TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia Bảo hiểm xã hội
tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long. Nghiên cứu được thực hiện qua
hai bước chính, đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ là bước nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và
bổ sung các thang đo và biến quan sát để đo lường các khái niệm trong nghiên cứu.
Nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu 15 chuyên gia.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng nhằm
đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua việc kiểm định độ tin cậy thang
đo qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi qui
tuyến tính với mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật phỏng vấn người
lao động bằng bảng câu hỏi. Số mẫu sử dụng để phân tích dữ liệu là 139.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là Nhận thức tính An sinh xã hội, Thái độ, Hiểu biết
về Bảo hiểm xã hội, Thu nhập và Truyền thông. Các yếu tố đều có quan hệ đồng biến
với quyết định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các hệ số hồi qui đều có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Mô hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết
định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện giải thích được 61,4% sự biến động của
biến phụ thuộc Quyết định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mô hình chỉ giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 61,4% khi nhân rộng
ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do còn một số yếu tố khác chưa được đưa vào mô
hình nghiên cứu, hoặc kích thước mẫu nhỏ (chỉ có 139). Trong điều kiện giới hạn về
nguồn lực và thời gian, nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy
nhiên, những kết quả đạt được sẽ hữu ích cho việc ban hành các chính sách đảm bảo
An sinh xã hội cho người lao động.
-iii-
ABSTRACT
The study identified factors influencing the decision to participate in voluntary
social insurance of workers in Cang Long district. The study was carried out in two
main steps, which is a preliminary study and formal study
Step preliminary study is qualitative research to explore, additional adjustment
and variable scales and surveys to measure the concepts in the study. This study
carried out in-depth interviews of 15 technical experts.
Formal study is done through quantitative methods to evaluate and test the
research model by testing the reliability scale analysis coefficients Cronbach's Alpha,
factor analysis to discover and regression linear with 5% significance level. This
study carried out technical workers interviewed by questionnaire. Number of samples
used to analyze the data is 139.
Regression analysis results showed that there are 5 factors that affect the
decision to participate in voluntary social insurance is calculated Awareness Social
Security, Attitudes, Knowledge of Social Insurance, Income and Communications.
These factors have positively related problem with the decision to participate in
voluntary social insurance. The regression coefficients are statistically significant at
the 5% level. Model studies show that the factors affecting the decision to engage in
voluntary social insurance was 61.4% explained by the variation in the dependent
variable The decision to engage in voluntary social insurance.
The model explains only research issues at the level of 61.4% while the overall
replication. The cause may be due to some other factors also that have not been included
in the research model, or the small sample size (only 139). In conditions of limited
resources and time, researchers could not avoid certain restrictions. However, these
results will be useful for the enactment of policies to ensure social security for workers.
-iv-
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................... 4
2.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ............................................................... 4
2.1.1. An sinh xã hội............................................................................................. 4
2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội ................................................................. 4
2.1.1.2. Bản chất của An sinh xã hội ................................................................ 5
2.1.1.3. Vai trò của An sinh xã hội ................................................................... 5
2.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện......................................................................... 6
-v-
2.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
2.1.2.2. Đối tượng, phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện .......... 7
2.1.2.3. Quyền lợi khi tham gia......................................................................... 7
2.2. HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ..................................................................... 7
2.2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng ............................................................ 7
2.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng ............................... 9
2.3. LÝ THUYẾT VỀ THÁI ĐỘ .......................................................................... 10
2.3.1. Mô hình thái độ ba thành phần (tricomponent attitude model) ................ 11
2.3.2. Mô hình thái độ đa thuộc tính (multi-attitude model) .............................. 12
2.3.3. Mô hình học thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of reasoned
action model) .................................................................................................... 13
2.3.4. Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) ............. 14
2.4. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................... 15
2.4.1. Mô hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 15
2.4.2. Mô hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 15
2.5. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 16
2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện ....... 16
2.5.1.1. Nhận thức về tính An sinh xã hội của BHXH tự nguyện .................. 16
2.5.1.2. Thái độ ............................................................................................... 18
2.5.1.3. Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội ............................................................. 18
2.5.1.4. Ảnh hưởng xã hội............................................................................... 19
2.5.1.5. Thu nhập ............................................................................................ 20
2.5.1.6. Truyền thông ...................................................................................... 20
2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 23
3.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 23
3.1.1. Tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện tại huyện Càng Long 23
3.1.2. Kết quả đạt được ...................................................................................... 24
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 24
-vi-
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ...................................................................................... 24
3.2.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................. 25
3.2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 25
3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO ............................................................................. 26
3.3.1. Thang đo Nhận thức về tính an sinh xã hội.............................................. 26
3.3.2. Thang đo Thái độ ..................................................................................... 27
3.3.3. Thang đo Hiểu biết về BHXH .................................................................. 27
3.3.4. Thang đo Ảnh hưởng xã hội ..................................................................... 27
3.3.5. Thang đo Thu nhập................................................................................... 28
3.3.6. Thang đo Truyền thông ............................................................................ 29
3.3.7. Thang đo Quyết định tham gia BHXH tự nguyện ................................... 29
3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC...................................................................... 30
3.4.1. Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu...................................................... 30
3.4.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 31
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 31
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................... 32
3.5.1. Phân tích độ tin cậy – Cronbach’s Alpha ................................................. 32
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá – EFA .......................................................... 32
3.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................... 33
3.5.4. Kiểm định sự khác biệt bằng T- test và Anova ........................................ 34
3.6. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI......................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
4.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ................................................. 36
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIÊN QUAN SÁT ............................................. 39
4.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................................. 40
4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ................................................................................ 42
4.4.1. Biến độc lập .............................................................................................. 42
4.4.2. Biến phụ thuộc.......................................................................................... 43
4.4.3. Diễn giải kết quả....................................................................................... 43
-vii-
4.5. MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH VÀ CÁC GIẢI THUYẾT .................................... 44
4.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY ................................................................................. 45
4.7. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT .......................................................................... 49
4.8. PHÂN TÍCH ANOVA .................................................................................... 50
4.8.1. Phân tích ANOVA trường hợp biến Giới tính ......................................... 51
4.8.2. Phân tích ANOVA trường hợp biến Độ tuổi............................................ 51
4.8.3. Phân tích ANOVA trường hợp biến Trình độ học vấn ............................ 52
4.8.4. Phân tích Nonparametric Test trường hợp biến Thu nhập ....................... 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................... 55
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................... 55
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 56
5.2.1. Hàm ý quản trị .......................................................................................... 56
5.2.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
5.3. CÁC HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG
TƯƠNG LAI.......................................................................................................... 61
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 61
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM ....................................... 65
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN ..................................................................... 67
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
CROBACH’S ALPHA .......................................................................................... 73
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH EFA ......................................................... 78
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA BIẾN ĐỘC LẬP
VÀ BIẾN PHỤ THUỘC ....................................................................................... 80
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ................................................ 81
-viii-
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
NLĐ: Người lao động
SPSS: (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng trong
các ngành khoa học xã hội
UBND: Ủy ban nhân dân
-ix-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Số liệu thu BHXH tự nguyện qua các năm 2011 – 2015
24
Bảng 3.2
Thang do Nhận thức về tính an sinh xã hội của BHXH tự nguyện
26
Bảng 3.3
Thang do Thái độ
27
Bảng 3.4
Thang do Hiểu biết về BHXH
27
Bảng 3.5
Thang do Ảnh hưởng xã hội
28
Bảng 3.6
Thang do Thu nhập
28
Bảng 3.7
Thang do Truyền thông
29
Bảng 3.8
Thang do Quyết định tham gia BHXH tự nguyện
30
Bảng 3.9
Bảng phân số lượng mẫu theo đơn vị hành chính
31
Bảng 4.1
Thông tin người lao động được phỏng vấn
36
Bảng 4.2
Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát
39
Bảng 4.3
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo
41
Bảng 4.4
Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s Test của các biến độc lập
42
Bảng 4.5
Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s Test của biến phụ thuộc
43
Bảng 4.6
Kết quả phân tích nhân tố các biến của thành phần phụ thuộc
43
Bảng 4.7
Ma trận tương quan của 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc
46
Bảng 4.8
Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy
47
Bảng 4.9
ANOVAa
47
Bảng 4.10
Hệ số hồi qui
47
Bảng 4.11
Kết quả kiểm định phương sai theo biến Giới tính
51
Bảng 4.12
Kết quả phân tích ANOVA trường hợp biến Giới tính
51
Bảng 4.13
Kết quả kiểm định phương sai theo biến Độ tuổi
51
Bảng 4.14
Kết quả phân tích ANOVA trường hợp biến Độ tuổi
52
Bảng 4.15
Kết quả kiểm định phương sai theo biến Trình độ học vấn
52
Bảng 4.16
Kết quả phân tích ANOVA trường hợp biến Trình độ học vấn
52
Bảng 4.17
Kết quả kiểm định Nonparametric Test theo biến Thu nhập
53
Bảng 4.18
Kiểm tra thống kê
53
-x-
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Mô hình hành vi của người mua sắm
9
Hình 2.2
Mô hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
14
Hình 2.3
Mô hình hành vi dự định (TPB)
14
Hình 2.4
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng quyết định tham
gia BHXH tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long
21
Hình 3.1
Quy trình nghiên cứu
25
Hình 4.1
Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
44
Hình 4.2
Mô hình hồi qui
48
-xi-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập sâu vào
nền kinh tế thế giới thì hệ thống an sinh xã hội nhất là bảo hiểm xã hội phải được phát
triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bảo đảm nhu cầu về an sinh xã
hội, là mục tiêu thể hiện tính ưu việt của xã hội văn minh, phù hợp với xu thế chung
của cộng đồng quốc tế. Mặt khác, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí rất
quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Bên cạnh việc ban hành các
chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Nhà nước luôn coi trọng thực hiện các chính
sách xã hội đối với người lao động.
Luật Bảo hiểm xã hội ra đời có hiệu lực thi hành từ năm 2007. Chế độ bảo
hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng từ năm 2008. Người lao động ở mọi khu vực có
quyền lợi trong tham gia bảo hiểm xã hội và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.
Việc triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện rất thuận lợi người lao động tiếp cận để
tham gia. Tuy nhiên cho đến nay số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao.
Tại huyện Càng Long, từ khi triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
năm 2007, tính đến cuối năm 2014 huyện Càng Long có 186 người tham gia, chủ yếu
những người đã có thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc muốn đóng
thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Số này còn quá nhỏ so với tiềm năng và
kỳ vọng của ngành chức năng. Nguyên nhân liên quan đến nhiều vấn đề như trình độ
học vấn, nhận thức xã hội, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp. Từ đó người dân chưa
xem bảo hiểm xã hội là một nhu cầu cấp thiết.
Mặt khác, với chính sách xã hội mới, khuyến khích tính tự nguyện của tất cả
các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong khi chưa quen với việc tích lũy, tiết
kiệm, dự phòng cho tương lai. Ngoài ra, công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân
dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngành cũng là một yếu tố quan trọng.
-1-
Chính vì vậy, việc tìm hiểu nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người lao động cần thiết và quan trọng để làm cơ sở ban hành và
thực thi chính sách. Đó là lý do thực hiện đề tài "Xác định nhân tố ảnh hưởng quyết
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động tại huyện Càng Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
tại huyện Càng Long;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động tại huyện Càng Long.
- Xác định mức độ ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
tại huyện Càng Long.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động và ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long?
- Để tăng số lượng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện
Càng Long thì cần có những giải pháp gì?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại
huyện Càng Long.
- Đối tượng khảo sát: Người lao động bao gồm người đang tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện tại huyện Càng Long. Ngoài ra một số khảo sát dành cho nhóm
người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm mục đích so sánh
các đặc điểm với nhóm đang tham gia bảo hiểm.
-2-
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin thông
qua phiếu khảo sát người lao động trên địa bàn huyện Càng Long.
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011
đến năm 2014 và nguồn tài liệu sơ cấp điều tra người lao động được thực hiện trong
năm 2015.
- Nội dung: Đề tài là tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Càng Long.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sơ bộ định tính:
Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi và phương pháp thảo luận nhóm giúp
cho việc xây dựng các biến tiềm ẩn (Latent Variable), biến quan sát (Observed
Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên.
- Nghiên cứu định lượng:
Được tiến hành thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Kết quả khảo sát
sẽ được mã hóa và xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê chuyên ngành (SPSS).
Thang đo được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA. Tiếp theo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông
qua phân tích hồi tuyến tính, ANOVA.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần như tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn được kết cấu thành
các chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị
-3-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long (2012), Báo cáo tổng hợp công tác thu, chi
bảo hiểm xã hội các năm 2011.
[2]. Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long (2013), Báo cáo tổng hợp công tác thu, chi
bảo hiểm xã hội các năm 2012.
[3]. Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long (2014), Báo cáo tổng hợp công tác thu, chi
bảo hiểm xã hội các năm 2013.
[4]. Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long (2015), Báo cáo tổng hợp công tác thu, chi
bảo hiểm xã hội các năm 2014.
[5]. Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long (2016), Báo cáo tổng hợp công tác thu, chi
bảo hiểm xã hội các năm 2015.
[6]. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của
Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
[7]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học
Marketing, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Lưu Thị Thu Thủy (2011), “Nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế tự nguyện khu vực phí chính thức”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (2),
tr. 20-23.
[9]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội
[10]. Lưu Quang Tuấn (2009), “Mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội tự nguyện:
một số khuyến nghị và chính sách”, Tạp chí khoa học Lao động và Xã hội, (21),
tr. 9-10.
[11]. Bùi Sỹ Tuấn và cộng sự (2012), “Thực trạng và khuyến nghị thức hiện bảo hiểm
xã hội khu vực phí chính thức”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (01), tr. 24-28.
[12]. Nguyễn Tiến Phú (2004), Nghiên cứu xây dựng lộ trình tiến tới thực hiện bảo
hiểm xã hội cho mọi người lao động, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo hiểm xã
hội Việt Nam, Hà Nội.
-63-
[13]. Trần Quang Phương (2012), “Bảo hiểm xã hội một lần và vấn đề an sinh xã hội
– góc nhìn từ một tỉnh thuần nông”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (2), tr. 31-33.
[14]. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội Luật số: 71/2006/QH 11 Quốc hội ban
hành ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Tiếng anh
[15]. Ajzen, I., (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior
and Human Decision Process, (50), pp. 179-211.
[16]. H. Hayakawa, Fischbeck and B. Fischhoff (2000), “Automobile risk
perceptions and insurance-purchasing decisions in Japan and the United States”,
Journal of Risk Research 3 (1), pp. 51-67 (2000).
[17]. Lin liyue, Zhu Yu (2008), “Housing conditions of the floating population under
the double residential status and the factors affecting them a case study in Fujian
Province”, Population Research, (3), tr. 48-57.
[18]. Zhen, Wang (2007), “An Empirical Analysis on the Medical Insurance
Coverage of Rural-urban Migrant Workers and Its Causal Factors: Evidence
from the Survey in Five Chinese Cities J.”, Chinese Journal of Population
Science, (5), tr.60-71.
-64-