Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng công trình hàng không acc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.17 KB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THU TRANG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Liên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng
công trình hàng không ACC” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Toàn bộ số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu
trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn; các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Lời cam đoan trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh, Ban Đào tạo sau Đại học/Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan
tâm và tạo điều kiện; đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của TS. Lê Văn Liên,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin được cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên của Tổng công ty ACC đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Trang

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục bảng ............................................................................................................ ix
Danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................... xi
Trích yếu luận văn ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Thesis abstract ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư .............................................................. 4

2.1.1

Tổng quan dự án đầu tư ................................................................................... 4

2.1.2

Tổng quan về quản lý dự án đầu tư ................................................................ 10

2.1.3

Một số mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư ................................................. 13

2.1.4

Nội dung của quản lý dự án đầu tư ................................................................. 16

2.1.5

Chu trình quản lý dự án ................................................................................. 20

2.1.6

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư ................................................. 21


2.2

Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư ......................................................... 24

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư của một số doanh nghiệp .......................... 24

2.2.2

Bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty ACC về quản lý dự án đầu tư ............ 27

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 29
3.1

Tổng quan về tổng công ty ACC .................................................................... 29

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 29

3.1.2

Ngành nghề kinh doanh ................................................................................. 30

3.1.3

Chức năng nhiệm vụ ...................................................................................... 31

3.1.4


Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 32

3.1.5

Nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh................................................... 35

iv


3.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 40

3.2.2

Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 42

3.2.3

Phương pháp phân tích .................................................................................. 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 43
4.1

Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC ................................. 43


4.1.1

Tình hình một số dự án do Tổng công ty ACC quản lý................................... 43

4.1.2

Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty ACC ....................... 44

4.1.3

Thực trạng quản lý dự án theo nội dung tại Tổng công ty ACC ...................... 46

4.2

Đánh giá quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC .................................... 71

4.2.1

Quản lý tiến độ .............................................................................................. 71

4.2.2

Quản lý chi phí .............................................................................................. 73

4.2.3

Quản lý chất lượng ........................................................................................ 74

4.2.4


Quản lý an toàn lao động ............................................................................... 76

4.3

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty ACC ...... 78

4.4

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC .... 80

4.4.1

Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ ............................................................... 80

4.4.2

Hoàn thiện công tác quản lý chi phí ............................................................... 81

4.4.3

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng ......................................................... 81

4.4.4

Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động ................................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 84
5.1


Kết luận ......................................................................................................... 84

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 87
Phụ lục ...................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Lao động của Tổng công ty ACC ............................................................... 35
Bảng 3.2 Tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty ACC............................................. 36
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ACC ............................... 38
Bảng 3.4 Số lượng mẫu phiếu điều tra....................................................................... 41
Bảng 4.1 Tổng hợp các dự án của Tổng công ty ACC ............................................... 43
Bảng 4.2 Tiến độ dự kiến của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ
cho thuê và khách sạn cao cấp .................................................................... 48
Bảng 4.3 Tiến độ thực hiện dự kiến của các dự án thuộc Tổng công ty ACC ............. 48
Bảng 4.4 Thời gian thực hiện thực tế của dự án Trung tâm thương mại, văn
phòng, căn hộ cho thuê và khách sạn cao cấp ............................................. 49
Bảng 4.5 Thời gian thực tế thực hiện của các dự án thuộc Tổng công ty ACC ............. 50
Bảng 4.6 Thời gian thực hiện của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn
hộ cho thuê và khách sạn cao cấp ............................................................... 51
Bảng 4.7 Tình hình thực hiện tiến độ của các dự án thuộc Tổng công ty ACC............. 52
Bảng 4.8 Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tiến độ giữa kế hoạch với thực hiện
và mức độ ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án .......................................... 52

Bảng 4.9 Dự toán chi phí cho dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ
cho thuê và khách sạn cao cấp .................................................................... 55
Bảng 4.10 Tổng hợp giá trị dự toán của các dự án thuộc Tổng công ty ACC ............... 55
Bảng 4.11 Giá trị quyết toán được duyệt của dự án Trung tâm thương mại, văn
phòng, căn hộ cho thuê và khách sạn cao cấp ............................................. 56
Bảng 4.12 Tổng hợp giá trị quyết toán được duyệt của các dự án thuộc Tổng công
ty ACC....................................................................................................... 57
Bảng 4.13 So sánh giá trị dự toán và quyết toán được duyệt của các dự án thuộc
Tổng công ty ACC ..................................................................................... 58
Bảng 4.14 Một số sai sót của nhà thầu khi thực hiện dự án “Trung tâm thương
mại, văn phòng, căn hộ cho thuê và khách sạn cao cấp” ............................. 64
Bảng 4.15 Những sai sót của các nhà thầu trong quá trình thực hiện ........................... 65
Bảng 4.16 Kết quả kiểm tra việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường .................. 69

ix


Bảng 4.17 Nguyên nhân dẫn đến mất an toàn lao động ............................................... 70
Bảng 4.18 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý tiến độ dự án ..................................... 71
Bảng 4.19 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý chi phí dự án ..................................... 73
Bảng 4.20 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý chất lượng dự án ............................... 75
Bảng 4.21 Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý an toàn lao động ............................... 77
Bảng 4.22 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án của Tổng công ty ACC .......... 79

x


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án .................................................14

Hình 2.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án ...........................................................15
Hình 2.3 Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay .....................................................16
Sơ đồ 2.1 Chu trình quản lý dự án đầu tư ....................................................................20
Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của Tổng công ty ACC ......................................................33
Sơ đồ 4.1 Mô hình tổ chức quản lý dự án của Tổng công ty ACC ...............................44
Sơ đồ 4.2 Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án Tổng công ty ACC .........................45

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC là một doanh nghiệp Nhà
nước trên lĩnh vực xây dựng. Trong những năm vừa qua, Tổng công ty đã nỗ lực trên
nhiều mặt nhằm phát triển sản xuất, giành được nhiều thành tựu to lớn, hoàn thành và
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước sự lớn mạnh của
các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng như nước ngoài, cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và cạnh tranh ngày càng cao đã đặt ra cho Tổng công ty là làm sao
để có thể quản lý dự án đầu tư của mình được hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng
công trình, đảm bảo ngân sách, đảm bảo tiến độ, đồng thời góp phần giữ vững uy tín
của doanh nghiệp
Để đạt được mục đích đó, đề tài trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý dự án
đầu tư tại Tổng công ty ACC, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự
án đầu tư tại Tổng công ty ACC. Thông qua những phương pháp nghiên cứu gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý
dữ liệu gồm bản tính Microsoft Excel; Phương pháp phân tích gồm phương pháp thống
kê mô tả, so sánh và chuyên gia.
Với kết quả nghiên cứu chính đạt được, ngoài việc mô tả tình hình chung của
Tổng công ty ACC, luận văn đã đạt được kết quả sau:
Một là, đã làm rõ được thực trạng về quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC

qua các nội dung về quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý chất lượng và quản lý an
toàn lao động.
Hai là, đã đánh giá thực trạng và đưa ra được những ưu, nhược điểm trong quản lý
dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC như: tiến độ, chi phí, chất lượng và an toàn lao động
của nhiều dự án cơ bản đạt yêu cầu, tuy nhiên vẫn có một số dự án vượt tiến độ, quyết
toán vượt dự toán, bản vẽ, công trình còn phải sửa chữa nhiều hay còn để mất an toàn
lao động,...
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án
đầu tư tại Tổng công ty ACC như: Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ, hoàn thiện công
tác quản lý chi phí, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng và hoàn thiện công tác an toàn
lao động.
Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được Tổng công ty ACC thực hiện một
cách nghiêm túc và có nhiều nỗ lực, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những tồn tại trong
quản lý dự án; Nhưng, theo đánh giá chung thì cán bộ, nhân viên Tổng công ty đã nhận
thức được tầm quan trọng của quản lý trong dự án đầu tư, do đó nó luôn được quan tâm
và từng bước hoàn thiện về nhiều mặt như hệ thống văn bản pháp quy, trình độ lao
động, cách thức tổ chức quản lý, thực hiện...

xii


THESIS ABSTRACT
ACC Airport Construction Corporation is a state enterprise in the field of
construction. In recent years, the ACC Corporation has attempted on many fronts in
order to develop production, won many great achievements, fulfilling and exceeding the
targets and tasks assigned. However, before the rise of the construction business in the
country and abroad, along with the development of science and technology and the
increasing competition posed to the ACC Corporation was how to manage of its
investment projects are most effective in order to improve project quality, to ensure the
budget, to ensure progress, while contributing to maintain the prestige of the business

To achieve that purpose, the subject on the basis of assessing the situation on the
management of investment projects in the ACC Corporation , which offer a number of
solutions in order to improve the management of investment projects in the ACC
Corporation. Through these research methods include: method of data collection
including secondary data and primary data; Data processing method includes the
Microsoft Excel; Analytical methods including statistical methods describe, compare
and experts.
With a main research results achieved, in addition to describing the general
situation of the ACC Corporation, the thesis has achieved the following results:
The first, has clarified the status of managing the investment project at the ACC
Corporation through schedule management, cost management, quality management and
occupational safety management.
The second, assessed the situation and found out the strengths and weaknesses in
managing of investment project in the ACC Corporation as: schedule, cost, quality and
safety of basic projects satisfactory. However, there are a number of projects which are
sooner than the schedule ; settlements is higher than the estimates; drawings, works
need repairing or and lack of safety, ...
The third, the thesis has given a number of measures in order to improve
managing of investment project at the ACC Corporation as: Improving the management
of progress, improvement of the management cost, finishing quality management and
improvement labor safety.
The management of construction investment project has been already
implemented seriously and effort by ACC Corporation. However, it could not avoid
shortcomings in project management. In general, the officials and employees of the
ACC Corporation have recognized the importance of managing in the investment
projects, therefore it is always concerned and improved in many aspects such as office
system legal, labor skills, manners of organizations management and implement...

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập, khu
vực hóa, toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản
lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ phận liên quan. Do đó, quản lý dự án
đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên
nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều này
không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự
phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, nhằm tạo ra hiệu quả
cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội
cho đất nước.
Có thể thấy, quản lý dự án đầu tư là một quá trình mang tính phức tạp,
không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường
ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy, bởi tính lặp đi
lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Còn
công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không
lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự
án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá
trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư, cho nên
việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức
nhất định.
Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC (gọi tắt là Tổng công
ty ACC) là một doanh nghiệp Nhà nước trên lĩnh vực xây dựng. Trong những
năm vừa qua, Tổng công ty đã nỗ lực trên nhiều mặt nhằm phát triển sản xuất,
giành được nhiều thành tựu to lớn, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây

dựng trong nước cũng như nước ngoài, cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ và cạnh tranh ngày càng cao đã đặt ra cho Tổng công ty là làm sao để có thể

1


quản lý dự án đầu tư của mình được hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng
công trình, đảm bảo ngân sách, đảm bảo tiến độ, đồng thời góp phần giữ vững uy
tín của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên, với mong muốn mở rộng khả năng hiểu biết
và góp phần vào sự phát triển của Tổng công ty ACC, đề tài “Quản lý dự án
đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC” được chọn để
nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty
ACC, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư tại
Tổng công ty ACC.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư.
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC trong thời
gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư tại Tổng
công ty ACC.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như
thực tiễn có liên quan đến quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty ACC.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về quản lý dự án đầu

tư thuộc Tổng công ty ACC. Tuy nhiên, do nội dung của quản lý dự án rất rộng, do
đó trong luận văn tác giả xin trình bày 4 nội dung của quản lý dự án, đó là:
+ Quản lý tiến độ.
+ Quản lý chi phí.
+ Quản lý chất lượng.

2


+ Quản lý an toàn lao động.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại
Tổng công ty ACC.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
+ Những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến
năm 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1. Tổng quan dự án đầu tư
2.1.1.1. Khái niệm, yêu cầu và đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
a. Khái niệm dự án đầu tư
Theo Nguyễn Văn Chọn (2003): “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có
căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất,
tài chính, kinh tế và xã hội làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu
quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho
quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được”.

Theo Luật Đấu thầu (2013): “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực
hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào
đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định”.
Theo Luật Đầu tư (2014) thì “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định”.
Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các
kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn
lực xác định.

4


b. Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá
trình nghiên cứu tỉ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của
dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính
khoa học còn thể thiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn
của các cơ quan chuyên môn.

- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp
với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ
trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động
đầu tư.
- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các
cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Với
các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.
c. Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
Có thể thấy, dự án đầu tư được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu
chung lại chúng đều có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư có mục đích và kết quả xác định. Tất cả các dự án
đầu tư đều phải có kết quả được xác định rõ, kết quả này có thể là một tòa nhà,
một dây chuyền sản xuất hiện đại... Mỗi dự án đầu tư lại bao gồm một tập hợp
nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả
riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết
quả chung của dự án đầu tư. Nói cách khác, dự án đầu tư là một hệ thống phức
tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và
quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi
phí và chất lượng cao.
Thứ hai, dự án đầu tư có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu
hạn. Dự án đầu tư là một sự sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án đầu tư
cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết

5


thúc. Dự án đầu tư không kéo dài mãi, khi dự án đầu tư kết thúc, kết quả của dự

án đầu tư được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành và nhóm quản trị dự
án đầu tư sẽ giải tán.
Thứ ba, sản phẩm của dự án đầu tư mang tính chất đơn chiếc, độc đáo.
Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án đầu tư không
phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch
vụ do dự án đầu tư đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại. Tuy nhiên, cũng
có những dự án đầu tư mà tính duy nhất ít rõ ràng và bị che đậy bởi tính tương tự
giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí
khác nhau, khách hàng khác nhau,… Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo,
mới lạ của dự án đầu tư.
Thứ tư, dự án đầu tư liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp
giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án đầu tư. Dự án đầu tư nào
cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự
án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tùy theo tính chất
của dự án đầu tư và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần
trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự
án đầu tư thường xuyên có quan hệ với nhau, cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ,
nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Để thực hiện thành
công mục tiêu của dự án đầu tư, các nhà quản lý dự án đầu tư cần duy trì thường
xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý.
Thứ năm, môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án đầu
tư là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án đầu tư
cạnh tranh lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân
lực, thiết bị… Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án
lại có hai thủ trưởng nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực
tiếp nào nếu hai mệnh lệnh lại mâu thuẫn nhau… Do đó, môi trường quản lý dự
án đầu tư có nhiều quan hệ phức tạp, nhưng năng động.
Thứ sáu, tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đầu tư đòi hỏi
quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu

tư phát triển thường có độ rủi ro cao.

6


2.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Có nhiều tiêu thức để làm căn cứ phân loại dự án đầu tư, tuy nhiên để thuận
tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động đầu tư, có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:
* Xét theo cơ cấu tái sản xuất:
Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư
theo chiều sâu. Trong đó, dự án đầu tư chiều rộng thường đòi hỏi khối lượng vốn
lớn, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu,
tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn dự án đầu tư theo chiều sâu
thường đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ
mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
* Xét theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
Dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng (kỹ thuật và xã hội)…, hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương
hỗ với nhau. Chẳng hạn, các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở
hạ tầng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao; còn các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại
tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và
các dự án đầu tư khác.
* Theo các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái
sản xuất xã hội:
Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự
án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất, cụ thể:
- Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư

và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất
định không cao lại dễ dự đoán và đạt độ chính xác cao.
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài hạn
(5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian
thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động
của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết chính xác được
(về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa

7


học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định về chính trị…). Loại dự án đầu tư này phải
được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và
hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa; phải xem xét các biện pháp xử
lý khi các yếu tố bất định xảy ra để bảo đảm thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt
động của dự án đầu tư kết thúc (đã hoạt động hết đời của mình).
Trong thực tế, người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Tuy nhiên, trên giác độ xã hội, hoạt động của dự án đầu tư này không tạo ra
của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng thêm do hoạt động
của dự án đầu tư thương mại đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các
ngành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó, trên giác độ điều
tiết vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình để hướng dẫn
được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà còn đầu tư
vào cả lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Xét theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra:
Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự
án đầu tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn (các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư
phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng,…)
* Xét theo sự phân cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp

giấy phép đầu tư):
Tùy theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chia làm
4 nhóm: dự án quan trọng quốc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư),
dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C (Chi tiết kèm theo Phụ lục 1).
* Xét theo nguồn vốn, dự án đầu tư có thể phân chia thành:
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,
vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn
vốn khác.
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn, vai trò
của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa

8


phương và toàn bộ nền kinh tế cũng như có các giải pháp thích hợp với việc quản
lý các dự án đối với từng nguồn vốn huy động.
2.1.1.3. Các giai đoạn của dự án đầu tư
Không gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng, do đó đề tài tập trung nghiên cứu các dự án đầu tư trong lĩnh
vực xây dựng. Có thể thấy dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng
của bất kỳ dự án nào cũng gồm ba giai đoạn đó là: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai
đoạn thực hiện đầu tư; giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai
thác sử dụng.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm nhiều nội dung. Để đảm bảo chất lượng
của công tác chuẩn bị đầu tư cần thiết phải quan tâm đầy đủ đến từng nội dung
của công tác này. Các nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư có mối liên hệ với

nhau. Kết quả của bước công việc trước là cơ sở, là căn cứ để tiếp tục thực hiện
bước tiếp theo. Theo các bước công việc cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
công tác chuẩn bị đầu tư gồm những nội dung như lập dự án đầu tư và thẩm định
dự án đầu tư.
Ở giai đoạn này chi phí chiếm từ 0,5% - 15% tổng số vốn đầu tư nhưng lại là
giai đoạn chứa đựng những nhân tố chiến lược, tạo tiền đề và quyết định sự thành
bại ở hai giai đoạn sau. Do đó, vấn đề chất lượng công tác lập và thẩm định dự án,
vấn đề chính xác của kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán là quan trọng nhất,
nó quyết định đến kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư có tốt hay không.
Giai đoạn thực hiện dự án:
Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn tổ chức triển khai các nguồn lực bao
gồm các công việc cần thiết như xây nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ,
mua sắm thiết bị và lắp đặt... Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực
nhất. Những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật
cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua
thiết bị chính.
Đặc điểm của giai đoạn này là chi phí thực hiện rất lớn, chiếm từ 80% 90% tổng số vốn đầu tư của dự án, số vốn này bị khê đọng không sinh lời trong
suốt quá trình thực hiện dự án. Do đó, trong giai đoạn này vấn đề thời gian là
quan trọng nhất, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều

9


thì tổn thất càng lớn. Vậy nên công việc của giai đoạn này phải được thực hiện
chặt chẽ theo kế hoạch dự án đã lập và thẩm định.
Giai đoạn kết thúc và đưa công trình vào khai thác sử dụng:
Giai đoạn này cần thực hiện những công việc còn lại như hoàn thành sản
phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng
nguồn lực. Với một số công việc cụ thể như sau:
- Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án;

- Kiểm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo;
- Thanh quyết toán tài chính;
- Đối với phát triển, xây dựng hệ thống cần chuẩn bị và bàn giao sổ tay
hướng dẫn quản lý và vận hành;
- Bàn giao dự án, nghiệm thu và đưa dự án vào sử dụng;
- Bố trí lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng tham
gia dự án;
- Giải phóng và bố trí lại thiết bị.
2.1.2. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư
2.1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý dự án đầu tư
a. Khái niệm
Quản lý dự án là nhiệm vụ cơ bản của chủ đầu tư, là trung tâm của các mối
quan hệ tác động. Thực chất quản lý dự án của chủ đầu tư là những hoạt động
quản lý của chủ đầu tư hoặc một tổ chức được chủ đầu tư uỷ quyền (ban quản lý
dự án hay đơn vị tư vấn quản lý dự án) nhằm đạt mục tiêu của dự án.
Hiện nay, có khá nhiều quan điểm khác nhau về quản lý dự án, có thể kể
đến những quan điểm sau:
Theo quan điểm của Viện quản lý dự án quốc tế PMI: “Quản lý dự án là sự
áp dụng các hiểu biết, khả năng, công cụ, và kỹ thuật vào một tập hợp rộng lớn
các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của một dự án cụ thể”.
Theo quan điểm của Mai Văn Bưu (2008) thì quản lý dự án được hiểu một
cách chung nhất là: “Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của
chủ thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm
đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trường biến động. Một cách

10


cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức năng lập
kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằm đảm bảo các phương diện

thời hạn, nguồn lực (chi phí) và độ hoàn thiện (chất lượng) của dự án”.
Theo quan điểm của Từ Quang Phương (2012): “Quản lý dự án đầu tư là
quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong
phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất
cho phép”.
Qua tìm hiểu một số khái niệm về quản lý dự án của một số tác giả, luận
văn xin đưa ra khái niệm chung về quản lý dự án như sau: Quản lý dự án là toàn
bộ những hoạt động có mục đích của chủ đầu tư (chủ thể quản lý) thông qua hệ
thống luật pháp, cơ chế chính sách và các công cụ quản lý nhằm tác động lên đối
tượng quản lý dự án là toàn bộ các công việc của dự án và các bên có liên quan
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
b. Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc
dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được
duyệt (chi phí) và theo tiến độ thời gian cho phép.
Ba mục tiêu thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành công việc có liên quan
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các
dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết
quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hi sinh một hoặc hai mục tiêu kia.
Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh
đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục
tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt
nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc dự án
diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế
hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau, nên việc đánh đổi là một kỹ năng quan trọng
của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản
lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý

dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân

11


thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu
đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một
cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản.
Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hi vọng đạt được
sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án.
Tóm lại, khi phân tích đánh đổi mục tiêu trong quản lý dự án, thường đi
theo 6 bước sau đây:
- Bước 1: Nhận diện và đánh giá khả năng xung khắc;
- Bước 2: Nghiên cứu các mục tiêu của dự án;
- Bước 3: Phân tích môi trường dự án và hiện trạng;
- Bước 4: Xác định các lựa chọn;
- Bước 5: Phân tích và lựa chọn khả năng tốt nhất;
- Bước 6: Điều chỉnh kế hoạch dự án.
2.1.2.2. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án đầu tư có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án
được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian
tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban
chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố
trí lại máy móc thiết bị.
Thứ hai, công tác quản lý dự án đầu tư tác động lên nhiều chủ thể như: đơn
vị thiết kế, đơn vị thẩm tra, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, đơn vị cung ứng vật
tư… Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính
đối tác. Môi trường làm việc của dự án mang tính đa phương, dễ xảy ra xung đột

quyền lợi giữa các chủ thể.
Thứ ba, quản lý dự án đầu tư đòi hỏi mối quan hệ giữa chuyên viên quản lý
dự án với phòng chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham
gia của nhiều phòng chức năng. Người đứng đầu dự án và những người tham gia
quản lý dự án là những người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người
từ các phòng chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án.

12


2.1.2.3. Tác dụng của quản lý dự án đầu tư
Mặc dù quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác
nhưng tác dụng của nó rất lớn. Việc quản lý dự án có tác dụng sau:
- Liên kết tất cả cả các hoạt động, các công việc của dự án;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm
quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án;
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án;
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo
điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những
bất đồng;
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, phương pháp quản lý dự án cũng có mặt hạn chế của nó. Những
mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị; quyền lực và trách
nhiệm của nhà quản lý dự án trong một số trường hợp không được thực hiện đầy
đủ; vấn đề hậu dự án là những nhược điểm cần được khắc phục đối với phương
pháp quản lý dự án.
2.1.3. Một số mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư
a. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý mà
chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để
quản lý việc thực hiện các công việc của dự án theo sự ủy quyền, nhìn vào Hình
2.1 dưới đây sẽ thấy rõ mô hình này.

13


Chủ đầu tư
Có bộ máy
đủ năng lực

Chủ đầu tư
tự lập ra

Ban quản lý dự án

Tự thực hiện

Tổ chức thực
hiện dự án I

Tổ chức thực
hiện dự án II

Tổ chức thực
hiện dự án III

Nguồn: Từ Quang Phương (2012)


Hình 2.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện dự án thường được áp dụng cho các dự
án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư,
đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự
án. Còn trong trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để quản lý thì
ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm
vụ và quyền hạn được giao. Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự
án khi có đủ năng lực và được chủ đầu tư cho phép, nhưng không được thành lập
các ban quản lý dự án trực thuộc để thực hiện việc quản lý dự án.
b. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Đây là mô hình tổ chức quản lý trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý
dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng
lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều
hành, quản lý việc thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân
độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư
liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư
vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án). Mô hình tổ chức quản lý dự án
này áp dụng cho những dự án quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Mô hình
chủ nhiệm điều hành dự án có dạng như Hình 2.2.

14


Chủ đầu tư
Chủ nhiệm điều hành dự án

Tổ chức thực
hiện dự án I


Thuê
tư vấn

Thuê
tư vấn

Tổ chức thực
hiện dự án II

Thuê
nhà thầu A

...

Thuê
nhà thầu B

Nguồn: Từ Quang Phương (2012)

Hình 2.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
c. Mô hình chìa khóa trao tay
Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức trong đó
ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà
còn là “chủ” của dự án.
Hình thức tổ chức quản lý dự án dạng chìa khóa trao tay cho phép tổ chức đấu
thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện toàn bộ dự án. Khác với hình thức chủ
nhiệm điều hành dự án, giờ đây mọi trách nhiệm thực hiện dự án được giao cho ban
quản lý dự án và ban quản lý dự án này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối
với việc thực hiện dự án. Ngoài ra, là tổng thầu, ban quản lý dự án không chỉ được
giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn được phép thuê nhà thầu phụ để thực hiện

từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Trong trường hợp này bên nhận thầu
không phải là một cá nhân mà là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp. Mô hình
tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay được trình bày trong Hình 2.3.

15


×