Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tín ngưỡng phồn thực trước hết biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.95 KB, 12 trang )

Tín ngưỡng phồn thực trước hết biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí, biểu tượng của
năng lượng thiêng, sinh ra muôn loài. Hiện nay, khó tìm được tục này ở dạng
nguyên sơ, hay hình tượng thô ráp như các Linga- Yoni Chăm. Đúng hơn, là người
ta bắt gặp những hình ạng của nó. Cột đá chùa Đạm ở Hà Bắc là biểu tượng của
Linga. Cột đá ở Vũ Ninh tương truyền nơi Thánh Gióng buộc ngựa cũng là Linga.
Các giếng nước ở đền, chùa như giếng Tiên ở Lạng Sơn, giếng Ngọc ở Đền
Hùng ... đều là hình tượng Yoni. Linga- Yoni thấp thoáng có mặt khắp nơi: cây gậy
chọc lỗ để gieo hạt, cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bánh chưng và
bánh đà, chiếc chìa vôi cắm vào bình vôi, đũa bông cắm vào bát cơm quả trứng
trên quan tài người chết. Cái roi ngựa (cái hoa tre) của Phù Đổng trong ngày Hội
Gióng... Mỗi biểu tượng này đều có ý vị riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn
thực . Cái cày (tục ngữ: ngũ ngày cày đêm) là biểu tượng dương vật giao hợp với
đất mẹ để sinh ra hoa trái. Bình vôi cắm chìa có mặt trong mỗi gia đình là biểu
tượng của sự hòa hợp. Động tác rút ra đút vào khi lấy vôi tiêm trầu nhất là trầu
cưới, chỉ sự giao hợp năng sinh, năng bản. Đũa bông cắm trên bát cơm là cầu
mong cho người chết được tái sinh trong kiếp khác. Cướp hoa tre trong trong hội
gióng để lấy khước. Hiện nay, một số gia đình ở thôn quê vẫn còn trêu hình tượng
nõ nường lên giàng bầu, giàn bí để được sai quả.

1.
2.
3.

Trang chủ


Văn hoá - Giải trí

Tính phồn thực trong chạm khắc ở đền Đinh, Lê
Thứ Tư, 23/10/2013 17:34 GMT+7
Quan tâm1



(Thethaovanhoa.vn) - Những bức chạm không chỉ cho thấy sự hoàn hảo
về đường nét, cấu trúc, ý tưởng của các mô típ, mà còn ẩn chứa nhiều
quan niệm sống của người Việt xưa.


Hai ngôi đền vua Đinh, vua Lê ở Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình được xây
dựng từ thế kỷ 17 và trùng tu trong những thế kỷ sau, cho đến thế kỷ 19.
Những bức chạm khắc hai ngôi đền này, đặc biệt là khu vực hiên trước
thượng điện, thể hiện một trình độ kỹ thuật và trang trí rất cao, với sự liên
hoàn toàn thể giữa tất cả các gian, phía trên vì kèo tiếp xúc với mặt tiền
ngưỡng cửa. Những bức chạm không chỉ cho thấy sự hoàn hảo về đường
nét, cấu trúc, ý tưởng của các mô típ, mà còn ẩn chứa nhiều quan niệm sống
của người Việt xưa. Phồn thực là một ý tưởng mà người Việt muốn thể hiện
trong rất nhiều mặt của đời sống văn nghệ truyền thống và kết hợp khéo léo
với các mô típ dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo vốn không khuyến khích sự
khiêu dâm, mà biến tất cả các quan hệ phồn thực dưới dạng biểu tượng âm
dương.

Chạm khắc hoa văn dương sỉ và rồng nghê
Đời sống của người thời cổ vốn khó khăn về sinh tồn, tích lũy vật chất của
kinh tế nông nghiệp không cao, dẫn đến ước vọng sinh con đàn cháu đống,
gia súc đầy đàn, thóc gạo đầy kho và hơn nữa đời sống tình ái cũng là phần
thú vị nhất của trần thế, đến mức nó trở thành một quan niệm triết học hay tôn


giáo. Điều này đã được thấy trên trống đồng Đông Sơn và đặc biệt là thạp
đồng Đào Thịnh với bốn cặp tượng người nam nữ giao phối. Những đền thờ
của thời phong kiến không cho phép những hình thức trực tiếp như thế được
trưng bày, khi Nho giáo đã toàn trị, tất nhiên tinh thần sự sống trong dân gian

không mất đi, mà hàm chứa ngay trong biểu tượng của Nho giáo.
Trên những bức chạm đền vua Đinh, vua Lê có những rồng đôi, dưới dạng
lưỡng long chầu nhật, nguyệt; rồng ổ có rồng đực, rồng cái, rồng con và cặp
rồng nghê, đôi nghê đực cái. Trong một số tổ hợp chạm khắc trang trí, có sự
phối hợp như sau: đôi nghê, hoặc đôi rồng chầu, rồng ổ biến hình phức hợp,
hoa văn hoa sen, hoặc dương sỉ và hoa văn hình học… tất cả được dàn trên
một diện tích như một mặt của cốn (trong khung vì kèo xà kết hợp với cột tạo
ra khoảng trống trang trí gọi là cốn) trang trí hành lang đền (phần tam giác
tiếp xúc giữa cột quân và cột hiên khi mái vươn ra ngoài hiên).
Trong đó chính tinh thần phồn thực lại biểu
Người Việt thể hiện ý tưởng phồn
hiện một cách sinh ở hai mảng trang trí hoa
thực trong rất nhiều mặt của đời
văn hoa sen và dương sỉ. Một bông hoa sen
lớn nở đăng đối ra hai bên, và rủ xuống phía sống văn nghệ truyền thống và kết
hợp khéo léo với các mô típ dưới sự
dưới có hình dạng như phần sinh thực khí
ảnh hưởng của Nho giáo
của nữ, hai bông hoa sen chưa nở vươn lên
như sinh thực khí nam, dưới nữa là đôi cá
đực cái vờn nhau. Tất cả những bông sen và cánh sen đều được chạm biến
hình lơ lửng giữa tả thực và ẩn hình sinh thực khí, hay có thể nói khi chạm
khắc những hoa văn đó, người thợ hoàn toàn tưởng tượng đến mức mê mẩn
là đang làm các bộ phận sinh dục của nam và nữ.
Cái cảm giác nghệ thuật này thường thấy rất rõ ở nhiều dòng nghệ thuật dân
gian vốn yêu đời và hướng về đời sống khoái lạc, đặc biệt trong điêu khắc
châu Phi da đen, thậm chí chạm khắc bất cứ hình thể nào cũng được hình
dung dưới dạng phồn thực trực tiếp. Mảng hoa văn dương sỉ ở đền Đinh, Lê
cũng vậy nhưng còn mang thêm dấu ấn hoang dã và siêu hình. Đó là những
nét rất đặc sắc buộc người ta phải quan sát kỹ hơn, nhiều lần hơn khi đến

nghiên cứu đền vua Đinh, vua Lê.


Chạm khắc hoa văn hoa sen và rồng nghê
Trong lịch sử Việt Nam, hai ông vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành vốn có
nhiều duyên nợ riêng tư qua bà hoàng hậu Dương Vân Nga. Sau khi Đinh
Tiên Hoàng băng hà trong cuộc mưu sát triều đình, bà Dương Vân Nga có
ủng hộ Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi và trở thành vợ vị vua kế
nhiệm. Việc vua thủ lĩnh thời đó khi Nho giáo chưa có địa vị chiếm đoạt vợ
của nhau sau khi chiếm ngôi là bình thường, thậm chí còn là tập tục. Việc phê
phán hành vi của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga là hoàn toàn dưới góc độ
của sử gia thời phong kiến sau thế kỷ 14, khi Nho giáo đã thống trị. Những
người làm đền vua Đinh, vua Lê đã phân biệt rất rõ: đền Lê hạ miếu, đền
Đinh thượng từ, tức là đền vua Lê thấp hơn một bậc, và tượng Dương Vân
Nga được thờ trong đền Lê Đại Hành.
Trong lễ hội Trường Yên xưa còn có màn, Lê Đại Hành đón Dương Vân Nga
trên bè rồi hai nhân vật đóng đó làm lễ giao hoan - một tập tục dân gian lồng
vào trong một nghi lễ tưởng niệm. Những con rồng ở hai ngôi đền này có bàn
tay người, mang lại nhiều thắc mắc, có lẽ nó nói lên sự nắm quyền hành và
ham muốn nắm quyền hành thực sự của hai ông tướng trở thành vua này. Vị


vua thủ lĩnh xưa cũng là biểu tượng của sức mạnh, sinh tồn, họ phải to khỏe,
có võ công, có năng lực tính dục siêu phàm, có nhiều vợ, và con cái. Tất cả
những hình trang trí hai ngôi đền này là biểu hiện sinh động của tinh thần
phồn thực dân gian khi gán và ước mong cho những ông vua thủ lĩnh xa xưa.
Phan Cẩm thượng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuầ
Với những bức phù điêu vũ nữ Apsara, những tượng nữ thần Chăm, bộ ngực trần,
cặp vú rắn chắc, thân hình mềm mại uyển chuyển gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến

người xem, điêu khắc Chăm gắn liền với những công trình kiến trúc, như tấm áo
ngoài sặc sỡ để tô điểm và đưa những công trình kiến trúc lên đỉnh cao nghệ
thuật. Điều gây ấn tượng của điêu khắc Chăm là cảm hứng tính dục toát lên từ
những bức tượng, những phù điêu, đã làm cuộc phóng sinh cho cái đẹp mà trung
tâm là vẻ đẹp đầy sức truyền cảm của đường nét, của da thịt thiếu nữ!
Trong các điêu khắc Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là Siva - một trong ba vị thần tối
cao. Hình tượng Siva trong các đền thờ được đồng nhất với thờ linga - sinh thực khí nam.
Người Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ giáo, tôn thờ thần Siva, vị thần đầy quyền năng. Linga
kết hợp với yoni, sinh thực khí nữ, làm nên mặt bệ thờ hoàn chỉnh, là sự hòa nhập âm dương,
là biểu tượng sáng tạo sinh sôi của thần Siva. Thần Siva theo tiếng Phạn là “tốt lành”, được
gọi là thần Hủy diệt, hủy diệt cái cũ để sáng tạo ra cái mới.
Linga thể hiện thần Siva có 3 dạng: Linga đơn giản nhất, chỉ có một thành phần hình trụ
tròn, mang đậm nét tính cách bản địa Chăm; Linga thể hiện nhị vị nhất linh (Siva - Visnu)
phía trên hình tròn (Siva), dưới hình bát giác (Visnu); Linga thể hiện tam vị nhất linh (Siva Visnu - Brahma), cấu trúc gồm 3 phần, phản ánh triết lý Bàlamôn giáo. Phần hình vuông âm
tính ở dưới ứng với Brahma Sáng tạo, hình bát giác ở giữa là đoạn chuyển tiếp, ứng với thần
Visnu Bảo tồn, phần hình tròn dương tính ở trên ứng với thần Siva Hủy diệt.
Ngoài hình tượng yoni gắn liền với hình tượng linga trong các bệ thờ, dòng âm tính trong
điêu khắc Chăm còn thể hiện những phù điêu các vũ nữ Apsara, với khuôn mặt đầy nét nhân
chủng Chăm, môi dày, cằm không bạnh, lông mày tỉa nhỏ, cánh mũi thanh thoát. Đặc biệt
bộ ngực trần vẫn giữ vẻ trinh nguyên, không mang vẻ trần tục như tượng các vũ nữ Ấn Độ,
hay thật nặng nề như ngực tượng vũ nữ Khơme. Tượng vũ nữ tạc ở bệ tượng Trà Kiệu
(Quảng Nam - Đà Nẵng) là một pho tượng thuộc loại đẹp nhất. Tượng gần như khoả thân,
ngực căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, cổ tay tròn lẳn. Động tác múa tạo nên một hình
khối cân đối và chặt chẽ. Tư thế múa uốn lượn mềm mại của các vũ nữ như dấy lên nỗi đam
mê cuồng nhiệt!
Ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng có những bức phù điêu nữ thần Uma, vợ hay thần nữ
của Siva, gọi là Bhagavati, được sùng kính ở vương quốc Chămpa, là Mẹ Xứ sở hay Pô Nưgar.
Một phù điêu nữ thần Uma được đưa về từ Bình Sơn (Quảng Ngãi) với cặp nhũ lớn, các nếp
bụng hằn rõ, khuôn mặt thanh tú, môi cong, váy nhiều nếp chồng lên nhau. Tượng có dáng
gần với tượng Uma ở Nha Trang. Phù điêu nữ thần Laksmi, vợ hay thần nữ của Vishnu, nữ

thần sắc đẹp, phú quý và may mắn. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm ta bắt gặp tượng
Laksmi trong nhiều tư thế, phổ biến là tư thế ngồi trên mình rắn Naga, có đến 13 đầu rắn
vây quanh. Nữ thần có 4 cánh tay, ba cánh với các biểu tượng: cầm hình con ốc, chĩa ba và
cây chùy. Tượng Laksmi thường ở trần, với hai bầu vú căng tròn. Ở Bảo tàng Điêu khắc
Chăm, Đà Nẵng còn có phù điêu nữ thần Brahma Đản sinh (Brahma’s Birth), tọa trên tòa
sen, cây sen này mọc lên giữa cánh tay trái của nữ thần Vishnu đang nằm duỗi người trên
mình rắn Naga. Phù điêu này được sưu tầm ở gần thị xã Quảng Ngãi. Với những vị thần vốn
không thuộc loài người như Voi thần (Ganesa), Chim thần (Garuda) thân hình cũng được tạo
theo khuôn mẫu các thiếu nữ Chăm.


Bàn tay của các nghệ nhân Chăm đã thổi luồng sinh khí vào những mẫu tượng đất nung, đá
sa thạch, làm cho chúng có diện mạo, sự rung động và trở nên bất tử. Nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc Chăm là thành tựu rực rỡ của văn hóa Chăm, là một trong những đỉnh cao của
nghệ thuật, văn hóa của các nước khu vực Đông Nam Á. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Chăm đã thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo mang bản sắc dân tộc Chăm. Đó là một nền
nghệ thuật giàu sức sống, nhiều trăn trở, một nghệ thuật đầy tính nhân văn và khát vọng.
Nguồn: hoidantochoc.org.vn (11/05/06)

Qqqqqqqqq
Thánh địa Mỹ Sơn là công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Champa xưa trên nước mình, được xây
dựng từ thế kỷ 7, tọa lạc trong một vùng thung lũng giữa núi non hùng vĩ của huyện Duy Xuyên, Quảng
Nam.

Là cội nguồn của sự sáng tạo, thể hiện mong muốn để cho vạn vật đều sinh sôi, nảy nở sung túc, chính
vì thế mà Linga – Yoni (biểu tượng cho sinh thực khí của nam và nữ) được người Champa mang vào
kiến trúc khu thánh địa như một phần không thể thiếu.
Trải qua nhiều biến động do thiên tai và sự tàn phá của chiến tranh, dấu tích còn lại của công trình
Champa nói chung cũng như các Linga – Yoni nói riêng không nhiều. Song, tất cả vẫn đượm màu sắc
văn hóa cổ xưa, đủ cho ta cảm nhận và thấu hiểu. Biểu tượng sức sống của Linga – Yoni đã phản ánh

được nét thẩm mỹ tuyệt đỉnh của người Chăm.

rong quan niệm Tôn giáo của người Champa, Linga là bộ phận sinh thực khí của nam, tượng trưng cho
vị thần Siva – một trong ba vị thần tối cao của người Ấn Độ giáo. Linga phản ánh cho năng lực sáng tạo
tràn đầy dương tính của phái mạnh.
Hiện tại, ở khu di tích Mỹ Sơn còn lại 13 Linga với ba hình dạng chủ yếu là một tầng, hai tầng và ba tầng,
có 8 Linga rời, 4 Linga được gắn liền với Yoni và 1 Linga nằm trên bệ. Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên Linga
được sử dụng thời bấy giờ chính là sa thạch. Khách du lịch Quảng Nam có dịp tham thú Mỹ Sơn vẫn
cảm nhận được sự rõ nét của các bức tượng mang lại, dù cho năm tháng mưa gió in hằn lên từng mảng
đá.
Còn Yoni là bộ phận sinh thực khí của nữ giới, biểu hiện cho vợ của thần Siva là Uma, tượng trung cho
tính âm. Tùy theo nhiều vùng và từng giai đoạn khác nhau mà thẩm mỹ về Yoni của người Champa dần
thay đổi. Nhưng vẫn có thể nhận ra 2 môtíp chủ đạo khi xây dựng Yoni là là bệ vuông và bệ tròn, bên
cạnh đó là môtip Yoni với bệ hình chữ nhật với 2 lỗ mộng vuông song với số lượng không nhiều như
quan niệm trước đó. Tại thánh địa Mỹ Sơn còn lưu lại dấu ấn của 18 Yoni thuộc bệ vuông và tròn để du
khách chiêm ngưỡng về nền văn hóa độc đáo Champa xưa kia.
Dọc khắp nước mình, đâu đâu cũng in lại những dấu ấn văn hóa lạ kỳ mà đẹp đẽ đến lạ lùng. Và tín
ngưỡng phồn thực của người Champa hằn vết tích lên Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những điều diệu


kỳ như thế. Có dịp du lịch Quảng Nam, nhớ ghé Mỹ Sơn chìm đắm vào thế giới tín ngưỡng phồn thực
ma mị, bạn nhé!

Ai đã nghe chuyện kể phồn thực
Hằn vết tích thời đại cổ xưa
Về Mỹ Sơn trong một chiều mưa
Lòng thầm lặng thời gian quay ngược.

Naga là tên gọi của một loài linh vật rắn trong thần thoại Ấn Độ. Trong tín ngưỡng Đông Nam Á
lục địa, rắn thần Naga sống trong cõi thủy cung có tên là Mương Bađan nằm dưới lòng sông Mêkông. Trong trí tưởng tượng, Naga thường có một, ba, năm hoặc bảy đầu, nói chung là những

con số lẻ - số dương theo tư duy truyền thống phương Đông.
Trong điêu khắc Bà La Môn (Brahmanism) thường có các kiểu tượng thần Bà La Môn cưỡi trên
mình rắn Naga, còn trong Phật giáo thì có kiểu tượng Đức Phật Cồ Đàm tọa thiền trên mình rắn thiêng.
Trong kiến trúc Phật giáo Nguyên thủy (Therevada) tại Đông Nam Á, rắn Naga thường được trang trí trên
các mái chùa ngụ ý xua đuổi tà ma và bảo vệ các ngôi chùa tránh khỏi hỏa hoạn. Theo thần thoại, Naga
là vị thần mưa nên có thể phun nước dập lửa.


Đức Phật tọa thiền trên thân rắn naga 7 đầu

Naga 7 đầu trong văn hóa Lào

Rắn Naga vốn có quan hệ mật thiết với Makara, vật cưỡi của Thủy thần Vanura trong đạo Bà La
Môn. Thần phả Ấn Độ mô tả thủy quái Makara có thân hình giống cá sấu, rồng hay giống rắn Naga
nhưng lại có bốn chân và chỉ có một chiếc đầu. Trong văn hóa Khmer, Lào và Thái Lan, Makara thường
được miêu tả với chiếc miệng rộng, đang phun ra rắn Naga, cây cỏ hay hoa lá v.v.. Trong văn hóa Chăm
tại Việt Nam, Makara miệng phun ra chằn Yaksa thay vì rắn naga.


Thủy quái Makara miệng phun ra rắn
naga


Nagini (công chúa rắn Naga) trên bậc thang chùa Phra Keo, Bangkok
Naga và Makara đều là những linh vật được Đông Nam Á hóa trong văn hóa Campuchia, Lào và
Thái Lan. Ở Ấn Độ không có hình tượng Makara phun ra Naga và các linh vật khác. Ý nghĩa của loại
tượng này phần nhiều liên quan đến tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam
Á: naga (thần mưa) tạo mưa -> vạn vật sinh sôi

Naga trang trí ở chùa Chong Chang huyện Chieng Sean,tỉnh Chieng Rai



Thần Vishnu nằm ngủ trên mình rắn Ananta - Shesa

Khoảng 4.000 năm trước đồ đá đạt đến trình độ cực thịnh với kỹ thuật chế tác đa dạng. Người Việt cổ ứng dụng
nghệ thuật chế tác đá vào trong đời sống hàng ngày mà trước hết là làm đẹp cho chính bản thân con người, trong
tiến trình đó người ta thấy luôn xuất hiện những hình ảnh khắc vạch mang ngữ nghĩa phồn thực. W Goloubew là
người phát hiện ra bãi đá cổ Sapa-Lào Cai năm 1925 tại thung lũng Mường Hoa kéo dài hơn 4km, rộng 2km với gần
200 hòn đá lớn nhỏ khắc hình mặt trời nắng, mưa, suối, ruộng bậc thang, hình người, cảnh giao phối...
Trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn và cũng là loại hiện vật có ở nhiều nước Đông Nam á. Trống
đồng Đông Sơn dù to nhỏ khác nhau, trang trí nhiều ít khác nhau và thời gian đúc sớm muộn khác nhau, nhưng đều
cho thấy có khá nhiều hình ảnh tính giao của động vật và con người được khắc trên mặt trống, thân trống và cả phần
đế. Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh (12 hoặc 14 cánh) mà giữa hai cánh
lại có hình như đôi cá úp bụng vào nhau biểu hiện sự giao phối âm dương. Giữa hai dải hồi văn là các hoa văn diễn
tả các hoạt động của người, chim và thú. Trên mặt hoặc thân trống, thạp đồng có những yếu tố tín ngưỡng phồn
thực sâu đậm như hươu đực cái đang chạy, bò đực cái, nam nữ giã gạo, nhảy múa, thuồng luồng giao nhau, chơi
chồng nụ chồng hoa... ở thân thạp Đào Thịnh khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước,
khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiến thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan.
Trên nắp trống đồng Hoàng Hạ (Hà Sơn Bình) khắc những cặp chim ngồi trên lưng nhau trong tư thế đạp mái, tượng
cóc giao phối, điệu múa nam nữ úp mặt và tay đưa hai vật thể chạm nhau như kiểu múa “tùng - dí” trong lễ hội làng
ở Phú Thọ sau này. Hình cá sấu trong chạm khắc có ở nhiều trống đồng Đông Sơn và các vật dụng khác như các
tấm chắn của chiến binh, bùa hộ mệnh, và chúng thường song đôi...
Hình ảnh nam nữ nô đùa, chọc ghẹo nhau, ân ái được thể hiện hầu hết các ngôi đình ở Bắc Bộ. Nhiều nhà nghiên
cứu đã thống kê được hàng loạt cảnh tượng mang tính phồn thực như vậy được chạm khắc ở đình Lỗ Hạnh, đình
Phú Lưu, đình Diềm, đình Trà Cổ, đình Chu Quyến, đình Phú Lão, đình Hồi Quan... với những hình ảnh sống động
như trên một tấm ván có đôi trai gái âu yếm nhau, bá vai nhau đùa nghịch. Hình ảnh Trai làng chọc ghẹo các cô gái
tắm dưới đầm sen. (Đình Đông Viên-Hà Tây), Quan binh ghẹo gái (Đình Đệ tam- Nam Hà) Trai gái vui đùa (Đình
Hưng Lộc- Nam Hà)... là những hình chạm sinh động, dí dỏm và thấm đượm tính phồn thực dân gian.

Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên thì việc biểu thị phồn thực qua các tác phẩm tượng nhà mồ là sự cầu mong cho

con người đã khuất có được cuộc sống ở thế giới âm như cuộc sống ở trên trần. Từ đó nảy nở các biểu tượng phồn
thực dành cho người chết với những tác phẩm điêu khắc thể hiện nam nữ khỏa thân có bộ phận sinh dục phóng đại
hoặc là tượng nam nữ giao hoan được đặt ở nhà mồ khi làm lễ bỏ mả và tạo nên những nét riêng độc đáo trong văn
hóa và mỹ thuật ở các dân tộc cao nguyên. Pho tượng nam nữ giao hoan với sinh thực khí nam nữ được biểu tả trực


diện, phóng đại một cách hồn nhiên, dữ dội và đầy khát vọng sinh tồn hoang dại. Ngoài ra còn có nhiều cột tả cặp vú
phụ nữ, thường được làm ở đầu cầu thang lên sàn nhà, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, cảm giác hưng phấn tính
dục. Dưới cặp vú thường có khắc họa hoa thị bản lớn hay chặt phác những hình chữ thập sâu với ý nghĩa biểu tả,
tượng trưng, cách điệu sinh thực khí nữ. Cá biệt có tượng người đàn bà khóc thế mà vẫn nhấn mạnh âm vật một
cách rõ ràng, hơn thế lại còn bôi màu đỏ, màu vàng và đen. Tượng Thiếu nữ cầm trái bầu lại nghiêng về sự ẩn dụ,
sự biểu hiện khát khao tính dục và sinh sôi một cách thuần khiết. Đánh giá về điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên và tính
phồn thực, trong Điêu khắc nhà mồ Tây nguyên các tác giả viết: “Không quan tâm đến tỷ lệ, mà quan tâm đến trạng
thái. Những trạng thái giàu tính nhục cảm khiến nhìn bức tượng, mà như đang vuốt ve ai đó. Con mắt của những
nhà điêu khắc Tây Nguyên rọi sâu vào bóng tối của cái chết, để cô đúc thành hình tượng về cái không thể hiểu.
Cùng với điêu khắc Cham pa, điêu khắc phong kiến Bắc bộ, điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên là nền điêu khắc lớn ở
Việt Nam.” 7. Phan Cẩm Thượng - Nguyễn Tấn Cứ (1995) Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên – Nhà xuất bản Mỹ
thu



×