Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Quản lý rủi ro và an toàn người bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 35 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN VÀ
KINH TẾ Y TẾ

QUẢN LÝ RỦI RO VÀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH
NGUYỄN THỊ THU THỦY
MSSV: 125272101

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong
bộ môn Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Các thầy, các cô
không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong nước và
quốc tế mà còn giúp chúng em hiểu biết cũng như nhận thức đúng dắn hơn về các vấn đề
nổi cộm trong vấn đề Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại
chỉ về chuyên môn, các thầy, các cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với
chúng em, để chúng em sống và học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên


nền tảng ấy. Chúng em như được tiếp thêm động lực, hiểu rõ hơn về con đường cũng như
ngành mình đang học.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng,
người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời gian, công
sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn
đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời hành nghề y.
Không chỉ vậy, mỗi bài học là một bài chia sẻ những trải nghiệm của thầy với ngành y,
nghề y, khiến mỗi bài học thật nhẹ nhàng và dễ hiểu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần gũi
hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ
những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông mà
chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục đích
cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa còn hạn chế, chắc chắn
khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này. Kính mong nhận
được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô.
Trân trọng.
TP HCM, 01 tháng 08 năm 2017
SV NGUYỄN THỊ THU THỦY

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT

Trong module Quản lý bệnh viện và kinh tế y tế, nhiều vấn đề đã được đặt ra, trong
đó, hầu hết là các vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế. Trong số đó vấn đề để lại
cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc nhất là vấn đề “Rủi ro trong y tế”. Bởi đây là vấn đề
rất thường gặp trong cuộc đời hành nghề y mà không phải ai cũng hiểu hiểu và thông cảm
cho các nhân viên y tế này. Đã làm trong ngành y thì khó tránh khỏi việc “chạm mặt” với
các rủi ro này. Hơn nữa, hiện nay, vấn đề đề này đang ngày càng nóng hổi và làm cho
nhiều người bác sĩ dù giỏi cũng không thể không lo lắng.
Trong giới hạn bài viết này, em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề đang diễn ra
dưới góc nhìn còn non trẻ của mình bằng những dẫn chứng, phân tích, tìm cách lý giải
vấn đề để hiểu, nhận thức rủi ro. Nếu có những yếu tố có thể can thiệp, em xin nêu ra
cách khắc phục cũng như giải pháp cho các vấn đề đưa ra cũng như các phương pháp hạn
chế rủi ro.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt


ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Rủi ro và quản lý rủi ro
2.2/ Phân loại sự cố y khoa

2

4

2.3/ Hậu quả của sự cố y khoa

5

2.4/ Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa

6

2.5/ Giải pháp

8

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG

9

3.1/ Thực trạng chung

9

3.2/ Thế giới

9

3.3/ Việt Nam
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10

14

4.1/ Kết luận

14

4.2/ Kiến nghị

14

Tài liệu tham khảo

17

Phụ lục: Điều 7, Thông tư số 19/2013/TT-BYT

18

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03

Hình ảnh 04
Hình ảnh 05

Hình ảnh về định luật Murphy
Kết quả tìm kiếm qua website
/>Kết quả tìm kiếm qua website
/>Kết
quả
tìm
kiếm
qua
website
/>Kết quả tìm kiếm qua website />
5

Trang
3
11
11
13
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng
Bảng 01

Bảng 02
Bảng 03

Phân loaị sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
Danh mục các sự cố y khoa nghiêm
trọng phải được báo cáo
Tổng hợp sự cố y khoa tại các nước phát triển

6

Trang
4
4, 5
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
CBYT: Cán bộ y tế.
NB: Người bệnh.
BYT: Bộ Y tế.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Ngày nay, những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị đã việc điều trị
thành công hơn, giúp mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhiều người và nhiều gia đình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là
đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh. Các chuyên
gia y tế đã nhận ra một thực tế là bệnh viện thực ra không hẳn là một nơi an toàn cho
bệnh nhân như mong muốn và mâu thuẫn cho chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe
và tính mạng của con người.
Gần đây, ở Việt Nam, một số sự cố y khoa không mong muốn xảy ra đang nhận
được sự quan tâm, theo dõi của toàn xã hội với ngành y tế. Khi sự cố y khoa không
mong muốn xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân, phải gánh
chịu hậu quả không mong muốn gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài chính, tai nạn
chồng lên tai nạn. Không chỉ có bệnh nhân mà nhân viên y tế liên quan trực tiếp tới
điều này cũng trở thành nạn nhân trước những áp lực dư luận xã hội và cũng cần được
hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Rủi ro và quản lý rủi ro
a. Rủi ro là gì?
Rủi ro là khả năng (xác suất) xảy ra sự cố không mong muốn.
Sự cố không mong muốn- Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử dụng thuật
ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai sót chuyên môn, sai
lầm y khoa” dễ gây hiểu lầm về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế, không phải
sự cố y khoa nào cũng do cán bộ y tế.
-


-

Theo WHO: sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác
biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng
trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và
không thể phòng ngừa.
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn gây hại
cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y
khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí:
o Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng.
o Các tình trạng/ vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện.
o Sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong
bảng 4: Phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I, bao gồm kéo dài
ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết
người.

Bảng 1: sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển:
Bảng 2: sự cố y khoa trong phẫu thuật tại bang Minnesota- Mỹ:
Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu
thuật. Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4- 0,8% và
các biến chứng do phẫu thuật từ 3- 16%. Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc, gần
50% các sự cố y khoa không liên quan đến người bệnh có phẫu thuật.
Bảng 3: Nhiễm trùng bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam:
Các nghiên cứu của các bệnh viện về nhiễm khuẩn bệnh viện được báo cáo trong
hội nghị, hội thảo về KSNK cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 4,5- 8% người
bệnh nội trú.
b. Định luật Murphy:
Nội dung định luật Murphy hay định luật bánh bơ: nếu có hai hay nhiều trường
hợp có thể xảy ra, trường hợp có hậu quả xấu sẽ xuất hiện.
9



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Những nguyên tắc căn bản của nó:
Thấy thì dễ mà không phải vậy.
Việc gì cũng phải mất thời gian nhiều hơn ta nghĩ.
Việc gì có thể sai thì sẽ sai.
Nếu một số việc có khả năng sai thì việc nào gây thiệt hại nhiều nhất sẽ là điều sai.
Nếu đơn giản một việc nào đó không thể sai thì nó vẫn sẽ sai.
Nếu bạn nhận thức rằng diễn tiến một sự việc có 4 hướng có thể sai và mãi loay
hoay quanh đó thì sẽ đột xuất phát sinh ra một hướng thứ năm.
7) Buông thả một sự việc thì kết quả sẽ từ xấu tới tồi tệ.
8) Nếu bạn thấy một sự việc dường như đều tốt đẹp thì dường như bạn đã coi thường
một điều gì đó.
9) Thiên nhiên lúc nào cũng đứng về phía “cái xấu” tiềm ẩn.
10) Không có việc gì tránh khỏi lỗi lầm, vì kẻ gạt gẫm rất tinh khôn.
11) Khi muốn khởi công làm một việc thì phải hoàn tất một việc khác trước đã.
12) Mỗi giải pháp đều phát sinh ra những vấn đề mới.
Định luật Murphy giúp ta cảnh giác và có ý thức đề phòng những rủi ro có thể xảy
ra.
1)
2)
3)
4)
5)
6)

10



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
c. Quản lý rủi ro:
Các bước quản lý rủi ro:
-

Xác định rủi ro.
Xác định chiến lược đối phó rủi ro: từ bỏ, chuyển giao, chấp nhận.
Hoạch định, giám sát, đáp ứng.

2.2/ Phân loại sự cố y khoa:
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau.
a. Theo mức độ nguy cơ đối với ngưới bệnh

Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo mức độ nguy
hại của người bệnh, theo tính chất nghiêm trọng của sự cố làm cơ sở đo lường và đánh giá
mức độ nguy hại cho người bệnh.
Bảng 1. Phân loaị sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
Mức độ
A
B
C
D
E
F
G
H
I


Mô tả
Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi sai sót
Sự cố đã xảy ra nhưng chưa trên NB
Sự cố xảy ra trên người bệnh nhưng không gây hại
Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi
Sự cố đã xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm
thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn
Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc
kéo dài ngày nằm viện
Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn
Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống NB
Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong

Mức độ nguy hại
Không nguy hại cho
bệnh nhân

Nguy hại cho người
bệnh

Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and Expended
Index for categorizing Errors, June 12, 2001.
b. Theo báo cáo bắt buộc

Bảng 2. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải được báo cáo
1, Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật

- Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh
- Phẫu thuật nhầm người bệnh

- Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh
- Sót gạc dụng cụ
- Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy
2, Sự cố do môi trường

- Bị shock do điện giật
- Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

- Cháy nổ ôxy, bình ga, hóa chất độc hại.
3, Sự cố liên quan tới chăm sóc

- Dùng nhầm thuốc ( sự cố liên quan 5 đúng)
- Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu
- Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ có nguy cơ thấp
- Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện
- Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện
- Thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng
- Không chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dẫn đến xử lý không kịp thời
- Hạ đường huyết
- Vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu
- Tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống
4, Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh

- Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện
- Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế

- Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại
5, Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị

- Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học
- Sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc
- Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí
6, Sự cố liên quan tới tội phạm

- Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm
- Bắt cóc người bệnh
- Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế
Nguồn: NQF, Serious Reportable Event in Health Care 2006 update.
c. Theo đặc điểm chuyên môn

Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm
sự cố gồm:
1) Nhầm tên người bệnh
2) Thông tin bàn giao không đầy đủ
3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao
5) Nhiễm trùng bệnh viện
6) Người bệnh ngã
2.3/ Hậu quả của sự cố y khoa

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng

ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh
hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ.
Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng chi phí bình
quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 US$ và tăng 1,9 ngày điều
trị/người bệnh20. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ chi phí tăng $2595 và
thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh20.
Ở Australia hàng năm: 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng 8% ngày điều trị
(thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử vong, 17000 tàn tật vĩnh viễn và
280000 người bệnh mất khả năng tạm thời16,17,20. 15
Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh viện
Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ bảng. Bộ Y tế Anh
đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 và
ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết.
Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm. Con số kiện
tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh
vực bệnh viện11.
Tại Nhật Bản, theo số liệu của tòa án, bình quân mỗi ngày người dân kiện và đưa bệnh
viện ra tòa từ 2-3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cố y khoa tại Nhật Bản trung bình 2
năm/vụ khiếu kiện18.
2.4/ Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa.
a. Yếu tố con người
Sai sót không chủ định
- Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy (bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án,
điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh..). Các sai lầm này không liên quan tới
kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà thường liên quan tới các thói quen công việc
- Do quên ( bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán, điều dưỡng viên
quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm,..)
- Do tình cảnh của người hành nghề ( mệt mỏi, ốm đau, tâm lý,..)
- Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng các quy định chuyên môn
không phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cố y khoa không mong muốn xảy

ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm nhất và đang trong lúc thực hiện công việc
chuyên môn có trách nhiệm với người bệnh.
Sai sót chuyên môn
- Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
b. Đặc điểm chuyên môn y tế bất định
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi
- Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất
- Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn đến rủi ro và biến chứng bất
khả kháng
- Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản vệ, phản ứng v.v,..
c. Môi trường làm việc nhiều áp lực
- Môi trường vật lý ( tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích..)
- Môi trường công việc ( quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện..); Môi trường tâm lý
(tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng…)
d. Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa bệnh
- Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể làm
gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản làm tăng lạm dụng dịch vụ
y tế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá phức tạp, ngắt quãng, nhiều
đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt.
- Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm chăm sóc người bệnh 24 giờ/24
giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc chăm sóc, theo dõi người bệnh
chưa bảo đảm liên tục.
- Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên

- Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan.

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

YẾU TỐ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Chính sách, cơ chế vận hành, tổ chức cung cấp dịch vụ bố trí nguồn lực, đào tạo nhân viên và kiểm tra, giám sát

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NƠI LÀM VIỆC
Môi trường vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, nơi làm việc, áp lực tâm lý)

YẾU TỐ CHUYÊN MÔN
Bệnh bất định, xác suất, dùng thuốc, phẫu thuật, thủ thuật dễ gây phản ứng

YẾU TỐ NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Kiến thức, kinh nghiềm, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe, tâm lý...

SỰ CỐ XẢY RA

Sơ đồ mô tả các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa
2.5/ Giải pháp
-

Thành lập Ủy ban quốc gia về chất lượng chăm sóc y tế và an toàn người bệnh.
Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và báo cáo tự nguyện.
Cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế.
Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh - tập trung giải quyết lỗi hệ thống.

Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp theo Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn người bệnh

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Thực trạng chung
Sự cố y khoa bao gồm cả những sai sót chủ quan và có cả các nguyên nhân khách quan
do bản chất Khám và điều trị là một khoa học dự đoán với mức độ chính xác không thể
tuyệt đối. Tuy nhiên, với những hiểu biết không đầy đủ và tâm lý bức xúc thiếu kiểm
soát đã ảnh hưởng đến uy tín của Ngành Y, của các bệnh viện, cơ sở y tế. Những hành
vi bạo lực với cán bộ y tế khi xảy ra sự cố y khoa ở các cơ sở y tế trong thời gian gần
đây ở Việt Nam là không thể chấp nhận và cần phải nghiêm trị.
Bên cạnh đó không thể không nhắc những cán bộ y tế liên quan đến sự cố y khoa.
Trong các thuật ngữ y khoa, họ được nhắc đến như là một nạn nhân liên đới. Hãy thử
tưởng tượng, khi chúng ta lái xe trên đường và gây tai nạn chết người, dù chúng ta đi
đúng luật thì tâm lý bạn cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề, và người thày thuốc hay cán bộ
y tế cũng vậy. Nghiên cứu của WHO chỉ ra các trạng thái tâm lý mà người thày thuốc
liên quan đến sự cố y khoa trải qua như xấu hổ, cảm thấy nhục nhã, sợ hãi, hoảng loạn,
cảm giác tội lỗi, giận dữ và tự nghi ngờ bản thân. Những ảnh hưởng đó sẽ tiếp tục ảnh
hưởng bởi các tác động dài hạn và là nguy cơ tăng các sai sót trong nghề nghiệp do sự
mất tự tin của cán bộ y tế trong hành nghề.
Một điểm quan trọng là tử vong từ sự cố y khoa có thể gây ra từ lỗi của cá nhân người
Thày thuốc, tuy nhiên các số liệu thống kê cho thấy ở các trường hợp tử vong nguyên
nhân từ cá nhân chỉ chiếm 30%, phần lớn nguyên nhân (70%) các sự cố y khoa đến từ
lỗi hệ thống.
Đầu tiên, các lỗi từ cá nhân của người Thày thuốc có liên quan chặt chẽ đến năng lực

chuyên môn và tính cẩn trọng trong công việc. Nghề nghiệp nào cũng cần sự cẩn trọng,
tuy nhiên trong nghề y thì sự cẩn trọng không chỉ được coi là cần thiết mà còn được coi
là tối quan trọng, bởi lẽ nghề y là nghề nghiệp đặc biệt, liên quan mật thiết đến sức
khoẻ và sự sống chết của con người. Tuân thủ các qui định, qui tắc, hướng dẫn là điều
kiện tiên quyết trong bất cứ phương pháp điều trị nào, từ việc ghi đơn, tiêm thuốc, làm
các thủ thuật hay sử dụng máy móc trang thiết bị... Sự tắc trách hay bỏ bớt, làm tắt các
qui trình có thể may mắn “thoát nạn” ở một vài trường hợp. Nhưng nếu sự cố vì thế mà
xảy ra thì có thể sẽ gây nên các hậu quả nghiêm trọng không thể sửa chữa sau này.
3.2/ Thế giới
Bảng 3. Tổng hợp sự cố y khoa tại các nước phát triển

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

/>Các nghiên cứu về tần suất sự cố y khoa của các quốc gia tiên phong đã bắt đầu từ những
năm 2000s, các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp hồi cứu trên bệnh án và giống nhau
về tiêu chí đánh giá cho thấy tần suất sự cố y khoa từ 3,7% -16,6% người bệnh nhập viện.
Các nghiên cứu so sánh áp dụng cùng phương pháp của Mỹ và của Úc cho thấy tần suất
sự cố y khoa trong khoảng từ 5,4% – 10,6%. Viện nghiên cứu y học Mỹ hồi cứu 30.195
bệnh án đã công bố tỷ lệ người bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa là 3,7% 10. Các chuyên
gia y tế Mỹ ước tính ít nhất có 44.000 – 98.000 người bệnh tử vong trong các bệnh viện
của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa. Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện
của Mỹ cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, Ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS là ba
vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay.
Nghiên cứu về chất lượng chăm sóc y tế của Úc (1994) do Bộ Y tế và dịch vụ con người
tiến hành (1994) đã công bố tần suất sự cố y khoa đối với các bệnh nhân nhập viện tại các
bệnh

viện
của
Úc

16,6%.
Nghiên cứu sự cố y khoa trong các bệnh viện Anh Quốc ghi nhận tần suất người bệnh gặp
sự cố y khoa chiếm 10,8% người bệnh nhập viện và một nửa sự cố có thể phòng ngừa.
Nghiên cứu về tần suất sự cố y khoa tại các bệnh viện Canada báo cáo tần suất sự cố y
khoa 7,5% người bệnh nhập viện, 36,9% sự cố có thể phòng ngừa. Hàng năm Canada có
2,5 triệu người bệnh nhập viện và ước tính có 185.000 người bệnh gặp sự cố y khoa.
Nghiên cứu về sự cố y khoa tại Đan Mạch (1998) báo cáo tần suất sự cố y khoa 9% đối
với người bệnh nhập viện, 40% sự cố có thể phòng ngừa.
3.3/ Việt Nam
Có những rủi ro y khoa là do bác sĩ:
17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

/>
/>
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

/>Trên đây là hình ảnh một vài trong những bài báo nói về sự bất cẩn, sai sót chuyên môn
của bác sĩ trong khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Dù rủi ro là không ai muốn cả tuy

nhiên nó vẫn xảy ra, có thể là do sự chủ quan, áp lực công việc do quá tải, …
Bên cạnh đó vẫn có những rủi ro không thể lường trước được, không phải do bác sĩ gây
ra:

/>19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tất cả họ, những người bác sĩ chỉ có một mong muốn cuối cùng là làm những điều tốt đẹp
nhất cho bệnh nhân của mình cũng như đem lại sức khỏe cho họ. Sau những tai biến này
đều mang bên mình vết nhơ, niềm chua sót, cũng như các hệ lụy khác đi kèm. Họ có thể
mãi mãi không thể quay laị ngành y (như bác sĩ Cát Tường) hoặc danh tiếng của họ, của
bệnh viện, cả ngành y bị sụt giảm, thật đáng buồn!

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Y văn đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả những rủi ro trong thực hành y
khoa như: bệnh do thầy thuốc gây nên (Iatrogenics), sai sót y khoa (Medical Error), tai
biến y khoa (Medical Complication), an toàn người bệnh (Patient Safety-AEs) và hiện
nay thuật ngữ sự cố y khoa không mong muốn (Medical Adverse Events) được sử dụng
ngày càng phổ biến.
Luật khám bệnh, chữa bệnh định nghĩa Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là
hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ

thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh.
Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định sai sót chuyên môn khi người hành nghề vi
phạm một trong những nội dung sau: Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị
người bệnh, vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp và
xâm phạm quyền của người bệnh.
Theo định nghĩa của WHO: Sự cố y khoa không mong muốn là tổn thương làm
cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện hoặc
chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh (health care management) hơn
là do biến chứng bệnh của người bệnh. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và không thể
phòng ngừa[23][25].
Tiêu chí xác định sự cố y khoa được sử dụng trong các nghiên cứu của Mỹ và các
nước gồm: (1) Sự cố nằm trong danh mục các sự cố nghiêm trọng phải báo cáo theo
quy định của Mỹ như mô tả tại Phụ lục số 1; (2) Sự cố trong danh mục bị từ chối trả
chi phí ở mức cao; (3) Sự cố dẫn đến 1 trong 4 mức độ nghiêm trọng là: Kéo dài ngày
nằm viện, người bệnh bị tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu hoặc chết.
Ở nước ta, sự cố y khoa xảy ra gần đây gây sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội
đối với ngành y tế. Áp lực mà các bệnh viện và người hành nghề đang phải đối mặt là
một số người nhà người bệnh và nhóm người có toan tính lợi dụng sự cố y khoa để: (a)
Gây rối loạn trật tự xã hội (BV Nam Căn); ( b) Lợi dụng gây áp lực bồi thường tài
chính (BVĐK Thành phố Vinh, BV Thiệu Hóa); (c) Gây ảnh hưởng tới uy tín, sức
khỏe, tính mạng người hành nghề! Trong thực tế, khi có sự cố y khoa không mong
muốn xảy ra không chỉ có người bệnh, gia đình người bệnh trở thành nạn nhân mà các
cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa cũng là nạn nhân và cũng cần được hỗ
trợ về tâm lý.
4.2/ Kiến nghị:
a, Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về ATNB
Sự cố y khoa cần được xem xét như một vấn đề y tế công cộng (public health
issue) vì những lý do sau đây: (1) Sự cố y khoa mang tính toàn cầu, vượt ra tầm điều
21



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chỉnh các sai sót mang tính cá nhân người hành nghề, xảy ra mọi lúc, mọi nơi, tại mọi
cơ sở y tế, có quy mô rộng (cá nhân, tổ chức, quốc gia và quốc tế); (2) Sự cố y khoa có
tần suất cao (3,7% – 10,6% người bệnh nhập viện, hậu quả sự cố y khoa rất nghiêm
trọng trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả điều trị, tính mạng người bệnh, uy tín, sự an toàn
và an ninh của mọi cơ sở y tế; (3) Việc khắc phục và làm giảm sự cố y khoa là một
công việc khó khăn, lâu dài và đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ hệ thống, kể cả sự tham
gia của người bệnh và cộng đồng. Mọi nỗ lực của hệ thống y tế chỉ có thể làm giảm
nhẹ sự cố y khoa mà không có thể phòng ngừa được mọi sự cố y khoa; (4) Cần có sự
phối hợp giữa các ngành nghề trong lĩnh vực y tế và ngoài y tế, đặc biệt là các cơ quan
báo chí, truyền thông trong việc cung cấp thông tin để tăng cường nhận thức của cộng
đồng và người hành nghề về an toàn người bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới đã có Nghị
quyết số WHA55.18 kêu gọi các quốc gia thành viên giành sự quan tâm cao nhất có thể
để cải thiện sự an toàn người bệnh. Đồng thời, yêu cầu Giám đốc của Tổ chức Y tế thế
giới đưa ra các hướng dẫn, các chuẩn toàn cầu về an toàn người bệnh, hỗ trợ thiết lập
các hệ thống đo lường, báo cáo sự cố y khoa và thực hiện những giải pháp để làm giảm
rui ro cho người bệnh[24].
b, Xem xét thành lập các tổ chức ATNB
Các quốc gia tiên phong như Mỹ, Úc, Anh, Canada, New Zealand từ thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI đã thành lập các tổ chức chuyên trách để tư vấn, giám sát, đánh giá
ATNB như: Ủy ban quốc gia về chất lượng y tế và an toàn người bệnh (Mỹ, Úc,
Malaysia ); Viện nghiên cứu quốc gia an toàn người bệnh (Mỹ, Canada); Hiệp hội an
toàn người bệnh (Úc); Cơ quan an toàn người bệnh quốc gia (Anh quốc, Mỹ); Liên
minh an toàn người bệnh Đức (German Coalition for Patient Safety) v.v. Các tổ chức
trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, tư vấn, điều phối các nỗ lực về
ATNB.
c, Triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc
Hiện nay, những sự cố y khoa đã biết chỉ là phần nổi của tảng băng do đó việc thiết

lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa là cấp thiết để đánh giá hiện trạng và theo dõi xu
hướng. Hệ thống báo cáo sự cố y khoa bao gồm các thành tố sau: (1) Văn bản hướng
dẫn báo cáo sự cố y khoa và quy định sử dụng thông tin về sự cố y khoa; (2) Ban hành
danh mục các sự cố y khoa phải báo cáo bắt buộc bất cứ khi nào về Bộ Y tế; (3) Chuẩn
hóa khung Báo cáo sự cố y khoa và báo cáo đánh giá định kỳ về các sự cố y khoa, phân
tích nguyên nhân gốc và các giải pháp khắc phục. Từng bước minh bạch thông tin về
sự cố y khoa thể hiện sự tôn trọng của các hệ thống y tế đối với người bệnh và thể hiện
trách nhiệm của các cấp của hệ thống y tế khi sự cố xảy ra. Kinh nghiệm một số nước
tiên phong, việc công khai minh bạch thông tin về sự cố y khoa làm giảm áp lực của
cộng đồng đối với ngành y tế và ngành y tế nhận được sự thông cảm, chia sẻ của người
bệnh và cộng đồng về tính chất phức tạp và đa dạng của sự cố y khoa.
d, Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Việc triển khai bảo hiểm nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ người hành nghề, bảo vệ cơ
sở y tế. Khi sự cố y khoa xảy ra, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết bồi
thường cho người bệnh và sẽ có tác động làm tăng niềm tin của người bệnh và gia đình
người bệnh về khả năng đền bù khi có sự cố xảy ra và từ đó sẽ giảm bớt gây căng
thẳng cho thầy thuốc và cơ sở y tế.
e, Cải thiện môi trường làm việc và văn hóa an toàn người bệnh
Bảo đảm nhân lực đáp ứng yêu cầu bệnh viện hoạt động liên tục 24 giờ/ngày và 7
ngày/tuần. Rà soát lại các thường quy làm việc (khám bệnh, kê đơn, phát thuốc, bàn
giao ca kíp…) phát hiện các khoảng trống có nguy cơ tiềm tàng tới sự ATNB để chủ
động khắc phục, rà soát và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, khắc phục lỗi hệ
thống và tăng cường giáo dục, kiểm tra sự tuân thủ của người hành nghề, tăng cường
chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của người bệnh lên trên các lợi ích của cá nhân trong

khi hành nghề.
f, Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người hành nghề.
Giảm thiểu các sai sót sự cố y khoa liên quan tới việc xác định sai tên người bệnh;
thông tin không đầy đủ giữa các cán bộ y tế; sai sót trong dùng thuốc; sai sót trong
phẫu thuật, thủ thuật; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; sử dụng trang thiết
bị y tế.

23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phương L.T. Quản Lý rủi ro. pptx
[2] PGS Lương Ngọc Khuê, ThS. Phạm Đức Mục (2014). Tài liệu đào tạo liên tục.
Nhà xuất bản đại học y Hà Nội.
[3] WHO (2011). Hướng dẫn chương trình giảng dạy về an toàn bệnh nhân: ấn bản đa
ngành.
[4] Tường Lâm (27/10/2015). Rủi ro trong y khoa, càng dấu càng... sai. Sài Gòn giải
phóng online.
Truy cập ngày 08/8/2017 từ />[5] Trung Kiên (30/11/2013). Bị tai biến y khoa: người bệnh “khổ đơn, khổ kép”!. Báo
mới.
Truy cập ngày 08/8/2017 từ />[6] Minh Khang (28/7/2017). Bất an với tai biến y khoa.
Truy cập ngày 08/8/2017 từ />[7] Vụ tai biến chạy thận 8 người chết ở Hòa Bình. Vnexpress.net.
Truy cập ngày 08/8/2017 từ />
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

PHỤ LỤC: THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO
ĐỘNG
BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 19/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO
ĐỘNG
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe
người lao động.
Chương I
QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;

25


×