BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------
NGÔ TRÍ ANH
KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH
Hà Nội, năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------
NGÔ TRÍ ANH
KHÓA: 2015 – 2017
KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. NGUYỄN HOÀNG MINH
Hà Nội - Năm 2017
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. KTS Nguyễn Hoàng Minh
đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến với gia đình, các thầy
cô giáo và những người bạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn.
Xin chân thành cám ơn các thày cô giáo trong hội đồng khoa học trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã cung cấp những kinh nghiệm quý giá và
những tài liệu liên quan đến lĩnh vực của luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm Khoa Sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn
được hoàn thành đúng thời hạn.
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu
của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung luận
văn này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Ngô Trí Anh
3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục các bảng biểu minh họa
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
Các khái niệm (thuật ngữ) ......................................................................... 3
Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VÀ
CẢNH QUAN TỰ NHIÊN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ . 5
1.1 Khái quát về khu công nghiệp Cẩm Khê.............................................. 5
1.1.1 Định hướng và tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Phú
Thọ………..……………………………………………………………….5
1.1.2 Vị trí và đặc điểm tự nhiên khu công nghiệp Cẩm Khê ..................... 8
1.1.2.1 Vị trí và ranh giới KCN Cẩm Khê ................................................. 8
1.1.2.2 Khí hậu ........................................................................................ 10
1.1.2.3 Địa chất. thủy văn ........................................................................ 12
1.1.2.4 Điạ hình ....................................................................................... 12
4
1.1.2.5 Cảnh quan thiên nhiên ................................................................. 13
1.1.3 Dân cư, lao động, kinh tế xã hội và môi trường. ............................. 14
1.1.3.1 Dân cư: ........................................................................................ 14
1.1.3.2 Lao động: .................................................................................... 15
1.1.3.3 Kinh tế - Xã hội: .......................................................................... 15
1.1.3.4 Môi trường .................................................................................. 15
1.1.4 Định hướng trong quy hoạch KCN Cẩm Khê ................................. 15
1.1.4.1 Định hướng kinh tế - xã hội và môi trường có liên quan .............. 15
1.1.4.2 Định hướng trong KCN Cẩm Khê. .............................................. 17
1.1.5 Các đồ án, dự án liên quan.............................................................. 18
1.1.5.1 Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm
Khê tỷ lệ 1/2000. ..................................................................................... 18
1.1.5.2 Dự án xây dựng tuyến đường vào KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê
– tỉnh Phú Thọ......................................................................................... 19
1.1.5.3 Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư của
dự án tuyến đường vào khu công nghiệp Cẩm Khê huyện Cẩm Khê – tỉnh
Phú Thọ ................................................................................................... 19
1.2 Thực trạng về khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan....................................................... 23
1.2.1 Thực trạng về quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp Cẩm Khê.. 23
1.2.2 Chỉ tiêu quy hoạch trong khu công nghiệp Cẩm Khê ..................... 29
1.2.3 Thực trạng khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên trong khu
công nghiệp Cẩm Khê ............................................................................. 35
1.2.3.1 Thực trạng khai thác yếu tố địa hình. ........................................... 35
1.2.3.2 Thực trạng khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên ........................... 37
1.3 Các vấn đề cần giải quyết trong khu công nghiệp Cẩm Khê .............. 40
1.3.1 Vấn đề về khai thác được yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên .... 40
5
1.3.1.1 Phân tích yếu tố địa hình ............................................................. 41
1.3.1.2 Phân tích yếu tố cảnh quan tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường .. 41
1.3.2 Vấn đề về xây dựng các tiêu chí kiến trúc cảnh quan trong Khu công
nghiệp Cẩm Khê...................................................................................... 41
1.3.3 Vấn đề về chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất nhằm đảm bảo các không
gian cảnh quan tự nhiên........................................................................... 41
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA HÌNH
VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ............ 42
2.1 Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công
nghiệp …………………………………………………………………...42
2.1.1 Lý thuyết về quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp Việt
Nam………….…………………………………………………………...42
2.1.2 Một số lý thuyết thiết kế đô thị cho tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu công nghiệp ..................................................................... 47
2.1.3 Xu hướng lý luận tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công
nghiệp gắn với khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên ............. 52
2.1.3.1 Xu hướng phát triển quy hoạch KCN. ......................................... 52
2.1.3.2 Xu hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan KCN ............. 53
2.2 Cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch KCN Cẩm Khê....................... 60
2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật .................................................... 60
2.2.2 Các chủ trương chính sách phát triển KCN Cẩm Khê ..................... 60
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu công nghiệp ...................................................................................... 61
2.3.1 Yếu tố công nghệ. .......................................................................... 61
2.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................. 67
2.3.3 Yếu tố hạ tầng kỹ thuật .................................................................. 67
6
2.3.4 Yếu tố môi trường ......................................................................... 68
2.4 Kinh nghiệm về khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên các
khu công nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới ........................................ 68
2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................... 68
2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam .............................................................. 70
2.4.2.1 Khu công nghiệp Yên Phong 1 .................................................... 70
2.4.2.2 Khu công nghiệp Khai Quang...................................................... 71
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA HÌNH
VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ ....... 72
3.1 Quan điểm và mục tiêu ...................................................................... 72
3.1.1 Quan Điểm ..................................................................................... 72
3.1.2 Mục tiêu ......................................................................................... 72
3.2 Các tiêu chí về khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công nghiệp Cẩm Khê ............ 73
3.3 Đề xuất giải pháp khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên
trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công nghiệp Cẩm
Khê……………………………………………………………………….74
3.3.1 Phân vùng khai thác địa hình, cảnh quan tác động đến công tác quy
hoạch……………………………………………………………………..74
3.3.1.1 Khai thác cao độ địa hình ............................................................ 74
3.3.1.2 Khai thác yếu tố cảnh quan dựa trên địa hình .............................. 76
3.3.2 Phân vùng cảnh quan và chỉ tiêu sử dụng đất KCN Cẩm Khê......... 78
3.3.2.1 Cảnh quan trung tâm KCN .......................................................... 79
3.3.2.2 Cảnh quan nhà máy, kho tàng và khu hạ tầng kỹ thuật ................ 79
3.3.2.3 Cảnh quan cây xanh, mặt nước .................................................... 79
3.3.2.4 Cảnh quan lâm nghiệp phụ cận .................................................... 80
3.3.2.5 Cảnh quan nông nghiệp phụ cận .................................................. 80
7
3.3.2.6 Cảnh quan thôn xóm phụ cận....................................................... 80
3.3.2.7 Cảnh quan mặt nước .................................................................... 80
3.3.4 Mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ........................... 81
3.3.4.1 Giải pháp tổ chức khu vực cảnh quan cây xanh, mặt nước ........... 82
3.3.4.2 Khu vực cảnh quan trung tâm KCN ............................................. 92
3.3.4.3 Khu vực cảnh quan nhà máy, kho tàng và khu hạ tầng kỹ thuật ... 93
3.3.4.4 Khu vực cảnh quan giao thông, tuyến trục cảnh quan KCN ......... 94
3.3.5 Tổ chức môi trường ........................................................................ 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 99
Kết luận................................................................................................... 99
Kiến nghị .............................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BXD
CQMT
CCN
DA
ĐT
KCN
KTCQ
NĐ
NXB
QHC
QĐ
TNMT
UBND
Tên đầy đủ
Bộ Xây dựng
Cảnh quan môi trường
Cụm công nghiệp
Dự án
Đô thị
Khu công nghiệp
Kiến trúc cảnh quan
Nghị định
Nhà xuất bản
Quy hoạch chung
Quyết định
Tài nguyên môi trường
Ủy ban nhân dân
9
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Kí hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Tên hình
Sơ đồ mạng lưới công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Vị trí và mối liên hệ KCN Cẩm Khê
Ranh giới KCN Cẩm Khê
Sơ đồ các địa giới hành chính trong KCN Cẩm
Khê
Địa hình hiên trạng khu công nghiệp Cẩm Khê
Cảnh quan tại các khu vực quy hoạch công
nghiệp
Minh họa khu công nghiệp Cẩm Khê
Các dự án TĐC cho Khu công nghiệp Cẩm Khê
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Cẩm Khê
Sơ đồ các lô đất xây dựng nhà máy KCN Cẩm
Khê
Trang
6
8
9
10
13
14
18
23
24
26
Hình 1.11
Trung tâm điều hành, dịch vụ KCN Cẩm Khê
27
Hình 1.12
Sơ đồ minh họa san nền KCN Cẩm Khê
San gạt hoàn toàn đầm Tích có diện tích mặt
36
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
nước lớn tại KCN Cẩm Khê
Sơ đồ phân tích địa thế KCN Cẩm Khê
Sơ đồ phân tích hướng nhìn KCN Cẩm Khê
Sơ đồ thiết kế đô thị Tại KCN Cẩm Khê
Tác dụng của cây xanh cách ly
Bố trí KCN về một phía và phát triển song song
với khu dân dụng
Quy hoạch thành phố công nghiệp theo từng đơn
vị
Bố trí KCN nhiều phía với khu dân dụng
Những yếu tố tạo hình ảnh theo Kevin Lynch
Ví dụ về Hướng – Tuyến
Ví dụ về Khu vực
Ví dụ về Cạnh biên
Ví dụ về Nút
Ví dụ về mối liên hệ
Kích thước công trình nhà máy
37
38
39
40
45
46
46
47
48
48
49
50
50
51
65
10
Kí hiệu
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Tên hình
Khu công nghiệp Nava nakork – Thailand
Kênh trong Khu công nghiệp Nava nakork –
Thailand
Khu công nghiệp Yên Phong 1
Khu công nghiệp Khai Quang
Sơ đồ phân vùng cảnh quan KCN Cẩm Khê và
phụ cận
Sơ đồ đề xuất độ chênh cao từng khu vực trong
KCN
Sơ đồ phân vùng cảnh quan KCN Cẩm Khê và
phụ cận
Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
KCN Cẩm Khê
Vị trí các khu vực cây xanh cách ly
Minh họa khu cây xanh cách ly loại 1
Minh họa mặt cắt kênh thoát nước và lân cận
Minh họa mặt cắt kênh thoát nước cân bằng đào
đắp
Minh họa mặt cắt dọc kênh thoát nước
Minh họa Taluy mềm và taluy bán mềm
Minh họa mặt cắt cây xanh cách ly lọai 2
Minh họa khu cây xanh cách ly loại 2
Minh họa khu cây xanh cách ly loại 3
Minh họa khu cây xanh cách ly loại 4
Minh họa cây xanh cách ly loại 4 và biển quảng
cáo
Minh họa cải tạo đầm Tích
Vị trí cây xanh taluy
Minh họa mặt cắt cây xanh taluy
Minh họa khu cây xanh
Minh họa khu trung tâm KCN
Minh họa không gian nhà máy
Minh họa không gian nhà máy
Minh họa tuyến đường trục chính KCN
Minh họa mặt cắt tuyến giao thông trục chính
Trang
69
70
70
71
75
76
78
82
83
84
84
85
85
86
86
87
88
88
89
90
91
91
92
92
93
94
95
96
11
DANH MỤC BẢNG BIỂU MINH HỌA
Kí hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 1.11
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Tên bảng, biểu
Bảng tổng hợp diện tích đất theo đợn vị hành
chính
Thống kê lượng mưa tỉnh Phú Thọ
Bảng tổng hợp sử dụng đất khu TĐC Sai Nga
Bảng tổng hợp sử dụng đất khu TĐC Sơn Nga 1
Bảng tổng hợp sử dụng đất khu TĐC Sơn Nga 2
Bảng tổng hợp sử dụng đất khu TĐC Thanh Nga
Bảng tổng hợp sử dụng đất khu TĐC Xương
Thịnh
Bảng tổng hợp sử dụng đất KCN Cẩm Khê
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất KCN
Cẩm Khê
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất
xây dựng nhà máy, kho tàng
Diện tích sàn cho phép theo hạng sản xuất có bậc
chịu lửa bậc II
Mô đun các nhà máy
Chiều cao mô đun các nhà máy
Bảng tiêu chí về khai thác yếu tố địa hình và cảnh
quan tự nhiên KCN Cẩm Khê
Bảng tổng hợp sử dụng đất điều chỉnh KCN Cẩm
Khê
Trang
10
12
21
21
22
22
23
25
31
35
36
64
67
67
73
81
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại góp phần trong việc các khu và cụm công
nghiệp được xây quy hoạch và xây dựng để đi vào họat động.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 07 KCN được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt vào danh mục các KCN tập trung đến năm 2015, định hướng
đến năm 2020 với tổng diện tích đất quy hoạch 2.156 ha trong đó Khu
công nghiệp Cẩm Khê với quy mô 450 ha đã được thủ tướng phê duyệt
quy hoạch tỷ lệ 1/2000 theo quyết định số 1163/QĐ-UBND với các ngành
công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, sản xuất
ngành plastic và may mặc, có công nghệ sản xuất tương đối hiện đại, sản
phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
Thực tiễn tại nhiều nước đã cho thấy việc khai thác địa hình và cảnh
quan tự nhiên trong tổ chức không gian KTCQ khu công nghiệp đã mang
lại hiệu quản to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Khu công nghiệp
Cẩm Khê nằm ở khu vực có yếu tố tự nhiên đặc trưng của tỉnh Phú Thọ và
có ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực do vậy giải pháp tổ chức kiến trúc
cảnh quan khu vực này còn có nhiều vấn đề trong việc tìm ra giải pháp tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan dựa trên việc khai thác yếu tố địa
hình và cảnh quan tự nhiên trong KCN Cẩm Khê và phụ cận là yếu tố cấp
bách mang tính thực tiễn trong việc phát triển bền vững.
Tác động đến công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Từ những lập luận trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Khai thác yếu tố
địa hình và cảnh quan tự nhiên trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu công nghiệp Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị.
* Mục đích nghiên cứu
- Khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên phù hợp đặc trưng
vùng trung du tỉnh Phú Thọ trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Khu công nghiệp Cẩm Khê và khu vực phụ cận.
- Đề xuất các tiêu chí không gian kiến trúc cảnh quan trong Khu công
nghiệp Cẩm Khê nói riêng và các Khu công nghiệp thuộc vùng trung du
miền núi nói chung.
- Kiến nghị điều chỉnh chức năng và một số chỉ tiêu sử dụng đất nhằm
đảm bảo các tiêu chí tổ chức không gian về cảnh quan.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố địa hình, yếu tố cảnh quan tự nhiên trong
KCN Cẩm Khê
Phạm vi nghiên cứu: Ranh giới khu công nghiệp Cẩm Khê và phụ cận
gồm địa giới hành chính các xã Sai Nga, Sơn Nga, Thanh Nga, Xương
Thịnh và thị trấn Sông Thao thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Quy mô: 450 ha
Thời gian: Thời gian áp dụng đến năm 2030
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, hiện trạng, thu thập số liệu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm, lý
thuyết cơ sở về thiết kế, tham khảo những bài học kinh nghiệm nước ngoài
nước từ đó đề xuất giải pháp.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần khai thác phù hợp các yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên
của Phú Thọ trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu công
nghiệp Cẩm Khê và phụ cận.
- Góp phần bổ sung nghiên cứu lý luận về tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan trong và ngoài khu công nghiệp phù hợp với yếu tố địa hình,
cảnh quan tự nhiên tỉnh Phú Thọ.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đóng góp cho việc nghiên cứu lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch
các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Là tài liệu tham khảo trong công tác lập quy hoạch, dự án đầu tư, xây
dựng và quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Phú.
*Các khái niệm (thuật ngữ)
Yếu tố địa hình: Là phần mặt đất tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động của con người với các yếu tố trên bề mặt của nó như dáng đát,
chất đất, thủy hệ, lớp thực vật, đường giao thông, điểm dân cư, các địa
vật…
Địa hình tự nhiên có thể là: Vực thẳm đại dương, thềm lục địa, bồn địa,
đồng bằng, bình nguyên, cao nguyên, sơn nguyên, bình sơn nguyên,
núi[9].
Yếu tố cảnh quan tự nhiên: Là những vật chất của vũ trụ tạo ra và có
ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Là cảnh quan mà không bị ảnh hưởng
bởi họat động của con người. Cảnh quan tự nhiên là nguyên vẹn khi tất cả
các yếu tố sống và vật không sống được tự do để di chuyển và thay đổi[9].
Kiến trúc cảnh quan: Là hình ảnh con người thu nhận được qua không
gian cảnh quan của các vật thể. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan
thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô
thị[9].
Khu công nghiệp: Là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo
một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng
tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công
nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và pháp lý riêng[14]
Vùng trung du: Là khu vực bán sơn địa bao gồm các đồi núi thấp xen
kẽ các khu vực đồng bằng nhỏ hẹp[25].
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng
của luận văn bao gồm 3 chương.
- Chương 1: Thực trạng về khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan tự
nhiên trong khu công nghiệp Cẩm Khê
- Chương 2: Cơ sở khoa học về khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan
tự nhiên trong khu công nghiệp Cẩm Khê
- Chương 3: Đề xuất giải pháp khai thác yếu tố địa hình và cảnh quan
tự nhiên trong khu công nghiệp Cẩm Khê
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Luận văn đã khát quát được tình hình Khai thác yếu tố địa hình và
cảnh quan tự nhiên KCN Cẩm Khê, đánh giá được tình hình khách quan và
chủ quan của đồ án quy hoạch đã được duyệt. Phân tích những cơ sở khoa
học, thực tiễn cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan KCN dựa
trên yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên.
Ngoài ra luận văn còn khái quát tình hình khai thác yếu tố địa hình và
cảnh quan tự nhiên của các KCN tại Việt Nam cũng như trên thế giới để
có cái nhìn mang tính chiều sâu, áp dụng rộng rãi cho cho tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan KCN nói chung. Tổng hợp nhiều khía cạnh khác
nhau, từ đó đề xuất các nguyên tắc chung, các giải pháp tổ chức cảnh quan có
thể áp dụng cho khu vực nghiên cứu.
Luận văn cũng đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch KCN Cẩm
Khê.
Đã đưa ra được các quan điểm và mục tiêu cho việc khai thác yếu tố
địa hình và cảnh quan tự nhiên bằng các nhóm giải pháp chính là tổ chức
cây xanh và hệ thống giao thông, san nền. Từ đó đưa ra các tiêu chí để
định hình được các tiêu chuẩn cần áp dụng để khai thác hiệu quả yếu tố địa
hình và cảnh quan tự nhiên.
Đề xuất các giải pháp từ tổng thể phân vùng cảnh quan cho đến lập các
mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho từng khu chức năng
cụ thể. Phân loại 4 loại cây xanh cách ly có tác động mạnh mẽ đến cảnh
quan KCN Cẩm Khê.
Kiến nghị
Các nhà lãnh đạo địa phương tỉnh Phú thọ và huyên Cẩm Khê cần có
biện pháp cụ thể để phát triển KCN Cẩm Khê song song với việc khai thác
tối ưu yếu tố địa hình và cảnh quan tự nhiên để KCN Cẩm Khê trở thành
KCN có không gian kiến trúc cảnh quan tốt nhất khu vực. Là KCN gắn với
phát triển bền vững.
Cần xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cần thiết như: tiêu
chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý... để làm cơ sở cho
công tác điều chỉnh thiết kế, thi công, trang trí cũng như quản lý kiến trúc
cảnh quan.
Cần tạo cơ chế thích hợp về tổ chức và phương pháp để thu hút và tập
hợp sự tham gia của các ngành và các chuyên gia có liên quan cũng như sự
tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý kiến
trúc cảnh quan KCN Cẩm Khê, từ khâu làm kế hoạch nghiên cứu thiết kế,
thi công, cho đến quản lý khai thác sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (1992), Nguyên lý quy hoạch xây dựng đô thị, NXB
KH&KT.
2. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
KH&KT.
3. Việt Đức(2011), Quy hoạch KCN ở Việt Nam - Bất cập & giải pháp,
/>4. Nguyễn Đức Dũng (2006), Quy hoạch không gian kiến trúc khu công
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đến 2020 , Luận văn tiến sĩ kiến trúc.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Hinh (2002), Quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận văn tiến sỹ kiến trúc. Trường Đại học
Xây dựng, Hà Nội.
6. Lương Quang Huy (2011), Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu
công nghiệp tập trung tại thành phố Hạ Long Quảng Ninh, Luận văn thạc
sỹ. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Nam (1998), Tổ chức và hoàn thiên môi trường kiến trúc cảnh
quan – tiện nghi trong các xí nghiệp công nghiệp ở Việt Nam, Luận văn
tiến sỹ kiến trúc. Trường Đại học Xâ dựng, Hà Nội.
8. Nguyễn Nam(2014), Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu công nghiệp tập
trung – Công cụ thiết kế kiến trúc hướng tới sự phát triển bền vững, Tạp
trí khoa học công nghệ xây dựng, số 19/2014, tr. 35 – 39.
9. Hàn Tất Ngạn (2010), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây Dựng.
10. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị, NXB Xây Dựng.
11. Hồ Chí Quang (1998), Tổ chức không gian kiến trúc công viên trung
tâm trong khu phố công nghiệp tập trung, Luận văn thạc sỹ. Trường đại
học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Tại, Phạm Đình Tuyển(2001) Kiến trúc công nghiệp tập 1,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Tại (1984), Quy hoạch khu công nghiệp và thiết kế mặt
bằng tổng thể các xí nghiệp công nghiệp, Giáo trình của trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, trang 23-78, 82-90.
14. Ngô Thám (1998), Nghiên cứu các giải pháp qui hoạch các xí nghiệp
công nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường Hà Nội trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kiến trúc. Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Chí Thành (2001), Một số giải pháp quy hoạch và bố cục hình
khối nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mỹ các xí nghiệp công nghiệp nhẹ nội
thành Hà Nội, Luận văn thạc sỹ.Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà
Nội.
16. Ngô Thế Thi, Tạp chí Quy hoạch xây dựng: Số 26/2007 – Bảo vệ môi
trường trong phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam.
Tiếng Anh
17. Chief Planning Officer (2003), Landscape and industrial development,
/>18. National University of Singapore (2004), Applying ecosystem concepts
to the planning of industrial areas: a case study of Singapore’s Jurong
Island
/>
,
Văn bản pháp luật liên quan
19. Bộ xây dựng (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2014, NXB Xây Dựng.
20. Bộ Xây dựng (2009), Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009, NXB Xây Dựng.
21. Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Quy hoạch xây
dựng (QCXDVN 01/2008/BXD), NXB Xây Dựng.
22. Bộ xây dựng (1984), Nhà của các xí nghiệp công nghiệp – thông số
hình học (TCVN – 3904: 1984), NXB Xây Dựng.
23. Chính Phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005
của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng, Chính phủ.
24. Chính phủ (2014), Văn bản số 2501/TTg-KTN ngày 10/12/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung các KCN của tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020, Chính phủ
25. Chính phủ (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Chính phủ.
26. UBND tỉnh Phú Thọ (2010), Nghị quyết số 40/NQ-CP về việc quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ
27. UBND tỉnh Phú Thọ(2011), Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND
ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng
đến năm 2030, Phú Thọ
28. UBND tỉnh Phú Thọ (2015) Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày
4/6/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp
Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê tỷ lệ 1/2000, Phú Thọ
Cổng thông tin điện tử
29. />30. />31. />