Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan cuốn Luận văn trên là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và dữ liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Trung


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.KTS NGUYỄN
ĐÌNH THI, thầy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Xây Dựng, Khoa Sau
Đại học, Khoa Kiến trúc, Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc đã tạo điều
kiện để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới toàn thể gia
đình, những người thân yêu của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi về tinh
thần, thời gian và công sức để tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2015.

Nguyễn Đình Trung


MỤC LỤC ………………………………………………………………….. I
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………………………………….IV-V
Danh mục các hình vẽ ………………………………………………...... IV-V
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….........1


1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………...........
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu …………………………………………..
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………
5. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………..
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………………...........
7. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC
NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA ……...7
1.1. Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai
đoạn đầu năm 1986……………...………………………………………...…7
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1954 ……………………………………………..7
1.1.2. Giai đoạn 1954-1986 …………………………………………………13
1.1.3. Nhận xét ……………………………………………………………...18
1.2. Tình hình xây dựng, phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn
từ 1986 đến nay …………………………………………….………...…….20
1.2.1. Tình hình xây dựng, phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa …………………..………………………………………….20
1.2.2. Nhận xét, rút ra những bất cập cần nghiên cứu giải quyết …………..26
1.3. Tiểu kết chương 1 …………………………………………………...28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
…………………………………………..…………………...........................32
2.1. Một số khái niệm và đặc điểm của nhà ở nông thôn ……….............32
2.1.1. Khái niệm nhà ở nông thôn …………………………………………..32
2.1.2. Khái niệm về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn ……......32
2.1.3. Đặc điểm của nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ……...33
2.2. Điều kiện tự nhiên khí hậu …………………………………………..34
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………34
2.2.2. Điều kiện khí hậu …………………………………………………….35

2.3. Cơ sở về điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa ……………………..36
2.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế ………………………………………......36
2.3.2. Điều kiện xã hội, văn hóa …………………………………………….39
2.4. Những tác động ảnh hưởng tới nhà ở nông thôn …………………40


2.4.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa …………………………………40
2.4.2. Ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế công
nghiệp nông thôn ……………………………………………………………44
2.4.3. Ảnh hưởng sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ……………...45
2.4.4. Tác động ảnh hưởng cấu trúc gia đình ……………………………….46
2.4.5. Nhu cầu về nhà ở của người dân ……………………………………..47
2.4.6. Nhu cầu sử dụng trang thiết bị tiện nghi ……………………………..47
2.4.7. Nhu cầu sử dụng các công cụ lao động hiện đại ……………………..48
2.5. Cơ sở về công nghệ xây dựng và vật liệu ………………………….48
2.6. Những giá trị của kiến trúc truyền thống có thể áp dụng vào kiến
trúc nhà ở nông thôn ………………………………………………………51
2.7. Cơ sở pháp lý ………………………………………………………..54
2.7.1. Các văn bản nghị định, Thông tư của nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về
kiến trúc nhà ở nông thôn ……………………………………………….......54
2.7.2. Các tiêu chuẩn quy chuẩn quy phạm về kiến trúc nhà ở nông thôn ….55
2.8. Tiểu kết chương 2 …………………………………………………...57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
……………………………………………………….........................................
3.1. Một số quan điểm và yêu cầu chung ………………………………….
3.1.1. Một số quan điểm ……………………………………………………….
3.1.2. Một số yêu cầu chung ………………………………………………….
3.2. Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn …...
3.2.1. Đề xuất lựa chọn loại hình nhà ở ………………..……………………...

3.2.2. Đề xuất mô hình không gian nhà ở …………..……………...................
3.2.2.1.
Nhà ở thuần nông ………………………..……………………….
3.2.2.2.
Nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản…………………………………
3.2.2.3.
Nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp………………………..
3.2.2.4.
Nhà ở làm dịch vụ, thương mại ………………………………….
3.3. Đề xuất giải pháp công nghệ xây dựng và vật liệu ……………………
3.3.1. Giải pháp công nghệ xây dựng ………………………………………….
3.3.2. Sử dụng vật liệu ………………………………………………………...
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý ………………………………………………
3.5. Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………….
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………….
1.
Kết Luận ……………………………………………………………….
2.
Kiến Nghị ………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………...



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NƠNT : Nhà ở nông thôn
PGS.TS : Phó giáo sư. Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân
BTB
: Bắc trung bộ
UBND

: Ủy ban nhân dân

: Trung ương
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc làng ven biển ………………………………………………
Hình 1.2. Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất ………………………...
Hình 1.3. Mô hình nhà ở nông thôn truyền thống ven biển tỉnh Thanh Hóa …
Hình 1.4. Bộ vì kết hợp chồng rường và giá chiêng …………………………..
Hình 1.5. Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1954-1986 ………
Hình 1.6. Tuyến đê chắn sóng xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc

…………………………………..

Hình 1.7. Nhà lợp mái bổi nét độc đáo nhà ở nông thôn ven biển
Ảnh chụp xã Nga Thái huyện Nga Sơn ………………………………………
Hình 1.8. Hệ vì kèo kẻ truyền giá chiêng kết hợp với tường chịu lực
[Nguồn: cuốn Kiến trúc nhà ở nông thôn. PGS.KTS. Nguyễn Đình Thi] …….
Hình 1.9. Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa …………………………….
Hình 1.10. Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc
tỉnh Thanh Hóa ………………………………………………………………...
Hình 1.11. Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn xã Minh Lộc huyện Hậu Lộc
tỉnh Thanh Hóa ………………………………………………………………...
Hình 1.12. Nhà chia lô không phù hợp với kiến trúc nông thôn ………………
Hình 2.1. Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển ………………
Hình 2.2. Tượng đài Lê Lợi-TP Thanh Hóa …………………………………...
Hình 2.3. Nhà ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa ……………………..
Hình 2.4. Hình ảnh làng xã dưới tác động của đô thị hóa ……………………..
Hình 3.1. Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 30x20m² ………………



Hình 3.2. Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 20x7.5m² ……………...
Hình 3.3. Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 20x5m² ………………..
Hình 3.4. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản
diện tích 30x20m² ……………………………………………………………...
Hình 3.5. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản
diện tích 30x10m² ……………………………………………………………...
Hình 3.6. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp
diện tích 30x20m² ……………………………………………………………...
Hình 3.7. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp
diện tích 30x10m² ……………………………………………………………...
Hình 3.8. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp
diện tích 20x7.5m² ……………………………………………………………..
Hình 3.9. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp
diện tích 20x5m² ………………………………………………………………
Hình 3.10. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại
diện tích 30x20m² ……………………………………………………………...
Hình 3.11. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại
diện tích 20x7.5m² ……………………………………………………………..
Hình 3.12. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại
diện tích 20x5m² ……………………………………………………………….


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây vấn đề xây dựng phát triển NƠNT đã được
Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm tìm ra hướng đi phù hợp, cụ thể hóa được
biểu hiện rõ nét thông qua việc ban hành tiêu chí nhà ở nông thôn quy định tại

Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4.10.2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương
còn lúng túng trong việc xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn. Thực hiện
Quyết định 639/QĐ-TTg ngày 5.5.2014 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời
giải quyết các kiến nghị phản ánh của các địa phương và thực hiện tốt việc
lồng ghép các chương trình, chính sách của Nhà nước, Bộ Xây dựng đã ban
hành văn bản số 117/BXD-QHKT hướng dẫn thực tiêu chí về nhà ở nông
thôn. Chính thức điều chỉnh một số chỉ tiêu và bổ sung thêm hướng dẫn thực
hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn. Cụ thể: Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà
ở dân cư khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu: Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở
trong nhà tạm, nhà dột nát; Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỉ lệ hộ
gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nhà tạm, nhà dột nát là
loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng
dưới 5 năm hoặc không đảm bảo ‘‘3 cứng’’ (nền cứng, khung cứng, mái
cứng) theo tiêu chí NƠNT đạt chuẩn Bộ Xây dựng ngoài ra thiếu diện tích ở,
bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Về diện tích ở đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ
14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt
10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với
hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên. Niên hạn sử
dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ
trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy


theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ nhà ở đó. Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn
nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc,
mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng
miền. Trích nguồn [Báo điện tử Lao Động]
Sau 2 năm đi vào thực hiện vấn đề xây dựng và phát triển NƠNT tạo

nên những chuyển biến tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn, để có được
những thành công trên có phần đóng góp không nhỏ từ chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, cụ thể thông qua việc
ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"
trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X). Từ khi
có hiệu lực và đi vào thực tiễn, Nghị quyết đã đạt được những thành tựu đáng
kể, đã tạo ra sự phấn khởi cho nhân dân cả nước, nhất là người dân nông thôn,
trở thành phong trào rộng khắp trên mọi miền đất nước. Góp phần vào thành
tích chung của cả nước tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây đã nỗ lực phấn
đấu Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển
biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước, đến năm 2020 Thanh
Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời là
một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao,
khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn
định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Được tự nhiên ưu đãi Thanh Hóa
có diện tích lớn đứng thứ 5 cả nước là tỉnh có đủ 3 vùng: đồng bằng ven biển,
trung du, miền núi với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản có giá trị cao, nhận
thức được điều đó trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa luôn
quan tâm đầu tư khai thác các thế mạnh của tỉnh, đặc biệt trong phát triển


kinh tế vùng ven biển, với đường bờ biển dài hơn 100km thuộc địa giới các
huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh
Gia, tiềm năng và thế mạnh để Thanh Hóa phát triển toàn diện kinh tế biển;
đặc biệt là phát triển vận tải biển, dịch vụ cảng biển, du lịch biển; nuôi trồng,
khai thác, chế biến thủy sản và phát triển vùng ven biển trở thành vùng kinh
tế động lực với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn.
Song song với phát triển kinh tế vùng ven biển, vấn đề phát triển NƠNT

tại các huyện ven biển cũng được quan tâm và đầu từ. Tuy nhiên cũng chính
vì quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế
nông nghiệp nông thôn diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều biến chuyển cho bộ
mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thì cũng kéo theo nhiều bất cập,
do sự lơ là trong khâu quản lý xây dựng. Xây dựng nông thôn chỉ chủ yếu là
tập trung quy hoạch xây dựng cụm trung tâm xã còn việc quy hoạch điểm dân
cư nông thôn chỉ dừng ở việc chia lô đất với diện tích trung bình 100m²/lô rồi
bán cho tất cả nhu cầu nhà ở tại nông thôn kèm theo đó là vấn đề chia nhỏ
ruộng đất nên khung cảnh và kiến trúc nông thôn bị biến đổi không thua kém gì
đô thị, sự biến dạng thiếu mĩ quan là nguy cơ dẫn tới sự mất cân bằng, thậm chí
là suy thoái. Không gian kiến trúc NƠNT vùng ven biển hiện nay không nằm
ngoài thực trạng đó, kiến trúc NƠNT vùng ven biển đang phải chứng kiến sự
xuất hiện ngày một nhiều các kiểu thức kiến trúc pha trộn phong cách đa dạng
cả về hình thức mặt đứng lẫn công năng sử dụng, bên cạnh vai trò làm thay
đổi bộ mặt của nông thôn thì sự đa dạng này lại chính là yếu tố dẫn đến sự lộn
xộn mất kiểm soát cho chính bộ mặt nông thôn. Do thiếu sự định hướng đa
phần NƠNT vùng ven biển hiện nay được thiết kế và xây dựng theo nguyên
mẫu của kiến trúc ngoại lai kết hợp với những dạng vật liệu mới, vì vậy sự
thích ứng với điều kiện khí hậu của địa phương thường là chưa được đầu tư
nghiên cứu dẫn đến hệ quả là các phương án thiết kế đó không thể hiện được


bản sắc, không đáp ứng được các yêu cầu về khí hậu nhiệt đời gió mùa nước
ta đặc biệt là những vấn đề có tính toàn cầu như nước biển dâng do biến đổi
khí hậu, tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn ven biển
của cả nước trong đó phải kể đến nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.
Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp “Tổ chức không gian kiến trúc
nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” thích ứng với khí hậu địa
phương, thân thiện môi trường và thể hiện được bản sắc riêng là thực sự cần
và cấp thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các giá trị kiến trúc truyền thống NƠNT vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa.
- Tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
có kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống nhằm nâng cao chất
lượng sống cho người dân và giữ gìn bản sắc kiến trúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Không gian kiến trúc NƠNT
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
- Về thới gian: Từ nay đến 2030
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê các
thông tin, văn bản và tài liệu đã được phê duyệt, ban hành của các cấp lãnh
đạo về phát triển nông thôn mới.
* Phương pháp so sánh, đối chiếu.
* Phương pháp kế thừa
* Phương pháp khảo sát thực tế, chụp ảnh, vẽ ghi.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về tình hình xây dựng, phát triển không gian kiến trúc
NƠNT vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.


- Phân tích các cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc NƠNT
vùng ven biển Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc có kế thừa và phát huy
các giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống nông thôn vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Là đưa ra một số mô hình giúp các nhà quy hoạch, kiến trúc tìm ra các
giải pháp, các loại hình tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùng ven
biển nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng có kế thừa và phát huy các
giá trị kiến trúc NƠNT truyền thống.
- Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho kiến trúc sư, sinh viên kiến
trúc, học viên cao học về lĩnh vực phát triển kiến trúc NƠNT.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, mục lục. Nội dung bao gồm:
- Chương I: Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc NƠNT vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa
- Chương II: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùng
ven biển tỉnh Thanh Hóa
- Chương III: Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc NƠNT
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
1.1.
Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở
nông thôn đến giai đoạn đến năm 1986
Tình hình xây dựng, phát triển kiến trúc nhà ở
nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay
1.2.

KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1:

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG



Tiểu kết chương 1

2.1.
nông
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Một số khái niệm và đặc điểm của nhà ở
thôn
Điều kiện tự nhiên khí hậu
Cơ sở về điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa
Những tác động ảnh hưởng tới nhà ở nông thôn
Cơ sở về công nghiệp xây dựng và vật liệu

2.6. Những giá trị của kiến trúc truyền thống có thể
áp dụng vào kiến trúc nhà ở nông thôn
2.7.

Cơ sở pháp lý

2.8.

Tiểu kết chương 2

3.1.

Một số quan điểm và yêu cầu chung


3.2. Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc
nhà ở nông thôn
3.3.
3.4.

Đề xuất giải pháp công nghệ xây dựng và vật liệu
Đề xuất giải pháp quản lý

3.5.

Tiểu kết chương 3

VÀ KIẾN NGHỊ

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ
HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG
CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ
GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN
NÔNG THÔN VÙNG VEN
BIỂN TỈNH THANH HÓA
TÌNH THANH HÓA

1.3.


BIỂN
TỈNH

THAN
H
HÓA


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC
NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TÌNH THANH HÓA
1.1

Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở giai đoạn

đến năm 1986
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954
- Cấu trúc làng ven biển :
Giai đoạn này có sự quy hoạch tương đối rõ ràng, hình thức độc lập do
đó quá trình sản xuất, trao đổi hành hóa chưa phát triển. Mỗi làng có cổng
vào, cổng chính và trục làng thường bố trí theo hướng Nam - Tây Nam hoặc
Nam - Đông Nam, một số làng mở công làng phụ thuộc vào đường giao thông
liên huyện, xã, nhà ở chủ yếu hướng ra biển. Các công trình công cộng được
tổ chức ở trung tâm làng như đình làng, sân đình, chùa, miếu hoặc chợ
làng…, đó là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, sinh hoạt công cộng, cộng
đồng vui chơi giải trí, hôi họp và tổ chức tín ngưỡng (mỗi mùa đánh bắt
thường có tế lễ thờ thần linh cầu cho vụ mùa đánh bắt bội thu).
Hệ thống giao thông đi lại trong làng được hình thành rất tự nhiên, các
đường trong ngõ bám theo đường trục chính của làng, hoặc dựa theo các công
trình kiến trúc và dẫn đến tận các cổng ngõ của mỗi gia đình, có thể thấy làng
truyền thống ven biển có cấu trúc bền vững, tính cộng đồng làng xã cao, lối
sống và phong tục tập quán được coi trọng.
Làng thường được che chắn bởi rặng phi lao, có tác dụng chắn cát, che

chắn cho làng khỏi những biến động của thời tiết biển, bến thuyền được neo
đậu gần bờ, thuận tiện cho việc khai thác thủy hải sản, bãi cát trải dài được
ngư dân tận dụng làm nơi phơi, vá lưới và chế biến, bảo quản hải sản.
Để tiện việc buôn bán các sản phẩm thủ công, đặc sản và thủy hải sản,
chợ của các làng ven biển thường được bố trí gần đường cái, đường liên thôn.


Hình 1.1. Cấu trúc làng ven biển


a. Tổ hợp hình chữ nhất.
Ghi chú:
1. Nhà chính;
2. Nhà phụ;
3. Sân phơi;
4. Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh;
5. Bể nước, giếng nước;
6. Vườn trồng rau;
7. Vườn trồng cây ăn quả;
8. Cổng ra vào;
9. Ao nuôi cá; Cây cau;
Cây tre

b. Tổ hợp hình chữ L

c. Tổ hợp hình chữ môn.

- Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất:
Tổng mặt bằng khuôn viên khu đất nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh
Hình 1.2. Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất

Thanh Hóa tương đối giống với khuôn viên nhà ở vùng đồng bằng Bắc
bộ với các tổ hợp hình chữ nhất, chữ nhị, chữ môn và đặc biệt là mặt bằng
hình thước thợ. Tuy vậy, diện tích nhà ở ven biển thường lớn hơn vì nhu cầu
phơi, chế biến thủy hải sản, làm nghề thủ công và lưu trữ, bảo quản nên
khuôn viên thường lớn và mặt bằng vuông vắn hơn. (Hình 1.2)


- Đặc điểm không gian kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển tỉnh
Thanh Hóa:
Vì nhà ở vùng biển hay có gió bão, nên nhà thường có mặt bằng gần
hình vuông, có 1 gian kèo chính với 4 cột cái vươn lên đỡ nóc cùng với hệ
thống cột con xung quanh liên kết với nhau bằng một hệ thống dầm ngang
dọc. Để chống gió bão, nhà làm thấp, nhỏ. Toàn bộ ngôi nhà là một không
gian mở thông thoáng, nhà thường quay ra biển và hướng nam, phần dưới hai
tường đầu hồi thường đắp bằng đất sét non (tường trình) dầy 40 - 60cm. Phần
trên của hai tường đầu hồi cùng với mặt trước nhà làm bằng tre ghép lá có thể
tháo hoặc nâng lên hạ xuống dễ dàng để mùa hè đón gió mát thổi vào trong
nhà. Ngoài nhà ở chính thì nhà bếp, nhà phụ đứng độc lập ở một phía sân
trước nhà chính.
Những ngôi nhà vùng biển thường có từ 3 đến 5 gian hoặc có khi chỉ có
1 gian. Bố trí trong nhà cũng giống như nếp nhà vùng xuôi: chỗ trang trọng
nhất ngay gian giữa giành cho ban thờ tổ tiên. Phía trước ban thờ thường
giành làm nơi tiếp khách, nơi gia đình ngồi bàn việc nhà hay xum họp hàng
ngày. Chỗ ngủ của người chủ hộ và các gian buồng riêng ở 2 chái. Đặc biệt là
vì có 4 cột tuy vẫn có chồng rường nhưng thấp hơn. (Hình 1.3)


Hình 1.3. Mô hình nhà ở nông thôn truyền thống ven biển tỉnh
Thanh Hóa
- Đặc điểm kết cấu, vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn ven biển tỉnh

Thanh Hóa
Nhà ở các vùng ven biển như các xã ở Ngư Lộc, Hải lộc v.v… hình
thành cách đây vài trăm năm là những ngôi nhà 3 -5 gian nhưng có đặc điểm
vì kèo bốn cột tuy vẫn chồng rường nhưng thấp hơn, mái lợp cỏ hay cói, bờ
nóc được củng cố, tường mở ít cửa với mục đích chống bão từ biển Đông vào.
Kết cấu công trình đối với nhà vùng biển được đặc biệt lưu ý về tính bền
vững trước gió bão và ngập lụt.
Hệ thống mái chủ yếu dùng rơm và rạ. Mái rạ dày 0,4-0,5m. Còn mái
ngói cũng có chít cho vừa gắn chặt với nhau. Để có được bộ mái rạ vững chắc
và đảm bảo chống đỡ được gió mưa, người ta dùng biện pháp phơi ải rơm rạ,
"đánh" thành từng lớp dày, bện chặt liên kết rất khéo lại với nhau. Vì thế mà bộ
mái chiếm tỷ lệ khá lớn.
Nhà ở vùng biển vật liệu gỗ có phần hạn chế nên kết cấu đơn giản và tiết
kiệm chủ yếu là kiểu trốn cột, con chồng kẻ truyền hay chồng bò đấu rế.


Hình 1.4. Bộ vì kết hợp chồng rường và giá chiêng

1.1.2 Giai đoạn 1954-1986


Hình 1.5. Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1954-1986


Giai đoạn này, nhà ở nông thôn cũng như quá trình chỉnh trang, quy
hoạch làng xa được quan tâm và ngày càng xây dựng đàng hoàng hơn. Hàng
loạt nhà ở tạm đã dần được thay thế bởi nhà tường gạch chịu lực, mái lợp ngói
san sát làm cho bộ mặt nhà ở nông thôn mới khang trang hơn.
Nhờ có sự đầu tư của nhà nước và sự chung tay đóng góp của nhân dân,
những tuyến đê chắn sóng đã được hình thành, chạy dọc theo bờ bảo vệ cho

làng khỏi sự phức tạp của thời tiết biển, cùng với rặng phi lao chắn cát, làng
ven biển hầu như không còn lo ngại về mưa bão như những năm thời kỳ
trước. Đây cũng là điểm nhấn của quy hoạch làng xã ven biển thời kỳ này.
Ngoài chức năng chắn sóng thì những tuyến đê biển này còn làm cho
giao thông của làng phát triển, mở rộng đây là những con đường quan trọng,
không những phục vụ nhu cầu đi lại, mà nó còn góp phần tạo sự thuận lợi cho
sự vận chuyển các sản phẩm thủ công và thủy hải sản về nơi chế biến, bảo
quản và tiêu thụ, góp phần cải thiện kinh tế người dân.
Giao thông thời kỳ này được mở rộng, khang trang hơn, một số được đổ
bê tông, lát nền, điều này cũng cho thấy đời sống của người dân ngày được cải
thiện.

Hình 1.6. Tuyến đê chắn sóng xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc
Ngoài những công trình công cộng truyền thống được tổ chức tại trung
tâm làng như đình, chùa, miếu, thời kỳ này xuất hiện những công trình công
cộng mới như nhà trẻ mẫu giáo, kho hợp tác xã, ủy ban, nhà văn hóa, xuất


hiện xen kẽ, là những nơi diễn ra những hoạt động văn hóa phi tín ngưỡng,
vui chơi giải trí, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, văn nghệ cho người
dân.
- Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất:
Tuỳ theo chức năng sản xuất, nguồn thu nhập mà các hộ gia đình được
phân loại: thuần nông, làm nghề thủ công, đánh bắt thủy hải sản với cơ cấu
khái quát.
Giai đoạn này do có sự quản lý chặt chẽ từ trung ương tới địa phương.
Nhà cửa đều được xây dựng trên cơ sở khuôn viên khu đất có diện tích bình
quân từ 500 – 700 m2.
Do đó tính độc lập của mỗi hộ gia đình đều đảm bảo và được bố trí
theo hình thức chùm, tuyến gắn với giao thông. Trong mỗi lô đất, việc bố trí

ngôi nhà có hướng đón gió mát, tạo thông thoáng, khai thác triệt để cây xanh
để hạn chế bức xạ vẫn được đảm bảo.
- Đặc điểm không gian kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển tỉnh
Thanh Hóa:
Trong khuôn viên khu đất, người dân sử dụng các dạng vật liệu có sẵn
ở địa phương làm hàng rào. Bên trong bố trí nhà chính từ 3 - 5 gian, tường
xây gạch quét vôi, mái lợp ngói hoặc tranh, đôi khi có nhà đổ mái bằng bê
tông cốt thép hoặc đổ mái bằng một phần lồi và phần hiên. Nhà có sân rộng
nhìn ra sân lát gạch, phía trước sân là ao hoặc vườn. Nhà phụ 2 - 3 gian,
tường xây gạch, mái lợp ngói hoặc tranh. Các ngôi nhà ở đều được xây dựng
một tầng cao ráo, thoáng mát, phù hợp với kiến trúc khí hậu vùng ven biển.
Việc bố trí bên trong nhà vẫn như xưa với gian giữa giành cho ban thờ
tổ tiên. Phía trước ban thờ thường giành làm nơi tiếp khách, nơi gia đình ngồi
bàn việc nhà hay xum họp hàng ngày. Chỗ ngủ của người chủ hộ và các gian
buồng riêng ở 2 chái. Nhìn chung cách tổ chức trên mặt bằng sinh hoạt vẫn ít
có sự thay đổi so với trước.


Hình 1.7. Nhà lợp mái bổi nét độc đáo nhà ở nông thôn ven biển
Ảnh chụp xã Nga Thái huyện Nga Sơn
- Đặc điểm kết cấu, vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn ven biển tỉnh
Thanh Hóa
Kết cấu nhà ở nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn này đã kết hợp cả
kết cấu gỗ với các hệ kết cấu chịu lực khác. Kết cấu gỗ không còn được sử
dụng nhiều vì lý do gỗ ngày càng khan hiếm đồng thời phức tạp trong công
tác thi công, xây dựng và bảo quản lâu dài.


Hình 1.8. Hệ vì kèo kẻ truyền giá chiêng kết hợp với tường chịu lực
[Nguồn: cuốn Kiến trúc nhà ở nông thôn. PGS.KTS. Nguyễn Đình Thi]

1.1.3 Nhận xét
Qua các giai đoạn từ năm 1954 về trước cho tới những thời kỳ 19541986 tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống nông thôn
vùng ven biển tại tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biến chuyển, về cả kiến trúc lẫn
tổ chức bố trí không gian, nhờ có sự đầu tư và nghiên cứu chính sách của
Đảng và Nhà nước đời sống kinh tế các hộ dân đã được cải thiện, bộ mặt
nông thôn có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt trái, những
bất cập cần được giải quyết.
Do có sự chuyển đổi về kinh tế và những chính sách mới, nhìn chung
quy hoạch tổng thể của làng ven biển đã thay đổi, nhiều công trình được xây
mới như tuyến đê chắn sóng, các công trình văn hóa, trụ sở ủy ban, đường
làng ngõ xóm mở rộng khang trang hơn điều này đã làm thay đổi diện mạo
tổng mặt bằng chung của làng xã truyền thống, tạo điều kiện cho sự phát triển


×