Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tư âm giáng hỏa phương trong điều trị tăng huyết áp nguyên phát độ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.18 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
TƯ ÂM GIÁNG HỎA PHƯƠNG TRONG
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN
PHÁT ĐỘ I

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
TƯ ÂM GIÁNG HỎA PHƯƠNG TRONG ĐIỀU
TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I

Chuyên ngành : Y học cổ truyền


Mã số: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà
Nội, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá
nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong khoa Y học cổ truyền là những người thầy đã tận tâm dạy dỗ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS-TS.
Đỗ Thị Phương – Nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà
Nội là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và
chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quí báu trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Đông cùng cán bộ nhân viên của bệnh viện những người đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm giúp đỡ động viên và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong
hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa

học để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Tác giả
Lê Thị Kim Oanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị Kim Oanh học viên lớp Cao học khóa 24 – Chuyên ngành:
Y học cổ truyền xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đỗ Thị Phương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Lê Thị Kim Oanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABI


Ankle Brachial index (chỉ số cổ chân – cánh tay)

ACE

Angiotensin Converting Enzym

ALT

Alanin aminotransferase

ASH

Amercan Society of Hypertension (hội THA Mỹ)

AST

Aspatate aminotransferase

BC

Bạch cầu

BMI

Body mass index (chỉ số khối cơ thể

BSA

Body Surface Area (diện tích bề mặt cơ thể)


BTM

Bệnh thận mạn

CHEP

Canadian Hypertension Education Program
(chương trình giáo dục về THA của Canada)

ĐTĐ

Đái tháo đường

ESC

European Society of Cardiology (hội tim mạch châu Âu)

ESH

European Society of Hypertension (hội THA châu Âu)

HA

Huyết áp

HAHS

Huyết áp hiệu số

HATB


Huyết áp trung bình

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

Hb

Hemoglobin

Hct

Hematocrit

HDL- C

Hight Density lipoprotein Cholesterol (Cholesterol tỉ trọng cao)

IMT

Intimal media thickness (độ dày nội trung mạc)

ISH

Intenational Society of Hypertension (hội THA quốc tế)


JNC

Joint National Committee (ủy ban liên quốc gia Mỹ)

LDL-C

Low Density lipoprotein Cholesterol (Choleserol tỉ trọng thấp)


LLMN

Lưu lượng máu não

NC

Nghiên cứu

NICE

England’s National Institute for Health and Care Excellence
(Viện NC sức khỏe quốc gia Anh)

RAA

Renin Angiotensin Aldosterol

TC

Tiểu cầu


THA

Tăng huyết áp

Tri

Triglicerid

VNHA

Viet Nam National Heart Association (hội tim mạch Việt Nam)

WHO

World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch phổ biến nhất và đang là một
vấn đề sức khỏe cộng đồng chính tác động tới 26% dân số trưởng thành trên
thế giới [1], [2].
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2000 số người
mắc THA trên toàn thế giới là 972 triệu người, và ước tính tới năm 2025, số
người bị THA khoảng 1.6 tỉ người, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên bị THA năm
2014 là 22% thì con số đó được ước tính cho năm 2025 là 60% [1], [2], [3].
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tỉ lệ THA cũng
ngày một gia tăng. Kết quả thống kê cho thấy, năm 1976 có khoảng 1,9%
người trưởng thành bị THA, sang năm 1990, số người THA đã tăng lên mức
11,5%, năm 2002 là 16,9%. Trên bản đồ dịch tễ THA của WHO năm 2015,
nước ta nằm trong vùng có tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên bị THA ở cả 2 giới
khoảng 20 – 29,9% [4],[5].
Không chỉ tăng nhanh về tỉ lệ người mắc, sự tiến triển của bệnh THA
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tuổi thọ cộng đồng. THA được mệnh
danh là “kẻ giết người thầm lặng”, THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
nói chung, khoảng 15% tỉ lệ tử vong trên toàn cầu do THA. THA cũng làm
tăng nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch cho khoảng 7 triệu người mỗi năm.

THA làm tổn thương nhiều cơ quan như mắt, não, tim, thận,..và để lại các
biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, làm tăng
tỉ lệ tàn tật, giảm khả năng lao động, sinh hoạt, ảnh hưởng lớn tâm lý, kinh tế
và giảm chất lượng cuộc sống…[6], [7],[8].
Việc phát hiện sớm THA, dự phòng và điều trị tăng huyết áp đạt mục
tiêu góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí
và gánh nặng tàn tật do biến chứng của THA gây ra là vấn đề quan trọng của
mỗi quốc gia.


11

Bên cạnh sự phát triển của y học hiện đại (YHHĐ) với nhiều nghiên cứu,
khuyến cáo mới về chẩn đoán, phối hợp thuốc điều trị và dự phòng THAđược
đưa ra hàng nămthì y học cổ truyền (YHCT) với y lý đặc sắc, với nguồn dược
liệu phong phú, và các bài thuốc cổ phương có giá trị, cũng không ngừng
nghiên cứu, tìm ra những ứng dụng tốt để nâng cao chất lượng điều trị, dự
phòng biến chứng THA bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng
thuốc của YHCT. Những năm gần đây, việc phòng và điều trị THA bằng dược
liệu thiên nhiên đang được chú trọng. Nhiều bài thuốc cổ phươnghay của cha
ông ta đã được được nghiên cứu(NC), ứng dụng điều trị THA,trong số đó phải
kể đến bài thuốc “Tư âm giáng hỏa phương” củaLê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn
Ông) – mộtđại danh y, danh nhân thế kỷ XVIII, một tấm gương sáng về y đức và
tinh thần tận tâm, khổ học với tính chọn lọc, sáng tạo cao đã để lại cho hậu thế
những kinh nghiệm quý báu trong điều trị và dùng thuốc YHCT mang bản sắc
riêng của người Việt. Ông dùng phương thuốc này để điều trị chứng âm hư hỏa
vượng rất hiệu quả.Chứng này có biểu hiện chứng trạng tương tự với các triệu
chứng thường thấy ngày nay trên lâm sàng ở một số bệnh nhân THA theo
YHHĐ. Tuy vậy, bài thuốc này chưa được áp dụng rộng rãi cũng như chưa được
kiểm chứng trên lâm sàng trong điều trị THA.

Vì vậy để phát huy tinh hoa YHCT dân tộc, góp phần phát triển việc
ứng dụng các bài thuốc cổ phương trong điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Tư âm giáng hỏa phương”
trong điều trị tăng huyết áp nguyên phát độ I” gồm 2 mục tiêu chính:
1-

Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc tư âm giáng hỏa
phương trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I.

2-

Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc tư âm giáng
hỏa phươngtrên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Tình hình THA trên thế giới và Việt Nam
Theo WHO và các báo cáo của hội tim mạch Việt Nam (VNHA), THA là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm có khoảng 7,5 triệu người chết
do THA, chiếm 12,8% tỷ lệ tử vong nói chung. Năm 2000 số người trưởng
thành bị THA là 972 triệu người trong đó ở các nước đang phát triển là 333
triệu người, nước phát triển là 639 triệu người, tăng 24%. Ước đoán số người
trưởng thành năm 2025 THA là 1,6 tỷ người trong đó ở các nước đang phát
triển là 413 triệu người, nước phát triển là 1,15 tỷ người, tăng 60% [1],[2].
Trên bản đồ phân bốTHA của WHO, sự gia tăng tỷ lệ THA cao nhất ở châu
Phi là trên 40% ở cả 2 giới và thấp nhất là ở châu Mỹ khoảng 35% ở cả 2 giới.

Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn ở nữ giới có ý nghĩa thống kê ở châu Mỹ và
châu Âu [5],[9].
Có thể điểm lại tỷ lệ tăng huyết áp ở 1 vài nước như: ở Mỹ, năm 2004 có
khoảng 29,3% số người trưởng thành THA thì hiện nay cứ 3 người Mỹ trưởng
thành thì có 1 người THA chiếm 33,3%. Trung Quốc năm 1998 có số người
trưởng thành bị THA là 24,0%, sang năm 2001 là 27,2%, năm 2014 là
29,6%[10],[11].
Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ THA những năm gần đây, tỷ lệ THA
cũng ngày một gia tăng. Điều tra của Trương Việt Dũng năm 2002 thấy 16,9%
người trưởng thành từ 25 – 64 tuổi THA, của Nguyễn Lân Việt năm
2008THA tại 8 tỉnh thành phố thấy 25,1% số người từ 25 tuổi trở lên THA
[12], và thống kê mới nhất của VNHA năm 2015 có 47,3% người bị THAtrên
44 triệu dân [13]. Tại các địa phương như Hà Nội năm 1999 có 16,06% người


13

trưởng thành THA, đến năm 2001 đã lên đến 23,2%. Năm 2006 Huỳnh Văn
Minh và cộng sự đã xác định tỷ lệ tăn huyết áp ở người trên 40 tuổi ở Trà
Vinh là 26,7%. Năm 2008, Trương Tấn Minh và cộng sự điều tra ở người trên
60 tuổi ở Khánh Hòa, tỷ lệ THA là 48,1% [10],[14].
Chi phí hàng năm trên thế giới cho điều trị THA lên tới 370 tỉ đô la Mỹ. Ở Việt
Nam THA được đưa vào chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tổng ngân sách
cấp cho dự án phòng chống THA năm 2012 – 2015 là 110,1 tỷ đồng [15].
Được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả điều trịvẫn chưa cao như mong đợi.
Trên thế giới, ở các nước đang phát triển, nam giới THA là 32,2 %, được chẩn
đoán THA là 40,6%, được điều trị là 29,2%, kiểm soát tốt THA là 9,8%. Nữ
giới bị tăng huyết áp là 30,5%, được chẩn đoán THA là 52,7%, được điều trị
là 40.5% trong đó kiểm soát được huyết áp là 16,2%. Tại các nước phát triển,
Nam giới THA là 40,8%, được chẩn đoán THA là 49,2%, được điều trị là

29,1%, kiểm soát tốt là 18,6%. Nữ giới THA là 33%, được chẩn đoán THA là
61,7%, được điều trị là 40,6%, kiểm soát tốt là 17,3% [16]. Tại Việt Nam,
Điều tra của Nguyễn Lân Việt và cộng sự tại 8 tỉnh thành phố nước ta năm
2008, có 51,6% người bị THA mà không biết mình bị THA, 33.9% người
THA chưa được điều trị, 63,7% người được điều trị THA nhưng chưa đạt mục
tiêu [12]. Điều tra của Trương Thanh Sơn năm 2012 trong số 11 triệu bệnh
nhân THA, biết mình bị THA là 48%, trong đó số người được điều trị và kiểm
soát tốt là 11% [16],[17]. Tại hội nghị THA toàn quốc lần thứ 2 năm 2016,
VNHA chỉ ra có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu
người), có 47,3% người (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp trên 44 triệu người
dân. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người)
không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng
huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp
chưa kiểm soát được [13].


14

1.1.2. Định nghĩa huyết áp (HA)
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp
tâm thu (HATT) là áp lực động mạch lúc tim co bóp đạt mức cao nhất. Huyết
áp tâm trương (HATTr) là huyết áp thấp nhất ở cuối thì tâm trương.
Huyết áp hiệu số (HAHS) là hiệu số giữa HATT và HATTr. Đây là điều
kiện để máu tuần hoàn trong lòng mạch.Huyết áp trung bình (HATB) là trị số
áp suất trung bình được tạo ra trong suốt một hoạt động chu kỳ của tim, được
tính theo công thức:
HATB = HATTr + 1/3 HAHS
HATB thể hiện hiệu lực làm viêc thực sự của tim và chính là lực đẩy
dòng máu qua hệ thống tuần hoàn, có quan hệ mật thiết với lưu lượng máu
não [18].

1.1.3. Định nghĩa THA
Theo WHO và hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) năm 1999: THA động
mạch ở người trưởng thành được xác định khi HATT lớn hơn hoặc bằng
140mmHg và/hoặc THTTr lớn hơn hoặc bằng 90mmHg [19].
1.1.4. Nguyên nhân
Có khoảng 90 – 95% người bị THA không có nguyên nhân (THA vô
căn hoặc nguyên phát) hay là bệnh THA.Chỉ có 5 – 10% THA có nguyên
nhân, đó là THA thứ phát sau các bệnh thận: viêm thận cấp, bệnh thận mạn
tính, hẹp động mạch thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin…;
các bệnh nội tiết: cường Aldosteron tiên phát, hội chứng Cushing, u tủy
thượng thận, bệnh tuyến giáp hoặc cận giáp…; các bệnh khác: hẹp eo động
mạch chủ, các nguyên nhân do dùng thuốc: corticoid, thuốc tránh thai…
Một số yếu tố cũng gây THA như: hút thuốc lá, uống rượu, stress, yếu
tố tâm lý, béo phì, biến đổi gen [20], [21].


15

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh THA
HA phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi theo công thức:
HA = cung lượng tim×sức cản ngoại vi
Lưu lượng tim phụ thuộc vào nhịp tim và lực co cơ tim, sức cản ngoại
vi phụ thuộc vào độ quánh của máu, thể tích máu và tính chất mạch máu.
Sức cản ngoại vi tăng lên khi kích thích giao cảm, tăng hoạt tính của
các chất gây co mạch thận và tăng một số hormone…
Mọi nguyên nhân gây tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi
đều làm tăng HA [18].
1.1.5.1. Vai trò của hệ Renin – Angiotensin
Từ thập kỷ 80 đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu y học phát hiện hệ
RAA.Trong huyết tương có sẵn một protein là Angiotensin do gan sản xuất

dưới dạng chưa hoạt động là Angiotensinogen. Khi huyết áp giảm làm thể tích
máu đến thận giảm, kích thích tổ chức cận cầu thận bài tiết Renin, Renin
chuyển Angiotensinogen thành Angiotensin I (10aa - không hoạt tính), chất
này đi qua phổi, dưới tác dụng của Angiotensin converting enzyme (ACE) đã
biến Agiotensin I thành Angiotensin II (8aa - có hoạt tính).Angiotensin II làm
co tiểu động mạch mạnh gấp 30 lần Noradrenalin, kích thích lớp cầu của vỏ
thượng thận tiết Aldosteron làm tăng tái hấp thu Natri, kích thích trực tiếp lên
ống thận làm tăng tái hấp thu ion Natri, kích thích vùng Postrema ở nền não
thất IV làm tăng trương lực mạch máu, kích thích tận cùng hệ thần kinh giao
cảm làm tăng bài tiết Noradernalin, làm giảm tái nhập Noradrenalin ở cúc tận
cùng, làm tăng tính nhạy cảm của mạch máu với Noradrenalin. Tất cả tác
dụng trên làm tăng lượng máu và tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA mạnh
[18],[20].
1.1.5.2. Vai trò của hệ thần kinh
Những nguyên nhân gây rối loạn hoạt động bình thường của vỏ não
như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, stress… đều có thể dẫn đến THA.


16

Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích bởi stress, lạnh, hạ đường
huyết... gây tăng tiết Catecholamin tủy thượng thận, cụ thể là Noradrelanin,
có tác dụng làm tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim, từ đó gây tăng cung
lượng tim. Catecholamin còn có tác dụng co hệ tĩnh mạch ngoại vi, đưa máu
về tim nhiều hơn, tăng cung lượng tim, tham gia vào cơ chế dinh dưỡng, làm
phì đại thành mạch máu làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp. HA
tăng làm giảm dòng máu tới thận lại kích thích tổ chức cạnh cầu thận tiết
Renin, khởi động hệ RAA lại làm tăng HA, đây cũng là mối liên quan giữa
yếu tố thần kinh và thể dịch trong cơ chế làm tăng HA [18], [20].
1.1.5.3. Vai trò của Natri

Trong điều kiện cơ thể bình thường, các hormone và thận sẽ phối hợp
trong điều hòa bài tiết Natri. Khi chế độ ăn nhiều Natri lớn hơn 6g/ngày nồng
độ Natri trong thể dịch tăng, kích thích trung tâm khát, gây uống nhiều, kích
thích cơ chế dưới đồi – hậu yên tiết hormone chống bài niệu, gây giữ nước.
Cả hai yếu tố trên tác dụng làm tăng thể tích dịch ngoại bào, từ đó tăng thể
tích máu, tăng cung lượng tim, tăng huyết áp [20].
1.1.5.4. Vai trò của thành mạch
Khi HA tăng, áp lực dòng máu tăng cao liên tục, tác động đến các tế
bào nội mạch, làm cho các tế bào nội mạc bị tổn thương. Các tế bào nội mạc
lúc này mất khả năng tiết prostaglandin I2 (PGI2), thu hút tiểu cầu tá, tập trung
tại đó và kết dính lại, phóng thích nhiều chất, trong đó có yếu tố tăng trưởng.
Yếu tố này kích thích tế bào cơ trơn ở trung mạc, ra nội mạch và phát triển ở
đó. Các bạch cầu đơn nhân cũng đến chỗ tổn thương chuyển thành đại thực
bào. Các đại thực bào này ăn cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) và trở thành
các “tế bào bọt”,khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài
làm lớp dưới nội mạc dày lên, tạo nên các mảng xơ vữa động mạch, tạo vòng


17

xoắn bệnh lý: THA gây xơ vữa động mạch, các mảng xơ vữa làm thành mạch
xơ cứng, làm tăng sức cản ngoại vi, từ đó gây THA nhất là HATTr [20].
1.1.5.5. Vai trò của các yếu tố khác
Vùng dưới đồi tăng tiết hormone chống bài niệu (vasopressin), làm
tăng tái hấp thu nước ở ống thận và gây co mạch trực tiếp, dẫn đến
THA.Nồng độ ion calci cao gây co mạch làm tăng huyết áp.Prostagladin E, F
làm tăng sản xuất Renin và cùng với PGI2 còn tham gia điều hòa huyết áp
thông qua cơ chế giãn mạch, rối loạn Protagladin cũng gây THA. Khoa học
cũng đã phát hiện ra THA có liên quan tới gen di truyền [18], [20].
1.1.6. Chẩn đoán THA

1.1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Từ khuyến cáo củaVNHA- 2008 đến các khuyến cáo mới nhất về chẩn
đoán, điều trị THA hiện nay,đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán THA như sau[23],
[22],[23]:
Tại phòng khám: người có trị số HA 140/90mmHg, sau khám sàng lọc
ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám, HA được đo ít nhất 2 lần.Tại
nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp. THA khi có trị số HA ≥135/
85mmHg. Hoặc đo HA bằng máy đo HA Holter 24h: HA 130/ 80mmHg.
Bảng 1.1. Chẩn đoán THA theo số đo HA phòng khám và ngoại trú

HA tại nhà hoặc HATT < 135 hoặc
HATTr < 85
liên tục ban
ngày
HATT ≥ 135
(mmHg)
Hoặc HATTr ≥ 85

HA phòng khám (mmHg)
HATT < 140 và
HATT ≥140
HATTr < 90
Hoặc HATTr ≥ 90
HA bình thường
THA áo
thật sự
choàng trắng
THA ẩn giấu

1.1.6.2. Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp


THA bền bỉ


18

Theo khuyến cáo 2013của hội tim mạch và hội THA châu Âu(ESH/ESC)
về xử lý đối với THA động mạch đã đưa ra ngưỡng chẩn đoán THA dựa vào cả 2
chỉ số HATT và HATTr hoặc 1 trong 2 chỉ số HATT hoặc HATTr đo tại phòng
khám, đo theo thời gian ngày, đêm hoặc đo bằng máy đo HA Holter 24h hoặc
đo tại nhàvượt ngưỡng khuyến cáo đều được chẩn đoán THA [23].
Bảng 1.2. Ngưỡng chẩn đoán THA
Phòng khám
HA lưu động
Ban ngày (hoặc thức)
Ban đêm (hoặc ngủ)
24h
Tại nhà

HATT (mmHg)
140

Và /hoặc

HATTr (mmHg)
≥ 90

135
120
130

135

Và/hoặc
Và/hoặc
Và/hoặc
Và/hoặc

≥ 85
≥ 70
≥ 80
≥ 85

1.1.7. Phân loại THA và phân tầng các yếu tố nguy cơ
1.1.7.1. Phân loại THA
* Phân loại THA theo nguyên nhân gây bệnh [20], [21].
Gồm THA nguyên phát và THA thứ phát. (đã trình bày ở mục 1.1.4 ).
* Phân loại huyết áp theo chỉ số HA:
Trong những năm gần đây đã có hàng loạt các khuyến cáo về điều trị
THA của các tổ chức y tế lớn trên thế giới, các khuyến cáo đều có những cập
nhật mới nhưng vẫn còn những điểm khác biệt:
WHO/ISH 1978 đưa ra mức HA với 3 giai đoạn tổn thương cơ quan
đích. Năm 2009 đưa ra mức HA 2 độ và phân tầng các yếu tố nguy cơ.
ESC/ESH năm 2003, 2007, 2009, 2013, đưa ra mức HA với 3 độ và phân
tầng yếu tố nguy cơ thành 4 nhóm.
Chương trình giáo dục THA Canada (CHEP) 2013, 2014,viện sức khỏe
quốc gia Anh (NICE) 2011, 2013, đưa ra mức HA 3 độ và vai trò của đo HA
tại nhà và đo HA bằng mày Holter HA.


19


Hội đồng liên quốc gia Hoa Kỳ (JNC) VI (1997) phân HA là 2 độ và 3
nhóm nguy cơ, JNC VII (2003) phân mức HA 2 độ và không phân tầng nguy
cơ, JNC 8 (2014) khuyến cáo dựa trên bằng chứng về điều trị THA 2014,
không đề cập đến phân độ THA, và còn nhiều tranh luận.
Hội THA Mỹ và quốc tế (ASH/ISH)năm 2014phân mức HA 2 độ và
không phân tầng yếu tố nguy cơ.
Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới vàVNHA đều dựa vào
khuyến cáo của ESC/ESH -2013 về xử trí THA động mạch và phân độ cụ thể
như sau [23],[24]:
Bảng 1.3. Phân độ HA theo chỉ số HA

Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao *
THA độ I
THA độ II
THA độ III
THA tâm thu đơn độc

HA tâm thu
(mmHg)
< 120
120 – 129
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180
≥ 140



Và/ hoặc
Và/ hoặc
Và/ hoặc
Và/ hoặc
Và/ hoặc


HA tâm trương
(mmHg)
< 80
80 – 84
85 – 89
90 – 99
100 – 109
≥ 110
<90

- Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương
cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT
*Tiền Tăng huyết áp: khi HA TT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg

1.1.7.2. Các yếu tố nguy cơ và phân tầng các yếu tố nguy cơ
* Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ được xác định dựa trên ảnh hưởng của nó tới
tiên lượng các bệnh tim mạch và sự tổn thương các cơ quan đích khi THA
[23], [24].
Bảng 1.4. Các yếu tố nguy cơ, tiên lượng
Nam giới
Tuổi: Nam ≥ 55 tuổi; Nữ ≥ 60 tuổi

Hút thuốc


20

Mỡ máu:
Cholesterol toàn phần> 4,9 mmol/l và/ hoặc LDL-C > 3,0 mmol/l và/hoặc
HDL-C của nam <1,0mmol/l; HDL- C cuả nữ <1,2 mmol/l và/ hoặc
Triglycerid > 1,17mmol/l
Đường Huyết lúc đói: 5,6 – 6,9 mmol/l
Béo phì: BMI ≥ 25 kg/m2
Vòng bụng:
Nam ≥ 90cm ; Nữ ≥ 80 cm.
Tiền sử gia đình có Nam dưới 55 tuổi bị THA, nữ dưới 65 tuổi bị THA.
Bảng 1.5. Các yếu tố tổn thương cơ quan đích
Áp lực mạch (chênh lệch giữa chỉ số HATT và HATTr ≥ 60mmHg
Điện tâm đồ và siêu âm tim có biểu hiện dày thất trái
Nội trung mạc động mạch cảnh (IMT) ≥ 0,9mm hoặc có mảng xơ vữa
Vận Tốc lan truyền sóng mạch ≥ 10m/s
Chỉ số cổ chân cánh tay (ABI) ≤ 0,9
Mức lọc cầu thận 30 -60 ml/phút/ 1,74m2 (BSA)
Albumin niệu 30 – 300mg/24h hoặc Albumin/Creatinin 3,4 – 34 mg/mmol
(ưu tiên lấy trong nước tiểu buổi sáng)
Đường máu lúc đói ≥ 7,0mmol/l (đo 2 lần) và/ hoặc HbA 1C > 7%
(53mmol/mol) và/hoặc đường huyết sau ăn là 11,0 mmol/l.
Bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, suy tim, tai biến thoảng qua...
Bệnh thận mãn có mức lọc cầu thận < 30ml/min/1,73m 2; protein niệu >
300mg/24h
Các bệnh về mắt: bệnh võng mạc tiến triển, xuất huyết, phù gai thị...
* Phân tầng các yếu tố nguy cơ tim mạch:

Dựa vào chỉ số HA và các yếu tố nguy cơ để phân tầng các yếu tố nguy
cơ tim mạch như sau:
Bảng 1.6. Phân tầng nguy cơ tim mạch
Yếu tố nguy cơ , tổng
thương cơ quan đích
và bệnh cảnh lâm sàng

Bình thường cao:
HATT≥130 – 139
mmHg Và/hoặc
HATTr ≥85 – 89
mmHg

Nguy cơ thấp

Không có yếu tố nguy

Có 1 – 2 yếu tố nguy


THA độ I:
THA độ II:
THA độ III:
HATT≥ 140 – 159 HATT≥ 160 – 179 HATT≥ 180 mmHg
mmHg Và/ hoặc
mmHg Và/ hoặc
Và/ hoặc HATTr ≥
HATTr ≥90 – 99
HATTr ≥100- 109
110 mmHg

mmHg
mmHg

Nguy cơ thấp

Nguy cơ trung bình

Nguy cơ cao

Nguy cơ trung bình Nguy cơ trung bình
đến cao

Nguy cơ cao


21

Có ≥ 3 yếu tố nguy cơ
Tổn thương cơ quan
đích. Bệnh thận mạn
giai đoạn 3 hoặc đái
tháo đường
Bệnh tim mạch có
triệu chứng, bệnh thận
mạn giai đoạn 4 đi
kém đái tháo đường
hoặc tổn thương cơ
quan đích/ nhiều yếu
tố nguy cơ


Nguy cơ thấp đến
trung bình

Nguy cơ trung bình
đến cao

Nguy cơ cao

Nguy cơ cao

Nguy cơ trung
bình đến cao

Nguy cơ cao

Nguy cơ cao

Nguy cơ cao đến
rấtcao

Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

1.1.8. Đánh giá bệnh nhân THA
* Khám lâm sàng và làm xét nghiệm:

Khám và hỏi bệnh đầy đủ ở mọi bệnh nhân, tìm căn nguyên THA thứ
phát, yếu tố chi phối, biến chứng THA, yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch để
đánh giá nguy cơ và làm các xét nghiệm thường qui: xét nghiệm creatinin
huyết thanh và điện giải đồ; glucose máu lúc đói;xét nghiệm nước tiểu;điện
tâm đồ [24].
* Tiền sử gia đình và lâm sàng
Khai thác tiền sử THA, Đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu, bệnh
tim mạch và bệnh thận.Thời gian tồn tại giá trị huyết áp (HA) cũ.Các triệu chứng
gợi ý THA, sử dụng thuốc hay các chất làm THA. Lối sống,chế độ ăn uống sinh
hoạt, triệu chứng trong quá khứ hoặc gần đây của bệnh tim mạch, bệnh
thận..,việc điều trị THA trước đây.Các yếu tố môi trường, gia đình, cá nhân ảnh
hưởng tới THA, nguy cơ tim mạch và tiến trình điều trị [22].
* Khám thực thể
Nhằm tìm kiếm yếu tố nguy cơ như: béo phì dạng nam, các dấu hiệu
THA thứ phát, và bằng chứng tổn thương cơ quan đích.
* Đánh giá cận lâm sàng:
Thông qua các nghiệm thường qui: sinh hóa máu: glucose, cholesterol,
triglycerid, acid uric, creatinin, K+;Huyết học:hemoglobinvà hematocrit;phân
tích nước tiểu; điện tim.Xét nghiệm khuyến cáo: siêu âm tim, siêu âm động


22

mạch cảnh hoặc động mạch đùi, CPR, albumin niệu vi thể, định lượng protein
niệu, soi đáy mắt trong THA nặng. Xét nghiệm mở rộng: test chức năng não,
tim, thận với THA có biến chứng. Định lượng renin, aldosterone,
corticosteroid, catecholamin, chụp động mạch thận, siêu âm thận [22].
1.1.9. Điều trị THA
ESC/ESH 2013 và JNC8 năm 2014 dựa trên bằng chứng về điều trị
THA người lớn gồm 9 khuyến cáo với những điểm chung quan trọng nhất là

việc khởi trị bằng thuốc ở ngưỡng nhất định, điều trị huyết áp đạt mục tiêu để
giảm biến cố tim mạch và các biến chứng khác khi THA [23],[24].
1.1.9.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
Phát hiện sớm THA và yếu tố nguy cơ qua khám sức khỏe định kỳ;đánh
giá toàn diện; phân tầng nguy cơ; điều trị toàn diện, đạt mục tiêu cho từng
nhóm bệnh: xác định mục tiêu huyết áp theo nhóm; lựa chọn thuốc khởi trị
đúng,có thể khởi trị bằng 1 trong 5 nhóm sau: Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn
calci, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể AT 1, thuốc lợi tiểu. Phối
hợp thuốc phù hợp [26], [26]Cụ thể như sau:
Bảng 1.7. Mục tiêu và hướng điều trị dựa vào phân tầng yếu tố nguy cơ
theo VNHA 2015 và ESC/ ESH 2013


23

Yếu tố nguy cơ ,
tổng thương cơ
quan đích và
bệnh cảnh lâm
sàng
Không có yếu tố
nguy cơ

Có 1 – 2 yếu tố
nguy cơ

Có ≥ 3 yếu tố
nguy cơ

Tổn thương cơ

quan đích.
Bệnh thận mạn
giai đoạn 3 hoặc
đái tháo đường
Bệnh tim mạch
có triệu chứng,
bệnh thận mạn
giai đoạn 4 đi
kém đái tháo
đường hoặc tổn
thương cơ quan
đích/ nhiều yếu
tố nguy cơ

Bình thường
cao: HATT ≥130
– 139 mmHg
Và/hoặc HATTr
≥ 85 – 89 mmHg

Không điều trị

THA độ I:
HAT≥ 140 –
159 mmHg Và/
hoặc HATTr ≥
90 – 99
mmHg
Nguy cơ thấp:
Thay đổi lối

sống vài tháng,
rồi cho thuốc đạt
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg

THA độ II:
HATT ≥160 –
179 mmHg Và/
hoặc HATTr
≥100- 109
mmHg
Nguy cơ trung
bình:
Thay đổi lối
sống vài tháng,
rồi cho thuốc đạt
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg
Nguy cơ trung
bình đến cao:
Thay đổi lối
sống vài tháng,
rồi cho thuốc đạt
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg

THA độ III:
HATT ≥ 180
mmHg Và/ hoặc
HATTr ≥ 110

mmHg
Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ thấp
Thay đổi lối
sống, không điều
trị thuốc

Nguy cơ trung
bình:
Thay đổi lối
sống vài tháng,
rồi cho thuốc đạt
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ thấp
đến trung bình:
Thay đổi lối
sống, không điều
trị thuốc

Nguy cơ trung
bình đến cao:
Thay đổi lối

sống vài tháng,
rồi cho thuốc đạt
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg
Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <

140/90 mmHg

Nguy cơ cao
đến rất cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay. Mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ rất
cao: Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay. Mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ rất
cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay.Mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ rất
cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay. Mục

tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ trung
bình đến cao:
Thay đổi lối
sống, không điều
trị thuốc

Nguy cơ rất
cao:
Thay đổi lối
sống, duy trì
mục tiêu: HA <
140/90 mmHg

Nguy cơ cao:
Thay đổi lối
sống và cho
thuốc ngay mục
tiêu: HA <
140/90 mmHg

Bảng 1.8. Mục tiêu và lựa chọn thuốc điều trị ban đầu cho từng nhóm
ESC/ESH 2013 và JNC8 - 2014 [26],[27]
Khuyến cáo

Quần thể

HA đích

mmHg

Chọn lựa thuốc ban đầu


24

Chung cho người
≥ 60 tuổi

< 150/90 -Không da đen: Thiazide,
ức chế men chuyển, ức chế
thụ thể hoặc chẹn kênh
Khuyến cáo
calci;
THA JNC8
Da đen: Thiazide hoặc chẹn
2014
- Chung cho người < 140/90 Calci
< 60 tuổi
-Thiazide, ức chế men
chuyển, ức chế thụ thể hoặc
- ĐTĐ
< 140/90 chẹn kênh calci
-Ức chế men chuyển hoăc
- Bệnh thận mạn
< 140/90 ức chế thụ thể
(BTM)
-Ức chế men chuyển hoăc
ức chế thụ thể

- Chung cho người < 150/90 -Thiazide, ức chế men
≥ 80 tuổi
chuyển, ức chế thụ thể hoặc
chẹn kênh calci
ESH/ESC
- Chung cho người < 140/90 -Ức chế men chuyển hoăc
2013
< 80 tuổi
ức chế thụ thể
- ĐTĐ
< 140/85 -Ức chế men chuyển hoăc
ức chế thụ thể
- BTM không có
< 140/90 -Ức chế men chuyển hoăc
protein niệu
ức chế thụ thể
- BTM kèm protein < 130/90 -Ức chế men chuyển hoăc
niệu
ức chế thụ thể
- Phối hợp thuốc điều trị phù hợp: phần lớn bệnh nhân cần trên 1 nhóm
thuốc để đạt mục tiêu điều trị. Phối hợp 2 thuốc liều thấp ưu tiên cho THA độ
II, III hoặc nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao. Phối hợp cố định 2 thuốc hay
viên thuốc kết hợp có lợi là làm tăng hiệu quả, giảm tác dụng phụ, giảm tử
vong và giảm biến cố tim mạch tiện lợi, tăng tuân thủ điều trị và giảm chi phí
điều trị.
- Giáo dục người bênh cần nhấn mạnh: điều trị THA là điều trị suốt
đời, triệu chứng cơ năng của THA không phải lúc nào cũng biểu hiện và
biểu hiện đôi khi không tương xứng với mức độ nặng của THA, tuân thủ
chế độ điều trị thích hợp mới làm giảm các biến cố tim mạch và các biến
chứng khác của THA.



25

1.1.9.2. Điều trị THA không dùng thuốc
Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, THA độ I chưa có biến chứng bệnh tim
mạch và tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với việc thay đổi lối sống xảy ra
sau 4 đến 6 tháng. Với bệnh nhân THA nặng vừa cần kết hợp thay đổi lối
sống và dùng thuốc [25], [27]
Trong các nghiên cứu lâm sàng, với nhiều cách điều chỉnh lối sống đã cho
thấy giảm được HA và giảm tỷ lệ mắc mới THA. Điều chỉnh lối sống bao gồm:


Giảm cân nặng đạt mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 kg/m 2, chỉ



số vòng eo: Nam < 90cm, Nữ < 80cm.
Tăng cường vận động thân thể, luyện tập gắng sức khoảng 30






phút/ngày, tập dưỡng sinh.
Hạn chế muối ăn: 5 – 6g/ ngày.
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây.
Giảm chất béo toàn phần và bão hòa, tăng ăn cá có dầu.
Không uống nhiều bia, rượu, khuyến cáo có thể uống 0 – 2 ly chuẩn

/ngày, với nam giới có thể uống không quá 14 ly chuẩn/tuần, nữ: uống
không quá 9 ly chuẩn/ tuần (1 ly chuẩn tương đương 142ml rượu 12%



hay 34ml bia 5% hoặc 43ml rượu mạnh 40%)
Bỏ và không hút thuốc lá.

1.2. TỔNG QUAN TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Khái niệm huyễn vựng
THA thuộc phạm vi chứng “huyễn vựng”, “đầu thống” của YHCT.
Trong đó “huyễn” có nghĩa là hoa mắt, chóng mặt, “vựng” có nghĩa là là váng
đầu hay đầu thống. Người ta thấy các triệu chứng của THA với các biểu hiện
của chứng huyễn vựng có nhiều điểm giống nhau và khi điều trị chứng huyễn
vựng theo biện chứng của YHCT thì cũng làm giảm được các chỉ số HA trên
lâm sàng [20], [28], [29].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng theo YHCT


×