Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG NHẰM
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN ĐỐI VỚI
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT QUAN TRỌNG TẠI VƯỜN
QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ TÂY-2007


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN ĐỐI VỚI MỘT SỐ
LOÀI ĐỘNG VẬT QUAN TRỌNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ ĐÌNH ĐỨC

HÀ TÂY-2007



i

MỤC LỤC
TRANG

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT ............................................... iii
DANH MỤC BẢN ĐỒ ...................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1
Lược sử nghiên cứu động vật ở Việt Nam................................................3
1.1.1
Nghiên cứu về Thú...............................................................................3
1.1.2
Nghiên cứu về Chim ............................................................................9
1.1.3
Nghiên cứu về Bò sát, Lưỡng cư .......................................................11

1.1.4
Nghiên cứu về Cá nước ngọt .............................................................14
1.2
Lược sử nghiên cứu động vật ở Cúc Phương ........................................16
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ....................... 19
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19
2.1
Địa điểm nghiên cứu-Vườn Quốc gia Cúc Phương ...............................19
2.1.1
Vị trí địa lý ..........................................................................................19
2.1.2
Địa chất, Địa hình, Thổ nhưỡng .......................................................21
2.1.3
Khí hậu thuỷ văn ................................................................................24
2.1.4
Tài nguyên động thực vật rừng .........................................................27
2.1.5
Điều kiện xã hội .................................................................................29
2.2
Nội dung nghiên cứu ................................................................................31
2.3
Phương pháp nghiên cứu .........................................................................34
2.4
Thời gian nghiên cứu ...............................................................................41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 42
3.1
Các số liệu tham khảo so sánh .................................................................42
3.2
Khu hệ thú Cúc Phương ..........................................................................47
3.2.1

Đa dạng thành phần các loài thú ......................................................48
3.2.2
Phân bố của các loài thú ...................................................................52
3.2.3
Các loài thú quý hiếm ........................................................................54
3.3
Khu hệ chim Cúc Phương........................................................................57
3.3.1
Đa dạng thành phần các loài chim ...................................................57
3.3.2
Phân bố của các loài chim .................................................................63
3.3.3
Các loài chim quý hiếm .....................................................................65
3.4
Khu hệ bò sát Cúc Phương ......................................................................68
3.4.1
Đa dạng thành phần các loài bò sát ..................................................68
3.4.2
Phân bố của các loài bò sát ...............................................................73
3.4.3
Các loài bò sát quý hiếm ....................................................................75
3.5
Khu hệ lưỡng cư Cúc Phương .................................................................77
3.5.1
Đa dạng thành phần các loài lưỡng cư ............................................78


ii

3.5.2

Phân bố của các loài lưỡng cư ..........................................................82
3.5.3
Các loài lưỡng cư quý hiếm...............................................................83
3.6
Khu hệ cá Cúc Phương ............................................................................85
3.6.1
Đa dạng thành phần các loài cá ........................................................85
3.6.2
Phân bố của các loài cá .....................................................................90
3.6.3
Các loài cá quý hiếm ..........................................................................93
3.7
Các loài cần xem xét về mặt định loại ....................................................94
3.8
Các mối đe dọa ảnh hưởng đến các loài động vật ở Cúc Phương........97
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 98
4.1
Kết luận .....................................................................................................98
4.2
Kiến nghị ...................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 111
PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ 2.5 PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT QUÝ
HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG .......................................................
PHỤ LỤC 2. DANH LỤC THÚ CÚC PHƯƠNG ...................................................
PHỤ LỤC 3. DANH LỤC CHIM CÚC PHƯƠNG .................................................
PHỤ LỤC 4. DANH LỤC BÒ SÁT CÚC PHƯƠNG ..............................................
PHỤ LỤC 5. DANH LỤC LƯỠNG CƯ CÚC PHƯƠNG .......................................
PHỤ LỤC 6. DANH LỤC CÁ CÚC PHƯƠNG ......................................................
PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ ẢNH CHỤP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG

VẬT TẠI CÚC PHƯƠNG .....................................................................................


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT
BIRDLIFE
CITES
FFI
IUCN
NĐCP
NN và PTNT
TRAFFIC
SĐ IUCN
SĐVN
VQGCP
WWF

Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế
Công ước quốc tế về Buôn bán các loài Động Thực vật có nguy
cơ bị tuyệt chủng
Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã quốc tế
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
Nghị định Chính phủ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổ chức Giám sát Buôn bán Động Thực vật hoang dã quốc tế
Sách Đỏ Thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
Sách Đỏ Việt Nam
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên


DANH MỤC BẢN ĐỒ
THỨ TỰ
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

TÊN BẢN ĐỒ
Vị trí Vườn Quốc gia Cúc Phương trong Hệ thống
Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam
Ranh giới hành chính và Địa hình Vườn Quốc gia
Cúc Phương
Ảnh vệ tinh Địa hình và Thảm thực vật Vườn Quốc
gia Cúc Phương
Vị trí các tuyến và điểm khảo sát động vật ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương
Phân bố của một số loài động vật quý hiếm ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương

TRANG
20
22
32
36
112

DANH MỤC BẢNG
THỨ TỰ

2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3

TÊN BẢNG
TRANG
Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Trung tâm
25
Bống, Vườn Quốc gia Cúc Phương
Thống kê số lượng taxon trong các ngành thực vật
28
bậc cao ở Cúc Phương
Thống kê một số họ thực vật có số loài lớn nhất ở
28
Cúc Phương
Thông tin chung về khu hệ động vật có xương sống
44
của các khu vực so sánh
Cấu trúc thành phần loài của khu hệ thú ở Cúc
48
Phương
So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Thú
50


iv


3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam
Danh sách các loài thú quý hiếm đặc hữu ở Cúc
Phương
Cấu trúc thành phần loài của khu hệ chim ở Cúc
Phương
So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ chim
Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam
Danh sách các loài chim quý hiếm ở Cúc Phương
Cấu trúc thành phần loài của khu hệ bò sát ở Cúc
Phương
So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Bò sát
Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam
Danh sách các loài bò sát quý hiếm ở Cúc Phương
Cấu trúc thành phần loài của khu hệ lưỡng cư ở Cúc
Phương

So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ lưỡng
cư Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam
Danh sách các loài lưỡng cư quý hiếm ở Cúc
Phương
Cấu trúc thành phần loài của khu hệ cá ở Cúc
Phương
So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Cá
Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam
Các loài cá quý hiếm đặc hữu ở Cúc Phương
Danh sách các loài cần xem xét về mặt định loại của
khu hệ động vật có xương sống Cúc Phương

55
58
60
65
69
71
75
78
80
84
86
88
93
95

DANH MỤC HÌNH
THỨ TỰ


2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

TÊN HÌNH

Biểu đồ khí hậu Gaussen-Walter khu vực Cúc
Phương
Biểu đồ so sánh số lượng các loài động vật có xương
sống của các khu vực
Biểu đồ so sánh mật độ các loài động vật có xương
sống của các khu vực
Biểu đồ so sánh diện tích các khu vực
Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài thú ở Cúc
Phương
Biểu đồ so sánh số loài thú đã ghi nhận ở một số khu
vực của Việt Nam
Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài chim ở Cúc
Phương

TRANG

26
45
46
47

49
51
59


v

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Biểu đồ so sánh số loài chim đã ghi nhận ở một số
khu vực của Việt Nam
Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài bò sát ở
Cúc Phương
Biểu đồ so sánh số loài bò sát đã ghi nhận ở một số
khu vực của Việt Nam
Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài lưỡng cư ở
Cúc Phương
Biểu đồ so sánh số loài lưỡng cư đã ghi nhận ở một
số khu vực của Việt Nam
Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài cá ở Cúc
Phương
Biểu đồ so sánh số loài cá đã ghi nhận ở một số khu
vực của Việt Nam


61
70
72
79
81
87
90


vi

LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu khoa học là một mục tiêu quan trọng trong chương trình đào tạo
sau đại học. Để đánh giá kết quả sau 3 năm học tập, nghiên cứu được sự đồng ý của
Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, sự ủng hộ tạo điều kiện của Vườn
Quốc gia Cúc Phương, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ
động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số
loài động vật quan trọng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”.
Trong quá trình học tập tôi luôn nhận được sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô
ở Khoa Sau Đại học, Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp; Khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi vô cùng cảm tạ
và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học và toàn thể
các thầy cô giáo-những người đã trực tiếp ân cần dạy dỗ, đào tạo tôi trong suốt thời
gian học tập trước đây và trong giai đoạn sau đại học hiện nay; đặc biệt là PGS.TS.
Hà Đình Đức là người thầy trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn về mặt khoa học trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Khoa học và
Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cúc Phương-cơ quan nơi tôi công tác đã dành cho
tôi sự quan tâm trong quá trình học tập, sự động viên, khích lệ và giúp đỡ to lớn
trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong nước và quốc tế về từng
nhóm động vật có xương sống đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về tài liệu, kiểm tra định
loại: GS.TS. Mai Đình Yên (ĐH Khoa học Tự nhiên); Cố PGS.TS. Phạm Nhật (ĐH
Lâm nghiệp); TS. Nguyễn Văn Sáng, CN. Hồ Thu Cúc, TS. Nguyễn Cử, ThS.
Nguyễn Quảng Trường, ThS. Nguyễn Trường Sơn, ThS.Vũ Đình Thống (Viện Sinh
thái-Tài nguyên sinh vật); TS. Nikolai Orlov (Russian Academy of Sciences); TS.
Matt Russell (Amazon Herpetology Society); TS. Peter Paul van Dijck (TRAFFIC
Southeast Asia); ThS. Lê Thiện Đức, TS. Barney Long, TS. Chris Dickinson [WWF
(World Wide Fund for Nature-Greater Mekong Programme)]; TS. Mark Infield, TS.
Frank Momberg, TS. Michael James Hill, ThS. Neil Furey, Joe Walston, Steven
Swan [FFI (Fauna and Flora International)]; ThS. Douglas B. Hendrie (US Wildlife
Conservation Society); TS. Micheal Appleton (Asean Centre for Biodiversity); CN.
Lê Trọng Trải và ThS. Jack Tordoff (Birdlife International-Indochina Programme).
Cuối cùng, tôi cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong nghiên
cứu, học tập và đặc biệt biết ơn và ghi nhớ công lao gia đình-nơi đã sinh thành, nuôi
dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần nhiều năm qua.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do những hạn chế về trình độ, thời gian và tư
liệu tham khảo nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn.
Hà Tây, tháng 6 năm 2007
Lê Trọng Đạt


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao
nhất trên thế giới với nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm và các hệ sinh
thái đặc trưng [49]. Khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn từ vùng gần xích đạo tới

vùng cận nhiệt đới, cộng với sự rất đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về
thiên nhiên, vì thế khu hệ động thực vật ở Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.
Tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên động vật hoang dã nước ta rất
phong phú và đa dạng. Bằng chứng sống động là trong vòng hơn 10 năm gần đây
nhiều loài mới cho khoa học đã được phát hiện ở vùng rừng núi nước ta như: Sao la
Pseudoryx nghetinhensis, Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis, Mang Trường
Sơn Muntiacus truongsonensis và Thỏ vằn Nesolagus timminsii, Khướu Ngọc Linh
Garrulax ngoclinhensis, Khướu Kon Ka Kinh Garrulax konkakinhensis, Rắn lục
vảy lưng ba gờ Triceratolepidophes sieversorum, Ếch cây Olov Rhacophorus
orlovi, Cá lá giang Parazacco vuquangensis...vv [35], [48] [54], [52].
Hệ thống các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên đã được thành lập
nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật. Nhưng nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của
chúng vẫn thường xuyên diễn ra do tình trạng khai thác rừng; săn bắt, buôn bán các
loài động vật hoang dã trái phép. Nhiều loài đang đứng trên bờ vực diệt vong.
Thậm chí có loài sẽ biến mất trước khi khoa học kịp biết đến sự có mặt của chúng
[49].
Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập năm 1962, sớm nhất ở Việt
Nam. Khu hệ động vật có xương sống ở đây cũng rất đa dạng do nằm ở vị trí thuận
lợi có sự hội tụ của rất nhiều yếu tố địa lý sinh học.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây được tiến hành rất sớm, ngay từ
khi mới thành lập. Đặc biệt là về lĩnh vực thực vật được tiến hành rất quy mô, thu
hút rất nhiều nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. Về nghiên cứu động vật, tuy được
quan tâm nhưng chưa tiến hành nghiên cứu sâu như thực vật [39];[65].


2

Các nghiên cứu về động vật trước đây mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, kết
quả còn rất hạn chế so với thực tế và còn nằm rải rác ở các báo cáo chuyên đề [39].
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ tổng kết chính thức, phân

tích, đánh giá một cách có hệ thống các nghiên cứu trên thành một tài liệu hoàn
chỉnh mang tính chính thức phản ánh toàn bộ sự đa dạng của động vật giới Cúc
Phương, cấp thiết nhất là về khu hệ động vật bậc cao cơ bản của Vườn Quốc gia
Cúc Phương [65].
Vấn đề bảo tồn sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta có một sự nghiên cứu bổ sung
đầy đủ để đánh giá phân tích tính đa dạng khu hệ động vật, qua đó có những định
hướng bảo tồn phù hợp xác định ưu tiên cho từng giai đoạn, từng loài hoặc nhóm
loài vì một mục tiêu bảo tồn cụ thể.
Xuất phát từ thực tế trên, để bổ sung cho sự thiếu sót và tổng kết đánh giá
đầy đủ hơn về sự đa dạng của khu hệ động vật Cúc Phương góp phần quản lý bảo
tồn tính đa dạng sinh học động vật giới Vườn Quốc gia Cúc Phương nói chung và
đa dạng khu hệ động vật bậc cao nói riêng, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ động vật có xương sống
nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan
trọng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Lược sử nghiên cứu động vật ở Việt Nam
Các nghiên cứu về động vật ở Việt Nam có thể chia ra làm các giai đoạn:

trước 1954, từ 1954 đến 1975 và từ 1975 đến nay.
Giai đoạn trước 1954, các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hầu
như chưa có gì cho đến cuối thế kỷ XIX khi các nhà khoa học nước ngoài đến khởi
đầu công việc này.
Giai đoạn từ 1954 đến1975 bắt đầu do các nhà khoa học Việt Nam đảm

nhiệm và đã có những kết quả đáng kể.
Từ 1975 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất các nhà khoa học Việt
Nam cùng hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài đã gặt hái được những thành
tựu cơ bản và đã đóng góp nhiều phát hiện mới cho ngành khoa học về động vật.
Dưới đây là điểm một số khái quát các tác giả và công trình nghiên cứu chính qua
từng thời kỳ:
Từ xa xưa cha ông ta đã biết khai thác và sử dụng động vật hoang dã để làm
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức phục vụ cuộc sống. Việc này đã được đề
cập đến trong các tài liệu từ thế kỷ XIII như “Nam dược thần hiệu”, của danh y Tuệ
Tĩnh hay “Vân đài loại ngữ”, “Phủ biên tạp lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn vào
thế kỷ XVIII...vv. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tài liệu mang tính thống kê
những loài thường được sử dụng chưa thực sự mang ý nghĩa nghiên cứu [15].
1.1.1 Nghiên cứu về Thú
Những nghiên cứu mang tính hệ thống về khu hệ động vật nói chung và thú
nói riêng mới chỉ thực sự bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX khi những nhà
khoa học nước ngoài tiến hành ở Miền Nam. Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu
về khu hệ thú Việt Nam chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.
Tài liệu đầu tiên có liên quan đến thú Việt Nam được công bố là “The
Mission to Siam and Hue, the Capital of Cochichina in the years 1821-1822”
(George Finlayson,1828). Đây tuy chưa phải là một công trình khoa học thực sự


4

nhưng cũng đã có những mô tả về thiên nhiên, cùng với những nhận xét ban đầu
của tác giả (theo Lê Hiền Hào, 1973) [33].
Vào cuối thế kỷ XIX, sau một thời gian việc nghiên cứu bị gián đoạn, các
nhà khoa học nước ngoài tiếp tục tiến hành thăm dò động vật giới của Việt Nam,
bắt đầu từ Miền Nam với các nghiên cứu của Milne-Edwards (1867-1874); Jouan
(1868); Morice (1875); Germain (1887); sau đó tiến dần ra Miền Bắc với các nghiên

cứu của Brouchsmiche (1887). Trong tác phẩm “Nhìn chung về Lịch sử Tự nhiên
Bắc bộ” (Brouchsmiche E, 1887) tác giả đã có giới thiệu ngắn gọn về một số loài
thú có giá trị kinh tế ở Bắc Bộ như: Khỉ, Tê tê, Hổ, Báo, Mèo rừng, Lợn lòi, Nai,
Hoẵng, Hươu xạ… cùng với việc sử dụng chúng làm dược liệu như thế nào cũng
như vùng phân bố của chúng. Trong thời gian từ 1894-1898 có những công bố về
một số loài như: Công bố về loài Sơn dương gặp ở Bắc bộ (Heude, 1894); Công bố
về một số loài thú ở Cao Bằng (A. Billet, 1896), thông báo về loài vượn mới
Hylobates henrici tìm thấy ở Lai Châu (D. Poussargues, 1896) [15], [33].
Những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tình hình nghiên cứu về thú
có tiến triển hơn. Ngoài những nghiên cứu của các cá nhân, còn có những nghiên
cứu quy mô của các đoàn Nghiên cứu về Lịch sử Tự nhiên của Đông Dương do
Pavie M.A đứng đầu tiến hành, đoàn Khoa học thường trú Đông Dương do Boutan
đứng đầu tiến hành ở Miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1879-1898. Những tài
liệu về thú do Đoàn Nghiên cứu về Lịch sử Tự nhiên của Đông Dương thu thập đã
được De Poussargues công bố trong bộ sách “Recherches sur I’Histoire naturelle de
I’Indochine Orientale”, Mission Pavie 1879-1898. Trong đó tác giả đã thống kê
được 200 loài và phân loài thú (kể cả thú nuôi) phân bố ở Đông Dương. Riêng ở
Việt Nam thống kê được 117 loài và phân loài. Kết quả nghiên cứu về thú của Đoàn
Khoa học thường trú Đông Dương được Ménégaux công bố trong tạp chí Bull.
Mus. Hist. Nat. (Ménégaux, 1905). Ngoài ra, năm 1906 Boutan xuất bản riêng cuốn
sách về thú trong công trình “Mười năm nghiên cứu động vật”, trong đó ông nêu
khái quát chung về phân loại thú và một số dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học
và phân bố địa lý của 10 loài thú [33].


5

Từ năm 1900 trở đi còn hàng loạt những thông báo của nhiều tác giả khác
công bố kết quả hoặc mô tả các dạng thú mới gặp lần đầu ở nước ta như của Baurae
(1900); Heude (1901); Anonyme (1902); Bonhote (1903, 1907); Dauplay (1908);

Krempt (1911); Trouessart (1911); Allen (1913); Kloss (1926, 1928); Thomas
(1909, 1912, 1925-1929)… [33].
Năm 1912, R. Bourret cho xuất bản cuốn “Fauna de I’Indochine” giới thiệu
về khu hệ động vật có xương sống ở Đông Dương. Trong đó thống kê được 262 loài
và phân loài thuộc 11 họ thú có ở Đông Dương. Năm 1942, trong báo cáo “Les
mammifères de la collection du laboratoire de zoologie L’Éccole supérieure des
Sciences”, R. Bourret công bố 81 loài thú của Việt Nam trên cơ sở các mẫu vật có
tại Phòng thí nghiệm Động vật của Viện Khoa học Sinh thái. Năm 1944, có thêm
báo cáo “Mammifères resceemment entrés dans les collections du Laboratoire de
Zoologie de L’Éccole supérieure des Sciences”. Các tài liệu này được công bố trong
Thông báo Công trình Khoa học số 1 và 3 của Trường Cao đẳng Khoa học Đông
Dương [33].
Trong những năm 1925-1930, J. Delacour thu thập khá nhiều tài liệu về khu
hệ thú Việt Nam đồng thời thu thập được nhiều mẫu thú ở Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ. Vào những năm 1928-1929, có hoạt động của đoàn nghiên cứu KellyRoosevelt của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chicago thu thập mẫu ở Quảng Trị, Huế,
Lào Cai, Lai Châu. Tất cả những tài liệu này sau đó được H. Osgood tập hợp lại và
đưa ra công bố chung về thú vào năm 1932 trong tác phẩm “Mammals of the KellyRoosevelt and Delacour Asiatis Expeditions”. Trong công trình này, tác giả đã ghi
nhận được 251 loài và phân loài thú với 19 dạng mới. Bao gồm, 172 loài và phân
loài có ở Việt Nam, kèm theo địa điểm sưu tầm của từng loài (H. Osgood, 1932)
[33].
Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có các tài liệu về săn bắn của một số người
không chuyên như: Bonifacy (1912); Montpensier (1912); Roussel (1913);
Bordeneuve (1925); Cheminaud (1939); Cresson (1943); Denariaux (1949);
Chochod (1950), [33].


6

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1945-1954 mọi hoạt động
nghiên cứu trực tiếp về thú ở nước ta đều bị ngưng trệ. Sau một thời gian gián đoạn

do chiến tranh, Miền Bắc được giải phóng việc nghiên cứu ở Việt Nam được tiếp
tục và hầu hết do những cán bộ khoa học Việt Nam thực hiện [33].
Từ năm 1956-1971, việc nghiên cứu động vật nói chung và thú nói riêng ở
Miền Bắc chủ yếu do 3 cơ quan đảm nhiệm đó là: Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Tổng cục Lâm nghiệp. Ngoài ra,
còn một số cơ quan khác trong lĩnh vực công tác có liên quan nhiều đến việc sưu
tầm thú, mà chủ yếu là thú gặm nhấm dạng chuột như: Viện Vệ sinh Dịch tễ học,
Viện Sốt rét và Ký sinh trùng, Viện Quân y. Đặc biệt, từ cuối năm 1962-1966 còn
có một tổ chức nghiên cứu phối hợp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước chủ
trì với sự tham gia của nhiều cơ quan khoa học nói trên. Trong thời gian này, việc
nghiên cứu thú ở Miền Bắc nước ta được tiến hành rộng rãi ở khắp các tỉnh, tập
trung chủ yếu vào các loài thú lớn có tầm quan trọng đối với sản xuất và đời sống.
Phần lớn các kết quả này đã được công bố. Trong thời gian từ 1957-1974 đã có hơn
40 bài báo của Đào Văn Tiến công bố trên các tập san trong nước (Tập san Sinh
vật-Địa học) và quốc tế (Mitt. Zool. Mus. Berlin; Z.f. Sauget; Zool. Abhandl. Mus.
Tierk. Dresden; Zool. Anz; tập san Động vật học-Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô).
Nghiên cứu về khu hệ thú ở các tỉnh có các công trình như: Lê Hiền Hào, Nguyễn
Thạnh (1960) Lê Hiền Hào (1960, 1962, 1966, 1968, 1970, 1971); Võ Quý, Mai
Đình Yên, Nguyễn Thạnh, Lê Hiền Hào, Trần Gia Huấn (1960); Võ Quý, Trần Gia
Huấn (1961); Võ Quý (1963); Võ Quý, Đào Văn Tiến (1969). Ngoài ra, còn các
nghiên cứu về sinh thái, sinh học các loài thú của Lê Hiền Hào (1964, 1970, 1972);
Đặng Huy Huỳnh, Vũ Đình Tuân (1964); Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung (1965);
Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh (1974) [15], [33].
Năm 1973, Lê Hiền Hào cho xuất bản cuốn “Thú Kinh tế Miền Bắc Việt
Nam”, trong đó tác giả giới thiệu chi tiết về các mặt sinh thái, sinh học, tập tính, số
lượng, phân bố và ý nghĩa kinh tế của 38 loài thú thường được nhân dân Miền Bắc


7


săn bắn để lấy thịt, da, lông, làm dược liệu…cũng như các loài quý hiếm cần bảo vệ
[33].
Trong số các công trình nghiên cứu khu hệ thú địa phương phải kể đến cuốn
“Động vật Kinh tế tỉnh Hòa Bình” xuất bản năm 1975 của nhóm cán bộ Phòng
nghiên cứu động vật thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước do Đặng Huy
Huỳnh chủ biên. Trong đó, có mô tả 26 loài thú kinh tế trong tổng số 74 loài thú của
tỉnh Hòa Bình với các đặc điểm sinh học, giá trị kinh tế, mật độ, trữ lượng và phân
bố của từng loài [12].
Ngoài các công trình nghiên cứu ở miền Bắc của các nhà khoa học trong
nước năm 1969 còn có công trình “Premilinary Identification Manual for Mammals
of South Vietnam” của Van Peenen. Trong đó tác giả công bố kết quả nghiên cứu
trong những năm 1965-1969 với mô tả sơ bộ 217 loài và phân loài thú có ở Miền
Nam Việt Nam [103]. Giai đoạn này cũng có một số công trình xem xét lại về phân
loại thú Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam như: Hill (1963), Mohr (1960-1965),
Groves (1972), Marshall (1977), Lekagul và Nelly (1977),…(Theo Đào Văn Tiến,
1985) [15].
Sau năm 1975 đất nước thống nhất, việc nghiên cứu về khu hệ động vật ở
các địa phương vẫn được tiếp tục. Năm 1981, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà
nước tổng kết công tác điều tra cơ bản khu hệ tài nguyên sinh vật ở Miền Bắc giai
đoạn 1955-1975 và xuất bản cuốn “Kết quả Điều tra cơ bản động vật ở Miền Bắc
Việt Nam”. Trong đó thống kê được 109 loài và phân loài thú (Đặng Huy Huỳnh,
Phạm Trọng Ảnh, Cao Văn Sung. Bùi Kính, 1981), nâng tổng số loài thú được
thống kê ở Miền Bắc nước ta lên 169 loài (202 loài và phân loài) thuộc 32 bộ, 11 họ
[14].
Trong số các báo cáo nghiên cứu về khu hệ thú có thể liệt kê đến Báo cáo về
Động vật Tây Nguyên của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự trong “Báo các khoa học
của Chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980” với 102 loài thú,
chiếm tới 1/3 tổng số loài thú phân bố ở Việt Nam (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự,
1984) [11].



8

Năm 1985, Đào Văn Tiến công bố cuốn “Khảo sát Thú ở Miền Bắc Việt
Nam”, đây được coi là một tài liệu tham khảo quan trọng đối với những người làm
công tác nghiên cứu động vật ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã liệt kê 129 loài và
phân loài thú có ở Miền Bắc Việt Nam, bao gồm 8 loài và phân loài có ở Miền Nam
lần đầu tiên phát hiện được ở Bắc Trung Bộ; 5 loài và phân loài có ở Đông Nam Á
mới phát hiện ở Việt Nam; 5 loài và phân loài mới cho khoa học. Trong công trình
này tác giả đã chia Việt Nam thành 5 vùng địa lý-động vật, quan hệ động vật-địa lý
học của từng khu hệ thú từng địa phương cũng như của toàn miền với các khu hệ
lân cận [15].
Trong giai đoạn này còn có những công trình nghiên cứu chuyên khảo về các
nhóm động vật có vú. Về các loài Gặm nhấm, năm 1979, từ nghiên cứu phục vụ cho
nông nghiệp và dịch bệnh học, Lê Vũ khôi và cộng sự đã cho xuất bản cuốn “Chuột
và các biện pháp phòng trừ” trong đó nêu các đặc điểm chung về sinh thái, sinh học
của 27 loài chuột có ở Việt Nam và các biện pháp phòng trừ chúng. Năm 1980, có
công trình nghiên cứu “Những loài Gặm nhấm ở Việt Nam”của Cao Văn Sung và
cộng sự giới thiệu 40 loài gồm: chuột, sóc, nhím, thỏ, dúi với mô tả về mặt phân
loại, sinh thái, sinh học, phân bố và cách phòng trừ, khai thác, sử dụng chúng [5].
Về các loài móng guốc, năm 1986, Đặng Huy Huỳnh xuất bản cuốn “Sinh học và
sinh thái các loài thú móng guốc ở Việt Nam” nêu được các đặc điểm sinh học,
sinh thái, tập tính, giá trị kinh tế cũng như phân bố của 15 loài thú móng guốc ở
Việt Nam [13].
Năm 1992, “Sách Đỏ Việt Nam. Phần Động vật” được biên soạn với sự tham
gia của nhiều nhà nghiên cứu động vật, trong đó có 365 loài động vật quý hiếm.
Riêng về thú có 78 loài thuộc 27 họ, 11 bộ (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, 1992). Gần đây ở lần xuất bản thứ hai con số này đã tăng lên 80 loài trong
Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000) [1].
Năm 1994, tập thể các tác giả thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

do Đặng Huy Huỳnh làm chủ biên đã công bố cuốn “Danh lục các loài thú
(Mammalia) Việt Nam” trong đó thống kê 223 loài thú thuộc 37 họ, 12 bộ có ở Việt


9

Nam với các thông tin về vùng phân bố, tình trạng, mức độ quý hiếm, số lượng, giá
trị sử dụng của chúng [13]. Năm 2000, Lê Vũ Khôi, cập nhật các kết quả nghiên
cứu sau đó của nhiều tác giả đã xuất bản cuốn “Danh lục các loài thú ở Việt Nam”
nêu 252 loài thú bao gồm 298 loài và phân loài thuộc 40 họ, 14 bộ [41].
Gần đây, do quan hệ quốc tế và sự quan tâm của Nhà nước các nghiên cứu
về thú được tiếp tục đẩy mạnh và góp phần phát hiện mới cho khoa học một số loài
thú lớn như Pseudoryx nghetinhensis, Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis,
Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis và nhiều loài thú nhỏ như Thỏ vằn
Nesolagus timminsii và Dơi. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm một số công trình của các
tác giả khác như: “Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú Khu vực Phong NhaKẻ Bàng. (Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng và Gert Polet, 2001)”; “Sổ tay ngoại
nghiệp nhận diện các loài thú của Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Phạm Nhật và Nguyễn
Xuân Đặng, 2000)”; “Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Pù Mát. (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2001); “Thú Linh
trưởng Việt Nam, (Phạm Nhật, 2002)”, “Nhận dạng một số loài Dơi ở Việt Nam.
(Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống, 2006”;vv… được biên soạn nhằm phục
vụ công tác nhận dạng các loài hoặc nhóm loài thú ở các Vườn Quốc gia và Khu
Bảo tồn Thiên nhiên [21].

1.1.2 Nghiên cứu về Chim
Về nghiên cứu chim ở Đông Dương cũng có một lịch sử dài thu hút nhiều
nhà sinh học đến nghiên cứu.
Tài liệu nghiên cứu chim đầu tiên ở Đông dương là bản mô tả loài Gà rừng
Gallus gallus của Carl von Linné với tiêu bản bắt được đầu tiên ở đảo Côn Lôn
(Carl von Linné, 1758, Systema naturae, 1, tr.158). Sau đó năm 1788, Gmelin mô tả

loài chim thứ hai bắt được ở Đông dương. Đó là loài Chim xanh Nam Bộ
Chroropsis cochinchinensis (Gmelin, 1788, Systema Naturae; 1, tr 825) [50].
Trong giai đoạn 1875-1877, G. Tirant đã sưu tầm ở Miền Nam Việt Nam
một bộ tiêu bản chim khá lớn (khoảng 1000 mẫu) tập hợp kết quả phân tích đã xuất


10

bản tập “Chim Miền Nam Nam Bộ”. Trong công trình này tác giả đã ghi nhận được
353 loài [50].
Vào những năm 1899-1903 E. Oustalet cho xuất bản công trình “Chim
Campuchia, Lào, Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam” (E.Oustalet, 1899-1903). Cùng
thời gian này ở Miền Bắc Việt Nam, E. Boutan cũng tiến hành nghiên cứu, sưu tầm
chim ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong công trình “Mười năm nghiên cứu động vật”
(E. Boutan, 1905) ông đã ghi nhận được 90 loài và dẫn liệu sinh học của một số loài
[50].
Trong những năm tiếp theo có rất nhiều các bộ sưu tập, phân tích sự phân bố
cũng như đặc điểm sinh học của các loài chim ở Đông Dương đã được các nhà khoa
học nước ngoài khác công bố trên các tạp chí và tuyển tập công trình khoa học. Đến
năm 1931, J. Delacour và P. Jabouille cho xuất bản một công trình tổng hợp “Chim
Đông Dương” gồm 4 tập. Trong công trình này các tác giả đã mô tả 954 loài và loài
phụ có kèm theo một số dẫn liệu chung về đặc tính sinh học và phân bố của chúng.
Đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về mặt phân loại song về mặt sinh học
còn mới đề cập rất ít (S. Baker, 1922-1930) [50].
Năm 1951, trên cơ sở các công trình mới J. Delacour lại cho bổ sung lần thứ
ba danh sách chim Đông Dương. Trong công trình này 1.085 loài và loài phụ đã
được ghi nhận [50].
Sau 1954, khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng bắt đầu xuất hiện những
công trình nghiên cứu về chim của các nhà khoa học Việt Nam như: Võ Quý, Trần
Gia Huấn, Lê Diên Dực, Trương Văn Lã, Nguyễn Cử, Lê Đình Thủy…Nghiên cứu

chim ở Miền Nam Việt Nam thời gian này có P. Wildash, B. King, M.Woodcock…
Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và mở rộng hợp tác với
tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế (Birdlife) nên có nhiều chuyên gia nước ngoài nghiên
cứu về chim trong khu vực Đông Nam Á như: J. Tordoff, J.C Eames, C. Robson, E.
Dickinson, T. Inskipp, N. Linsey, W. Duckworth và trong nước có thêm: Lê Trọng
Trải, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hùng Sơn vv…Đáng chú ý, một số cuốn sách
được coi là tài liệu cơ bản để tra cứu chim ở Việt Nam lần lượt được xuất bản như:


11

“Birds of South Vietnam” (Wildash Philip, 1968) [48]; “Sinh học của những loài
chim thường gặp ở Việt Nam” (Võ Quý, 1971); “Chim Việt Nam-Hình thái và phân
loại”, tập I (Võ Quý, 1975), tập II (Võ Quý, 1981) [63], [64]; “Chim Việt Nam”
(Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen Philipps, 2000) [48]. Trong khu vực thời kỳ
này cũng xuất hiện một số công trình nghiên cứu về chim toàn diện hơn được xuất
bản như: “Bird of South-East Asia” (B. King, M Woddcock và E.C. Dickinson,
1975,…1993) [87]; “Bird Guide of Thailand” (B. Lekagul và E.W. Cronin, 1974)
[88]; “A Field guide to the Bird of South-East Asia” (C. Robson, 2000) [96]. Cho
đến thời điểm năm 2000, đã xác định được ở Việt Nam có 856 loài chim chiếm
khoảng 9% tổng số loài chim trên toàn thế giới (Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và
Karen Philipps, 2000) [48]. Sau khi một số loài mới cho khoa học và loài mới được
phát hiện và ghi nhận bổ sung, hiện nay tổng số loài chim đã biết ở Việt Nam đã lên
tới gần 900 loài (Lê Trọng Trải, thông tin cá nhân, 2007).

1.1.3 Nghiên cứu về Bò sát, Lưỡng cư
Ngay từ thế kỷ XIX những nghiên cứu về khu hệ bò sát, lưỡng cư đã được
một số nhà khoa học nước ngoài tiến hành.
Năm 1885, các nghiên cứu về phân loại của Tirant đã mô tả được 17 loài
lưỡng cư. Năm 1893, Vaillante cũng có những nghiên cứu về phân loại. Năm 1901,

Boettger đã tiến hành nghiên cứu khu hệ lưỡng cư ở khu vực Bắc Trung Bộ, các kết
quả này được tổng kết trong công trình “Aufzahlung Einer Liste Von Reptilen und
Batrachien aus Annam”[4]. Năm 1887, có thêm công trình nghiên cứu tiếp về Lịch
sử Tự nhiên Bắc Bộ “Apercu général sur I’histoire naturelle du Tonkin Excursions
et reconnaissanses”của Brouchsmiche E. Ngoài các loài thú và chim, tác giả cũng
giới thiệu sơ lược một số loài bò sát, lưỡng cư có mặt ở Bắc Bộ. Ngoài ra, còn có
Mocquard M.F thuộc Đoàn Nghiên cứu về Lịch sử Tự nhiên của Đông Dương cũng
tổng kết các kết quả nghiên cứu về bò sát, lưỡng cư trong công trình “Batrachien
recueillis par., Serpents recueillis par. M.A. Pavie en Indo-Chine. Mission Pavie,
Indochine, 1879-1895. Etudes diverses (1904)”; “Sur une collection de reptiles


12

recueillis dans le haut-Tonkin par M.le Or. L. Vaillant (1905)”; “Lé Reptiles de
I’Indochine (1907)” [53]…
Những năm đầu thế kỷ XX (giai đoạn từ 1904-1944), cùng với các nghiên
cứu thú và chim, người Pháp đã tiến hành nhiều khảo sát về bò sát, lưỡng cư. Trong
số này phải kể đến Bourret R, nhà nghiên cứu động vật của Trường Đại học Đông
Dương. Những kết quả nghiên cứu về bò sát, lưỡng cư của Bourret được công bố
trong hàng loạt thông báo khoa học của trường như “Les Batrachiens de la
Collection du Laboratoire dé Sciences Naturelles de I’Université. Description de
quinze espèces ou varietes nouvelles. Notes Herpetologiques sur’ I’Indochine
Francaise. No4, Vol 19, Bull (1937)”; “Le Faune Herpetologique des stations
d’altitude du Tonkin. Notes Herpetologiques sur’ I’Indochine Francaise. No 4, Bull
(1939)”…cùng hàng loạt ấn phẩm khác như: “Les Serpentes venimeux en Indochine
(1932)”; “Les Tortues de I’Indochine (1941)”; “Les Lézards de I’Indochine
(1944)”,vv…Chỉ riêng trong tác phẩm “Les Batrachiens de I’Indochine” xuất bản
năm 1942 ông đã tổng kết được ở Đông Dương có 171 loài lưỡng cư thuộc 9 họ, 3
bộ. Trong số này có 59 loài thuộc 9 họ, 3 bộ phân bố ở Việt Nam [61].

Ngoài ra nghiên cứu về bò sát lưỡng cư thời kỳ này còn có các nhà nghiên
cứu khác như Anderson L.G; Boulenger G.A; Angel F…[53].
Trong giai đoạn từ năm 1945-1954, do chiến tranh chống Pháp việc nghiên
cứu động thực vật nói chung, trong đó có nghiên cứu về bò sát, lưỡng cư bị ngưng
trệ.
Từ năm 1954 đến 1975 việc nghiên cứu được tiếp tục trở lại và chủ yếu do
các nhà khoa học Việt Nam thực hiện và được Trần Kiên cùng cộng sự tổng kết
trong công trình “Kết quả điều tra Bò sát, Ếch nhái (1956-1976) Miền Bắc Việt
Nam” xuất bản năm 1981 [61].
Trong những công trình nghiên cứu về động vật nói chung, Đào Văn Tiến đã
có nhiều đóng góp và đào tạo các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu bò sát, ếch
nhái. Trong giai đoạn từ 1977-1982, các khóa định loại rùa, cá sấu, thằn lằn, rắn và


13

ếch nhái của ông đã được công bố và góp phần rất lớn cho việc xác định thành phần
loài của khu hệ bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam [16];[17];[19];[20];[18].
Sau năm 1975, đặc biệt là trong thời gian từ 1990 do điều kiện hợp tác
nghiên cứu được mở rộng, việc xây dựng, thành lập các Vườn Quốc gia và Khu Bảo
tồn Thiên nhiên đòi hỏi phải tiến hành khảo sát đánh giá về giá trị và hiện trạng tài
nguyên nên các hoạt động nghiên cứu được diễn ra mạnh mẽ. Thành phần, số lượng
loài bò sát, lưỡng cư tăng lên nhanh chóng do được bổ sung nhiều từ các hoạt động
này. Đội ngũ các nhà nghiên cứu về bò sát lưỡng cư cũng được tăng cường. Các
nghiên cứu về bò sát và lưỡng cư giai đoạn này có thêm Nguyễn Khắc Hường
(1978) nghiên cứu về rùa biển; Bùi Văn Dương (1978) nghiên cứu về rắn biển;
Nguyễn Văn Sáng (1982) nghiên cứu về rắn trên cạn và nước ngọt; Hồ Thu Cúc
(1982), nghiên cứu về lưỡng cư; Hoàng Xuân Quang (1993), nghiên cứu về bò sát
và lưỡng cư trên cạn và nước ngọt [53]…
Năm 1996, trong công trình “Danh lục Bò sát và Ếch nhái Việt Nam”

Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống kê thành phần loài, sự phân bố và tình
trạng của 258 loài bò sát thuộc 6 bộ, 22 họ và 82 loài lưỡng cư thuộc 9 họ, 3 bộ
[53]. Qua các đợt điều tra, khảo sát bổ sung sau đó, đến năm 2002, Nikolai Orlov
và các cộng sự đã tập hợp và công bố kết quả trong Tạp chí Bò sát và Lưỡng cư
Nga “Herpertofauna of Vietnam, A Checklist, Part I. Amphibia”, trong đó, thống kê
147 loài lưỡng cư thuộc 35 giống, 9 họ, 3 bộ; bổ sung thêm 65 loài mới cho khu hệ
lưỡng cư Việt Nam [91].
Gần đây, một số tác giả tiếp tục công bố các công trình nghiên cứu chuyên
khảo của mình như: “Rùa Hồ Gươm một loài mới cho khoa học (Hà Đình Đức,
2000) [23]”; “Nghiên cứu loài Rùa quý Hồ Gươm (Hà Đình Đức, 2001)”[24];
“Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ Rùa (Testudines) Việt Nam (Lê Thiện Đức, 2003)
[35], “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh
học, sinh thái các loài thuộc họ Ba ba Trionychidae ở Việt Nam (Nguyễn Quảng
Trường, 2003) [51], “Bò sát và Lưỡng cư Vườn quốc gia Cúc Phương” (Nguyễn
Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Trọng Đạt, 2003) [55].


14

Năm 2005, trên cơ sở tập hợp, cập nhật các tài liệu này Nguyễn Văn Sáng và
cộng sự đã xuất bản cuốn “Danh lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam” trong đó đã bổ
sung thêm nhiều loài mới được phát hiện, nâng tổng số các loài lưỡng cư lên 162
loài và tổng số bò sát là 296 loài trong toàn quốc hiện nay [54].
1.1.4 Nghiên cứu về Cá nước ngọt
Cũng như các nhóm động vật bậc cao khác nhóm cá nước ngọt cũng được
tiến hành ở Đông Dương và Việt Nam từ rất sớm, cuối thế kỷ XIX với các nghiên
cứu của các nhà khoa học nước ngoài và được tập hợp trong các công trình như:
“Consideration sur la faune ichthyologique des eaux douces de I’Asie et en
particulier de I’Indochine (H.E Sauvage,1877)”; “Recherches sur la faune
ichthyologique deI’ Asie et description des espèces nouvelles de I’Indochine (H.E

Sauvage,1878) [45]…Sau đó là hàng loạt các tác giả khác như L. Vaillant (1891;
1892, 1904); P.Chevey (1930; 1932,1937,1940); R. Bourret (1927) cho đến H.W
Fowler (1939); J. Pellegrin (1906, 1909, 1933, 1937,1940); J. Durant (1940); J.
Chaux và P.W. Fang (1942, 1943); J.Chaux, J.Fang (1949) [45]. Sau ngày Miền
Bắc hoàn toàn giải phóng việc nghiên cứu về cá chủ yếu do đội ngũ các nhà ngư
loại học Việt Nam đảm nhận. Hàng loạt các công trình nghiên cứu đã được thực
hiện và công bố: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959, 1960); Mai Đình Yên
(1963, 1964, 1966, 1969) [45]; K. Kuronuma (1961); N. Kawamoto, Nguyễn Việt
Trường, Trần Thị Tuy Hòa (1972)…Sau 1975, ngoài các tác giả trên còn có thêm
Trần Thị Thu Hương (1977); Nguyễn Văn Thiện (1978); Nguyễn Văn Trọng, Lê
Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992) [47], Nguyễn Thái Tự (1995); Nguyễn Hữu
Dực (1999); Nguyễn Kim Sơn (2000) [52] vv.
Hai tác phẩm tổng kết các nghiên cứu về cá nước ngọt được coi là tương đối
hoàn chỉnh và phản ánh một cách cơ bản khu hệ cá nước ngọt Việt Nam do Mai
Đình Yên và các cộng sự đã được xuất bản đó là: “Định loại cá nước ngọt Miền Bắc
Việt Nam (Mai Đình Yên, 1978)” [45] giới thiệu 201 loài cá có ở Bắc Bộ với các
đặc điểm hình thái một cách hệ thống từ theo thứ tự từ bậc Bộ cho đến chi tiết về


15

đặc điểm hình thái, phân bố và mức độ phổ biến của từng loài; và “Định loại các
loài cá nước ngọt Nam Bộ (Mai Đình Yên và cộng sự, 1992)” [47] cũng theo hình
thức tương tự giới thiệu 255 loài cá có ở Nam Bộ. Ngoài ra, tài liệu “Thành phần
loài và sự phân bố cá nước ngọt Việt Nam (Mai Đình Yên, Nguyễn Thái Tự,
1986)”cũng đề cập đến thành phần loài và phân bố cá Việt Nam [52].
Gần đây, các nghiên cứu về cá nước ngọt chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
khu hệ của từng địa phương tập trung vào các khu vựcVườn Quốc gia và Khu Bảo
tồn Thiên nhiên. Các nghiên cứu này đang từng bước góp phần bổ sung hoàn thiện
hiểu biết về khu hệ cá Việt Nam. Năm 1994, tại hội thảo Đa dạng sinh học Bắc

Trường Sơn, Nguyễn Thái Tự đã trình bày tham luận về công trình nghiên cứu “Bắc
Trường Sơn-Một khu Địa động vật đặc biệt” và công bố số liệu về khu hệ cá nước
ngọt toàn quốc, tổng số tại thời điểm đó đã lên tới 519 loài [52]. Hiện nay, theo
danh lục (2007) của Asian Centre for Biodiversity, tổng số cá nước ngọt đã biết ở
Việt Nam đã lên tới 624 loài, trong đó có 14 loài du nhập [67].
Tuy nhiên, so với các nhóm động vật có xương sống bậc cao như thú, chim,
bò sát, lưỡng cư thì nhìn chung nghiên cứu khu hệ và bảo tồn các loài cá vẫn còn
chưa được chú ý nhiều.
Với sự nỗ lực cao trong khoảng mười năm trở lại đây, cộng với sự quan tâm
của Chính phủ và sự giúp đỡ rất nhiều khoa học và tổ chức bảo tồn quốc tế, các nhà
khoa học về động vật của Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu khu
hệ động vật có xương sống cũng như trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên, phát hiện
thêm nhiều loài mới cho Việt Nam trong đó có cả những loài mới quý hiếm, rất có ý
nghĩa cho khoa học và cho bảo tồn.
Trong thế kỷ 20, toàn thế giới phát hiện 10 loài thú lớn thì có tới 6 loài được
phát hiện tại Việt Nam (Hà Đình Đức, 1999). Điều này cho thấy đa dạng sinh học ở
Việt Nam vẫn chưa được tìm hiểu kỹ. Đây là khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ
hội để các nhà động vật học của Việt Nam tiếp tục tìm hiểu khám phá mới về nguồn
tài nguyên quý giá này [35].


16

1.2

Lược sử nghiên cứu động vật ở Cúc Phương
Với những đặc điểm lịch sử, chính trị và kinh tế xã hội có thể sơ bộ chia ra

lịch sử nghiên cứu động vật ở Cúc Phương ra ba 3 thời kỳ: trước 1962; từ 19621986 và từ 1987 đến nay. Dưới đây là tóm tắt khái quát quá trình nghiên cứu như
sau:

Trước khi thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương, (từ năm 1962 trở về trước)
hầu như không có hoạt động nghiên cứu nào được tiến hành tại đây cho đến khi Đội
Điều tra rừng của Ty Lâm nghiệp Ninh Bình phát hiện về tính nguyên sinh của khu
rừng dẫn đến việc xúc tiến xây dựng khu rừng Cúc Phương trở thành một cơ sở
nghiên cứu khoa học về động thực vật và lâm học nhiệt đới [65].
Ngay sau khi thành lập (năm 1962), Vườn Quốc gia Cúc phương đã tiến
hành các nghiên cứu điều tra cơ bản về khu hệ động thực vật nhằm góp phần nghiên
cứu bảo vệ. Năm 1964, Trạm Nghiên cứu rừng Cúc Phương được thành lập với hơn
30 cán bộ nhân viên và đã có một số chương trình nghiên cứu ban đầu. Trong thời
gian từ 1964-1968, Trạm này đã tiến hành một số điều tra về phân loại thực vật,
động vật. Nhưng nhìn chung, chỉ chủ yếu tập trung vào điều tra phân loại về thực
vật và thảm thực vật, còn nghiên cứu động vật do còn thiếu phương tiện tài liệu và
chuyên gia nên hầu như chưa có gì [65].
Đến năm 1969, Phân viện Nghiên cứu Cúc Phương ra đời với nhiều cán bộ
chuyên gia về các lĩnh vực. Phân viện đã tiến hành nghiên cứu một cách quy mô về
các lĩnh vực như: phân loại thực vật, thảm thực vật, địa thực vật, tăng trưởng cây
rừng, động vật, côn trùng, khí hậu thủy văn, sinh lý thực vật, thổ nhưỡng, phân loại
đất. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, việc phối hợp nghiên cứu
với các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn, hơn nữa điều kiện kinh tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu không đáp ứng đủ nên đến năm 1972, Phân viện này
phải giải thể và tổ chức lại thành một Trạm nghiên cứu nhỏ với 35 cán bộ nhân viên
làm nghiên cứu khoa học với kinh phí hạn chế và hoạt động bị thu hẹp [65].
Ra đời và tồn tại trong một một thời gian ngắn ngủi với những bước thăng
trầm nhưng giai đoạn này các cơ sở nghiên cứu trên cũng thu được một số kết quả


×