Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Slide thuyết trình địa vị pháp lý của pháp nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.41 KB, 26 trang )

THUYẾT TRÌNH
LUẬT DÂN SỰ
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA PHÁP
NHÂN.

Giảng viên:
Châu Quốc An.


Định nghĩa pháp nhân.
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng, nhân danh mình tham
gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi tham gia vào các quan hệ
đó.
Năng lực của pháp nhân:

 Năng lực pháp luật.
 Năng lực hành vi.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

1. Pháp nhân.
Quy định rõ hơn điều kiện của một tổ chức được công nhận là pháp nhân (Căn cứ Điều 74 và Điều 83 BLDS 2015).






Được thành lập theo quy định của BLDS 2015 và các luật khác có liên quan.
Có cơ cấu tổ chức theo quy định của BLDS 2015.


Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

2. Phân loại pháp nhân.
Trước đây, BLDS 2005 không phân định rạch ròi giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, nay BLDS 2015 phân
định rõ hai loại pháp nhân này (Căn cứ Điều 75 và Điều 76 BLDS 2015).

 Pháp nhân thương mại: Bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

 Pháp nhân phi thương mại: Bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh
nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có
lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

3. Điều lệ của pháp nhân.
Bổ sung một số nội dung sau vào Điều lệ của pháp nhân (Căn cứ Điều 77 BLDS 2015).









Chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có.
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên.
Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên.
Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Ðiều kiện chuyển đổi hình thức.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

4. Trụ sở của pháp nhân.
Bổ sung quy định sau (Căn cứ Điều 79 BLDS 2015): Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

5. Quốc tịch của pháp nhân.
Đây là điểm mới đáng chú ý của BLDS 2015 (Căn cứ Điều 80 BLDS 2015): Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân
Việt Nam.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

6. Tài sản của pháp nhân.
Đây là điểm mới của BLDS 2015 (Căn cứ Điều 81 BLDS 2015): Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành
viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS
2015.


7. Thành lập, đăng ký pháp nhân.
Trước đây, BLDS 2005 không quy định rõ vấn đề này. BLDS 2015 bổ sung quy định về điều này (Căn cứ Điều 82 BLDS 2015).



Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định pháp luật.



Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

8. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân.
(Căn cứ Điều 84 BLDS 2015).
Nhấn mạnh chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân,
không phải là pháp nhân.
Bãi bỏ quy định “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc”: Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ
lợi ích của pháp nhân.
Bổ sung quy định sau: Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định pháp luật và
công bố công khai.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.


9. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
(Căn cứ Điều 86 BLDS 2015).
Thêm quy định sau: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định
khác.
Sửa đổi quy định về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời
điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

10. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân.
(Căn cứ Điều 87 BLDS 2015).
Thêm quy định sau: Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực
hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thêm điều khoản loại trừ vào các quy định sau:

 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với

nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định
khác.

 Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập,
thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

11. Hợp nhất pháp nhân.
Quy định cụ thể thời điểm pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại (Căn cứ Điều 88 BLDS 2015): Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể

từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập.

12. Sáp nhập pháp nhân.
Không nhất thiết pháp nhân sáp nhập phải cùng loại với pháp nhân được sáp nhập như trước đây (Căn cứ Điều 89 BLDS 2015): Một pháp nhân
có thể được sáp nhập (gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (gọi là pháp nhân sáp nhập).


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

13. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân.
Đây là nội dung mới tại BLDS 2015 (Căn cứ Điều 92 BLDS 2015).




Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập;
pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

14. Giải thể pháp nhân.
Bổ sung “Trường hợp khác theo quy định pháp luật” vào trường hợp pháp nhân giải thể (Căn cứ Điều 93 BLDS 2015).


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

15. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể.
Quy định cụ thể việc thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể - một quy định mà trước đây tại BLDS 2005 chưa đề cập đến (Căn
cứ Điều 94 BLDS 2015).

 Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự được quy định trong BLDS 2015.

 Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các
thành viên góp vốn, trừ trường hợp sau hoặc pháp luật có quy định khác.


So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.

16. Phá sản pháp nhân.
Đây là quy định mới tại BLDS 2015 (Căn cứ Điều 95 BLDS 2015): Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định pháp luật về phá sản.

17. Chấm dứt tồn tại pháp nhân.
(Căn cứ Điều 96 BLDS 2015).
Thêm trường hợp pháp nhân chấm dứt tồn tại: Đó là trường hợp chuyển đổi hình thức theo quy định đã được đề cập trên.
Bổ sung nội dung sau: Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của BLDS 2015, quy định khác của
pháp luật có liên quan.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Điều kiện để trở thành pháp nhân về cơ bản không thay đổi nhiều, chủ yếu quy định rõ ràng hơn mà thôi. Tuy nhiên việc pháp nhân ở cả luật cũ
và mới đều còn điểm hạn chế về điều khoản phải được thành lập hợp pháp, điều khoản này hạn chế việc thành lập các pháp nhân vì thủ tục rườm
rà dẫn đến ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Phân chia rõ pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại và pháp nhân công là một điểm tiến bộ. Bởi trong hoàn cảnh ngày càng cần quản
lí chặt chẽ hơn ngân sách nhà nước thì viêc phân chia này có thể tránh được trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng hưởng các chính sách ưu đãi
của nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh lợi nhuận riêng như thuế, tài chính như các pháp nhân phi lợi nhuận.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Phần điều lệ Pháp nhân được quy định rõ hơn trong Bộ luật mới.
Việc thêm điều khoản công khai khi thay đổi trụ sở của pháp nhân là một điều khoản hợp lí, có thể tránh được các trường hợp xấu xảy ra khi

pháp nhân cố ý thay đổi trụ sở không công khai để trốn tránh một trách nhiệm nào đó.
Việc quy định tài sản của pháp nhân trong Bộ luật mới có ý nghĩa khi phát sinh những trường hợp phân chia, hợp nhất,… các trường hợp có liên
quan đến tài sản pháp nhân.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong luật mới đã khắc phục được những nhược điểm như trong thực tế hiện nay là có cơ quan pháp
nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, có pháp nhân lại chỉ cần đăng kí kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp ngay cả pháp nhân được nhà nước quyết định thành lập thì vẫn phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh.
Trong những trường hợp như vậy thì thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập mang tính chất là quyết định hành chính, còn việc ghi nhận và
quản lí hoạt động kinh doanh của pháp nhân vẫn là cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh. Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự
nên được thống nhất ở thời điểm đăng kí kinh doanh.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Việc quy định việc sáp nhập và chuyển đổi pháp nhân không như luật cũ giúp cho các doanh nghiệp linh động hơn, có nhiều cơ hội để phát triển.
Các quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân không như nhau mà tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động hoặc các loại pháp nhân. Chẳng hạn pháp nhân
có mục tiêu lợi nhuận, pháp nhân không có mục tiêu lợi nhuận, pháp nhân là tổ chức và pháp nhân là một tổ hợp tài sản khó có thể có quyền và
nghĩa vụ như nhau.
Tuy nhiên, chỉ nên quy định những quyền và nghĩa vụ chung nhất còn những vấn đề sâu hơn sẽ quy định rõ trong luật chuyên chuyên ngành có
thể sẽ thỏa đáng hơn.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là một điều luật thiếu thỏa đáng bởi trách nhiệm dân sự là một loại chế tài áp dụng cho việc vi phạm nghĩa vụ
dân sự.
Trách nhiệm dân sự có thể phát sinh do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Tuy nhiên trách nhiệm ngoài hợp đồng không được

điều luật này nhắc đến nên không nhất thiết phải có điều luật này trong mục pháp nhân bởi nó cũng không nêu đầy đủ về trách nhiệm của pháp
nhân và dễ gây mâu thuẫn chồng chéo.


Ưu khuyết điểm của
BLDS 2005 và BLDS 2015.
Mục Đại diện của pháp nhân đã mở rộng phạm vi người đại diện hợp pháp cho pháp nhân không đơn thuần chỉ là cá nhân mà còn bao gồm cả
pháp nhân, đây là điểm đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về việc khống chế số lượng là một người đại diện, trong khi Luật doanh
nghiệp 2014 (Điều 13) đã quy định đại diện pháp nhân có thể hơn một người. Do đó thiếu thống nhất sự thống nhất giữa hai Bộ Luật, nên có sự
sửa đổi một trong hai Bộ luật để tạo sự thống nhất.


Các câu hỏi về pháp nhân.

Câu 1:
X ký kết hợp đồng với công ty truyền thông A thuê mặt bằng trong thời hạn 5 năm. Khi công ty đó được sáp nhập với công ty B thì trong
quyết định bàn giao công ty B có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng từ 01/01/2012 nhưng cho đến nay công ty đó vẫn không thực hiện.
Vậy X phải làm gì để hợp đồng tiếp tục được thực hiện và công ty B sẽ có trách nhiệm gì trong trường hợp đòi chấm dứt hợp đồng và phải bồi
thường hợp đồng như thế nào ?
Câu 2:
Thế nào là tư cách pháp nhân? vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Mọi thương nhân đều là pháp nhân, đúng hay
sai?
Câu 3:
Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau, đúng hay sai?


Đáp án.
Câu 1:
Điều 95 Bộ luật Dân sự quy định về sáp nhập pháp nhân như sau: Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều
lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các

quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
Như vậy, sau khi có quyết định về việc sáp nhập thì các quyền, nghĩa vụ của công ty A (trong đó có quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng cho thuê mặt bằng xây
dựng trạm phát sóng di động ký với bạn) được chuyển giao cho công ty B. Bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng với công ty B và có quyền yêu cầu công ty
B thực hiện quyền, nghĩa vụ của công ty B theo hợp đồng nêu trên.
Công ty B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là không
có căn cứ thì sẽ phải bồi thường theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và quy định của pháp luật.


Đáp án.

Câu 2:
Pháp nhân là một định nghĩa luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế. Về pháp
nhân có rất nhiều quan điểm, nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện
tương tự như thể nhân. Pháp nhân có nhiều định nghĩa, song theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có
tư cách tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây
(Điều 84 - BLDS 2005): Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Loại hình doanh
nghiệp này không được coi là một pháp nhân độc lập. Nói cách khác, doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp được xem là
một. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại cổ phiếu nào.


Đáp án.

Câu 3:
SAI. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với
mục đích kinh doanh của mình. Ví dụ: Sở tư pháp và Trường đại học Luật cùng là pháp nhân nhưng có
quyền, nghĩa vụ, chức năng khác nhau.



×