MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.....................................................................viii
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ ix
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................................... .x
Phần mở đầu ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 3
2.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu .......................................................................... 3
2.1.2. Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ..................................................... 4
2.1.3. Một vài nghiên cứu về du lịch sinh thái .............................................................. 4
2.1.4. Một số nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư ............. 5
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 6
3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 6
3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 7
4.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu ................................................................................ 7
4.3. Phạm vi không gian nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
5.1. Quan điểm tiếp cận................................................................................................. 7
5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống............................................................................... 7
5.1.2. Quan điểm tiếp cận địa lý học ............................................................................. 8
5.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử .................................................................................. 8
5.1.4. Quan điểm tiếp cận du lịch học ........................................................................... 8
5.1.5. Quan điểm tiếp cận khu vực học ......................................................................... 8
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 8
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu và nghiên cứu tư liệu ................................. 8
iii
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................... 8
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ......................................................................... 8
5.2.4. Phương pháp bản đồ ............................................................................................ 9
5.2.5. Phương pháp SWOT ........................................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 10
6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................................... 10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 10
Phần nội dung ............................................................................................................ 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn ............................................................ 11
1.1.1. Khí hậu (Climate) .............................................................................................. 11
1.1.2. Biến đổi khí hậu (Climate change) ................................................................. ..11
1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu .................................................................... 11
1.1.3.1. Nguyên nhân do tự nhiên. .............................................................................. 11
1.1.3.2. Nguyên nhân do con người ............................................................................ 12
1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ...................................................... 14
1.1.4.1. Nhiệt độ ........................................................................................................ ..14
1.1.4.2. Lượng mưa ..................................................................................................... 14
1.1.4.3. Không khí lạnh ............................................................................................... 15
1.1.4.4. Bão ................................................................................................................. 15
1.1.4.5. Lũ lụt .............................................................................................................. 15
1.1.4.6. Hạn hán ........................................................................................................ ..15
1.1.4.7. Mực nước ....................................................................................................... 15
1.1.4.8. Hiện tượng ENSO .......................................................................................... 15
1.1.5. Du lịch sinh thái ................................................................................................ 16
1.1.6. Tài nguyên du lịch sinh thái .............................................................................. 16
1.1.7. Phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism development) .................... ..17
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 20
1.2.1. Khái quát về tỉnh An Giang. ............................................................................. 20
1.2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 20
1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu ............................................................................ 21
1.2.1.3. Các nguồn tài nguyên ................................................................................... ..24
iv
1.2.1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở An Giang ................................................... 28
1.2.2. Khái quát về Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư..................................... 30
1.2.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 30
1.2.2.2. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 31
1.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. ..36
1.2.2.4. Kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư liên quan đến khu rừng .................... 39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƢ
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU .................................................... 43
2.1. Các giá trị của rừng tràm Trà Sư .......................................................................... 43
2.1.1. Vị trí và vai trò của rừng tràm Trà Sư trong sự phát triển du lịch tại An
Giang……………………………………………………………………………… ... 43
2.1.2. Hiện trạng quản lý bảo vệ rừng ....................................................................... ..44
2.1.2.1. Phân Khu bảo vệ nghiêm ngặt ....................................................................... 45
2.1.2.2. Phân khu phục hồi hệ sinh thái tự nhiên ........................................................ 46
2.1.2.3. Phân khu dịch vụ hành chính ......................................................................... 46
2.1.2.4. Vùng đệm ....................................................................................................... 47
2.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở lưu trú ................. ..49
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 49
2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở lưu trú......................................................... 50
2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch tại rừng tràm Trà Sư .......................................... 53
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức trạm Kiểm lâm Trà Sư năm 2016 ....................................... ..53
2.1.4.2. Kết quả thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái........................... 54
2.1.5. Thu nhập của nhân viên và cộng đồng địa phương .......................................... 56
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư ............... 56
2.2.1. Hạn hán gây thiếu nước phục vụ đưa rước khách tham quan ......................... ..56
2.2.2. Lũ lụt không theo quy luật ảnh hưởng đến thời gian hoạt động du lịch ........... 61
2.2.3. Đa dạng sinh học bị mất đi và hệ sinh thái bị phá hủy ..................................... 62
2.2.4. Ảnh hưởng trực tiếp cơ sở hạ tầng du lịch ........................................................ 66
2.2.5. Số lượng khách tham quan và doanh thu du lịch bị ảnh hưởng ...................... ..66
2.2.6. Ảnh hưởng đến kinh tế của cộng đồng địa phương .......................................... 68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 71
v
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM
TRÀ SƢ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KIẾN NGHỊ ............. 72
3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái
rừng tràm Trà Sư An Giang dưới tác động của biến đổi khí hậu................................ 72
3.2. Giải pháp .............................................................................................................. 76
3.2.1. Giải pháp ưu tiên ............................................................................................. ..76
3.2.1.1. Các hoạt động “giảm nhẹ” ............................................................................. 76
3.2.1.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững .......................................... 78
3.2.1.3. Các chương trình tham quan .......................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp quan tâm ......................................................................................... ..81
3.2.2.1. Định hướng về quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực .......................... 81
3.2.2.2. Xây dựng các công trình du lịch phòng tránh, giảm nhẹ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 83
3.2.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ............................................................................... 88
3.2.2.4. Giải pháp tổ chức các hoạt động giám sát ................................................... ..91
3.2.2.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ ............................................................. 91
3.2.2.6. Giải pháp về tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng
bảo vệ rừng .................................................................................................................. 92
3.2.2.7. Giải pháp tài chính ......................................................................................... 92
3.2.2.8. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh ........................................................................... 92
3.2.2.9. Giải pháp nguồn vốn đầu tư ......................................................................... ..92
3.2.2.10. Các chương trình hợp tác Quốc tế................................................................ 94
3.2.2.11. Các giải pháp khác ....................................................................................... 94
3.3. Kiến nghị .............................................................................................................. 95
3.3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang...................................................................... ..96
3.3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang .............................................. 96
3.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang .................................. 96
3.3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang ................................................... 97
3.3.5. Chi cục Kiểm lâm An Giang ........................................................................... ..97
3.3.6. UBND huyện Tịnh Biên và chính quyền các xã có liên quan .......................... 97
3.3.7. Trạm Kiểm lâm Trà Sư ..................................................................................... 98
3.3.8. Cộng đồng địa phương ...................................................................................... 99
vi
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 100
Phần Kết luận .......................................................................................................... 101
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 105
Phụ lục hình ảnh...................................................................................................... 109
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ XIX. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), vào giữa thế kỷ
XIX, do BĐKH nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu
vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm
ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2oC
thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m. Việt Nam (VN) là một trong 5 quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng cao. Khi đó, VN
sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người
dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt.
Trong 60 năm nữa, BĐKH toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã
hội ĐBSCL thay đổi lớn. Khi nước biển dâng cao 1m, sẽ làm ngập lụt phần lớn
ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ
15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông
MêKông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7 – 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ
xuất hiện nhiều hơn ở ĐBSCL. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang… thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay.
Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh
hoạt, sức khỏe, tăng nguy cơ cháy rừng… Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng
đất ngập nước sẽ bị giảm.
ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy
ra biển. Dựa vào định nghĩa về đất ngập nước (ĐNN) theo Công ước Ramsar
(1971), ĐBSCL được xem là vùng ĐNN lớn nhất Việt Nam xấp xỉ 4 triệu ha diện
tích. Vùng này là nơi có tính đa dạng sinh học phong phú. Đồng bằng có khoảng
1
280,000 ha rừng có thể phân làm 2 nhóm theo phân lọại sinh thái rừng ĐNN của Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1994): ĐNN rừng tràm và
ĐNN rừng sát ven biển. Toàn khu vực có 11 khu ĐNN tự nhiên cần được bảo tồn.
Các khu ĐNN này đang bị nguy cơ đe doạ bởi các yếu tố đe doạ hệ sinh thái ĐNN
bao gồm việc tháo nước hay san lấp các khu vực ĐNN của con người, thay đổi các
điều kiện thuỷ văn trong khu vực ĐNN bị thoái hoá dần do các ô nhiễm không có
nguồn và do sự xâm chiếm của các sinh vật ngoại lai. Hiện nay, quần thể thực vật
ĐNN còn bị đe doạ bởi các ảnh hưởng của vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và sự
dâng lên của nước biển. Sự hình thành các công trình trên hệ thống sông Mekong ở
thượng nguồn như đập nước – hồ chứa của các nhà máy thủy điện, các khu công
nghiệp, các khu dân cư tập trung ở dọc theo bờ sông làm mất dần diện tích và chất
lượng sinh học ở các khu ĐNN và rừng ngập nước khiến sự đa dạng sinh học của
các thực vật vùng đất này bị đe dọa suy giảm (Tuấn, 2009).
Trong bối cảnh trên, các khu đất rừng mà đặc biệt là các khu ĐNN rừng tràm
của tỉnh An Giang (AG) có thể phải hứng chịu những tác động của BĐKH, điều này
có thể ảnh hưởng lớn đến chính sách bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh AG về mặt
kinh tế - xã hội và tính đa dạng sinh học trong vùng.
Và thực tế, rừng tràm Trà Sư (RTTS) tỉnh AG là khu rừng mang tính tự
nhiên đại diện cho hệ sinh thái rừng úng phèn vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên
còn sót lại của tỉnh AG nói riêng và của ĐBSCL nói chung đang bị tác động bởi
BĐKH. Lý do học viên nghiên cứu đề tài này:
Để thấy được bức tranh du lịch sinh thái (DLST) RTTS bị tác động bởi
BĐKH.
Đưa ra những giải pháp giúp RTTS thích ứng với BĐKH nhằm mục đích bảo
vệ và phát triển DLST bền vững.
Là người con của AG và cán bộ công tác gần 10 năm trong ngành lâm
nghiệp, cũng như theo dõi sâu sát hoạt động DLST tại RTTS, học viên mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Biến đổi khí hậu tác động đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
An Giang” với mong muốn đóng góp thiết thực về lý luận và thực tiễn đối với việc
bảo vệ và phát triển Khu DLST rừng tràm Trà Sư AG nhằm nâng cao doanh thu
2
hoạt động du lịch, nâng cao thu nhập của cộng đồng địa phương và góp phần nâng
cao nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường và giúp DLST nơi đây phát triển bền vững.
Cũng từ kết quả nghiên cứu này, học viên mong muốn sẽ giúp ngành du lịch
của tỉnh nhà phát triển bền vững hơn, đồng thời đóng góp các giá trị tích cực cho
khoa học du lịch, khoa học môi trường, ngành lâm nghiệp, ngành Việt Nam học nói
riêng và khu vực học nói chung xoay quanh hoạt động DLST thích ứng với BĐKH
trong tình hình mới.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài gắn với hai từ khóa quan trọng BĐKH và DLST. Vì vậy học viên khái
luận tình hình nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu các nội dung về: DLST, DLST
tại rừng tràm Trà Sư, BĐKH và tác động của BĐKH đối với RTTS.
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam có những hướng nghiên cứu liên
quan đến đề tài của học viên, cụ thể có các hướng nghiên cứu sau:
2.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu:
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày
03/12/2007 của Chính Phủ), Hà Nội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
Hồ Quốc Bằng (2016), Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Tuấn Anh (2009), Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt
động thích ứng ở miền Nam Việt Nam (An overview of climate change research and
adaptation activities in Southern Vietnam).
Tuấn Lê Anh (2009), Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng, Bài giảng
Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ.
3
2.1.2. Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
Hồ Quốc Bằng (2016), Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát
triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Giang (VFEJ, 9/11/2009), Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới
ngành du lịch Việt Nam, Cập nhật thứ Hai, 09/11/2009 |
10:19:00 PM.
Nguồn: VTR, Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt
động phát triển du lịch ở Việt Nam. Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 15:55:32.
/>Phạm Trung Lương, Du lịch trước nguy cơ từ biến đổi khí hậu. Cập nhật:
Thứ sáu,10/05/2013 08:17:58. />Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định số158/2008/QĐ-TTg ngày
2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó
với Biến đổi Khí hậu (National Target Program to Response to Climate Change). Hà
Nội, Việt Nam.
2.1.3. Một vài nghiên cứu về du lịch sinh thái
Thuật ngữ DLST đang được quan tâm luận bàn bởi các nhà nghiên cứu tại
Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến các tác giả:
Huỳnh Phú, Trần Anh Thư (2009), Du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường
đồng bằng sông cửu long (A manual on environmental conservation & ecotourism
in the Mekong Delta), Nơi xuất bản: An Giang.
Phạm Trung Lương (1999), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt
Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch, Hà Nội.
4
Phạm Trung Lương (Chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,
Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
Luật Du lịch Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp khóa 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
2.1.4. Một số nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà
Sư
Hiện tại, có khá nhiều bài viết trên tạp chí khoa học về định hướng, giải pháp
phát triển du lịch sinh thái tại Khu rừng tràm Trà Sư, đó là các tác giả:
Bành Thanh Hùng (2011), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng
tràm Trà Sư, Nguồn trích: bài viết trên trang web Chi cục Kểm lâm An Giang.
Nguyễn Thị Hà Vi, Bùi Xuân An, Vũ Văn Quang và Lê Quốc Tuấn (2012),
Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang, Nguồn
trích: Tạp chí Khoa học và công nghệ An Giang (ISSN 1859-0268), Sở KH&CN
tỉnh An Giang, trang 5-11.
Phan Thị Dang (2014), Du khách đánh giá về sự phát triển của du lịch sinh
thái rừng tràm Trà Sư tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Nguồn trích:Tạp chí
Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Số 3, tr 21-26.
Trần Thị Hồng Ngọc (2012), Cơ sở khoa học và tiềm năng phát triển rừng
tràm Trà Sư thành khu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, Nguồn trích: Bản tin
Khoa học và Công nghệ An Giang, Số 2, tr. 16.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
ADB (2013), Viet Nam Environment and Climate change Assessment
Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc
Tuong (2004), Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water
Elevation in the Flood Season and Implications for Rice Production, Climatic
Change, 66: 89–107.
5
Tuan Le Anh and Suppakorn Chinvanno (2009), Climate change in the
Mekong River Delta and key concerns on future climate threats, Paper submitted to
DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia.
Từ những tài liệu tiếp cận được, nhận thấy chưa có đề tài nào công bố giống
với đề tài của học viên lựa chọn. Vì vậy xin khẳng định đây là đề tài nghiên cứu đầu
tiên của tôi. Hay nói cách khác, hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài này là do tôi
đề xuất.
Tính mới về nội dung: Nghiên cứu về DLST rừng tràm Trà Sư AG dưới tác
động của BĐKH và đề xuất giải pháp nhằm giúp nơi đây thích ứng với BĐKH.
Tính mới về địa bàn nghiên cứu: Hiện nay chưa có một công trình khoa
học nào được công bố liên quan đến việc nghiên cứu tác động của BĐKH tại RTTS
tỉnh AG - Khu rừng cách sông Mê Kông 15 km về phía Đông Bắc và cách Vương
Quốc Campuchia 10 km về phía Tây Bắc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp giúp rừng tràm Trà Sư phát triển du
lịch sinh thái dưới tác động của biến đổi khí hậu.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
Khái quát tình hình du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư.
Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái tại RTTS.
Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu RTTS.
6
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư chịu sự ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, cụ thể:
Cảnh quan và hệ sinh thái khu rừng tràm;
Nhiệt độ; Mực nước; Lượng mưa; Số lượng động, thực vật; Môi trường;
Thời gian hoạt động du lịch sinh thái;
Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch;
Thu nhập của cộng đồng địa phương.
4.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích biến đổi trong khoảng 05 năm (từ 2012 – 2016) và
tầm nhìn đến năm 2020.
4.3. Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hoạt động DLST tại Khu bảo vệ cảnh quan RTTS, cụ
thể:
Phân khu hành chính (khoảnh 3a và 3b): 159 ha – nơi diễn ra hoạt động đưa
rước khách tham quan.
Khoảnh 5a: nơi diễn ra hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi và ẩm thực của khách.
5. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm tiếp cận
5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Nhìn nhận toàn bộ hoạt động DLST của Khu bảo vệ cảnh quan RTTS dựa
vào phân tích cấu trúc các phân hệ đặc trưng: tài nguyên du lịch, du khách, doanh
thu, thời gian hoạt động du lịch.
Xem xét, phân tích và đánh giá được mối quan hệ tương tác giữa các bên liên
quan trong việc tác động của BĐKH đến hoạt động DLST tại Khu bảo vệ cảnh quan
RTTS.
7
5.1.2. Quan điểm tiếp cận địa lý học
Phân tích tác động của BĐKH đến rừng tràm dựa vào yếu tố không gian của
tỉnh AG trên nền tảng địa lý tự nhiên.
5.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử
Khái quát tiến trình hình thành rừng, sự vận động và thay đổi của RTTS từ
năm 2012 đến năm 2016.
5.1.4. Quan điểm tiếp cận du lịch học
DLST rừng tràm Trà Sư đã góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước đến tỉnh An Giang, giúp phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động trong vùng. Do đó, trong kịch bản BĐKH mà các
nhà khoa học đưa ra thì kinh tế - xã hội và đời sống của người dân địa phương ở
đây trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
5.1.5. Quan điểm tiếp cận khu vực học
Phân tích để tìm ra giải pháp cho sự phát triển DLST rừng tràm dưới tác
động của BĐKH trong mối tương quan với vùng ĐBSCL riêng và VN nói chung.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu và nghiên cứu tư liệu
- Tiến hành thu thập thông tin và tập hợp các tư liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu, khu vực nghiên cứu, gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên quan
đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư và biến đổi khí hậu.
- Phân tích nội dung các tư liệu đã thu thập.
- Chọn lọc tư liệu có nội dung cô đọng nhất liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát 2 đợt chính:
Đợt 1: Khảo sát mực nước, hệ sinh thái của khu rừng và du lịch sinh thái
mùa mưa và mùa nước nổi (tháng 5 – tháng 12/2016)
Đợt 2: Khảo sát mực nước, hệ sinh thái của khu rừng và du lịch sinh thái vào
mùa khô (tháng 01 – tháng 04/2017).
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Lập phiếu điều tra phỏng vấn:
8
- Điều tra đời sống của người dân sống xung quanh Khu DLST RTTS. (30
phiếu)
- Phỏng vấn một số hướng dẫn viên du lịch thường xuyên đưa khách đến
tham quan RTTS. (20 phiếu)
- Phỏng vấn điều tra du khách. (20 phiếu)
- Nhân viên và cán bộ quản lý RTTS. (30 phiếu)
Ngoài ra, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có
kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, quản lý rừng về những thay đổi của RTTS.
Các chuyên gia hoạt động trong các ngành của tỉnh An Giang. (05 người)
Sau đó, tác giả tập hợp ý kiến, tính tỉ lệ để đánh giá sơ bộ, tác giả sẽ biết
được:
Cảnh quan, hệ sinh thái và môi trường khu rừng tràm chuyển biến trong 5
năm qua.
Các số liệu về: nhiệt độ, mực nước, lượng mưa thay đổi qua các năm tại rừng
tràm Trà Sư.
Về thời gian hoạt động du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư.
Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch hàng năm.
Thu nhập của cộng đồng địa phương từ khi tham gia du lịch đến nay.
5.2.6. Phương pháp bản đồ
- Đánh dấu các điểm diễn ra DLST trên bản đồ.
- Tìm hiểu nét tổng quát về địa bàn nghiên cứu trên bản đồ.
- Lập kế hoạch khảo sát thực địa trên bản đồ.
- Tổng hợp việc thu thập tư liệu trên bản đồ.
5.2.7. Phương pháp SWOT
Đây là một phương pháp có vai trò rất lớn trong nghiên cứu khoa học, phân
tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu,
đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà đối tượng phải đối mặt. Điều này
9
giúp đối tượng nghiên cứu khắc phục điểm yếu, tập trung vào điểm mạnh của mình
và giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài xoay quanh các vấn đề về BĐKH ảnh hưởng đến du lịch được các tác
giả nghiên cứu tại VN và trên thế giới.
Nghiên cứu của học viên hướng về DLST tại khu rừng tràm của tỉnh AG nơi học viên đang quản lý dưới tác động của BĐKH. Đây là khu rừng ngập nước
phèn còn sót lại của tỉnh và cũng là điểm DLST tiềm năng của tỉnh AG nói riêng và
cả nước nói chung. Do đó, học viên kỳ vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
là một ví dụ sinh động và mang tính đại diện cao khi nhắc đến DLST rừng tràm gắn
với khu vực ĐBSCL nói riêng và VN nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài sẽ đóng góp một cách trực tiếp và có giá trị tham vấn trong
việc đưa ra giải pháp thích ứng với BĐKH trong khu vực RTTS (vi mô) và cả nước
(vĩ mô). Đề tài có khả năng ứng dụng cho các cơ quan:
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Chi cục Kiểm lâm An Giang
Khi hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho sinh viên, học viên cao học
các ngành:
Việt Nam học
Ngành du lịch
Ngành Khoa học môi trường
Ngành lâm nghiệp.
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn
1.1.1. Khí hậu (Climate)
Tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê dài hạn (trung
bình, xác suất các cực trị,v.v.) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu
vực địa lý. Thời kỳ tính trung bình thường là vài thập kỷ. Theo định nghĩa của Tổ
chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO). “Tổng hợp
các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài
hạn, các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”. [1]
1.1.2. Biến đổi khí hậu (Climate change)
Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực
tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển (KQ) toàn cầu, góp phần vào biến động khí hậu tự nhiên, có thể so sánh
được. BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham
số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng
thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. [2]
1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
1.1.3.1. Nguyên nhân do tự nhiên [3]
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của
Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay
đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Sự thay đổi cƣờng độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo
Hồ Quốc Bằng, Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016. Trang 1.
1
Hồ Quốc Bằng, Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016. Trang 1.
2
Hồ Quốc Bằng, Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016. Trang 14.
3
11
thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn
30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường
độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào KQ
một lượng cực kỳ lớn khối lượng Sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu
khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều
năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản
chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác
dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dƣơng ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống
khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi
trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động
của CO2 vào trong KQ.
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo
quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể
tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng
góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay.
Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì
nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
1.1.3.2 Nguyên nhân do con người [4]
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến
khí hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là "khí
hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người."
Cụ thể:
Sự phát triển kinh tế và sự đô thị hóa: Một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu là do sự phát triển kinh tế từ hoạt động của
4
lên toàn cầu.
12
con người (xây dựng nhà cao tầng, các khu công nghiệp, chặt phá rừng...). Do đó,
cần phải kìm hãm tăng trưởng kinh tế hoặc chuyển đổi cách thức vận hành của nền
kinh tế thế giới để làm chậm quá trình Trái đất nóng lên.
Ô nhiễm môi trƣờng không khí: là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây
ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Theo một kết quả nghiên
cứu trên tạp chí Nature Geoscience, việc nồng độ CO2 tăng cao đối với bầu khí
quyển Trái đất sẽ tạo ra những tác động không thể ngăn chặn đối với khí hậu trong
ít nhất 1.000 năm tới. Khí CO2 đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4
là 13%, Nitơ 5%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Theo G.I.Plass vấn đề khí CO2
tăng liên tục sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt
độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,600C và mỗi thập kỉ sẽ tăng 0,300C.
Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà theo đó các khí trong khí quyển hấp thụ
và phát ra bức xạ hồng ngoại làm ấm tầng dưới của khí quyển và bề mặt của hành
tinh. Hiệu ứng này được Joseph Fourier phát hiện vào năm 1824 và được Svante
Arrhenius nghiên cứu đầu tiên một cách định lượng vào năm 1896. Sự tồn tại của
hiệu ứng nhà kính là vấn đề không thể chối cải thậm chí đối với những người không
chấp nhận yếu tố nhiệt độ tăng lên gần đây là do các hoạt động của con người.
Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng
các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ CO2, metan, ôzôn tầng đối
lưu, CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ
giữa thập niên 1700. Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO2 tăng
thêm từ các hoạt động của con người trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các đóng góp
còn lại là do thay đổi mục đích sử dụng đất đặc biệt là việc phá rừng.
Ngoài ra, Nồng độ CO2 đang tiếp tục tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch
và thay đổi sử dụng đất. Tốc độ tăng nồng độ này trong tương lai sẽ phụ thuộc vào
sự phát triển của kinh tế không bền vững, xã hội, công nghệ và tự nhiên.
13
1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Có thể tóm tắt các biểu hiện của BĐKH ở VN trong khoảng 100 năm qua
như sau[5]:
1.1.4.1. Nhiệt độ
Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở VN tăng lên
khoảng 0,5 - 0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ
ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu miền Nam. Nhiệt
độ trung bình năm của 04 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của
03 thập kỷ trước đó (1931-1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940
lần lượt là 0,8oC, 0,4oC và 0,6oC (IMHEN, 2010).
1.1.4.2. Lượng mưa
Xu hướng biến đổi lượng mưa trung bình năm không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau: có lúc tăng lên có lúc giảm xuống. Lượng mưa giảm ở
khu vực khí hậu phía Bắc và tăng lên ở khu vực khí hậu phía Nam. Trên phần lớn
lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7, tháng 8 và tăng lên vào tháng 9,10,11.
Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2% trong 50 năm
qua (1959-2007). Mưa phùn giảm đi một nữa rõ rệt ở miền Bắc, từ trung bình 30
ngày/năm (1961-1970) xuống còn 15 ngày/năm (1991-2000).
1.1.4.3. Không khí lạnh
Số đợt không khí lạnh ảnh hường đến VN giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ
gần đây. Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 – 16 đợt không khí lạnh, bằng 56%
trung bình nhiều năm. Sáu trong bảy trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi
tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) thấp dị thường (0-1 đợt), cũng rơi vào 2
thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện
dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí
lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008.
Hồ Quốc Bằng, Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016. Tr 110.
5
14
1.1.4.4. Bão
Số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến VN có xu thế giảm
trong 4 thập kỷ qua: ở Biển Đông, từ 114 cơn bão trong thập kỷ 1961-1970 xuống
còn 103 cơn bão trong thập kỷ 1991-2000. Ở VN, từ 74 cơn bão trong thập kỷ
1961-2000 xuống còn 68 cơn bão trong thập kỷ 1991-2000, số cơn bão mạnh có
chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn và lùi dần về cuối năm. Quỹ đạo
bão có dị thường hơn và di chuyển dần về các vĩ độ phía Nam.
1.1.4.5. Lũ lụt
Theo ghi nhận những năm gần đây, các trận lũ lớn xảy ra thường xuyên hơn
ở miền Trung và miền Nam của VN.
1.1.4.6. Hạn hán
Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức
độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện
tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là
ở Trung Bộ và Nam Bộ, Nam Trung Bộ dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc
hóa.
1.1.4.7. Mực nước
Ở VN, số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy,
xu thế tăng mực nước biển trên toàn Biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của Biển
Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ VN, khu vực ven
biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
toàn dải ven biển VN tăng khoảng 2,9mm/năm.
1.1.4.8. Hiện tượng ENSO
Trong thập kỷ gần đây, hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ
đến chế độ thời tiết, gây ra nhiều kỷ lục có tính dị thường về thời tiết như nhiệt độ
cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng. Cháy rừng khi có El Nino,
điển hình là năm 1997-1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm
2007. Biểu hiện của BĐKH ở VN về cơ bản phù hợp với xu thế BĐKH đã và đang
diễn ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực.
15
1.1.5. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch đặc thù vừa có thể trải nghiệm tự nhiên,
vừa quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sinh thái (bao gồm hệ thống sinh thái
nguyên sinh, bao gồm cả sinh thái tự nhiên và sinh thái văn hóa), khác biệt với các
hình thức du lịch tự nhiên khác. Du lịch sinh thái là mô hình quan trọng để du lịch
tuần hoàn kinh tế, nhấn mạnh việc khai thác theo hình bậc thang, ứng dụng, cắt
giảm hợp lý tài nguyên sinh thái tự nhiên, thực hiện một hệ thống tuần hoàn khép
kín trong hệ thống ngành du lịch. Trong khi quy hoạch khu du lịch thì tiến hành kết
hợp và sử dụng nguồn tài nguyên ở các tầng bậc, thực hiện việc trao đổi thông tin
và sử dụng các sản phẩm phụ, thông qua phương thức kinh doanh du lịch sinh thái
hợp lý để cuối cùng đạt tới mục đích thu lợi cho ngành du lịch mà vẫn bảo vệ môi
trường.
Định nghĩa DLST của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế như sau: “DLST là
việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường
và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [6]
Theo Geoffrey Lipman, Chủ tịch Hội Du Lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC),
DLST thực chất được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng “Ecotourism”: DLST là sự hướng về tự nhiên và bảo tồn chúng,
cùng với sự nhạy cảm ở nơi đến.
Nghĩa hẹp “ecotourism”: được xem như là sự hướng tới tạo cho mỗi nhà lữ
hành trở thành người nhạy cảm sinh thái bằng cách tạo dựng một khuôn khổ môi
trường vào nhiều khía cạnh của sản phẩm du lịch và sự tiêu thụ nó. Ý nghĩa này có
thể tạo dựng một sự hỗ trợ tối ưu tới việc cải thiện môi trường, trong khi đó theo
nghĩa rộng hàm chỉ những nhà lữ hành nhạy cảm sinh thái, có lẽ với ý nghĩa sâu
hơn của du lịch xanh (green tourism).
Riêng ở VN, trong Hội thảo về “Xây dựng chiến lược về phát triển du lịch
sinh thái từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999”, DLST được định nghĩa như sau:
Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ
Quốc Thông, Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục,
trang 10.
6
16
“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa có gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 7
Tại khoản 19, điều 4, Chương 1 của Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. 8
1.1.6. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để
tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu du lịch sinh thái, có thể bao gồm: các cảnh
quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, các giá trị nhân văn, các công trình kiến trúc
truyền thống do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu
cầu về DLST.
Như vậy, tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên (TN) thiên nhiên
và văn hóa bản địa. Tuy nhiên các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái
(HST) cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách
rời khỏi HST tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị văn hóa bản
địa chỉ trở thành tài nguyên DLST một khi nó được khai thác để tạo ra sản phẩm
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và
sử dụng lâu dài. Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách
hiệu quả đòi hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó
mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng TN hấp dẫn này.
Theo Luật du lịch (2005), tại khoản 4, điều 4, chương I: “TN du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch” 9
Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ
Quốc Thông, Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo
dục trang 11
8
/>9
/>7
17
Theo Luật du lịch (2005), tại khoản 1, điều 13, chương II, TN du lịch bao
gồm:
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và TN du lịch nhân văn
đang được khai thác và chưa được khai thác. Theo đó, TN du lịch tự nhiên gồm các
yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch; TN du lịch nhân văn gồm truyền thống
văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ,
kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật
thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.1.7. Phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism development)
Theo tổ chức du lich thế giới (WTO) thì: "Phát triển du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và
người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai". Phát triển du lịch bền vững là đáp
ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách
đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho
tương lai.
Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành Du lịch Việt
Nam trong những năm gần đây (đặc biệt là cuối những năm của thế kỷ XX) đã và
đang gây ra những bất cập, những hạn chế về môi trường. Theo quan điểm chung,
môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội va
nhân văn của từng vùng lãnh thổ cụ thể, mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại
và phát triển. Rõ ràng sự phát triển ngành Du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt
chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan
đến các công việc cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên thực
tế ở nước ta, tại rất nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và có nhiều
tiềm năng đã và đang phải chịu những áp lực khá lớn từ phía các khía cạnh môi
trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tượng, các
quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã
18
hội và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu
tố môi trường tự nhiên, sinh thái. . .
Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối
quan hệ giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều
kiện cho cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp
nhận, lưu trữ và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng
nào còn giữ được sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và
cuộc soóng của con người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự
cân bằng đó bị phá vỡ mà chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và
cuộc sống bị đe doạ.
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là
các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận
tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta , tình trạng rác thải bừa bãi tại
các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng
tới vệ sinh công cộng và môi trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách.
Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên, thì khi đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng
không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Tổ chức du lịch
thế giới đã thống kê có khoảng 37%-45% du khách tới bằng đường bộ và khoảng
40%-45% du khách tới bằng máy bay. Không giống như đối với ô tô, ô nhiễm từ
máy bay (trừ tiếng ồn ) ít khi được nhân thấy trực tiếp. Thế nhưng riêng trong năm
1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay, từ đó
thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3,5 triệu tấn ôxy nitơ, gây mưa axit và ô
nhiễm quang - hoá.
Không chỉ có không khí mà còn nhiều vấn đề khác như ô nhiễm tiếng ồn,
lượng nước thải mà sự phát triển du lịch còn tạo ra mối đe doạ tới các hệ sinh thái,
như phá những khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mát hoạc
chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để
sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tiêu bản các thú rừng, hoa lan
rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô…. tại nhiều điểm du lịch của nước ta. Hàng năm trên
thế giới có khoảng 200. 000 ha rừng bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải,
19
cùng một số động vật biển quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Hiện có rất nhiều
chương trình, dự án của các nước và tổ chức quốc tế đang được tiến hành để cứu sự
đa dạng sinh học tại nơi đây.
Tuy du lịch mang lại lợi ích kinh tế _ xã hội to lớn nhưng các tác động tiêu
cực của du lịch đối với môi trường càng ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các quốc gia
đều nhận thấy mối nguy hại này và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để ngăn
ngừa và hạn chế tác động tiêuu cực của du lịch đối với môi trường, cả môi trường tự
nhiên, nhân tạo và các đối tượng ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, khảo cổ học. Nhà
nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi
trường, bản sắc văn hoá và thần phong mĩ tục trong hoạt động du lịch. Ngoài Luật
bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phat triển rừng, Luật tài nguyên nước có các quy
định chung, trong chương 2 của pháp lệnh du lịch có 6 điều về bảo vệ, tồn tạo, khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững, có quy
định nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài
ra, còn có một số nghị định và chỉ thị của chính phủ về việc bảo đảm trật tự trị an,
vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú, các địa điểm du lịch,
mà còn nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch . Vấn đề cấp bách hiện nay
là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, vì thực tế đây là một
trong các khâu yếu nhất, đặc biệt thể hiện rõ tại các cơ sở và địa điểm du lịch.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về tỉnh An Giang.10
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh AG có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến10037’50” vĩ độ Bắc và từ
104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như
sau: Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia; Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh
10
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An
Giang, 2009.
20