đạt các tiêu chí về chuẩn y tế quốc gia giai đoạn 2.
(Ảnh báo Baomoi.com)
Nhiều trạm y tế xã, phường hoạt động kém hiệu quả. Theo đánh giá của Đoàn giám sát
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội: những năm gần đây, y tế cơ sở của Hà Nội
được cải thiện căn bản, đội ngũ y sỹ, bác sỹ được chuẩn hóa về trình độ; việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân được quan tâm. Việc xây dựng trạm chuẩn quốc gia về y tế xã,
phường đã góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế xã, công tác KCB thông thường
cho người dân được chú trọng hơn; công tác KCB và phục hồi chức năng có những
chuyển biến tích cực, bước đầu thu hút được người bệnh đến khám và điều trị tại trạm
y tế xã, góp phần giảm chi phí cho người dân khi tham gia KCB, giảm tải cho các cơ sở
y tế tuyến trên, đem lại lợi ích thiết thực, nhất là đối với người nghèo, người có thu
nhập thấp. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở tại một số trạm y tế chưa đáp ứng yêu cầu: việc xử
lý rác thải, nước thải theo phương pháp thủ công; tủ thuốc chưa đủ lượng thuốc theo
quy định; việc mua sắm trang thiết bị chậm được giải quyết; cán bộ ở nhiều trạm chưa
phù hợp yêu cầu công việc (mới chỉ chú trọng điều dưỡng và nữ hộ sinh).

16



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Mặt khác, việc thống kê, quản lý đối tượng y tế chưa kiểm soát được. Điều đáng nói là
hiệu quả hoạt động tại không ít trạm y tế xã, phường, nhất là các trạm y tế phường của
các quận nội thành chưa cao. Dẫn chứng về việc này, các thành viên Đoàn giám sát đưa
ra so sánh: giám sát, khảo sát hoạt động tại một số trạm y tế của huyện Đan Phượng,
Phú Xuyên với các trạm một số quận Tây Hồ, Thanh Xuân... cho thấy, các trạm y tế ở
tuyến xã thuộc các huyện hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với các trạm y tế quận.
Đơn cử, trạm y tế xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) trung bình mỗi ngày đón khoảng 60
- 80 bệnh nhân đến trạm khám và điều trị, nhưng trạm y tế phường Tứ Liên (quận Tây
Hồ), ngoại trừ các ngày tiêm chủng, trung bình mỗi ngày chỉ có từ 1 - 3 người đến trạm
[8]
Từ trên đã cho ta thấy được sự dai dẳng, hóc búa của bài toán quá tải tuyến trên và kém
hiệu quả của tuyến cơ sở. Đó là những hồi chuông cảnh báo cần có sự hành động quyết
liệt, triệt để lâu dài bền vững mới có thể giải quyết được.
3.2/ Thực trạng phát triển nâng cao vai trò của trạm y tế phường xã:
Từ thực trạng trên cho thấy được mặc dù bước đầu các trạm y tế xã phường cũng đã
nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhưng tính hiệu quả trong hoạt động vẫn chưa đem lại
đáng kể. Để tránh được tình trạng “ Bình mới rượu cũ” khoát lên mình chiếc áo khang
trang mới mẻ nhưng cách thức hoạt động vẫn còn như trước nên chưa thể gọi là đổi
mới được.
Bệnh cạnh đó đã có được những mô hình thí điểm mới về cách thức tổ chức hoạt động
cho các trạm y tế trong thời gian qua mà bước đầu đã mang lại được những tín hiệu
đáng mừng. Như trên báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin về mô hình xã hội
hóa trạm y tế như sau: [9]
Ngày 19/5 vừa qua, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khai trương Trạm Y tế - Phòng
khám DHA Phường 11, Quận 3, là mô hình trạm y tế xã hội hóa thí điểm đầu tiên trên
cả nước. Đây là bước đột phá trong xã hội hóa lĩnh vực y tế với mục tiêu hướng tới tất
cả người dân được chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất từ tuyến cơ

sở.
Đến Trạm Y tế - Phòng khám DHA Phường 11, Quận 3, ngay từ cửa vào trạm đã nhận
thấy một diện mạo hoàn toàn khác biệt với một trạm y tế thông thường. Phòng khám
được trang trí màu sắc xanh mát, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ, khang trang.
Trạm còn có cả bảng điện tử thông tin số thứ tự tiếp nhận bệnh nhân đến khám như
những bệnh viện lớn.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình ảnh 04: Mô hình thí điểm trạm y tế thuộc dự án Xã hội hóa trạm y tế phường, xã
tại P.11, Q.3, TP.HCM.
(Ảnh báo Nguoitieudung.com)

Bà Lê Thị Hằng, ngụ tại Phường 13, Quận 10 có mặt ở đây từ sáng sớm để tham quan,
gặp nhân viên y tế và hỏi rất nhiều các dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế. “Thực
ra mong muốn trạm y tế phường cứ như thế này nè, tại vì thành phố mình mùa nắng nó
nóng quá, đến khám chữa bệnh thì cũng thấy khỏe. Nếu chờ đợi lâu cũng không phiền
lòng. Còn trong khi hiện nay trạm y tế của mình nó cứ ọp ẹp, nhìn nó không khang
trang”, bà Hằng bày tỏ.
Trạm y tế - phòng khám DHA có 6 phòng chuyên môn. Tất cả đều được trang bị đầy đủ
các thiết bị y tế, trong đó có các máy Sinh hóa, Huyết học, Miễn dịch; các thiết bị xét
nghiệm phát hiện các tác nhân virus, vi khuẩn gây bệnh; xét nghiệm phát hiện nguy cơ
gây ung thư cổ tử cung; xét nghiệm tầm soát hầu hết các ung thư, bệnh di truyền, chẩn
đoán trước, sau sinh…bằng kỹ thuật Microarray.
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng có 12 nhân viên y tế túc trực, trong đó có 4 bác sĩ. Chỉ
trong một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến rất nhiều người dân đến hỏi tư vấn các dịch

vụ và đặc biệt là bảo hiểm y tế. Một số bệnh nhân đến khám lâm sàng, đo huyết áp và
sơ cứu vết thương được hỗ trợ miễn phí.
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Ông Trần Công Ẩn, ngụ Phường 11, Quận 3 cho biết: trước đây, ông mua Bảo hiểm Y
tế ở Bệnh viện Chương Dương. Sau khi nghe thông tin khai trương trạm y tế kết hợp
phòng khám hiện đại, ông muốn đi khám chữa bệnh gần nhà để thuận lợi hơn: “Bệnh
viện Chương Dương bớt bảo hiểm 80%, nếu ở đây bớt 70 hay 60% gì thì cũng lại đây
khám luôn, khỏi mất công đi bệnh viện Chương Dương. Tuần nào bệnh tim mạch tôi
phải đi vào đó 3 tuần 1 lần, còn bị đĩa đệm chụp MRI ở trong đó nữa. Nếu có cái này
dễ dài gần nhà thì mình lại đây”, ông Ẩn nói.
Hoạt động của trạm y tế kết hợp phòng khám sẽ tập trung phát huy mô hình bác sỹ gia
đình, tăng cường hoạt động theo dõi tầm soát sức khỏe và phòng bệnh với việc áp dụng
các công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh ban
đầu, trở thành tuyến kế cận giảm tải cho các tuyến trên.

Hình ảnh 05: Thí điểm xã hội hóa trạm y tế đang tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực.
(Ảnh báo Nguoitieudung.com)

Từ những phản ánh thực tế từ người bệnh đã cho thấy được nếu có được một chính
sách, cơ chế hợp lý hỗ trợ cho sự phát triển của trạm y tế cơ sở từ bên trong một cách
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
triệt để bền vững thì sẽ có được sự tin tưởng ủng hộ mạnh mẽ từ người dân. Đó cũng là

nền móng cho sự phát triển của mạng lưới y tế gia đình có thể phát triển trên lòng tin
của nhân dân.

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Từ thực trạng hiện nay đã cho thấy tình trạng quá tải của nền y tế trong nước đang rất
cần giải pháp khắc phục và cần có sự chung tay của cả cộng đồng chứ không chỉ riêng
ngành y tế. Đặc biệt những biện pháp khắc phục này cần thực hiện một cách thực sự
quyết liệt và triệt để, tránh sự đầu tư lãng phí nhưng lại không đem lại hiệu quả thiết
thực.
Với đặc thù có sẵn hệ thống y tế xã phường, mặc dù hiện trạng chưa mang lại được
hiệu quả đáng kể nhung nếu biết cách tận dụng nguồn lực này để củng cố, đổi mới tổ
chức và phát triển thì sẽ tạo được một hệ thống y tế cơ sở chăm sóc tốt sức khỏe ban
đầu cho nhân dân, góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải và quan trọng nhất là mang
lại dịch vụ y tế gần gũi, tiện lợi hiệu quả nhất cho nhân dân.
Mô hình Bác sĩ gia đình là hướng đi cấp thiết cho hiện tại và tương lai mà ngành y tế
nhất định phải đi theo để có thể giải quyết được bài toán quá tải và nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh. Nhưng để xây dựng được mô hình này một cách đúng nghĩa và phù
hợp với điều kiện ở Việt Nam thì cần có sự đầu tư xây dựng lâu dài bền vững.
Nếu làm tốt được việc phát triển, nâng cao hệ thống y tế cơ sở theo hướng Bác sĩ gia
đình thì đây sẽ là nền móng vững chắc cho sự phát triển của mô hình Bác sĩ gia đình
trong tương lai. Đây được xem như là một bước đệm để đưa hình ảnh Bác sĩ gia đình
đến gần với người dân hơn và là môi trường để Bác sĩ gia đình có thể hoạt động một
cách đúng nghĩa nhất. Sau giai đoạn này nếu có kết quả tốt chúng ta có thể sẽ có được

hai thành quả tốt bao gồm mạng lưới bác sĩ gia đình được xây dựng và hệ thống y tế cơ
sở phát triển, tạo tiền đề là nơi quản lý, điều phối cho Bác sĩ gia đình trong tương lai.
4.2/ Kiến nghị:
1. Cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, bộ Y tế để tạo được sự thuận lợi
về cơ chế, pháp lý trong việc xây dựng mô hình trạm y tế theo hướng Bác sĩ gia đình,
tạo điều kiện để Bác sĩ gia đình có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường của trạm y
tế xã phường.
2. Về nguồn tài lực để phát triển cần có sự phối hợp, liên kết theo những mô hình xã
hội hóa, nguồn vốn tư nhân để có thể tạo được nguồn vốn phù hợp trong gia đoạn đầu
tư ban đầu về cơ sở vật chất, chi phí cố định cho hoạt động của trạm y tế. Hạn chế dần
và tiến tới sẽ cắt giảm nguồn đầu tư từ nhà nước ở giai đoạn sau nhằm tạo sự cạnh
tranh phát triển và tạo động lực cho cơ sở y tế trở nên tự chủ, năng động hơn

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3. Cần có chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho trạm y tế và hệ thống Bác sĩ gia
đình. Liên kết với các trường đại học Y và các bệnh viện lớn để có thể hỗ trợ về mặt
kiến thức, kỹ năng hành nghề một cách liên tục và hiệu quả.
4. Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực ở trạm y tế được đào tạo liên tục, phát triển
chuyên môn, bên cạnh đó là hỗ trợ về chế độ lương thưởng, đặc biệt là ở vùng sâu
vùng xa, vùng kinh tế khó khăn để tạo được sự an tâm công tác cho cán bộ y tế ở
những nơi này.
5. Phát triển vai trò của trạm y tế phường xã với chức năng của bác sĩ gia đình trong
công tác điều trị chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý lưu trữ hồ sơ sức khỏe cho nhân
dân trong địa phương.
6. Mở các lớp tập huấn, hỗ trợ tực tiếp hoăc từ xa về những khó khăn mắc phải trong
thực tế với sự tham gia của những chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực chăm

sóc sức khỏe ban đầu, lĩnh vực Bác sĩ gia đình, lình vực quản lý y tế, kinh tế y tế cho
nhân viên y tế tuyến cơ sở.
7. Hỗ trợ phương tiện kỹ thuật, máy móc trang thiết bị y tế phù hợp với nhu cầu của
từng trạm y tế để tránh sự lãng phí lạm dụng trong công tác khám chữa bệnh. Có thể
tạo các mạng lưới hỗ trợ qua lại giữa các trạm y tế với các cơ sở có các trang thiết bị
này (như của tư nhân, doanh nghiệp) nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực này cho xã
hội
8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khám chữa bệnh,
quản lý hồ sơ người bệnh để tạo được sự thuận lợi trong việc liên lạc trao đổi thông tin,
chuyển dư liệu của bệnh nhân lên những tuyến y tế cao hơn.
9. Kết hợp với truyền thông trong công tác giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch và
quảng bá, tạo lòng tin cho nhân dân về chất lượng của tuyến y tế cơ sở.
10. Tăng cường sự thanh tra, đánh giá của các cấp trên về hoạt động của tuyến y tế cơ
sở và mô hình Bác sĩ gia đình để có thể kịp thời phát hiện những vướng mắc, khiếm
khuyết nhằm khắc phục kịp thời và hoàn thiện mô hình trên.
11. Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế cho cách đối tượng tham gia khám chữa bệnh
ban đầu tại trạm y tế sẽ có nhưng quyền lợi, ưu đãi hơn nhằm khuyến khích người dân
tham gia vào mô hình này hơn.
12. Phát triển vai trò y tế dự phòng của trạm y tế xã phường trong công tác phòng
chống dịch, giáo dục nâng cao kiến thức hành vi của nhân dân địa phương trong công
tác bảo vệ sức khỏe. Hỗ trợ khối lâm sàng nhất là trong việc kiểm soát điều trị các dịch
bệnh đặc thù của địa phương.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghị định 117/2014/NĐ-CP Quy định trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ban hành
ngày 08-12-2014.
[2] Thông tư số 16/2014/TT-BYT Bộ Y tế Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và
phòng khám bác sĩ gia đình. Ban hành ngày 22-05-2014
[3] Bộ Y tế (2011). Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các
tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục.
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />[4] Quyết định 92/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai
đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09-01-2013.
[5] Báo điện tử Nhân Dân (2017). Bài báo: “Hà Nội quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết”.
Truy cập ngày 10-8-2017 từ />[6] Hiếu T. (2016). “Nhiều trạm y tế xã bề thế nhưng vắng bệnh nhân”. Baomoi.com
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />[7] Báo điện tử Hải Phòng (2017). Bài báo: “Vực dậy y tế cơ sở”.
Truy cập ngày 10-08-2017 từ
/>[8] Báo điện tử Đại biểu nhân dân (2014). Bài báo: “Trạm y tế xã, phường hiệu quả
thấp, lép vế về ý thức hay trình độ”.
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />tabid=128&NewsId=330036
[9] Báo điện tử Đài tiếng nói việt nam (2017). Bài báo: “Một ngày ở trạm y tế xã hội
hóa đầu tiên tại Việt Nam”.
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Truy cập ngày 10-08-2017 từ />
PHỤ LỤC: THÔNG TƯ 03/2015/TT-BYT

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2015/TT-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Căn cứ Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy
định về Y tế xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã,
phường, thị trấn.
Điều 1. Chức năng
1. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung
cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
2. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn
nghiệp vụ.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

a) Về y tế dự phòng:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp
thời các bệnh, dịch;
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an
toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và
chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm
vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;

25


×