Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh là một yêu cầu tất yếu
Th.s NGÔ VIẾT ĐỨC
HT trường THPT Thị Xã Quảng Trị
1. Đặt vấn đề:
Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh nói chung, bậc trung học nói riêng trong những năm gần đây cho ta thấy chất
lượng giáo dục đã có những thay đổi rõ rệt. Ở đây, chúng ta không thể ngộ nhận khẳng
định rằng là chất lượng giáo dục đã được nâng cao hơn so với trước mà phải đánh giá
chính xác là chất lượng giáo dục đang có những chuyển biến tích cực theo hướng thực
chất hơn. (Nghĩa là có nhiều cơ sở giáo dục đang rơi vào tình trạng tỷ lệ học sinh lưu ban,
và rớt tốt nghiệp nhiều). Chính thực tế này là sự phản ánh một cách khách quan và trung
thực về việc đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS).
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tạo đựơc chất lượng đích thực. Do vậy, trong chủ
định của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh. Dạy học của người thầy phải khơi dậy các năng lực tiềm ẩn của học sinh, làm cho
các em tự tin để chủ động, tự giác, hăng hái tham gia vào quá trình tiếp cận tri thức. Để
từ đó, học sinh hình thành được thói quen có tính nguyên tắc là các em biết tự khám phá
trên cơ sở tự giác và được tự do (tự suy nghĩ, tranh luận, đề xuất vấn đề đang giải quyết).
Rõ ràng, người giáo viên (GV) đồng thời phải là người tổ chức, chuẩn đoán, người hướng
dẫn, học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề.
Các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh có liên quan sâu sắc tới phương
pháp dạy học. Đánh giá, kiểm tra thi cử như thế nào sẽ có lối dạy tương ứng như thế đó.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong đổi
mới giáo dục phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không những kiểm tra được kiến
thức của học sinh mà còn kiểm tra được các kỹ năng, năng lực hành động của học sinh
trong môi trường gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội.
Chính vì vậy, trước khi đề cập đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của HS, chúng ta cũng cần thấy những khó khăn của quá trính thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học. (Ở đây, cho phép tôi không nêu lại những ưu điểm của nó).
2. Những khó khăn, bất cập trong lúc thực hiện phương pháp dạy học mới:
2.1. Đối với học sinh( Lấy trường hợp cụ thể lớp 12): mỗi buổi học có 5 tiết học
thuộc 5 môn (trừ thứ hai đến thứ bảy, riêng thứ bảy có 4 tiết thực học). Mỗi môn học,
một HS phải làm đủ 5 câu hỏi và bài tập ở SGK đồng thời chuẩn bị thêm 2 vấn đề cho bài
học mới mà giáo viên yêu cầu, vị chi mỗi HS phải làm đến :(5+2)x 5 = 35 ( Gồm 5 câu
hỏi + bài tập) cho mỗi buổi học, cứ cho mỗi câu hỏi phải chuẩn bị 15 phút, thì cần một
thời gian 35x15 = 525 phút. Đó là chưa tính đến thời gian học nâng cao cho việc thi vào
Đai học-Cao đẳng. Đây quả là một áp lực lớn đối với HS có nhu cầu hiểu biết ?
2.2.Đối với giáo viên: Trong một tiết dạy, sau khi xác định mục tiêu và nội dung kiến
thức mà học sinh cần phải đạt được, giáo viên thường chọn phương pháp tốt nhất cho mỗi
bài dạy của mình, và hạnh phúc biết bao khi được HS tham cùng gia trao đổi kiến thức
bài học. Nhưng hạnh phúc đó thường đến rất ít ỏi, bởi ba áp lực:
- Dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học quá nhiều, phần lớn kiến thức mới vừa hiện
đại nhưng lại liên quan đến lớp dưới, mặc dù đã yêu cầu HS xem lại, HS vẫn thường ít
hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức mới, do vậy, GV phải làm việc nhiều hơn.
- Do yêu cầu dạy làm sao cho HS làm bài thi tốt nghiệp đạt kết quả, nên GV muốn cho
HS nắm tất cả kiến thức cần thiết liên quan đến bài học.
- Yêu cầu của Hệ thống quản lý dạy học, đó là việc kiểm tra của Chuyên môn, của GV
dự giờ, khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của Hiệu trưởng v.v…
Với những áp lực trên, thường trong một tiết học ở lớp 12, thường thấy phần lớn học
sinh thụ động ghi chép nội dung kiến thức, và tâm lý GV cũng muốn đừng để HS mất
kiến thức nên, nhiều lúc đành phải “ thủ tiêu” tính tích cực của HS vậy.
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá mới:
Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp GV có thể nắm
bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi HS qua việc giải quyết những tình huống
đặt ra, liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai đoạn học
tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát
mục tiêu môn học, có sự phân hoá cho từng đối tượng học sinh.
Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả; trong nhà
trường hiện nay, phương tiện (hay công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm
tra. Đề kiểm tra là những câu hỏi hoặc bài tập được đưa ra, đòi hỏi HS phải trả lời, giải
quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tương đối cụ thể
về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của HS trong quá trình học
tập bộ môn.
3.1. Đổi mới nội dung kiểm tra được xem là sự đỏi mới căn bản nhất, vì rằng sự
đổi mới này hướng đến cái đích đánh giá là kiểm tra năng lực độc lập sáng tạo của học
sinh chứ không đơn thuần chỉ là đánh giá mức độ nhận thức tái hiện.
3.2. Đổi mới cách ra đề kiểm tra: trước đây, giáo GV chủ yếu kiểm tra đánh giá
học tập của HS bằng hình thức tự luận. Trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, GV tăng
cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp với hình thức tự luận tùy
theo môn học. Đề kiểm tra đối với chương trình phân ban lại còn đòi hỏi người ra đề phải
chú ý đến đối tượng học chương trình tự chọn: có tự chọn nâng cao và tự chọn bám sát.
Nghĩa là trong một đề kiểm tra phải có những câu chung và câu riêng để đảm bảo quyền
lợi cho mọi đối tượng HS.
3.3. Đổi mới cách đánh giá trong quá trình học tập, cụ thể: ngoài việc GV đánh giá
HS như trước đây, HS còn được tự đánh giá. (Khi làm bài trắc nghiệm xong các em có
thể đánh giá được kết quả của mình ). Từ việc các em tự đánh giá được năng lực và kết
quả của mình, các em sẽ tự giác vươn lên, tự điều chỉnh mình, nhất là điều chỉnh phương
pháp học.
4. Ưu điểm, vướng mắc của phương pháp kiểm tra đánh giá mới.
4.1.Ưu điểm:
- Kết quả học tập của HS, nhờ sự chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc sâu được kiến
thức nên sự phản hồi thể hiện qua kiểm tra đánh giá chất lượng mang tính khách quan
cao, phản ánh rõ sự nỗ lực của cá nhân.
- Do tác động của việc thay đổi lối dạy của người thầy đã tác động tích cực đến việc
thực hiện phương pháp tự học của học sinh . Vì nếu không nêu cao ý thức tự học thì một
mặt sẽ thụ động trên lớp trong việc tiếp thu kiến thức, mặt khác sẽ không có khả năng
độc lập suy nghĩ trong lúc được kiểm tra, đánh giá.
- Với cách tổ chức các hoạt động trên lớp như: làm việc theo nhóm, dạy học nêu vấn
đề, tạo tình huống tranh luận, đánh giá trực tiếp khẳng định vai trò, năng lực sáng tạo của
cá nhân v.v. là những tác động rất hiệu quả đến việc kích thích sự tham gia của HS vào
quá trình dạy học.
- Phương pháp kiểm tra theo hình thức tự luận, GV toàn quyền trong việc đánh giá
kết quả, thậm chí HS còn có thể không tự tin vào kết quả tạo ra của mình . Còn hình thức
kiểm trắc nghiệm khách quan, HS có thể kiểm soát được năng lực thực sự của mình.
- Dạy học theo phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh là quá
trình cộng tác, trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò và làm phong phú thêm những
ý tưởng mới lạ mà đôi khi làm cho người thầy nhận được những bất ngờ thú vị. Và điều
quan trọng hơn cả là hạn chế đựơc tính chủ quan, sự áp đặt, thiên vị, cảm tính( kể cả sự
tuỳ tiện) của người thầy.
3.2. Những vướng mắc:
- Một số GV vẫn còn thói quen dạy học theo lối cũ, làm hạn chế hoạt động tích cực
của HS.
- Nhiều GV chưa thật chịu khó tạo cơ hội và động lực cho HS hăng hái tham gia vào
quá trình dạy học.
- Không dễ có được 100% GV tận tuỵ chịu khó tạo ra một hệ thống câu hỏi làm xúc
tác cho tính chủ động, tự giác, tự do của HS tham gia vào việc tranh luận để tiếp cận và
chiếm lĩnh tri thức.
- Không ít HS thiếu tinh thần tự giác, tự nguỵên, thiếu chuẩn bị bài khi đến lớp (Cả
bài cũ và bài mới).
- Hạn chế nổi bật là khâu ôn tập và làm đề cương của thầy và trò nhiều lúc chưa thật
kỹ lưỡng, thiếu đầu tư, thiếu định hướng. Đây là mấu chốt dẫn đến kết quả làm bài kiểm
tra của HS.
- Việc ra đề kiểm tra, thực tế nhiêù GV( đặc biệt là kiểm tra trăc nghiệm khách quan),
chưa đánh giá được các mức độ nhận thức của HS mà phần lớn chỉ đáp ứng ở mức độ
đơn giản là nhận biết và tái hiện bài học.
5.Công tác quản lý đánh giá chất lượng:
Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Kiều, một trong những điểm yếu kém nhất của hệ
thống giáo dục nước ta là đánh giá các loại năng lực của người học. Từ mấy chục năm
nay, quan niệm, hiểu biết, cách làm đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục cũng như các
giáo viên ít thay đổi, còn thiên về kinh nghiệm.
Tôi nghĩ rằng việc đánh giá năng lực người học chỉ bằng phương pháp ra đề kiểm tra
rồi cho điểm thì quả thật đó chỉ là việc làm mang tính tức thời, hình thức. Sự hoàn thiện
nhân cách HS phổ thông, nhất là lớp cuối của bậc phổ thông cần trang bị cho các em là
vốn kiến thức vững chắc, lối tư duy độc lập và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Vì vậy, mấu chốt của việc đánh giá chất lượng học tập của HS là gì? Đây là trách
nhiệm của các nhà quản lý giáo dục. Với cương vị là người trực tiếp quản lý giáo dục ở
trường THPT, tôi xin được trao đổi một số biện pháp quản lý (Tự thấy có hiệu quả), một
đôi điều khó khăn vướng mắc (Cần thấy được chia sẻ):
Thứ nhất: Những biện pháp có tính khả thi.
- GV đã tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và ngày càng quen dần.
Để có được hoạt động này, Hiệu trưởng (HT) nhà trường phải có ý chí và thái độ kiên
quyết. Ý chí của HT không thể tạo ra được tất cả mà phải tạo đựơc sự đồng bộ và thống
nhất cao của cả hệ thống quản lý nhà trường từ Tổ trưởng đến Ban giám hiệu (BGH).
( Các hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án, thanh tra hoạt động chuyên môn của GV,
tổ chức thao giảng theo chuyên đề để rút kinh nghiệm và nhân rộng v.v…). Tất cả những
hoạt động này người quản lý sẽ kiểm soát được công việc của GV và HS.
- Để tạo điều kiện cho GV thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà
trường phải quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại, phải chuẩn hoá
các phòng học thực hánh thí nghiệm, phòng nhe nhìn.
- Tạo động lực cho GV luôn nêu cao ý thức tự học, bằng cách bồi dưỡng kỹ năng soạn
bài theo hướng đổi mới; cung ứng các phần mềm soạn giảng; lập phần mềm trên trang
Web của trường để các Tổ chuyên môn, các cá nhân nghiên cứu trao đổi chuyên môn
nghiệp vụ, cập nhật điểm v.v…