Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AFA (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.15 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------

NGUYỄN KHƢƠNG ĐẠI

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN AFA

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

ị Ngọc Trai

Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hƣơng
Phản biện 2: GS.TS. Đặng Thị Loan

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 26 tháng 08 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đi học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty kiểm toán
vẫn là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm
toán báo cáo tài chính, việc thu thập bằng chứng kiểm toán có vai trò
đặc biệt quan trọng. Tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính
phụ thuộc vào bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập làm
cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Nhưng chúng ta biết rằng số lượng tài
liệu cần được kiểm toán trong mỗi công ty không phải nhỏ, vậy làm
sao để kiểm toán viên vừa có thể thu thập đầy đủ những tài liệu thích
hợp, vừa đảm bảo được thời hạn kiểm toán đã đặt ra?
Thu thập bằng chứng kiểm toán có nhiều phương pháp khác nhau
và cũng vì lý do đó mà các kiểm toán viên cần xác định kỹ thuật
chọn mẫu thích hợp. Kỹ thuật này sẽ giúp kiểm toán viên tiết kiệm
thời gian nhưng vẫn đảm bảo thu thập được những bằng chứng kiểm
toán cần thiết để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặt ra. Đánh giá
thích hợp về bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên mới có thể đưa ra
nhận xét hợp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty TNHH
Kiểm toán AFA vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng vào cuộc
kiểm toán. Công ty chưa hướng dẫn cụ thể kỹ thuật chọn mẫu trong
thử nghiệm kiểm soát, vì vậy kiểm toán viên chủ yếu dựa vào xét
đoán nghề nghiệp mà chưa chú trọng việc áp dụng kỹ thuật chọn
mẫu thuộc tính thống kê để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi
ro kết luận sai về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng vẫn có
khả năng xảy ra. Đối với thử nghiệm kiểm tra chi tiết, Công ty áp

dụng kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê và kỹ thuật chọn mẫu thống kê


2
theo đơn vị tiền tệ lũy kế. Tuy nhiên, Công ty chưa tiến hành đánh
giá kết quả mẫu được chọn có phù hợp với tổng thể hay chưa. Chính
điều này dẫn đến trường hợp, mẫu được chọn để kiểm tra không có
sai sót nhưng tổng thể vẫn có khả năng xảy ra sai sót cao do mẫu
được chọn không đại diện cho tổng thể. Do đó, tác giả chọn đề tài
“Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
Công ty TNHH Kiểm toán AFA” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA tại các
công ty khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện việc vận dụng kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty AFA.
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA hiện nay như thế
nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
BCTC áp dụng tại Công ty AFA trong năm 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, được tiến hành qua

các bước như sau:


3
- Phỏng vấn Trưởng phòng kiểm toán và Phó Tổng Giám đốc về
các tình huống, các khoản mục thường áp dụng kỹ thuật chọn mẫu.
- Khảo sát hồ sơ kiểm toán có vận dụng kỹ thuật chọn mẫu kết
hợp phỏng vấn kiểm toán viên trực tiếp thực hiện để đánh giá về thực
trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty AFA.
Từ kết quả khảo sát, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện
kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
AFA.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ thêm các vấn đề có
liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu cũng như ảnh hưởng của việc vận
dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC.
Về mặt thực tiễn, luận văn làm rõ hơn thực trạng áp dụng kỹ
thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty AFA cũng như
nêu ra việc ưu và khuyết điểm của việc áp dụng tại Công ty AFA.
Ngoài ra, luận văn cũng góp phần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện việc vận dụng kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty AFA.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8. Bố cục của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
báo cáo tài chính.
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty AFA.
Chương 3: Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty AFA.



4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên
độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng
kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và
báo cáo về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được
kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện qua ba giai
đoạn là: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm
toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
1.1.3. Các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài
chính
a. Các khái niệm liên quan đến chọn mẫu trong kiểm toán báo
cáo tài chính
Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các phần tử
hoặc đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp lớn các phần tử hoặc đơn vị
(gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy rộng cho
các đặc trưng của toàn bộ tổng thể.



5
Tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu
nhằm rút ra kết luậnvề toàn bộ dữ liệu đó.
Đơn vị lấy mẫu là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể.
Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn
theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra.
Phân nhóm là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể
con, mỗi tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính
chất (thường là chỉ tiêu giá trị).
b. Sự cần thiết và ý nghĩa của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm
toán báo cáo tài chính
c. Các kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong các thử nghiệm kiểm
toán
Các kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong các thử nghiệm kiểm toán
bao gồm kỹ thuật chọn mẫu thống kê và kỹ thuật chọn mẫu phi thống
kê.
Các phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu bao gồm
phương pháp ngẫu nhiên (xác suất) và phương pháp phi ngẫu nhiên
(phi xác suất). Đối với kỹ thuật chọn mẫu thống kê yêu cầu kiểm
toán viên phải lựa chọn các phần tử vào mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên. Phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu ngẫu nhiên là một
phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu theo nguyên tắc mỗi
phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào
mẫu. Phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu ngẫu nhiên bao
gồm lựa chọn theo bảng số ngẫu nhiên, lựa chọn theo chương trình
máy tính và chọn mẫu hệ thống.
Đối với phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu phi ngẫu
nhiên, các phần tử không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào
mẫu. Kiểm toán viên dựa vào nhận định nghề nghiệp để phán xét và



6
quyết định chọn phần tử nào vào mẫu. Phương pháp lựa chọn các
phần tử vào mẫu phi ngẫu nhiên bao gồm chọn mẫu theo khối (theo
lô) và chọn mẫu theo nhận định.
d. Các loại thử nghiệm kiểm toán có thể áp dụng kỹ thuật chọn
mẫu
Các thử nghiệm kiểm toán áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài
chính bao gồm thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Thử
nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng có hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hay không, do đó, đối
với các thủ tục kiểm soát để lại dấu vết về sự thực hiện thì kiểm toán
viên mới áp dụng kỹ thuật chọn mẫu.
Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết
các nghiệp vụ và số dư. Trong đó, kiểm toán viên chỉ áp dụng kỹ
thuật chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư. Kiểm
tra nghiệp vụ là kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát
sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục. Kiểm tra số
dư là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài
khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.
Hiện nay, chọn mẫu thuộc tính được sử dụng rộng rãi đối với thử
nghiệm kiểm soát khi mà kiểm toán viên muốn ước lượng tỷ lệ sai
lệch của các hoạt động kiểm soát so với thiết kế nhằm xác định mức
đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát. Đối với thử nghiệm kiểm tra
chi tiết, kiểm toán viên thường áp dụng chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
Phương pháp này sử dụng lý thuyết chọn mẫu thuộc tính thể hiện kết
luận bằng đơn vị tiền tệ, mỗi đơn vị tiền tệ là một đơn vị tổng thể.



7
1.2. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM
SOÁT
1.2.1. Lập kế hoạch chọn mẫu
a. Xác định mục tiêu của những thử nghiệm kiểm soát
b. Xác định sai lệch từ chính sách và thủ tục kiểm soát
c. Xác định tổng thể
d. Xác định cỡ mẫu
1.2.2. Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu
1.2.3. Đánh giá kết quả mẫu
a. Tính toán kết quả chọn mẫu
b. Thực hiện phân tích sai lệch
c. Đưa ra kết luận cuối cùng
1.3. KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG THỬ NGHIỆM CƠ
BẢN
1.3.1. Lập kế hoạch chọn mẫu
a. Xác định mục tiêu của những thử nghiệm chi tiết
b. Xác định tổng thể
c. Xác định cỡ mẫu
1.3.2. Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu
1.3.3. Đánh giá kết quả mẫu
a. Tính toán kết quả chọn mẫu
b. Thực hiện phân tích sai số
c. Đưa ra kết luận cuối cùng


8
CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
2.1.1 Các thông tin chung về công ty kiểm toán AFA
2.1.2. Phƣơng châm hoạt động
2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
2.1.4. Bộ máy tổ chức
2.1.5. Giới thiệu về cơ cấu của một nhóm kiểm toán
2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP
DỤNG THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
2.3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
2.3.1. Phỏng vấn về các khoản mục có áp dụng kỹ thuật chọn
mẫu trong kiểm toán BCTC
a. Mục đích phỏng vấn
Mục đích của việc phỏng vấn là giúp cho tác giả tìm hiểu chi tiết
các khoản mục nào được KTV áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong
kiểm toán BCTC tại Công ty AFA.


9
b. Đối tượng phỏng vấn
Đối tượng được phỏng vấn trong phần này là Trưởng phòng
kiểm toán và Phó Tổng Giám đốc phụ trách soát xét báo cáo tài
chính đang công tác tại Công ty TNHH kiểm toán AFA.
Trưởng phòng kiểm toán BCTC là người trực tiếp làm việc với
khách hàng, nắm vững quy trình cũng như các kỹ thuật chọn mẫu

được áp dụng trong kiểm toán BCTC của Công ty AFA.
Sau khi nhóm kiểm toán thực hiện trực tiếp tại khách hàng kết
thúc, Phó Tổng Giám đốc là người trực tiếp soát xét hồ sơ làm việc
của nhóm kiểm toán, là người chịu trách nhiệm tổng quát về toàn bộ
hồ sơ liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
c. Kết quả phỏng vấn
Theo ý kiến Trưởng phòng kiểm toán, giai đoạn tìm hiểu khách
hàng, kiểm toán viên luôn luôn tìm hiểu xem môi trường hoạt động
và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến khách hàng hay không.
Sau đó KTV xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro liên quan đến
khách hàng và luôn quan tâm tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng để có những đánh giá ban đầu về khách hàng. Trưởng
phòng nhận định, hầu hết quy mô khách hàng có ảnh hưởng đến việc
áp dụng kỹ thuật chọn mẫu, quy mô càng lớn và phức tạp thì áp dụng
kỹ thuật chọn mẫu càng nhiều. Dựa vào số lượng khách hàng hiện có
của Công ty, kiểm toán viên ít tin tưởng vào hệ thống KSNB đơn vị
được kiểm toán. Nguyên nhân không tin tưởng vào hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng xuất phát từ kinh nghiệm kiểm toán
những năm trước, hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng không hoạt
động hiệu quả hoặc do quy mô đơn vị nhỏ KTV tập trung vào kiểm


10
tra chi tiết để rút ngắn thời gian kiểm toán nhưng vẫn đạt được mục
tiêu kiểm toán mong muốn.
Đối với những trường hợp tin tưởng vào hệ thống KSNB của
khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm
kiểm soát, phần lớn chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát dựa trên
tiêu chí số lượng nghiệp vụ phát sinh. Kiểm toán viên thông thường
chọn mẫu theo nhận định để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và

các nghiệp vụ như thu tiền, chi tiền, ghi nhận chi phí hay ghi nhận
doanh thu sẽ được KTV áp dụng thử nghiệm kiểm soát trong kiểm
toán báo cáo tài chính. Hiện nay, Công ty AFA chưa hướng dẫn cụ
thể kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, do đó, KTV nhận
định mục đích chính của thử nghiệm kiểm soát là đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục đánh giá có hoạt động
hiệu quả hay không. Nguyên nhân này dẫn đến kiểm toán viên Công
ty chưa chú trọng việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính để đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Hầu hết mẫu được chọn dựa vào kinh
nghiệm và xét đoán của KTV, do đó, rủi ro chọn mẫu không đại diện
cho tổng thể vẫn tồn tại, gây ra rủi ro kết luận sai về hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng.
Đối với những trường hợp không tin tưởng vào hệ thống KSNB
của đơn vị thì nhóm kiểm toán sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát
và trực tiếp thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Phần lớn các KTV đều
áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê để thực hiện các thử
nghiệm cơ bản. Tại công ty AFA, kiểm toán viên áp dụng phương
pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ lũy kế, đây là chương trình công
ty tự xây dựng. Nếu chọn mẫu phi thống kê, KTV sẽ ưu tiên lựa chọn
các mẫu có số tiền phát sinh lớn. Các khoản mục mà KTV thường áp


11
dụng phương pháp chọn mẫu kiểm tra là doanh thu, chi phí bản hàng
và quản lý doanh nghiệp, công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt.
Theo kết quả phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc phụ trách soát
sét hồ sơ kiểm toán thì phần lớn kiểm toán viên chọn mẫu theo
nhận định khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và áp dụng kỹ
thuật chọn mẫu thống kê theo đơn vị tiền tệ lũy kế khi thực hiện
các thử nghiệm cơ bản. Thông thường KTV sẽ thực hiện tìm hiểu

về hệ thống KSNB của công ty khách hàng để xác định liệu mình
có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB đó hay không. Nếu tin tưởng,
họ sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt các thử
nghiệm cơ bản, còn nếu không họ sẽ trực tiếp đi vào thực hiện các
thử nghiệm cơ bản. Hầu hết các kiểm toán viên áp dụng thử
nghiệm kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính bằng cách
chọn mẫu các nghiệp vụ như thu tiền, chi tiền, ghi nhận chi phí
hay ghi nhận doanh thu. Và các khoản mục như doanh thu, chi phí
bản hàng và quản lý doanh nghiệp, công nợ phải thu, phải trả,
tiền, thường được áp dụng phương pháp chọn mẫu kiểm tra trong
thử nghiệm cơ bản.
Sau khi phỏng vấn Trưởng phòng và Phó Tổng Giám đốc phụ
trách soát xét, tác giả tiến hành lựa chọn hồ sơ năm 2016 tại Công ty
AFA để xem xét việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu áp dụng thực tế tại
công ty khách hàng. Cách thức chọn hồ sơ để khảo sát dựa trên quy
mô của đơn vị, quy mô được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu,
chi phí, tổng tài sản. Đặc biệt, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng
quan trọng đến việc áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu. Đối với những
doanh nghiệp sản xuất, số lượng nghiệp vụ xảy ra tương đối lớn
trong năm, KTV cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu để giảm bớt khối


12
lượng công việc thực hiện.
2.3.2. Khảo sát hồ sơ kiểm toán và phỏng vấn các KTV liên
quan
a. Mục đích khảo sát
Khảo sát trực tiếp hồ sơ kiểm toán của AFA liên quan đến các
vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu (dựa vào kết
quả khảo sát ở phần trên) nhằm giúp cho tác giả tìm hiểu sâu hơn về

thực tế áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công
ty TNHH Kiểm toán AFA.
b. Phương pháp và đối tượng khảo sát
Phương pháp khảo sát: khảo sát hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp
Tác giả sẽ chọn mẫu đại diện hồ sơ kiểm toán của AFA theo các
tiêu chí được xác định từ kết quả khảo sát sơ bộ để tìm hiểu thực tế
áp dụng kỹ thuật chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát và thử
nghiệm cơ bản.
Nếu có phát sinh những vấn đề chưa rõ ràng khi khảo sát hồ sơ
kiểm toán thì tác giả sẽ tiếp tục phỏng vấn các KTV có liên quan đến
hồ sơ kiểm toán đó để tìm hiểu rõ hơn.
Đối tượng khảo sát
Đối tượng được khảo sát trong phần này là các hồ sơ kiểm
toán của Công ty AFA được chọn và các KTV, trợ lý KTV có liên
quan.
c. Minh họa thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong thử
nghiệm kiểm soát tại Công ty AFA


13
d. Minh họa thực tế vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong thử
nghiệm chi tiết tại Công ty AFA
2.3.3. Nhận xét về thực tế áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong
kiểm toán BCTC tại AFA
a. Ưu điểm của kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán
BCTC do Công ty AFA thực hiện
Đối với thử nghiệm kiểm soát
Công ty AFA đã dựa vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy
mô hoạt động, tình hình tài chính và các thủ tục kiểm soát nội bộ của
khách hàng để quyết định phương pháp chọn mẫu sát với tình hình

thực tế của khách hàng, từ đó có thể chọn ra phương pháp chọn mẫu
phù hợp với mục tiêu kiểm toán của mình.
Phương pháp chọn mẫu do AFA thực hiện là phương pháp chọn
mẫu phi thống kê. Đây là phương pháp chọn mẫu cho phép kiểm
toán viên vận dụng được khả năng phán đoán nghề nghiệp của mình
để lựa chọn các phần tử trong tổng thể. Bằng những hiểu biết về hệ
thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ khoanh vùng và tập trung vào những
mục có rủi ro cao, dễ xảy ra sai sót. Do đó, khối lượng thực hiện
công việc có thể được giảm đi rất nhiều, tiết kiệm thời gian và chi
phí.
Bên cạnh đó, phương pháp chọn mẫu phi thống kê không cần sử
dụng các công thức toán học phức tạp để xác định cỡ mẫu. Phương
pháp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV để
phán đoán, do đó, công việc chọn mẫu sẽ được tiến hành một cách dễ
dàng, không phức tạp và không tốn nhiều thời gian.


14
Đối với thử nghiệm chi tiết
Trong thử nghiệm chi tiết, Công ty AFA thực hiện đồng thời hai
phương pháp chọn mẫu phi thống kê và chọn mẫu thống kê.
Chọn mẫu phi thống kê: cách thức mà KTV thường thực hiện
là chọn mẫu theo các nghiệp vụ đối ứng và chọn mẫu dựa vào giá
trị các phần tử. Chọn mẫu theo các nghiệp vụ đối ứng (thường đối
ứng với chi phí) là phương pháp lựa chọn mà KTV áp dụng cho
hầu hết các khoản mục. KTV vừa kiểm tra tài khoản đang làm
việc, vừa kiểm tra gián tiếp sự hợp lý hợp lệ của các khoản mục
chi phí. Do đó, có thể giảm bớt khối lượng công việc cần thực
hiện, rút ngắn được thời gian cho cuộc kiểm toán. Chọn mẫu dựa
vào giá trị của các phần tử là phương pháp lựa chọn mà KTV

chọn các nghiệp vụ, số dư có khoản tiền lớn hơn một giá trị nhất
định. Cách chọn như vậy sẽ làm cho các phần tử có số tiền càng
lớn thì chắc chắn càng được chọn vào mẫu. Điều này giúp KTV
tập trung vào các phần tử có giá trị lớn là các phần tử có nhiều
khả năng xảy ra sai phạm.
Một ưu điểm nữa trong phương pháp chọn mẫu phi thống kê do
AFA thực hiện là rủi ro chọn mẫu của Công ty luôn ở mức thấp do
Công ty thường chọn mẫu với cỡ mẫu lớn, một số trường hợp Công
ty còn chọn toàn bộ để kiểm tra. Việc chọn mẫu lớn này giúp KTV
có thể điều chỉnh và hoàn thiện các sai sót về mặt chứng từ cho
khách hàng, hạn chế sai sót trước khi cơ quan chức năng vào kiểm
tra doanh nghiệp.
Chọn mẫu thống kê: hiện tại AFA đang áp dụng phương pháp
chọn mẫu theo giá trị tiền tệ lũy kế. Đây là một trong những kỹ thuật


15
chọn mẫu thống kê được sử dụng phổ biến trong thử nghiệm chi tiết.
Ưu điểm của phương pháp này có thể thấy rõ đó là định lượng được
rủi ro chọn mẫu, từ đó đánh giá kết quả mẫu và suy rộng cho tổng
thể. Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu theo giá trị tiền tệ lũy kế là
một bước tiến lớn cho công tác chọn mẫu tại Công ty AFA. Trước
đây, các KTV chủ yếu chọn mẫu theo nhận định với cỡ mẫu khá lớn,
do đó, không đảm bảo được mục tiêu của cuộc kiểm toán là tiết kiệm
thời gian và chi phí.
b. Hạn chế của kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán
BCTC do Công ty AFA thực hiện
Công ty chưa áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê
trong thử nghiệm kiểm soát. Công ty hiện đang chọn mẫu theo nhận
định của kiểm toán viên, do đó, mẫu được chọn không đại diện cho

tổng thể. Điều này dẫn đến rủi ro kết luận sai về hệ thống kiểm soát
nội bộ của khách hàng.
Trong quá trình thực hiện chọn mẫu, kiểm toán viên Công ty
chưa có sự kết hợp giữa chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và thử
nghiệm chi tiết khi có chung mẫu được chọn. Chính vì vậy, kiểm
toán viên sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện kiểm tra riêng biệt cho
từng thử nghiệm.
Công ty chưa kết hợp giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu
theo đơn vị tiền tệ lũy kế trong thử nghiệm kiểm tra chi tiết nghiệp
vụ. Mẫu được chọn không có tính đại diện cao do chọn các nghiệp
vụ có giá trị lớn và các nghiệp vụ có giá âm hoặc bằng 0 chưa được
kiểm tra.


16
Công ty chưa xác định giới hạn trên của sai sót trong trường hợp
giá trị mẫu được chọn không chính xác. Do đó, nếu xảy ra trường
hợp mẫu bị sai sót thì Công ty chưa thể kết luận được việc chấp nhận
hay không chấp nhận khoản mục cần kiểm tra trong thử nghiệm kiểm
tra chi tiết số dư.
Chọn mẫu phi thống kê: đây là phương pháp phổ biến được các
KTV sử dụng tại các công ty khách hàng có quy mô nhỏ và vừa. Tuy
nhiên, hạn chế của phương pháp này là không định lượng được rủi ro
chọn mẫu do KTV chỉ căn cứ vào nhận định nghề nghiệp để chọn
mẫu. Rủi ro chọn mẫu hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, trình độ và
kinh nghiệm của KTV. Do không định lượng được rủi ro chọn mẫu
nên KTV thường quyết định giảm rủi ro bằng cách chọn cỡ mẫu khá
lớn. Việc chọn mẫu với cỡ mẫu khá lớn như vậy không mang lại
nhiều ưu điểm và mục đích thiết yếu của chọn mẫu là giảm chi phí
và tiết kiệm thời gian.

Chọn mẫu thống kê: thực chất của phương pháp chọn mẫu này là
chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, vì vậy quy mô tiền tệ được chú ý nhiều.
Điều này có nghĩa là các nghiệp vụ có giá trị tiền tệ lớn thì cơ hội
được chọn vào mẫu cao hơn, trong khi sai phạm có thể nằm trong
các mẫu có giá trị nhỏ. Ngoài ra, những trường hợp xuất hiện các giá
trị âm (các bút toán điều chỉnh) sẽ không được đưa vào mẫu khi chọn
mẫu theo giá trị tiền tệ lũy kế.


17
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AFA
3.1. SỬ DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU THUỘC TÍNH
THỐNG KÊ TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT
Chọn mẫu thuộc tính được sử dụng rộng rãi đối với thử nghiệm
kiểm soát khi mà kiểm toán viên muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của
các hoạt động kiểm soát so với thiết kế nhằm xác định mức đánh giá
thích hợp của rủi ro kiểm soát.
Xác định các thuộc tính và định nghĩa các sai phạm cho từng
khoản mục
Kiểm toán viên căn cứ vào thủ tục kiểm soát của đơn vị khách
hàng để xác định các thuộc tính và trên cơ sở đó để định nghĩa sai
phạm.
STT
1.

2.

3.


Các thuộc tính
Phiếu chi có đủ chữ ký như
trong quy định của công ty

Sai phạm
Phiếu chi không có đầy đủ
chữ ký như trong quy định
của công ty

Phiếu chi phải được đính

Phiếu chi không có chứng

kèm cùng các chứng từ gốc

từ gốc kèm theo hoặc

hợp lệ

chứng từ gốc không hợp lệ

Phiếu chi phải ghi đầy đủ

Phiếu chi không ghi đầy đủ

các nội dung trên phiếu

các nội dung trên phiếu



18
Xác định hƣớng kiểm tra thử nghiệm kiểm soát và xác định
tổng thể chọn mẫu
STT Hƣớng kiểm tra
1.

2.

3.

Tổng thể đƣợc chọn mẫu

Kiểm tra các phiếu chi có

Toàn bộ các phiếu chi từ

đầy đủ chữ ký như đã quy

ngày 01/01/2016 đến ngày

định không

31/12/2016

Kiểm tra phiếu chi có đính
kèm chứng từ gốc không

Toàn bộ các phiếu chi từ
ngày 01/01/2016 đến ngày

31/12/2016

Kiểm tra phiếu chi có ghi

Toàn bộ các phiếu chi từ

đủ nội dung trên phiếu

ngày 01/01/2016 đến ngày

không

31/12/2016

Xác định cỡ mẫu
Trong chọn mẫu thuộc tính, cỡ mẫu được xác định thông qua bốn
yếu tố: rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ, tỷ lệ
sai lệch chấp nhận được, tỷ lệ sai lệch tổng thể dự kiến và quy mô
tổng thể.
- Rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ: mức
rủi ro này luôn được xác định nằm trong khoảng tử 5% - 10%. Ở
công ty ABC, mức rủi ro này được KTV nhận định là 10%, tức là
mức tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ là 90%. Mặc dù quy trình
kiểm soát nội bộ đã khảo soát được chứng minh là hiệu quả, tuy
nhiên vẫn còn một số nhược điểm có thể ảnh hưởng đến quá trình
kiểm soát.
- Tỷ lệ sai lệch chấp nhận được: mức rủi ro kiểm soát ban đầu
được KTV đánh giá là thấp. Dựa vào bảng 1.2, ta thấy tỷ lệ sai lệch
chấp nhận được nằm trong khoảng từ 2% - 6%.



19
- Tỷ lệ sai lệch tổng thể dự kiến: theo lý thuyết, KTV có thể sử
dụng kết quả mẫu của năm trước hoặc KTV có thể ước lượng tỷ lệ
này dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tương tự đã
thực hiện với cuộc kiểm toán khác hoặc bằng kiểm tra mẫu nhỏ. Ở
đây, tỷ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể được dựa trên kết quả của
những năm trước, được sửa đổi tăng nhẹ do sự thay đổi nhân sự kế
toán trưởng.
- Quy mô tổng thể: yếu tố này không cần xét đến vì ở đây quy
mô tổng thể là lớn nên ảnh hưởng đến cỡ mẫu không đáng kể.
- Xác định cỡ mẫu: dựa vào phụ lục 1, KTV xác định cỡ mẫu
như sau: đối với thuộc tính 1 và 3 của khoản mục tiền mặt, KTV sẽ
chọn mẫu là 88 phần tử để kiểm tra, còn thuộc tính thứ 2, KTV sẽ
chọn mẫu là 176 phần tử để kiểm tra.
Lựa chọn các phần tử của mẫu
KTV lựa chọn các phần tử của mẫu bằng cách chọn mẫu hệ
thống được thực hiện trên excel, giúp cho việc chọn mẫu dễ dàng
hơn và tiết kiệm thời gian. Đối với thuộc tính 1 và 3, tổng thể là
toàn bộ các phiếu chi phát sinh từ ngày 01/01/2016 đến ngày
31/12/2016. Tại Công ty ABC, trong năm 2016 có tất cả 11.023
phiếu chi phát sinh. Như vậy, tổng thể N = 11.023 đơn vị, cỡ mẫu n
= 88 đơn vị. Suy ra khoảng cách mẫu k = 11.023/88 = 125,3 đơn vị.
Kết quả này sẽ được làm tròn xuống 125 để chọn đủ số phần tử
theo mẫu yêu cầu. Để tăng tính ngẫu nhiên cho mẫu được chọn, ta
sẽ sử dụng 4 điểm xuất phát. Khi đó, khoảng cách mẫu điều chỉnh
sẽ là: k’ = 125 * 4 = 500 đơn vị. Lúc này, 4 điểm xuất phát ngẫu
nhiên sẽ có giá trị từ 1 đến 500. Vị trí các điểm tiếp theo = điểm
xuất phát + k’. Từ các giá trị này, KTV sẽ đối chiếu với tổng thể để



20
chọn ra các phiếu chi tương ứng. Lưu ý rằng, các giá trị này sẽ là số
thứ tự của các phiếu chi.
Đối với thuộc tính thứ 2, cách thức chọn mẫu được tiến hành
tương tự. Tổng thể là toàn bộ các phiếu chi phát sinh từ ngày
01/01/2016 đến ngày 31/12/2016. Tại công ty ABC, trong năm
2016 có tất cả 11.023 phiếu chi. Tổng thể N = 11.023, cỡ mẫu n =
176. Suy ra khoảng cách mẫu k = 11.023/176 = 62,6. Kết quả này
sẽ được làm tròn xuống 62 để chọn đủ số phần tử theo mẫu yêu
cầu. Sau đó, các bước thực hiện chọn mẫu được tiến hành như
trên.
Kiểm tra các phần tử của mẫu và suy rộng tổng thể
Kết quả kiểm tra mẫu được tổng hợp và căn cứ vào phụ lục 2 để
xác định giới hạn xuất hiện trên của sai phạm. Sau khi đã suy ra được
giới hạn xuất hiện trên của sai phạm, KTV so sánh giới hạn xuất hiện
trên với tỷ lệ sai lệch cho phép.
Tại Công ty AFA, các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi
tiết thường có sự tách biệt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi
mà các mục tiêu kiểm toán có thể cùng chung một tổng thể chọn mẫu
thì KTV nên có sự kết hợp kiểm tra trên mẫu chung được chọn để
đáp ứng mục tiêu thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết. Khi
thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết một khoản
mục cụ thể, ví dụ khoản mục tiền mặt, kiểm toán viên sẽ đưa ra các
mục tiêu kiểm toán khác nhau. Đối với những mục tiêu cùng chung
tổng thể chọn mẫu, KTV sẽ tiến hành chọn một mẫu chung cho các
mục tiêu và tiến hành kiểm tra kết hợp các thủ tục cần thực hiện
trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết.
Ưu điểm của cách làm này đó là làm giảm một khối lượng lớn
công việc cho KTV trong khi vẫn đảm bảo được các mục tiêu kiểm



21
toán. Vì vậy, thay vì chọn mẫu hai lần cho hai thử nghiệm với số
lượng mẫu mỗi lần chọn là 88 phiếu chi và 176 phiếu chi. KTV chỉ
phải chọn mẫu một lần với cỡ mẫu chung là 176 phiếu chi, do đó tiết
kiệm được thời gian của việc chọn mẫu.
3.2. KẾT HỢP GIỮA CHỌN MẪU PHÂN TẦNG VÀ CHỌN
MẪU THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ LŨY KẾ TRONG THỬ
NGHIỆM KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ
Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng là phương pháp chọn mẫu đại diện
thống kê, các mẫu sẽ được chọn theo từng phần trên tổng số các
nghiệp vụ phát sinh. Khi sử dụng kỹ thuật này, tổng thể chọn mẫu
của mỗi tầng được xác định trên tổng của một nhóm các nghiệp vụ
được phân tầng.
Nguyên tắc chọn mẫu kết hợp
- Xác định các chỉ tiêu: giá trị tổng thể (P), mức trọng yếu thực
hiện (MP), hệ số đảm bảo (AF), khoảng cách mẫu (SI).
- Tổng thể được phân thành 3 tầng:
+ Tầng 1: Các phần tử có giá trị âm, được chọn để kiểm tra riêng.
Tổng giá trị tầng này gọi là P1.
+ Tầng 2: Các phần tử lớn hơn khoảng cách mẫu, tầng 2 sẽ được
lựa chọn toàn bộ. Tổng giá trị tầng này gọi là P2.
+ Tầng 3: Các giá trị còn lại lớn hơn 0 và nhỏ hơn khoảng cách
mẫu. Tầng này sẽ áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ lũy kế.
Việc kết hợp như vậy có thể làm giảm cỡ mẫu, trong khi vẫn
đảm bảo được tính trọng yếu mà không bỏ qua việc kiểm tra các
phần tử có giá trị nhỏ và các phần tử có giá trị âm.



22
3.3. HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ
TIỀN TỆ TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM TRA CHI TIẾT SỐ DƢ
Theo tài liệu nghiên cứu của TS. Đoàn Thị Ngọc Trai, áp dụng
thực tế tại Công ty ABC đối với việc xác định giới hạn trên ước tính
sai sót đối với khoản phải thu khách hàng, số dư phải thu khách hàng
tính đến thời điểm 31/12/2016 là 47.756.773.679 đồng, tương ứng
với 110 khách hàng trong và ngoài nước.
Xác định các chỉ tiêu liên quan:
- Mức trọng yếu tổng thể (Planning Materiality)
PM = 2% x 220.733.003.869 = 4.414.660.077 đồng
- Mức trọng yếu thực hiện (Performance Materiality) được xác
định nằm trong khoảng từ 70% - 80% mức trọng yếu tổng thể. Kiểm
toán viên xác định rủi ro kiểm toán tổng thể tại công ty ABC năm
nay là cao, do đó, mức trọng yếu thực hiện được xác định:
MP = 70% x PM = 70% x 4.414.660.077 = 3.090.262.054 đồng
- Sai sót dự kiến (Expected Error)
EE = 5% x MP = 5% x 3.090.262.054 = 154.513.103 đồng
- Dựa theo bảng 2.2, KTV xác định hệ số đảm bảo (Assurance
Factors - AF) đối với công ty ABC là 1,60 (không thực hiện thủ tục
phân tích).
- Khoảng cách mẫu (Sample Interval)
SI = (MP – EE)/AF
= (3.090.262.054 – 154.513.103)/1,60 = 1.834.843.094 đồng
- Cỡ mẫu = (Giá trị tổng thể được chọn mẫu x Hệ số đảm bảo) :
(Mức trọng yếu thực hiện – Sai sót dự kiến)
Cỡ mẫu = (47.756.773.679 x 1,6) : (3.090.262.054 –
154.513.103) = 26,03.



23
Các khoản phải thu khách hàng được đánh số thứ tự liên tục từ 1
đến 110, sau đó áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ lũy
kế, chọn được 26 khoản phải thu cần gửi thư xác nhận. Giả sử có một
khoản phải thu khách hàng phản hồi sai lệch so với số liệu sổ sách kế
toán nguyên nhân do khách hàng đã trả tiền nhưng đơn vị chưa ghi
nhận vào sổ kế toán, số dư trên sổ kế toán 1.918.765.986 đồng, số dư
thư xác nhận 1.518.765.986 đồng. Suy ra tỷ lệ sai sót là 21%, giới
hạn trên của sai sót = GAMMAINV(0,95; 1,21; 1) = 3,4. Lúc này
giới hạn trên của số tiền sai sót là 47.756.773.679 × 3,4/110 =
1.472.219.884 đồng. Do đó, giới hạn trên của số tiền sai sót nhỏ hơn
mức trọng yếu thực hiện, kết luận chấp nhận khoản mục phải thu
khách hàng. Trong trường hợp này, kiểm toán viên nhận định rủi ro
chấp nhận sai là 5%, khi đó độ tin cậy là 95%.


×