Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN dạy phát âm tiếng anh ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.64 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS

HỌ VÀ TÊN :

Năm Học : 2016 – 2017
1


DẠY PHÁT ÂM TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Bước vào thế kỷXXI, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật
đạt đến những đỉnh cao mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực khác
đặc biệt là giáo dục. Vì thế phải có những biện pháp, những bước tiến phù hợp để
hoà nhịp với tốc độ phát triển đó.Hiện nay nền giáo dục của nước ta đã có nhiều
thay đổi lớn, đó là việc chúng ta giáo dục các em, không chỉ bằng cách truyền thụ
cho các em những kiến thức trong sách giáo khoa, mà còn tạo điều kiện để các
em mở rộng vốn kiến thức và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.Hơn nữa,
Bộ giáo dục đang thực hiện chương trình sách giáo khoa với những nội dung sinh
động và nhiều hình thức mới. Do đó, hiện nay các nhà sư phạm phải thay đổi
phương pháp dạy học, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.
Đối với học sinh THCS hiện nay, Tiếng Anh là một môn bắt buộc và theo
như yêu cầu, tiêu chuẩn của Bộ thì sau khi học xong học sinh có thể giao tiếp
được với mọi người, vận dụng vào thực tiễn cấu trúc, loại câu mình vừa mới học.
Nghĩa là học sinh có thể hiểu được nội dung, nói được, nghe được và biết viết.
Theo tôi nghĩ, giáo viên dạy và học ngữ âm đảm bảo đúng yêu cầu thì sẽ góp một
phần quan trọng trong việc dạy Tiếng Anh. Bởi vì dạy ngữ âm tức là dạy các em
đọc đúng từ , đúng câu, đúng ngữ điệu để bày tỏ ý định của mình. Vậy làm thế
nào để dạy học phần ngữ âm một cách có hiệu quả cao. Đó chính là mối quan
tâm của tất cả giáo viên.



2- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Một thực tế của người học Tiếng Anh nói chung, học sinh trường PTCS
nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về việc phát âm đúng. dùng ngữ điệu đúng dẫn
đến sự hiểu lầm với người nghe. Hầu như học sinh ở trường phát âm thường đọc
theo thói quen giống như Tiếng Việt. cácđọc không có ngữ điệu, đọc một cách
bằng bằng, không lên, không xuống.
Cũng như các trường THCS khác, việc dạy và học ở trường chđọc rất yếu,
tuy trong giờ dạy, giáo viên đã đầu tư nguồnvốn kiến thức rất cao.
Là một giáo viên dạy Tiếng Anh, tôi nghĩ cần phải có trách nhiệm , nghĩa vụ
tìm hiểu phương pháp dạy mới để cho học sinh của mình có thể phát âm đúng cơ
2


bản nên tôi đã chọn đề tài ''Dạy phát âm Tiếng Anh ở trường trung học

cơ sở ''
II- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ tập trung đề cập đến những nguyên nhân cơ bản nhất, một số quy
tắc về cách lựa chọn phát âm đối với các từ riêng lẻ và những lỗi phát âm thông
thường mà học sinh mắc phải. Vì tính khiêm tốn của đề tài, người viết chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu các lỗi phát âm đối với các từ, không có tham vọng mở
rộng nghiên cứu các vấn đề khác như : ngữ điệu (rythms). Với mục đích giúp học
sinh nhận thức và tiến tới việc rèn luyện phát âm đúng, người viết sẽ đưa ra một
vài gợi ý nhỏ nhằm phục vụ rèn luyện ngữ âm cho học sinh.

III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực tế.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp.
- nghiên cứu, tài liệu tham khảo.


IV- CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
A. Một số đặc điểm về ngữ âm cần lưu ý .
1. Đặc điểm thứ nhất: Khác với Tiếng Việt, một số chữ cái trong Tiếng
Anh thường có hơn một phát âm (sound value). Vì vậy không luôn luôn nhất
thiết phải phát âm một chử cái nào đó theo đúng một cách.Ví dụ: như chữ cái "c"
có thể có cách phát âm /c/ như trong " cat" hoặc /s/ như trong "city". Tuy nhiên
có một số ít các phụ âm luôn có một cách phát âm (single- valued sound ) như
các chữ "m", "d", "p"
2. Đặc điểm thứ hai: Trong Tiếng Anh một số âm khi viết ra có thể bao
gồm hai chữ cái nhưng khi đọc thì là một âm. Điều này cũng xẩy ra trong Tiếng
Việt . Ví dụ: " ph" được phát âm là /f/ ( như trong từ '' pho to'' ), ''th'' được phát
âm là /Υ/ như trong '' think'' hoặc
/ ⊗/như trong ''there'', ''gh'' được phát âm là / γ/ như trong ''ghost'' hoặc ''câm'' như
trong '' through''.
3-Đặc điểm thứ ba : Trong hệ thống ngữ âm Tiếng Anh, một số chữ cái
không được phát âm mà chỉ có mặt mang tính chức năng
( ví dụ như ''e'' trong ''pete'',"write''). Các chữ cái này cho ta thấy cách phát âm
của âm tiết trước nó, như trong ''cage'', ''e'' không được phát ra mà nó quy định
''g'' trước nó phải được phát âm là / d / chứ không phải là ''g'' như trong ''go''.
3


4. Đặc điểm thứ tư: Vị trí của các chữ cái nhất định nào đó trong một từ
có ý nghĩa quyết định đến cách phát âm của chữ đó. Trong rất nhiều trường hợp ,
một chữ cái khi đứng đầu từ thì được phát âm khác, nhưng khi đứng cuối từ hay
giữa từ thì lại được phát âm một cách hoàn toàn khác. Ví dụ như "gh": Có thể
được phát âm là /f/ (như trong " fish") chỉ khi nó nằm cuối những từ như " tough"
" laugh".
Tóm lại , hệ thống ngữ âm Tiếng Anh không mang tính " theo vần" có

nghĩa là nó không có một cách viết cho một âm nào đó. Điều này hoàn toàn khác
với hệ thống âm Tiếng Việt. Bằng việc đi sâu nghiên cứu hệ thống ngữ âm Tiếng
Anh, ta có thể rút ra một số điều bổ ích cho người học Việt Nam và qua đó ta có
thể xác lập một số quy luật tương đối cho bản thân người học. Tuy nhiên, cũng
cần phải đề cập đến nhiều trường hợp ngoại lệ vẫn thường gặp trong Tiếng Anh
do lịch sử ngôn ngữ quy định hay bắt nguồn từ một số lượng lớn từ mượn.
B . Một số nguyên nhân của việc phát âm sai .
1. Tiếng Việt có hệ thống chữ cái gần giống như Tiếng Anh, nhưng hệ
thống ngữ âm thì khác. Trong Tiếng Anh, như đã đề cập, một số chữ cái có thể có
nhiều cách phát âm khác nhau, do vậy học sinh rất dễ nhầm lẫn trong việc lựa
chọn cách phát âm đúng. Ví dụ như chữ " i" : Trong nhiều trường hợp được phát
âm là / i : / (như trong "in "), nhưng trong nhiều trường hợp khác lại được phát
âm là / ai / (như trong" fine"). Điều này thường xuyên xảy ra đặc biệt đối với
những từ mới hoặc những từ không thông dụng đối với học sinh.
2. Một số học sinh gặp rắc rối trong việc nhận biết và phát âm những âm
tương tự trong Tiếng Anh (minimal pairs ). Các âm này, về phương diện âm học
là tương đối giống nhau. Và trong một số trường hợp chúng có thể được phát âm
tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn cho học sinh
Một ví dụ điển hình là / b / và /p / . Rất nhiều học sinh khi nói từ "pop "
thành từ " bob". Mặc dù nhiều học sinh cố gắng trong việc nhận biết và phát âm
những âm này nhưng vẫn còn gặp sai sót.
3. Trong hệ thống âm Tiếng Anh có một số âm không tồn tại trong Tiếng
Việt. Ví dụ: âm / / trong "think". Vì không có trong Tiếng Việt, những người học
Việt Nam thường gặp rất nhiếu khó khăn trong việc chọn vị trí lưỡi để phát âm
thành thục những âm này, đặc biệt khi đặt những âm này vào các từ hay câu cụ
thể.
4


4. Mặc dù hệ thống chữ cái của Tiếng Anh gần giống Tiếng Việt, nhưng khi

phát âm thì không hoàn toàn giống nhau . Ví dụ chữ "t "(như "tiếc" trong Tiếng
Việt ), trong Tiếng Anh, nhiều trường hợp nó được phát âm gần như / th / và có
bật hơi . Vì vậy, thay vì nói từ " top ", một số học sinh phát âm gần như là /tóp /,
trong khi cần phải phát âm gần như là / thóp /.
5. Một nguyên nhân khá chủ quan cũng cần phải đề cập, đó là đa số học
sinh chưa thực sự tập trung vào việc rèn luyện ngữ âm. Một số học sinh khi phát
âm Tiếng Anh ở một từ riêng lẻ thì cho rằng mình đã phát âm đúng nhưng do
chưa rèn luyện kỹ càng, Khi áp dụng vào các câu nói thì lại phát âm sai. Điều này
là dễ hiểu bởi khi nói cả câu. học sinh phải tâp trung đến nhiều từ khác nhau
trong câu, nên phát âm sai một số từ.
C. Một số nguyên tắc về âm.
Trong phần này, người viết sẽ đưa ra một số nguyên tắc về tính chất của
các nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Anh.
* Các nguyên tắc về phụ âm.
1. Trong Tiếng Anh, những chữ cái sau chỉ có một cách phát âm duy nhất:
Bảng1
chữ cái phiên âm ví dụ
d

/d/

do, bad

f

/f/

fun, before

m


/m/

me, arm

n

/n/

no, an

p

/p/

put, up

r

/r/

right

v

/v/

vision, live

x


/x /

fix, box

y

/j/

yellow

z

/z /

zoo

t

/t/

to, put

ghi chú

2. Những chữ sau đây thường đại diện một cách phát âm , nhưng trong một số ít
trường hợp các chữ cái này lại có cách phát âm khác:
Bảng 2
5



Chữ cái

Phiên âm

Ví dụ

Khác

b

/b/

bad, job

"câm"trong: bomb, lamb, subtle

h

/h/

he, head

"câm" trong: honest, hour

k

/k/

kit,kind


"câm"trong:knee, knowledge

l

/l/

lip, crucial

"câm"trong: could, should

w

/w/

weather

''câm"trong:two, write

3.

Những chữ cái sau đây có thể có 2 cách phát âm khác nhau.
Bảng3
Chữ cái

cách 1

cách 2

Phiên âm


Ví dụ

phiên âm

ví dụ

c

/k/

cat

/s/

city

g

/g/

go

/d/

cage

Với chữ cái " c", phân biệt cách phát âm rất đơn giản. Khi nó đứng
trước"i", "e" hoặc "y " thì nó được phát âm là / s /, còn lại phát âm là / k /.
Với "g ", mặc dù thỉnh thoảng ta cũng thấy một số ngoại lệ, nhưng khi nó

đứng trước "i", "e " hoặc "y" thì được phát âm là / d / còn lại phát âm là /g /. Cần
phải chú ý một số ngoại lệ như: give , girl, anger, gear, eager. Không có nhiều
ngoại lệ nhưng một số ngoại lệ này lại là những từ rất hay dùng trong Tiếng Anh.
4. Khi một chữ cái được gấp đôi ( tuân theo quy luật ngữ pháp ) hay ở
dạng đôi thì chúng được phát âm như cách ban đầu của nó.

Bảng4
chữ

phiên âm

ví dụ

bb

/b/

ebb

dd

/d/

odd

ff

/f/

ruff


gg

/g/

eeg

ll

/l/

call

nn

/n/

inn

pp

/p/

stopped
6


rr

/r/


purr

ss

/s/

mass

tt

/t/

sitting

zz

/z/

jazz

cc

/c/

tobacco (trừ
accept)

5. Tiếng Anh sử dụng khá nhiều các chữ cái ghép lại làm thành một phụ
âm . Các chữ cái ghép sau chỉ có một âm vị

Bảng 5
Chữ

phiên âm

ví dụ

ck

/k/

pick, sick

le

/l/

bottle, table

ng

/ /

sing, thing

tch

/t /

watch


wh

/w/

which, what

ph

/f/

phone, graph

sh

//

shut, wash

qu

/k/

quick, sequence

Một số chú ý về điểm này có thể học sinh cần biết :
+

" ck ", " le ", " tch ", "ng " không bao giờ đứng đầu từ.


+

" qu ", " wh " không bao giờ đứng cuối từ.

+

" ph ", " sh " có thể đứng đầu hoặc đứng cuối từ.

* Cùng loại này có hai chữ ghép có hai cách phát âm khác nhau.
√- "ch" có thể được phát âm như / t / như trong chip, choice, champion,
change, child, chocolate.
" ch " cũng có thể được phát âm là / k / như trong charater, chorus, chord,
christmas, technical.
√- " gh " cũng có thể được phát âm là/ f / như trong laugh, enough, coughing,
tough.
" gh " cũng có thể không được phát ra (câm ) như trong through, taught, daughter,
though.
7


( Cần lưu ý rằng có khoảng năm từ trong Tiếng Anh có chữ " gh '' được phát âm
là / g / như ghetto, ghost, ghasty, ghoul, gherkin ).
* Các nguyên tắc về nguyên âm :
Sự biến đổi âm từ các " chữ nguyên âm " ( a, e, i, o, u, ) đến các
" nguyên âm " (vd : / ei /, / æ/) là vô cùng phức tạp, không tuân theo một quy luật
nhất định như trong Tiếng Việt. Tuy nhiên có một số điểm khá rõ cần nêu ra có
thể giúp ích cho học sinh.
1. Nguyên âm đơn trong các từ một âm tiết.
Mỗi chữ nguyên âm có hai cách phát âm chính.
Bảng 6

Chữ nguyên âm

Cách thứ nhất

Cách thứ hai

a

/ei/như trong"hate"

/ổ/ như trong "pet"

e

/ i / như trong "pete"

/e/ như trong"pet"

i

/ai/ như trong"mine"

/ i / như trong " fit"

o

/ou/ như trong "note"

/o/ như trong " not"


u

/ju/như trong " cute"

/^/ như trong"cut"

Để xác định, lựa chọn cách phát âm đúng đối với các từ cụ thể, cần phải
xem xét các chhữ cái đi sau nó. Qua tìm hiểu, chúng có 3 đặc điểm sau đây :
+ Đặc điểm 1: Nếu một chữ nguyên âm đứng trước một chữ phụ âm,
nguyên âm đó sẽ được phát âm theo cách thứ hai. ví dụ:
hope
set

bat

bit

nut

kit

bed

cat

red

sat

sit


+ Đặc điểm 2: Nếu một chữ nguyên âm đứng trước hai chữ phụ âm đi liền
nhau, nguyên âm đó cũng được phát âm theo cách thứ hai. Ví dụ :
rest

past
cross

must
half

bulb

cost

film
lump

knock

+ Đặc điểm 3 : Nếu một chữ nguyên âm đứng trước một chữ phụ âm và chữ cái "
e"( ở cuối từ) thì nguyên âm đó sẽ được phát âm theo cách thứ nhất.
Ví dụ :
cake

make

side

joke


mute

home

came

like

hole

june

while
8


Chữ cái"e " trong trường hợp này tuân theo quy luật " e câm " thường được
tổng quát như sau :
" When two wowels go walking , the first one does the taking "
2. Nguyên âm đơn trong các từ đa âm tiết.
Đây là một vấn đề được xem như là rất phức tạp đối với người học nói
chung và học sinh nói riêng. Làm sao ta xác định được cách phát âm " a " trong "
relation " ( được phát âm / ei / , và chữ " a " trong " action " ( được phát âm / æ /
) hay chữ " e " trong completion( / i / ) và chữ " e " trong " congrestion ( / e / ) ?
Các ví dụ trên đây đều là những từ có hậu tố (- tion ) do vậy âm mạnh ( stressed )
sẽ nằm ở âm tiết ngay trước hậu tố. Quy luật ở đâykhá đơn giản, chúng ta cần
phải đếm xem có bao nhiêu chữ phụ âm đúng sau chữ nguyên âm ta cần xác
định. Việc đầu tiên ta cần phải "bỏ qua" phần hậu tố ( tức là không tính đến nó
trong khi đếm). Trong trường hợp này , hậu tố là - ion.

+ Hãy lấy ví dụ chữ " a " trong " relation " : không tính - ion , có một chữ phụ
âm đi sau nó ( chữ t )
+ Chữ " a " trong " action" có hai phụ âm đi sau nó ( hai chữ ct ).
Vậy quy luật là:
+ khi một chữ nguyên âm đứng trước hai chữ phụ âm trong một từ đa âm tiết
nó được phát âm theo cách thứ hai . ( trong bảng 6 ).
+ Khi một chữ nguyên âm đứng trước một chữ phụ âm trong một từ đa âm
tiết , nó được phát âm theo cách thứ nhất . ( trong bảng 6 )
Chú ý: Quy tắc này chỉ áp dụng đối với các chữ cái "a", "e", "o", và "u".
ví dụ :
Cách1: nation , notion , dilution , facial.
Cách 2: substatutial.
Quy tắc này không áp dụng cho chữ " i " vì ví dụ như từ " provision " có
một chữ phụ âm sau " i ", hay từ " subciption " có hai chữ phụ âm sau chữ " i '' và
nó cũng được phát âm là / i / ( theo cách thứ hai ). Nhưng quy tắc này lại được
áp dụng cho chữ " i " trong tất cả các từ có hậu tố mà chữ " i " này đứng trước
một nguyên âm, và sau đó bất cứ loại chữ nào. Cần xác định rằng quy tắc được
áp dụng cho các từ có hậu tố với một chữ " i " và một từ nguyên âm. Do vậy các
hậu tố sau thì đúng với quy tắc đã nêu :
- ion

- ial

- ian

- ia

- iar
9



- io

- ior

- ium

- ius

- ient

- iant

- iary

- iabe

- iate

3. Nguyên âm đôi:
Trong hệ thống âm Tiếng Anh có 18 nguyên âm đôi . Khác với các nguyên
âm đơn , các nguyên âm đôi không biến đổi phụ thuộc vào vị trí nhấn âm
( stressed ). Ví dụ : " eu " trong từ "neutral '' không hề biến đổi trong "neutrality ''
mặc dù vị trí nhấn là khác nhau trong hai từ trên ( " eu " trong " neutral " được
nhấn , còn trong "neutality" thì không nhấn ) . Thử so sánh chữ " o " ( nguyên âm
đơn ) trong hai từ " melody " / / và "melodious " / o / . Các nguyên âm đôi
thường xuất hiện ít hơn rất nhiều so với các nguyên âm đơn, nhưng chúng thường
có các quy định về vị trí. Ví dụ như : " ai ", " au ", " ei ", và " eu "ít khi xuất hiện
ở cuối từ. " ie "," oa " rất hiếm khi ở đầu từ.
Điều quan trọng đối với người học là mặc dù có những ngoại lệ

( đôi khi có những ngoại lệ này lại là những từ rất thường gặp ) . Các chữ thể
hiện nguyên âm đôi thường không thay đổi về cách phát âm và thường chỉ có
một cách phát âm . Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau ( bảng 7 ) về
các nguyên âm đôi ở dạng chữ viết và cách phát âm.
Bảng 7
Dạng viết

Phiên âm

Ví dụ

Ngoại lệ

au, aw

/o/

cause, claw

laugh, aunt/a:/

ea

/i/

each, reach, meat

break /ei/, head /e/,
been /i/.


ei, ey

/ei/

obey, reign

height /ai/, key /i/

eu, ew

/ju/, /u/

few, new, crew

sew/ou/

ie

/ai/

die, tie, pie

friend /e/

/i/

achieve, believe

oa


/ou/

coat, goat

oi, oy

/oi/

boy, toy, joy, coin,

broad /o/

foil
oo

/oi/

boot, root

blood / /foot / /

ui

/ju/

bruise

build /i/
10



/u/

suit

Lưu ý : " ou " và " ow " có khá nhiều ngoại lệ . Thực chất là rất khó để
xác định cách phát âm các chữ này , đặc biệt rất nhiều từ chứa đựng các chữ này
lại rất phổ biến . Vì vậy , mỗi khi ai đó phàn nàn về việc xác định âm Tiếng Anh ,
họ luôn dùng " ou " hoặc " ow ".
D. Một số lỗi phát âm thông thường của học sinh
1. Headache / hedeik / : Học sinh thường có xu hướng phát âm như là /
hedeit /
( ở sách Tiếng Anh 8 )
tương tự : Christ ( ở sách Tiếng Anh lớp 7 ) .
2. Knee / ni: / học sinh thường đọc là / kni: / . Mặc dầu chúng rất quen với
cách phát âm chữ " know " nhưng đôi khi vẫn quên là phát âm sai trong các tình
huống nói .
3. Cage / keid / nhiều người học nói chung , học sinh nói riêng phát âm
chữ này là / keig / ( ở sách Tiếng Anh lớp 7 ).
4. There / ⊗e / học sinh thường phát âm là / je / do trong tiếng việt không
có âm này.
5. Think /

/ học sinh thường phát âm gần như là / think / trong Tiếng Việt

.
6. Situation / sitjuei n / học sinh thường phát âm là / sitjueisn / cũng tương
tự như vậy có các từ thường bị phát âm sai như : shoe, sure... ( ở sách Tiếng Anh
lớp 7 ).
7. Pleasure / ple / học sinh thường phát âm là / plej / . Âm này cũng không

xuất hiện ở tronh Tiếng Việt .
8. Laugh / la:f / học sinh thường bỏ qua âm / f / ở cuối từ , vì thế nên chúng
đọc là / la: / . những từ tương tự là : wife, half.
9. Steak / steik / học sinh thường phát âm là : / sti:k /.
Tương tự : great.
E. Một số gợi ý trong việc hướng dẫn rèn luyện ngữ âm.
1. Những điểm cần nhớ :
11


a. No sound is an island : giáo viên đặc biệt nên tránh trình bày hay yêu
cầu học sinh phát ra những âm vị tách biệt nhau . Các âm được thể hiện bằng các
âm tiết và xung quanh nó là các âm tiết khác. Vì vậy , khi thực hành luyện âm
cần đưa ra các từ cụ thể , qua đó tập trung vào âm mà ta muốn dạy . Thật là vô
nghĩa nếu chúng ta thực hành luyện âm các phụ âm riêng lẻ . ( trừ âm / / là có thể
được phát âm khi ta muốn người khác giữ yên lặng ) . Vì vậy , rất khó để chúng
ta có thể phát âm các phụ âm như / p / , / t /... một mình chúng .
Thực ra chúng ta có thể thực hành các nguyên âm một cách riêng biệt , bởi
trong Tiếng Anh có một số từ bao gồm chỉ một nguyên âm ( ví dụ như " oh " hay
" I " ). Tuy nhiên , việc rèn luyện những âm riêng biệt thực chất cũng không có
hiệu quả , bởi một âm tiết luôn ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của các âm xung
quanh nó .
b. Positions of sounds : Vị trí của âm cần thực hành . Khi chúng ta thực
hành một âm nào đó , sẽ dễ hơn đối với học sinh nếu chúng ta ngay lúc đầu đưa
ra một từ mà âm cần dạy hay thực hành là âm đầu của từ đó . Sau đó chúng ta có
thể đưa từ khác mà âm đó nằm ở cuối từ ( khó hơn ) . Và như vậy ta có thể đưa từ
có âm ở giữa , và cuối cùng là thực hành kết hợp giữa các âm trong từ , hoặc từ
khác.
c. Self- correction : Tự chữa lỗi là rất quan trọng đối với học sinh . Bởi vì
qua đó học sinh có cơ hội nhận biết những lỗi mình mắc phải và nhớ lâu hơn.

Bằng cách dẫn dắt học sinh hướng tới âm sai của chúng , ta có thể làm cho học
sinh tự kiểm tra kỹ năng phát âm của mình trong khi nói .
d. Self- assessment : Tự đánh giá , cũng như tự chữa lỗi là rất quan trọng .
Khi học sinh luyện một âm nào đó , cần để học sinh tự nghe và đánh giá âm tự
phát ra của chính chúng trước khi đưa ra đánh gia của mình .
2. Một số bài tập giúp học sinh luyện âm.
a. Xác định âm của " c " : ( xem bảng 3 )
Đầu tiên đưa ra cho học sinh hai danh sách khác nhau gồm các từ có chứa
" c ".
Ví dụ :
A

B

cell

cat

place

cup
12


city

cry

policy


call

custom

decide

Yêu cầu học sinh đọc to các từ . Khi học sinh đọc đúng từ trong danh sách ,
cần nhấn mạnh rằng " c "có hai cách phát âm khác nhau , và yêu cầu học sinh tìm
ra quy luật . Có thể gợi ý bằng cách yêu cầu học sinh nhìn vào các chữ cái đứng
sau " c "
b. Xác định âm của " CH " ( xem bảng 5 )
( chork / k / , cheap / t / )
Đưa ra các từ không có ý nghĩa như sau :
chiep
choon

chup
chiln

poch
ach

chint
chen

reach
choln

Hỏi lớp học xem có bao nhiêu trong số các từ trên có thể phát âm ở hai
cách khác nhau và từ nào chỉ có một cách phát âm duy nhất cho " CH " sau đó có

thể yêu cầu học sinh đưa ra quy luật .
c. Xác định âm của nhiều chữ cái phụ âm ( xem bảng 5 )
Đọc to các từ sau cho cả lớp nghe :
Blach

photograph

when

stretch

wheat
usher

whole
shop

dutch
workshop

Yêu cầu học sinh xác định xem có bao nhiêu âm được phát ra trong mỗi từ .
Tiếp đó đưa ra danh sách các từ vừa đọc và chỉ cho học sinh chữ cái nào hoặc
bao nhiêu chữ đại diện cho một âm .
Ví dụ :
1

2

3


m

a

tch

d. Xác định âm "e câm" (xem bảng 6 )
Đưa ra các cặp từ để học sinh thực hành .
cut/ cute

pip/ pipe

mat/ mate

fin/ fine.

Sau đó đưa ra một từ để học sinh phát âm từ còn lại.
ví dụ : us (use )

hope ( hop )...

13


V- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tôi tiếp tục nghiên cứu lớp tôi là lớp 8Avà trực tiếp giảng dạy bài :
Unit10 : A1-2. Đây là một bài ôn tập nên các em dễ vận dụng kiến thức mình đã
học để làm yêu cầu của bài là tìm một từ có cách phát âm khác trong bốn từ đã
cho . Ơ đây từ mới hầu như các em đã biết nhưng các em không thể phân biệt
được vì các em đọc không đúng các âm . Sau tiết học hôm đó , tôi đã làm một

cuộc điều tra thì kết quả cho thấy là có đến 60% đọc tương đối đúng , 20% đọc
trung bình , còn lại là đọc yếu.

VI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM .
Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy cũng như quá trình hình thành đề tài ,
tôi rút ra một số kết luận sau :
- Việc rèn luyện ngữ âm hiện nay của học sinh chưa được chú trọng một
cách nghiêm túc . Nhiều học sinh còn coi thường vấn đề này nên đã ảnh hưởng
khá nhiều đến quá trình hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ của chúng . Nếu một
học sinh có kết quả rất tốt ở các bộ môn như : Ngữ pháp , từ vựng , đọc , viết, và
không có một kỹ năng ngữ âm hoàn thiện thì bộ môn quan trọng như : nghe,
nói... là không thể tốt được .
- Học sinh cần nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề rèn luyện ngữ âm , vì đây
là một phần rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói và nghe của học
sinh. Các bài tập luyện âm trên lớp chưa đủ để có thể hoàn thiện được kỹ năng
này , vì vậy, các em cần phải tự rèn luyện ở nhà nhiều hơn .
- Giáo viên khi dạy đến phần luyện âm cần có cách sửa lỗi hợp lý nhằm
giúp đỡ học sinh nhớ và tự mình tìm ra quy luật tương đối để xác định âm đúng .
Nhiều học sinh mặc dù đã tiếp xúc rất nhiều với một từ nào đó nhưng trong quá
trình giao tiếp vẫn mắc lỗi là do chúng chưa tìm ra hoặc nhớ các quy luật và chưa
chú ý thực hành nhiều các âm này .

VI - KIẾN NGHỊ .
Cần phải có tài liệu và phương tiện như : cattset, băng ghi âm để học sinh
có thể nghe và thực hành theo giọng chuẩn . Nhà trường cùng các ban ngành tạo
điều kiện để có cơ sở vật chất tốt để phục vụ học sinh tốt hơn . Mặc dù bản thân
đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài này đúng tiến độ , nhưng do điều kiện
thời gian, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót . Rất mong được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và độc giả .
14



................, Ngày
tháng
năm 2017
Người thực hiện.

15



×