Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Pháp luật trong khám chữa bệnh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.26 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

PHÁP LUẬT
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI VIỆT NAM

HỒ TUẤN DŨNG
MSSV: 125272022

1|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Tp. HCM, 07/2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Ban Điều Phối Module và các thầy cô đã tham gia giảng dạy đã mang
đến cho em những bài học hữu ích về một khía cạnh khác trong y học, về những điều
mới mẻ em chưa được đề cập đến trong những bài giảng hay trong những giờ phút lâm
sàng trước đó. Những kiến thức về việc quản lý trong bệnh viện về các khía cạnh nhân
sự kinh tế điều phối hoạt động tổ chức… em sẽ xem nó như một sự bổ sung cho những
gì còn thiếu trong balo hành trang bước vào đời sau này của bản thân.

2|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM


Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Hình 2 27 năm mới học xong Bác Sĩ
Hình 3 Hình ảnh thường ngày tại bệnh viện ung bướu TP.Hồ Chí Minh
Hình 4-5 Cơ sở khám chữa bệnh sai phạm
Hình 6 Mổ nhầm chân ở bệnh viện Việt Đức
Hình 7 Bác sĩ trực cấp cứu bị hành hung
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện. Nó bao hàm hết mọi hoạt động từ hiến pháp, hành chính, tài
chính, ngân hàng, đất đai, dân sự, lao động… và trong lĩnh vực y học nói
riêng một ngành nghề mang tính xã hội cao, luật pháp khám bệnh chữa
bệnh đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ đối với người bệnh, người
khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh… giải quyết các vấn đề sai sót
chuyên môn kỹ thuật, khiếu nại tố cáo tranh chấp, để đảm bảo công tác
khám chữa bệnh được hiệu quả mang lại lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên thực trạng chung hiện nay cũng như trong mọi lĩnh vực khác
vấn đề phổ cập kiến thức về luật pháp để chủ thể nắm được quyền lời và
nghĩa vụ của mình hoàn toàn khó khăn do vấn đề đào tạo nghành nghề
không đề cập đến, người dân thiếu kiến thức cũng như tìm hiểu về luật
pháp do vậy đã xảy ra nhiều trường hợp xảy ra trong xã hội mà báo chí đã
đăng tin xoay quanh các vấn đề khám chữa bệnh, các cơ sở khám chữa
bệnh tư nhân làm trái pháp luật, khám chữa bệnh không giấy phép trái
thẩm quyền, dẫn đến việc khám chữa bệnh không hiệu quả gây mất lòng
tin người bệnh dẫn đến những sự việc hành hung người khám chữa
bệnh…
Vì vậy điều cần thiết là cần áp dụng luật pháp một cách nghiêm minh và

giúp mọi người tìm hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ bản thân mình có và
phải làm để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc. Công tác quan trọng
nhất đó là giáo dục và truyền thông, sau đó là rà soát quản lý lại những
quy định pháp luật tránh kẽ hở cho sự lơi dụng vào những mục đích cá
nhân không phù hợp với quy tắc chung.
3|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
Bài viết này của em đề cập đến vấn đề pháp luật trong khám chữa bệnh và
sự thiếu cập nhật kiến thức này trong đội ngũ khám chữa bệnh lẫn người
bệnh lẫn xã hội.

4|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

I.

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Nguồn gốc pháp luật
Cùng với sự hình thành nhà nước, pháp luật cũng được hình thành và nhà
nước sử dụng nó như là một công cụ để quản lý xã hội, bảo vệ địa vị và
quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Trong xã hội nguyên thuỷ, khi
chưa có nhà nước và pháp luật, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội

được điều chỉnh bằng các phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Các phong
tục, tập quán, tín điều tôn giáo được lấy làm chuẩn mực, những khuôn mẫu
ứng xử chung để tạo cho xã hội có được một trật tự, ổn định. Việc thực hiện
theo những khuôn mẫu ứng xử chung ấy được mọi người trong xã hội tự
giác thực hiện, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực chuyên nghiệp.
Những hành vi vi phạm các quy tắc chung trong một số trường hợp cũng bị
cưỡng chế, nhưng không phải là một bộ máy chuyên nghiệp mà là sự cưỡng
chế của tập thể xã hội, của cộng đồng với người vi phạm để duy trì và bảo
vệ trật tự chung trong xã hội.Khi xã hội đã có sự phân hoá thành các giai
tầng khác nhau và nhà nước xuất hiện, các phong tục, tập quán,tín điều tôn
giáo mang tính chất bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội không còn
phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị. Giai cấp
thống trị đã thông qua Nhà nước cho phép giữ lại và tiếp tục áp dụng một số
các quy tắc được lấy từ phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo. Như vậy, hệ
thống các quy tắc hình thành trên cơ sở kế thừa cũng như tạo ra mới, được
nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập một trật tự, ổn
định của xã hội. Hệ thống các quy tắc đó được gọi là pháp luật.

2. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước
đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu
tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn
định cho sự phát triển xã hội.

3. Đặc điểm pháp luật
Tính quy phạm phổ biến:
Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành
đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi ngừoi cứ
trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân.Thuộc tính này

được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: dự liệu tình huống điển hình,
xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật
bằng các điều khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật tương xứng.
5|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
-

Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật
cần đáp ứng những yêu cầu sau:
o Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật.
o Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của
Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp.
o Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật.
o Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.
o Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp. Lập quy.
Tính cưỡng chế nhà nước:
Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực
áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc
chung.
Nhà nước sử dụng các phương tiện khác nhau để thực hiện pháp luật:
phương pháp hành chính,, kinh tế, tổ chức tư tưởng, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các
biện pháp này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào

hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các
biện pháp khác không phát huy tác dụng.

Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động:
Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp
với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với
Hiến pháp.
Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp
với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với
Hiến pháp.

4. Chức năng pháp luật
Chức năng điều chỉnh pháp luật:
Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của
pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện
theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu
trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan
hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã
hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất
định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận
động khách quan của các quan hệ xã hội.
Chức năng bảo vệ:
Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều
chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các
quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ
phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con
6|Page



Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
người bị xử lý theo Luật hình sự, hnàh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải
bồi thường theo Luật dân sự.
Chức năng giáo dục:
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động
của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp
với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo
dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi
phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm
tội hình sự,…). Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra
định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện
ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp
luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho
đời sống xã hội có nhà nước.

5. Vai trò pháp luật
Phương tiện quản lý nhà nước: Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc
biệtcủa quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực
hiện quyền chính trị của mình vì vậy nhà nước cần ban hành pháp luật làm
công cụ để thực hiện quyền quản lý của mình.
Phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
trong xã hội.

II.


LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh vào ngày 23/11/2009.
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ
thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn
kỹ thuật, giải quyết khiếu nại,tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa
bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

7|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Hình 1 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

1. Quyền và nghĩa vụ của người bệnh
Quyền của người bệnh
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện
thực tế
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa
bệnh
Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh,

chữa bệnh
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành
niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Nghĩa vụ của người bệnh
Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

2. Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh và chữa bệnh
Phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp có giá
trị sử dụng trong cả nước
Quyền của người hành nghề
Quyền được hành nghề: được phép hành nghề trong phạm vi được cấp
phép.
8|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh: được quyền từ chối khám chữa
bệnh nếu tiên lượng vượt quá khả năng điều trị hoặc việc làm đó trái quy
định của pháp luật.
Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn: quyền được tham gia học
tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật y tế.
Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh: được pháp
luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về
chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến.
Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề: được trang bị đồ bảo hộ

khi hành nghề, trường hợp bị đe dọa tính mạng có quyền rời khỏi nơi hành
nghề và báo cáo lại với người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh.
Nghĩa vụ của người hành nghề
Nghĩa vụ đối với người bệnh: kịp thời cấp cứu, khám chữa bệnh, tôn trọng
bệnh nhân, đối xử bình đẳng với bệnh nhân, yêu cầu chi phí khám bệnh
theo quy định nhà nước
Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp: làm việc có trách nhiệm đúng chuyên môn
kỹ thuật, học tập cập nhật kiến thức thường xuyên.
Nghĩa vụ với đồng nghiệp: hợp tác, bảo vệ danh dự đồng nghiệp
Nghĩa vụ đối với xã hội: tham gia bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp

3. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh
Quyền của cơ sở khám bệnh chữa bệnh: được thực hiện các hoạt động
khám bệnh chữa bệnh theo quy định của luật pháp, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình. Được từ chối khám chữa
bệnh nếu tiên lượng vượt quá khả năng. Được thu các chi phí khám chữa
bệnh theo quy định.
Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh: Tổ chức việc cấp cứu, khám
bệnh, chữa bệnh kịp thời. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành
nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt
động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ
thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước
ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chấp hành quyết định huy
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên
tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

4. Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh
Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn
kỹ thuật: Người hành nghề được đáng giá có sai sót chuyên môn kỹ thuật

hay không sẽ được hội đồng chuyên môn suy xét theo quy định.
Thành lập hội đồng chuyên môn: Trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh
chấp về khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh thì
9|Page


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
thành lập hội đồng chuyên môn để xác định có hay không có sai sót chuyên
môn kỹ thuật.
Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi
xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh: Trường hợp xảy ra sai sót
chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh thì doanh nghiệp bảo
hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa
mua bảo hiểm theo quy thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo
quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
Hiện nay, y tế Việt Nam vẫn còn những khó khăn và thách thức lớn. Biểu
hiện đặc trưng là: Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ (cả Y tế dự phòng và Khám
chữa bệnh) đòi hỏi cao; song nguồn lực rất hạn hẹp. Phân tầng xã hội,
chênh lệch giàu nghèo
dãn rộng (theo vùng miền, nhóm dân cư); song đòi hỏi dịch vụ Y tế phải
công bằng, ưu tiên các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số, người nghèo.
Muốn quản lý và đưa vào khuôn khổ một hệ thống luật pháp khám chữa
bệnh nghiêm minh và quy chuẩn đòi hỏi trong việc các cơ quản quản lý và
thi hành cần theo dõi sát sao, tuy nhiên thực trạng hiện nay là sự quản lý
lỏng lẻo kèm những bất cấp đã được báo chí nêu ra gần đây.


10 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

1. Cấp chứng chỉ hành nghề

Hình 2 27 năm mới học xong Bác Sĩ
“Quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 26-62006 (quy chế 25) quy định: Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong
đào tạo được quyền tạm ngừng học tối đa không quá một năm cho toàn khóa
học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá 2
năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3
năm đến dưới 5 năm; không quá 3 năm cho toàn khóa học đối với các
chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.
Theo quy định thi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa năm 2015 của Trường ĐH Y
dược TP.HCM, ở các môn lý thuyết đối với sinh viên hệ chính quy được thi
tối đa sáu lần trong ba năm tiếp theo tính từ năm kết thúc khóa học. Nếu quá
ba năm mà vẫn không đủ tiêu chuẩn công nhận tốt nghiệp thì bị xóa tên.
11 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Điểm thi tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10, điểm đạt từ 5 trở lên.
Sinh viên không được công nhận tốt nghiệp sẽ được bảo lưu kết quả thi tốt
nghiệp trong ba năm tính từ năm kết thúc khóa học đối với sinh viên hệ chính
quy.”
Như vậy việc cấp chứng chỉ tốt nghiệp, chúng chỉ hành nghề hiện nay dựa

trên quy chế đào tạo đại học y khoa vẫn còn nhiều khúc mắc và vấn đề để dễ
dàng cấp chứng chỉ hành nghề y dẫn đến dư luận xấu và thiếu niềm tin của
người bệnh vào bác sĩ dẫn đến hậu quả mà hiện nay chúng ta vẫn thấy đó là
hình ảnh thiếu bệnh nhân của các trạm y tế phường xã hoặc các bệnh viện
tuyến huyện trong khi đó tại các bệnh viện tuyến trung ương lại quá tải bệnh
nhân.

Hình 3 Hình ảnh thường ngày tại bệnh viện ung bướu TP.Hồ Chí
Minh

12 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

2.

Sai phạm ở những cơ sở khám chữa bệnh

Hình 4-5 Cơ sở khám chữa bệnh sai phạm
Sự việc sai phạm hàng loạt tại các phòng khám tư trên các địa bàn TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội được bao chí đăng tin gần đây một phần do luật quản lý chưa
nghiêm dẫn đến việc các cơ sở khám chữa bệnh này xin giấy phép hoạt động
13 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
rất dễ dàng và khi hoạt động thì không ai quản lý dẫn đến sai phạm kéo dài và

người chịu thiệt thòi là người bệnh.
Trường hợp được nêu trên là tình trạng sai phạm của một phòng khám đông y
Trung Quốc khi cho phép các bác sĩ Trung Quốc không có giấy phép hành nghề
được thực hiện khám chữa bệnh tại đây và điều trị bằng các loại thuốc không có
trong danh mục được cấp phép theo quy định của bộ y tế.

3. Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh

Hình 6 Mổ nhầm chân ở bệnh viện Việt Đức
Sai sót gần đây nhất được báo chí đưa tin là vụ mổ nhầm chân của một ekip mổ tại
bệnh viện Việt Đức. Việc sai sót trong điều trị khám chữa bệnh là điều không tránh
khỏi tuy nhiên việc sai sót do ai, ai là người chịu trách nhiệm sẽ do hội đồng
chuyên môn xét duyệt và đánh giá. Tuy nhiên khi sự việc xảy ra thì dư luận vẫn
quy chụp vào sai phạm là do bác sĩ điều trị trong khi thực tế sai sót do nhiều
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan do hội đồng chuyên môn đánh giá dựa
trên cơ sở pháp luật.

14 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

4. Quyền được bảo vệ khi hành nghề

Hình 7 Bác sĩ trực cấp cứu bị hành hung
Những sự việc hành hung bác sĩ đang trong ca trực cấp cứu như thế này hay thậm
chí ngăn chặn bác sĩ đang trong giờ làm việc là hành vi trái pháp luật trong quy tắc
ứng xử của ngươi bệnh và người khám chữa bệnh có quyền được đảm bảo hành
nghề. Tuy nhiên hiện nay sự việc này vẫn đang diễn ra giống lên hồi chuông cảnh

báo về tình trạng bạo lực trong bệnh viện.
Một phần nguyên nhân do tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương dẫn
đến thời gian dành cho việc khám chữa bệnh ở mỗi bệnh nhân không thể hoàn toàn
đầy đủ và kéo dài theo như quy định được dẫn đến việc người bệnh xem như đó là
sự thờ ơ thiếu quan tâm của bác sĩ và để xảy ra những sự việc đáng tiếc như trên.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua những sự việc đã được nêu ra ta thấy được một phần thực trạng chung hiện nay
về những sai phạm pháp luật trong việc khám chữa bệnh khá phổ biến và rơi vào cả
nhiều chủ thể từ người khám chữa bệnh, người bệnh đến việc các cơ sở khám chữa
bệnh lớn đều có. Ngoài việc xảy ra do sự thiếu hiểu biết và không chấp hành luật
của những chủ thể này thì việc quản lý lỏng lẽo không có biện

15 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
pháp chế tài quản lý hiệu quả dẫn đến sự việc xem nhẹ pháp luật và không tuân thủ
chưa kể đến những kẻ hở trong bộ luật hiện nay tạo cơ hội cho nhiều cá nhân lợi
dụng để lách luật.

2. Kiến nghị
Việc luật hay những quy định trong việc cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo cần rà
soát và bổ sung chặt chẽ hơn, việc đào tạo ra lực lượng khám chữa bệnh kế cận cần
chú trọng về chất lượng được ưu tiên trước thay vì chạy theo số lượng nhu cầu xã
hội hiện nay, do vậy những cơ sở cần phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất giấy phép
theo quy chuẩn mới được cấp phép đào tạo hay hành nghề khám chữa bệnh. Tuy
nhiên các cơ quan quản lý cũng cần rà soát và kiểm tra thường xuyên để tránh sai

phạm xảy ra trong quá trình làm việc tại đây.
Người khám chữa bệnh ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn ra cần trang bị
cho mình kiến thức về pháp luật trong hành nghề, những hiểu biết về quyền lợi và
nghĩa vụ từ đó có những ứng xử phù hợp khi giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp
trong công việc cũng như những thủ tục pháp lý để có hướng xử trí giải quyết phù
hợp khi có những sự việc sai phạm xảy ra trong công tác khám chữa bệnh tiếp xúc
với người bệnh.
Đối với người bệnh, điều họ mong muốn vẫn là đáp ứng điều kiện y tế với chất
lượng tốt và giá cả phù hợp. Điều này không thể giải quyết một sớm một chiều
trong điều kiện y tế Việt Nam hiện nay nên điều cần thiết là truyền thông cho người
bệnh hiểu biết về công việc của người khám chữa bệnh, cần sự thấu hiểu và hợp tác
hơn từ người bệnh tỏng công tác khám và điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

16 | P a g e


Khoa Y – ĐHQG-HCM
Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] TS. Lê Minh Toàn Pháp luật đại cương, nhà xuất bản chính trị quốc gia.
[2] TS. Nguyễn Hợp Toàn (2011) Giáo trình pháp luật đại cương, nhà xuất
bản đại học Kinh Tế Quốc Dân.
[3] Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội : Luật khám chữa bệnh.
Hình ảnh và các tin tức lấy từ các trang:
/> /> /> /> /> />
17 | P a g e




×