Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.59 KB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60. 34. 01. 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp
thực hiện. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng
được sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
Đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kế toán -Quản trị Kinh doanh; cảm ơn các
thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS-TS. Kim Thị
Dung - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương
pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức KBNN
Tỉnh Hưng Yên; cùng các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ,
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận
văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn bè.
Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế
nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .........................................................................................11Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.... 4
2.1.

Cơ sở lý luận...................................................................................................... 4

2.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 4
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ............ 7
2.1.3. Nguyên tắc, nội dung và quy trình hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN ... 10
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Tỉnh Hưng Yên.............................................................................. 20
2.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 22

2.2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN một số nước trên thế giới ....................... 22
2.2.2. Kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN qua KBNN một số tỉnh lân cận .............. 25
2.2.3. Bài học rút ra trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho
KBNN Tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 31
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 33
3.1.

Đặc điểm của tỉnh hưng yên ............................................................................. 33

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 33

3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế .............................................................................. 34
iii


3.2.

Đặc điểm của KBNN hưng yên ........................................................................ 37

3.2.1. Về nhiệm vụ, quyền hạn .................................................................................. 37
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 38
3.2.3. Nguồn nhân lực của KBNN Tỉnh Hưng Yên .................................................... 40
3.2.4. Kết quả hoạt động ............................................................................................ 42
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 44

3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................... 44
3.3.2. Phương pháp phân tích..................................................................................... 46
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản dùng trong phân tích ................................................. 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 48
4.1.

Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên ................................................................................................. 48

4.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KB
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .............................................................................. 48
4.1.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên ................................................................................. 5352
4.1.3. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên ............................................................................................. 5554
4.2.

Đánh giá công tác kiểm soát chi qua tỉnh Hưng Yên .......................................... 7877

4.2.1. Kết quả dạt được .......................................................................................... 7877
4.2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN ..... 8584
4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................ 8887
4.3.

Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên
điạ bàn Tỉnh Hưng Yên ................................................................................ 9089

4.3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện ......................................................... 9089
4.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Tỉnh Hưng Yên ............................................................................... 9493
Phần V. Kết luận và kiến nghị .......................................................................... 101100
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 101100

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................. 102101

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 104103
Phụ lục ................................................................................................................ 106105

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATM:

Cây rút tiền tự động

CBCC:

Cán bộ công chức

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KB:

Kho bạc


KBNN:

Kho bạc nhà nước

KS:

Kiểm soát

KTKB:

Kế toán kho bạc

NS:

Ngân sách

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NSTW:

Ngân sách trung ương

TP:

Thành phố

TSCĐ:


Tài sản cố định

TX:

Thường xuyên

UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

XDCB:

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình dân số Tỉnh Hưng Yên............................................................34

Bảng 3.2.

Tình hình lao động Tỉnh Hưng Yên ........................................................35


Bảng 3.3.

Thu nhập bình quân đâu người tỉnh Hưng Yên .......................................36

Bảng 3.4.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên ...........................................36

Bảng 3.5.

Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với Kho bạc Nhà nước
Hưng Yên ...............................................................................................40

Bảng 3.6.

Cơ cấu cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước Hưng yên ..........................41

Bảng 3.7.

Thu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............................................43

Bảng 3.8.

Tình hình thu – chi thường xuyên NSNN trên địa bàn.............................44

Bảng 3.9.

Số lượng đơn vị điều tra thăm dò ý kiến năm 2015 .................................46


Bảng 4.1.

Cơ cấu cán bộ kế toán Kho bạc Hưng Yên .......................................... 5251

Bảng 4.2.

Tổng hợp số đơn vị nộp dự toán ngân sách tính đến 31/1 hàng năm .... 5756

Bảng 4.3.

Tổng hợp số đơn vị nộp dự toán ngân sách tính đến 28/2 hàng năm .... 5857

Bảng 4.4.

Tổng hợp dự toán chi thường xuyên ngân sách giao cho đơn vị theo
kế hoạch ............................................................................................. 5958

Bảng 4.5.

Tóm tắt nội dung kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân
tại KBNN Hưng Yên .......................................................................... 6160

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân
qua KBNN Hưng Yên giai đoạn năm 2013 – 2015............................. 6261

Bảng 4.7.

Ý kiến trả lời của đơn vị sử dụng NSNN về kiểm soát thanh toán

các khoản chi lương và có tính chất lương năm 2015 .......................... 6261

Bảng 4.8.

Tình hình cấp phát, thanh toán lương bằng tiền mặt và bằng
chuyển khoản tại Kho bạc Hưng Yên. ................................................. 6463

Bảng 4.9.

Tóm tắt nội dung kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
tại KBNN Hưng Yên .......................................................................... 6564

Bảng 4.10.

Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn qua
KBNN Hưng Yên giai đoạn năm 2013 – 2015 .................................... 6665
vi


Bảng 4.11.

Ý kiến trả lời của khách hàng về kiểm soát thanh toán các khoản
chi nghiệp vụ chuyên môn................................................................... 6766

Bảng 4.12.

Tóm tắt nội dung kiểm soát các khoản chi kiểm soát các khoản mua
sắm đồ dùng, trang thiết bị làm việc tại KBNN Hưng Yên .................. 7069

Bảng 4.13.


Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi các khoản mua sắm đồ dùng,
trang thiết bị làm việc qua KBNN Hưng Yên giai đoạn năm 2013 2015 ................................................................................................... 7271

Bảng 4.14.

Ý kiến trả lời của đơn vị sử dụng NSNN về kiểm soát chi các
khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị làm việc.................................. 7372

Bảng 4.15.

Tóm tắt nội dung kiểm soát các khoản chi sửa chữa và xây dựng
nhỏ tại KBNN Hưng Yên ................................................................... 7473

Bảng 4.16.

Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi sửa chữa nhỏ qua KBNN
Hưng Yên giai đoạn năm 2013 – 2015 ................................................ 7574

Bảng 4.17.

Ý kiến trả lời của đơn vị s ử dụng NSNN về kiểm soát các khoản
chi sửa chữa nhỏ ................................................................................. 7675

Bảng 4.18.

Tóm tắt nội dung kiểm soát các khoản chi khác tại KBNN
Hưng Yên ........................................................................................... 7776

Bảng 4.19.


Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi khác qua KBNN Hưng
Yên giai đoạn năm 2013 – 2015 ......................................................... 7877

Bảng 4.20.

Doanh số và số lượng chứng từ đã kiểm soát qua KBNN Hưng Yên
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................... 8079

Bảng 4.21.

Kết quả kiểm soát số món chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Hưng Yên năm 2013 – 2015 ............................................................... 8180

Bảng 4.22.

Tổng hợp số đơn vị và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Hưng Yên giai đoạn năm 2013 – 2015 .................................... 8281

Bảng 4.23.

Lý do từ chối thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Hưng Yên giai đoạn năm 2013 – 2015 ................................................ 8281

Bảng 4.24.

Phương thức thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN
tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 8483

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi thường xuyên tại KBNN Hưng Yên ..........19

Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Nam Định ................................................26

Sơ đồ 3.1.

Tổ chức bộ máy KBNN Hưng Yên .........................................................39

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên KBNN Hưng Yên ......... 5049

Sơ đồ 4.2.

Quy trình cấp phát các khoản chi thường xuyên NSNN theo hình
thức dự toán ....................................................................................... 5352

Sơ đồ 4.3.

Quy trình cấp phát bằng lệnh chi tiền trực tiếp .................................... 5453

Sơ đồ 4.4.


Quy trình cấp phát NSNN bằng lệnh chi tiền gián tiếp ........................ 5554

Biểu đồ 4.1. Chi bằng tiền mặt, và chuyển khoản ................................................... 8483

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn ĐứcTrung
Tên luận văn: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tỉnh
Hưng Yên”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Tỉnh Hưng Yên từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hưng yên trong những năm tới .
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: lấy sẵn số liệu tại báo cáo tổng hợp lưu trữ hàng năm
tại KBNN Tỉnh Hưng Yên.
+ Thu thập số liệu sơ cấp:Điều tra phỏng vấn kế toán một số đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước(Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã) .
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các con sốtuyệt đối, tương đối, các
bảng,đồ thị để mô tả các chỉ têu cần thiết cho việc phân tích. Tập hợp các thông tin về
tình hình kiểm soát chi tại KBNN Tỉnh Hưng Yên.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp tiến hành so sánh, cần giải

quyết vấn đề cơ bản đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu
như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời
theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số
tương đối và số tuyệt đối
- Hệ thống chỉ tiêu cơ bản dùng trong phân tích:
(1)Tổng thu, tổng chi.(2)% thực hiện so với kế hoạch.(3) cơ cấu thu chi(4)tỷ trọng tiền
mặt(5)doanh số phát sinh vv..
3. Kết quả chính
Nêu bật được đặc điểm tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hôi tình thu chi
NSNN của Tỉnh Hưng Yên có minh họa bằng một số bảng biểu
Nêu bật chức năng nhiệm vụ quyền hạn của KBNN Hưng Yên. Cơ cấu tố chức
bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tỉnh Hưng Yên thống kê toàn
bộ công chức của KBNN Hưng Yên nói chung và cán bộ làm công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN nói riêng phân theo trình độ chuyên môn cũng như giới tính để từ
có những đánh giá nhận xét về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức
ix


Phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi tại KBNN Hưng Yên từ nôi dung
quy trình theo nội dung kinh tế có bảng biểu tóm tắt các công việc thực hiện kiểm soát
chi cũng như yêu cầu của tùng loại hồ sơ chứng từ trong ba năm gần đây nhất có tổng
hợp ý kiến trả lời của kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phân tích kết quả
cũng như nguyên nhân đạt được.Đưa ra được những hạn chế trong quá trình thực hiện
kiểm soát chi NSNN và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên đại
bàn tỉnh Hưng Yên trong nhưng năm tới
4. Kết luận
-Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước luôn là mối quan tâm
lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc
giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực Tài chính có hiệu quả; đồng thời là một

biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác kiểm soát chi
thưỡng xuyên NSNN có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách
được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hưng Yên đã bộc lộ không ít
những hạn chế. Chất hượng dự toán chưa đảm bảo, việc phân bổ dự toán đầu năm còn
rất chậm đặc biệt là nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, chưa đem lại hiệu
quả cao trong việc kiểm soát chi bám sát vào dự toán Ngân sách Nhà nước cấp. Ngoài
những lỗi thông thường còn có những sai phạm khó định lượng như hồ sơ thiếu tính
khách quan, logich, thiếu tính hiện thực, chỉ mang tính hình thức.
Tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN Hưng Yên cho các đơn vị cung cấp
hàng hóa dịch vụ, cho đối tượng hưởng NSNN vẫn chưa được cải thiện đáng kể, việc
NSNN bị cắt khúc, phân tán và căng thẳng giả tạo. Việc thanh toán ồ ạt và rồn rập vào
những ngày cuối cùng của tháng cuối năm như vậy gây áp lực cho cả kế toán kiểm soát
chi của KBNN Hưng yên và kế toán thanh toán tại đơn vị.
Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn cao trong tổng chi thường xuyên NSNN
tạo kẽ hở để ñơn vị rút tiền về quỹ chi tiêu sai chế độ, vi phạm kỷ luật tài chính, tham
ô, lãng phí….
-. Do đó, công tác quản lý NSNN, mà xuất phát từ cấp cơ sở như công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng yên nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng
cao chất lượng từ nội lực để phù hợp với tình hình mới. đẩy nhanh các giải pháp như:
Nâng cao chất lượng công tác dự báo và tổ chức thu, chi bằng tiền mặt.
Cần có quy định tất cả các cơ quan, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khu
vực công phải mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng phục vụ.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho các đơn vị giao dịch sử
dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
x


MAIN THESIS EXTRACT
Author: Nguyen Duc Trung

Thesis title: "Improving control regular expenditures through the State Treasury budget
Hung Yen Province".
Major: Business Administration
Code: 60.34.01.02
Training institutions: the Academy of Agriculture Vietnam
1. Purpose of the study
On the basis of reflection and assessment of the status of the state budget expenditure
control at the State Treasury regularly Hung Yen Province since then recommend
solutions in order to improve the control of recurrent expenditure in Treasury budget
Hung Yen in the coming years.
2. Research Methodology
- Methods of data collection:
+ Collect secondary data: Available data obtained in consolidated reports stored in the
state treasury annually Hung Yen Province.
+ Primary Data Collection: Survey interviewed a number of accounting units using state
budget (central, provincial, district, commune).
- Method of analysis:
+ Methods of descriptive statistics: Use the sotuyet to, relatively, tables, graphs to
describe actually pioneered only necessary for the analysis. Gather information on the
status of expenditure control at the State Treasury Hung Yen Province.
+ Comparative statistical method: A method of conducting comparisons, it should solve
the problem of ensuring the basic conditions to be able to sync comparable indicators
such as the unity of space, time, content, nature and unit, while according to the purpose
of analysis that compares the original decision. Can be selected by the relative and
absolute numbers
- System basic criteria used in the analysis:
(1) Total revenue and total expenditure. (2)% implementation of the plan. (3) The
revenue and expenditure structure (4) The proportion of cash (5) revenue arising etc ..
3. Main results
Highlight the natural characteristics and conditions of socio-economic development of

the state budget revenues and expenditures of Hung Yen province has illustrated with
some tables
Highlighting functions and duties of the State Treasury powers Hung Yen. Organizational
structure control apparatus recurrent expenditure budget through the State Treasury
statistics Hung Yen Province's entire civil servants in general and Hung Yen Treasury
officials control regular expenditures budget in particular by well qualified from gender
assessments to comment on the ability to complete the task of civil servants
xi


Reflect the actual status of the State Treasury expenditure control in Hung Yen from
process contents according to the economic content with tables summarize the
implementation expenditure control as well as the requirements of each type of voucher
records for three years most recently synthesized responses of accounting units using
the state budget as well as the analysis of results achieved duoc.Dua the cause of the
limitations in the implementation process and the principle of state budget control that's
human limitations.
In order to offer complete solutions to control regular expenditures on university budget
Hung Yen province in the next year
4. Conclusion
Strict control of the state budget expenditures is always a major concern of the Party,
State and people of all levels and sectors, an important contribution in monitoring the
distribution and use of resources Finance is effective; and is an effective measures to
practice thrift and combat waste. The control of recurrent expenditure budget has an
important role to ensure that the budget expenditures are used for the right purpose, and
efficiency savings.
- Control regular expenditures in the state treasury budget Hung Yen has exposed many
limitations. Estimates substances not ensured, the budget allocation is very slow early,
especially the central budget and the provincial budget, yet highly effective in
controlling expenditure estimates stick to Budget water. In addition to the usual bug

also difficult to quantify the irregularities as records lack objectivity, logic, lack of
realism, just a formality.
The situation of direct payments from the state treasury Hung Yen for providers of goods
and services, for those entitled to state budget has not been significantly improved, the
budget was cut, dispersed and artificial tension. The payment massively and Ron Arabic
on the last day of such month last year put pressure on both the expenditure control
accounting of Hung Yen and accounting Treasury payment in shares.
The proportion of cash payments in the total expenditure remains high often create
loopholes budget premature withdrawal of funds you spend the wrong mode, violations
of financial discipline, embezzlement, waste ....
-. Therefore, the management of the state budget, which comes from the grassroots level
as the control of recurrent expenditure budget through the State Treasury Hung Yen
necessarily be completed, improving the quality of its internal resources to suit the new
situation . accelerating solutions such as:
Improving the quality of forecasts and organize the collection and spending cash.
Should be regulated all agencies and providers of goods and services for the public
sector to open deposit accounts at the bank serves.
Strengthen communication, dissemination and guidelines for the trading unit used forms
of non-cash payments.
xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nguồn thu của cả nước ngày càng bị hạn hẹp, do sức ép
của cộng đồng quốc tế về thuế quan và mở cửa tự do cho hàng hóa thông thương.
Do vậy nguồn thu từ thuế giảm mạnh, nhiều mặt hàng thuế suất 0%. Trước sức
ép ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN,
hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nhu cầu chi tiêu của chính quyền ngày càng nhiều, do đòi hỏi về phát

triển kinh tế, mua sắm trang thiết bị máy móc làm việc trong khu vực công. Mặt
khác nhu cầu quỹ NSNN chi cho an sinh xã hội đòi hỏi ngày càng cao do mặt trái
của nền kinh tế thị trường làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có vai trò quan trọng trong việc phân
phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, chống thất thoát
lãng phí NSNN, tạo điều kiện giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng;
tăng cường kỷ luật tài chính; nâng cao uy tín của Nhà nước trong quản lý và điều
hành NSNN.
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN đã có những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt khi luật NSNN
được áp dụng, các khoản chi đã dần đi vào nề nếp theo đúng chính sách, chế
độ quy định.
Tuy nhiên, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ
thống kho bạc Nhà nước (KBNN), hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn nhiều những vấn đề chưa phù hợp.
Cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn phức tạp, trong nhiều trường hợp vẫn
chưa thể hiện được tính chủ động, nhiều vấn đề cấp bách không đáp ứng kịp thời
hoặc chưa có hướng xử lý thích hợp, lúng túng. Công tác điều hành ngân sách
Nhà nước của chính quyền trên địa bàn còn hạn chế, vai trò quản lý quỹ NSNN
trên địa bàn chưa được bộ máy tổ chức quan tâm đúng mức. Năng lực kiểm soát
chi còn hạn chế, chưa đáp ứng được kịp thời với những đổi mới. Vì vậy, tổ chức
và hoạt động kiểm soát chi qua KBNN trên địa bàn Hưng Yên cần được hoàn
thiện một cách có hệ thống và khoa học.
1


Xuất phát từ những yêu cầu, qua quan sát thực tế về công tác kiểm soát
chi thường xuyên NSNN tôi thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu và hoàn
thiện đặc biệt là nội dung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN do đó
tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh

Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN tại KBNN Tỉnh Hưng Yên, đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Hưng Yên trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN
- Phản ánh và đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN Tỉnh
Hưng Yên từ năm 2013 đến 2015
- Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN cho KBNN Tỉnh Hưng Yên từ nay đến năm 2020
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN Tỉnh Hưng Yên
Đối tượng thực hiện khảo sát là các đơn vị sử dụng NSNN ở một số huyện
và văn phòng Kho Bạc Nhà Nước Hưng Yên
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về không gian.
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên NSNN của Văn phòng KBNN tỉnh Hưng Yên và một số huyện
trực thuộc và các đơn vị sử dụng NSNN thuộc KBNN Hưng Yên quản lý.
b. Về thời gian.
Đề tài được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015 do đó số liệu thứ cấp
được phản ánh trên các báo cáo thu chi NSNN, các báo cáo có sẵn tại các KBNN
huyện và văn phòng KBNN tỉnh Hưng Yên.
2



Dữ liệu sơ cấp được điều tra khảo sát tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên
Và giải pháp được đưa ra đến năm 2020.
c.Về nội dung.
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN. Luận văn tập trung nghiên cứu vào nguyên tắc, nội
dung và quy trình hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Tỉnh
Hưng Yên
Thứ hai, nghiên cứu phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên, tập chung chủ yếu vào quy trình nội dung
và kết quả nguyên nhân của hạn chế
Thứ ba, nhằm nghiên cứu đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN trong những năm tới tập chung vào những giải pháp mang
tính cấp bách, thực tế

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về NSNN
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư của Liên Xô (cũ) (1971) cho rằng:
“Ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong
một giai đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí
nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài
chính cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập

(tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức,
gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Riêng về khái niệm NSNN, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ năm
ngân sách 2004, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước Khái niệm này có thể coi là cơ bản nhất trong các khái niệm đã nêu trong
đề tài. (Quốc hội-2002)
NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển của các
mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Nhà nước ra đời và ban hành các luật thuế để lấy
tiền chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Về bản chất NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và
Xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn Tài
chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền
kinh tế - xã hội của mình. NSNN có 2 chức năng cơ bản:
Huy động nguồn Tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán
của Nhà nước.
Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước.
4


2.1.1.2. Khái niệm về chi NSNN và chi thường xuyên NSNN
a. Khái niệm về chi NSNN
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách
Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước. Tân Tùng Lâm (2012).
Chi ngân sách nhà nước bao gồm những khoản chi sau: Chi đầu tư phát
triển; chi thường xuyên; chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do chính phủ vay;

chi viện chợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài;
chi cho vay của ngân sách trung ương; chi trả gốc và lãi huy động đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính; chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn
ngân sách từ ngân sách năm trước sang năm sau.
Đối tượng của chi NSNN là toàn bộ các khoản chi của NSNN được bố trí
để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng
thời kỳ lịch sử nhất định. Chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư
cách là chủ thể quản lý với khách thể quản lý là các đơn vị sử dụng NSNN. Mục
tiêu của chi NSNN là với một số tiền nhất định được sử dụng sẽ đem lại hiệu quả
cao nhất về kinh tế- xã hội. đồng thời giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích
kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong Xã hội.
b. Chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của nhà nước với các nội dung chủ yếu: chi tiền công, tiền lương; chi mua
sắm hàng hoá, dịch vụ; chi chuyển giao thường xuyên. Lương Ngọc Tuyền (2005)
Về thực chất, chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối lại nguồn
vốn từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động bình thường
của bộ máy nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước
đảm nhiệm.
Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện trên
các mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tể, xã hội, là một trong những nhân tố
có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.
5


Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn
định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện

các chính sách xã hội... góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều
chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Nói cách khác, chi
thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng,
an ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội,
đảm bảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.
2.1.1.3. Khái niệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện
kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên theo các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình
thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi
trả các khoản chi thường xuyên của NSNN. Đào Hoàng Liên (2010)
Theo quy định tại điều 3 thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Của
Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua
KBNN (Bộ Tài chính-2012)
Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau:
Tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách nhà nước.
Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao theo quy định tại Điều 54
của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quy định
tại Điều 7 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN (Chính Phủ-2003)
Chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quyết định của
cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

qui định.
6


- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định tại điều 7 Thông tư
161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Của Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm
soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
- Ngoài các điều kiện quy định trên, trường hợp sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc
khác thuộc phạm vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủ quyết định trúng thầu hoặc
quyết định chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
2.1.2.1. Vai trò của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Tại điều 56 Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã quy định: “Căn cứ vào dự
toán NSNN được giao và yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần
thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều
kiện quy định tại khoản 2 điều 5 của luật này theo phương thức thanh toán trực
tiếp. Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể phương thức thanh toán này cho
phù hợp với điều kiện thực tế”; đồng thời, tại điểm 1, điều 55 Nghị định
60/2003/NĐ-CP cũng quy định “Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức
được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm
tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử
dụng kinh phí (Quốc hội, QH11-2002)
Trên cơ sở Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính ban
hành Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát,
thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; trong đó,

một số đặc điểm kiểm soát chi NSNN qua KBNN như sau: KBNN thực hiện kiểm
soát chi NSNN theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy đơn vị, tổ chức kinh tế hay
cơ quan nhà nước sử dụng kinh phí ngân sách cấp không đúng mục đích, không
có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà nước, thì KBNN sẽ từ chối cấp
phát, thanh toán. Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng
công quỹ quốc gia được chặt chẽ, đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa, xây
7


dựng... Nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên được giao cho KBNN là thật sự
cần thiết.
Một là, quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN đảm bảo tiết kiệm và
có hiệu quả tập trung nguồn lực Tài chính để phát triển kinh tế- xã hội.
Thực hành tiết kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí; góp phần
kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền Tài chính Quốc gia.
Nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành các cấp, các
cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN.
Hai là, các khoản chi thường xuyên NSNN thường mang tính không hoàn
trả trực tiếp. Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN để đảm bảo cho
việc Nhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với số tiền mà Nhà nước
đã bỏ ra.
Bởi việc lượng hoá các kết quả của các khoản chi thường xuyên
NSNN thường rất khó khăn và nhiều khi không toàn diện. Mặt khác, lợi ích
của các khoản chi thường xuyên NSNN mang lại thường ít gắn với lợi ích cụ
thể, cục bộ.
Ba là, phải có cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá
trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực; đồng
thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý. Từ đó, có những kiến nghị
nhằm sửa đổi, bổ sung hay kịp thời ban hành những cơ chế quản lý phù hợp, chặt

chẽ hơn.
Do tính chất, đặc điểm của các khoản chi thường xuyên NSNN, cơ chế
quản lý chi thường xuyên NSNN thì chỉ quy định được những vấn đề chung
nhất, mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết tất cả các vấn đề nảy sinh
trong quá trình thực hiện chi thường xuyên NSNN. Điều này làm cho cơ chế
quản lý chi nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi thường
xuyên NSNN.
Bốn là, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử
dụng đúng mục đích, có hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế
khu vực.
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu
khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển. Mặt khác, hội nhập là
sự thừa nhận và vận hành nền kinh tế Tài chính tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ,
8


các chuẩn mực quốc tế. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng
thời góp phần xây dựng một nền Tài chính công khai, minh bạch.
2.1.2.2. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Thứ nhất, chi thường xuyên là những khoản chi mang tính liên tục. xuất
phát từ tồn tại của Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế
xã hội làm nảy sinh các khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải có tạo lập nguồn
lực tài chính thường xuyên để trang trải.
Với đặc điểm trên, lựa chọn phương thức cấp phát như cấp dự toán, hay
cấp bằng lệnh chi tiền, việc theo dõi các khoản chi đặt ra yêu cầu không để ngân
sách bị tồn đọng, phân khúc, gây tình trạng nơi thừa nguồn nơi thiếu nguồn, gây
căng thẳng giả tạo khiến cho các khoản chi bị gián đoạn ảnh hưởng đến tiến độ,
chất lượng công việc đôi khi còn gây những thiệt hại to lớn có thể đo đếm được
và không thể đo đếm được.
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng

cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của
NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu
dùng xã hội. Chi thường xuyên đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các
nhiệm vụ Nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách
hiện tại.
Khi nghiên cứu cơ cấu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của
vốn cấp phát, người ta phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích lũy và
chi tiêu dùng. Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên
được xếp vào chi tiêu dùng bởi vì chi thường xuyên chủ yếu trang trải cho các
nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt
động sự nghiệp; các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên có
một số khoản chi thường xuyên mà người ta có thể coi nó như là những khoản
chi có tính chất tích lũy đặc biệt như chi mua sắm tài sản cố định, sửa chữa xây
dựng nhỏ.
Vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên là kiểm soát các
khoản chi sao cho vừa đúng luật, tuân thủ các quy định tài chính, các điều kiện chi
nhưng không thể chậm chễ cấp phát đối với những khoản chi không thể trì hoãn
được như lương, phụ cấp, điện, nước, văn phòng phẩm, nghiệp vụ chuyên môn…
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu
9


tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng
các hàng hóa công cộng. Chi thường xuyên luôn phải hướng vào việc bảo đảm
hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước. Nếu một khi bộ máy quản lý nhà
nước gọn nhẹ, hoạt đồng hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảm bớt
và ngược lại. Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức
độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và
mức độ chi thường xuyên của NSNN
2.1.3. Nguyên tắc, nội dung và quy trình hoạt động kiểm soát chi thường

xuyên NSNN
2.1.3.1. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải được thực hiện thống
nhất theo những nguyên tắc sau:
Một là, tất cả các khoản chi ngân sách Nhà nước phải được kiểm tra, kiểm
soát trong quá trình chi trả, thanh toán.
Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách Nhà nước được giao. Chi
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được
thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Hai là, mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách Nhà ước.
Các khoản chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao
động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá
hiện vật, ngày công lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ba là, việc thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng
lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà
nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Bốn là, trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà
nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp NSNN.
Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân
sách nhà nước theo đúng trình tự quy đ ịnh.
10


2.1.3.2. Nội dung kiểm soát chi NSNN
Kiểm soát các khoản chi thường xuyên phải gắn với nhiệm vụ quản lý của
các đơn vị, kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ chứng từ, bảo

đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, bảo đảm các khoản chi phải có trong
dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách.
Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách Nhà nước đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.
Kiểm soát chi thường xuyên gồm:(1) kiểm soát các khoản chi thanh toán
cho cá nhân;(2) kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn; (3) kiểm soát chi các
khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ; (4) kiểm soát chi khác.
a. Kiểm soát chi các khoản chi thanh toán cho cá nhân
Là kiểm soát chi lương, các khoản có tính chất lương, và tiền công thuê
lao động.
-Hồ sơ nộp tại Kho bạc Nhà nước
Đầu năm đơn vị sử dụng NSNN phải gửi các loại văn bản, giấy tờ sau đây
đến KBNN để kiểm tra và lưu giữ:
+ Dự toán chi thường xuyên NSNN năm được cấp có thẩm quyền duyệt.
+ Bảng đăng ký hoặc thông báo biên chế, quỹ lương được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (nếu có) .
-Nội dung kiểm soát chi
Là kiểm soát bộ giấy rút dự toán gồm: giấy rút dự toán ngân sách; danh sách
chi lương có ghi số tài khoản cá nhân của người hưởng (nếu là chuyển khoản)
+ Kiểm tra các yếu tố trên giấy rút dự toán ngân sách của đơn vị: giấy rút
phải đúng mẫu quy định hiện hành, các yếu tố trên giấy rút dự toán phải được ghi
đầy đủ, không tẩy xoá, đúng mẫu dấu chữ ký của người chuẩn chi và kế toán đã
đăng ký trên bảng đăng ký lưu tại KBNN.
+ Kiểm tra, đối chiếu khoản chi về lương và phụ cấp lương với dự toán kinh
phí và quỹ tiền lương được thông báo, bảo đảm phải khớp đúng với hệ số lương
11



của từng cán bộ công chức, viên chức các khoản đóng góp theo quy ddingj bao
gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Kiểm tra về biên chế: nếu có tăng biên chế thì tổng số biên chế không
được vượt so với biên chế được thông báo. Trường hợp có tăng, giảm lao động
đơn vị phải gửi danh sách tăng, giảm công chức, viên chức để kiểm tra và lưu giữ
tại KBNN cùng với Bảng kê danh sách công chức, viên chức và tiền lương của
đơn vị.
-Xử lý sau khi kiểm soát
+ Nếu chưa đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ chưa đầy đủ, viết sai các yếu
tố trên chứng từ,… thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ theo
quy định.
+ Nếu phát hiện việc chi tiêu không đúng chế độ, hoặc tồn quỹ ngân sách
không đủ cấp phát, thanh toán thì từ chối thanh toán; thông báo và trả lại hồ sơ
cho đơn vị, đồng thời thông báo cho cơ quan Tài chính đồng cấp (đối với khoản
chi thuộc ngân sách cấp đó) hoặc KBNN cấp trên trực tiếp (đối với khoản thuộc
ngân sách cấp trên) biết để xử lý.
+ Nếu đủ điều kiện cấp phát thanh toán, thì kế toán kiểm soát chi thường
xuyên (là người được giao nhiệm vụ quản lý tài khoản dự toán của đơn vị (hay
còn gọi là kế toán viên phụ trách đơn vị) trực tiếp làm thanh toán cho đơn vị.
Kiểm soát chi các khoản chi thanh toán cho cá nhân là kiểm soát chi lương,
các khoản có tính chất lương ngoài ra còn có kiểm soát các khoản thanh toán cho
cá nhân thuê ngoài. Căn cứ vào dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao;
hợp đồng kinh tế; hợp đồng lao động; bộ giấy rút dự toán NSNN của đơn vị,
KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán trực tiếp cho người được hưởng hoặc cấp
qua đơn vị để thanh toán cho người hưởng. Kế toán kiểm soát chi thường xuyên
trực tiếp thực hiện tuần tự các bước công việc sau đây: Trên giấy rút dự toán
NSNN, phần “KBNN ghi sổ và hạch toán” kế toán chủ quản ký ở vị trí “Kế toán”
để xác minh chứng từ đã được kiểm soát; sau đó trình Kế toán trưởng kiểm soát
lại và ký vào phần “Kế toán trưởng”; tiếp theo trình giám đốc ký vào phần “Giám

đốc” và chuyển cán bộ giữ dấu đóng dấu “Kế toán” vào chữ ký của Giám đốc;
nếu Giấy rút dự toán là chuyển khoản thì tách một liên chứng từ lưu tại KBNN, 1
liên trả đơn vị, 1 liên chuyển qua ngân hàng kẹp cùng danh sách chi lương; nếu
Giấy rút dự toán là rút tiền mặt thì chuyển bộ giấy rút cho thủ quỹ, thủ quỹ kiểm
12


×