1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên. Bệnh có
thể gây tổn thương ở da - niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan của cơ thể mà chủ
yếu ở cơ, xương, khớp, tim mạch và thần kinh. Nếu không được điều trị bệnh tiến
triển trong nhiều năm với 3 thời kỳ (giang mai I, giang mai II, giang mai III), xen
kẽ giữa các thời kỳ này là giang mai không triệu chứng hay còn gọi là giang mai
kín. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và có thể lây truyền qua đường
máu, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh có thể gây hậu quả trầm trọng như giang
mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh [1], [2], [5], [9].
Trong những năm gần đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới,
việc phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục lại càng trở nên
cấp bách hơn vì giữa STIs và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với nhau. HIV
lây truyền từ người này sang người khác dễ dàng hơn nếu như một trong hai
người hoặc cả hai bị mắc STI, đặc biệt là giang mai, hạ cam, herpes sinh dục,
nhiễm chlamydia, lậu và trùng roi. Các nhiễm khuẩn này làm tăng nguy cơ lây
truyền HIV từ 2 - 9 lần khi bị phơi nhiễm [3], [29], [46].
Hải Phòng – một trong 5 thành phố lớn của cả nước, là trung tâm công
nghiệp, cảng biển lớn nhất miền Bắc, cửa ngõ giao thương của thành phố không
những với các tỉnh thành trong nước mà còn với các quốc gia khác, đồng thời
cũng là điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như quần đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dáu Resort, khu du lịch suối nước nóng
Tiên Lãng, …nên thu hút rất nhiều du khách trong nước cũng như nước ngoài.
Chính vì vậy nên khả năng bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục nói chung có tỷ lệ mắc bệnh là khá cao.
Trung tâm Da liễu Hải Phòng trong nhiều năm qua đã tiến hành khám
bệnh, điều trị cho hàng nghìn trường hợp mắc bệnh LTQĐTD trong đó có bệnh
2
giang mai. Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Da liễu Hải Phòng qua các năm
từ 2010 đến 6/2017 thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh giang mai có xu hướng gia
tăng. Trong 3 năm trở lại đây thì số lượng bệnh nhân được phát hiện bệnh
giang mai tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2014 phát hiện 55 trường hợp mắc
bệnh giang mai. Năm 2015 phát hiện 64 trường hợp mắc bệnh giang mai. Năm
2016, phát hiện 47 trường hợp mắc bệnh giang mai. Năm 2017 qua 6 tháng đầu năm
phát hiện 21 trường hợp mắc bệnh giang mai. [4].
Giang mai là một trong những bệnh hoa liễu “cổ điển”, có tỷ lệ bệnh,
yếu tố nguy cơ thay đổi theo xã hội, vậy hiện nay bệnh có biểu hiện lâm sàng
đặc biệt như thế nào và các yếu tố liên quan đến bệnh giang mai gồm những
gì? Để làm sáng tỏ câu hỏi này và từ đó giúp cho các bác sĩ da liễu nâng cao
trình độ phát hiện, điều trị, tư vấn về giang mai cho bệnh nhân đồng thời lập
kế hoạch tư vấn, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của bệnh giang mai
nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như giảm tỷ lệ lây nhiễm cho cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tình
hình, đặc điểm lâm sàng bệnh giang mai và một số yếu tố liên quan tại Trung
tâm Da liễu Hải Phòng”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tình hình, đặc điểm lâm sàng bệnh giang mai tại Trung tâm
Da liễu Hải Phòng từ 1/2015 – 6/2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan của bệnh giang mai và các nhiễm
trùng lây truyền qua đường tình dục khác tại Trung tâm Da liễu Hải
Phòng từ 1/2015 – 6/2017.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
1.1.1.
-
Đại cương
Lịch sử bệnhgiang mai
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do
xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên [1], [5].
-
Nguồn gốc của bệnh giang mai là một câu hỏi lớn mà lịch sử y học đã tìm hiểu
gần 500 năm nay. Một sự kiện rõ ràng là trong những năm cuối của thế kỷ XV là
dịch giang mai đã lan tràn khắp Châu Âu và giết chết nhiều người. Khi đó bệnh
được đặt tên là Great Pox để phân biệt với bệnh đậu mùa (Small Pox). Bệnh
được mang tên một nhân vật trong một bài thơ rất nổi tiếng của Jerome
Fracastoro năm 1530 là một anh chàng chăn cừu tên Syphilis [6], [1].
-
Sự xuất hiện đột ngột của dịch làm cho nhiều nhà quan sát nhận định đây là
bệnh mới do đoàn thám hiểm của Colombus mang về châu Âu từ tân lục địa
Châu Mỹ vào năm 1493 [1].
-
Sự thực bệnh giang mai có từ thời thượng cổ vì trong tài liệu của Trung Quốc,
Ấn Độ, Hy Lạp người ta đã mô tả những thương tổn ở xương giống hệt bệnh
giang mai [1].
-
Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào cũng chưa xác định rõ. Có
thuyết cho rằng bệnh có từ lúc lính của vua Gia Long viễn chinh sang Xiêm
La (Thái Lan) mang bệnh về vào thế kỷ XVIII nên mới có tên là bệnh
“Tiêm la” [1], [6].
1.1.2.
-
Dịch tễ học bệnh giang mai
Theo báo cáo của WHO và chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS) ước tính số người mới mắc STIs hàng năm trên toàn cầu
4
là 390 triệu người. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khoảng trên 35 triệu
người mới mắc các nhiễm khuẩn này hàng năm, trong đó trùng roi âm đạo cao
nhất chiếm tới 47%, nhiễm Chlamydia trachomatis 33%, lậu 18% và giang mai
2% [7], [8].
-
Ở Việt Nam, theo thống kê hàng năm của Bệnh viện Da liễu Trung ương thì
bệnh giang mai chiếm khoảng 2-5% tổng số các bệnh LTQĐTD [1].
1.2.
1.2.1.
-
Căn nguyên và phương thức lây truyền bệnh giang mai
Căn nguyên
Bệnh gây nên do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum. Xoắn
khuẩn này do hai nhà khoa học là Schaudinn và Hoffman tìm ra năm 1905 [1].
-
Xoắn khuẩn hình lò xo, có từ 6-14 vòng xoắn, đường kính ngang khoảng
0.5µm, dài từ 6-15µm [1], [5].
-
Có 3 kiểu di động: di động theo trục dọc giúp xoắn khuẩn tiến hoặc lùi, di
động qua lại như quả lắc đồng hồ và di động lượn sóng [1].
-
Là xoắn khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể nó chỉ sống được vài giờ, chết nhanh
chóng ở nơi khô, nơi ẩm ướt có thể sống được hai ngày. Có thể sống rất lâu ở
nhiệt độ lạnh. Ở 56ºc chết trong vòng 15 phút. Nhiệt độ thích hợp là 37ºc. Xà
phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vòng vài phút
[5], [6], [10], [19].
1.2.2.
-
Phương thức lây truyền
Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành qua giao hợp đường âm đạo,
đường hậu môn hoặc đường miệng. Tỷ lệ nhiễm giang mai sau 1 lần quan hệ
tình dục khoảng 30% [1], [11].
-
Lây truyền qua đường máu: truyền máu hoặc tiêm chích mà bơm kim tiêm
không vô khuẩn, hiện nay gặp nhiều trong ghép tạng [12], [13].
-
Lây từ mẹ sang con: thường sau tháng thứ 3 của thai kỳ (thường từ tháng thứ
4, 5 trở đi) và gây bệnh giang mai bẩm sinh sớm hoặc muộn [12].
-
Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn,
qua các vết xây xước trên da- niêm mạc [12], [13].
5
1.3.
Phân loại bệnh giang mai
Có thể chia bệnh giang mai thành hai loại là giang mai mắc phải và
giang mai bẩm sinh.
Giang mai mắc phải (Acquised syphilis): mắc bệnh do quan hệ tình
1.3.1.
dục với người bệnh, gồm các thời kỳ là giang mai mới và lây; giang mai
muộn và không lây.
-
Giang mai mới và lây (thời gian mắc bệnh dưới 2 năm) [1], [6], [9], gồm:
+ Giang mai thời kỳ I: thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần và diễn biến
trong 2-3 tháng, tự khỏi.
+ Giang mai thời kỳ II sơ phát và tái phát: biểu hiện là đào ban giang
mai, mảng niêm mạc và sau đó có thể xuất hiện thương tổn giang mai thâm
nhiễm sâu hơn vào da. Các đợt phát xen kẽ với đợt ẩn bệnh. Thường diễn biến
trong 2 năm.
+ Giang mai kín sớm: các thương tổn giang mai biến mất, không có
triệu chứng thực thể và cơ năng. Thời gian thường trong vòng 2 năm đầu.
-
Giang mai muộn và không lây (thời gian mắc bệnh trên 2 năm), thường xuất
hiện từ năm thứ 3 trở đi, khoảng 25 – 40% bệnh nhân bị bệnh giang mai mà
không được điều trị, các biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào từ
1 – 30 năm sau khi nhiễm giang mai thời kỳ I gồm:
+ Giang mai kín muộn: trên da không có thương tổn, có thể kéo dài vài
tháng hay rất nhiều năm (có thể 10-20 năm hoặc lâu hơn). Chỉ phát hiện bằng
phản ứng huyết thanh hoặc có khi sinh ra một em bé bị giang mai bẩm sinh
thì người mẹ mới được phát hiện ra mắc bệnh.
+ Giang mai thời kỳ III: có thể hàng chục năm sau mắc bệnh. Thương
tổn ăn sâu vào tổ chức dưới da, niêm mạc, cơ quan vận động (cơ, xương,
khớp), phủ tạng (tim mạch, thần kinh).
6
1.3.2.
-
Giang mai bẩm sinh (Congenital syphilis)[1], [13], [6] gồm:
Giang mai bẩm sinh sớm: xuất hiện trong 2 năm đầu sau khi sinh. Các thương
tổn giống như giang mai mắc phải thời kỳ II và rất lây.
-
Giang mai bẩm sinh muộn: xuất hiện từ năm thứ 2 sau khi sinh. Thương tổn
giống giang mai thời kỳ III.
-
Di chứng của giang mai bẩm sinh: sẹo, dị hình như trán dô, mũi tẹt tạo hình
yên ngựa, xương chày cong lưỡi kiếm, tam chứng Hutchinson (răng
Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ…) do thai nhi đã mắc giang mai từ
trong bào thai.
1.4.
1.4.1.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai
Giang mai thời kỳ I
- Săng giang mai (chancre)
+ Thường chỉ có một thương tổn đơn độc, xuất hiện ngay tại nơi xoắn
khuẩn xâm nhập vào cơ thể [1].
+ Săng giang mai có thể xuất hiện thông thường khoảng 3-4 tuần (10-90
ngày) sau lây nhiễm [9].
+ Đặc điểm của săng: là vết trợt nông, chỉ mất một phần thượng bì, màu
đỏ thịt tươi. Nền rắn, không ngứa, không đau, không có mủ. Không điều trị gì
cũng tự khỏi.
+ Thường kèm theo viêm hạch vùng lân cận.
+ Vị trí khu trú: thường thấy ở bộ phận sinh dục (>90% các trường hợp)
Ở nữ: săng thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ, lỗ niệu
đạo, cổ tử cung.
Ở nam: săng thường ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, miệng
sáo, dây hãm, bìu, xương mu, bẹn.
7
Những người quan hệ tình dục qua hậu môn, săng có thể ở trực tràng
hoặc quanh hậu môn. Ngoài ra, săng có thể ở một số vị trí khác như: môi,
lưỡi, amidan (do quan hệ miệng – sinh dục), trán, vú…[1], [7], [9].
- Hạch
+ Xuất hiện sau vài ngày có săng ở bộ phận sinh dục.
+ Các hạch bẹn thường sưng, hợp thành chùm trong đó có một hạch to
hơn các hạch khác gọi là “hạch chúa”. Hạch thường ở 1 bên bẹn, săng nằm
bên nào thì hạch bẹn ở cùng bên đó, cá biệt có trường hợp hạch ở cả 2 bên khi
săng nằm ở giữa, không lệch về bên nào.
+ Đặc điểm: hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau
và vào tổ chức xung quanh, di động dễ.
+ Nếu không được điều trị, săng sẽ tự lành sau 3-6 tuần làm bệnh nhân
tưởng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, xoắn khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể
lây bệnh sang người khác. Nếu được điều trị đúng và đầy đủ thì bệnh có thể
khỏi hoàn toàn ở giai đoạn này mà không chuyển sang giai đoạn tiếp theo [1], [7].
1.4.2.
-
Giang mai thời kỳ II
Bắt đầu khoảng 6-8 tuần sau khi có săng. Có khoảng 25% bệnh nhân sẽ tiến
triển thành giang mai thời kỳ II [5], [6].
-
Là giai đoạn xoắn khuẩn theo đường máu và bạch huyết đi đến tất cả các cơ
quan trong cơ thể nên thương tổn có tính chất lan tràn, ăn nông, có rất nhiều
xoắn khuẩn trên thương tổn nên thời kỳ này rất lây, nguy hiểm nhiều cho xã
hội hơn là cho bản thân bệnh nhân [1].
-
Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, sưng hạch và
các thương tổn da, niêm mạc [9].
-
Bệnh tiến triển thành nhiều đợt, dai dẳng từ 1-2 năm.
-
Các phản ứng huyết thanh trong giai đoạn này dương tính rất mạnh.
-
Gồm: giang mai thời kỳ II sơ phát và giang mai thời kỳ II tái phát.
8
1.4.2.1.
Giang mai thời kỳ II sơ phát
- Đào ban:
+ Là những vết màu hồng tươi như cánh hoa đào, bằng phẳng với mặt
da, hình bầu dục, số lượng nhiều, kích thước thường khoảng 10 mm hoặc hơn.
+ Sờ mềm, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau.
+ Vị trí: khu trú ở 2 bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Nếu
đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc.
+ Tồn tại một thời gian, không điều trị gì cũng mất đi để lại vết tăng
hoặc mất sắc tố loang lổ.
- Mảng niêm mạc:
+ Là vết trợt rất nông của niêm mạc, không có bờ, nhỏ bằng hạt đỗ hoặc
đồng xu. Bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi hoặc nứt nẻ
đóng vảy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất lây.
+ Vị trí: thường ở các niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.
- Vết loang trắng đen:
Là những vết tăng, giảm sắc tố sau khi đào ban, sẩn lặn đi tạo thành
các vết loang trắng đen loang lổ. Nếu thương tổn tập trung ở cổ thì gọi là
“vòng vệ nữ”.
- Viêm hạch lan tỏa:
+ Vị trí: có thể thấy hạch ở nách, bẹn, cổ, dưới hàm, ụ ròng rọc.
+ Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau. Trong hạch
có chứa nhiều xoắn khuẩn.
- Nhức đầu: thường hay xảy ra vào ban đêm.
- Rụng tóc: rụng đều, làm tóc bị thưa dần, còn gọi là rụng tóc kiểu “rừng thưa”.
1.4.2.2.
-
Giang mai thời kỳ II tái phát
Bắt đầu khoảng tháng thứ 4 đến tháng 12 kể từ khi mắc giang mai thời kỳ I.
9
-
Các triệu chứng của giang mai thời kỳ II sơ phát tồn tại trong một thời gian
rồi mất đi cho dù không điều trị gì, qua một thời gian im lặng lại phát ra các
thương tổn da, niêm mạc. Đó chính là giang mai thời kỳ II tái phát. Số lượng
thương tổn ít hơn nhưng tồn tại dai dẳng hơn, thương tổn thâm nhiễm sâu
hơn.
-
Thương tổn cơ bản (TTCB)
+ Đào ban: có ít thương tổn hơn nhưng kích thước mỗi vết lại to hơn,
khu trú vào một vùng và hay sắp xếp thành hình vòng.
+ Sẩn giang mai: sẩn nổi cao hơn mặt da, rắn chắc, màu đỏ hồng, hình
bán cầu, xung quanh có viền vảy. Các sẩn này rất đa dạng về hình thái như
sẩn dạng vảy nến, dạng trứng cá, dạng thủy đậu, dạng loét…Ở hậu môn, âm
hộ các sẩn thường to hơn bình thường, có chân bè rộng, bề mặt phẳng và ướt,
có khi xếp thành vòng xung quanh hậu môn, âm hộ. Các sẩn này chứa rất
nhiều xoắn khuẩn và rất lây, được gọi là sẩn phì đại. Ở lòng bàn tay, bàn chân
các sẩn giang mai thường phẳng, dày sừng và bong vảy da theo hướng ly tâm
nên tạo thành viền vảy mỏng ở xung quanh, gọi là “viền vảy Biette”.
-
Biểu hiện khác: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng, khàn tiếng, viêm
màng xương, đau nhức xương cơ đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh
(đau, nhức đầu).
1.4.3.
-
Giang mai thời kỳ III
Thường bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh hoặc xuất hiện sau nhiều năm, thậm
chí hàng chục năm [2], [18].
-
Thời kỳ này thương tổn có tính chất khu trú, mang tính phá hủy tổ chức, gây
nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho người bệnh nhưng
khả năng lây lan cho cộng đồng bị hạn chế [2], [20].
10
-
Tổn thương cơ bản:
+ Đào ban giang mai III: vết màu hồng, sắp xếp thành nhiều vòng cung,
tiến triển rất chậm, tự khỏi, không để lại sẹo.
+ Củ giang mai: thương tổn ở trung bì, nổi lên thành hình bán cầu,
đường kính 5-20 mm, giống như hạt đỗ xanh. Các củ có thể đứng riêng rẽ
hoặc tập trung thành đám nhưng thường sắp xếp thành hình nhẫn, hình cung
hoặc vằn vèo. Cũng có khi loét ra và đóng vảy tiết đen.
+ Gôm giang mai
• Là thương tổn chắc ở hạ bì, tiến triển qua 4 giai đoạn: bắt đầu là những cục
cứng dưới da, sờ giống như hạch, dần dần các cục này to ra, mềm dần và vỡ
chảy ra dịch dính giống như nhựa cao su, tạo thành các vết loét và vết loét dần
lên da non rồi thành sẹo.
• Số lượng nhiều hoặc ít, có thể khu trú ở bất kỳ vị trí nào.
• Vị trí thường gặp: mặt, da đầu, mông, đùi, mặt ngoài phần trên cẳng chân…
hoặc ở niêm mạc như miệng, môi, vòm miệng, lưỡi, hầu…
-
Nếu không được điều trị các thương tổn của giang mai thời kỳ III có thể phát ra liên
tiếp hết chỗ này đến chỗ khác và dai dẳng hàng năm, đồng thời có thể xâm nhập
vào phủ tạng khi vỡ ra gây phá hủy tổ chức, tàn phế cho người bệnh.
-
Thương tổn phủ tạng:
+ Tim mạch: gây phình động mạch chủ có thể vỡ gây tử vong cho bệnh nhân.
+ Mắt: viêm củng mạc, viêm mống mắt.
+ Thần kinh: viêm màng não cấp tính hoặc kinh diễn. Gôm ở màng não,
tủy sống gây liệt.
1.4.4.
Giang mai bẩm sinh
-
Lây truyền do mẹ mắc bệnh giang mai lây cho thai nhi trong khi mang thai.
-
Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ do màng rau thai
mỏng đi, máu mẹ dễ dàng trao đổi với máu thai nhi, nhờ vậy xoắn khuẩn
11
giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai rồi gây bệnh (thông thường
từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 18, 19 của thai) [6].
-
Theo Thomas P Habif: nếu người mẹ bị giang mai mà không được điều trị
hoặc điều trị không đầy đủ thì 25% bị sảy thai, 25% trẻ đẻ ra chết sau sinh
thời gian ngắn, 10% không có triệu chứng, 40% có triệu chứng của giang mai
bẩm sinh [14].
-
Tùy theo tình trạng nhiễm xoắn khuẩn trong thời gian có thai mà có thể có các
khả năng sau xảy ra [15], [16], [17]: tử vong chu sinh, sinh non, cân nặng khi
sinh thấp, dị tật bẩm sinh, giang mai bẩm sinh sớm, di chứng lau dài như điếc
bẩm sinh, giang mai thần kinh…
Cụ thể:
+ Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn một cách ồ ạt thì sẽ không tồn tại
được và bị sảy thai.
+ Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn nhẹ hơn sẽ bị chết lưu hoặc đẻ
non, trẻ rất ít khi sống sót.
+ Nếu nhiễm xoắn khuẩn nhẹ hơn nữa thai nhi có thể đẻ đủ ngày đủ
tháng nhìn có vẻ bình thường nhưng sau vài ngày hoặc vài tháng, một năm sẽ
thấy xuất hiện các thương tổn của GM như bọng nước ở lòng bàn tay, bàn
chân chảy nước mủ lẫn máu, nứt mép hoặc bị liệt cánh tay do viêm xương và
sụn gọi là GM bẩm sinh sớm.
-
Phụ nữ mắc giang mai trong thời kỳ có thai không được điều trị thì khả năng
sinh ra một trẻ sơ sinh có nguy cơ của giang mai bẩm sinh là 50% cho GM thời
kỳ I và II, 40% cho GM kín sớm, và 10% cho GM kín muộn [15], [17].
-
Giang mai bẩm sinh muộn: xuất hiện khi trẻ trên 2 tuổi, khi 5-6 tuổi hoặc lớn
hơn [1].
12
1.4.4.1.
-
Giang mai bẩm sinh sớm
Thường xuất hiện trong 2 năm đầu, nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 tháng
đầu.
-
Các biểu hiện lâm sàng thường mang tính chất của giang mai thời kỳ II mắc
phải ở người lớn.
-
Thương tổn cơ bản:
+ Phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, hay gặp là bong vảy
ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn.
+ Giả liệt Parrot: thường xảy ra trong 6 tháng đầu của trẻ sau sinh. Có thể
gặp chứng viêm xương sụn ở các xương dài với các biểu hiện như xương to, đau
các đầu xương làm trở ngại vận động các chi, vì vậy gọi là “giả liệt Parrot”.
- Toàn thân: trẻ đẻ ra nhẹ hơn bình thường, da nhăn nheo như ông già,
bụng to, tuần hoàn bàng hệ, gan to, lách to. Trẻ có thể sụt cân nhanh, chết bất thình lình.
1.4.4.2.
Giang mai bẩm sinh muộn
- Xuất hiện sau đẻ 3-4 năm hoặc khi đã trưởng thành.
- Các triệu chứng của giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất
của giang mai III mắc phải ở người lớn.
- Các triệu chứng thường gặp:
+ Viêm giác mạc kẽ, thường xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu
chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên, có thể dẫn đến mù.
+ Lác quy tụ
+ Điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi.
-
Cũng có khi trên lâm sàng không phát hiện được các dấu hiệu của giang mai
bẩm sinh sớm, giang mai bẩm sinh muộn mà chỉ thấy thủng vòm miệng, mũi
tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm…Đây là các di chứng của giang mai bẩm
sinh do các thương tổn giang mai ở bào thai đã liền sẹo để lại.
13
1.5.
1.5.1.
Chẩn đoán bệnh giang mai
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào:
-
Có tiền sử QHTD với người mắc giang mai và có các yếu tố nguy cơ.
-
Khám lâm sàng.
-
Xét nghiệm tìm thấy xoắn khuẩn hoặc RPR và TPHA dương tính.
1.5.2.
1.5.2.1.
Các xét nghiệm
Soi tươi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen và nhuộm thấm bạc
Fontana – Tribondeau:
-
Soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen ở các thương tổn như săng,
mảng niêm mạc, sẩn hoặc hạch thấy xoắn khuẩn giang mai dưới dạng lò xo,
di động.
-
Có giá trị trên các thương tổn giang mai thời kỳ I và II.
-
Độ nhạy giảm khi tổn thương thoái triển và khi dùng các thuốc.
1.5.2.2.
1.5.2.3.
-
Xét nghiệm huyết thanh
Xét nghiệm không đặc hiệu (các phản ứng cổ điển)
Kháng nguyên sử dụng là lipid (có tên là Cardiolipin), trước đây lấy từ phủ
tạng người bị giang mai, sau đó lấy từ tim bò, bê bình thường.
-
Kháng nguyên là một kháng thể kháng lipid không đặc hiệu có tên là reagin.
-
Phản ứng cổ điển gồm:
+ Phản ứng kết hợp bổ thể BW (Bordet – Wasserman)
+ VDRL (Venereal Disease Research Laboratory)
+ RPR (Rapid Plasma Reagin): phản ứng nhanh phát hiện trên bìa
+ TRUST (Toluidine Red Unheated Serum Test)
+ USR (Unheated Serum Reagin)
14
1.5.2.4.
Xét nghiệm đặc hiệu
-
Kháng nguyên là xoắn khuẩn gây bệnh giang mai.
-
Kháng thể đặc hiệu kháng lại protein bề mặt của xoắn khuẩn.
-
Các phản ứng đặc hiệu gồm:
+ TPHA (Treponema PallidumHemagglutination’s Assay): phản ứng
nhưng kết hồng cầu có gắn xoắn khuẩn giang mai.
+ TPPA (Treponema Pallidum Particle Agglutination)
+ TPI (Treponema Pallidum Immobilisation’s Test): phản ứng bất
động xoắn khuẩn. Phản ứng dương tính sẽ biểu hiện bằng sự ngừng di động
và ngưng tụ các xoắn khuẩn GM khi cho chúng tiếp xúc với huyết thanh bệnh
nhân giang mai với tỷ lệ xoắn khuẩn bị bất động trên 50%. Đây là phản ứng
đặc hiệu nhưng thường dương tính muộn sau khoảng 45 ngày xuất hiện săng.
+ FTA (Fluorescent Treponema Antibody’s Test): Phản ứng kháng thể
xoắn khuẩn huỳnh quang.
+ FTA-abs ( Fluorescent Treponema Antibody Absortion’s Test): phản
ứng kháng thể huỳnh quang có triệt hút để loại kháng thể không đặc hiệu
trước khi thực hiện phản ứng chính.
1.5.2.5.
Xét nghiệm khác
-
Multiplex PCR: chưa được ứng dụng rộng rãi.
-
ELISA: là xét nghiệm đặc hiệu, phát hiện IgG hoặc IgM nhưng giá thành cao.
1.5.3.
Nhận định kết quả xét nghiệm bệnh giang mai
- Xét nghiệm trực tiếp:
+ Xét nghiệm xoắn khuẩn (+) và huyết thanh (+) : chẩn đoán giang mai
+ Xét nghiệm xoắn khuẩn (+) và huyết thanh (-)
• Đầu giai đoạn giang mai thời kỳ I (tiền huyết thanh) -> làm lại
XN huyết thanh sau 2 tuần
• Giang mai / HIV (+)
• Giang mai thời kỳ II có nồng độ kháng thể rất cao (hiện tượng Prozone).
15
Âm tính giả:
• Số lượng xoắn khuẩn ít (cuối giang mai thời kỳ I)
• Bệnh nhân đã dùng kháng sinh
• Bệnh nhân đã dùng thuốc bôi tại chỗ
Làm XN huyết thanh, nếu âm tính làm lại sau 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng. Nếu sau
3 tháng vẫn âm tính -> Loại trừ giang mai [24].
- Xét nghiệm không đặc hiệu:
Tại TTDLHP làm xét nghiệm huyết thanh RPR và TPHA.
+ Nếu RPR (+) và TPHA (+): giang mai chưa điều trị hoặc GM được
điều trị muộn.
+ Nếu RPR (+) và TPHA (-): phản ứng RPR dương tính giả
+ Nếu RPR (-) và TPHA (+): bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh giang
mai nhưng đã điều trị khỏi hoặc GM mới giai đoạn đầu hoặc GM thời kỳ II có
nồng độ kháng thể cao.
+ Nếu RPR (-) và TPHA (-): Không mắc giang mai hoặc giang mai
mới nhiễm dưới 3 tuần hoặc GM ở người suy giảm miễn dịch.
+ Loại trừ một số trường hợp sau:
• Dương tính giả: nhiễm virus cấp tính, sốt rét, sau tiêm chủng, có
thai, bệnh hệ thống, nhiễm độc, tiêm chích ma túy…
• Âm tính giả: giai đoạn đầu giang mai thời kỳ I hoặc giang mai muộn
hoặc do nồng độ kháng thể trong máu rất cao (hiện tượng Prozone).
Cách khắc phục:
+ Xét nghiệm: đối với các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ -> làm lại xét
nghiệm bằng huyết thanh pha loãng.
16
+ Lâm sàng: nếu biểu hiện lâm sàng GM thời kỳ I, thời kỳ II rõ nhưng
xét nghiệm RPR (-) thì tiến hành làm XN định lượng.
1.6.
1.6.1.
-
Điều trị bệnh giang mai
Nguyên tắc
Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan, đề phòng tái phát và
di chứng.
-
Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.
1.6.2.
-
Điều trị cụ thể
Hiện nay xoắn khuẩn gây bệnh giang mai vẫn còn nhạy cảm với penicillin,
nhưng đã xuất hiện kháng nhóm Macrolide (azithromycin), điều này dẫn tới
sự trở ngại trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị ở những bệnh nhân dị ứng
với penicillin [11], [19], [2].
-
Penicillin được lựa chọn để điều trị, hiện tại chưa có trường hợp nào xoắn
khuẩn giang mai kháng penicillin. Benzathine penicillin G là lựa chọn để điều
trị cho tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai [1], [20].
1.6.3.
Cơ chế tác dụng của penicillin [1]
- Tác dụng diệt xoắn khuẩn, chủ yếu xảy ra trong giai đoạn xoắn khuẩn
sinh sản, phân chia.
- Chu kỳ sinh sản của xoắn khuẩn là 30-33 giờ/lần. Ở GM sớm, xoắn
khuẩn càng sinh sản và phát triển mạnh thì tác dụng của penicillin càng cao.
Ngược lại ở GM muộn nhịp độ sinh sản và phát triển của xoắn khuẩn chậm
thì dùng penicillin càng kém hiệu quả, vì vậy cần kéo dài thời gian dùng
penicillin hơn.
- Nồng độ ức chế tối thiểu là 0,03 đơn vị/ml huyết thanh. Nhưng nồng độ
điều trị phải là 0,07-0,2 đơn vị/ml huyết thanh. Nồng độ cao của penicillin
không có tác dụng diệt xoắn khuẩn mà còn ức chế sự sinh sản của xoắn khuẩn
nên chỉ loại penicillin chậm tiêu là thích hợp nhất.
- Cơ chế cụ thể tác dụng diệt xoắn khuẩn của penicillin [1]
17
+ Xoắn khuẩn giang mai trưởng thành và sinh sản chịu sự tác động của
hai men là Lysozym và Transpeptidaza. Khi xoắn khuẩn (XK) phát triển lớn
lên, men Lysozym tạo những lỗ khuyết hổng ở vỏ bọc ngoài của xoắn khuẩn
để cho các chất dinh dưỡng từ bên ngoài đi vào bên trong XK sau đó men
Transpeptidaza có tác dụng hàn gắn lại các lỗ thủng này.
+ Cấu trúc của penicillin tương tự như D-alanin dipeptit (cần cho sự hình
thành chuỗi ngang), men transpeptidaza huy động các phân tử tiền thân của
murein vừa được hình thành trong nguyên sinh chất của XK. Penicillin có tác
dụng bất hoạt men Transpeptidaza vì vậy khi XK sinh sản và phát triển men
Lysozym vẫn hoạt động, các chất dinh dưỡng vẫn đi vào làm tăng áp lực bên
trong mà men Transpeptidaza bị bất hoạt không có tác dụng làm XK vỡ tung
mà chết, như vậy Penicillin có tác dụng diệt khuẩn. Chính vì cơ chế này của
penicillin mà cho đến nay xoắn khuẩn giang mai chưa kháng lại penicillin.
+ Cấu trúc hóa học của Penicillin
CẤU TRÚC HOÁ HỌC
+ Giang mai mới, xoắn khuẩn phát triển nhiều và mạnh thì tác dụng của
penicillin càng tăng.
+ Giang mai muộn, xoắn khuẩn ít phát triển thì tác dụng càng giảm do
đó phải kéo dài thời gian điều trị.
1.6.4.
Phác đồ điều trị: tùy theo bệnh giang mai mới mắc hay đã mắc lâu mà
áp dụng phác đồ thích hợp. Hiện nay dùng benzathine penicillin G với liều như sau:
- Giang mai thời kỳ I:
18
Benzathine penicillin G, 2.400.000 đơn vị, tiêm bắp sâu liều duy nhất,
chia làm 2, mỗi bên mông 1.200.000 đơn vị.
- Giang mai thời kỳ II sơ phát, giang mai kín sớm:
Benzathine penicillin G, tổng liều 4.800.000 đơn vị tiêm bắp sâu, trong 2
tuần liên tiếp. Mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị, chia làm 2, mỗi bên mông
1.200.000 đơn vị.
- Giang mai thời kỳ II tái phát, giang mai thời kỳ III, giang mai kín
muộn, giang mai bẩm sinh muộn ở người lớn:
Benzathine penicillin G, tổng liều 9.600.000 đơn vị, tiêm bắp sâu trong 4
tuần liên tiếp, mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị, chia làm 2, mỗi bên mông
1.200.000 đơn vị.
- Giang mai bẩm sinh:
+ Giang mai bẩm sinh sớm ( trẻ ≤2 tuổi)
Nếu dịch não tủy bình thường: Benzathine penicillin G 50.000 đơn
vị/kg cân nặng, tiêm bắp liều duy nhất.
Nếu dịch não tủy bất thường: Benzyl penicillin G 50.000 đơn vị/kg cân
nặng, tiêm bắp 2 lần/ ngày trong 10 ngày.
+ Giang mai bẩm sinh muộn (trẻ>2 tuổi).
Benzyl penicillin G 20.000-30.000 đơn vị/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm bắp trong 14 ngày.
- Giang mai trên phụ nữ có thai:
+ Hiện nay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì việc
điều trị cho phụ nữ có thai càng sớm càng tốt để phòng tránh những biến
chứng hoặc dị tật có thể xảy ra cho thai nhi [21], [22]. Penicillin là lựa chọn
ưu tiên cho việc điều trị này [23]. Nếu dị ứng với penicillin có thể thay thế
bằng erythromycin, chống chỉ định với tetracyclin, chưa có nghiên cứu báo
cáo cụ thể về việc điều trị với ceftriaxone, còn azithromycin hiện đã có kháng thuốc
[16], [23].
19
+ Dị ứng penicillin được báo cáo gặp khoảng 5 – 10% phụ nữ có thai.
Chính vì vậy cho dù có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh hay không cũng nên
test da để kiểm tra dị ứng thuốc trước khi sử dụng [24], [16]. Tuy nhiên test
da với penicillin thường được để xác định những dị ứng chậm trước đó [16].
+ Liều dùng penicillin cho phụ nữ có thai [16], [3], [12]:
• Phác đồ khuyến cáo: phụ nữ mang thai nên được điều trị với phác đồ
Penicillin thích hợp cho từng giai đoạn nhiễm trùng.
• Giang mai thời kỳ I: Benzathine penicillin G 2.400.000 đơn vị, tiêm bắp sâu
liều duy nhất, mỗi bên mông 1.200.000 đơn vị.
• Giang mai thời kỳ II sơ phát, kín sớm: Benzathine penicillin G 4.800.000 đơn
vị, tiêm bắp sâu trong 2 tuần liên tiếp. Mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị.
• Giang mai thời kỳ II tái phát, GM thời kỳ III, GM kín muộn: Benzathine
penicillin G 9.600.000 đơn vị, tiêm bắp sâu trong 4 tuần liên tiếp. Mỗi tuần
tiêm 2.400.000 đơn vị, chia mỗi bên mông 1.200.000 đơn vị.
+ Một số lưu ý:
Phụ nữ mang thai nếu bỏ lỡ bất kỳ liều điều trị nào thì phải thực hiện
lại đầy đủ 1 liệu trình điều trị từ đầu.
Tetracyclin và doxycyclin là chống chỉ định trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ.
1.6.5.
-
Phản ứng Jarish-Herxheimer [25], [26], [27]
Lần đầu tiên được Adolf Jarisch – Bác sĩ Da liễu của Áo mô tả phản ứng này
vào năm 1895. Sau đó vào năm 1902, Karl Herxheimer – Bác sĩ Da liễu người
Đức làm việc tại Frank-furtđã mô tả chi tiết hơn về phản ứng này. Tên của phản
ứng hiện nay là ghép tên của hai bác sĩ: Jarisch-Herxheimer.
- Là phản ứng miễn dịch. Chỉ chiếm 1.4% trong số các trường hợp bệnh nhân
giang mai thời kỳ II và giang mai kín muộn điều trị bằng penicillin.
- Phản ứng Herxheimer xảy ra khi một lượng lớn nội độc tố bị phát tán vào
trong cơ thể khi vi khuẩn bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh và cơ thể không thể
đào thải các độc tố này nhanh được.
20
-
Xảy ra với các bệnh do xoắn khuẩn (Spirochetes) gây ra như bệnh giang mai
(do xoắn khuẩn Treponema pallidum); bệnh Lyme (do xoắn khuẩn Leptospira
interrogans); sốt hồi quy (do xoắn khuẩn Borellia recurrentis)
- Biểu hiện lâm sàng của phản ứng Jarisch-Herxheimer
+ Khởi phát từ 1 đến 12 tiếng sau mũi tiêm kháng sinh đầu tiên và kéo
dài trong một vài giờ hoặc cho đến một ngày.
+ Mệt mỏi, sốt nhẹ đến trung bình, nhịp tim nhanh, tăng bạch cầu.
+ Có thể tim đập nhanh kèm theo tăng huyết áp và sau đó tụt huyết áp do giãn mạch.
+ Những tổn thương da hiện có trở nên nặng hơn.
+ Có thể phát ban ở những vị trí mà trước khi điều trị không có.
+ Thông thường phản ứng kéo dài từ 6 đến 12 giờ và tự khỏi sau 24 giờ.
- Điều trị
+ Nghỉ ngơi tại chỗ
+ Hạ sốt (nếu có sốt)
+ Corrticoid
+ Thuốc co mạch (Vasopressors)
+ Truyền dịch
+ Kháng histamin (nếu bệnh nhân ngứa nhiều).
+ Uống nhiều nước
- Phòng bệnh:
+ Điều trị giang mai bằng thuốc ít gây phản ứng như azitromycin đối
với người HIV (+).
+ Corticosteroid 30mg/ngày ở bệnh nhân giang mai muộn có triệu
chứng trước khi tiêm penicillin lần đầu 1 ngày và sau khi tiêm penicillin 1
ngày, điều này không ngăn chặn phản ứng Jarisch-Herxheimer nhưng làm giảm nhẹ
phản ứng.
- Chẩn đoán phân biệt: Dị ứng thuốc.
1.6.6.
Hiện tượng Prozone
- Là hiện tượng do nồng độ kháng thể trong máu rất cao ngăn cản sự
hình thành mạng lưới KN-KT trong huyết thanh bệnh nhân dẫn tới
hiện tượng âm tính giả của xét nghiệm định lượng RPR.
- Thường gặp trong giang mai thời kỳ II hoặc giang mai trên bệnh nhân
HIV (+).
21
1.6.7.
Theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị
- So sánh hiệu giá kháng thể trước và sau điều trị. Điều trị có hiệu quả
khi định lượng hiệu giá kháng thể sau điều trị giảm xuống [1], [23].
- GM thời kỳ I và GM thời kỳ II:
+ Khám lâm sàng sau 2 tuần và 4 tuần để đảm bảo các triệu chứng lâm sàng đã lành.
+ Làm lại xét nghiệm RPR sau 6 và 12 tháng.
+ Hiệu giá kháng thể phải giảm 4 lần trong vòng 6 tháng sau điều trị.
- GM kín:
+ Làm lại xét nghiệm RPR sau 6, 12, 18, 24 tháng sau điều trị.
+ Hiệu giá kháng thể phải giảm 4 lần trong vòng 12 – 24 tháng sau điều trị.
- Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng có tỉ lệ
bệnh giang mai lưu hành cao, CDC khuyến cáo nên được làm xét nghiệm
kiểm tra lại vào giai đoạn 3 của thai kỳ (từ 28 – 32 tuần) [15], [16].
- Những người phụ nữ không được làm xét nghiệm kiểm tra giang mai
trong thời kỳ mang thai trước đó hoặc những người có thai chết lưu sau 20 tuần
nên được làm lại xét nghiệm để kiểm tra tiền sử mắc bệnh giang mai [16].
- Xét nghiệm HIV cho tất cả bệnh nhân giang mai [1], [16].
1.7.
1.7.1.
-
Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Tình hình chung về STIs
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Có khoảng 30 tác nhân khác nhau gây ra các
STI gồm vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật và ký sinh trùng.
-
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm toàn thế giới có khoảng 390
triệu người mắc các STIs. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bệnh viện
Da liễu Trung ương thì mỗi năm có khoảng 130.000 người mắc STIs. Tuy
nhiên, các chuyên gia ước tính ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu người
mắc các bệnh STI [7], [8].
22
-
Theo Báo cáo tình hình các bệnh STD của thành phố Hải phòng qua các năm
từ 2013 đến 6.2017 thì năm 2013 có khoảng 19.277 người mắc STI, năm
2014 có khoảng 13.674 người mắc STI, năm 2015 là 11.358 người mắc STI,
năm 2016 có khoảng 15.582 người mắc bệnh STI, 6 tháng đầu năm 2017 có
8.199người mắc bệnh STI bao gồm cả giang mai, lậu, sùi mào gà, Herpes sinh
dục, viêm âm đạo do nấm candida, do trùng roi, do vi khuẩn và do các nguyên
nhân không đặc hiệu khác [4].
1.7.2.
-
Các căn nguyên thường gặp gây nhiễm trùng/bệnh LTQĐTD
Lậu (Neisseria Gonorrhoeae): gây Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử
cung, viêm vòi trứng…
-
Chlamydia trachomatis: gây viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,
viêm vòi trứng….
-
Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis): gây viêm âm đạo.
-
Vi khuẩn kỵ khí gây viêm âm đạo.
-
HSV (Herpes simplex virus): gây bệnh Herpes sinh dục
-
HPV (Human papilloma virus): gây bệnh sùi mào gà
-
HIV (Human immuno-deficiency virus): gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người.
1.7.3.
1.7.3.1.
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh LTQĐTD
Lậu (Gonorrhoea)
Là một bệnh LTQĐTD do song cầu Neisseria gonorrhoea gây nên, được nhà
khoa học Neisser tìm ra năm 1879. Vi khuẩn lậu là song cầu Gram âm, hình hạt
cà phê, hai mặt lõm quay vào nhau, không di động. Vi khuẩn lậu thường thấy
trong bạch cầu đa nhân trung tính (lậu cấp) hoặc ngoài bạch cầu đa nhân trung
tính (lậu mạn). Lậu cầu chỉ có một vật chủ duy nhất là người và lây truyền chủ
yếu qua quan hệ tình dục với người mắc bệnh [1], [3], [6], [31].
-
Biểu hiện lâm sàng: ở nam và nữ là khác nhau
+ Ở nam: viêm niệu đạo do lậu có thể biểu hiện lâm sàng cấp hoặc mạn tính.
23
Thời gian ủ bệnh trung bình 2 – 5 ngày, có khoảng 85% nam giới bị
viêm niệu đạo do lậu biểu hiện cấp tính với các triệu chứng như khó chịu, đái
buốt, ra mủ (mủ vàng hoặc vàng xanh, đặc, số lượng nhiều) kèm theo phù nề
và đỏ miệng sáo. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân chỉ ra dịch niệu đạo
nhưng không nhiều, màu vàng trong, một số trường hợp không có triệu
chứng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng như
viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh…[1], [13].
+ Ở nữ: thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà kín đáo, thậm
chí không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị bệnh do
đó dễ là nguồn lây cho người khác. Nếu viêm âm đạo cấp tính bệnh nhân có
thể thấy cổ tử cung có mủ nhày hoặc mủ, đỏ và phù nề vùng ngoài cổ tử cung,
khi chạm vào rất dễ chảy máu, đôi khi bệnh nhân chỉ thấy ra khí hư vàng đặc,
đái buốt, đau tức bụng dưới, đau khi giao hợp…Biến chứng thường gặp như
viêm tuyến Bartholine, Skène, viêm vòi trứng, buồng trứng…[1], [19].
+ Ngoài ra có thể gặp: nhiễm trùng hậu môn, trực tràng (gặp ở người quan
hệ tình dục đồng giới nam và một số phụ nữ viêm cổ tử cung do lậu) viêm hầu
họng, viêm amidal cấp (QHTD miệng – sinh dục) viêm kết mạc mắt do dùng
chung khăn, chậu với bệnh nhân bị bệnh, lậu mắt trẻ sơ sinh do mẹ bị lậu mà
không được điều trị nên lây cho con trong quá trình sinh đẻ [28], [29], [30].
-
Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram: thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm trong hay
sát bên bạch cầu đa nhân thì có thể kết luận dương tính (đối với bệnh nhân
nam). Với bệnh nhân nữ thì phải tiến hành nuôi cấy để chẩn đoán xác định.
+ Nuôi cấy:
• Là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh
• Làm kháng sinh đồ xác định kháng sinh sử dụng cho điều trị
• Môi trường nuôi cấy: Thayer – Martin có chứa vancomycin
24
• Tỷ lệ dương tính khi nuôi cấy lậu cầu trong môi trường chọn lọc
hay không chọn lọc ở nam là khoảng 80 – 95% tùy theo vị trí
lấy bệnh phẩm.
-
Chẩn đoán dựa vào:
+ Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
+ Lâm sàng: đái dắt, đái buốt, đái mủ, khí hư.
+ Xét nghiệm:
• Nhuộm Gram thấy song cầu Gram (-) nằm trong BCĐN trung tính.
• Nuôi cấy.
• PCR (Polymerase Chain Reaction) (+).
Chlamydia trachomatis
1.7.3.2.
-
Là căn nguyên thường gặp nhất trong các bệnh LTQĐTD, có tỷ lệ đồng nhiễm
với lậu khoảng 30% [12].
-
Là vi khuẩn ký sinh nội tế bào bắt buộc do không có khả năng tổng hợp các
hợp chất có năng lượng cao [31].
-
Biểu hiện lâm sàng:
+ Ở nam: thường biểu hiện chủ yếu là viêm niệu đạo, thời gian ủ bệnh 7
– 21 ngày với triệu chứng đi tiểu khó (đái buốt, đái rắt, đau khi đi tiểu) và tiết
dịch niệu đạo, dịch nhày màu trắng đục hoặc trong, số lượng ít đến vừa,
miệng sáo đỏ, viêm nề. Đôi khi có những bệnh nhân không biểu hiện triệu
chứng mà chỉ được chẩn đoán bệnh khi xét nghiệm dịch niệu đạo. Ngoài ra có
thể gặp viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng – hậu môn ở những người
QHTD đồng giới nam.
+ Ở nữ: biểu hiện lâm sàng thường không rõ ràng, thường là viêm cổ tử
cung, viêm niệu đạo không điển hình. Có thể thấy tiết dịch niệu đạo, miệng
niệu đạo nề đỏ, kèm theo đi tiểu khó, đái rắt…Ngoài ra có thể gặp viêm cổ tử
cung, viêm tuyến Bartholine, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng…
25
-
Xét nghiệm:
+ Nuôi cấy phân lập
+ Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp bằng kháng thể đơn dòng
+ ELISA phát hiện kháng nguyên
+ Test nhanh: phản ứng miễn dịch sắc ký
-
Chẩn đoán dựa vào:
+ Lâm sàng.
+ Các xét nghiệm xác định chẩn đoán: PCR; ELISA; Test nhanh
1.7.3.3.
-
Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
Là bệnh lây truyền trực tiếp khi QHTD qua đường âm đạo, ngoài ra có thể lây
truyền gián tiếp qua nước rửa, nước bể tắm, bể bơi.
-
Đặc điểm lâm sàng:
Khí hư nhiều, loãng, có bọt, màu xanh hay vàng nhạt, mùi hôi, có thể kèm
theo ngứa, đau khi giao hợp, đau vùng âm hộ, có thể rối loạn tiểu tiện, cổ tử
cung viêm đỏ, phù nề. Đôi khi cũng có thể bệnh nhân không có triệu chứng gì.
-
Xét nghiệm:
+ Soi tươi: bệnh phẩm lấy ở cùng đồ sau, cho vào dung dịch nước muối
sinh lý, soi ngay dưới kính hiển vi. Quan sát trực tiếp thấy Trichomonas
chuyển động xoay tròn, giật lùi điển hình.
+ Nuôi cấy: bệnh phẩm được ủ trong ống nghiệm có dung dịch Diamon
ở nhiệt độ 35ºc trong 4 ngày, hàng ngày kiểm tra môi trường nuôi cấy tìm
Trichomonas di động
-
có giá trị chẩn đoán cao.
Chẩn đoán dựa vào:
+ Lâm sàng: ra nhiều khí hư màu vàng xanh, có mùi hôi.
+ Xét nghiệm:
. Soi tươi dịch AÐ: tỷ lệ dương tính trong 50 - 70% trường hợp.