Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Tình hình điều trị thay thế bằng methadone cho người nghiện chích ma túy ở tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.37 KB, 102 trang )

LỜI CÁM ƠN

Trong 2 năm học tập, nghiên cửu tại trường, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Với tình cảm
chân thành và sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Phòng Quàn lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy cô giáo
Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất đế tôi học tập,
nghiên cứu cũng như triển khai thực hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Ngô Thị Nhu, TS.
Khồng Thị Hơn những người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế tinh Điện Biên,
Trung tâm Phòng chổng HIV/AIDS tinh, Trung tâm y tể các huyện, thị xã, thành
phố, đồng nghiệp, gia dinh cùng bạn bè thân thiết đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận án này.
Thái Bình, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Trương Kỳ Phong


DANH MỤC CHŨ VIÉT TẢT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêníí tôi. Các sô liệu,
kết quả tronu luận án này là trang thục và chua có ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên

Truơng Kỳ Phong




AIDS:

Acquied Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phí

ARV:

Anti Retro Virus
(Thuốc điều trị kháng virus)

BCS:

Bao cao su

BKT:
CDTP:

Bơm kim tiêm
Chất dạng thuốc phiện

HIV:

Human Immuno Deficiency virus
(Vi rút gây giảm miễn dịch ờ người)

IIBV:

Viêm gan B


HCV:
KAP:

Viêm gan c
Knovvlcgdc Attitude Practice (Kiến

NCMT:

thức, thái độ, thực hành)
Nghiện chích ma túy

PNBD:

Phụ nữ bán dâm

QHTD:
XN:

Quan hệ tình dục
Xét nghiệm

MỤC LỤC
Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Tý lệ đối tượng nghiên cứu có hành vi vi phạm pháp luật trước


Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo ùng hộ chương trình điều trị Methadone 62 Ý kiến cùa cán
bộ về hiệu quả hồ trợ xã hội và pháp lý cho người NCMT, bệnh nhân điều trị
Methadone và người nhiễm HIV/AIDS 62 Ý kiến của cán bộ về tinh hình an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở


Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ cán bộ của 5 cơ sở điều trị methadone theo định biên .. 64


7

ĐẶT VẮN ĐÊ
IIIV/AIDS xuất hiện từ năm 1981 nhưng đã nhanh chóng lan khắp toàn cầu
và đã trở thành đại dịch nguy hiểm. HIV/AIDS tấn công mọi đối tượng, gây nguy
hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người dân và tác động tiêu cực đến phát triên
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.
Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện năm 1990. Sau 23 năm
triển khai công tác phòng, chống HIV/A1DS ở Việt Nam đã thu được một số kết
quá quan trọng, đển nay dịch HIV/AIDS vẫn đana ở giai đoạn tập trung. Tuy
nhiên, tình hình lây nhiễm I1IV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng
người nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn ngày một tăng. Công tác phòng, chống
IIIV/AIDS đă trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài đối với đất
nước ta [13].
Tình Điện Biên là tinh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Ca nhiễm HIV
đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Điện Bicn năm 1998. Hiện nay dịch
H1V/AIDS đã lan ra cộng đồng và diễn biến rất phức tạp. Đến tháng 12/2013 có
7.237 trường hợp, trong đó còn sống quản lý được 4.033 người; đã có 2.669
người tứ vong do AIDS. Lây nhiễm HIV ở tinh Điện Biên chú yếu trong nhóm
người nghiện chích ma tuý; tập trung chủ yếu ở các huyện, thị, thành phố trọng

điểm đó là các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Áng, thị xã Mường Lay và
thành phố Điện Biên Phủ. số người sử dụng ma túy quán lý được năm 2013 là
7.664 người, ước tính toàn tỉnh có khoảng 9.000 người nghiện ma túy. Toàn tỉnh
có khoảng 200 gái bán dâm [29], [35].
Từ năm 2009, tinh Điện Biên đã bắt đầu triển khai các chương trình can
thiệp dự phòng lây nhiễm H1V trong những người nghiện chích ma túy (NCMT)
trên địa bàn 96 xã/phường thuộc 9 huyện, thị, thành phố thuộc tinh Điện Biên.


8

Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone được triển khai trên địa bàn tinh Điện Biên từ năm 2010; đến nay đã
thành lập 05 cơ sở điều trị Methadone, đến tháng 9/2013 đã điều trị Mcthadonc
cho 1.226 người nghiện chích ma túy. Nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình
can thiệp giảm tác hại và chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bẳng thuốc Methadone, về lĩnh vực kinh tế, xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV
trên địa bàn tinh Điện Biên; làm cơ sờ khoa học cho việc xây dựng các chương
trình can thiệp dự phòng IIIV/AIDS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình
hình điều trị Methadonc thay thế cho người nghiện chích ma túy ở tính Điện
Biên” với các mục tiêu:
ỉ. Đánh giá kết quả điều trị thuốc Methadone thay thế tới sức khỏe (thể
chất, tinh thần, xã hội) của đối tượng nghiên cứu.
2. Mô tả ỷ kiến của cán bộ lãnh đạo về kết quá điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho
người nghiện chích ma tủy tại tỉnh Điện Biên.


CHƯƠNG 1.
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Tình hình nhiễm HIV/AIDS

1.1.1. Tinh hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Ngày 20/11/2012, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo
toàn cầu về H1V/AIDS năm 2012”, trong đó nêu rồ tình hình dịch và đáp ứng với IIIV/AIDS trên
phạm vi toàn cầu đến hết năm 2011. Theo Báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến
chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (2,2 triệu - 2,8 triệu)
và 1,7 triệu người (1,5 triệu - 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. số người nhiễm
I11V/AIDS hiện đang còn sống trên toàn cầu là 34 triệu (31,4 triệu - 35,9 triệu). Trong 34 triệu người
nhiễm HIV/A1DS đang còn sống có khoảng 50% (17 triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rứt
này của mình. Điều này hạn chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, do
đó làm tăng khá năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIIDS trên thế giới
đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% sổ người lớn (từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara cua châu Phi
vẫn là nơi bị HIV/A1DS tấn công nặng nề nhất; Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm
H1V/A1DS còn sống của thế giới [55].
Mặc dù tỷ lộ hiện nhiễm IIIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ
này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HĩV đang sống ở châu Á (Bao gồm Nam Á, Đông Nam Á
và Đông Á) lên tới con số 5 triệu. Vùng Cận Sahara cứa châu Phi là nơi bị ánh hướng nặng nề nhất;
tiếp đến là vùng Caribc, Đông Âu và Trung Á - những khu vực đang có khoáng 1,0% số người lớn
đang mang trong mình HIV.

Đại dịch HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khõe cộng đồng, số nhiễm
mới HIV toàn cầu dường như đã đạt đỉnh vào cuối những năm 1990, với 3 triệu ca nhiễm mới một năm
ca nhiễm mới trong năm 2007. số ca nhiễm mới giảm đi phàn ánh xu hướng của dịch, cũng như kết quả
của các chương trình dự phòng làm thav đổi hành vi trong cộng đồng [55].
Ngàv 10/6/2011, tại Liên Hợp Quốc các nguyên thủ quốc gia, những người đứng đầu Chính phủ
và đại diện cho các quốc gia, đã ra Tuyên bổ Chính trị về phòng chống HIV/AIDS, nhàm tăng cường



mạnh mẽ nồ lực của toàn thế giới đế xóa bò HIV/AIDS: tăng cường lãnh đạo đế ứng phó toàn cầu
phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp tục thực hiện các cam kết chính trị trong việc ứng phó toàn diện nhằm
ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV và giám thiểu tác động của dịch; hướng tới hoàn thành mục tiêu tiếp cận
phổ cập tới các chương trình dự phòng toàn diện, điều trị, chăm sóc và hồ trợ.
Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ về phòng, chống HIV/AIDS
(MDG6) với tiêu đề “Giữ vững cam kết; đoàn kết đổ hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ”. HIV/AIDS tạo ra tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu và đặt ra một trong những thách thức ghê gớm
nhất đối với sự tiến bộ, phát triển và ốn định của mồi quốc gia và trên toàn thế giới, đòi hỏi một ứng
phó toàn cầu đặc biệt và toàn diện. Sự lây lan cùa HIV chính là hậu quả và nguyên nhân của đói nghèo.
Đại dịch HIV vẫn là một thảm họa chưa từng có cùa loài người, gây ra nồi thống khỗ to lớn cho các
quốc gia, các cộng động và các gia đình trên toàn thế giới [56].
Sự gia tăng lây nhiễm HIV ờ những người tiêm chích ma túv vẫn là nguycn nhân chủ yếu về lây
nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu; vấn đồ ma túy tiếp tục trờ thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các
quốc gia và toàn cầu.
Dự phòng là nền tảng cùa ứng phó toàn cầu với HIV/AIDS, Chương trình dự phòng HIV đưa
đến một ứng phó mạnh mẽ, có hiệu quà và toàn diện;
dựa trên băng chứng; các chiên lược dự phòng HIV cân tập trung vào các nhóm đích có nguy cơ lây
nhiễm HIV cao.
Các chi phí đầu tư cho chương trình phòns chống HIV/AIDS hiện nay là không bền vừng; do đó
cần phải đầu tư hiệu quả, chi phí tốt hơn, dựa trên bang chứng của các nghiên cứu khoa học về
HIV/AIDS; nhằm triển khai và mờ rộng các chương trình giảm nguy cơ và giảm tác hại, theo “Hướng
dẫn kỹ thuật của WHO/UNODC/UNAIDS cho các Quốc gia nhằm xây dựne các chì tiêu của tiếp cận
phổ cập tới dự phòng lây nhiễm HIV, điều tri và chăm sóc cho những người tiêm chích ma túy” phù
hợp với luật pháp của từng quốc gia; bao gồm việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS và BKT sạch
và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Nhằm đạt được mục tiêu do Liên
hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động “Getting to Zero - Hướng tới mục tiêu ba không”:

Ilướnư tới không còn người nhiễm mới HIV; không còn người tử vong do AIDS; không còn tình trạng
phân biệt, đối xứ, kỳ thị với HỈV/AIDS.



1.1.2. Tình hình HIV/A1DS tai Viêt Nam


9

Trường hợp nhiễm H1V đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990. Đen
30/11/2013 HIV đã có mặt ỡ 63/63 tinh, thành phố, 98% số huyện, 79,1% sổ xã của Việt Nam [5].

Sổ trường họp nhiễm HIV còn sống là 216.254 trường hợp; có 68.977 trường hợp tử vong do
AIDS. Trong 11 tháng đầu năm 2013, có 11.567 người nhiễm HIV được phát hiện, số nhiễm HIV mới
năm 2013 giảm 15%; số tử vong giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Toàn quốc cỏ 78% xã, phường;
98% quận, huyện và 63/63 tỉnh, thành phố có người nhiễm HIV/AIDS.
Phân bổ người nhiễm HIV theo giới tính: Người nhiễm là nam giới chiếm 67,5% và nữ giới là
32,5%. Phân bố người nhiễm theo độ tuổi: Phần lớn trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ
tuồi trẻ từ 20 - 39 tuổi chiếm 79%. Tỷ lộ nhiễm ở độ tuổi từ 40 - 49 tuổi chiếm 13,7% và trcn 50 tuồi
chiếm 3,9%. Nhiễm HIV ở lứa tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 1,7%, các trường hợp nhiễm ở trẻ em dưới 14
tuổi chiêm 2,6%.
Phân bố ncười nhiễm IIIV/AIDS theo đường lây truyền: trong sổ người nhiễm HIV được báo
cáo trong năm 2013 cho thấy lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 45%), ty lệ
người nhiễm H1V lây truyền qua đường máu chiếm 42,4%, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ
sang con chiếm 2,4% và chi có 10,1% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Phân tích
người nhiễm HIV theo nhóm đối tượng: Người nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu là người nghiện chích
ma tuý chiếm 39,2%. Tình dục khác giới chiếm 18%; bệnh nhân Lao là 4,4%; bệnh nhân nghi AIDS là
6,5%; các nhóm khác chiếm 31,8% [5],
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2013: Tý lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy

(NCMT) là 10,3% (giảm 0,7% so với năm 2012); nhóm phụ nữ bán dâm là 2,6% (giảm 0,1% so với
năm 2012); tỷ lệ ở nhóm đồng tính nam là 3,9% (giảm 1,6% so với năm 2012) [13].
Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo nguy cơ làm lây truyền HIV do lây truyền qua đường tình dục sẽ là

nguyên nhân chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khà năng khống chế
lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khỏ khăn hơn nhiều lần so với khổng chế lây truyền qua đườne
tiêm chích qua nhóm nghiện chích ma túy.


Dịch HIV/A1DS ở mức cao khó kiểm soát ở phần lớn các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và các huyện miền núi của tĩnh Nghệ An, thanh Hóa. Riêng hai
thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh diễn biến dịch phức tạp, khó kiểm soát [15].
1.1.3. Tinh hình HIV/AIDS tại tỉnh Điện Biên
Ca nhiễm HỈV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 1998; đến tháng
12/2013, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV là 7.237 trường hợp, trong đó còn sổng quán lý được
4.033 người. Lũy tích bệnh nhàn AIDS 4.424 người; lũy tích tử vong 2.669 người. Trong năm 2013
phát hiện thêm 510 trường hợp nhiễm H1V mới, giảm 271 trường hợp so với cùng kỳ năm 2012 (giảm
34,7% so với năm 2012; giảm 59,1% so với năm 2010 là thời kỳ đỉnh dịch); phát hiện 641 bệnh nhân
AIDS mới (giảm 31,3% so với năm 2012); 370 ca tử vong mới do AIDS (giảm 53,9% so với năm
2012). Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống và quản lý được trên dân số là 0,76%. Hiện nay 100% số huyện, thị
và 97/130 xã, phường có người nhiễm I1IV/AIDS [31],

Nhiễm mói AIDS mói------------------Tử vong mói

Biểu đồ 1.1. Số nhiễm HIV mới; AIDS mới; tử vong qua các năm
Dịch HIV/AÍDS đã giảm ở các huyện, thị trọng điểm. Tỷ lệ nhiễm H1V năm 2013 ở thành phố
Điện Biên Phù giảm 41,5% so với năm 2012; huyện Điện Biên giảm 33,7%; huyện Tuần Giáo giảm
35,9%; huyện Mường Ảng giảm 27,8%; thị xã Mường Lay giảm 32,2%; huyện Điện Biên Đông giảm
37,2%; huyện Mường Nhé giảm 40%; huyện Mường Chà giảm 48,2%; huyện Tủa Chùa tăng 27,3%
[31],


Tý lệ lây truyền HIV qua đường máu trong năm 2013 là 57,45%; giảm 8,38% so với cùng kỳ
năm 2012. Tv lệ lây qua đường tình dục năm 2013 là 37,84%; giảm 7,89% so với cùng kỳ năm 2012.

Tỷ lệ lây qua đường lây truyền mẹ con năm 2013 là 4,71 %; tăng 1,15% so với cùng kỳ năm 2012.
Tỷ lộ lây nhiễm HIV theo nhỏm tuổi: 0 - 1 5 tuổi có 24 trường hợp chiếm 4,71%; từ 16 - 19
tuổi có 8 trường hợp chiếm 1,57%; từ 20 - 29 tuổi có 216 người chiếm 42,35%; từ 30 - 39 tuổi có 203
người chiếm 39,8%; từ 40 - 49 tuổi có 52 người chiếm 10,2%; từ 50 tuổi trở lên 7 người chiếm 1,37%.
Độ tuổi 20 - 39 có tỷ lộ nhiễm cao nhất chiếm 82,3% [29].
Tỳ lệ nhiễm theo giới tính năm 2013: Nam giới chiếm 69,61%; nừ giới là 30,39%. Nhiễm HIV
trong nhóm NCMT qua giám sát trọng điểm cao nhất vào các năm 2003, 2004 với tỷ lộ 49,2% và 50%;
tỷ lệ này còn rất cao 18,3% năm 2012. Kết quả nghiên cứu IBBS năm 2009 ở tỉnh Điện Biên tỷ lộ
nhiễm H1V trong nhóm NCMT là 56%, cao nhất trong toàn quốc [30], [31]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các
nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự có dấu hiệu dịch chững lại, không cao như năm 2006.
Năm 2013 là 0.25%. Tỷ lệ nhiễm H1V trong nhóm bệnh nhân STI năm 2008 là 10,26%; năm 2013 là
0,66%. Tỷ lộ nhiễm IIIV trong nhóm GMD qua giám sát trọng điểm từ năm 2003-2007 luôn thấp hơn
so với chỉ số Quốc gia; song tỷ lệ này tăng lên rất cao 20% trong năm 2009. Tỷ lệ nhiễm H1V trong
nhóm phụ nữ mang thai nông thôn năm 2008 là 2,25%, cao hơn chi số Quốc gia 9,7 lần; tỷ lệ năm 2013
là 1,25%. Từ năm 2011, tinh Điện Bien triển khai giám sát trọng điểm trên nhóm vợ/bạn tình của người
NCMT; tỷ lệ nhiễm H1V năm 2011 là 13,7%; năm 2013 là 5,5%; Đây là nhóm có nguy cơ cao lây
nhiễm H1V và làm lây truvền mạnh HIV cho cộng đồng.
1.1.4. Các phương thức lây truyền HỈV
1.1.4.1. Lây truyền theo đường tình dục
Dây là phương thức quan trọng và phổ biến. Tần suất lây nhiễm H1V qua một lần giao hợp với
một người nhiễm HIV là 0,1% - 1% [15]. Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ, HIV có
nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này xâm nhập vào cơ thể. Những người
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam, có nguy cơ cao
gấp hàng chục lần so với người khác [21]. Nguy cơ lây nhiễm H1V có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh


lây truyền qua đường tình dục, những bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm
ỈIIV [9].
ì. ỉ.4.2. Lâv truyền qua đường máu
H1V lây truyền qua đường máu do truyền máu không sàng lọc H1V, sử dụng dụng cụ xuyên

chích qua da không được khử khuẩn như dùng chung bơm kim tiêm, kim săm và các vật sắc nhọn
khác; người tiêm chích ma túy sứ dụng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng cẩn thận; lây truyền
IIIV qua việc cấy ghép các phủ tạng đă bị nhiễm HIV, nhận tinh dịch bị nhiễm H1V. Lây truyền H1V
còn có thế sảy ra trong các cơ sở Y tế (do tiệt trùng dụng cụ không đảm bảo, tiếp xúc trực tiếp với máu,
dịch sinh học của người nhiễm HIV, hoặc bị kim tiêm đâm qua da, dao kéo cứa phải tay) do tai nạn rủi
do nghề nghiệp [6], [8], [33].
1.1.4.3. HỈV lâv truyền từ mẹ sang con
HIV lây truyền từ mẹ sang con trong thời kv mang thai, trong quá trinh sinh con và cho con bú,
khả năng người phụ nữ bị nhiồm IỈIV có thể truyền HIV cho con là 13% - 39% [5], [10].
7.7.5. Anh hưởng của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Ke từ khi phát hiện ra ca mắc HĨV đầu tiên trên thế giới năm 1981, H1V đã nhanh chóng lan ra
toàn càu, đến nay HIV/A1DS đã trở thành đại dịch. Đại dịch HIV/AIDS tác động mạnh đến chính trị,
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, nó có thể làm tiêu tan những thành quà công cuộc phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Dịch H1V/A1DS đã và đang là thách thức lớn cho việc thực hiện
mục tiêu Thiên niên kỷ đàu tiên về xóa đói giảm nghèo của các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Hầu hết Chính phủ các nước đều ý thức được đầy đu về tác hại của đại dịch H1V/A1DS đến sự
phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có phiên họp đặc biệt, đề ra chiến lược
phòng chổng IIIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu, kêu gọi Chính phủ các quốc gia cùng nhau cam kết và
hơp tác để chống lại đại dịch HIV/AIDS [45],
Đại dịch IIIV/AIDS phát triển gẳn liền với các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm thông qua
tiêm chích ma túy và các hoạt động tình dục không an toàn. Hơn nữa, dịch H1V không chỉ ảnh hưởng


đến tính mạng, sức khoê con người mà còn gây tác hại lớn đối với kinh tể xã hội, văn hoá nòi giống và
trở thành hiếm hoạ của loài người [51].
Đại dịch HIV/A1DS còn kéo theo sự phát triển cúa một số bệnh dịch khác như tạo điều kiện dế
bệnh Lao phát triển, làm tăng nguy cơ vi khuẩn Lao kháng thuốc, ngoài ra nó còn làm gia tăng các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) [22],

Đại dịch HIV/AIDS làm giảm dân sổ, suy thoái nòi giống. Hầu hết bệnh nhân mắc HIV đều ớ

lứa tuối trẻ như ở Việt Nam người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20 - 39 chiếm 83 %, đây
là độ tuổi lao động, đóng góp chủ yếu cho xã hội do đó làm giám thu nhập quốc dân. Ớ một số quốc

gia đại dịch H1V/AIDS làm suy mòn giống nòi như ở một số nước Châu Phi (Botswana, SwaziLand,
Nam Phi, Zambia, Zimbabwe), tuổi thợ trung bình của người dân đã đạt từ 50 đến 65 vào năm 1980 1985, nhưng do H1V/AIDS tuôi thọ trung bình của các nước này chi còn khoáng 30 - 40 tuôi vào năm
2010. Tại Zimbabwe tý lệ người nhiêm HIV/AIDS trong dàn CU' là 25% đên năm 2000 đã mất đi 10%
lực lượng lao động xã hội [47].
1.2. Nghiện chích ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS
1.2.1. Tinh hình ma tuỷ ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Công an đến tháng 12/2013, cả nước có 181.396 người sử dụng ma túy
đang dược quàn lv (tăna 9.396 người so với năm 2012). Theo ước tính trung bình của các chuyên gia
Bộ Y tế, hiện tại cả nước có khoáng 210.000 người sử dụng ma túy, và 240.000 người vào năm 2015.
Người nghiện ma túy có ở 63/63 tinh, thành phổ, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60%
xã, phường, thị trấn trên cả nước [4], Năm 1994 có tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc
khu vực các tinh Trung du và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là gần 30%. Tỷ lệ người
nghiện ma túy thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã tăng từ 18,2% lên 31% trong cùng kỳ. Tương tự,
ty lệ người nghiện ma túy thuộc các tinh miền Đông Nam bộ đã tăng từ 10,2% lên 23% [1].
Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. Cuối năm 2010, gàn 70% người
nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30. Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tỷ lệ người
nghiện là nữ cũng đang có xu hướng tăng trong những năm qua.


Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chừ, 59% có trình
độ vãn hóa từ tiểu học tới trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo

nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chi; khoảng 12% được đào tạo
nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chi tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy không có
nghề nghiệp ồn định, chi tiêu chú yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chi bằng 1/3 sổ
tiền chi cho ma túy.
Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ sử dụng

Heroine năm 2013 là 75%; 10% sử dụng ma túy tổng hợp; thuôc phiện 7%; cân sa chiêm 1,7%; các
loại khác chiêm 6,3%. Theo đánh giá cùa Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc
(UNODC), việc lạm dụng các loại chất kích thích Amphetamine (ATS), đặc biệt là Mcthamphctamine,
đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam; việc gia tăng lạm dụng các loại ma
túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy
gặp rất nhiều khó khăn.
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đồi. Đến cuối năm 2013 số người chích ma túy
chiếm hơn 3/4 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm
chích với việc dùng chung bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong nhóm người nghiện
chích ma túy. Theo số liệu từ Bộ Y tế, người nghiện chích ma túy cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lộ
cao nhất trong số những người nhiễm HIV ở Việt Nam (39,2% năm 2013) [1],
Khoảng 50% số người nghiện đã gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm,
mất ngủ, ảo giác, căng thẳng thần kinh, trong đó 11,4% thường xuyên hoặc luôn luôn gặp những vấn đề
như vậy. Hơn 1/3 số người nghiện ma túy gặp những khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ với người
thân. Khi dùng loại ma túy kích thích hoạt động hoặc gây ảo giác làm cho nhận thức và hành động cùa
người nghiện không phù hợp với đạo đức, tập quán và pháp luật nên dề dàng phạm tội. Kết quả điều tra
xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma túy trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc, kể cả phạm tội
đế có tiền thỏa mãn nhu cầu ma túy. Vì vậy, họ đã gây ra suy sụp kinh tế cho gia đình, bạn bè và xã hội
[18], [34], [35],
Ngoài ra, nghiện ma túy là nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội như giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích, bạo lực gia đình... số liệu khảo sát


của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy có gần 38% số học viên được tiếp nhận và hồ trợ
cai nghiện tại các Trung tâm đã có tiền án hoặc tiền sự. Theo số liệu từ Bộ Công an có 22,4% số người
nghiện có hồ sơ quán lý của cả nước cuối năm 2013 đang được quản lý tại các trại giam, trường giáo
dưỡng.
Như vậy, cỏ thể thấy tình hình lạm dụng ma túy ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp và có
xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma túy mới, hình thức sử dụng ma túy không an
toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Đa sổ người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được

đào tạo nghề và không có việc làm ổn định, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, kinh tế khó khăn,
nhiều người không được sự hồ trợ của người thân, gia đình [1],
Các rào cản, lồ hống trong hoạt động can thiệp giảm tác hại trên nhóm sử dụng ma túy: Theo số
liệu giám sát trọng điểm của Cục Phòng chống HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT đang
có chiều hướng giảm đáng kể nhờ các hoạt động can thiệp giám tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trong
nhóm TCMT (phân phát BKT, BCS, tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone) được tăng cường trong nhiều năm qua.
Tuy nhicn, hiện nay vẫn đang tồn tại một số các rào cản, lồ hồng trong hoạt động can thiệp giảm
tác hại trên nhóm sử dụng ma túy, làm hạn chế các kết quả của chương trình can thiệp giảm tác hại
nhằm hướng tới mục tiêu là giảm 50% số trường hợp nhiễm mới ở nhóm TC'MT so với hiện nay, đến
năm 2015 đó là: Kỳ thị xã hội liên quan tới ma túy vẫn thực sự ám ảnh những người tham gia chương
trình kỳ thị, sự kỳ thị này đã làm giảm đáng kể cơ hội xây dựng lại cuộc sống, có việc làm mới và khả
năng củng cố và xây dựng các mối quan hệ xã hội của họ. vấn đề kỳ thị này sẽ làm tăng những nguv cơ
làm giảm sự thành công cúa chương trình điều trị [27]. Mặt khác, sử dụng ma túy được cho là tệ nạn xã
hội, những người TCMT sợ bị phát hiện hành vi nguy cơ của họ nên đà lén lút tiêm chích, ngại tiếp cận
với các dịch vụ cung cấp bơm kim tiêm sạch ở cộng đồng. Ớ một số địa phương, hoạt động tiếp cận
truyên thông, phân phát bơm kim tiêm sạch của các tuyên truyên viên đông đẳng gặp trở ngại, do gia
đình người TCMT không cho tiếp xúc với con em họ. Nsoài ra, sự tự kỳ thị của bản thân những người
sử dụng ma túy, trong đó đặc biệt là những người sử dụng ma túy bị nhiễm IIIV. IIọ tự sợ hãi và xa
lánh cộng đồng, gia đình nên việc tiếp cận truyền thông, cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su cũng
là một vấn đề hạn chế. Độ bao phủ về địa bàn can thiệp giảm tác hại trên nhóm TCMT cũng là một trở
ngại hiện nay, do nguồn lực tài chính hạn chế.


Môt số loai ma túy đang sử dung ở Viêt Nam và tỉnh Điên Biên
- Thuốc phiện (Á phiện - opium): Là loại ma túy có nguồn gốc tự nhiên. Thuốc phiện là một
loại nhựa cây lấy từ cây thuốc phiện (cây anh túc). Cây thuốc phiện có khoảng hơn 100 loài, có nguồn
gốc sử dụng rất lâu đời. Nhựa cây thuốc phiện có mùi rất đặc trưng, hăng hắc, mầu nâu đen hoặc cánh
gián.


- Heroin: Heroin có tên khoa học là Diacetyl morphin, công thức hóa học là C21H23NO5.
Heroin là một chế phẩm bán tổng hợp từ Morphin, đây là loại ma túy độc hại phổ biến nhất hiện nay.
Nó có khả năng gây nghiện rất nhanh sau vài lần sử dụng là có thề gây nghiộn nặng. Người nghiện
nhanh chóng suy sụp về thế xác và tinh thần. Cũng chi cần liều khoảng 0.06gr có thể gây chết người
nhanh chóng sau khi tiêm. Hình thức sử dụng: Tiêm ven, tiêm cơ, hút, hít, trộn với cần sa, trộn với
thuốc lắc, trộn với côcain. Ở Việt Nam, Ileroin chủ yếu được dùng qua đường hút, hít và tiêm chích,
llcroin là chất gây nghiện nặng, việc sử dụng liên tục sẽ dần đến tình trạng lệ thuộc (nghiện) nhanh
chóng như vậy sẽ xảy ra tình trạng ngày càng tăng liều dê có cảm giác phê như ban đầu điều này cũng
dẫn đến nguy cơ sốc thuốc rất cao. Khi dùng liều cao, trạng thái dịu thần kinh dơ thuốc gây ra có thế
quá tái dần đến sốc thuốc với các biếu hiện bất tinh, hôn mê và chết dơ tắc thớ. Triệu chứng đói thuốc
bao gồm mệt mói, đau xương, đau cơ, mất ngủ, tiêu chảy, nôn mửa, lạnh nổi da gà và xuất hiện khi
người sử dụng không sứ dụng như cũ nữa.
Sử dụng Heroin có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao dơ sử dụng bơm kim tiêm chung và dẫn đến
trạng thái mất khả năng suy xét tỉnh táo khiến người sử dụng khó tránh được hành vi nguy cơ cao.
Methamíetamine: Là chất ma túy tông hợp, có tên khác là ATS, bột trắng không mùi, dề tan
trong nước và rượu. Đây là chất kích thích và gây nghiện cực kỳ nguy hiểm, độc hại nhất và cũng gây
rối loạn xã hội nhiều nhất. Các hình thức sử dụng: hút, hít, tiêm chích, uống.
Hậu quả sử dụng Methamfetamine liên tục sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc (nghiện) và khi bị
phụ thuộc người sử dụng sẽ thay đối về nhân cách, tâm sinh lý lúc đó xuất hiện các triệu chứng như
thường xuyên có hành vi bạo lực, lo lắng, mất ổn định, rối trí, mất ngủ, mất khá năng về tình dục.
Nguy cơ cao dẫn đến H1V khi sử dụng Methamfetamine là do sử dụng bơm kim tiêm chung.


Mặc dù ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tình trạng sử dụng loại thuốc này, nhưng xu
hướng sử dụng ngày càng gia tăng do bởi tác động mạnh bởi mạng lưới buôn lậu ma túy.
Đặc biệt trong nhóm này phái kể đến Ecstasy (thuốc lắc) là chất kích thích gây ảo giác. Cũng

như Ethamfetamine, Ecstasy là gốc Amfetamine, công thức hóa học N11H15NO2. Trước đây được sử
dụng chống trầm cảm ở các bệnh nhân tâm thần. Đcn năm 1970 người ta phát hiện ra đây là loại ma
túy nguy hiểm có khả năng lan tràn rất mạnh và đã được cấm sử dụng cho bệnh nhân.

Hậu quả sử dụng Ecstasy là phụ thuốc nghiện, khi sử dụng nó sẽ kích thích gây tăng trương lực
các cơ lớn như cơ mông, cơ đùi, cơ lưng dẫn đến đối tượng lắc và gây ảnh hưởng đèn sự phát triển của
thai nhi, thay đối thân nhiệt, nhịp tim, quá liều dẫn đến sốc. Đặc biệt sử dụng kéo dài dây tâm thần
độnu; kinh cho người sử dụng. Nguy cơ nhiễm HIV cao vì họ có hành vi tình dục không an toàn sau
khi sử dụng thuốc lắc [40].
1.2.2. Tỉnh hình tê nan ma túy tai tỉnh Điên Biên
Theo số liệu thống kê, rà soát tình hình người nghiện ma túy và gái bán dâm ỡ các huyện, thị,
thành phố của Sờ Lao động - Thương binh và xâ hội tĩnh Điện Bicn, đến 20/12/2013 toàn tinh có 7.664
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (Tăng 809 người so với năm 2012). Trong đó thành phổ Điện
Biên Phủ có 662 người; huyện Điện Biên 2.041 người; huyện Tuần Giáo 853 người; huyện Mường
Ảng 657 người; huyện Mường Chà 325 người; huyện Mường Nhé 453 người; huyện Tủa Chùa 350
người; huyện Điện Biên Đông 1.060 người; huyện Nậm Pồ 566 người; thị xã Mường Lay 76 người;
trong trại tạm giam 621 người [29], trong đó:
- Nam 6.631 người (Chiếm 86,5%), Nữ 412 người (chiếm 13,5%)
- Dộ tuổi: Từ 19 - 30 tuồi chiếm 30,2%; từ 3 1 - 5 0 chiếm 56,9%. Người nghiện ma túy tại tỉnh
Điện Biên đa số đang trong độ tuổi lao động.
- Dân tộc: số người nghiện ma túy là dân tộc Thái chiếm tỷ lộ 40,8%; H’Mông 30,5%; Kinh
19,3%; dcân tộc khác chiếm 9,4%.


- Nghề nghiệp: số người nghiện ma túy trong tình chủ yếu là nông dân chiếm 77,2%; không nghề
nghiệp chiếm 15%; còn lại là các ngành nghề khác. Người nghiện ma túy thuộc gia đình chính sách:
107 người chiếm 1.39% tống số người nghiện ma túy.
- Trình độ học vấn; Đa số người nghiện ma túy có trình độ tiểu học; tốt nghiệp trung học cơ sỡ
chiếm 33%.
- Việc làm: Chủ yếu người nghiện ma túy không có việc làm; có việc làm nhưng khôna thường
xuyên chiếm 65,9%; Có việc làm thườnu xuyên chiếm tý lệ thấp.
- Tinh trạng hôn nhân: Đà có vợ/chồng chiếm 69,4%; Còn lại là chưa có vợ, chồng hoặc đã ly dị,
ly thân.
- Tình trạng kinh tế: Người nghiện ma túy có điều kiện kinh tế khó khăn chiếm tỷ lộ khá cao

54,6%.
- Thời gian sử dụng ma túy: Người nghiện ma túy có thời gian sử dụng ma túy từ 3 năm trở lên
chiếm 76,6%; dưới 1 năm và từ 1 - 2 năm chiếm 23,4%.
- Loại ma túy sử dụng: Thuốc phiện chiếm 15,1%; Heroin chiếm 78,4%; Ma túy tổng hợp chiếm
1,2%. số lần sử dụng trong ngày từ 1 - 2 lần đối với người hút, hít; Còn lại tiêm chích từ 2 - 3 lần/ ngày.
- Nguvên nhàn dần đến nghiện ma túy: Do bị rủ rê lôi kéo chiếm 60,8%; tìm khoái lạc 21,9%;
Còn lại do họ tự tim đến ma túy để tìm cảm giác lạ hoặc số ít để chữa bệnh [29].
Số người nghiện ma túy trên địa bàn tinh Điện Biên năm 2013 so với năm 2012, neuvên nhân do:
Một số người nghiện còn giấu chưa khai báo dến nay qua rà soát điều tra cơ quan chức năng mới phát
hiện. Do Điện Biên triển khai các cơ sở điều trị Methadone nên người nghiện ma túy, gia đình người
nghiện ma túy tự giác khai báo đế được điều trị Methadone.
1.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị bằng Methadone trên thế giới và ơ Viêt Nam
é

1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là điều trị
thay thế bằng Methadone) không phải là một trong những giải pháp mới trong hoạt động can thiệp

giám tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Ớ Hồng Kông, chuơng trình Methadone đã được triển khai từ


những năm 1970, ở Hà Lan được triền khai từ những năm 1980 và Trung Quốc cũng đã thực hiện
chương trình này vào năm 2003. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về đề tài này rất phong phú
và đa dạng với các mục tiêu khác nhau.

Các nghiên cứu quốc tế đà đưa ra các bàng chứng thống nhất là: điều trị thay thế bàng Methadone
giúp naười nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) dự phòng lây nhiễm H1V, giảm tần suất sử dụng
các CDTP, giảm các hành vi tội phạm, cải thiện sức khóe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân bao gồm
giảm tỷ lộ tử vong do quá liều, tăng hiệu quả điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy tính hiệu quà về mặt kinh tể cùa chương trình điều trị thay thế bằng

Methadone [4], [38], [60].

a) Dự phòng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng Methadone đường uổng làm giảm nguy cơ
lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) do giam việc tiêm chích,
giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm [27],
- Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người nghiện chích ma túy (NCMT) không được điều trị bằng
Methadone có tý lệ huyết thanh dương tính với HIV tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với
nhóm người NCMT được điều trị bàng Methadone, tý lệ này chỉ tăng từ 13% đến 21%. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
- Theo kết quả đánh giá của Hồng Kông, năm 2001 trong 3811 mẫu nước tiểu của bệnh nhân
tham gia điều trị bàng Methadone, chi có 4 trường hợp nhiễm H1V (chiếm tỷ lệ 0,105%).
- Metzger DS và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trong 18 tháng về nhỏm người sử dụng

ma túy có IIIV âm tính tham gia điều trị Methadone và không điều trị Methadone, kết quả cho thấy sau
18 tháng, tỷ lệ có HIV dương tính trong nhóm bệnh nhân điều trị Methadone là 3,5% và tỷ lệ này ở
nhóm không được điều trị Methadone là 22% [49].
- Liều điều trị Methadone cũng có vai trò quan trụng trong việc dự phòng lây nhiễm HIV. Kết
quả nghiên cứu của Hartel DM và Schoenbaum EE cho thấy bệnh nhân được điều trị với liều hơn
80mg/ngày có tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp hơn hẳn so với bệnh nhân dùng liều thấp hơn [43].


b) Giảm sử dụna ma tuý bất hợp pháp: Các nghicn cứu về kết quả điều trị thay thế bằng
Methadone tại Anh, Mỹ và úc cho thấy việc giảm sử dụng Heroin trong nhóm người được điều trị bằng
Mcthadonc.
- Một nghicn cứu tại Mỳ cho thấy điều trị bằng Methadonc làm giảm tỷ lộ sử dụng Hcroin 70%,
người nghiện các CDTP không tham gia điều trị Methadone có tần suất sử dụng Heroin cao hơn 9,7
lần, tý lệ bị bắt giam cao gấp 5,3 lần so với những người được điều trị (Báo cáo của Viện nghiên cứu
Quốc gia về lạm dụng ma tuý, Hoa Kỳ) [50].

- Đầu năm 2004 Trung Quốc triển khai thí điếm chương trình điều trị Methadone tại 8 phòng

khám ờ 5 tinh. Tính đến thời điếm năm 2005, chính phủ Trung Quốc đã cho phép triển khai rộng ra 128

phòng khám tại 21 tỉnh vói 8.900 người nghiện ma túy tham gia chương trình. Kết quả đánh giá tại 8

cơ sở đàu tiên, tỷ lệ khách hàng tiêm chích ma túy giảm từ 69,1 % xuống còn 8,8% sau một năm điều
trị và tần xuất tiêm chích trong tháng giảm từ 90 lần/tháng xuống còn 2 lần/tháng, tý lệ có việc làm
tăng từ 22,9% lên 40,6% và tý lộ phạm tội do khách hàng tự báo cáo giảm từ 20,7% xuống còn 3,6%.
Trong số 92 người H1V âm tính tham gia chương trình và kéo dài điều trị ít nhất 1 năm không có
trường hợp nào nhiễm H1V. Den năm 2008, Trung Quốc đã có 1.500 phòng điều trị Mcthadonc cho
khoảng 300.000 người sử dụng hcroin [59],
-Kêt quá báo cáo chương trình điêu trị Methadone tại Hông Kông nhăm dự phòng lây nhiễm HIV
trong nhóm tiêm chích ma tuý cho thấy 26% người sử dụng ma túy tham gia chương trình có phạm tội
trước đó nhưng sau khi tham gia điều trị Methadone tỷ lệ này chì còn 4% [58],

- Năm 1978, Dole VP và Joseph H. đã nghiên cứu 846 bệnh nhân bỏ điều trị Methadone tại
thành phố New York. Kết quả cho thấy chỉ có 8% bệnh nhân từ bỏ hẳn ma túy, không sử dụng rượu và
không bị cảnh sát bẳt giữ, 64% tái sử dụng heroin, 6% sử dụng heroin từ 1 đến 2 lần một tuần, 22%
bệnh nhân có các vấn đề liên quan tới rượu, các chất dạng thuốc phiện và có hành vi phạm tội.

- Nghiên cứu về hiệu quà điều trị Methadone vào giữa thập kỷ 80 cùa Ball JC và Ross A. về

hiệu quá của việc điều trị bằng Methadone cho thấy 77% bệnh nhân ngừng sử dụng heroin bằng đường
tiêm chích trong 6 tháng đầu tiên tham gia điều trị và sau 4 đến 5 năm điều trị tỷ lệ bệnh nhân ngừng sử


dụng heroin tăng lên tới 92% và 96% bệnh nhàn báo cáo không dùng ma túy tổng hợp và 83% bệnh
nhân khòng dùng cocaine.
c) Giảm các hành vi vi phạm pháp luật:

- Nghiên cứu đánh giá Quốc gia của úc về trị liệu dược lý ở những người lệ thuộc Opioid cho


thấy tỷ lệ tội phạm do sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống 13% trong
nhóm tội phạm về trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9% trong nhóm tội phạm liên quan đến buôn
bán ma tuý [42],
- Nghiên cứu của bác sỳ Henry Brill tại 5 hạt của thành phố New York từ tháng 1 năm 1964 đến

tháng 12 năm 1971 cho thấy tỷ lệ bị bắt giảm từ 201 vụ trên 100 bệnh nhân trong 1 năm trước khi bước

vào điều trị xuống còn 1,24 vụ trên 100 bệnh nhân trong 1 năm sau khi được điều trị bằng Methadone
và có khoảng 75% bệnh nhân không bị bắt giữ.
d) Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống:
- Tỷ lệ tử vong ở người nghiện Heroin tham gia điều trị thay thế bàng Methadone thấp hơn ở
nhóm người không được điều trị bang Methadone từ 3 đến 4 lần tùy theo nghiên cứu.
- Nghiên cứu về tử vong liên quan đến naltrexone trong điều trị phụ thuộc opioid, tỷ lệ tử vong
của bệnh nhân bỏ điều trị Methadone cao hơn gấp 3 lần so với bệnh nhân duy trì điều trị (282 trường
hợp tử vong trên 10.000 neười so với 76 trường họp tử vong trên 10.000 người) [43],
- Weber R. và cộng sự đã tiến hành theo dõi những người nhiễm HIV được điều trị và không

được điều trị bằng Mcthadonc trong 3 năm. Kct quà cho thấy thời gian tiến triển tới giai đoạn AIDS
trong nhóm không sử dụng Methadone ngắn hơn so với nhóm sử dụng Methadone [54],
- Đối với những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, tham gia diều trị bằng Mcthadonc cải
thiện tinh trạng tuân thú điều trị trong những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus
[53].
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Theo nghiên cứu của Trường Y tế công cộng, đại học Nam
Trung, Trung Quốc, chất lượng cuộc sống của những người tham gia điều trị cũng được cải thiện rõ rệt,
sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần là những lĩnh vực được cải thiện đáng kế nhất trong những


người nghiện ma tuý được điều trị bàng Methadone. Bên cạnh đó, Melhadone cũng giúp bệnh nhân hồi
phục khả năng lao động và cải thiện các mối quan hệ trong xã hội [48],

e) Hiệu quà chi phí:
- Theo nghiên cứu về hiệu quả điều trị quốc gia của Anh (NTORS- Study ƯK), ước tính cứ 1
đôla đầu tư vào chương trình điều trị thay thế bằng Mcthadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đôla cho các chi
phí pháp lý [49],
- Nghiên cứu tại Hoa Kỳ đăng trên tạp chí Hàn lâm quốc gia năm 1990 số 1 cho thấy điều trị
bằng Methađone hết khoảng 4.000 đô la/năm, trong khi chi phí phải tra cho việc giam giũ khoảng
20.200 đến 23.500 đô la/năm, chi phí điều trị bệnh tật cho nguời nghiện ma túy nhiễm H1V/AIDS
khoảng 109.000 đô la/năm [19].
1.3.2. Tai ViêtNam • ♦
Trong giai đoạn này hình thái lây nhiễm H1V vẫn trong giai đoạn tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV rất
cao trong nhóm nghiện chích ma túy, nhóm gái mại dâm và thấp ở các quần thể khác [14], [16], [38],
Trong nhũng năm đầu cùa thế kỷ 21, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ đuợc
báo cáo trong nghiên cứu “Kết quả điều trị nghiện ma túy bằng Mcthadonc tại bệnh viện tâm thần Hải
Phòng (1999 - 2000)” tiến hành tại bệnh viện tâm thần Hải Phòng cho thấy 100% bệnh nhân đều hết
hội chửng cai ngay trong giai đoạn điều trị nội trú (10 ngày) với liều dùng trung bình trong giai đoạn
duy trì là 35mg đến 45mg trong 24h, kết quả xét nghiệm nuớc tiểu cho thấy tỷ lệ tái nghiện rất thấp, chỉ
là 5,2% trên tổng số >1000 mẫu nước tiếu [1]. Và báo cáo về “Áp dụng điều trị thay thể nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện sức khỏe tâm thần (2001 - 2003)” của Viện sức khỏe
tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, hai nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả của việc điều trị nghiện các
CDTP bằng thuốc Melhadone tại Việt Nam.
De ngăn chặn sụ gia tăng của H1V trong quần the những nguời NCMT và ngăn chặn những vụ
dịch tiềm tàng có thể xuất hiện trong quần thế những người mới NCMT, nhiều chương trình dự phòng
đà được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ 20 tại Việt Nam [35]. Những chương trình dự phòng lây
nhiễm H1V bao gồm chương trình giáo dục đồng đấng, tiếp cận cộng đồng,


thông tin giáo dục truyền thông thay đồi hành vi và đặc biệt là chương trình phân phát và thu gom
BKT, chương trinh phân phát bao cao su (BCS). Bắt đàu từ năm 2006, áp dụng các bài học thực tiễn từ
các quốc gia khác trong việc triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone

trong dự phòng lây nhiễm HIV, Cục phòng chổng H1V/AIDS, Bộ Y tế đã phối hợp với một số tồ chức
và cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình “Triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng
thuốc Mcthadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh” là hai thành phố có quần thố
người NCMT chịu ảnh hưởne nhiều nhất của dịch HIV. Trong đỏ dự kiến sẽ có 1.500 người nghiện các
CDTP tại hai địa phương sẽ được tuyển chọn tham gia chương trinh trong giai đoạn 2008 - 2009. Mục
tiêu cúa chương trình thí điềm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là góp phần làm giảm
lây nhiễm HIV và một sổ bệnh có liên quan trong nhóm những người nghiện các CDTP và từ nhóm
người nghiện các CDTP sang các quần thế khác, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hồ trợ tái
hoà nhập cộng đồng. Chương trình thí điếm được xây dựng dựa trên các cơ sớ pháp lý: 1) Luật phòng
chống nhiễm virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/A1DS); 2) Nghị định
số 108-2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phù Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); 3)
Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 cua Thu tướng Chính phù về việc phê duvệt Chiến
lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; 4) Quyết định
số 34/2007/QĐ-BYT ngày 26/9/2007 của Bộ trường Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trinh hành
độne quốc eia can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn 2007-2010; 5) Quyết
định số 3140/QĐ-BYT cùa Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 30 tháng 8 năm 2010 về việc hướng dẫn điều trị
thav thể nghiện các chât dạní» thuôc phiện băng thuôc Methadone. Sau khi kêt quả thứ nghiệm “Điều
trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” cho hiệu quả đáng tin cậy, Chính
phủ đã cho phép triển khai chương trình trên theo 2 giai đoạn: 2010-2012 và 2013 - 2015 [7],
Den nay chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
đã được triển rộng rãi tại một số địa phương. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác điều trị thay
thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bàng Methadone (ngày 24 tháng 12 năm 2011, tại Hà Nội) cùa ủy
ban Quốc gia phòng, chổng AIDS và phòng, chổng tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổ chức. Tính đến ngày


×