Bài soạn lịch sử 7
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7
HỌC KỲ I
PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNH ĐẠI
Tiết 1 – Bài 1 : Sự hình thành và phát triển của XH phong kiến ở Châu Âu
Tiết 2 – Bài 2 : Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu
Âu
Tiết 3 – Bài 3 : Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống PK thời hậu kì trung đại ở
CA
Tiết 4,5 – Bài 4: Trung Quốc thời kỳ phong kiến
Tiết 6 – Bài 5 : Ấn Độ thời phong kiến
Tiết 7,8 – Bài 6 : Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Tiết 9 – Bài 7 : Những nét chung của xã hội phong kiến
Tiết 10 : Làm bài tập lịch sử ( phần lịch sử thế giới)
PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIX
Chương I :BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỶ X)
Tiết 11 – Bài 8 : Nước ta buổi đầu độc lập
Tiết 12,13 – Bài 9 : Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỶ XI – XII)
Tiết 14 – Bài 10 : Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Tiết 15,16 – Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
Tiết 17 : Ôn tập
Tiết 18 : Làm bài kiểm tra 1 tiết
Tiết 19,20 – Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hoá
Tiết 21 : Làm bài tập lịch sử (chương I,II)
Chương III : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII – XIV)
Tiết 22,23 – Bài 13 : Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII
Tiết 24,25,26,27 – Bài 14 :Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
(Thế kỷ XIII)
Tiết 28,29 – Bài 15 : Sự phát triển kinh tế văn hoá thời Trần
Tiết 30,31 – Bài 16 : Sự suy sụp của nhà Trần cuuoí thế kỷ XIV
Tiết 32 – Bài 17 : Ôn tập chương II và III
Chương IV : ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XIX THỜI LÊ SƠ
Tiết 33 – Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống
quân Minh ở đầu thế kỷ XV
Tiết 34 : Làm bài tập lịch sử (Phần chương III)
Tiết 35 – Bài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
Tiết 36 : Ôn tập
Tiết 37 : Làm bài kiểm tra học kỳ I
HỌC KỲ II
Tiết 38,39 – Bài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
Tiết 40,41,42,43 – Bài 20 : Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527)
Tiết 44 – Bài 21 : Ôn tập chương IV
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
1
Bài soạn lịch sử 7
Tiết 45 : Làm bài tập lịch sử (Phần chương IV)
Chương V : ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
Tiết 46,47 – Bài 22 : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI –
XVIII)
Tiết 48,49 – Bài 23 : Kinh tế, văn hoá thế kỷ XVI _ XVIII
Tiết 50 : Ôn tập
Tiết 51 ; Làm bài kiểm tra 1 tiết
Tiết 52 – Bài 24 : Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII
Tiết 53,54,55,56 – Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
Tiết 57 – Bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước
Tiết 58 Làm bài tập lịch sử (Phần chương V)
Chương VI : VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Tiết 59,60 – Bài 27 : Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Tiết 61,62 – Bài 28 : Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu
thế kỷ XIX
Tiết 63 – Bài 29 : Ôn tập chương V và VI
Tiết 64 Làm bài tập lịch sử (Phần chương VI)
Tiết 65 – Bài 30 Tổng kết
Tiết 66 Ôn tập
Tiết 67 Làm bài kiểm tra học kỳ II
Tiết 68,69,70 Lịch sử địa phương
***************************
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
2
Bài soạn lịch sử 7
TIẾT 5 – BÀI 4 :
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (TIẾP)
Ngày soạn : 9/9/06
Ngày dạy : 13/9/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Như tiết 4
II, CHUẨN BỊ
- Như tiết 4
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Xã hội Trung Quốc dưới thời Tần Hán như thế nào?
(H) Nêu chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Đường ? Nhận xét của em?
C. Bài mới ;
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : TRUNG QUỐC THỜI TỐNG – NGUYÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H. Nhà Tống đã thi hành
những chính sách gì?
H. Những chính sách đó có
tác dụng như thế nào ?
H. Nhà Nguyên ở Trung Quốc
được thành lập như thế nào?
- GV : Thế kỷ XIII quân
Mông Cổ rất hùng mạnh, vó
ngựa của Mông Cổ đã tràn
ngập khắp châu Âu, Á. Khi
tiến vào Trung Quốc người
Mông Cổ đã lập nên nhà
Nguyên.
H. Nhà Nguyên đã có những
chính sách gì ? nhận xét của
em về chính sách đó?
H. thái độ của nhân dân với
các chính sách đó ra sao?
H. So sánh chính sách cai trị
- HS trả lời
- HS : Ổn định đời sống
nhân dân sau nhiều năm
chiến tranh
- HS : Vua Mông Cổ là
Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà
Tống lập nên nhà Nguyên
- HS : Người Mông Cổ có
địa vị cao nhất, hưởng
mọi đặc quyền. Người
Hán ở địa vị thấp kém và
bị cấm đoán đủ điều
- HS trả lời
a. Nhà Tống
- Miễn giảm thuế
- Mở mang thuỷ lợi
- Phát triển TCN : Khai
mỏ, luyện kim
- Có nhiều phát minh
quan trọng : Thuốc súng,
la bàn
b. Nhà Nguyên
- Nhà Nguyên phân biệt
đối sử giữa người Hán
và người Mông
-> Nhân dân Trung Quốc
đã nổi dậy đấu tranh
chống lại nhà Nguyên
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
3
Bài soạn lịch sử 7
của nhà Tống – Nguyên ?Tại
sao có sự khác nhau đó?
HOẠT ĐỘNG 2: TRUNG QUỐC THỜI MINH THANH
- GV yêu cầu Hs trình bày
diễn biến chính trị từ sau
thời Nguyên đến cuối thời
thanh?
H. XH Trung Quốc dưới
thời Minh – Thanh có gì
biến đổi?
H. Mầm móng kinh tế
TBCN biểu hiện ở những
điểm nào?
- HS trình bày
- HS trả lời
- HS : Xuất hiện nhiều
xưởng dệt lớn, xưởng làm
đồ sứ… với chuyên môn
hoá cao, thuê nhiều nhân
công.
a. Thay đổi về chính trị
- 1368 : Nhà nguyên bị lật
đổ, nhà Nguyên đượpc
thành lập
- Lý Tự Thành lạt đổ nhà
Minh. 1644 nhà Thanh
được thành lập
b. Biếnđổi trong xã hội
cuối thời Minh – Thanh
- XHPK lâm vào tình trạng
suy thoái. Vau quan ăn
chơi xa xỉ
- Nông dân, thợ thủ công
phải nộp tô thuế nặng nề,
đi lao dịch, đi phu
c. Biến đổi về kinh tế
- Mầm mống kinh tế
TBCN xuất hiện
- Buôn bán với nước ngoài
được mở rộng
HOẠT ĐỘNG 3 : VĂN HOÁ – KHOA HỌC – KĨ THUẬT THỜI PHONG KIẾN
-Yêu cầu HS tìm những
thành tựu nổi bật về văn
hoá Trung Quốc thời
phong kiến
H. Kể tên một số TP văn
học lớn mà em biết?
H. Quan sát H10, Nhận xét
về trình độ sản xuất đồ
gốm của Trung Quốc thời
kì này
- Yêu cầu HS trình bày
những hiểu biết về KH-
KT Trung Quốc ?
- HS tìm chi tiết
- HS : Tây Du Kí,Tam
Quốc, Hồng Lâu Mộng…
-HS : Đạt đến trình độ cao,
trang trí tinh xảo, nét vẽ
điêu luyện
- HS trình bày
a. Văn hoá
- Tư tưởng : Nho giáo
- Văn học, sử học phát
triển
- Nghệ thuật : Hội hoạ,
kiến trúc, điêu khắc… đều
đạt đến trình độ cao
b. Khoa học - kỹ thuật
- Có nhiều phát minh lớn
đóng góp cho sự phát triển
nhân loại
- Là nơi đặt nền móng cho
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
4
Bài soạn lịch sử 7
các ngàng khoa học hiện
đại : Khai mỏ, đóng tàu
D. Củng cố
- Làm bài tập trong vở bài tập
E. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
.........................................................................................................................................
********************
TIẾT 6 – BÀI 5 :
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Ngày soạn : 16/9/06
Ngày dạy : 20/9/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức : Giúp HS nắm được
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ thứ XIX
- Các chính sách cai trị của các vương triều và các biểu hiện sự phát triển thịnh đạt
của Ấn Độ thời phong kiến
- Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ , trung đại
2. Tư tưởng :
- Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến gắn với sự hưng thịnh, li hợp dân tộc với đấu tranh
tôn giáo
- Nhận thức được Ấn Độ là một trong nhứng trung tâm của văn minh nhân loại có
ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đng Nam
Á
3. Kỹ năng :
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ
- Tổng hợp những kiến thức trong bài để đạt được mục tiêu bài học
II, CHUẨN BỊ
1. Bản đồ Ấn Độ thời cổ đại phong kiến
2. một số tranh ảnh về các công trình văn hoá Ấn Độ
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Sự suy yếu của XH phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh biểu hiện
như thế nào?
(H) Trình bày những thành tựu của văn hoá – KHKT của Trung Quốc thời phong
kiến?
7A :
7B :
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
5
Bài soạn lịch sử 7
C. Bài mới :
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG TRANG SỬ ĐẦU TIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H. Các tiểu vương quốc đầu tiên
được hình thành ở đâu trên đất
Ấn Độ ? Vào thời gian nào?
- GV dùng bản đồ giới thiệu
những con sông lớn góp phần
hình thành nên văn minh Ấn Độ
H. Nhà nước Magada ra đời
trong hoàn cảnh nào?
H. Đất nước Magađa tồn tại
trong thời gian bao lâu/
- Sau thế kỷ thứ III Ấn Độ lại bị
chia thành các quốc gia nhỏ ->
Đến đầu thế kỷ IV thống nhất
dưới vương triều Gúpta
- HS trả lời
- Các thành thị tiểu vương
quốc liên kết với nhau
- HS : hơn 3 thế kỷ
- 2500 năm TCN thành
thi xuất hiện ở sông Ấn
- 1500 năm thành thi
xuất hiện ở sông Hằng
- Thế kỷ thứ VI TCN nhà
nước Magađa thống nhất,
hùng mạnh (Cuối thế kỷ
thứ III TCN)
- Thế kỷ IV vương triều
Gúpta được thành lập
HOẠT ĐỘNG 2 : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Mục tiêu : Tìm hiểu sự phát triển của Ấn Độ dưới các vương triều.
- GV yêu cầu HS tìm các
chi tiết chứng tỏ sự phát
triển của vương triều
Gúpta
H. Sự sụp đổ của vương
triều Gupta diễn ra như thế
nào?
- Yêu cầu HS tìm những
chi tiết về chính sách cai
trị của người Hồi Giáo?
H. vương triều Đêli tồn tại
trong thời gian bao lâu?
- GV giới thiệu về vua
Acơba
H. Vua Acơba đã áp dụng
những chính sách gì để cai
trị Ấn Độ
- HS trả lời
- HS : đầu TK XII, người
Thổ Nhĩ KỲ tiêu diệt miền
Bắc Ấn -> Vương triều
Gupta sụp đổ
- HS trả lời
- HS : Từ TK XII - > TK
XVI bị người Mông Cổ tấn
công và lật đổ
- HS trả lời
a. vương triều Gupta (Thế
kỷ IV -> thế kỷ VI)
- Nghề luyện kim rất phát
triển
- Nghề thủ công : Dệt, chế
tạo kim hoàn, nghệ thuật
khắc trên ngà voi rất tinh
xảo
b. Vương triều Hồi giáo
Đêli (TK XII -> TK XVI)
- Chiếm đoạt ruộng đất
- cấm đạo Hinđu
-> Mâu thuẫn dân tộc gay
gắt
c. Vương triều Môgôn (TK
XVI -> TK XIX)
- Xoá bỏ kỳ thị tôn giáo
- Khôi phục kinh tế
- Phát triển văn hoá
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
6
Bài soạn lịch sử 7
HOẠT ĐỘNG 3 : VĂN HOÁ ẤN ĐỘ
Mục tiêu : Tìm hiểu những thành tựu văn hoá Ấn Độ
H. Chữ viết đầu tiên được
người Ấn Độ sáng tạo là
loại chữ gì? Và dùng để
làm gì?
H. bên cạnh chữ viết người
Ấn Độ đã đạt đượpc những
thành tựu gì về văn hoá?
- Kinh Vêđa là bộ kinh cầu
nguyện cổ nhất, “Vêđa” có
nghĩa là hiểu biết gồm 4
tập
H. kể tên các tác phẩm văn
học nổi tiếng của Ấn Độ?
H. Kiến trúc Ấn Độ có gì
đặc sắc?
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS : 2 bộ sử thi
Mahabharata, Ramayana.
- Hinđu : Tháp nhọn nhiều
tầng, trang trí bằng phù
điêu
+Phật giáo : chùa xây hoặc
khoét sâu vào vách núi,
tháp có mái tròn như bát úp
- Chữ viết : Chữ Phạn
- Văn học : sử thi đồ sộ ,
kich, thơ ca
- Kinh Vêđa
- Kiến trúc : Kiến trúc
Hinđu và kiến trúc Phật
giáo
D. Củng cố
Ấn Đọp là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Trong các tôn giáo sau, tôn giáo nào
được ra đời ở Ấn Độ
a. Đạo Balamôn b. Đạo Phật c. Đạo Hinđu d. Đạo Kitô e. Đạo
Hồi
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
.........................................................................................................................................
********************
TIẾT 7 – BÀI 6 :
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Ngày soạn : 23/9/06
Ngày dạy : 26/9/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Nắm được tên gọi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm
tương đồng về vị trí địa lý của các quốc gia đó.
- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á
2. Tư tưởng :
- Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc Đông Nam Á
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
7
Bài soạn lịch sử 7
- Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn
minh nhân loại
3. Kỹ năng :
- Biết xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của khu vực Đôpng Nam Á
II, CHUẨN BỊ
1. Bản đồ khu vực Đông Nam Á
2. Tranh ảnh các công trình kiến trúc, văn hoá của Đông Nam Á
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Sự phát triển của Ấn Độ dưới thời Gupta được biểu hiện như thế nào?
(H) Trình bày những thành tựu về mặt văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được
7A :
7B :
C. Bài mới
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ ĐÔNG NAM Á
Mục tiêu : Biết được thời gian và điều kiện hình thành các quốc gia cổ Đông Nam
Á
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN
ĐẠT
- GV yêu cầu HS kể tên 10
quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á hiện nay và xác định
các nước đó trên bản đồ .
H. Em hãy chỉ ra đặc điểm
chung của các quốc gia đó?
H> Điều kiện tự nhiên ấy tác
động như thế nào đến sự phát
triển nông nghiệp?
H. Các quốc gia cổ Đông Nam
Á đã xuất hiện từ bao giờ?
H. Hãy kể tên một số quốc gia
cổ và vị trí trên bản đồ?
- HS trả lời : có 11 nước
trong khu vực Đông Nam
Á
- HS trả lời
+Thuận lợi : Cung cấp đủ
nước tưới, khí hậu nóng
ẩm thích hợp cho cây cối
sinh trưởng và phát triển
+Khó khăn : Gió mùa gây
ra hạn hán , lũ lụt ảnh
hưởng tới sản xuất nông
nghiệp
- HS : Ra đời sau công
nguyên, riêng VN ra đời
trướcc công nguyên
- HS : Châmp, phù nam và
hàng loạt các quốc gia nhỏ
a. Điều kiện tự nhiên
- Đều chịu ảnh hưởng
của gió mùa : Mùa
mưa và mùa khô
- Thuận lợi : Nông
nghiệp phát triển
- Khó khăn : Nhiều
thiên tai xảy ra
b. Sự hình thành các
vương quốc cổ
- Từ đầu công nguyên
và 10 thế kỷ sau công
nguyên các quốc gia
được thành lập
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
8
Bài soạn lịch sử 7
khác
HOẠT ĐỘNG 2 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUỐC GIA
PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Mục tiêu : Nắm được sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Các quốc gia phong kiến
Đông Nam Á cũng trải qua
các giai đoạn hình thanh,
hưng thịnh và suy vong.
Các quá trình đó diễn ra
trong thời gian khác nhau.
Nhưng nhưng nhìn chung,
giai đoạn từ sau thế kỷ X
đến đầu thế kỷ XVIII là
thời kỳ hưng thịnh nhất
của các quốc gia phong
kiến Đông Nam Á
H. Trình bày sự hình thành
của các quốc gia phong
kiến Inđônêxia?
H. Kể tên một số quốc gia
phong kiến khác và thời
điểm hình thành các quốc
gia đó ?
- GV yêu cầu HS kể tên
một số thành tựu thời
phong kiến của các quốc
gia Đông Nam Á
- Yêu cầu Hs quan sát
H12,13. Em có nhận xét gì
về kiến trúc của Đông
Nam Á?
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII
các quốc gia Đông Nam Á
đều bước vào thời kì suy
yếu, mặc dù chế độ phong
kiến vẫn tiếp tục tồn tại
cho tới khi trở thành thuộc
địa của chủ nghĩa tư bản
- HS : Cuối thế kỷ XIII
dòng vua Gia va mạnh lên
chinh phục tất cả các tiểu
quốc ở 2 đảo Xumatơra,
Giava lập nên vương triều
Môgiôpahit hùng mạnh
trong suốt hơn 3 thế kỷ
- HS : Pagan (TK XI)
Sukhôthay (TK
XIII)
Lạn xạng (TK XIV)
Chân lạp (TK VI)
Cham pa
- HS : Kiến trúc điêu khắc
đền Ăngco, đền
Bôrôbuđua, chùa tháp
Pagan, tháp Chàm
- HS: Hình vòm kiểu bát
úp, có tháp nhọn đồ sộ,
khắc hoạ nhiều hình ảnh
sống động (Chịu ảnh
hưởng của kiến trúc Ấn
Độ)
- Từ thế kỷ X -> TK XVIII
là thời kỳ thịnh vượng
- Inđônêsia : Vương triều
Môgiôpahit (1213 – 1527)
- Campuchia :Thời kỳ
Ăngco (TK IX -> TKXV)
-Mianma :Vương quốc
Pagan (TK XI )
- Thái Lan : Vương quốc
Sukhôthay (TK XIII )
- Lào : Vương quốc Lạn
Xạng (TK XV -> TK
XVII)
- Đại Việt
- Champa
- Giữa thế kỷ XIX các
quốc gia Đông Nam Á trở
thành thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
9
Bài soạn lịch sử 7
phương Tây
D. Củng cố
(H) Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế
kỷ XIX
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm baìo tập
- Chuẩn bịo bài mới
IV, RUT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
.........................................................................................................................................
*****************
TIẾT 8 – BÀI (TIẾP):
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Ngày soạn : 30/9/06
Ngày dạy : 3/10/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Như mục I tiết 7
II, CHUẨN BỊ
- Như mục II tiết 7
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Kể tên các quốc gia Đông Nam Á hiện nay? Xác định vị trí các nước đó
trên bản đồ?
(H) Các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì chung về ĐKTN? ĐK đó có ảnh
hưởng gì tới sự phát triển của nông nghiệp?
7A;
7B:
C. Bài mới
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
Mục tiêu : Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của Campuchia
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H. Từ khi thành lập đến 1863,
lịch sử Campuchia có thể chia
làm mấy giai đoạn?
H. Cư dân ở Campuchia do
tộc người nào hình thành?
H. Người Khơme sống ở đâu
và cuộc sống của họ ra sao?
- HS : Lịch sử Campuchia
từ khi hình thành đến
1863 được chia làm 4 giai
đoạn lớn
- HS: Dân cổ Đông Nam
Á, tộc người Khơme
- HS : Vì kinh Đô của
vương quốc là Ăngco. Ở
a. Thế kỷ I -> thế kỷ
VI : Nước Phù Nam
b. Thế kỷ VI -> TK IX :
ước Chân Lạp
- Tiếp xúc với văn hoá
Ấn Độ, biết khắc chữ
Phạn
c. Thế kỷ IX -> TK
XV : Thời kỳ Ăngco
- Sản xuất nông nghiệp
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
10
Bài soạn lịch sử 7
H. Tại sao thời kì phát triển
của Campuchia lại được gọi là
thời kì Ăngco?
H. sự phát triển của
Campuchia thời kỳ Ăngco bộc
lộ ở những điểm nào?
- GV yêu cầu HS quan sát
tranh H15. GVmô tả sơ lược
về công trình kiến trúc này.?
H. Em có nhận xét gì về khu
đền tháp Ăngco?
H. Thời kỳ suy yếu của
Campuchia là thời kỳ nào?
đây người Khơme đã
dựng lên những công trình
kiến trúc lớn, nổi tiếng
điển hình là khu đền tháp
Ăngco vát và Ăngco thom
- HS trả lời
- HS : Qui mô đồ sộ, kiến
trúc độc đá-> thể hiện ó
thẩm mỹ và trình độ kiến
trúc rất cao của người
Campuchia
- HS trả lời
phát triển
- Xây dựng các công
trình kiến trúc độc đáo
- Mở rộng lãnh thổ bằng
vũ lực
d. Thế kỷ XV -> 1863 :
Thời kỳ suy yếu
HOẠT ĐỘNG 2 : VƯƠNG QUỐC LÀO
Mục tiêu : Tìm hiểu sự phát triển của vương quốc Lào qua các giai đoạn
H. Lịch sử Lào có thể chia
thành mấy giai đoạn?
- GV trình bày những nét
chính về Pha Ngừm
H Nêu thời gian thành lập
vương quốc Lạn Xạng.
Trình bày chính sách đối
nội, đối ngoại của các vua
Lạn Xạng?
H. Nguyên nhân nào dẫn
tới sự suy yếu của vương
quốc Lạn Xạng
H. Kiến trúc Thạt Luổng
có gì giống và khác với
các công trình kiến trúc
trong khu vực?
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS : Do sự tranh chấp
quyền lực trong hoàng tộc,
đất nước suy yếu, vương
quốc Xiêm sang xâm
chiếm
- HS : Uy nghi, đồ sộ có
kiến trúc nhiều tầng lớp, có
1 tháp chính và nhiều tháp
* Trước thế kỷ XIII :
Người Lào Thơng
* Sau thế kỷ XIII : Người
Thái di cư sang -> Lào
Lùm
* 1353 : Nước Lạn Xạng
được thành lập
* Thế kỷ XV -> TK XVII :
Thời kỳ thịnh vượng của
Lạn Xạng
- Đối nội :
+ Chia đất nước thành ca
các mường để cai trị
+ Xây dựng quân đội
- Đối ngoại :
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với
các nước láng giềng
+ Kiên quyết chống xâm
lược
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
11
Bài soạn lịch sử 7
phụ ở xung quanh. Nhưng
có phần không cầu kì,
phức tạp bằng các công
trình của Campuchia
* Thế kỷ XVIII -> TK
XIX : Suy yếu
D. Củng cố
(H) Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Lào từ khi hình thành đến
giữa thế kỷ XIX
E. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
...........................................................................................................................
................................................................................................................
******************
TIẾT 9 – BÀI 7 :
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN
Ngày soạn : 1/10/06
Ngày dạy : 4/10/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Thời gian hình thành và tồn tại của XHPK
- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong XH
- Thể chế chính trị của nhà nước PK
2. Tư tưởng
- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, thành tựu văn hoá, khoa
học kỹ thuật mà các dân tộc đã đạt được trong thời PK
3. Kỹ năng
- Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử từ
đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết
II, CHUẨN BỊ
1. Bản đồ châu Âu, châu Á
2. Tư liệu về xã hội PK ở phương Đông và phương Tây
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Sự phát triển của Campuchia dưới thời Ă ngco được biểu hiện như thế nào?
(H) Em hãy trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Lạn Xạng?
C. Bài mới:
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PK
Mục tiêu : Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của XHPK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
12
Bài soạn lịch sử 7
ĐẠT
H. XHPK phương Đông và
châu Âu hình thành từ khi
nào ?
H. Em có nhận xét gì về thời
gian hình thành XHPK ở 2
khu vực trên?
H. Thời kỳ phát triển của
XHPK ở phương Đông và
châu Âu diễn ra trong bao lâu?
H. Thời kỳ khủng hoảng và
suy vong ở phương Đông và
châu Âu diễn ra như thế nào?
- HS : + Phương Đông
TCN (TQ) đầu công
nguyên (các nước ĐNA)
+ Châu Âu thế kỷ thứ V
- HS : XHPK phương
Đông hình thành rất sớm
+ XHPK châu Âu hình
thành muộn hơn
- HS : + XHPK phương
Đông phát triển rất chậm
chạp
+ XHPK châu Âu : TK XI
dến thế kỷ XIV
- HS : Phương Đông kéo
dài suốt 3 thế kỷ. Châu Âu
diễn ra rất nhanh
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ XHPK PHƯƠNG ĐÔNG XHPK CHÂU ÂU
Thời kỳ hình thành TK Thứ III TCN -> TK X Thế kỷ thứ V đến thế kỷ X
Thời kỳ phát triển Từ TK X -> TK XVI Từ TK XI -> TK XIV
Thời kỳ khủng hoảng,
suy vong
Từ TK XVI -> TK XIX Từ TK XIV -> TK XV
HOẠT ĐỘNG 2 :CƠ SỞ KINH TẾ XÃ HÔI CỦA XÃ HỘI PK
Mục tiêu : Tìm hiểu cơ sở kinh tế, xã hội của XHPK
H. Theo em cơ sở kinh tế
của XHPK ở phương Đông
và châu Âu có diểm gì
giống và khác nhau?
H. Nêu các giai cấp cơ bản
trong XHPK ở phương
Đông và châu Âu? Quan
hệ giữa các giai cấp?
H. Hình thức bóc lột chủ
yếu trong XHPK là gì?
H. Em hiểu bóc lột bằng
địa tô là như thế nào?
H. Nền kinh tế PK ở
phương Đông và châu Âu
còn khác nhau ở điểm nào?
-HS : +Giống : Đều sống
nhờ nông nghiệp là chủ
yếu
+Khác : phương Đông bó
hẹp trong công xã nông
thôn, châu Âu đống kín
trong lãnh địa phong kiến
- HS trả lời
- Bóc lột bằng địa tô
- Giao ruộng đất cho nông
dân, nông nô . Thu tô thuế
rất nặng
- Sau TK XI xuất hiện
thành thị trung đại ->
Thương nghiệp, công
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
13
Bài soạn lịch sử 7
nghiệp
Phương Đông
Châu Âu
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín
trong công xã nông thôn
Nông nghiệp đóng kín
trong lãnh địa phong kiến
Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh
canh
Lãnh chúa và nông nô
HOẠT ĐỘNG 3 : NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
Mục tiêu : Tìm hiểu thể chế nhà nước của XHPK phương Đông và châu Âu
H. Trong XHPK ai là
người nắm quyền lực lớn
nhất?
H. Thế nào là chế độ quân
chủ?
H. Chế độ quân chủ ở châu
Âu và phương Đông có gì
khác biệt?
- HS trả lời
- Thể chế nhà nước do vua
đứng đầu
+ Phương Đông : vua có
nhiều quyền lực -> Hoàng
đế
+Châu Âu : Lúc đầu hạn
chế các lãnh địa -> TK XV
tập trung trong tay vua
- Thể chế nhà nước do vua
đứng đầu : chế độ quân
chủ
D. Củng cố
(H) Lập bảng so sánh chế độ PK phương Đông và châu Âu
( Thời gian, CSKT- XH, nhà nước )
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
*****************
TIẾT 10 :
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (PHẦN THẾ GIỚI)
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Qua tiết học giúp HS nhớ lại, khắc sâu các kiến thức đã học
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, thao tác nhanh, chính xác trong làm bài tập lịch sử
- Cho HS làm quen với nhiều dạng bài tập lịch sử
II, CHUẨN BỊ
- GV : chuẩn bị hệ thống bài tập
- HS : SGK, Vở
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
14
Bài soạn lịch sử 7
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra vở bài tập)
7A:
7B:
C. Bài mới
- Giới thiệu bài:
- Các hoạt động :
• Gv đưa ra một số bài tập dưới nhiều dạng khác nhau cho HS làm
• GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập – Nhóm trưởng trình
bày- Các nhóm nhận xét, cuối cùng GV nhận xét và khái quát lại .
Bài tập
Bài 1 : a. Lãnh địa phong kiến là gì?
b. Viết chữ đúng (Đ) sai (S) vào các ô dưới đây:
…. Thành thị ra đời từ cuối thế kỷ XI do thợ thủ công và thương nhân lập ra
….Cư dân trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân và nông dân
…. Thợ thủ công lập ra phường hội, thương nhân lập ra thương hội
…. Thành thị ra đời đã tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển
Bài tập 2:
a. Ghi thời gian các cuộc phát kiến địa lý vào bảng sau
THỜI GIAN CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
- B. Đi- a- xơ đi vòng qua điểm cực Nam
châu Phi
- Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ
- Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới
- Mac-xcơđơ Ga-ma cập bến Calicút ở
phía Tây Nam Ấn Độ
b. Hình thức kinh doanh TBCN là những hình thức nào?
Bài tập 3: Điền tiếp những từ thích hợp vào chỗ trống
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là …. Tại Thuỵ Sĩ một giáo phái
khác ra đời gọi là….
Ki tô giáo đã bị phân chia thành hai giáo phái…. Phong trào cải cách tôn giáo
còn làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở…. Mà sử sách thường gọi là cuộc ….
Bài tập 4 : Em hãy nối mốc thời gian ở cột I với dữ kiện ở cột II sao cho đúng
THỜI GIAN TỒN TẠI (I) CÁC TRIỀU ĐẠI (II)
221 – 206 TCN
206 TCN – 220
618 – 907
906 – 1279
1279 - `1368
Tần
Hán
Tống
Đường
Nguyên
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
15
Bài soạn lịch sử 7
1368 – 1644
1644 - 1911
Minh
Thanh
Bài tập 5 : Trong XHPK có những giai cấp nào và quan hệ giữa các giai cấp ra
sao?
ĐÁP ÁN
Bài 1 : Lãnh địa PK là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu
đài, thành quách
Bài 2 : 1487 , 1498 , 1492 , 1519 – 1523
D. Củng cố
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
*******************
PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ X ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Chương I : BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ
(THẾ KỶ X)
TIẾT 11 – BÀI 8 :
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức :
- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến
Trung Quốc
- Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh
2. Tư tưởng :
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.
- Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ,
thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước ta.
3. Kỹ năng :
- Bồi dưỡng cho Hs kỹ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài.
II, CHUẨN BỊ
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền
2. Lược đồ 12 sứ quân
3. Sưu tầm tranh ảnh, di tích có liên quan đến tthời Ngô, Đinh
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
16
Bài soạn lịch sử 7
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Trình bày những đặc điểm cơ bản của XHPK Châu Âu?
(H) XHPK phương Đông có gì khác với XHPK phương Tây?
7A:
7B:
C. Bài mới
- Giới thiệu bài:
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : NGÔ QUYỀN XÂY DỰNG NỀN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H. Chiến thắng Bạch Đằng
năm 938 có ý nghĩa gì ?
H. Sau chiến thắng Bạch
Đằng Ngô Quyền đã làm gì?
H. Tại sao Ngô Quyền lại bãi
bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc
để thiết lập triều đình mới?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
bộ máy nhà nước thời Ngô
H. Nhà vua có vai trò gì trong
bộ máy nhà nước?
H. Em có nhận xét gì về bộ
máy nhà nước thời Ngô?
- HS trả lời
- HS trả lời
- Họ Khúc mới chỉ dựng
quyền tự chủ, trên danh
nghĩa vẫn phụ thuộc nhà
Hán
- HS vẽ sơ đồ
- HS : Vua đứng đầu và
quyết định mọi việc
- Còn đơn giản, sơ sài
nhưng bước đầu đã thể
hiện ý thức độc lập tự chủ
- 938 Ngô Quyền lên ngôi
vua
- Đóng đô ở Cổ Loa
- Bỏ chức tiết độ sứ của Pk
phương Bắc
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CUỐI THỜI NGÔ
Mục tiêu : Tìm hiểu tình hình chính trị cuối thời Ngô
H. Sau khi Ngô Quyền mất,
tình hình nước ta thay đổi như
thế nào?
- GV : Năm 950, Ngô Xương
Văn giành lại ngôi vua song
uy tín của nhà Ngô đã giảm
sút -> Đất nước không ổn
định
H. Sứ quân là gì ?
- GV sử dụng lược đồ (chưa
- HS: Đất nước rối loạn
các phe phái nhân cơ hội
này nổi lên giành quyền
lực
- HS: Là các thế lực PK
- 944 : Ngô quyền mất
->Dương Tam Kha cướp
ngôi -> Triều đình lục đục
- 950: Ngô Xương Văn lật
đổ zdương Tam Kha nhưng
không quản lý được đất
nước.
- 965 Ngô Xương Văn chết
-> Loạn 12 sứ quân
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
17
VUA
QUAN
VĂN
THỨ SỬ CÁC CHÂU
QUAN VÕ
Bài soạn lịch sử 7
ghi tên các sứ quân), yêu cầu
HS đánh dấu các sứ quân vào
các khu vực trên lược đồ
H. Việc chiếm đóng của các
sứ quân ảnh hưởng như thế
nào tới đất nước?
nổi dậy chiếm lĩnh một
vùng đất
- HS xác định vị trí các sứ
quân trên bản đồ
- Các sứ quân liên tiếp
đánh lẫn nhau -> đất nước
loạn lạc ->ĐK cho giặc
ngoại xâm tấn công đất
nước.
HOẠT ĐỘNG 3 : ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Mục tiêu : Tìm hiểu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh
- GV sơ qua về tác hại của
loạn 12 sứ quân và việc cần
thiết phải thống nhất đất nước.
H. Tình hình nước ta sau khi
loạn 12 sứ quân ?
H. Đinh bộ lĩnh là ai?
H. Ông đã làm gì để chuẩn bị
dẹp yên 12 sứ quân ?
- GV : Trình bày quá trình
thống nhất đất nước của Đinh
Bộ Lĩnh trên lược đồ
H. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh lại
dẹp yên được các sứ quân?
H. Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp
yên được 12 sứ quân có ý
nghĩa gì ?
- HS trả lời
- HS : Tổ chức lực lượng,
rèn vũ khí, xây dựng căm
cứ ở Hoa Lư
- HS quan sát
-HS: Có tài đức, được
nhân dân ủng hộ
- HS: Thống nhất đất
nươcs lập lại hoà bình
trong cả nước => tạo ĐK
xây dựng đất nước vững
mạnh chống âm mưu xâm
lược của kẻ thù
a. Hoàn cảnh
- Loạn 12 sứ quân, đất nước
chia cắt, loạn lạc
- Nhà Tống có âm mưu
xâm lược
b. Quá trình thống nhất
- Lập căn cứ ở Hoa Lư
- Liên kết với các sứ quân
- Được nhân dân ủng hộ
=>967 đất nước được thống
nhất
D. Củng cố
(H) Tại sao nói Ngô Quyền là người xây dựng nền tự chủ còn Đinh Bộ Lĩnh là người
thống nhất đất nước
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
.........................................................................................................................................
*****************
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
18
Bài soạn lịch sử 7
TIẾT 12 - BÀI 9 :
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
I, TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
Ngày soạn : 15/10/06
Ngày dạy : 18/10/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức : HS nắm được
- Thời Đinh - Tiền lê bộ máy nhà nước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không
còn đơn giản như thời Nguyên
- Nhà Tống xâm lược nước ta nhưng chúng đã bị quân ta đánh cho đại bại
- Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát
triển
2. Tư tưởng :
- Giáo dục cho HS lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng
kinh tế, quí trọng các truyền thống của cha ông ta.
- Sự biết ơn với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ đầu
giành độc lập
3. Kỹ năng :
- Bồi dưỡng kỹ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kỹ năng sử dụng bản đồ
II, CHUẨN BỊ
- GV : SGK, SGV, Lược đồ kháng chiến chống Tống, Tranh ảnh về đền thờ vua
Đinh, Lê
- HS : SGK, VBT, Vở ghi
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
(H) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền và nhận xét ?
(H) Nêu hoàn cảnh và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh ?
C. Bài mới
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : NHÀ ĐINH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Mục tiêu : Tìm hiểu quá trình xây dựng đất nước của Đinh Bộ Lĩnh
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG
H. Sau khi thống nhất đất nước
Lê Hoàn đã làm gì ?
- GV giải thích tên nước “Đại
Cồ Việt”
H. Theo em việc Đinh Bộ Lĩnh
lên ngôi hoàng đế chứ không
xưng vương như Ngô Quyền có
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS: +Vương là tước hiệu
của vua nước nhỏ
+Hoàng đế là tước hiệu vua
- 968 Đinh Bộ Lĩnh lên
ngôi hoàng đế (Đinh
Tiên Hoàng)
- Đặt tên nươcs là Đại
Cồ Việt, đóng đô ở Hoa
Lư
- 970 đặt niên hiệu là
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
19
Bài soạn lịch sử 7
ý nghĩa như thế nào ?
- Yêu cầu HS giải thích vì sao
Đing Tiên Hoàng lại chọn Hoa
Lư làm nơi đóng đô
- GV: Như vậy so với thời Ngô
Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến
thêm một bước trong việc xây
dựng chính quyền độc lập, tự
chủ, khẳng định quyền quốc gia
dân tộc.
H. Đinh Tiên Hoàng còn sử
dụng biện pháp gì để cai trị đất
nước ?
H. Những việc làm của Đinh Bộ
Lĩnh có ý nghĩa gì ?
nước lớn mạnh, có nhiều
nước thần phục => Khẳng
định nền độc lập ngang
hành với TQ chứ không phụ
thuộc vào TQ
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS: Ổn định đời sống XH
là cơ sở để ổn định và phát
triển đất nước
Thái Bình, sai sứ sang
giao hảo với nhà Tống
*Biện pháp :
- Phong vương cho các
con
- Cử các tướng lĩnh thân
cận nắm giữ các chức
vụ chủ chốt
- Dựng cung điện, đức
tiền, xử phạt với những
kẻ phạm tội
HOẠT ĐỘNG 2 : TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THỜI TIỀN LÊ
Mục tiêu : Tìm hiểu tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
H. Nhà tiền Lê được thành lập
trong hoàn cảnh nào ?
H. Vì sao Lê Hoàn được suy
tôn lên làm vua ?
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về
việc thái hậu họ Dương trao
áo bào cho Lê Hoàn.
- GV phân biệt khái niệm
“Tiền Lê” và “Hậu Lê” .
H. Chính quyền nhà lê được
tổ chức như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
H. Em có nhận xét gì về bộ
máy chiónh quyền thời Tiền
lê ?
H. Quân đội thời Tiền Lê
được tổ chức như thế nào ?
- HS trả lời
- HS: Là người tài chí, lại
đang giữ chức thập đạo
tướng quân =>Lòng người
qui phục
- HS: Là nghĩa cử cao đẹp,
thể hiện sự hy sinh giữa
lợi ích dân tộc và lợi ích
dòng tộc
- HS trả lời
- HS: Hoàn thiện hơn
- HS trả lời
a. Hoàn cảnh
- 979 Đinh Tiên Hoàng
bị giết =>Nội bộ lục đục
- Nhà Tống lăm le xâm
lược =>Lê hoàn được
suy tôn làm vua
b. Tổ chức chính
quyền
- Trung ương :
- Địa phương :
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
Vua
Thái Sư
Đại Sư
Quan văn
Quan
võ
Tăng
quan
20
Bài soạn lịch sử 7
- Quân đội : Cấm quân,
quân địa phương
HOẠT ĐỘNG 3 :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG CỦA LÊ HOÀN
Mục tiêu : Tìm hiểu diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống
H. Quân Tống xâm lược nước
ta trong hoàn cảnh nào ?
- Gv tường thuật diễn biến trên
lược đồ. GV giảng thêm về chi
tiết Lê Hoàn chọn Bạch Đằng
để chặn giặc
- GV yêu cầu HS tường thuật
lại diễn biến
H. Nêu ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Tống ?
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS tường thuật
- HS trả lời
a. Hoàn cảnh
- Cuối 979 nội bộ nhà
Đinh lục đục =>Quân
Tống xâm lược
b. Diễn biến
- SGK
c. Ý nghĩa
- Khẳng định quyền
làm chủ đất nước, đánh
bại âm mưu xâm lược
của quân Tống
- Củng cố nền độc lập
của nước nhà
D. Củng cố
(H) Tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ ?
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.........................................................................................................................................
******************
TIẾT 13 - BÀI 9 :
II, SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
Ngày soạn : 20/10/06
Ngày dạy : 24 /10/06
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức : HS nắm được
- Các vua Đinh - Tiền Lê bước đầu đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ bằng sự
phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh
tế, văn hoá, XH cũng có nhiều thay đổi
2. Tư tưởng :
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
10 lộ
Phủ Châu
21
Bài soạn lịch sử 7
- Giáo dực cho HS ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quí trong các
truyền thống văn hoá của cha ông
3. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu văn hoá Đinh - Tiền Lê
II, CHUẨN BỊ
- GV : SGK, SGV, Tranh ảnh các công trình kiến trúc, văn hoá thời Đinh - Tiền
Lê
- HS : SGK, VBT , Vở ghi
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
(H) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê
(H) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai của Lê Hoàn ?
C. Bài mới
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ
Mục tiêu : Tìm hiểu việc xây dựng nền kinh tế tự chủ của các vua Đinh - Tiền Lê
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG
H. Nêu những nét tiêu biểu về
tình hình nông nghiệp nước ta
thời Đinh - Tiền Lê ?
H. Em có nhận xét gì về tình
hình nông nghiệp nước ta thời
Đinh - Tiền Lê
H. Theo em vua Lê Đại Hành tổ
chức Lễ cày tịch điền để làm
gì ?
- Yêu cầu HS tìm chi tiết chứng
tỏ sự phát triển của TCN
- GV: Đất nước đã được độc
lập, các nghề tự được tự do phát
triển. Mặt khác các thợ khéo
cũng không bị cống nạp sang
TQ
H. Hãy miêu tả lại cung điện
Hoa Lư ? Nêu nhận xét của
em ?
H. Thương nghiệp thời kỳ này
có gì đáng chú ý ?
H. Theo em việc trao đổi hàng
hoá giữa các địa phương đặc
biệt với nước ngoài có gì đáng
- HS trả lời
- HS: Nông nghiệp được coi
trọng vì đây là nền kinh tế
chính của đất nước
- HS: Vua quan tâm đến sản
xuất => Khuyến khích nông
dân làm nông nghiệp
- Qui mô cung điện hoành
tráng, đẹp
- HS trả lời
- HS: Kích thích các ngành
nghề thủ công trong nước
phát triển
* Nông nghiệp :
- Ruộng đất chia cho
nông dân
- Khai khẩn đất hoang
- Chú trọng thuỷ lợi
=> Ổn định và phát
triển
* Thủ công nghiệp :
- Lập nhiều xưởng mới
- Nghề cổ truyền phát
triển
* Thương nghiệp :
- Đúc tiền đồng
- Hình thành nhiều
trung tâm buôn bán, chợ
- Buôn bán với nước
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
22
Bài soạn lịch sử 7
chú ý ?
H. Việc thiết lập quan hệ bang
giao Việt - Tống có ý nghĩa gì ?
- HS: Củng cố nền độc lập,
toạ điều kiện cho ngoại
thương phát triển.
ngoài
HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
Mục tiêu : Tìm hiểu đời sống xã hội, văn hoá thời Đinh - Tiền Lê
H. Trong xã hội có những
tầnh lớp nào ?
H. Tầng lớp thống trị gồm
những ai ?
H. Những người nào thuộc
tầng lớp bị trị ?
- Yêu câù HS giải thích việc
các nhà sư thời này được
trọng dụng
- GV kể cho HS câu chuyện
đón tiếp sứ thần nước Tống
của nhà sư Đỗ Nhuận
H. Đời sống sinh hoạt của
người dân diễn ra như thế
nào ?
H. Vào những ngày lễ, vua
cúng thích đi chân đất cầm
chiếc xiên lội ao đâm cá.
Cử chỉo này chứng tỏ điều
gì ?
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS: Do đạo phật được
truyền bá rộng rãi, các
nhà sư có học, giỏi chữ
hán. Nhà sư trực tiếp
dạy học, cố vấn ngoại
giao
- HS: Rất bình dị, nhiều
loại hình văn hoá dân
gian
- HS: Thời kỳ này, sự
phân biệt giàu sang,
khoảng cách vua tôi
chưa lớn
a. Xã hội
b. Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển
- Đạo phật được truyền bá
rộng rãi
- chùa chiền được xây dựng
nhiều, các nhà sư được
trọng dụng
- Các loại hình văn hoá dân
gian khá phát triển
D. Củng cố
(H) Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển
(H) Đời sống văn hoá xã hội nước Đại CCò Việt có gì thay đổi ?
E. Dặn dò về nhà
- Học bài cũ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
IV, RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.........................................................................................................................................
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
VUA
Q
VĂN
Q
VÕ
N
SƯ
ND
TTC TN
ĐC
23
Bài soạn lịch sử 7
******************
TIẾT 14 - BÀI 10 :
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Ngày soạn :
Ngày dạy :
I, MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức :
- HS nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng
Long
- Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội
2. Tư tưởng :
- Giáo dục lòng tự hào là con dân nước Đại Việt
- Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
3. Kỹ năng :
- Rèn luyện cho HS kỹ năng lập bảng biểu thống kê, hệ thống các sự kiện
II, CHUẨN BỊ
- GV : SGK, SGV, Bản đồ Việt Nam
- HS : SGK, VBT, Vở ghi
III, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
(H) Trong XH thời Đinh - Tiền Lê gồm những giai cấp nào ?
(H) Nền kinh tế tự chủ nước ta được xây dựng như thế nào ?
C. Bài mới
- Giới thiệu bài :
- Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ
Mục tiêu : Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lý
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tình
hình nước ta cuối thời Tiền Lê.
H. Sau khi Lê Long Đĩnh chết
thì triều đình tôn ai làm vua ?
Tại sao ?
- GV dùng bản đồ chỉ vị trí hai
vùng đất Hoa Lư và Thăng
Long
H. Tại sao Lý Công Uẩn quyết
định rời đô về Dại La và đổi tên
là Thăng Long ?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về
- HS trả lời
- HS : Lý Công Uẩn được
tôn làm vua vì ông là người
có tài có đức nên được triều
thần nhà Lê quí trọng
- HS quan sát
- HS trả lời : Là nơi có địa
thế thuận lợi, là nơi tụ họp
của 4 phương
- HS: Vua đứng đầu theo
- Năm 1009 Long Đĩnh
chết, nhà Tiền Lê chấm
dứt
- Lý Công Uẩn lên ngôi
vua
- 1010 Lý Công Uẩn dời
đô về Đại La, lấy tên là
Thăng Long
- 1054 Nhà Lý đổi tên
nước là Đại Việt
* Tổ chức chính quyền:
- TW
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
24
Bài soạn lịch sử 7
việc tổ chức bộ máy chính
quyền dưới thời Lý Công Uẩn ?
Nhận xét gì về cách tổ chức bộ
máy chính quyền ?
chế độ cha truyền con nối
HOẠT ĐỘNG 2 :LUẬT PHÁP VÀ QUÂN ĐỘI
Mục tiêu : Tìm hiểu luật pháp và quân đội dưới thời Lý
H. Pháp luật thời Đinh - Tiền
Lê có đặc điểm gì ?
- GV yêu cầu HS so sánh sự
khác nhau giữa luật pháp thời
Đinh - Tiền Lê và pháp luật
thời Lý
- Yêu cầu HS đọc SGK/61 về
một số điều trong Bộ luật hình
thư
H. Em hiểu gì về tổ chức quân
đội nhà Lý
- GV yêu cầu HS đọc bảng
phân chia giữa cấm quân và
quân địa phương
H. Em có nhận xét gì về tổ
chức quân đội nhà Lý ?
H. Nhà Lý đã thi hành chính
sách gì để bảo vệ chính sách
đoàn kết dân tộc ?
- Yêu cầu hs trình bày chính
sách đối ngoại của nhà Lý với
các nước láng giềng
H. Em có nhận xét gì về các
chủ trương của nhà Lý ?
- HS trả lời
- HS so sánh
- HS đọc SGK
- HS: Gồm 2 bộ phận là
cấm quân và quân địa
phương
- HS: Tổ chức chặt chẽ
-HS: Gả công chúa, ban
quan tước cho các tù
trưởng dân tộc ….
- HS: Vừa mềm dẻo vừa
kiên quyết
- 1042 nhà Lý ban
hành bộ luật Hình thư
- Quân đội :
+ Cấm quân
+ Quân địa phương
=>thi hành chính sách
ngự binh ư nông
- Quan hệ hoà hiếu với
các nước láng giềng
Người soạn : Phạm Thị Mỹ Lệ
25