Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Giáo án lịch sử 7 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 136 trang )

THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
Phần I
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1:
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kì trung đại)
I- Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và
nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2. Về tư tưởng.
Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ
sang xã hội phong kiến.
3. Về kĩ năng.
- Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô
lệ sang xã hội phong kiến.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh trong sgk
2. Học sinh: Soạn bài
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Dạy bài mới.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
* Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời XHPK ở châu Âu
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính


- Cuối thế kỉ V, người Giéc - man tràn vào Châu
Âu:

- Sau khi đã tràn vào lãnh thổ châu Âu
, người Giéc - man đã làm những gì ?

+ Thành lập nên những vương quốc mới.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô chia nhau và
phong tước vị => Lãnh chúa.
(Những người nô lệ và nông dân mất đất trở thành
nông nô)
=> Hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
2. Sự xuất hiện của thành thị trung đại.
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại
- Theo em, vì sao cuối thế kỉ XI thành thị lại
ra đời ở Châu ÂÂ?u?

* Nguyên nhân ra đời:
Ngành thủ công phát triển => Đưa hàng hoá đến
những nơi thuận lợi để buôn bán, lập xưởng sản
xuất => Thị trấn => Thành thị.
* Tổ chức thành thị:

- Trong thành thị có những tầng lớp nào sinh

sống ?

- Bộ mặt: Chợ, phố xá, cửa hàng, .....
- Các tầng lớp trong thành thị: Thương nhân và
thợ thủ công (Thị dân)

* Vai trò của thành thị:
- Theo em, thàmh thị có vai trò như thế nào
Thúc đẩy xã hội phong kiến Châu Âu phát triển.
đối với XHPK Châu Âuu ?
3. Sơ kết bài học:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu là hoàn toàn hợp quy luật phát triển của xã hội loài
người.
- Sự xuất hiện của thành thị đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở Châu Âu phát triển. Đồng thời là
nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở Châu Âu sau này.
IV- Bài tập - dặn dò:
1. Bài tập: - XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào ?
- Vì sao lại có sự xuất hiện của thành thị trung đại ? Kinh tế thành thị có gì mới ? Ý nghĩa sự
ra đời của thành thị ?
2. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 2.
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
................................................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy

Gi¸o ¸n LÞch sö 7

Tiết 2:
BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I- Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng tạo
tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến ở Châu Âu.
2. Về tư tưởng:
- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội
TBCN ở Châu Âu.
- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
3. Về kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm
trong các cuộc phát kiến địa lí.
- Biết khai thác các tranh ảnh lịch sử.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên : - Tranh ảnh về những nhà phát kiến
- Các mẫu chuyện về những cuộc phát kiến địa lí.
- Bảng phụ
2. Học sinh : - Soạn bài
- Vẽ lược đồ trong SGK
III- Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày nguyên nhân ra đời và nêu vai trò của thành thị trrung đại ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..

3. Dạy bài mới:
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
* Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả và ý nghĩa
Hoạt động của GV và HS
-Theo em tại sao có các cuộc phát kiến địa lí ?

Nội dung kiến thức cơ bản
* Nguyên nhân:
Sản xuất phát triển => Cần nguyên liệu và thị

- Quan sát lược đồ, em hãy xác định đường đi
của các nhà thám hiểm ?

trường.
* Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
- 1486 Đi-a-xơ

(BĐN)

- 1492 Cô-lôm-bô

(TBN)

- 1498 Va-xcô đơ Ga-ma

(BĐN)

- 1519-1522 Ma-gien-lan

(BĐN)


GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
* Hệ quả:
- Các cuộc phát kiến đã dãn đến hệ quả như
thế nào ?

- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới.
- Đem lại lợi nhuận khổng lồ cho giai cấp tư
sản Châu Âu.
- Mở rộng thị trường các nước Châu Âu.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.

- Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ?

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu:
* Mục tiêu: HS nắm được sự himhf thành CNTB và những hậu quả của nó
- Bọn chúng đã tạo vốn và nhân công bằng
- Hình thành quá trình tích luỹ tư bản nguyên
cách nào ?
thuỷ: Tạo vốn và người làm thuê.
- Quá trình đó đã gây ra những hậu quả như
thế nào ?


- Hậu quả:

- Hãy so sánh kinh tế - chính trị - xã hội thời
kì đầu và cuối của chế độ phong kiến ?

Ra đời hình thức kinh doanh tư bản - công

+ Về kinh tế:
trường thủ công.
+ Về xã hội:
Hình thành giai cáp mới: công nhân và tư sản.
+ Về chính trị:
Tư sản > < Quý tộc phong kiến.
=> Quan hệ sản xuất TBCN ra đời.

4. Củng cố bài: ( Bảng phụ)
Hãy nêu các cuộc hành trình của các nhà phát kiến địa lí theo yêu cầu sau:
Thời gian
1487

Các nhà phát kiến địa lí
Đi-a-xơ

1498

Va-xcô đơ Ga-ma

Những nơi họ đến
Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi
Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến

Ca-li-cút phía Tây Nam Ấn Độ
Tìm ra châu Mĩ
Đi vòng quanh trái đất

1492
Cô-lôm-bô
1519-1522
Ma-gien-lan
IV- Bài tập - Dặn dò:
1. Bài tập:
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí và tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến xã hội Châu
Âu?
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào ?
2. Dặn dò: - Học bài cũ. Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 3
V- Rút kinh nghiệm:

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
............................................................................................................................................................
................................................................................................................
TIẾT 3:
BÀI 3:

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN
CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU


I- Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến
xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.
2. Về tư tưởng:
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ
và thay thế vào đó là XHTB.
- Phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
3. Về kĩ năng:
Phân tích những mâu thuẫn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai
cấp tư sản chống phong kiến.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Tranh ảnh về thời kì Văn hoá Phục hưng.
2. Học sinh :
- Soạn bài
III- Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
2. Dạy bài mới:
1. Phong trào Văn hoá Phục hưng
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa phong trào văn hóa Phục Hưng
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cơ bản

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào Văn hoá

Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII) ?

* Nguyên nhân:
Giai cấp tư sản mới hình thành có thế lực kinh
tế nhưng lại không có địa vị xã hội nên đã đấu
tranh giành địa vị xã hội, mở đầu bằng cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.

- Em hiểu "Phục hưng" nghĩa là gì ?
- Hãy kể tên các nhà văn hoá tiêu biểu trong
phong trào Văn hoá Phục hưng ?

* Các nhà văn hoá, khoa học tiêu biểu:
- Ra-bơ-le: nhà văn, y học.
- Đê-các-tơ: nhà toán học, triết học.

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

- Trình bày nội dung cơ bản của phong trào
Văn hoá Phục hưng ?

- Nêu ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục
hưng thế kỉ XIV - XVII ?

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi: Họa sĩ, kĩ sư.
- Cô-péc-ních: nhà thiên văn học.

- Sếch-xpia: nhà soạn kịch. ......
* Nội dung:
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội.
- Đề cao giá trị con người.
- Đề cao khoa học tự nhiên.
- Xây dựng thế giới quan khoa học tiến bộ.
* Ý nghĩa:
- Có vai trò tích cực phát động quần chúng
nhân dân đấu tranh chống xã hội phong kiến.
- Là “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở
đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá
Tây Âu và văn hoá nhân loại.

2. Phong trào Cải cách tôn giáo.
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa phong tràocải cách tôn giáo
- Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn * Nguyên nhân:
giáo ?
- Trong suốt hơn 1 nghìn năm, giai cấp phong
kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki- tô
làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và
dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt
tinh thần.
- Vì thế giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là
một thế lực cản trở bước tiến của họ.
=> Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo
hội đó.
* Tiêu biểu:
- Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách - M. Lu-thơ (1483-1546): Đức
tôn giáo ?Nội dung cải cách của ông? (M.Lu- - Can-vanh: Thụy Sĩ
thơ 1483-1546 Đức)

* Nội dung:
- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của
Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của
giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái,
đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
* Tác động đến xã hội châu Âu:
- Lúc đầu được khởi xướng ở Đức rồi nhanh
- Phong trào Cải cách tôn giáo đã tác động chóng lan rộng sang các nước châu Âu.
như thế nào đối với xã hội châu Âu bấy giờ?
- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các
cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức,
được gọi là “chiến tranh nông dân Đức” - Đây
là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông
dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến
ở châu Âu.

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

- Mặc dù vậy, theo em phong trào Cải cách tôn
giáo có gì hạn chế ?

- Đạo Ki-tô bị phân hoá thành 2 giáo phái:
+ Cựu giáo (Ki-tô giáo cũ).
+ Tân giáo (tôn giáo cải cách).

* Hạn chế:
Giai cấp tư sản chỉ thay đổi tôn giáo cho phù
hợp với “kích thước” của nó - Chỉ thay đổi cho
phù hợp với sự thống trị của giai cấp tư sản mà
thôi.

3. Củng cố bài: Thảo luận nhóm:
Theo em, thực chất của phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo là gì ?
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến.
- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn
(đề cao giá trị con người)
- Đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và chế độ phong kiến làm bùng nổ các cuộc đấu
tranh.
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập:
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến diễn ra với các hình thức nào ?
Gợi ý:
+ Bằng các tác phẩm văn học của mình, giai cấp tư sản lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và
đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo, công kích mạnh mẽ giáo lí giả
dối của Giáo hội.
+ Giai cấp tư sản phát động "chiến tranh nông dân" (Đức)
2. Dặn dò: - Làm bài tập.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 4.
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
...............................................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu



THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

TIẾT 4:
BÀI 4:

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

I- Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc.
2. Về tư tưởng:
- Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến ở phương Đông.
- Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới qúa trình lịch sử của Việt Nam.
3. Về kĩ năng:
- Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc
2. Học sinh :
- Soạn bài
III- Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ:
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến ở Châu Âu ?
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………..
2. Dạy bài mới:
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
* Mục tiêu: HS nắm được sự hình thành XHPK Trung Quốc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc, sự xuất hiện - Sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, với kĩ
của công cụ bằng sắt có tác dụng gì ?
thuật canh tác mới, giao thông, thuỷ lợi, năng
suất lao động tăng.
- Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến
xã hội, làm cho xã hội có sự biến đổi:
- Giai cấp địa chủ và nông dân đã được hình + Giai cấp địa chủ xuất hiện.
thành như thế nào ở Trung Quốc ?
+ Nông dân bị phân hoá -> nông dân lĩnh
+Địa chủ: Quan lại và nông dân giàu chiếm canh (tá điền).
nhiều ruộng đất, lại có quyền lực.
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành, sự
+Nông dân lĩnh canh: Nông dân bị mất ruộng, bóc lột được thay thế bởi địa chủ với nông dân
nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để lĩnh canh.
cày cấy.
=> Xã hội PK Trung Quốc đã được hình thành
từ thế kỉ III TCN (thời Tần).

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

* Mục tiêu: HS nắm được một số điểm nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời
Tần- Hán
- Sau khi thống nhất đất nước(năm 221 TCN) * Thời Tần:
Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành những chính sách - Chính sách đối nội:
đối nội, đối ngoại như thế nào ?
+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực
tiếp cử quan lại đến cai trị.
+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống
nhất trong cả nước.
- Chính sách đối ngoại:
Gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ về phía Bắc
và phía Nam.
- Em hãy nêu những chính sách đối nội của * Thời Hán:
nhà Hán ?
- Đối nội:
+ Xoá bỏ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
+ Giảm nhẹ tô thuế, sưu dịch cho nhân dân.
+ Khuyến khích họ cày cấy và khai hoang, phát
- Nêu chính sách đối ngoại của nhà Hán ?
triển sản xuất nông nghiệp.
- Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh mở rộng
lãnh thổ.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
* Mục tiêu: HS nắm được một số điểm nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời
- Em hãy nêu những chính sách đối nội của * Chính sách đối nội:
nhà Đường ?
- Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.
- Giảm tô thuế, chia ruộng đất cho nông dân
(chế độ Quân điền).

- Hãy cho biết chính sách đối ngoại của nhà * Chính sách đối ngoại:
Đường ?
Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng bờ
cõi.
- Vì sao đến thời Đường Trung quốc trở thành
=> Trở thành một đất nước cường thịnh nhất
một quốc gia cường thịnh như vậy ?
Châu Á lúc bấy giờ.
3. Củng cố bài.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
- Sự thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những điểm nào
dưới thời Đường ?
- Lập bảng niên biểu về các triều đại phong kiến ở Trung Quốc ?
IV- Bài tập- Dặn dò:
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị 3 mục tiếp theo của bài.
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
................................................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

Tiết 5
Bài 4:


TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (tiếp theo)

I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc (Trung Quốc thời Tống - Nguyên và thời Minh Thanh)
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc.
2. Về tư tưởng:
- Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến ở phương Đông.
- Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới qúa trình lịch sử của Việt Nam.
3. Về kĩ năng:
- Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc
2. Học sinh :
- Soạn bài
III- Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức . Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Dạy bài mới:
4. Trung quốc thời Tống - Nguyên
* Mục tiêu: HS nắm được một số điểm nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời
Tống- Nguyên
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Nhà Tống đã thực hiện những chính sách gì * Thời Tống:
để ổn định và phát triển kinh tế đất nước?

- Thi hành những chính sách nhằm xoá bỏ hoặc
miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề
của thời trước.
- Mở mang các công trình thuỷ lợi ở Giang
Nam.

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
- Khuyến khích phát triển một sốp ngành thủ
công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa,
rèn đúc vũ khí, ...
- Có những phát minh quan trọng như: la bàn,
nghề in, làm giấy, thuốc súng.
- Khi thống trị Trung Quốc nhà Nguyên đã thi
hành những chính sách gì khác với chính sách
cai trị của nhà Tống ? Vì sao có sự khác nhau
đó ?

* Thời Nguyên:
- Người Mông Cổ có vị trí cao nhất, được
hưởng mọi đặc quyền.
- Người Hán ở vị trí thấp kém và bị cấm đoán
đủ thứ: mang vác vũ khí, luyện tập võ nghệ,
không họp chợ ban đêm, ....

5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
* Mục tiêu: HS nắm được một số điểm nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời

Tống- Nguyên
- Xã hội Trung Quốc thời Minh - Thanh có thay * Xã hội Trung quốc thời Minh - Thanh.
đổi gì ?
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ.
+ Nông dân đói khổ (tô thuế nặng nề, lao
dịch ..)
- Kinh tế có gì biến đổi ? biểu hiện ở những
điểm nào ?

* Biến đổi về kinh tế:
+ Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện: Xưởng
dệt, đồ sứ, .. lớn, chuyên môn hoá cao, thuê
mướn nhân công.

+ Buôn bán với nước ngoài mở rộng.
6. Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến
* Mục tiêu: HS nắm được một số điểm nổi bật về các thành tựu VH- KHKT của Trung Quốc thời
phong kiến
- Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung a. Văn hóa:
Quốc về văn hoá ?
- Tư tưởng Nho giáo.
- Văn học, sử học: rất phát triển.
- Nghệ thuật, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, ..
trình độ cao.
- Nêu những phát minh trong lĩnh vực KH - KT
của người Trung Quốc

b. Khoa học kĩ thuật:
-“Tứ đại phát minh” (thuốc súng, nghề in, la
bàn, giấy viết).

- Đóng tàu, luyện kim, khai thác dầu mỏ

3. Củng cố bài: Trả lời câu hỏi:

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
- Trình bày những thay đổi về kinh tế, xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh - Thanh ?
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học Trung Quốc thời phong kiến mà em
biết ?
IV- Bài tập - Dặn dò:
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 5
V- Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
Tiết 6
BÀI 5:

ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ thời kỳ phong kiến.
- Chính sách cai trị của các vương triều.
- Một số thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến.
2. Về tư tưởng.
Nhận thức được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại.

3. Về kỹ năng.
Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Một số tranh ảnh về các công trình văn hoá của Ấn Độ.
2. Học sinh: Soạn bài
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Trình bày những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc
thời phong kiến ?
............................................................................................................................................................
...............................................................................................................
2. Dạy bài mới.
1. Ấn Độ thời phong kiến
* Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển của các vương triều Gúp ta, Đê li, Mô gôn
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung kiến thức cơ bản:
- Sự phát triển của vương triều Gup - ta thể * Vương triều Gúp - ta (thế kỷ IV - VI).
hiện ở những mặt nào ?
- Luyện kim rất phát triển.
- Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn, khắc
trên ngà voi, ..
- Người Hồi giáo đã thi hành những chính * Vương triều hồi giáo Đê - li (XII - XVI):
sách gì để xây dựng và phát triển đất nước?
- Chiếm ruộng đất.
- Cấm đạo Hin đu => > < dân tộc.
* Vương triều Mô - gôn (XVI - giữa XIX):
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo.
- Khôi phục kinh tế.
- Phát triển văn hoá.


GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
3.Văn hoá Ấn Độ
* Mục tiêu: HS nắm được các thành tựu văn hóa ấn Độ thời phong kiến
- Em hãy trình bày tóm tắt những thành tựu - Chữ viết: chữ Phạn (dùng để sáng tác thơ,
của văn hoá Ấn Độ ?
văn, sử thi và các bộ kinh)
- Văn học: Sử thi (đồ sộ), kịch, thơ.
- Kinh: Bộ kịch Vê - đa.
- Kiến trúc Ấn Độ có gì độc đáo ?
- Kiến trúc:
+ Kiến trúc Hin - đu: tháp nhọn nhiều tầng,
trang trí bằng phù điêu.
+ Kiến trúc Đạo Phật: Chùa xây khoét sâu vào
vách núi, tháp có mái tròn.
3. Củng cố bài.
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến ?
- Trình bày những thành tự văn hoá lớn mà người Ấn Độ đã đạt được ?
IV- Bài tập - Dặn dò:
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 6
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..........................................................................................


GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

TIẾT 7 :
BÀI 6:

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
- Những tên gọi và điểm tương đồng của các quốc gia Đông Nam Á.
- Các giai đoạn lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á.
2. Về tư tưởng.
Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
3. Về kĩ năng.
Xác định được vị trí địa lý các vương quốc cổ trong khu vực Đông Nam Á qua bản đồ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : lược đồ ĐNA thời phong kiến (dùng lược đồ hiện nay)
2. Học sinh: soạn bài
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những thành tựu văn hoá Ấn Độ thời phong kiến ?
...........................................................................................................................
3. Dạy bài mới:
1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Mục tiêu: HS nắm được thời điểm xuất hiện, địa bàn các quốc gia phong kiến ĐNA

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Em hãy kể tên các nước Đông Nam Á hiện => (11 nước)
nay ?
- Hãy cho biết đặc điểm chung của các nước * Điều kiện tự nhiên:
Đông Nam Á ?
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa; mùa khô và
mùa mưa.
- Thuận lợi: sản xuất nông nghiệp.
- Các vương quốc cổ xuất hiện vào thời gian - Khó khăn: thiên tai.
nào?
*Sự hình thành các vương quốc cổ:
- Trong 10 TK đầu công nguyên: Hình thành
các vương quốc Chăm - pa, Phù Nam, Chân
Lạp và hàng loạt các quốc gia nhỏ khác.

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
* Mục tiêu: HS nắm được thời kỳ thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ĐNA
- Kể tên các quốc gia phong kiến Đông Nam Á * Thời kỳ thịnh vượng:TK X- TK XVIII
phát triển thịnh vượng ?
- Mô - giô- pa - hít (In - đô - nê - xi -a).
- Ăng - co (Căm - pu - chia).
- Pa - gan (Mi -an -ma).
- Lạn Xạng ( Lào).

- Đại Việt (Việt Nam).
- Cham - pa (Việt Nam ).
- Hãy kể một số thành tựu văn hoá Đông Nam (X đến XVIII: thịnh vượng).
Á mà em biết ?
* Kiến trúc và điêu khắc:
Đền Ăng - co, chùa tháp Pa - gan, tháp Chàm.
=> Chịu ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.
- Nhận xét về kiến trúc Đông Nam Á ?
4.Củng cố:
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lớn của khu vực Đông Nam Á thời phong kiến?
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị mục 3, 4
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..........................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

Tiết 8 :
BÀI 6:

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á


I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
- Các giai đoạn lịch sử lớn của 2 nuớc láng giềng của Việt Nam là vương quốc Lào và vương
quốc Cam- pu - chia.
2. Về tư tưởng.
Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa Việt Nam với Lào và Cam- pu - chia
3. Về kĩ năng.
Xác định được vị trí địa lý của Lào và Cam - pu - chia trên lược đồ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : ảnh các công trình kiến trúc (sgk).
2. Học sinh: soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về các công trình kiến trúc ĐNA
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các quốc gia Đông Nam Á hiện nay và xác định trên lược đồ ?
...........................................................................................................................
3. Dạy bài mới:
3. Vương Quốc Căm- pu- chia
* Mục tiêu: HS nắm được những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của
Campuchia
- Từ khi thành lập đến năm 1863 lịch sử Cam - - Từ I - VI: Nước Phù Nam
pu - chia có thể chia làm mấy giai đoạn ?
- Từ VI - IX: Nước Chân Lạp.
- Cư dân Cam - pu - chia gồm những tộc người
nào hình thành ?
- Sự thịnh vượng của Cam - pu - chia thời Ăng
- co thể hiện những điểm nào ?
- Thời kỳ suy yếu của Cam - pu - chia trong
giai đoạn nào ?


- Từ IX - XV: thời kỳ Ăng - co phát triển thịnh
vượng.
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo,
quy mô đồ sộ (Ăng - co Vát và Ăng - co
Thom).
+ Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
- Từ XVI - 1863: Thời kỳ suy yếu, và bị xâm
lược.

4. Vương quốc Lào
* Mục tiêu: HS nắm được những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của Lào

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
- Lịch sử phong kiến Lào có những mốc quan
trọng nào ?

- Trình bày những chính sách đối nội và đối
ngoại của vương quốc Lạn Xạng ?

- Vì sao đến XVIII vương quốc Lạn Xạng suy
yếu ?

- Trước XIII: Người Lào Thơng.
- Sau XIII: Người Thái di cư đến (Lào Lùm).
- 1353: Thành lập nước Lạn Xạng (do Pha

Ngừm lãnh đạo).
- XV - XVII: Thời kỳ thịnh vượng.
* Đối nội:
+ Chia đất nướcđể cai trị.
+ Xây dựng quân đội.
* Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với các
nước láng giềng. Kiên quyết đánh trả quân xâm
lược.
- XVIII: Thời kỳ suy yếu. Do tranh chấp quyền
lực trong hoàng tộc -> Xiêm xâm lược.

4. Củng cố bài.
- Tóm tắt các giai đoạn lịch sử của vương quốc Cam- pu- chia?
- Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng?
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 7
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
................................................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

Tiết 9:
Bài 7:


NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
- Thời gian hình thành và tồn tại của xã họi phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và 2 giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
2. Về tư tưởng.
Nhận thức được quá trình lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hóa mà các dân tộc đã đạt
được trong thời phong kiến.
3. Về kĩ năng.
Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
Bảng phụ: Tóm tắt cơ sở kinh tế, các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông và
châu Âu.
2. Học sinh: soạn bài
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra 15 phút:
- Trình bày những chính sách đối nội và đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng ?
3. Dạy bài mới.
1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến.
Không học
2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.Nhà nước phong kiến
* Mục tiêu: HS nắm được cơ sở KT- XH của XHPK và nhà nước phong kiến
- Nền kinh tế chính của XHPK là gì ? Mang * Cơ sở kinh tế: chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
tính chất gì ?
và bị bó hẹp trong Công xã nông thôn (ở

- Trong XHPK phương Đông và XHPK châu phương Đông) và trong lãnh địa (ở phương
Âu có những giai cấp cơ bản nào ?
Tây).
- Nêu hình thức bóc lột chủ yếu của địa chủ và * Trong xã hội phong kiến: Có 2 giai cấp cơ
lãnh chúa ?
bản - nhưng tên gọi khác nhau:
GV trình bày bảng phụ:
+ Châu Âu: Lãnh chúa và nông nô.
+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh
canh (tá điền).
XHPK
XHPK
* Hình thức bóc lột: Đều bằng tô thuế. Tuy
phương
châu Âu
nhiên ở châu Âu khi khi thành thị trung đại
Đông

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
Nông nghiệp Nông nghiệp
đóng kín
đóng kín
Cơ sở kinh tế
trong công xã trong công xã
nông thôn
lãnh địa

chủ và nông
Các giai cấp
dân lĩnh canh
Địa
cơ bản
Lãnh chúa và
nông nô
- Em hiểu thế nào là nhà nước phong kiến?
- Nhà nước PK phương Đông có gì khác nhà
nước PK châu Âu ?

xuất hiện thì nền kinh tế công thương nghiệp
cũng ngày cũng phát triển và một tầng lớp mới
ra đời - đó là thị dân.
- Nhà nước phong kiến là nhà nước quân chủ
(do vua đứng đầu).
+ Phương Đông: Nhà nước phong kiến tập
quyền (vua trở thành Hoàng đế hay Đại
vương).
+ Châu Âu: chế độ phong kiến phân quyền
(đến thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến
thống nhất quyền hành mới tập trung trong tay
vua).

3. Nhà nước phong kiến.
Không học
4. Củng cố bài:
GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng thống kê theo mẫu:
Các thời kì lịch sử
Cơ sở kinh tế


Xã hội
phong kiến phương Đông
Nông nghiệp đóng kín trong

Xã hội phong kiến châu Âu
Nông nghiệp đóng kín trong

công xã nông thôn
Địa chủ và nông dân lĩnh canh

công xã lãnh địa
Lãnh chúa và nông nô

Các giai cấp cơ bản
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị tiết bài tập.
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
................................................................................................................

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

Tiết 10:


BÀI TẬP LỊCH SỬ
(PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI)

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới trung đại.
2. Về tư tưởng.
Giáo dục tinh thần yêu lao động, ý thức vươn lên và tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
bất công.
3. Về kĩ năng.
- Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện phương pháp lập bảng thống kê.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến?
.........................................................................................................................
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Kể tên các quốc gia phong kiến mà em đã 1. Nêu các triều đại phát triển thịnh vượng
học ?
nhất dưới thời phong kiến của các nước sau:
- Nêu các triều đại phát triển thịnh vượng nhất Trung Quốc
Đường
dưới thời phong kiến của các nước đó ?
Ấn Độ

Gup - ta
GV ghi lên bảng tên các quốc gia. HS lên điền Cam - pu - chia
Ăng - co
các triều đại phong kiến.
Lào
Lạn Xạng
In - đô - nê - xi - a
Mô - giô - pa - hít
Mi - an - ma
Pa - gan
Thái - Lan
Su - khô - thay

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

- Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí
tiêu biểu ?

Gv cùng HS hoàn thành

2. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa
lí tiêu biểu ?
Thời gian
Các cuộc phát kiến địa lí

Thời gian

1487
1498
1492
1519- 1522

Các cuộc phát kiến địa lí
Đi- a- xơ đi vòng qua điểm
cực Nam châu Phi
Vax- cô đơ Ga- ma cập bến
Ca-li-cút ( Ấn Độ)
Cô- lôm - bô tìm ra châu Mĩ
Ma- gien - lăng đi vòng quanh
trái đất

- Nối các cột bên trái với bên phải sao cho 3. Nối các cột bên trái với bên phải sao cho
đúng ?
đúng ?
GV treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng vẽ. Lớp
làm vào vở nháp.
Tần Thủy Hoàng.
Cô - lôm - bô.
PHƯƠNG ĐÔNG
Ăng - co
Đi - a - xơ.
Pha Ngừm.
Va-xcô đơ Ga-ma.
CHÂU ÂU
Cô - lôm - bô.
Mô - gôn.
A - cơ - ba.

Ma - gien - lan.

- Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn
của khu vực Đông Nam Á?

4. Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của
khu vực Đông Nam Á
Thời gian
Giai đoạn
TK I - X
Hình thành các vương quốc
cổ
X - đầu XVIII Thời kỳ phát triển thịnh
vượng của các quốc gia PK
XVIII - XIX
Thời kỳ suy vong

IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập:
- Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa lớn của Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến?

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
- Sưu tầm các công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới thời phong kiến ?
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Đọc trước bài 7.
V- Rút kinh nghiệm:

............................................................................................................................................................
...............................................................................................................

Phần II:
Chương I:
Tiết 11:
Bài 8:

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Nắm quá trình xây dựng đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2. Về tư tưởng.
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.
- Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất
đất nước, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.
3. Về kĩ năng.
Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Một số tranh ảnh, tư liệu về di tích liên quan đến thời Ngô, Đinh, ...
- Bảng phụ: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô.
2.Học sinh : Soạn bài
III- Tiến trình dạy học.
1. Ổn đinh tổ chức.:
2. Giới thiệu bài mới.

3. Dạy bài mới.
1. Nước ta buổi đầu độc lập.
* Mục tiêu :Học sinh nắm được những việc làm và công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân
tộc

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
Hoạt động của GV và HS
- Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô Quyền
đã làm những gì để xây dựng nền độc lập tự
chủ ?
- Quan sát bảng phụ em có nhận xét gì tổ chức
bộ máy nhà nước thời Ngô ?
=> Còn đơn giản, nhưng đã thống nhất từ trung
ương đến địa phương; thể hiện ý thức độc lập.
* Theo em, Ngô Quyền có đóng góp gì đối với
lịch sử dân tộc ?

Nội dung kiến thức cơ bản
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô
ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
- Xây dựng bộ máy nhà nước:
(Giới thiệu qua bảng phụ)

- Ngô Quyền có công chấm dứt thời kì Bắc
thuộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền
độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.


2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
Không học
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
* Mục tiêu :Học sinh nắm được công lao của Đinh Bộ Lĩnh
- Loạn 12 sứ quân có ảnh hưởng như thế nào
* Tình hình đất nước.
đối với đất nước ? Yêu cầu cấp thiết đặt ra là
- Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
gì ?
- Nhà Tống lăm le xâm lược.
- Em hãy nêu rõ tình hình đất nước ta lúc bấy
giờ ?
- Em biết những gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Ông đã làm như thế nào để thống nhất đất
nước ?

- Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý
nghĩa như thế nào ?
* Theo em, Đinh Bộ Lĩnh có đóng góp gì đối
với lịch sử dân tộc ?

* Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ
Lĩnh:
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Gia ViễnNinh Bình)
- Liên kết với nghĩa quân của Trần Lãm và
Phạm Bạch Hổ.
- Được nhân dân ủng hộ.
=> Năm 967 đất nước được thống nhất.
* Ý nghĩa:

- Đất nước hoà bình, thống nhất.
- Xây dựng đất nước vững mạnh, chống lại âm
mưu xâm lược của kẻ địch.
- Đinh Bộ Lĩnh có công chấm dứt tình trạng cát
cứ “ Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại
bình yên.

4. Củng cố bài.
- Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc ta trong buổi
đầu độc lập ?
Gợi ý: - Ngô Quyền có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc
lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
- Đinh Bộ Lĩnh có công chấm dứt tình trạng cát cứ “ Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại
bình yên.
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 9, mục I.
V- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................
................................................................................................................

Tiết 12:


Bài 9:
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ

I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Thời Đinh - Tiền Lê bộ máy chính quyền đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn
giản như thời Ngô.
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị nhân dân ta đánh bại.
2. Về tư tưởng.
Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn các vị anh hùng có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Về kĩ năng.
Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ và học lịch sử qua lược đồ.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Năm 981)
- Bảng phụ.
2. Học sinh :
- Soạn bài
- Vẽ lược đồ
III- Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh đã diễn ra như thế nào?
- Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc?

GV: Hµ Xu©n BiÓu


THCS Cam Thñy
Gi¸o ¸n LÞch sö 7

.........................................................................................................................
3. Dạy bài mới.
I- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ.
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước.
* Mục tiêu :Học sinh nắm được những việc làm của nhà Đinh để xây dựng đất nước
Hoạt động của GV và HS
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh
đã làm những gì để xây dựng đất nước ?
- Ông sử dụng những biện pháp gì để quản lí
đất nước ?

Nội dung kiến thức cơ bản
- Năm 968 Đinh Bộ lĩnh lên ngôi Hoàng đế.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
(Ninh Bình).
- Phong vương cho các con.
- Cắt cử quan lại.
- Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm khắc
nhữnh kẻ có tội (ném vào vạc dầu, vào chuồng
hổ, ...)

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
* Mục tiêu :Học sinh nắm được sự thành lập và những việc làm của nhà Tiền Lê để xây dựng đất
nước
- Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn * Sự thành lập nhà Tiền Lê:
cảnh như thế nào ?
- Năm 979 Đinh Tiên Hoàng bị giết hại -> triều
đình lục đục.
- Nhà Tống lăm le sang xâm lược -> Lê Hoàn được
suy tôn lên làm vua

=> Nhà Tiền Lê được thành lập
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê * Tổ chức chính quyền:
như thế nào ? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức đó ?
TRUNG ƯƠNG
(GV giới thiệu qua bảng phụ)

VUA

THÁI SƯ

-

Q. VÕ

Q. VĂN

ĐịA PHƯƠNG

LỘ
GV: Hµ Xu©n BiÓu

ĐẠI SƯ


×