Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng litopenaeus vannamei (boone, 1931) trong nhà kính theo công nghệ biofloc tại chi nhánh công ty việt úc bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
---------------o0o---------------

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NUÔI THƢƠNG PHẨM TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) TRONG
NHÀ KÍNH THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY VIỆT ÚC – BẠC LIÊU

GVHD: ThS. TRẦN VĂN DŨNG
SVTH: CAO VĂN THỊNH
MSSV: 55134291

Khánh Hòa, 2017


i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN NUÔI THỦY SẢN NƢỚC MẶN
---------------o0o---------------

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NUÔI THƢƠNG PHẨM TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) TRONG
NHÀ KÍNH THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY VIỆT ÚC – BẠC LIÊU

GVHD: ThS. TRẦN VĂN DŨNG
SVTH: CAO VĂN THỊNH


MSSV: 55134291

Khánh Hòa, tháng 6/2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu
quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone,
1931) trong nhà kính theo công nghệ Biofloc tại Chi nhánh Công ty Việt Úc – Bạc
Liêu” từ ngày 13/2/2017 đến 26/05/2017. Tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của các thầy cô, các anh chị trong công ty, trong trại sản xuất. Qua đây, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong Viện Nuôi trồng Thủy Sản, Trƣờng Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Giảng viên hƣớng dẫn ThS. Trần Văn Dũng là ngƣời trực tiếp, tận tình hƣớng
dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Ban lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Việt Úc, anh Nguyễn Cao Nguyên – Giám đốc
Kiểm soát nội bộ Tập đoàn, anh Nguyễn Huỳnh Long – Phó Tổng Giám đốc Nuôi tôm
thƣơng phẩm, Ban Giám đốc điều hành Chi nhánh Công ty Việt Úc – Bạc Liêu, anh Lê
Văn Vững – Trƣởng phòng kỹ thuật cùng các anh công nhân ở trại sản xuất số 08 đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu quy trình, kỹ thuật sản xuất tại
chi nhánh công ty.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong những năm tháng vừa qua
và là nguồn cung cấp tài chính giúp tôi có thể học tập suốt bốn năm đại học.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn học cùng lớp 55NTTS2, những
ngƣời bạn thân luôn sát cánh cùng tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Nha Trang, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Cao Văn Thịnh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ...................................................3
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái ...................................................................3
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái và môi trƣờng sống ..................................................4
1.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển ......................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dƣỡng ............................................................................................5
1.1.5. Khả năng thích ứng với các điều kiện thủy lý, thủy hóa .......................................5
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam .................................5
1.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ....................................................5
1.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ ở Việt Nam ......................................................................7
1.3. Công nghệ biofloc ....................................................................................................8
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ biofloc ..............................................8
1.3.2. Vai trò của biofloc áp dụng trong hệ thống nuôi ...................................................9
1.3.3. Các quá trình diễn ra trong hệ thống biofloc .......................................................10
1.3.4. Các yêu cầu của công nghệ biofloc .....................................................................13
1.3.5. Nguyên lý vận hành hệ thống biofloc .................................................................14
1.3.6. Những hạn chế trong quá trình vận hành hệ thống biofloc .................................16
1.3.7. Hiện trạng áp dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm ở Việt Nam ....................17

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu .........................................................19
2.2. Sơ đồ hối nội dung nghiên cứu .............................................................................19


iii

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................20
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí trí nghiệm .............................................................................20
2.3.2. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu ................................................................20
2.3.3. Các công thức tính ...............................................................................................21
2.3.4. Phƣơng pháp xử l số liệu ...................................................................................21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................22
3.1. Điều iện tự nhiên, cơ sở vật chất và quy trình vận hành tại công ty ....................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22
3.1.2. Cơ sở vật chất và quy trình vận hành tại công ty ................................................22
3.2. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi .......................................................................................26
3.2.1. Vệ sinh, iểm tra công trình, thiết bị ...................................................................26
3.2.2. Cấp và xử l nƣớc................................................................................................27
3.2.3. Gây nuôi hệ vi sinh vật ........................................................................................28
3.3. Kỹ thuật chọn và thả giống .....................................................................................29
3.3.1. Kỹ thuật chọn giống ............................................................................................29
3.3.2. Kỹ thuật thả giống ...............................................................................................29
3.4. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý.................................................................................30
3.4.1. Quản lý thức ăn....................................................................................................30
3.4.2. Quản lý chất lƣợng nƣớc .....................................................................................34
3.4.3 Phòng và trị bệnh ..................................................................................................41
3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................42
3.5.1. Kết quả thu hoạch ................................................................................................42
3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................................43
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .....................................................45

4.1. Kết luận...................................................................................................................45


iv

4.2. Đề xuất ý kiến .........................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................46
PHỤ LỤC ......................................................................................................................51


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng thích ứng với các điều kiện thủy lý, thủy hóa ................................5
Bảng 2.1. Các dụng cụ, thiết bị đo thông số môi trƣờng ...............................................20
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trƣờng trƣớc khi thả giống ...................................................29
Bảng 3.2. Một vài thông số khi thả giống .....................................................................30
Bảng 3.3. Khẩu phần ăn/ngày tính theo phần trăm của tôm dƣới 30 ngày tuổi ............31
Bảng 3.4. Lƣợng thức ăn cho vào sàng và thời gian kiểm tra sàng ăn ..........................32
Bảng 3.5. Phƣơng pháp điều chỉnh lƣợng thức ăn trong sàng ......................................32
Bảng 3.6. Lƣợng thức ăn sử dụng cho các ao nuôi .......................................................34
Bảng 3.7. Chỉ tiêu giám sát tình trạng sức khỏe của tôm ..............................................41
Bảng 3.8. Kết quả thu hoạch tôm trong ao số 09 và 10.................................................42


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng ..........................................................................................3
Hình 1.2. Sản lƣợng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu tôm nuôi thế giới ........................6

Hình 1.3. Tƣơng quan về diện tích nuôi, sản lƣợng giữa TTCT và tôm sú ....................7
Hình 1.4. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam...................................8
Hình 1.5. Chỉ số MCCI của quần xã vi sinh ..................................................................12
Hình 2.1. Sơ đồ hối nội dung nghiên cứu ....................................................................19
Hình 2.2. Một số dụng cụ đo môi trƣờng ......................................................................21
Hình 3.1. Sơ đồ toàn bộ công ty ....................................................................................23
Hình 3.2. Sơ đồ trại sản xuất .........................................................................................24
Hình 3.3. Hệ thống nhà kính .........................................................................................24
Hình 3.4. Toàn bộ hệ thống hung đỡ nhà kính ............................................................25
Hình 3.5. Vĩ nang hoa sục hí đáy ................................................................................26
Hình 3.6. Hệ thống nhà máy thổi khí ............................................................................26
Hình 3.7. Vệ sinh ao nuôi ..............................................................................................27
Hình 3.8. Cấp nƣớc vào ao xử lý ...................................................................................28
Hình 3.9. Ao nuôi vi sinh ..............................................................................................29
Hình 3.10. Máy cho tôm ăn tự động ............................................................................332
Hình 3.11. Theo dõi tốc độ tăng trƣởng và kiểm tra đƣờng ruột của tôm...................323
Hình 3.12. Đo hàm lƣợng floc bằng phễu Imhoff .........................................................35
Hình 3.13. Hàm lƣợng floc trong ao số 09 và số 10 .....................................................35
Hình 3.14. Màu nƣớc và floc kết thành mảng nổi trên mặt ao ......................................36
Hình 3.15. Biến động hàm lƣợng oxy hòa tan của ao số 09 và 10 ................................37
Hình 3.16. Biến động pH của ao nuôi số 09 và 10 ........................................................38
Hình 3.17. Biến động hàm lƣợng NH3 trong ao số 09 và 10 ........................................40
Hình 3.18. Biến động hàm lƣợng NO2- trong ao nuôi số 09 và 10................................41
Hình 3.19. Thu hoạch tôm .............................................................................................42


vii

CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADGL


: Tốc độ tăng trƣởng trung bình về chiều dài

ADGW

: Tốc độ tăng trƣởng trung bình về khối lƣợng

CTCP

: Công ty cổ phần

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

DO

: Hàm lƣợng oxy hòa tan

EMS

: Hội chứng tôm chết sớm

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực thế giới

FCR

: Hệ số thức ăn


FV

: Hàm lƣợng floc

HDPE

: Nhựa dẻo có độ bền cao

MCCI

: Chỉ số màu sắc của quần xã vi huẩn

PHB

: Poly- -hydroxy Butyrate

PVC

: Nhựa dẻo đƣợc tạo thành từ Polyvinylclorua

TAN

: Tổng lƣợng ni-tơ dƣới dạng amonium

TB

: Giá trị trung bình

TSS


: Tổng lƣợng chất rắn lơ lửng

TTCT

: Tôm thẻ chân trắng

WSSV

: Bệnh đốm trắng


1

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng Thủy Sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nƣớc ta trong nhiều năm
qua, đặc biệt với ngành tôm mỗi năm mang về hàng tỷ đô la Mỹ. Xuất khẩu tôm của
Việt Nam trong năm 2016 tiếp tục tăng trƣởng mạnh, tổng kim ngạch của ngành tôm
đạt trên 3,1 tỷ USD, tăng 6,7% so năm 2015, trong đó tôm chân trắng chiếm 61%.
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất
khẩu thủy sản cả nƣớc năm 2017 sẽ đạt khoảng 7,4 tỷ USD [45].
Nghề nuôi tôm chân trắng ở nhiều địa phƣơng không theo quy hoạch, chƣa đƣợc
đầu tƣ về khoa học công nghệ, kỹ thuật tƣơng xứng với sự phát triển. Mặt khác, do
tình trạng hạn hán, thời tiết cực đoan diễn ra thƣờng xuyên khiến ngành tôm gặp khó
hăn. Ngoài ra, dịch bệnh bùng phát ở nhiều vùng nuôi, đặc biệt là bệnh đốm trắng
WSSV và hội chứng gan tụy EMS cũng gây thiệt hại rất lớn.
Trƣớc tình hình dịch bệnh, một số mô hình nuôi đã đƣợc thử nghiệm nhƣ: mô
hình kết hợp tôm – muối, tôm – cá rô phi, tôm – rừng, mô hình sử dụng hệ thống nƣớc
chảy, hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS), nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh,…[3]. Tuy
nhiên, các mô hình trên chƣa giải quyết đƣợc vấn đề do cần nhiều về diện tích, sinh

khối lớn các loài cá nuôi ghép, trong khi cá nuôi ghép có giá trị thấp ở các mô hình
nuôi kết hợp, tốn nhiều nƣớc cho vận hành hệ thống ở mô hình nuôi nƣớc chảy hay chi
phí đầu tƣ lớn ở hệ thống nuôi tuần hoàn,...
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc đƣợc
áp dụng. Ƣu điểm của công nghệ này là cho phép nuôi tôm hông thay nƣớc mà ngƣời
nuôi vẫn có thể quản lý tốt môi trƣờng ao nuôi, đặc biệt là kiểm soát đƣợc hàm lƣợng
khí amoniac (NH3) và nitrit (NO2-) nhờ việc tối ƣu hóa đƣợc các quá trình vi sinh diễn
ra trong ao. Việc hông thay nƣớc hạn chế đƣợc sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh
giữa các vùng nuôi, đảm bảo an toàn sinh học trong sản xuất. Đồng thời còn giảm
thiểu đáng ể sự ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Ƣu điểm khác của công nghệ
biofloc là hạn chế đƣợc dịch bệnh nhờ việc tạo nên quần xã bao gồm các nhóm vi sinh
vật có lợi phát triển trong ao, các nhóm vi sinh vật này phát triển sẽ cạnh tranh về các
yếu tố trong môi trƣờng sống và dinh dƣỡng với vi sinh vật có hại nhờ đó ìm hãm, ức
chế đƣợc vi sinh vật gây bệnh. Về khía cạnh dinh dƣỡng thì công nghệ này còn mang
lại nguồn thức ăn bổ sung rất tốt cho tôm. Các hạt floc hiện diện trong ao nuôi có


2
thành phần vi khuẩn, tảo, động vật phù du,… hi đƣợc tôm sử dụng sẽ đóng vai trò là
nguồn dinh dƣỡng bổ sung, giảm thiểu chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp [12].
Việc nuôi tôm trong nhà kính có ƣu điểm sau: về khía cạnh môi trƣờng công
nghệ nhà kính giúp ổn định nhiệt độ môi trƣờng ao nuôi, hạn chế tối đa về chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm. Ngoài ra, công nghệ này cho phép tôm nuôi cách ly tốt với
môi trƣờng bên ngoài, hạn chế, ngăn cản sự xâm nhập các tác nhân gây bệnh từ bên
ngoài. Đồng thời nuôi tôm sử dụng công nghệ này hỗ trợ cho công nghệ biofloc phát
huy hiệu quả nhờ việc hạn chế ánh sáng, kìm hãm sự phát triển của tảo giúp cho việc
hình thành các hạt floc và kiểm soát các yếu tố trong ao nuôi đƣợc ổn định.
Là đơn vị tiên phong trong việc đầu tƣ, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ
vào sản xuất, Tập đoàn Việt Úc đã đầu tƣ nuôi thƣơng phẩm tôm thẻ chân trắng trong
nhà kính theo công nghệ biofloc tại chi nhánh công ty Việt Úc – Bạc Liêu và đã ghi

nhận đƣợc những thành công ban đầu.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Nuôi trồng Thủy Sản đã phân công tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
Lit p n us v nn
nh nh ông ty iệt

i

n
- ạ

tr ng nh

nh th

ông nghệ i

i u” với những nội dung sau:

1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và quy trình vận hành của công ty.
2. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc và quản lý.
3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế vụ nuôi.

tại hi


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

1.1.1. ị tr phân

ại v đặ điể

hình th i

Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng.
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp [4].

Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng [41]
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục gần giống với tôm bạc (Penaeus
merguiensis), bình thƣờng có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm
chân trắng. Chùy là phần kéo dài tiếp với bụng. Dƣới chùy có 2 - 4 răng cƣa, đôi hi
có tới 5 - 6 răng cƣa ở phía bụng. Những răng cƣa đó éo dài, đôi hi tới đốt thứ hai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không
có rãnh sau mắt, đƣờng gờ sau chùy dài từ mép sau vỏ giáp đầu ngực. Gờ bên chùy
ngắn, chỉ kéo dài tới gai thƣợng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất
hẹp hoặc không có. Gai đuôi (telson) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và


4
chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dƣới thứ nhất thon dài
và thƣờng có 3 – 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi [4].
. .2. Đặ điể


phân bố sinh th i v

ôi trường sống

Tôm thẻ chân trắng phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chủ yếu
ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dƣơng, từ biển Pê-ru đến Nam Mê-xi-cô và vùng
biển Ê-cu-a-đo. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã đƣợc di giống đến nhiều nƣớc ở Đông
Á và Đông Nam Á nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam,…[3], [4].
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có hả năng thích nghi với giới hạn
rộng về độ mặn và nhiệt độ. Tôm có hả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, tuy
nhiên hoảng thích hợp từ 7 – 34‰ và tăng trƣởng tốt ở độ mặn thấp từ 10 – 15‰. Vì
thế, tôm chân trắng đƣợc xem là đối tƣợng thích hợp cho nuôi thủy sản nội địa. Mặc
dù tôm có hả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ từ 15 – 33oC, nhƣng nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 27 – 30oC [5].
Trong các vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố ở nơi có đáy cát bùn,
độ sâu < 72m, tôm trƣởng thành phần lớn phân bố ở vùng ven bờ biển, tôm con phân
bố nhiều ở vùng cửa sông, nơi giàu chất dinh dƣỡng. Ban ngày tôm vùi mình trong
bùn, iếm ăn vào ban đêm. Trong điều iện thí nghiệm, ít thấy tôm ăn thịt nhau [5].
1.1.3. Đặ điể

sinh trưởng v ph t triển

Kích thƣớc của tôm thẻ chân trắng nói riêng, tôm he nói chung thì có sự tăng lên
theo dạng bậc thang và hông liên tục. Kích thƣớc cơ thể của tôm thẻ chân trắng sẽ
tăng lên đáng ể sau mỗi lần lột xác. Ngƣợc lại, sự tăng trƣởng về hối lƣợng của tôm
thì lại diễn ra liên tục [3].
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trƣởng nhanh, trong điều iện nuôi với môi
trƣờng sinh thái phù hợp, tôm có hả năng đạt 8 – 10 g/con trong vòng 60 - 80 ngày,
hay đạt 35 – 40 g/con trong hoảng 180 ngày. Tôm tăng trƣởng nhanh hơn trong 60

ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi. Càng về cuối vụ
thì tôm có xu hƣớng tăng trƣởng giảm lại [5]. Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng có tốc độ
sinh trƣởng nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn tuổi thành niên [6].


5
1.1.4. Đặ điể

dinh dưỡng

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cƣờng độ
bắt mồi hỏe, tôm sử dụng đƣợc nhiều loại thức ăn tự nhiên có ích cỡ phù hợp từ
mùn bã hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh. Ở ngoài tự nhiên, vào ban đêm lúc
thủy triều lên hay những lúc triều cƣờng thì hoạt động bắt mồi của tôm diễn ra rất
mạnh. Tính ăn của tôm thay đổi theo giai đoạn phát triển và tôm có thể ăn thịt nhau hi
thiếu thức ăn hoặc lúc đang lột xác [3], [5].
1.1.5. Khả năng th h ứng với

điều iện thủy ý thủy hó

Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trƣờng thủy sinh bao gồm các yếu tố vô sinh
và hữu sinh. Các yếu tố này tác động lẫn nhau, có mối liên hệ với nhau và ảnh hƣởng
đến các hoạt động sống của tôm. Trên thực tế, đã có những nghiên cứu về hả năng
thích ứng với các điều iện môi trƣờng của tôm thẻ chân trắng nhằm giúp ngƣời nuôi
thuận lợi trong việc chăm sóc, quản l sức hỏe của tôm thông qua việc điều hiển các
yếu tố môi trƣờng dao động trong hoảng giới hạn phù hợp với sự sinh trƣởng và phát
triển của tôm (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Khả năng thích ứng với các điều kiện thủy lý, thủy hóa [3]
STT


Yếu tố môi trƣờng

Khoảng thích hợp

Khoảng tối ƣu

≥4

5–8

1

DO (mgO2/l)

2

NH3 (mg/l)

< 0,1

< 0,1

3

NO2- (mg/l)

< 0,5

< 0,5


4

H2S (mg/l)

< 0,03

< 0,01

5

Ph

6,5 – 9

7,8 – 8,2

6

Nhiệt độ (oC)

25 – 30

27 – 29

7

Độ mặn (‰)

0 – 38


19 – 21

8

Độ iềm (mgCaCO3/l)

20 – 150

80 – 150

9

Độ cứng (mgCaCO3/l)

20 – 150

80 – 150

1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2. . Tình hình nuôi tô

thẻ hân trắng tr n thế giới

Trong vài thập kỷ gần đây sản lƣợng thủy sản toàn cầu liên tục tăng cùng với sự
gia tăng về dân số thế giới và nhu cầu tiêu thụ lƣơng thực, thực phẩm ngày càng cao.


6
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đƣợc đẩy mạnh và phát triển để thay thế dần hoạt động
khai thác thủy sản. Năm 2014 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi sản lƣợng thủy

sản nuôi trồng lần đầu tiên vƣợt qua sản lƣợng thủy sản khai thác từ tự nhiên [23].
Tôm thẻ chân trắng có giá trị dinh dƣỡng cao, tốc độ sinh trƣởng nhanh, chu kì
nuôi ngắn và có thể phát triển ở quy mô công nghiệp với sản lƣợng lớn nên đƣợc nuôi
phổ biến các nƣớc châu Mỹ Latinh, châu Á,... Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ tôm chân trắng
lớn nhất, tiếp theo là thị trƣờng Châu Âu và Nhật Bản [5]. Sản lƣợng tôm thẻ chân
trắng liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2015 và chiếm 73% trong cơ cấu tôm nuôi
toàn thế giới năm 2015 (Hình 1.2).

Hình 1.2. Sản lƣợng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu tôm nuôi thế giới [25]
Trong suốt những năm gần đây, sản lƣợng tôm nuôi của Trung Quốc và các nƣớc
Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a,…chiếm cao
nhất trong tổng sản lƣợng tôm nuôi toàn cầu. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013
ngành tôm thế giới chịu ảnh hƣởng bởi hội chứng chết sớm EMS diễn ra trên tôm nuôi
ở các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan, Mê-xi-cô đã hiến cho sản lƣợng tôm toàn cầu
giảm tỉ lệ tăng trƣởng 6%/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, sản
lƣơng tôm nuôi toàn cầu đƣợc FAO dự báo phục hồi trở lại với tăng trƣởng hằng năm
đạt tỉ lệ 4,2% [26].
Các quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh nhƣ: Ê-cu-a-đo, Mê-xi-cô, Brazil,… là
những nƣớc có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh trong khu vực. Trong đó,


7
Ê-cu-a-đo luôn dẫn đầu về sản lƣợng khu vực này từ giai đoạn 2010 – 2016. Năm
2016 sản lƣợng tôm của nƣớc này đạt 350 nghìn tấn (cao hơn năm 2013 đến 22%) và
đƣợc FAO dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017 [25]. Tại châu Á, nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng phát triển mạnh bậc nhất thế giới. Quốc gia có sản lƣợng tôm nuôi dẫn đầu
thế giới là Trung Quốc với sản lƣợng đạt gần 1,5 triệu tấn trong năm 2016. Trong khi
đó ở khu vực Đông Nam Á thì In-đô-nê-xi-a dẫn đầu sản lƣợng của khu vực [25].
1.2.2. Tình hình nuôi tô


thẻ ở iệt N

Năm 2001, tôm thẻ chân trắng đƣợc đƣa vào nuôi thử nghiệm tại Việt Nam. Tuy
nhiên, do lo ngại về dịch bệnh sẽ lây cho tôm sú nên phải đến năm 2008 thì tôm thẻ
chân trắng mới đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép nuôi phổ biến.
Từ đó, diện tích nuôi và sản lƣợng tôm thẻ chân trắng liên tục tăng lên [42].

Hình 1.3. Tƣơng quan về diện tích nuôi, sản lƣợng giữa TTCT và tôm sú [33]
Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2015, diện tích nuôi và sản lƣợng tôm thẻ chân
trắng của cả nƣớc liên tục tăng lên. Theo đó, năng suất nuôi và giá trị xuất khẩu mang
lại cũng tăng lên (Hình 1.4).


8

Hình 1.4. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam [33]
Trong những năm qua, mặc dù sự tăng trƣởng về diện tích nuôi liên tục tăng cao
nhƣng sản lƣợng lại hông tăng trƣởng ở mức tƣơng xứng do thiệt hại bởi dịch bệnh
trên tôm nuôi diễn ra nghiêm trọng. Đây chính là thách thức lớn cho nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản nói chung. Song song với thách thức
đó là mục tiêu đặt ra cho ngành tôm Việt Nam là kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ đô la
Mỹ vào năm 2025 [1].
1.3. Công nghệ biofloc
1.3. . ị h sử hình thành và ph t triển ông nghệ biofloc
Công nghệ biofloc là một ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học dựa trên
việc tối ƣu hóa tiềm năng của các quá trình vi sinh diễn ra trong ao nuôi và từ đó tận
dụng hiệu quả nguồn năng lƣợng sẵn có trong ao nuôi thủy sản.
Công nghệ biofloc đƣợc phát triển và nghiên cứu đầu tiên vào năm 1970 tại
Ifremer-COP (Viện Nghiên cứu Khai thác biển Pháp, Trung tâm Thái Bình Dƣơng)
với các loài tôm thuộc họ tôm he khác nhau, bao gồm: Penaeus monodon,

Fenneropenaeus merguiensis, L. vannamei và L. stylirostris [7], [37]. Vào những năm
1980 và đầu những năm 1990 tại Is-ra-el và Trung tâm Nuôi biển Waddell tại Mỹ đã
tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ biofloc trên đối tƣợng cá rô phi và tôm


9
thẻ chân trắng L. vannamei. Gần đây, năm 2000 trang trại nuôi trồng thủy sản Belize
đã nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc thành công ở quy mô sản xuất thƣơng mại
với năng suất đạt 11 – 26 tấn/ha/vụ. Ngày nay, công nghệ biofloc đã phát triển và ứng
dụng thành công rộng rãi ở quy mô lớn tại châu Á (In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a), các
nƣớc Mỹ Latinh và khu vực Trung Mỹ. Bên cạnh đó, công nghệ bioloc còn ứng dụng
ở quy mô nhỏ trong các nhà kính tại các quốc gia nhƣ: Mỹ, Brazil, Ý, Trung Quốc và
một số quốc gia khác [30].
1.3.2. Vai trò ủa bi

p dụng tr ng hệ thống nuôi

Biofloc hi đƣợc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản sẽ giúp kiểm soát và cải
thiện chất lƣợng nƣớc ao nuôi, tạo ra thức ăn hỗn hợp đƣợc xem nhƣ là nguồn dinh
dƣỡng bổ sung tốt cho đối tƣợng nuôi khi sử dụng và có khả năng phòng bệnh cho đối
tƣợng nuôi [21], [30].
Xu hƣớng của nghề nuôi trồng thủy sản thế giới là hạn chế thay nƣớc trong suốt
vụ nuôi, nhằm giảm thiểu tác động của việc xả thải ra môi trƣờng xung quanh. Đồng
thời, tiết kiệm nƣớc sẽ giảm đƣợc một phần chi phí sản xuất. Công nghệ biofloc cho
phép nuôi hông thay nƣớc hoặc giảm thiểu tối đa việc thay nƣớc bằng cách sử dụng
quần xã vi khuẩn dị dƣỡng có trong hệ thống nuôi để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ
có trong nƣớc ao nuôi thành nguồn năng lƣợng cần thiết cho sự phát triển của nó [12].
Quần xã vi khuẩn dị dƣỡng trong hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc sẽ
chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nƣớc thành sinh khối của chúng. Tôm nuôi sẽ sử
dụng chúng nhƣ nguồn thức ăn bổ sung dƣới dạng các hạt floc. Các nghiên cứu trong

thời gian qua đã chứng minh rằng khoảng 20 – 30% lƣợng protein có trong cơ thịt của
tôm là do quá trình tích lũy từ việc sử dụng các hạt floc làm thức ăn [14], [15], [22].
Mặt khác, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy khả năng đồng hóa protein từ vi khuẩn của
cá rô phi, kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu này đó là lƣợng protein do cá đồng hóa từ
việc sử dụng các hạt floc tƣơng đƣơng với khoảng 25 – 50% lƣợng protein đƣợc đồng
hóa từ thức ăn nuôi cá thông thƣờng [10]. Ngoài ra, các hạt floc còn giúp cải thiện
đáng ể tốc độ tăng trƣởng của tôm nuôi trong hệ thống sử dụng nƣớc giếng ngầm khi
chúng đƣợc bổ sung từ một ao nuôi tôm thâm canh. Điều này đƣợc lý giải rằng có yếu
tố nào đó trong thành phần của hạt floc kích thích sự tăng trƣởng của tôm [32]. Bên
cạnh đó, trong thành phần dinh dƣỡng của hạt floc còn chứa hàm lƣợng lipid, giàu


10
phốt pho và một số loại muối khoáng khác [39]. Tóm lại, việc sử dụng các hạt floc nhƣ
một nguồn dinh dƣỡng bổ sung cho tôm là cần thiết và cần đƣợc khuyến khích áp dụng
trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh, ích thích tôm tăng trƣởng, giúp cải thiện hệ
số tiêu tốn thức ăn FCR, từ đó giảm thiểu chi phí sản xuất.
Các hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc cho phép nuôi tôm, cá không thay
nƣớc hoặc thay nƣớc ở mức tối thiểu, nhờ đó mà hệ thống nuôi đƣợc đảm bảo an toàn
sinh học. Nhiều nghiên cứu cho kết quả là tôm, cá sống trong môi trƣờng có hàm
lƣợng biofloc đủ lớn thì chúng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và ít mắc bệnh hơn.
Đồng thời, trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản biofloc đƣợc sử dụng nhƣ là một tác
nhân sinh học giúp loại trừ các tác nhân gây bênh bệnh trên tôm cá [12], [21]. PHB là
một loại phức chất đƣợc sản xuất bởi nhiều loại vi sinh vật hác nhau nhƣ Bacillus sp.,
Alcaligenes sp., Pseudomonas sp. và phức chất này có khả năng háng lại sự nhiễm
bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm nuôi. Việc thƣờng xuyên bổ sung nguồn
cacbon vào hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc sẽ tạo điều kiện cho phức chất
PHB hình thành và tích tụ trong các hạt floc [36]. Thực tế trong những vừa qua các
dịch bệnh trên tôm nuôi đã đƣợc đẩy lùi trên toàn thế giới nhờ việc ứng dụng công
nghệ biofloc. Điển hình nhƣ ở Indonesia trong những năm 2000 ngƣời nuôi tôm đối

mặt với mối đe dọa từ bệnh đốm trắng WSSV, dịch bệnh IMNV. Trong giai đoạn này,
một trang trại tôm nhỏ ở Bắc Bali ngăn ngừ đƣợc dịch bệnh nhờ sử dụng công nghệ
biofloc. Hay ở một nƣớc Đông Nam Á hác là Malaysia, công nghệ biofloc đã đƣợc áp
dụng tại trang trại tôm biển iSHARP Blue từ tháng 10 năm 2011 và đã hoạt động
thành công mà không có bất kỳ sự cố nào do EMS/AHPND gây ra [34].
Công nghệ biofloc mở ra hƣớng đi mới trong việc quản lý dịch bệnh trên các đối
tƣợng nuôi thủy sản và hứa hẹn sẽ thay thế dần việc dùng háng sinh, cũng nhƣ các
loại thuốc trị bệnh thông thƣờng trong tƣơng lai.
1.3.3. Các quá trình diễn r tr ng hệ thống biofloc
1.3.3.1. Đặc điểm sinh học của biofloc
Floc là tập hợp gồm nhiều vi sinh vật hác nhau, các loài động – thực vật phù du,
các mảnh vụn hữu cơ, phân tôm, xác chết của các sinh vật,…[20]. Trong thành phần vi
sinh của hạt floc có chứa vi khuẩn, tảo, nấm ở dạng sợi và các thành phần này có xu


11
hƣớng kết dính với nhau nhờ có khả năng tiết chất keo nhầy. Floc có ích thƣớc từ 0,1
mm đến vài mm. Hình dạng và kết cấu của các hạt floc rất đa dạng, có nhiều lổ rỗng
bên trong kết cấu khiến hạt floc trở nên xốp, dễ nén và mịn [18], [21]. Tốc độ chuyển
đổi sinh học của floc diễn ra nhanh trong vòng một ngày. Các hạt floc già nếu không
đƣợc sử dụng bởi đối tƣợng nuôi sẽ bị phân hủy và các hạt floc mới sẽ dần đƣợc hình
thành và phát triển trong hệ thống [10].
1.3.3.2. Các quá trình diễn ra trong hệ thống biofloc
a. Quá trình hình thành floc
Trong thời gian đầu của vụ nuôi, lƣợng thức ăn sử dụng trong ao sẽ kích thích
quần xã vi sinh hình thành và phát triển với thành phần vi tảo chiếm ƣu thế. Do đó,
nƣớc trong ao sẽ có màu xanh của vi tảo và dần chuyển sang màu nâu khi mật số vi
khuẩn dị dƣỡng tăng cao, đó cũng là lúc floc bắt hình thành [12]. Quá trình này thƣờng
diễn ra trong khoảng 3 – 4 tuần nuôi đầu tiên. Khi đó, trên mặt ao sẽ dần xuất hiện bọt
ở dạng từng mảng do hàm lƣợng chất hữu cơ trong hệ thống bị phân hủy bởi quần xã

vi khuẩn. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào khối lƣợng thức ăn
đƣợc sử dụng nhiều hay ít [17].
Sự chuyển đổi sự chiếm ƣu thế trong quần xã vi sinh trong hệ thống nuôi từ tảo
chuyển sang vi khuẩn thể hiện qua chỉ số màu sắc của quần xã vi sinh MCCI từ 1 đến
1,2 (Hình 1.5). Khi hệ thống nuôi sử dụng lƣợng thức ăn hằng ngày tăng từ 100 – 200
g/ha nƣớc ao sẽ có màu xanh với mật độ tảo cao. Khi lƣợng thức ăn hằng ngày tăng
lên 300 kg/ha, tảo sẽ chết dần vì hông đƣợc cung cấp đủ ánh sáng cho quá trình
quang hợp. Khi lƣợng thức ăn hằng tăng lên từ 400 – 700 kg/ha, công suất sục khí từ
30 – 150 hp/ha thì nƣớc trong hệ thống nuôi sẽ chuyển sang màu nâu cùng với các hạt
floc, lúc này tảo sẽ không còn trong ao nuôi [27].


12

Hình 1.5. Chỉ số MCCI của quần xã vi sinh [27]
b. Quá trình nitrat hóa
Trong các hệ thống biofloc, việc kiểm soát hàm lƣợng ni-tơ vô cơ đƣợc thực hiện
nhờ vào ba quá trình chính: sự hấp thu của tảo, quá trình đồng hoá của vi khuẩn và quá
trình nitrat hóa [19]. Nitrat hóa là quá trình sinh học đƣợc thực hiện bởi các nhóm vi
khuẩn nitrat hóa. Các nhóm vi khuẩn này sẽ oxy hóa amonia thành nitrit và oxy hóa
nitrit thành nitrat. Quá trình này sẽ đƣợc diễn ra nhờ vi khuẩn Nitrosomonas spp và
Nitrobacter spp. Chúng có khả năng tổng hợp năng lƣợng bằng cách oxy hóa amonia,
nitrit và sản sinh ra ra vật chất tế bào thông qua quá trình khử cacbonic. Hiệu số
chuyển đổi của quá trình này thấp nên tốc độ phát triển của vi khuẩn nitrat hóa diễn ra
chậm. Trong hệ thống biofloc, thời gian hình thành quần xã vi khuẩn nitrat hóa diễn ra
đồng thời với quá trình hình thành các hạt floc và thƣờng mất vài tuần. Có nhiều yếu
tố ảnh hƣởng đến quá trình này nhƣ: cơ chất, hàm lƣợng oxy hòa tan, pH, mức độ
khuấy đảo nƣớc trong ao,… [12], [13]. Mặt khác, quá trình nitrat hóa là nguyên nhân
gây sụt giảm độ kiềm nhiều nhất trong hệ thống biofloc sử dụng quá trình này để kiểm
soát hàm lƣợng ni-tơ vô cơ. Do đó, bón vôi là biện pháp đƣa ra thích hợp để quản lý

độ kiềm trong các hệ thống này [27].


13
1.3.4.

y u ầu ủ

ông nghệ biofloc

1.3.4.1. Chế độ và cường độ sục khí
Việc cung cấp oxy một cách đầy đủ nhất cũng nhƣ huấy đảo để luân chuyển các
khối nƣớc trong hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc là bắt buộc. Việc khuấy
đảo nƣớc liên tục sẽ giúp cho trạng thái lơ lửng của các hạt floc đƣợc duy trì trong suốt
vụ nuôi. Hệ thống nuôi có chế độ sục khí không tốt sẽ dần tạo ra các vùng yếm khí do
floc bị lắng tụ lâu ngày. Khi đó các hí độc NH3 và H2S là sản phẩm đƣợc sinh ra từ
quá trình phân hủy yếm khí. Các sản phẩm này làm ức chế quá trình nitrat hóa [9].
Việc lựa chọn một thiết bị sục khí với công suất nhất định sẽ quyết định đến kích
thƣớc của các hạt floc hi đạt đến trạng thái ổn định. Đây là trạng thái thể hiện sự cân
bằng giữa tốc độ gắn kết, phân rã và các ích thƣớc có đƣợc của hạt floc [16], [37].
Trong các hệ thống biofloc, ích thƣớc của hạt floc ở trạng thái ổn định là một chỉ tiêu
quan trọng. Vì trong nuôi trồng thủy sản, ích thƣớc của hạt thức ăn cũng là một trong
những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng cho loại thức ăn đó. Do đó, quy trình vận hành
công nghệ biofloc nên điều chỉnh để cân đối ích thƣớc các hạt floc theo yêu cầu của
từng đối tƣợng nuôi và theo từng giai đoạn sinh trƣởng khác nhau [24], [28].
1.3.4.2. Điều chỉnh tỉ lệ C/N
Việc cân bằng, điều chỉnh tỉ lệ C/N đƣợc xem là biện pháp quan trọng để kiểm
soát hàm lƣợng TAN trong hệ thống nuôi sử dụng công nghệ biofloc [27]. Đối với một
loại thức ăn có hàm lƣợng protein từ 30 đến 35% thì tỉ lệ C/N tƣơng đối thấp, khoảng
từ 9/1 đến 10/1. Do đó phải nâng cao tỉ lệ C/N lên 12/1 đến 15/1 để tạo thuận lợi cho

quá trình đồng hóa ni-tơ vô cơ thành sinh khối của vi khuẩn dị dƣỡng. Tỉ lệ C/N trong
thức ăn thấp có thể đƣợc tăng lên bằng cách bổ sung các nguồn carbohydrate hoặc sử
dụng các loại thức ăn có hàm lƣợng protein thấp. Kiểm soát amoniac thông qua con
đƣờng dị dƣỡng thƣờng ổn định hơn và đáng tin cậy hơn việc hấp thu của tảo hoặc quá
trình nitrate hoá [8]. Trong thực tế có nhiều nguồn nguyên liệu đã qua chế biến đƣợc
sử dụng làm nguồn cacbon trong các hệ thống biofloc, bao gồm: bột ngũ cốc, mật
đƣờng,... Hệ thống sẽ đạt đƣợc tính bền vững về kinh tế hơn thông qua việc lựa chọn
nguồn carbohydrate có chi phí thấp. Việc bổ sung cacbon đƣợc thực hiện theo tỉ lệ cho
ăn. Cứ 1 kg thức ăn có hàm lƣợng protein từ 30 đến 38%, thì cần bổ sung thêm 0,5 đến
1 kg nguồn carbohydrate nhƣ mật đƣờng [27].


14
Có một số hạn chế khi bổ sung các nguồn cacbon hữu cơ một cách liên tục vào
hệ thống nuôi để kiểm soát hàm lƣợng amoniac. Việc này làm gia tăng sự tích tụ hàm
lƣợng các chất rắn trong hệ thống nuôi. Nếu hông đƣợc kiểm soát, hàm lƣợng chất
rắn có thể đạt đến mức có thể gây tắc nghẽn mang tôm. Đồng thời làm giảm hàm
lƣợng oxy hòa tan do quá trình oxy hóa lƣợng chất rắn hữu cơ này. Từ đó ảnh hƣởng
đến sức khỏe của tôm nuôi [27].
Việc bổ sung cacbon là cần thiết để kiểm soát amoniac trong suốt vụ nuôi với hệ
thống nuôi sử dụng công nghệ biofloc. Để dừng hẳn việc bổ sung cacbon, thì hệ thống
phải đƣợc giảm một cách từ từ. Vì khi ngừng bổ sung cacbon đột ngột trƣớc khi quá
trình nitrat hoá diễn ra và hoạt động có hiệu quả sẽ dẫn đến sự không ổn định về chất
lƣợng nƣớc và các gây ra các biến động về hàm lƣợng ammonia hoặc nitrit. Khi quá
trình bổ sung cacbon đƣợc dừng hẳn, thì việc kiểm soát amoniac trong hệ thống
biofloc lúc này sẽ do quá trình nitrat hoá đảm nhận vai trò chính [27].
1.3.4.3. Nhiệt độ và pH
Trong hệ thống nuôi nhiệt độ ảnh hƣởng rất phức tạp. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến
hàm lƣợng và hình dạng của các hạt floc trong hệ thống. Một số kết quả nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng sự phá hủy cấu trúc hạt floc xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn (4°C) so với

nhiệt độ cao hơn (18 – 20°C), điều này đƣợc lý giải rằng nguyên nhân có thể là do sự
gia tăng hoạt tính của vi sinh vật bên trong các lớp keo [40]. Nhiệt độ có liên quan đến
quá trình hình thành và tích lũy các polyme nhƣ PHB, một polyme có vai trò quan
trọng trong việc phòng bệnh cho các đối tƣợng nuôi [29]. Việc điều chỉnh nhiệt độ
nƣớc trong các hệ thống nuôi sử dụng công nghệ biofloc rất hó hăn, nhất là các ao
nuôi ngoài trời chịu sự biến động nhiệt độ lớn hơn [21].
Tƣơng tự nhiệt độ, hi thay đổi pH có thể ảnh hƣởng đến tính ổn định của các hạt
floc trong ao nuôi [31]. Bên cạnh đó, việc quản l pH cũng hông dễ dàng vì yếu tố
này biến động theo thời gian trong ngày. Mặt khác, vì pH ảnh hƣởng lớn đến đối tƣợng
nuôi nên sự thay đổi pH chỉ đƣợc điều chỉnh trong khoảng thích hợp cho đối tƣợng
nuôi nhằm tránh gây stress hay rối loạn quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể [21].
1.3.5. Nguy n ý vận h nh hệ thống biofloc
1.3.5.1. Quản lý hàm lượng NH3 và NO2-


15
Trong thời gian đầu của quá trình vận hành, sự thay đổi chất lƣợng nƣớc trong
các hệ thống biofloc rất giống với các hệ thống nuôi tuần hoàn. Đặc trƣng của hệ
thống trong thời gian đầu là sự gia tăng đỉnh điểm của hàm lƣợng ammonia và sau đó
là nitrit khi các quần thể vi khuẩn phát triển. Nếu tỉ lệ cho ăn tăng lên nhanh, thì hàm
lƣợng ammonia, đặc biệt là nitrit có thể tăng lên đến mức gây độc cho tôm [27].
Thời gian để hệ thống đi vào hoạt động ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ
nhiệt độ, tỉ lệ cho ăn, thành phần và số lƣợng vi khuẩn trƣớc lúc thả giống. Hiện tại
chƣa có quy trình chuẩn để ngƣời nuôi có thể áp dụng khi vận hành hệ thống biofloc.
Do đó, nhiều ngƣời nuôi sử dụng hệ thống áp dụng công nghệ biofloc đã phát triển
thêm các biện pháp kỹ thuật riêng thông qua các kinh nghiệm thực tế. Vi khuẩn nitrat
hóa có thể đƣợc nuôi cấy độc lập bên ngoài hệ thống ở mật độ cao và sau đó đƣợc bổ
sung vào hệ thống nuôi trƣớc khi thả giống [27].
Để làm giảm đƣợc hàm lƣợng 1mg/l amoniac, thì cần bổ sung 15-20 mg/l mật
đƣờng. Carbohydrate đƣợc bổ sung trong thời gian đầu để kiểm soát hàm lƣợng

ammonia ở mức thấp trƣớc khi hệ thống hoạt động ổn định. Đến khi hệ thống hoạt
động ổn định, việc bổ sung thêm cacbon là không bắt buộc vì lúc này vi khuẩn nitrat
đã phát triển và có thể kiểm soát hàm lƣợng ammonia và nitrite ở mức an toàn [27].
1.3.5.2. Quản lý hàm lượng floc (FV)
Thời gian hình thành biofloc nhanh hay chậm phụ thuộc vào lƣợng thức ăn và
nguồn cacbon (thƣờng là mật đƣờng) đƣợc đƣa vào hệ thống. Thông thƣờng, floc bắt
đầu hình thành trong hệ thống sau 4-6 tuần nuôi. Khi đó, việc kiểm tra sự hiện diện
của floc trong ao nuôi đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để theo dõi, kiểm soát hàm lƣợng
floc. Có thể sử dụng bình nón Imhoff để đo hàm lƣợng floc bằng cách lấy vào bình 1
lít nƣớc ao, đặt bình nón cố định sau 15 – 20 phút thì xác định thể tích của các vật chất
lắng dƣới đáy bình [10].
Trong các hệ thống ao nuôi tôm, FV thƣờng đạt từ 2 – 40 ml/l. Vào những thời
điểm mà FV thấp hơn 2 ml/l, thì nên tiến hành bổ sung các chất hữu cơ vào trong ao
nuôi để thúc đẩy sự phát triển của floc. Ngƣợc lại, nếu FV trong hệ thống cao hơn 20
ml/l thì đƣợc xem là quá cao, do đó ngƣời nuôi cần phải có biện pháp để làm giảm FV
trong ao xuống mức an toàn. Thay nƣớc đƣợc xem là biện pháp nhanh và hiệu quả


16
trong việc làm giảm FV. Tuy nhiên, ngƣời nuôi nên cân nhắc vì biện pháp này có thể
là nguyên nhân gây mất an toàn sinh học cho hệ thống [10].
1.3.5.3. Quản lý tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
Quá trình hình thành floc thƣờng đi èm với quá trình tích tụ hàm lƣợng các chất
rắn lơ lửng trong hệ thống nuôi. Vì vậy, việc kiểm soát hàm lƣợng floc và hàm lƣợng
chất rắn lơ lửng trong hê thống đƣợc tiến hành đồng thời. Tổng lƣợng chất rắn lơ lửng
(TSS) là chỉ số đƣợc quản lý trong hệ thống. Chỉ số TSS đƣợc đo bằng cách lọc mẫu
nƣớc có thể tích từ 10 – 20 ml qua giấy lọc chuyên dụng. Sau đó cho vào tủ sấy đƣợc
điều chỉnh ở khoảng nhiệt độ từ 65 – 100°C trong vòng vài giờ rồi đem cân để xác
định hối lƣợng. Thông thƣờng, chỉ số TSS đạt hoảng 50 – 300 mg/l trong hệ thống
nuôi tôm. Một số inh nghiệm thực tế cho rằng nên duy trì chỉ số TSS ở mức dƣới 200

mg/l trong các hệ thống nuôi tôm [10].
1.3.5.4. Quản lý độ kiềm
Độ kiềm trong ao nuôi tôm thƣờng trên 50 mgCaCO3/l và pH dao động trong
khoảng 7 – 9. Tuy nhiên, độ kiềm trong các ao nuôi tôm áp dụng công nghệ biofloc
thƣờng biến động và có xu hƣớng giảm dần về cuối vụ nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là
do quá trình nitrat hóa diễn ra trong hệ thống. Mặt khác, trong các hệ thống biofloc sử
dụng quá trình đồng hóa của vi khuẩn dị dƣỡng thƣờng thì độ kiềm và pH sẽ ổn định
hơn việc sử dụng quá trình nitrat hóa để kiểm soát hàm lƣợng ni-tơ vô cơ [35].
1.3.6. Những hạn hế tr ng qu trình vận h nh hệ thống biofloc
Công nghệ biofloc ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống nuôi
tôm ở nhiều nơi nhờ vào những ƣu điểm nổi bật so với các hệ thống nuôi thông
thƣờng. Bên cạnh những ƣu thế vƣợt trội, trong quá trình vận hành hệ thống cũng gặp
một số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lý tối ƣu hóa các quá trình vi sinh
diễn ra trong ao nên nhu cầu oxy trong hệ thống cao hơn so với bình thƣờng. Mặt
khác, các hạt floc trong hệ thống phải luôn luôn đƣợc giữ ở trạng thái lơ lửng. Do đó,
đòi hỏi việc cung cấp oxy, khuấy đảo khối nƣớc thông qua cƣờng độ, chế độ sục khí
mạnh và liên tục suốt cả vụ nuôi. Vậy nên, việc đầu tƣ và vận hành các máy thổi khí


×