Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.28 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THANH TÂM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG ĐƢỢC NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG TÙNG
Phản biện 2: PGS.TS TRẦN THỊ CẨM THANH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 26 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết giúp cho doanh
nghiệp có thể tiến hành các kế hoạch đầu tư và các phương án kinh
doanh của mình. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và quản trị nó
đóng vai trò hết sức hữu ích đối với doanh nghiệp. Việc nắm rõ những
nhân tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp doanh
nghiệp có sự điều tiết vốn hợp lý hơn, giúp nâng cao tính chủ động
trong công tác quản lý tài chính, góp phần đảm bảo một cấu trúc tài
chính lành mạnh và giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu được thực
hiện về đề tài vốn lưu động. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh cũng
như tình hình vĩ mô ở các nước này không hoàn toàn đồng nhất với
Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng mỗi nhóm ngành có
những nhân tố ảnh hưởng khác nhau và chiều hướng ảnh hưởng của
từng nhân tố đối với từng nhóm ngành riêng cũng không giống nhau.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động theo từng nhóm ngành cụ thể tại Việt Nam là thực
sự cần thiết. Có thể dựa trên các phân tích sâu hơn về đặc điểm của
ngành để giải thích được rõ hơn mức độ cũng như chiều hướng tác
động của các nhân tố, giúp doanh nghiệp của mỗi nhóm ngành có
những hướng đi và chính sách cụ thể, phù hợp hơn.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất
lớn trong các nhóm ngành, đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát
triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đang chịu ảnh hưởng

rất nhiều bởi những yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như sức ép


2
cạnh tranh với các nước trên thế giới. Các sản phẩm tiêu dùng của
Việt Nam phải cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế cũng
đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong thị
trường phải đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng mặt
hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn lưu động
đủ lớn để giải quyết nhu cầu kinh doanh của mình. Việc nắm rõ các
nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động để đưa ra các quyết
định phù hợp trong việc lên kế hoạch tìm nguồn tài trợ hợp lý cho
nhu cầu vốn lưu động là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng nước ta để có thể nâng cao khả năng cạnh
tranh và hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, đến nay vẫn
chưa có nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
được thực hiện tại Việt Nam. Do vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu vốn lƣu
động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đƣợc niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Thông qua kết quả nghiên cứu lý giải các đặc tính riêng biệt
trong nhu cầu vốn lưu động đối với nhóm ngành sản xuất hàng tiêu
dùng (nếu có); từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách đối với các
doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam và đóng góp một số khuyến nghị cho việc

mở rộng nghiên cứu liên quan đến đề tài này trong tương lai.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn
lưu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu các doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết
trên sàn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX).
- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 20142016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
Báo cáo tài chính (theo năm) đã được kiểm toán cho giai đoạn
nghiên cứu (2014-2016) của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng được niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX.
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Trên cơ sở dữ liệu đã thu
thập, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích, xử lý.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố
ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu của Chiou và cộng sự (2006) đã phát hiện ra rằng hệ
số nợ và dòng tiền hoạt động có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động.

Nghiên cứu của Nazir và Afza (2009) đã cho thấy mối quan


4
hệ thuận chiều giữa Nhu cầu vốn lưu động với Chu kỳ hoạt động,
Tobin’s Q, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và mối quan hệ nghịch
chiều giữa Nhu cầu vốn lưu động với Đòn bẩy tài chính
Nghiên cứu của Hill và cộng sự (2010) chỉ ra rằng: Nhu cầu vốn
lưu động có mối quan hệ nghịch chiều với Tăng trưởng doanh thu và
Mức độ biến động của doanh thu; có quan hệ thuận chiều với Dòng
tiền hoạt động và Quy mô công ty.
Nghiên cứu của Gill (2011) đã tìm thấy mối quan hệ thuận
chiều giữa nhu cầu vốn lưu động và chu kỳ hoạt động, tỷ suất sinh
lời trên tài sản, sự quốc tế hóa của công ty; mối quan hệ nghịch chiều
giữa nhu cầu vốn lưu động và tăng trưởng doanh thu, quy mô công
ty, và giá trị Tobin’s Q (mức độ yếu).
Nghiên cứu của Akinlo (2012) cho thấy rằng: Chu kỳ hoạt động,
tăng trưởng doanh thu và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng
chiều với nhu cầu vốn lưu động
Một nghiên cứu nữa được thực hiện bởi Suleiman và Rasha tại
Palestine vào năm 2012. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: dòng tiền
hoạt động, tỷ suất sinh lời trên tài sản và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có
mối quan hệ cùng chiều với nhu cầu vốn lưu động; đòn bẩy tài chính
và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với nhu cầu vốn
lưu động.
6.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Lô Ngọc Thùy Anh (2011) cho thấy: chu kỳ
chuyển hóa tiền mặt, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đòn bẩy tài
chính và ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động có quan hệ
cùng chiều với nhu cầu vốn lưu động; quy mô doanh nghiệp có quan

hệ ngược chiều với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Mai Đăng Pháp (2015) cho thấy quy mô doanh


5
nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối quan hệ ngược
chiều với nhu cầu vốn lưu động; chu kỳ chuyển hóa tiền mặt có mối
quan hệ thuận chiều với nhu cầu vốn lưu động.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Lê Nguyễn Phương
Thảo (2015), cho thấy biến động doanh thu và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với nhu cầu vốn lưu động;
trong khi đó, chu kỳ chuyển hoá tiền mặt của doanh nghiệp lại có
mối quan hệ cùng chiều.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động
Theo Weston và Brigham (1997): “Vốn lưu động là những
khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn”. Như vậy, vốn
lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn mà
doanh nghiệp đã đầu tư, bao gồm: tiền và những khoản tương đương
tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và những tài sản có khả năng
chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.
1.1.2. Phân loại vốn lƣu động
Thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức
sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện
- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản

xuất kinh doanh
- Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn


6
1.1.3. Vai trò của vốn lƣu động
Vốn lưu động được xem là một tiền đề cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực
sản xuất kinh doanh của donah nghiệp và xác lập vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường. Vốn lưu động còn là yếu tố nâng cao tính
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.4. Nhu cầu vốn lƣu động
Nhu cầu vốn lưu động chính là mức vốn tối thiểu cần đầu tư vào
vốn lưu động để doanh nghiệp trang trải nhu cầu vốn còn thiếu sau
khi đã tận dụng những khoản nợ ngắn hạn trong thanh toán.
Hawawini và cộng sự (1986) đã đề nghị một thước đo nhu cầu
vốn lưu động như sau:
bằ




trong thanh toán (không tính
Một cách tính nhu cầu vốn lưu động khác được đề xuất bởi Hill

và cộng sự (2010):
k o
ồ k o

)-C


k o

p

p

+

trong thanh toán

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN
LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Doanh thu
Do tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố thuộc chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một sự tăng trưởng trong doanh
thu của doanh nghiệp sẽ kéo theo sự tăng trưởng trong tài sản lưu
động như hàng tồn kho, phải thu khách hàng… cũng như tăng trưởng
trong các khoản phải trả như phải trả người bán, phải trả nội bộ…
Theo đó, tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có tác động trực
tiếp đến nhu cầu vốn lưu động. Nghiên cứu của Akinlo (2012),


7
Shaista và Veeri (2013) đã khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa
doanh thu của doanh nghiệp và nhu cầu vốn lưu động
Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu cao có thể sẽ thắt chặt chính sách tín dụng khi họ đạt được
mức tăng trưởng doanh thu theo kế hoạch. Hành động này làm giảm
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Hill và

cộng sự (2010), Amarjit Gill (2011) cũng đã kết luận rằng giữa tăng
trưởng doanh thu và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn có
thể có mối tương quan ngược chiều với nhau.
1.2.2. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp thường được đo lường qua
các chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất sinh lợi
trên tài sản và Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp
có khả năng sinh lời cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
đã sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của mình, nâng
cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giảm bớt
áp lực trong quyết định đầu tư của mình, đồng thời các nhà quản
trị càng có nhiều động lực để tăng cường đầu tư, sản xuất nhằm tối
đa hoá lợi nhuận đạt được cho doanh nghiệp. Vì vậy khiến cho nhu
cầu vốn lưu động của doanh nghiệp cần được gia tăng. Nghiên cứu
của Gill (2011); Suleiman và Rasha (2013) cũng có cùng kết luận
như vậy.
1.2.3. Hiệu quả quản l vốn lƣu động
Trong cùng một ngành, doanh nghiệp nào có hiệu quả quản lý vốn
lưu động tốt hơn sẽ có nhu cầu vốn lưu động thấp hơn. Một thước đo
được sử dụng để đo lường hiệu quả quản lý vốn lưu động là chu kỳ
chuyển hóa tiền mặt. Một doanh nghiệp quản lý vốn lưu động càng
hiệu quả thì chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng nhỏ. Điều này chứng tỏ
vốn lưu động quay vòng nhanh hơn, giúp giảm nhu cầu vốn lưu động


8
nếu các yếu tố khác không đổi. Nghiên cứu của Suleiman M. Abbadi
và Rasha T.Abbadi (2012) đã đưa ra kết luận về mối tương quan
cùng chiều giữa chu kỳ chuyển hoá tiền mặt với nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp.

1.2.4. Quy mô của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp quy mô càng lớn, chi phí đầu tư cho
hoạt động kinh doanh hằng ngày càng nhiều, vì vậy, nhu cầu vốn lưu
động nhằm đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong
ngắn hạn theo đó cũng cần phải gia tăng tương xứng với độ lớn của
quy mô. Nghiên cứu của Akinlo (2012) đã chỉ ra rằng quy mô doanh
nghiệp có tương quan dương có ý nghĩa thống kê với nhu cầu vốn
lưu động. Mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu nên có khả năng kéo dài
các khoản tín dụng thương mại từ nhà cung cấp. Nghiên cứu của Gill
(2011), Shaista & Veeri (2013) đã đưa ra kết quả quy mô của doanh
nghiệp tác động ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động.
1.2.5. Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng các
nguồn vốn bên ngoài đồng thời cũng thường được sử dụng để đo
lường rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao nghĩa
là doanh nghiệp bị hạn chế nguồn tài chính, lúc này doanh nghiệp sẽ
chú tâm nhiều hơn vào công tác quản trị vốn lưu động nhằm hạn chế
lượng vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì
vậy nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường có xu hướng
giảm. Mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu
vốn lưu động được khẳng định bởi các nghiên cứu của Nazir và Afza
(2009), Akinlo (2012). Tuy nhiên, nghiên cứu của Gill (2011) đưa ra
kết luận mối tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu
cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.


9
1.2.6. Đánh giá của nhà đầu tƣ

Sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến
quyết định và mức độ đầu tư vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
được sự kỳ vọng nhiều từ phía nhà đầu tư sẽ tìm cách gia tăng đầu tư
vào quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tương xứng với sự kỳ vọng
của nhà đầu tư. Như vậy, sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng có thể sẽ
gây ảnh hưởng cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp. Nghiên cứu của Nazir & Afza (2009) cũng đã chỉ ra mối
quan hệ thuận chiều giữa nhu cầu vốn lưu động với chỉ số Tobin’Q
của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG TẠI VIỆT NAM
Ngành hàng tiêu dùng là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết
yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống và nhu cầu sử dụng, tiêu dùng
hằng ngày của con người. Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam trong
những năm gần đây có những đặc điểm như sau: Tốc độ tăng trưởng
về tài sản, về doanh thu cao. Chịu sự chi phối của thị trường bán lẻ,
đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động lớn để giải quyết nhu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp. Đang dần dần xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
tranh đòi hỏi các doanh nghiệp trong thị trường phải đẩy mạnh phát
triển, nâng cao chất lượng và đa dạng mặt hàng.
2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu
Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao có thể được các nhà
cung cấp sẵn sàng cung cấp tín dụng nhiều hơn với các điều khoản


10
tốt hơn với hy vọng tạo mối quan hệ. Đồng thời các doanh nghiệp có

tốc độ tăng trưởng cao có thể sẽ thắt chặt chính sách tín dụng thương
mại khi đạt được mức sản lượng tiêu thụ mong muốn nhằm hạn chế
rủi ro không thu hồi được nợ. Tác giả đồng thuận với quan điểm của
Hill (2010) và Amarjit Gill (2011) về mối tương quan giữa tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì thế
giả thuyết thứ nhất được đưa ra:
Giả thuyết H1: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu gây ảnh hưởng
ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.2.2. Khả năng sinh lời
Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang điều phối hoạt động kinh doanh
tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng sẽ có nhiều động lực hơn để
mở rộng sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tác
giả đồng thuận với quan điểm của Gill (2011); Suleiman và Rasha
(2013) về mối tương quan giữa khả năng sinh lời và nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp. Giả thuyết được đưa ra như sau:
Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời có tác động cùng chiều đến
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.2.3. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt
Hiệu quả quản lý vốn lưu động cao sẽ giúp tăng tốc độ luân
chuyển của vốn lưu động, qua đó giải phóng vốn bị giam trong tài
sản lưu động, giúp giảm nhu cầu về vốn lưu động. Nghiên cứu của
Suleiman và Rasha (2012), Shaista và Veeri (2013) cho thấy mối
quan hệ cùng chiều của chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp. Với bối cảnh tại Việt Nam, nghiên cứu
của Lê Nguyễn Phương Thảo (2015) đã cho thấy được mối quan hệ


11

thuận chiều giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt với nhu cầu vốn lưu
động của các doanh nghiệp. Giả thuyết tiếp theo được đặt ra như sau:
Giả thuyết H3: Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt có tác động cùng
chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.2.4. Đòn bẩy tài chính
Nghiên cứu của Gill (2011) đã đưa ra kết luận về mối tương
quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp ở Canada. Thực tế tại nước ta, mục đích chính của
các doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay là để mở rộng, tăng
cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam
thường có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay nhằm tận dụng lợi ích của
“lá chắn thuế”. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có
thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì vậy cùng với gia tăng
nợ, các nhà quản trị cũng sẽ tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, điều này dẫn đến
nhu cầu vốn lưu động gia tăng. Dựa vào lập luận trên tác giả đưa ra
giả thuyết:
Giả thuyết H4: Đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.2.5. Quy mô doanh nghiệp
Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp sẽ lớn hơn để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các dự án mới cũng sẽ làm phát
sinh nhu cầu vốn lưu động tăng thêm dưới dạng hàng tồn kho và các
khoản phải thu. Nghiên cứu của Akinlo (2012) cũng đã chỉ ra rằng
quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với nhu cầu vốn lưu
động. Giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết H5: Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng
chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.



12
2.2.6. Đánh giá của nhà đầu tƣ
Doanh nghiệp được nhà đầu tư quan tâm sẽ nhận được nguồn
vốn dồi dào và có nhiều điều kiện để đầu tư mở rộng hoạt động kinh
doanh. Đồng thời để đáp ứng lại kỳ vọng của nhà đầu tư, nhà quản trị
sẽ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư. Hành động này làm tăng nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp. Giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết H6: Đánh giá tích cực của nhà đầu tư có tác động
cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.3. ĐO LƢỜNG BIẾN NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp xác định
Nhu cầu nhu cầu vốn lưu động theo nghiên cứu của Hill và cộng sự
(2010). Đồng thời, nhằm hạn chế sự thống trị của doanh nghiệp có
quy mô lớn nhất trong mẫu, tác giả chia nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp cho tổng tài sản.
Các biến độc lập được đo lường dựa theo các nghiên cứu trước,
ngoài ra căn cứ vào điều kiện thực tế tại Việt Nam tác giả có thực
hiện điều chỉnh một số chỉ tiêu tính toán cho phù hợp. Các biến phụ
thuộc và các biến độc lập được sử dụng trong mô hình được trình
bảy ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình
Biến đƣơc sử
Tác giả đã sử Kỳ
dụng trong mô
Cách tính toán
dụng cách vọng
hình
tính này

Nhu cầu vốn lưu WCR_TA = (Giá trị các khoản phải thu +
Hill và cộng sự
động
Giá trị hàng tồn kho - Giá trị các khoản
(2010)
(WCR_TA)
phải trả trong thanh toán)/Tổng tài sản
Tỷ lệ tăng trưởng
Hill (2010)
GROWTH = (Doanh thu năm t - Danh thu
doanh thu
năm t-1)/Doanh thu năm t-1
Gill (2011)
(GROWTH))
Lê Nguyễn
Khả năng sinh lời PROF = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Phương Thảo
+
(PROF)
= Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần
(2015)


13
Chu kỳ chuyển
hoá tiền mặt
(CCC)

CCC = (Chu kỳ thu tiền bình quân + Chu
Suleiman và

kỳ chuyển hoá hàng tồn kho) - Chu kỳ
Rasha (2012)
thanh toán bình quân
Nazir và Afza
(2009)
Đòn bẩy tài chính
LEV = Tổng nợ/Tổng tài sản
(LEV)
Gill (2011)
Akinlo (2012)
Gill (2011)
Quy mô của
Shaista và
doanh nghiệp
SIZE = LN(Tổng tài sản)
Veeri (2013)
(SIZE)
Nazir và Afza
(2009)
Q = Chỉ số Tobin’s Q = (Giá trị sổ sách
Gill (2011)
Đánh giá của nhà của tổng nợ + Giá trị thị trường của Vốn
Nazir và Afza
đầu tư (Q)
chủ sở hữu)/Giá trị sổ sách của Tổng tài
(2009)
sản

+


+

+

+

2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã
kiểm toán của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2016 và thoả
mãn cả 3 điều kiện sau sẽ đưa vào mẫu nghiên cứu: Được niêm yết
trước ngày 01/01/2012 nhằm đảm bảo tính đầy đủ của dữ liệu.
Không có sự thay đổi niên độ kế toán nhằm đảm bảo tính so sánh
giữa các năm. Doanh nghiệp đang hoạt động tốt và không bị hủy
niêm yết trong giai đoạn 2014 đến 2016. Từ 104 doanh nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, sau khi loại
bỏ các doanh nghiệp không đạt yêu cầu, mẫu được chọn gồm 63
doanh nghiệp.
2.5. XỬ LÝ DỮ LIỆU
Để xây dựng hoàn chỉnh một mô hình có ý nghĩa thì phải tiến
hành đầy đủ các thủ tục sau:
- Xem xét ma trận hệ số tương quan;
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình;
- Lựa chọn biến cho mô hình;


14
- Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết: Giả định liên hệ tuyến
tính, giả định phương sai của sai số không đổi; giả định về phân phối
chuẩn của phần dư; giả định không có sự tương quan; giả định không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

2.5. MÔ HÌNH HỒI QUY TỔNG THỂ
Với biến phụ thuộc, các biến độc lập được mô tả ở Bảng 2.1, kết
hợp với các giả thiết nghiên cứu đề xuất, tác giả thiết lập phương
trình hồi quy tuyến tính bội để tiến hành ước lượng, nghiên cứu sự
ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam như sau:
WCR_TAi = β0 + β1GROWTHi + β2PROFi + β3CCCi + β4LEVi +
β5SIZEi + β6 Qi + 
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ DỰ KIẾN CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN
LƢU ĐỘNG
Bảng 3.1. Mô tả thống kê các biến
N

Minimum Maximum

Mean

Std. Deviation

WCR_TA

189

-,79396

,79700


,2720848

,23346562

GROWTH

189

-,61605

1,85351

,1108732

,33428550

PROF

189

-,28549

2,12804

,0923721

,17522032

CCC


189

-79,00

766,00

113,2011

104,06080

LEV

189

,02705

,96692

,4493583

,21054336

SIZE

189

11,18553

Q


189

,29454

18,10650 13,4758541

1,37726765

6,44250

,76691995

1,3510260


15
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƢU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
3.2.1. Kiểm định giả thiết về phân phối chuẩn của các biến
Biểu đồ phân phối của biến phụ thuộc và các biến độc lập đều có
dạng hình chuông rõ ràng, độ lệch chuẩn nhỏ, do đó dữ liệu của các
biến đạt phân phối chuẩn.
3.2.2. Phân tích tƣơng quan:
Hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập không lớn cho thấy
các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan nhất định nhưng
không chặt chẽ, từ đó có thể hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến giữa
các biến với nhau.
Bảng 3.2. Ma trận tương quan của các biến trong mô hình
WCR_TA GROWTH

WCR_TA
GROWTH
PROF
CCC
LEV
SIZE
Q

PROF

CCC

LEV

SIZE

Q

1
-,079

1

,279
-,338**

-,105

,000


,150

,536**

-,148*

1
-,197**

1

,000

,042

,007

,303**

,208**

-,288**

,180*

1

,000

,004


,000

,013

,087

,195**

,144*

,084

,245**

,236

,007

,048

,249

,001

,007

,168

*


-,253

,927

,021

,000

-,211

**

,004

**

1

-,190** ,219**
,009

1

,002

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn:Kết quả phân tích tương quan từ phần mềm SPSS)



16
3.2.3. Ƣớc lƣợng và kiểm định mô hình
Tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến được
đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Với mô hình hồi quy gốc là:
WCR_TAi = β0 + β1GROWTHi + β2PROFi + β3CCCi +
β4LEVi + β5SIZEi + β6 Qi + 
Thực hiện phân tích hồi quy 5 lần và thu được kết quả như Bảng
3.3.
Bảng 3.3. Bảng hệ số hồi quy lần 5
Coefficientsa
Unstandardized Standardized
Model

(Constant)
1 PROF
CCC

Coefficients
B

Std. Error

,167

,024

-,187


,084

,001

,000

Coefficients

Collinearity
t

Sig.

Beta

Statistics
Tolerance VIF

6,983

,000

-,140

-2,218

,028

,974


1,027

,482

7,612

,000

,974

1,027

a. Dependent Variable: WCR_TA

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy cả 2 biến PROF và CCC đều có hệ
số B và Beta ≠ 0, hệ số sig. < 0,05, điều này cho thấy cả 2 biến
PROF và CCC đều có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với
WCR_TA. Qua đó có thể kết luận rằng khả năng sinh lời và chu kỳ
chuyển hóa tiền mặt có thể giải thích được nhu cầu vốn lưu động của
các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Từ đó ta xây dựng được
mô hình hồi quy như sau:
WCR_TA = 0,167 – 0,187 PROF + 0,001 CCC
c. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:
Giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,266 có ý nghĩa là các biến độc lập
trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến 26,6 % sự thay đổi của
biến phụ thuộc, còn lại 73,4% sự biến động của biến phụ thuộc là do


17
sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.

Giá trị F = 35,107 tương ứng mức ý nghĩa Sig. = 0,000. Điều này cho
thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng
thể các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Điều đó có
nghĩa là với độ tin cậy 95%, khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hóa
tiền mặt có thể giải thích được 26,6 % sự thay đổi của nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
d. Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Quan sát đồ thị Scatterplot, ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên
xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình
dạng nào. Như vậy, ta có thể kết luận rằng giả định tuyến tính được
thỏa mãn.
e. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dƣ
Biểu đồ tần số Histogram ta thấy trung bình mean = - 8,65E-16
và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.995, tức là gần bằng 1. Do đó có thể
kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
g. Kiểm tra giả định phương sai không thay đổi
Để kiểm tra giả định phương sai không đổi, tác giả thực hiện
kiểm định One-Way ANOVA. Từ số liệu ở bảng phân tích ANOVA,
ta thấy giá trị Sig. của kiểm định Homogeneity = 0,180 > 5%, điều
này có nghĩa rằng “không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa
các nhóm ngành với nhau”.
h. Kiểm tra giả định không có hiện tượng tự tương quan
Tác giả kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng hệ số Durbin Watson (d) và bảng tra thống kê Durbin - Watson. Với cỡ mẫu là
189, số biến giải thích là 6, với mức ý nghĩa là 5% ta có dL=1.613,
dU=1.735. Giá trị Durbin - Watson của đề tài d=1.815 nằm trong


18
khoản dU

tương quan xảy ra trong mô hình hồi quy.
i. Kiểm tra giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến
Hệ số VIF của các biến số trong mô hình hồi quy là 1,027 <10
như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình
hoặc hiện tượng đa cộng tuyến rất thấp không đáng kể.
3.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 2 nhân tố thể hiện mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
đó là khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hóa tiền mặt.
Khả năng sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp, chu kỳ chuyển hoá tiền mặt thể hiện mối
quan hệ cùng chiều với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê giữa các nhân tố còn lại với nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp. Đó là các nhân tố: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, đòn
bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp và sự đánh giá của nhà đầu tư.


19
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời có mối
quan hệ ngược chiều với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Điều này hàm ý rằng những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao
thường nhận được sự tin tưởng của khách hàng cũng như các nhà

cung cấp, theo đó, các nhà quản trị có thể tận dụng thời gian phải trả
người bán để giảm áp lực về nhu cầu vốn lưu động của mình. Ngoài
ra, trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những
diễn biến bất lợi của sự cố môi trường biển miền Trung và hạn hán tại
miền Nam và Tây Nguyên. Điều này làm khả năng sinh lời của một
số doanh nghiệp giảm, trong khi đó, doanh nghiệp muốn gia tăng
phát triển sẽ tìm cách mở rộng bán hàng tín dụng cho khách hàng
khiến cho các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng cao. Vì vậy,
khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm nhưng nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp vẫn cao.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chu kỳ chuyển hoá tiền
mặt gây ảnh hưởng cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp. Thời gian đồng tiền bị ứ đọng trong vốn lưu động
càng dài thì nhu cầu vốn lưu động càng nhiều. Điều này cho thấy
các doanh nghiệp nhóm ngành này thường xuyên phải dự trữ hàng
tồn kho để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Kết quả này đúng với kỳ
vọng dấu ban đầu đồng thời cũng phù hợp với kết quả của hầu hết
các nghiên cứu trước đây.


20
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động là rất cần thiết để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đây là nội dung
quan trọng được đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu
động đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 20141016, có thể đưa ra một số gợi ý như sau:

4.2.1. Nâng cao khả năng sinh lời nhằm giảm nhu cầu vốn
lƣu động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tức là tăng tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán ra. Để
tăng tỷ lệ này, doanh nghiệp có thể tác động vào một trong 2 yếu tố
sau: tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc có thể tác động cùng lúc
hai yếu tố.
Để tăng doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp có thể gia tăng sản
lượng tiêu thụ hoặc tăng giá bán sản phẩm. Để đẩy mạnh công tác
tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần làm tốt công tác quảng cáo, tiếp
thị, đa dạng hóa các loại hình tiêu thụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cần tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng,
không ngừng hoàn thiện, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng cũng như tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm gia
tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.
Giảm chi phí là một cách để tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện cắt giảm chi phí phải đảm bảo chất
lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp cần không ngừng tìm kiếm nhà


21
cung cấp cho nguồn nguyên liệu của mình, nhằm tìm ra nhà cung cấp
mới có giá tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa hoặc đi
đến thỏa thuận mới giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hiện tại. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất,
áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, xây dựng
định mức tiêu hao nguyên vật liệu tiên tiến, phát huy sáng kiến, cải
tiến nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động để
tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Lựa chọn phương
thức sản xuất hợp lý, phát huy sự kết nối, sự hỗ trợ giữa các bộ phận

trong doanh nghiệp với nhau, điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm
được những chi phí trung gian.
4.2.2. Rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt nhằm giảm áp
lực nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp
Với mục tiêu xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp để lập kế hoạch tài trợ hợp lý, nhà quản trị doanh
nghiệp cần lưu ý đến yếu tố chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, việc điều
chỉnh chu kỳ tiền mặt có thể được thực hiện bằng cách phối hợp mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp làm giảm thời
gian đồng tiền bị ứ đọng.
Nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh giảm số ngày chu
kỳ chuyển hóa tiền mặt thông qua điều chỉnh giảm số ngày khoản
phải thu. Điều chỉnh giảm thời gian thu tiền khách hàng thông qua
việc tìm hiểu đối tác và áp dụng chính sách bán hàng hợp lý, quy
định rõ thời gian thanh toán, hạn mức thanh toán, doanh nghiệp cũng
có thể áp dụng chính sách về chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên,
doanh nghiệp cần cân nhắc đến tác động tiêu cực của chính sách này,
bởi nếu doanh nghiệp siết chặt quá mức tín dụng thương mại cho
khách hàng sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.


22
Một trong những biện pháp điều chỉnh giảm số ngày chu kỳ tiền
mặt là tác động vào chu kỳ hàng tồn kho. Chu kỳ hàng tồn kho càng
cao tức là thời gian chuyển đổi từ hàng tồn kho đến khi bán hàng
càng dài, cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng khá chậm và hàng
tồn kho bị ứ đọng nhiều. Để giảm chu kỳ hàng tồn thì cần có sự kết
hợp chặt chẽ giữa các khâu dự trữ, sản xuất và bán hàng. Doanh
nghiệp chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên
đường, số ngày cung cấp cách nhau. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và

tình hình cung cấp vật tư, tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật
liệu nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển thường ngày. Đồng
thời, luôn không ngừng tìm hiểu, phân tích nhu cầu thị trường, thị
hiếu người tiêu dùng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Nâng
cao chất lượng sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để rút
ngắn số ngày dự trữ thành phẩm ở kho, thực hiện được kế hoạch tiêu
thụ. Doanh nghiệp có thể tham khảo phương thức sản xuất tinh gọn,
cũng như hệ thống sản xuất just-in-time hoặc sử dụng phần mềm
quản lý sản xuất ERP,… để lựa chọn cho doanh nghiệp mình phương
thức sản xuất hiệu quả nhất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm thiểu chi
phí trung gian, giảm thiểu rủi ro ứ đọng hàng tồn kho. Biện pháp này
đòi hỏi các bộ phận trong doanh nghiệp phải phối hợp thực sự nhịp
nhàng, hệ thống thông tin kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị
phải thực sự có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhà
quản trị để tránh tình trạng tiết giảm quá mức hàng tồn kho sẽ làm
tăng nguy cơ sản xuất bị ngưng trệ nếu có sự cố xảy ra.
Một biện pháp khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng để rút ngắn
chu kỳ tiền mặt là kéo dài chu kỳ thanh toán. Với uy tín cũng như
lịch sử giao dịch dài lâu với nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể thỏa
thuận để kéo dài thời gian thanh toán. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên


23
tận dụng khoản chiết khấu thanh toán từ nhà cung cấp.
4.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Mức độ giải thích của mô hình chưa cao, chỉ đạt 26,6 %. Do
hạn chế về kiến thức nên còn một số nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động thuộc ngành này tác giả chưa nhận biết được và
chưa đưa vào mô hình nghiên cứu; thời gian tiến hành đề tài còn
ngắn nên tác giả chưa mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu, cỡ mẫu còn

nhỏ, số năm nghiên cứu ngắn.
Việc đo lường các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động
có thể còn chưa phù hợp. Các nghiên cứu khác nhau về đề tài này sử
dụng nhiều thước đo khác nhau để đo lường các nhân tố tác động.
Tác giả đã sử dụng lập luận cá nhân của mình để chọn ra thước đo
phù hợp nhất và có thay đổi để phù hợp với tình hình tại Việt Nam.
Tuy nhiên chắc chắn là những lập luận của tác giả vẫn còn nhiều
thiếu sót dẫn đến các thước đo vẫn chưa thật sự phù hợp.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài
chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán, tuy nhiên độ tin cậy của báo cáo tài chính vẫn
còn là vấn đề cần xem xét, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu.
Để khắc phục những hạn chế của đề tài, tác giả kiến nghị những
nghiên cứu tiếp theo cần tăng cỡ mẫu nghiên cứu về thời gian nghiên
cứu và số lượng doanh nghiệp. Bên cạnh đó có thể thêm vào một vài
nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp như các biến số đại diện cho điều kiện thị trường, nền kinh tế
như sự thay đổi về giá cả, tỷ giá, lãi suất hoặc các nhân tố thuộc về
doanh nghiệp như chính sách chia cổ tức của doanh nghiệp… để tăng
thêm mức độ giải thích của mô hình.


×