Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN PHONG

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016


Tác giả luận văn

Vũ Văn Phong

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập
thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đỗ Quang Giám đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi
xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Bộ
môn Kế toán Quản trị – Kiểm toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể và cán bộ UBND huyện Lục Ngạn, Phòng
Tài chính – Kế hoạch, Phòng giáo dục huyện Lục Ngạn, KBNN huyện Lục Ngạn, các
cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn
huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Văn Phong

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................................................ii
Mục lục...............................................................................................................................................iii
Danh mục các bảng biểu ................................................................................................................... v
Danh mục sơ đồ................................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ...........................................................................................................................viii
Main thesis extract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................................ 4
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về sự nghiệp giáo dục ......................................................... 4
2.1.2 Ngân sách Nhà nước .............................................................................................. 9
2.1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục .................................. 16
2.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 31
2.2.1 Thực tiễn quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 31
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 36
3.1.1
3.1.2

3.1.3
3.1.4
3.1.5
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Lục Ngạn ...................................... 36
Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................... 37
Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 39
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ...................... 43
Khái quát chung tình hình giáo dục ở huyện Lục Ngạn ...................................... 45
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 51
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ..................................................... 51
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 52
Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 52

iii


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 53
4.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................................ 53
4.1.1 Tình hình chi ngân sách cho giáo dục của huyện Lục Ngạn ............................... 53
4.1.2 Tổ chức công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục .................................................................................................... 54
4.1.3 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục
huyện Lục Ngạn ................................................................................................... 57
4.1.4 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho

sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn ............................................................ 60
4.1.5 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục của huyện Lục Ngạn ............................................................................. 79
4.2 Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp
giáo dục của huyện Lục Ngạn .............................................................................. 82
4.2.1 Ưu điểm ............................................................................................................... 82
4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................... 86
4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp
giáo dục của huyện Lục Ngạn .............................................................................. 89
4.3.1 Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn........................... 89
4.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ............................ 92
4.3.3 Điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp ....................................................... 102
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................................104
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 104
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 105
5.2.1 Kiến nghị với tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 105
5.2.2 Đối với huyện Lục Ngạn .................................................................................... 105
Danh mục các tài liệu tham khảo..................................................................................................106
Phụ lục .............................................................................................................................................106

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Biểu thống kê các loại đất huyện Lục Ngạn năm 2015 .................................. 38
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 ................. 40
Bảng 3.3.Tình hình dân số - lao động huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 ............... 42
Bảng 3.4. Quy mô phát triển giáo dục Tiểu học, THCS và mầm non ở huyện Lục
Ngạn giai đoạn 2013 – 2015........................................................................... 45

Bảng 3.5. Chất lượng giáo dục đạo đức Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2013 – 2015 .................................................................................... 47
Bảng 3.6. Chất lượng giáo dục văn hoá Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn giai
đoạn từ năm 2013 – 2015 ............................................................................... 48
Bảng 3.7. Quy mô đội ngũ giáo viên Tiểu học và THCS ở huyện Lục Ngạn giai
đoạn 2013 – 2015 ........................................................................................... 50
Bảng 3.8. Tổng hợp số lượng phiếu điều tra, khảo sát ................................................... 52
Bảng 4.1. Tình hình đầu tư ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện
Lục Ngạn giai đoạn từ năm 2013 – 2015 ....................................................... 53
Bảng 4.3. Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015 ......................................................... 58
Bảng 4.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi
thường xuyên ngân sách huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013 – 2015....................... 60
Bảng 4.5. Đánh giá thực hiện chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục theo
nhóm mục chi ở huyện Lục Ngạn giai đoạn năm 2013 – 2015. .................... 62
Bảng 4.6. Tình hình chi cho con người thuộc khối giáo dục huyện Lục Ngạn giai
đoạn năm 2013 – 2015 ................................................................................... 65
Bảng 4.7. Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục ở huyện Lục Ngạn
giai đoạn từ năm 2013 – 2015 ........................................................................ 69
Bảng 4.8. Tình hình chi mua sắm, sửa chữa cho giáo dục huyện Lục Ngạn giai
đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................... 73
Bảng 4.9. Tình hình các khoản chi khác cho giáo dục của huyện Lục Ngạn giai
đoạn năm 2013 – 2015 .................................................................................. 75
Bảng 4.10. Tổng hợp chi và cơ cấu các khoản chi thường xuyên sự nghiệp giáo
dục của huyên giai đoạn 2013-2015 ............................................................... 81

v


Bảng 4.11. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác quản lý chi

ngân sách ở huyện năm 2012 ......................................................................... 82
Bảng 4.12. Ý kiến trả lời của hiệu trưởng và kế toán các trường học ở huyện về
lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục .................. 84
Bảng 4.13. Ý kiến trả lời của hiệu trưởng, kế toán các trường học về chấp hành
chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện .................... 85

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước hiện nay ............................................ 15
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách cho giáo dục ................................................. 54
Sơ đồ 4.2. Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục ở địa bàn huyện Lục Ngạn ................ 56
Sơ đồ 4.3. Quy trình lập dự toán ngân sách SNGD ........................................................ 57

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Vũ Văn Phong
- Tên luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo
dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60.34.01.02
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường

xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2013 - 2015 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục
Ngạn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả chi
thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lục
Ngạn.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn trường đại diện, chọn cán bộ
quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác kế toán tại các trường.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Thực hiện kế thừa những
nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lục Ngạn, kết quả của các công trình
nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Thu thập tài liệu có sẵn tại Phòng Tài
chính kế hoạch huyện, Phòng giáo dục huyện, Kho bạc Nhà nước huỵện...
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các dữ liệu có liên
quan đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục
của huyện Lục Ngạn được thu thập số liệu thông qua việc tham khảo ý kiến của
cán bộ phòng Tài chính - kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Hiệu
trưởng,cán bộ kế toán trường trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích so sánh.

viii


-Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung
quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và các yếu ảnh

hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục.
+ Thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục; kết quả thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục; đánh giá công tác lập dự toán, chấp hành dự toán,
quyết toán, những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thường
xuyên ngân cho sự nghiệp giáo dục, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
Những hạn chế trong việc quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự
nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn đó là việc lập dự toán, chấp hành dự toán
và quyết toán chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, chưa sát với thực
tế, không tuân thủ theo định mức quy định của Nhà nước ban hành. Đây là sự
chưa tương thích về trình độ với nhu cầu quản lý nói chung, quản lý chi thường
xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương nói riêng, nên cần chú
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách thường xuyên.
+ Để thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên ngân cho sự nghiệp
giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong các năm tiếp theo, cần áp
dụng đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách
giáo dục, tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, bảo đảm cơ
cấu chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hợp lý, tăng
cường quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trong cả ba khâu lập,
chấp hành và quyết toán, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra…
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây cần phải có sự vào cuộc
đồng bộ của nhiều cơ quan, ban ngành ở các cấp, đặc biệt là hệ thống cơ quan
quản lý tài chính Nhà nước phải thường xuyên hoàn thiện cơ chế chính sách liên
quan, đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý các
trường hợp vi phạm trong công tác chi thường xuyên ngân sách nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục ngày càng tốt hơn.

ix



MAIN THESIS EXTRACT
1. Summary
- Name’s Author: Vu Van Phong
- Thesis title: Management of recurrent expenditure budget for the ducation of Luc
Ngan district, Bac Giang province
- Major: Business administration
- Code: 60.34.01.02
- Name’s Training Facility: Vietnam Agriculture Institute
2. Contents of the compendium
- Research purpose of the thesis:
In order to systematize the rationale and practical management of recurrent
expenditure on the state budget for education. Analyze, evaluate the status of the
management of recurrent expenditure budget for the education of Luc Ngan district, Bac
Giang province period 2013 - 2015, and propose solutions in order to improve the
management of recurrent expenditure budget books for the education of Luc Ngan
district, to meet the requirements of economic development - social, and improve the
efficiency of recurrent expenditure budget for education Luc Ngan district.
- The research methods were used:
+ Survey Sampling method:
Choose a field representative, selected managers and staff working directly in
the field of accounting.
+ Methods of data collection:
Secondary data for research include: Implement inheriting the content from
books, magazines, statistical yearbooks, final report, the literature on natural conditions,
socio-economic Luc Ngan, the results of the research projects concerned have been
announced. Collect documents available at the Chamber of Financial Planning District,
the district education department, district, State Treasury ...
Primary data service of the research process including data related to the

management of recurrent expenditure budget for education career of Luc Ngan data
collected through the consultation Finance officials - the district plan, the district State
Treasury, Principal, school staff accountant Luc Ngan district.
+ Information analysis method:
The method described statistics, comparative analysis method.
- The research results were achieved:
Rationale between argument and practices about enhance the management of
recurrent expenditure budget for the cause of education through the concept,
characteristics, roles, content management recurrent expenditure budget for education

x


and career the weak impact on the management of recurrent expenditure budget for
education.
+ Status of organization, management implemented recurrent expenditure
budgets for education; performance management of recurrent expenditure budgets for
education; evaluation of the estimating, execution plans and settlements, the
achievements and limitations in the management of recurrent expenditure budget for
education, causes and propose solutions.
The limitations in the management of recurrent expenditure budget for the
education of Luc Ngan district that is the estimation, execution and settlement cost
estimate has not been focused, formalism, not close to the real international, noncompliance with the norms prescribed by the State issued. This is not compatible with
the needs of qualifications in general management, management of recurrent
expenditure budget for education locally in particular, should pay attention to the
training and retraining of staff a regularly.
+ To implement the management of recurrent expenditure budget for the
education of Luc Ngan district, Bac Giang province in the next year, to be applied after
synchronization solutions: Continue to perfect the management apparatus education
budgets, strengthen the mobilization of investment in education, ensuring regular

expenditure structure of the State budget for education logical, strengthen the
management of recurrent expenditure for education in all three stages of elaboration,
execution and settlement, the implementation mechanism of autonomy, selfresponsibility, strengthen the inspection, testing ...
However, to implement the above solution requires the participation of many
agencies synchronous and departments at all levels, especially the system of financial
authorities of the State to regularly improve about mechanism the related policies,
particularly to strengthen the inspection and examination promptly handle violations in
the work of regular budget expenditures in order to improve the efficiency of the
management of recurrent expenditure budget water for education career better.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục là một hệ thống lớn trong mỗi quốc gia, có liên quan mật thiết
đến việc hình thành và phát triển con người, nhân tố quyết định sự phát triển của
xã hội loài người. Vì vậy, quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều phải hết sức quan
tâm đến giáo dục (Đặng Quốc Bảo, 2010). Việt Nam là một nước có xuất phát
điểm về trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, đời sống của nhân dân còn
nhiều khó khăn. Để có thể bắt kịp với các nước khác và hoà nhập với xu
hướng phát triển chung của thế giới, công tác giáo dục và đào tạo cần được
xác định là quốc sách hàng đầu. Điều này có nghĩa là giáo dục và đào tạo phải
được đặt ở vị trí then chốt nhất nhằm tạo ra nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục,thì đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục các cấp là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định
trong việc biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, quyết định hiệu quả và chất
lượng giáo dục (Phạm Minh Hạc, 2002)
Trong thời đại khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và thông tin phát
triển như hiện nay, trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển

và sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá
mức độ phát triển của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập và cạnh tranh.
Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con
người - động lực trực tiếp của sự phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, không ngừng tăng cường
đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có
nhiều chính sách mới đối với ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể như: xã hội
hoá giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý tài chính… Những chính sách này đều
nhằm một mục đích là tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển. Đi
đôi với sự thay đổi chính sách cũng cần phải có sự thay đổi trong phương
thức quản lý nhằm đồng bộ hoá quá trình đổi mới, từ đó đưa đến kết quả
trong việc tăng cường giám sát, quản lý quá trình sử dụng kinh phí nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí.

1


Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục giúp các nhà
quản lý có những đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch
và dự toán ngân sách, tình hình chấp hành chế độ tài chính kế toán và công tác
quản lý tài chính của từng đơn vị. Xét trên phạm vi một huyện, chi ngân sách Nhà
nước cho lĩnh vực giáo dục có một vị trí quan trọng, bởi vì sự nghiệp giáo dục cấp
huyện là gốc rễ cho quá trình giáo dục đào tạo ở các bậc cao hơn. Lục Ngạn là một
huyện miền núi, tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện
tự nhiên còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung. Vì vậy,
ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục vẫn giữ vai trò chủ đạo. Xuất
phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang” để nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi
thường xuyên NS cho sự nghiệp giáo dục, đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản
lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi
thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên
ngân sách cho sự nghiệp giáo dục.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho
sự nghiệp của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản
lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của của đề tài là công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách cho sự nghiệp giáo dục; những quy định về quản lý chi thường xuyên
ngân sách cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục; tình hình quản chi thường xuyên
ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào quy trình quản lý chi thường
xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục; những vấn đề tồn tại trong công tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục; nguyên nhân; các
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp
giáo dục của huyện..

+ Phạm vi về không gian: huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang; theo phân cấp
quản lý thì đề tài tập trung vào nghiên cứu với ba nhóm trường Mầm non, tiểu
học, THCS ở huyện.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2013 2014; số liệu sơ cấp năm 2015.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về sự nghiệp giáo dục
2.1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm giáo dục
Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người và có thể coi là dạng
quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa khác
nhau. Hay nói cách khác, giáo dục là quá trình bồi dưỡng, nâng đỡ sự trưởng
thành về nhận thức của con người, tạo ra những con người có đầy đủ kiến thức,
năng lực hành vi, có khả năng sang tạo. Ở góc độ hẹp hơn, giáo dục được hiểu đó
là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người.
* Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện
một cách tự giác, nó tồn tại, vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống.
Theo cách nói của Mác thì “dàn nhạc” giáo dục trong quá trình tồn tại và phát
triển tất yếu phải có sự quản lý giáo dục.
Theo Kôndakốp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
khâu của hệ thống ... nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của thế hệ
trẻ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các
quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất
và tâm lý của trẻ em ...” (Kôndakốp, 1984).

Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989) thì “Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm
cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các
tính chất của Nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.

4


2.1.1.2 Sự cần thiết và vai trò của sự nghiệp giáo dục
* Sự cần thiết
Nhận rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội, kiến thức là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai. Hội nghị lần
thứ hai (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đưa ra những định hướng chiến lược về phát triển giáo dục – đào tạo trong thời
kỳ mới. Giáo dục có vai trò quyết định đối với việc hình thành quy mô và chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp chung, Nhà nước
chăm lo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và ban hành những chính sách
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; các doanh nghiệp,
mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển
giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục... và mọi người
được tạo cơ hội tiếp cận với học vấn phổ thông và nghề nghiệp
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao
động hàng triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó,
mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự
nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong xã hội cổ xưa,
thì giáo dục chỉ dừng lại ở sự truyền dạy cách sống, kinh nghiệm đấu tranh và
sản xuất ở phạm vi một bộ tộc, một bộ lạc… nhưng trong xã hội ngày nay, giáo
dục được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với những cấp bậc và chương

trình giảng dạy khác nhau.
Theo Luật Giáo dục năm 2005 thì hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
2. Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
3. Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
4. Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học)
đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp
ủy đảng và chính quyền ngành giáo dục Việt Nam đã khắc phục và hoàn thiện rất
nhiều, quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng, chất lượng được nâng cao:
* Vai trò của giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò rất quan trọng
trong đời sống xã hội, sản phẩm của giáo dục là tạo ra những con người có kiến
thức, năng lực, hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng

5


giai đoạn cụ thể. Phát triển giáo dục là một trong những nền tảng và động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững.
Ngày nay giáo dục đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ
tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực xã hội
như chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng và an ninh, bởi lẽ, con người được
giáo dục tốt và biết tự giáo dục thường xuyên mới có khả năng giải quyết một
cách sáng tạo và có hiệu quả những vấn đề do sự phát triển của xã hội đặt ra. Con
người được giáo dục và biết tự giác giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất
cho sự phát triển bền vững của xã hội. Chính bởi vậy, giáo dục là một bộ phận
hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu

quan trọng nhất của sự phát triển.
Đối với phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu
tư, nguồn lực con người đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp
đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội. Kinh tế nước ta có khả năng cạnh tranh với
các nước trong khu vực và thế giới, thu hút được mạnh mẽ các nguồn đầu tư, đều
phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một trong những
nguồn lực rất quan trọng đối với quá trình CNH – HĐH đất nước. Nói đến phát
triển nguồn nhân lực chính là phát triển cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo
phát triển bền vững nền kinh tế. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong
một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ
nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? để giảm bớt tình trạng nguồn nhân lực dồi
dào nhưng chất lượng lao động thấp chủ yếu là lao động thô sơ. Vì vậy, một nền
giáo dục phát triển toàn diện sẽ góp tạo ra một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất,
trình độ, kỹ thuật nghề nghiệp có khả năng tiếp thu khoa học, công nghệ của nền
sản xuất hiện đại.
Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ: Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi
khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thì lực lượng lao động, nhất là lực lượng
lao động kỹ thuật có tay nghề cao càng có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng trưởng
kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu và áp dụng

6


phương tiện kỹ thuật hiện đại của các nước trên thế giới để đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – công
nghệ hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khoảng cách phát triển kinh tế so với
các nước đi trước. Do vậy, giáo dục phát triển tạo ra nguồn nhân lực có trình độ

đáp ứng sự phát triển của khoa học – công nghệ. Đồng thời để thúc đẩy đổi mới
công nghệ trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập khu vực và quốc tế thì nguồn lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng.
Qua đó thấy được vai trò của giáo dục đối với việc phát triển khoa học – công
nghệ. Do đó để tăng cường nguồn tri thức cho khoa học – công nghệ cũng như
việc tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ mới đòi hỏi chúng ta phải đầu
tư phát triển nguồn lực con. Việc đào tạo đội ngũ tri thức có đủ trình độ để áp
dụng những kỹ thuật hiện đai của các nước đồng thời phát triển đội ngũ khoa học
– công nghệ ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.
Đối với sự nghiệp văn hoá: Giáo dục có vai trò cực kì quan trọng, nó giúp
cho con người lưu giữ được các văn hoá kết tinh qua các thời kì từ những gì đã
được rèn luyện ở tiểu học và đó là cơ sở để rèn luyện tốt hơn trong môi trường
giáo dục khác. Những giá trị do con người sáng tạo ra được tập hợp lại, hệ thống
hoá, khái quát hoá (tri thức hoá) trở thành kiến thức trong các giáo trình bài giảng
của nhà trường. Văn hoá mang đến cho giáo dục những nội dung thiết yếu,
những hiểu biết cần truyền đạt và là yếu tố quan trọng để phát triển tri thức con
người một cách toàn diện hơn. Sự sáng tạo trong quá trình giáo dục làm phong
phú thêm những giá trị văn hoá vốn có và làm nảy sinh những giá trị văn hoá
mới. Quan trọng hơn nữa là nó tạo ra được những thế hệ người có khả năng sáng
tạo không chỉ trong lĩnh vực văn hoá.
Như vậy, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội:
Như góp phần tạo nguồn lực con người, nguồn lực đó là con người lao động có trí
tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, từ đó tạo nguồn lực cho đất
nước, đội ngũ lao động cho khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, giáo dục còn có ý
nghĩa rất lớn đối với hoạt động xã hội và chính trị tạo nên một xã hội lành mạnh, văn
minh và ổn định.
2.1.1.3 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quản lý giáo dục
* Bản chất của quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục, xét về bản chất vừa là một khoa học và vừa là một nghệ


7


thuật trong điều khiển, phối kết hợp các bộ phận, phân hệ và các cá nhân trong
phần tử của hệ thống giáo dục nhằm đưa hệ thống đạt tới những trạng thái phát
triển mới về chất, đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Quản lý giáo dục được thực hiện ở cấp độ vĩ mô và vi mô, trọng tâm của
quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô là quản lý trường học; trong tâm của cấp độ vi
mô là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
* Chức năng của quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục có các chức năng tương tự như quản lý, cũng bao gồm:
Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo - Điều hành, Kiểm tra - đánh giá.
* Nhiệm vụ của quản lý giáo dục
Hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn luôn vận động và phát triển
theo quy luật chung của sự phát triển. Do đó, quản lý giáo dục luôn phải đổi mới,
đảm bảo tính năng động và tính tự điều chỉnh, thích ứng đối với sự phát triển của
giáo dục và xu thế vận động chung của xã hội.
Hiện nay, công tác giáo dục ở Việt Nam đã được định hướng rõ ràng, có
chủ trương chính sách cụ thể, nhằm tập trung vào các nhiệm vụ:
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại hoá, dân chủ
hoá, đa dạng hoá và xã hội hoá với các trọng tâm, trọng điểm và có bước tiến
thích hợp trong giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường quyền hạn trách nhiệm của cơ
quan quản lý giáo dục các cấp, tăng cường công tác thanh tra giáo dục, khẩn
trương đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, tạo cho giáo dục vừa tiếp
cận với xu thế đổi mới chung, vừa là phát triển lành mạnh, có kỷ cương nhằm đạt
tới mục tiêu đã định, xứng đáng là một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
2.1.1.4 Nội dung quản lý giáo dục
Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, người dạy,
người học, cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường, kết quả giáo dục là các thành tố

trong nội dung quản lý giáo dục - một hệ thống toàn vẹn, bao gồm:
- Quản lý mục tiêu giáo dục
- Quản lý nội dung giáo dục
- Quản lý phương pháp giáo dục
- Quản lý hình thức, tổ chức giáo dục
- Quản lý giáo viên, cán bộ

8


- Quản lý học sinh, sinh viên
- Quản lý cơ sở vật chất
- Quản lý môi trường giáo dục
- Quản lý kết quả giáo dục
2.1.2 Ngân sách Nhà nước
2.1.2.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với
sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Ngân sách nhà
nước tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Trong thực tiễn, thuật ngữ Ngân sách thường chỉ tổng số thu và chi của
một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực
hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một
chủ thể nào đó. Nếu chủ thể là Nhà nước thì được gọi là Ngân sách Nhà nước.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế Pháp định nghĩa: “NSNN là
văn kiện được nghịviện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các
nghiệp vụ tài chính của một tổ chức công (nhà nước, chính quyền, địa phương,
đơn vị công,…) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”.
Theo từ điển kinh tế thị trường định nghĩa: “NSNN là kế hoạch thu, chi tài
chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật”.
Theo Điều 1, Luật NSNN được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa

XI, kỳ họp lần thứ hai (từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002)
thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2004, thể hiện NSNN như
sau: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”.
Biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nước là một hệ thống bảng dự toán
thu, chi bằng tiền của nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định trong một
khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Chính phủ quyết định dự toán các
nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời dự toán các khoản phải chi cho các
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng...từ quỹ Ngân sách nhà
nước. Bảng dự toán này phải được quốc hội phê chuẩn.
Như vậy, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu, chi
bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một
năm). Cũng cần lưu ý rằng, thu, chi của nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng

9


luật pháp và do luật định (về thu có các luật thuế và các văn bản luật khác; về chi
có các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức). Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động
thu, chi của ngân sách thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng
sản phẩm xã hội. Về bản chất xã hội, do nhà nước là đại diện của một giai cấp,
nên ngân sách nhà nước cũng mang tính giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu
cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên
tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã). Quỹ
NSNN được quản lý tại kho bạc Nhà nước. Ngân sách huyện, quận, thị xã thành
phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện
và ngân sách các xã, phường thị trấn.
2.1.2.2 Đặc điểm Ngân sách Nhà nước

Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh
tế, chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nói
một cách cụ thể hơn, quyền lực của Nhà nước và các chức năng của nó là những
nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu, chi của NSNN.
Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở n]ngx luật lệ
nhất định. Đó là các Luật thuế, các chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi
tiêu…do Nhà nước ban hành. Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức hoạt động
thu, chi của NSNN là mộtyếu tố có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt
động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động tới mọi chủ thể
kinh tế, xã hội.
Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN, quỹ tiền tệ tập trung lớn
nhất của Nhà nước là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành
chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến.
Sau các hoạt động thu, chi NSNN là việc sử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ
lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc
gia.
Xuất phát từ đặc điểm trên, NSNN nổi lên 2 đặc trưng cơ bản đò là:
- Một là, tính cưỡng chế, tức là các khoản th cá tính bắt buộc quy định bởi
pháp luật ( trừ các khoản thu ngoài thuế và phí), các khoản chi chịu sự giám sát
của pháp luật.
- Hai là, tính không hoàn lại, tực là Nhà nước không mắc nợ khi thu và
không được hoàn trả khi chi (Trừ các khoản ngân sách cho vay).

10


2.1.2.3 Chức năng của ngân sách nhà nước
Như trên đã phân tích, ngân sách không tách rời nhà nước. Một nhà nước
ra đời, trước hết cần phải có các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản
lý nhà nước, cho cảnh sát và quân đội. Tiếp đến là các nhu cầu chi khác nhằm

thực hiện các chức năng của nhà nước như: chi cho các nhu cầu văn hoá, giáo
dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản
hệ thống kết cấu hạ tầng, chi phát triển sản xuất...Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài
chính của nhà nước đều được thoả mãn bằng các nguồn thu từ thuế và các hình
thức thu khác.
Như vậy, có thể thấy chức năng của ngân sách nhà nước được thể hiện
như là (i) Công cụ huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
theo dự toán nhà nước và (ii) Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản
chi (bằng tiền) của nhà nước.
2.1.2.4 Bản chất của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và
xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền
kinh tế - xã hội của mình. NSNN có bản chất, là (i) Các khoản thu ngân sách nhà
nước phần lớn đều mang tính chất bắt buộc, còn các khoản chi lại mang tính chất
cấp phát (không hoàn lại trực tiếp). Đây là một nội dung quan trọng, có vai trò
quyết định tới sự tồn tại của ngân sách nhà nước. Nội dung này xuất phát từ
quyền lực của nhà nước và nhu cầu về tài chính để thực hiện các chức năng quản
lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước. (ii) Mọi hoạt động của nhà nước
đều là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, và vì vậy, nó thể hiện các mối
quan hệ trong phân phối. Đó là quan hệ giữa một bên là nhà nước với một bên là
xã hội (bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp nhân dân). Cụ thể, bản
chất của NSNN được biểu hiện qua những đặc trưng sau:
- Chịu sự quyết định bởi mỗi phương thức sản xuất và tác động của các
quy luật kinh tế khách quan, nội dung và tính chất của NSNN ứng với mỗi chế độ
xã hội cũng khác nhau. Đối với NSNN các biểu hiện của nó cũng rất đa dạng,
phong phú nhưng cũng rất rời rạc.
- Các hoạt đông thu, chi NSNN luôn gắn liền với các dòng tiền thu vào
(chính là quá trình tạo lập) hoặc xuất ra khỏi (quá trình sử dụng) quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước mà cụ thể là quỹ NSNN. Việc tạo lập và sữ dụng quỹ NSNN,


11


một mặt phản ánh mức độ tiền tệ hóa và luật pháp hóa các hoạt động của Nhà
nước bởi dự toán thu, chi NSNN dược các cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết
định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, từng hạng mục của
NSNN cụ thể hóa các chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trịcủa Nhà nước.
- Bằng quyền lực chính trị và quyền lực chủ sở hữu, qua các việc ban hành
luật, chủ động tăng hoặc giảm quy mô, điều chỉnh kết cấu, thời gian thu, chi, mức
độ bội chi và biện pháp bù đắp bội chi Ngân sách (nếu có) mà Nhà nước tác động
vào nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển kinh tế, duy trì sự công
bằng hoặc bất công trong xa hội, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp dân cư. Việc bố
trí NSNN thể hiện rất rõ nét các ưu tiên chiến lược, các quan điểm cũng như
phương thức Nhà nước giải quyết một hoặc nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
do thực tế đặt ra. Qúa trình tạo lập và sử dụng NSNN là sự thể hiện ý chí chủ
quan của Nhà nước, thông qua đó bản chất của NSNN được định hình.
- Mặc dù, các biểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú nhưng về
thực chất chúng đều phản ánh các nội dung cơ bản như (i) NSNN hoạt động
trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy nó thể hiện các mối quan
hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội. (ii) Quyền lực NSNN thuộc về
Nhà nước, do vậy mọi khoản thu, chi tài chính đều do Nhà nước quyết định và
nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.
2.1.2.5 Vai trò của ngân sách nhà nước
NSNN có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, vai trò của NSNN luôn gắn liền
với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước và nó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, từng
giai đoạn khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau và trong quản lý vĩ mô
nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước có các vai trò như sau :
Thứ nhất: Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi

tiêu của Nhà nước.
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm
bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi
hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được
hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch
sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào
ngân sách nhà nước đều phải thực hiện.

12


Thứ hai: Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá
cả và chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà
doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là
cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị
trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm
đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các
doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương
khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế,
nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất
cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị
trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân
sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ
hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường ngân
sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua
việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút
viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn qua đó
góp phần kiểm soát lạm phát.
Thứ ba: Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ
thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách,
mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau
sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế
theo hướng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện
và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần
thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Thứ tư: Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng
lớp dân cư.
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối
lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân
cư. Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để

13


×