Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 146 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Hà Thị Thúy





GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA
DẠNG SINH HỌC CỦA HỆ THỰC VẬT THUỘC
VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG CHO
VIỆC BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










Hà Nội - 2012

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Hà Thị Thúy




GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA
DẠNG SINH HỌC CỦA HỆ THỰC VẬT THUỘC
VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG CHO
VIỆC BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60.42.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TSKH.NGƢT. Nguyễn Nghĩa Thìn






Hà Nội - 2012

2
MỤC LỤC

DANH LỤC BẢNG BIỂU 4
DANH LỤC HÌNH VẼ 5
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới 10
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới 13
1.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam 16
1.4. Những nghiên cứu đa dạng thực vật ở VQG Ba Vì 19
1.5. Nghiên cứu về các yếu tố địa lý 21
1.6. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật 24
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 26
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 26
2.1.1. Vị trí địa lý 26
2.1.2. Địa hình 27
2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng 28
2.1.4. Khí hậu 28

2.1.5. Thủy văn 30
2.1.6.1. Cơ cấu đất đai của VQG Ba Vì 30
2.1.6.2. Trữ lượng các loại rừng 31
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Dân số 32
2.2.2. Lao động và tập quán 32
2.2.3. Văn hóa xã hội 33
2.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng 34
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đối tượng 35
3.2. Mục tiêu nghiên cứu 35
3.3. Nội dung nghiên cứu 35
3.4. Địa điểm 36

3
3.5. Phương pháp nghiên cứu 36
3.5.1. Thu mẫu thập số liệu ở thực địa 36
3.5.2. Xử lý và trình bày mẫu 36
3.5.3. Xác định và kiểm tra tên khoa học 37
3.5.4. Xây dựng bảng danh lục thực vật 37
3.5.5. Đánh giá đa dạng sinh học 38
3.5.5.1. Đánh giá đa dạng của các taxon bậc ngành, họ, chi 38
3.5.5.2. Đánh giá tính đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật 38
3.5.5.3. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống 38
3.5.5.4. Đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa 38
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1. Xác định và xây dựng danh lục loài 39
4.2. Đa dạng phân loại hệ thực vật VQG Ba Vì 39
4.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành 39
4.2.2. Các chỉ số đa dạng 43

4.2.3. Tỷ lệ hai lớp trong ngành Mộc lan 44
4.2.4. Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành 46
4.2.4.1. Đa dạng ở mức độ họ 46
4.2.4.2. Đa dạng ở mức độ chi 49
4.3. Đa dạng các yếu tố địa lý 51
4.3.1.Yếu tố địa lý của các họ thực vật 51
4.3.2. Yếu tố địa lý của các chi trong hệ thực vật 52
4.3.3. Yếu tố địa lý của các loài trong hệ thực vật 56
4.4. Đa dạng về dạng sống 61
4.4.1. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vât VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu
61
4.4.2. So sánh dạng sống hệ thực vật Ba Vì với một số hệ thực vật khác 65
4.5. Tài nguyên thực vật 66
4.5.1. Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật 66
4.5.2. Đa dạng các loài quý hiếm 74
4.5.2.Các loài nằm trong danh sách của CITES 77
4.5.3. Các loài nằm trong danh sách của Nghị định 32- 2006/CP 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

4
DANH LỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. 8
Hình 2. Bản đồ địa lý VQG Ba Vì 27
Hình 3. Sơ đồ giao thông tại khu vực VQG Ba Vì 34
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ % số loài trong các ngành của VQG Ba Vì 40
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ % các ngành thực vật bậc cao có mạch của 41
Hình 6. Biểu đồ sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành của hệ thực vật VQG Ba Vì
với hệ thực vật Việt Nam 42

Hình 7. Biểu đồ tỷ lệ % hai lớp trong ngành Mộc lan của VQG Ba Vì 45
Hình 8. Biểu đồ tỷ lệ % của 21 họ đa dạng nhất của VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu
48
Hình 9. Biểu đồ tỷ lệ % của 10 họ đa dạng nhất hệ thực vật VQG Ba Vì 49
Hình 10. Biểu đồ tỷ lệ % của 11 chi đa dạng nhất hệ thực vật VQG Ba Vì 50
Hình 11. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm 3 nhóm yếu tố địa lý chính 53
Hình 12. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các nhóm yếu tố địa lý bậc chi của hệ thực vật
VQG Ba Vì. 54
Hình 13. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các yếu tố địa lý bậc chi 55
Hình 14. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm 3 nhóm yếu tố địa lý chính 58
Hình 15. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các nhóm yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật
VQG Ba Vì 58
Hình 16. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các yếu tố địa lý thực vật bậc loài 59
Hình 17. Phổ dạng sống hệ thực vật Ba Vì 61
Hình 18. Biểu đồ tỷ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên VQG Ba Vì khu vực
nghiên cứu 65
Hình 19. Biểu đồ tỷ lệ % các loài có giá trị sử dụng của VQG Ba Vì 67
Hình 20. Biểu đồ tỷ lệ % số công dụng của các loài cây có giá trị ở Ba Vì 68
Hình 21. Biểu đồ tỷ lệ % các loài cây có giá trị 69

5
DANH LỤC HÌNH VẼ

Hình 1. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam 8
Hình 2. Bản đồ địa lý VQG Ba Vì 27
Hình 3. Sơ đồ giao thông tại khu vực VQG Ba Vì. 34
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ % số loài trong các ngành của VQG Ba Vì 40
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ % các ngành thực vật bậc cao có mạch của 41
Hình 6. Biểu đồ sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành của hệ thực vật VQG Ba Vì
với hệ thực vật Việt Nam 42

Hình 7. Biểu đồ tỷ lệ % hai lớp trong ngành Mộc lan của VQG Ba Vì 45
Hình 8. Biểu đồ tỷ lệ % của 21 họ đa dạng nhất của VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu
48
Hình 9. Biểu đồ tỷ lệ % của 10 họ đa dạng nhất hệ thực vật VQG Ba Vì 49
Hình 10. Biểu đồ tỷ lệ % của 11 chi đa dạng nhất hệ thực vật VQG Ba Vì 50
Hình 11. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm 3 nhóm yếu tố địa lý chính 53
Hình 12. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các nhóm yếu tố địa lý bậc chi của hệ thực vật
VQG Ba Vì. 54
Hình 13. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các yếu tố địa lý bậc chi 55
Hình 14. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm 3 nhóm yếu tố địa lý chính 58
Hình 15. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các nhóm yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật
VQG Ba Vì 58
Hình 16. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các yếu tố địa lý thực vật bậc loài 59
Hình 17. Phổ dạng sống hệ thực vật Ba Vì 61
Hình 18. Biểu đồ tỷ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên VQG Ba Vì khu vực
nghiên cứu 65
Hình 19. Biểu đồ tỷ lệ % các loài có giá trị sử dụng của VQG Ba Vì 67
Hình 20. Biểu đồ tỷ lệ % số công dụng của các loài cây có giá trị ở Ba Vì 68
Hình 21. Biểu đồ tỷ lệ % các loài cây có giá trị 69

6
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBD
: Công ước Đa dạng sinh học
CITES
: Danh mục các loài hoang dã cấm buôn bán thương mại trên phạm vi
toàn cầu
ĐDSH
: Đa dạng sinh học

IPGRI
: Viện Tài nguyên di truyền quốc tế
IUCN
: Hiệp hội quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
UNEP
: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
VQG
: Vườn Quốc gia
WWF
: Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên


7
MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên
thế giới. Theo tài liệu thống kê, Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ đa dạng sinh
học (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới), dự tính có thể có tới 20.000 - 30.000 loài
thực vật.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái nước ta bị suy thoái theo thời gian qua. Ý thức được điều đó, ngay từ năm
1962 việc điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm và xây dựng các khu rừng đặc dụng
đã được tiến hành. Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên
được thành lập vào năm 1962. Đến năm 1998, đã có danh mục 105 khu bảo tồn
thiên nhiên, chiếm diện tích 2.092.466 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu dự
trữ thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái và các loài và 34 khu di tích văn hoá và lịch
sử. Đến năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu
rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo
vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển.
Đây là những tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ

hôm nay mà còn là di sản của nhân loại mãi mãi về sau.

8

Hình 1. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam [39].
Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ
sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy
núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Tản Viên cao 1.296m,
đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120m.
Rừng cấm Quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 16/01/1991, theo quyết định
số 17/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đến ngày
18/12/1991 được đổi tên thành vườn Quốc gia Ba Vì (VQG Ba Vì) theo quyết định
số 407/CT. Tháng 5 năm 2003 vườn được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh
Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của Vườn 10.782ha thuộc địa giới hành chính
của hai tỉnh thành là Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình thuộc 16 xã của 5 huyện:
huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố Hà Nội; huyện Lương Sơn,
Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, VQG Ba Vì cách Sơn Tây 15 km, cách thủ đô Hà Nội

9
60 km về hướng tây, theo đường quốc lộ 21A và 87. Tọa độ địa lý: 20
o
55' - 21
o
07'
vĩ độ Bắc, 105
o
18' - 105
o
30' kinh độ Đông.
VQG Ba Vì là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, là nhu cầu,

là đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội… của nhân dân, các dân
tộc sinh sống trong khu vực, đồng thời cũng là một trong những nguồn lực quan
trọng cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây cũ, cũng như của
thủ đô Hà Nội trước mắt và lâu dài. VQG Ba Vì không chỉ được mệnh danh là lá
phổi của thủ đô Hà Nội mà còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động, thực vật
hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.
Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây đã được tiến hành từ lâu. Tuy
nhiên, với vị thế và tầm quan trọng của VQG duy nhất thủ đô Hà Nội, việc nghiên
cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học về mặt thực vật ở VQG Ba Vì còn chưa đầy
đủ và có hệ thống. Các kết quả chỉ mới đưa ra ở mức độ lập danh lục, hoặc điều tra
số lượng các loài có công dụng nào đó, cho nên để góp phần đánh giá tính đa dạng
sinh học của VQG, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Góp phần nghiên cứu và đánh
giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định
hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả” vừa giúp cho việc hoàn thành
nhiệm vụ học tập của bản thân vừa góp phần cung cấp những dữ liệu mới cho Vườn
Quốc gia Ba Vì.

10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Thế nào là đa dạng sinh học? Tùy theo các trường phái, quan điểm khác nhau
mà người ta có các khái niệm khác nhau.
Thuật ngữ Đa dạng sinh học (ĐDSH) là một thuật ngữ khá mới mẻ được
dùng để chỉ tính phong phú của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật, vi sinh vật, là các gen trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức
tạp mà trong đó chúng sống.
Có thể coi, thuật ngữ đa dạng sinh học lần đầu tiên được Norse và Mc Manus
(1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di
truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng

các loài trong một quần xã sinh vật). Đến nay có trên 25 định nghĩa cho thuật ngữ
đa dạng sinh học.
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm đa dạng sinh học (biodiversity,
biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi
nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực
khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần , thuật ngữ
này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái.
Tóm lại, đa dạng sinh học là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật
sống trong thiên nhiên, từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và thực vật (trên
cạn cũng như dưới nước) và cả loài người chúng ta, từ mức độ phân tử đến các cơ
thể, các loài và các quần xã mà chúng ta sống. Đa đạng sinh học gồm đa dạng về di
truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái [18].
Ở Việt Nam, thuật ngữ ĐDSH mới chỉ được đề cập đến trong những năm
cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước song các công trình nghiên cứu về ĐDSH đã

11
được tiến hành từ lâu. Đó là những công trình nghiên cứu về giới thực vật và động
vật, cùng với các giá trị của chúng.
Thực chất, những nghiên cứu của con người về ĐDSH đã được tiến hành từ
nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó không phải dựa trên quan điểm
và học thuật ĐDSH như ngày nay.
Ngày nay, đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành vấn đề thu hút sự quan
tâm của toàn nhân loại. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ
chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn cầu.
Năm 1948, Hiệp hội quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) ra đời đưa ra Chiến lược
bảo toàn thế giới, với mục tiêu “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ
tài nguyên sống”. Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) được thành lập ngày
11/09/1961 tại Thụy Sỹ với các mục tiêu mong muốn giảm bớt sự tàn phá thiên
nhiên toàn cầu để xây dựng một tương lai mà con người sống hòa hợp cùng thiên
nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo duy trì sử dụng các tài

nguyên thiên nhiên có thể tái sinh, xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và
tiêu thụ lãng phí. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) được thành lập
ngày 15/12/1972 theo Nghị quyết 2997 (XXVII) của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
đây là tổ chức duy nhất của hệ thống Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích
đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động toàn cầu
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế hệ tương lai.
Ngoài ra, còn có Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) gắn liền với chương
trình bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật…
Một điểm mốc quan trọng nữa đánh dấu sự chung tay của toàn thế giới trong
việc bảo tồn đa dạng sinh học đó là Công ước Đa dạng sinh học (Convention on
Biological Diversity viết tắt là CBD) được thông qua vào tháng 05/1992 tại Nairobi
và được đưa ra để các nước ký kết trong Hội nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro vào ngày 05/06/1992. Công ước bắt đầu có hiệu
lực từ ngày 29/12/1992. Mục tiêu chính của công ước là nhằm bảo tồn đa dạng sinh

12
học, sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng và
hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học. Hiểu rõ được
tầm quan trọng của Công ước đối với sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia cũng
như của Trái đất, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào Công ước Đa dạng sinh
học. Tính đến ngày 20/08/2002 Công ước có 182 thành viên tham gia, đến tháng
05/2009 đã có 191 quốc gia là thành viên của công ước này và đến tháng 11/2010
đã có 193 nước tham gia. Bên cạnh đó, ngày 25/05 hằng năm được Liên hiệp quốc
chọn làm ngày Đa dạng sinh học Thế giới. Và ngày 05/6 hàng năm là Ngày môi
trường thế giới (ngày 05/6/1972 là ngày khai mạc Hội nghị Stockhom về môi
trường).
Từ năm 1959, Liên hợp quốc đã bắt đầu công bố lấy năm quốc tế theo những
chủ đề khác nhau nhằm kêu gọi sự chú ý của cộng đồng thế giới vào những vấn đề
quan trọng, cấp bách. Chủ đề của những năm gần đây đã và đang xoay quanh các
vấn đề về đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền sinh vật như: 2002 - năm di sản

về núi đồi đồng thời cũng là năm di sản văn hóa quốc tế, 2003 - năm quốc tế về
nước sạch, 2004 - năm lúa gạo quốc tế, 2006 - năm sa mạc quốc tế , đặc biệt năm
2010 được chọn là năm Quốc tế về Đa dạng sinh học với chủ đề là “Đa dạng sinh
học là sự sống của chúng ta”. Điều này cho thấy cộng đồng thế giới đang ngày càng
quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho đa dạng sinh học.
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Nước ta đã
tích cực tham gia và thực hiện nghiêm túc nhiều Công ước quốc tế về môi trường
sau khi đã ký kết. Đó là tham gia UNEP từ năm 1977, khi Việt Nam trở thành thành
viên của Liên hợp quốc, Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường
(26/8/1980), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
(RAMSAR) (20/9/1988), trở thành quốc gia thành viên của IUCN vào năm 1993,
Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa
(20/1/1994), Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn (26/4/1994), Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (16/11/1994), ngày 16/11/1994 Việt Nam chính
thức gia nhập Công ước Đa dạng sinh học.

13
Và để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, luật hóa có hệ
thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện
các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững
đất nước, luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/07/2009. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác bảo
tồn đa dạng sinh học ở nước ta.
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới
Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới đã có từ rất lâu, bắt đầu
bằng việc phân loại thực vật. Theophraste (371 - 286, TCN), học trò của Aristotle
được coi là người đầu tiên nghiên cứu phân loại thực vật. Ông đã đề xướng phương
pháp phân loại và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật.
Trong tác phẩm “Lịch sử thực vật” (Historia plantarium) và “Bàn về cơ sở thực vật”

(Causae plantarium) ông đã mô tả 445 loài cây thường thấy ở Hy Lạp dựa trên đặc
điểm hình thái, dạng cây, nơi sống và có chú ý đến công dụng. Ông đã phân được
thành các dạng: cây to, cây nhỡ, cây nhỏ, cây thân gỗ, cây sống trên cạn, cây sống
dưới nước…
Hơn hai trăm năm sau, Plinus (79 - 23, TCN), nhà bác học người La Mã viết
bộ “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả gần 1000 loài cây, chủ yếu là cây ăn quả và cây làm
thuốc. Đến đầu thế kỷ thứ I sau công nguyên (20 - 60) Dioscoride đã mô tả 500 loài
cây và nhóm thành các họ trong cuốn “Nguyên liệu làm thuốc” (Materia medica).
Trong suốt thời gian dài thời trung cổ, do sự thống trị của giáo hội và nhà
thờ, khoa học bị kìm hãm, nghiên cứu đa dạng thực vật cũng không phát triển được.
Tới thời kì phục hưng, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nghiên cứu về
đa dạng thực vật cũng được quan tâm hơn. Số cây cối được biết đến tăng lên rất
nhiều, đòi hỏi phải xây dựng những bảng phân loại để tiện sử dụng. Việc xuất bản
tập Bách thảo (thế kỉ XVI), xây dựng vườn bách thảo (thế kỉ XV - XVI) và biên
soạn các cuốn “Bách khoa toàn thư” về thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự

14
phát triển của việc nghiên cứu thực vật. Đến gần cuối thế kỉ XVIII, việc xây dựng
các bảng phân loại đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu thực vật và thời
kì này xuất hiện nhiều bảng phân loại của các tác giả khác nhau, trong đó có bảng
phân loại của Caesalpine [22].
Caesalpine (1519 - 1603) là một trong những nhà thực vật học của thời kì
phục hưng được đánh giá cao bởi quan điểm cho rằng việc phân loại thực vật không
phải dựa vào ý thích của con người mà phải dựa vào các đặc điểm quan trọng của
thực vật. Ông cho rằng cơ quan sinh sản (quả và hạt) là đặc điểm quan trọng.
Tiếp theo, J. Ray (1627 - 1705) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “loài” và
đã mô tả 18000 loài thực vật trong “Lịch sử thực vật”. Ông phân chia thực vật dựa
vào lá mầm. Theo ông, thực vật gồm hai nhóm lớn: nhóm “bất toàn” gồm Nấm,
Rêu, Dương xỉ, các thực vật thủy sinh và nhóm “hiển hoa” gồm thực vật Một lá
mầm và thực vật Hai lá mầm.

Sau Ray là J.P.de Tournefort (1656 - 1705) lấy tràng hoa là cơ sở cho phân
loại và chia thực vật có hoa thành nhóm không cánh và nhóm có cánh hoa sắp xếp
trong 22 lớp, sau lớp chia ra họ, bộ, chi và loài.
Mãi đến Linaeus (1707 - 1778) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của
thời kì phân loại nhân tạo. Ông đã dựa vào cơ quan sinh sản (hoa) mà cụ thể là số
lượng nhị để phân loại và chia thực vật làm 24 lớp, trong đó thực vật có hoa 23 lớp
(lớp 1 nhị, lớp 2 nhị…) và 1 lớp bao gồm Tảo, Nấm, Địa y, Rêu, Dương xỉ. Dưới
lớp có 116 bộ, 1000 chi và mô tả được 10000 loài. Trong hệ thống này nhiều nhóm
thực vật được phản ánh đúng bản chất và còn đúng đến ngày nay, tuy nhiên vì chỉ
dựa trên một đặc điểm chính là số lượng nhị nên đã không phản ánh được đầy đủ
bản chất tự nhiên của hệ thống. Linaeus cũng có công rất lớn trong việc đề xuất
danh pháp hai từ để gọi tên loài và được sử dụng cho tới ngày nay [22].
Sau Linaeus các nhà thực vật không chỉ quan tâm đến một số đặc điểm của
thực vật dựa theo ý chủ quan của họ như các nhà thực vật trước đây, mà đã dựa vào
toàn bộ các đặc điểm chính của thực vật để xây dựng nên các hệ thống tự nhiên. Có

15
thể kể đến một số hệ thống tự nhiên như: Hệ thống phân loại của Bernard Jussieu
(1699 - 1777) và cháu ông là A.L.de Jussieu (1749 - 1836) đã sắp xếp thực vật theo
trình tự từ thấp đến cao, xếp chúng vào các họ, giữa các họ đều có những dạng
chuyển tiếp, phản ánh được mối quan hệ giữa các nhóm thực vật với nhau. A.L. de
Jussieu đã chia thực vật thành thực vật không lá mầm (gồm Tảo, Nấm, Rêu, Dương
xỉ) và thực vật có lá mầm (Tùng bách, thực vật Một lá mầm và thực vật Hai lá
mầm).
Nhà thực vật học người Thụy Sỹ O.P. De Candole (1778 - 1841) cũng có
công rất lớn trong nghiên cứu thực vật, ông đã đưa số họ thực vật lên 161 họ.
Robert Brown (1773 - 1858) là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về Tùng bách và
Tuế, ông đã tách rời hạt Trần ra khỏi hạt Kín. Từ năm 1825 - 1845 còn có tới 20 hệ
thống phân loại của các nhà thực vật học khác nữa.
Vào giữa thế kỉ XIX là một giai đoạn bắt đầu của ý tưởng tiến hóa. Khi tác

phẩm “Nguồn gốc các loài” của Darwin ra đời năm 1858 thì khoa học về sinh vật đã
có những thay đổi lớn. Bằng những lí luận chặt chẽ và những bằng chứng cụ thể,
học thuyết tiến hóa của Darwin đã phủ nhận tính chất bất biến của loài và xem loài
là kết quả của sự phát triển tiến hóa tự nhiên. Học thuyết này đã khiến cho người ta
nhận ra rằng trong khi phân loại thực vật, cần phải tập hợp những dạng thống nhất
với nhau về nguồn gốc chứ không chỉ đơn thuần giống nhau đại bộ phận tính chất.
Sự sắp xếp các nhóm thực vật không chỉ phản ánh mối tương quan và nối tiếp giữa
chúng mà còn phải phản ánh con đường phát triển tiến hóa của giới thực vật.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, với thành tựu của các môn khoa học khác đã hỗ
trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu về đa dạng thực vật, tạo cơ sở về dẫn liệu và
phương pháp để xây dựng các bảng hệ thống tiến hóa. Tuy nhiên, với số lượng thực
vật trên trái đất rất lớn, và còn nhiều loài vẫn chưa được phát hiện, thì việc nghiên
cứu đầy đủ về thực vật vẫn còn là công việc nhiều khó khăn cho hiện tại và tương
lai.


16
1.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam
Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam cũng được tiến hành từ rất sớm,
bằng các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật. Có thể kể đến một số tác
phẩm như cuốn “Nam dược thần hiệu” (1417) mô tả 579 loài cây thuốc của Tuệ
Tĩnh. Cuốn “Vân đài loại ngữ” (thế kỉ XVI) của Lê Quý Đôn đã phân chia thực vật
thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, cây ngũ cốc, cây rau, cây mộc, cây thảo, cây
mọc theo các mùa khác nhau. Vào thời Lê, Nguyễn Trữ đã viết tác phẩm “Việt Nam
thực vật học” nghiên cứu sâu hơn và mô tả kĩ rất nhiều cây. Năm 1595, Lí Thời
Trân viết cuốn “Bản thảo cương mục”, trong đó đề cập đến trên 1000 vị thuốc thảo
mộc.
Sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thực vật của nước ta đã hấp dẫn rất
nhiều nhà nghiên cứu phương Tây, đặc biệt là các nhà khoa học người Pháp trong
thời kỳ thực dân Pháp xâm lược. Họ đã để lại một số công trình nghiên cứu lớn như:

“Thực vật Nam bộ” (1790) của Loureiro, mô tả gần 700 loài cây, “Thực vật rừng
Nam bộ” (1879) của Pierre, mô tả gần 800 loài cây gỗ, hay bộ “Thực vật chí của
Lào, Campuchia và Việt Nam” của các tác giả A.Aubreville, J.F.Leroy, P.Muarant
(1860). Công trình lớn nhất là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte và
một số nhà thực vật học người Pháp biên soạn (từ 1907 đến 1943) gồm 7 tập chính
và sau đó lại bổ sung thêm bằng những tập phụ, trong đó đã phân loại, thống kê, mô
tả các loài cây từ Dương xỉ đến thực vật Hạt kín của toàn Đông Dương. Ngoài ra
còn phải kể đến một số công trình khác như: “Danh mục các sản phẩm của Đông
Dương” của Crévost, Lemaríe và Pételot. “Các cây thuốc của Campuchia, Lào và
Việt Nam” của Pételot, “Các cây thuốc của miền Bắc Việt Nam” của Foucaud…Và
trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được miền Bắc
có 5.190 loài.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của người Pháp thì cũng có nhiều công
trình của các nhà nghiên cứu trong nước, nhất là từ năm 1954 tới nay thì việc
nghiên cứu về thực vật được quan tâm phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến các tác

17
phẩm đã được xuất bản như “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả
Đỗ Tất Lợi (1969, 1977); bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” do Lê Khả Kế chủ
biên (1969, 1975); bộ “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) gồm 7 tập và cuốn
“Những loài thực vật rừng quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam” do Viện điều tra quy
hoạch rừng biên soạn.
Trên cơ sở bộ dữ liệu đã có và bộ Thực vật chí Đông Dương, Thái Văn
Trừng (1978) đã thống kê thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ,
trong đó: ngành Hạt Kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 293 họ
(82,7%); ngành Dương Xỉ và họ Dương Xỉ có 599 loài (8,6%), 205 chi (5,57%) và
42 họ (14,5%); ngành Hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%).
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991-1993) xuất bản ở Canada, sau đó được nhà xuất bản Trẻ chỉnh lý, bổ sung và
tái bản phát hành ở Việt Nam năm 2000, đây là bộ sách được đánh giá là đầy đủ

nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở Việt
Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê mô tả và kèm theo hình vẽ của hơn
11.600 loài thực vật Việt Nam [12].
Năm 1993, Trần Đình Lý và tập thể cũng công bố cuốn “1900 loài cây có ích
của Việt Nam”. Năm 1996, tác phẩm “Cây gỗ rừng Việt Nam” gồm 7 tập, được
nhiều tác giả chỉnh lý và dịch sang tiếng Anh. Cùng năm này, Võ Văn Chi công bố
cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” và gần đây là cuốn “Từ điển thực vật thông
dụng” (2003). Nguyễn Tiến Bân công bố cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật ở Việt Nam” (1997). Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999) công bố cuốn
“Cây cỏ có ích ở Việt Nam”. Đỗ Tất Lợi giới thiệu “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam” và các tài liệu do Viện dược liệu biên soạn như “Cây thuốc Việt Nam”
(1990); “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”(1993); “Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam” (2004). Các công trình nghiên cứu này đều mô tả khá chi tiết các loài
cùng với hình vẽ minh họa, trong đó nhiều công trình quan tâm đến giá trị kinh tế
của chúng, đặc biệt là giá trị làm thuốc.

18
Năm 1996 tập thể các nhà khoa học đã cho xuất bản cuốn “Sách đỏ Việt
Nam, phần Thực vật” trong đó mô tả 356 loài thực vật quí hiếm ở nước ta hiện đang
bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, cần có biện pháp bảo vệ. Đến năm 2007, cuốn
sách được tái bản, chỉnh sửa và bổ sung, riêng phần thực vật, số loài bị đe dọa lên
đến 462 loài.
Gần đây, tập thể các nhà thực vật học có uy tín của Việt Nam đã tập trung
biên soạn cuốn “Danh lục hệ thực vật Việt Nam” (2001 - 2005) gồm 3 tập, đây thực
sự là một công trình có giá trị khoa học cao phản ánh trình độ, kinh nghiệm của các
nhà khoa học cũng như thể hiện tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt Nam.
Bên cạnh các công trình mang tính chất chung cho cả nước, cũng có rất
nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng được công bố chính thức:
+ Đối với miền Bắc Việt Nam các tài liệu nghiên cứu về đa dạng các đơn vị
phân loại như: Pócs Tamás (1965) đã thống kê được ở miền Bắc có 5.196 loài. Năm

1969, Phan Kế Lộc đã thống kê lại và bổ sung nâng số loài ở miền Bắc Việt Nam
lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ.
+ Trong phạm vi từng vùng: hệ thực vật Tây Nguyên được công bố có 3.754
loài thực vật có mạch do Nguyên Tiến Bân, Trần Đình Nại, Phan Kế Lộc chủ biên
(1984); Danh lục thực vật Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài
thực vật có mạch trong một diện tích 592km
2
; Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn
Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1990) về hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hòa
Bình); Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực
vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa – Phan Si Pan.
Đặc biệt từ năm 1995 - 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng với một số tác giả khác đã
công bố nhiều bài báo đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình); vùng núi đá vôi Hòa Bình; núi đá vôi Sơn La; KBTTN Khau Ca (Hà Giang);
KBTTN Na Hang và KBTTN Chạm Chu (Tuyên Quang); KBTTH Hữu Liên (Lạng
Sơn); VQG Hoàng Liên (Lào Cai); VQG Ba Bể (Bắc Kạn); VQG Cát Bà (Hải
Phòng); VQG Bến Én (Thanh Hóa); VQG Pù Mát và KBTTTN Pù Huống (Nghệ

19
An); VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); VQG Cát Tiên (Đồng Nai); VQG
Yôk Đôk (Đăk Lăk); vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Nam Trung
Bộ [20]
Ngoài ra, phải phải kể đến các nghiên cứu về các họ thực vật riêng biệt trong
cả nước như “Orchidaceae Đông Dương” của Seidenfaden (1992), “Orchidaceae
Việt Nam” của Leionid Averyanov (1994), Nguyễn Nghĩa Thìn với “Euphorbiaceae
Việt Nam” (1995, 1999, 2007), Nguyễn Tiến Bân với “Annonaceae Việt Nam”
(2000), “Lamiaceae” của Vũ Xuân Phương (2000); “Myrsinaceae” của Trần Thị
Kim Liên (2002), “Cyperaceae” của Nguyễn Khắc Khôi (2002) và Vũ Xuân
Phương với “Verbenaceae” (2007)…Đây là những công trình nghiên cứu chuyên
sâu, đầy đủ các thông tin cần thiết về các loài trong họ, là tài liệu quan trọng làm

cho sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam [20].
1.4. Những nghiên cứu đa dạng thực vật ở VQG Ba Vì
Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở Ba Vì đã được tiến hành từ lâu. Tuy
nhiên việc nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học về mặt thực vật ở VQG Ba
Vì hầu như chỉ mới đưa ra ở mức độ lập danh lục. Theo tài liệu “Thực vật chí Đông
dương” thời Pháp thuộc và các tài liệu điều tra năm 1999: Hệ thực vật bậc cao gồm
có 812 loài thuộc 427 chi và 99 họ, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm như: Bách
xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu
hùm, Phỉ ba mũi, Sam bông, Ba gạc, Sa nhân…Có những loài thực vật chỉ có ở núi
Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá
Ba Vì [35]…Ngoài ra công trình nghiên cứu bước đầu về hệ thực vật Ba Vì của
Nguyễn Nghĩa Thìn (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000. Diversity of vegetation of Ba Vi
National Park. Proceedings of IAVS-2000, Nagano, Japan) trong một bài báo đăng
trên tạp chí nước ngoài có đưa ra một số thống kê về hệ thực vật nơi đây.
Ba Vì nổi tiếng là một trong những trung tâm bảo tồn các cây thuốc ở Việt
Nam, vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc ở đây, có thể kể đến
các công trình:

20
+ Công trình nghiên cứu thực địa của Vũ Văn Chuyên năm 1971 đã lập danh
lục 150 loài cây thuốc ở VQG Ba Vì.
+ Lê Trần Chấn và cộng sự năm 1993 đã công bố số lượng cây thuốc của hệ
thực vật Ba Vì là 280 loài.
+ Theo kết quả điều tra năm 1990 về tình hình cây thuốc từ độ cao 400m trở
lên của Học viện Quân y đã phát hiện có 169 loài cây thuốc có khả năng chữa 28
nhóm bệnh khác nhau.
+ Năm 1992, Trường đại học Dược Hà Nội phối hợp với hiệp hội AREA
(Australia) và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường Trường Đại học Tổng
hợp (CRES) kết quả điều tra cho thấy VQG Ba Vì có 250 loài cây được dùng làm
thuốc chữa 33 bệnh và chứng bệnh.

+ Năm 1998 và 1999 Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự thực hiện đề tài Nghiên
cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào Dao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã xác
định 274 loài, thuộc 214 chi của 83 họ được người Dao chữa 15 nhóm bệnh.
+ Năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án tiến sĩ dược học Góp phần nghiên
cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì đã điều tra được 503 loài được người
Dao sử dụng, thuộc 321 chi của 118 họ, thuộc 5 ngành.
+ Năm 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh, Vũ Văn Sơn
trong công trình Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia
Ba Vì đã thống kê 668 loài thuộc 441 chi của 158 họ, thuộc 5 ngành bậc cao của Ba
Vì được sử dụng làm thuốc.
Trên trang web chính thức của VQG Ba Vì cho biết, theo danh mục thực vật
đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn
Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng
loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện
mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài [35].

21
1.5. Nghiên cứu về các yếu tố địa lý
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý khác nhau, vì vậy phân tích các
yếu tố địa lý thực vật là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật để
hiểu bản chất cấu thành của nó, làm cơ sở cho việc định hướng và bảo tồn giống vật
nuôi, cây trồng…
Gagnepain là người đầu tiên phân tích các yếu tố địa lý của hệ thực vật Việt
Nam với hai tác phẩm “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1926) và
“Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944). Theo tác giả, hệ thực vật Đông
Dương thành 5 yếu tố [21].
Yếu tố Trung Quốc
33,8%
Yếu tố Xích Kim – Himalaya

18,5%
Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác
15,0%
Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương
11,9%
Yếu tố nhập nội và phân bố rộng
20,8%

Sau đó vào năm 1965, khi nghiên cứu về hệ thực vật Bắc Việt Nam, Pócs
Tamás đã phân chia thành các nhóm yếu tố như sau [21]:
- Nhân tố bản địa đặc hữu 39,9%
Của Việt Nam 32,55%
Của Đông Dương 7,35%
- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27%
Từ Trung Quốc 12,89%
Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33%
Từ Malaysia – Indonesia 25,69%

22
Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36%
- Nhân tố khác 4,83%
Ôn đới 3,27%
Thế giới 1,56%
Tổng 100%
Trong nhân tố khác thì nhân tố nhập nội, trồng trọt chiếm 3,08%
Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bản thống kê của các loài thực vật
Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu.
Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung Hoa và nhân tố
đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc
phát sinh của loài đó đã cho ra tỉ lệ như sau [24]:

- Nhân tố bản địa đặc hữu 50%
- Nhân tố di cư 30%
Từ Malaysia – Indonesia 15%
Từ Himalaya – Vân Nam – Quí Châu 10%
Từ Ấn Độ – Miến Điện 14%
- Nhân tố khác 11%
Nhiệt đới 7%
Ôn đới 3%
Thế giới 1%
Tổng 100%
Trong nhân tố khác thì nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Căn cứ các khung phân loại của Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993),
Lê Trần Chấn (1994) và trên cơ sở các công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn

23
Nghĩa Thìn (1999) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ
thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các
yếu tố địa lý. Thang phân loại này đã được tác giả chỉnh sửa, bổ sung vào các năm
2004 trong “Hệ sinh thái rừng nhiệt đới” (NXB ĐHQGHN, 2004) và năm 2008
trong cuốn “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” theo đó hệ thực vật Việt Nam
bao gồm các yếu tố chính sau [18, 20]:
1. Yếu tố toàn thế giới
2. Liên nhiệt đới
2.1. Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ
2.2. Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ
2.3. Nhiệt đới châu Á và Mỹ
3. Cổ nhiệt đới
3.1. Nhiệt đới châu Á và châu Úc
3.2. Nhiệt đới châu Á và châu Phi
4. Nhiệt đới châu Á (Inđô – Malêzi)

4.1. Đông Dương – Malêzi
4.2. Đông Dương – Ấn Độ hay Lục địa châu Á nhiệt đới
4.3. Đông Dương – Himalaya hay lục địa Đông Nam Á (trừ Malêzi,
Ấn Độ)
4.4. Đông Dương – Nam Trung Hoa
4.5. Đông Dương
5. Ôn đới Bắc
5.1. Đông Á – Bắc Mỹ
5.2. Ôn đới cổ thế giới

24
5.3. Vùng ôn đới Địa Trung Hải – châu Âu – châu Á
5.4. Đông Á
6. Đặc hữu Việt Nam
6.1. Cận đặc hữu
7. Yếu tố cây trồng
8. Yếu tố không xác định: bao gồm các taxon không có đủ thông tin để xếp
vào một trong các yếu tố ở trên.
1.6. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện
môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ
của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều
kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Nghiên cứu về phổ dạng sống chính là tìm
hiểu bản chất sinh thái của hệ thực vật.
Có nhiều kiểu phân loại dạng sống khác nhau. Nhưng nhiều tác giả hiện nay
vẫn thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934). Mấu chốt để sắp xếp các
nhóm dạng sống này chính là xem vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất
lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản [18, 23].
1. Cây chồi trên – Phanerophytes (Ph): gồm những cây có chồi trong mùa
khó khăn nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên.

a) Cây chồi trên to (Megaphanerophytes) – Mg: cây gỗ cao từ 25m trở lên.
b) Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) – Me: cây gỗ từ 8 - 25m.
c) Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) – Mi: cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây
leo gỗ, có thân cây hóa gỗ, cao từ 2 - 8m.
d) Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) – Na: cây gỗ lùn, cây bụi hay cây
nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, có thân cây hóa gỗ, cao từ 25 - 200cm.

×