Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng hoạt động can thiệp giảm tác hại dành cho nhóm nghiện chích ma túy và nữ mại dâm tại tỉnh Thanh Hóa năm 2009 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 7 trang )

46 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2004, chương trình can thiệp giảm tác
hại đã được triển khai trên đòa bàn nhiều tỉnh của Việt Nam. Mặc dù vậy, các can thiệp này vẫn chưa
được đánh giá đầy đủ và toàn diện. Do đó, năm 2009, đánh giá thực trạng các hoạt động can thiệp
giảm tác hại trên đòa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được thực hiện nhằm đưa ra các khuyến nghò cho giai
đoạn tiếp theo. Đối tượng đích của đánh giá này là người nghiện chích ma túy (NCMT) và nữ mại
dâm (NMD) cùng một số bên liên quan khác. Kết quả đánh giá cho thấy, kênh truyền thông hiệu quả
nhất là qua các giáo dục viên đồng đẳng với hoạt động tiếp cận, tư vấn, phát tờ rơi cho đối tượng
đích. Mặc dù tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy đã giảm
(khoảng 5%) song tỷ lệ thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng còn thấp (dưới 70%). Hoạt động cấp phát
bao cao su miễn phí được thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ giáo dục viên GDVĐĐ (GDVĐĐ) tuy
nhiên số bao cao su được phân phát và số lượt nữ mại dâm tiếp cận chưa tương xứng. Việc huy động
sự ủng hộ của chính quyền và các bên liên quan cùng với việc giảm kỳ thò sẽ góp phần thúc đẩy hiệu
quả các hoạt động đang triển khai.
Từ khóa: HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại, nghiện chích ma túy, nữ mại dâm
Real situation of harm reduction intervention
activities for IDVs and CSWs in Thanh Hoa
province in 2009
Nguyen Minh Hoang(*), Do Mai Hoa(*), Le Bao Chau(*),
M. Suresh Knumar (**), Nguyen Ba Can(***), Mai Van Khoa (***)
A rapid assessment on harm reduction was conducted by Thanh Hoa Provincial AIDS Center under
the scope of HIV/AIDS program in 2009 to evaluate activities of this program and develop a work
plan for the next period. The target populations of this study are injecting drug users (IDUs) and
Thực trạng hoạt động can thiệp giảm tác hại
dành cho nhóm nghiện chích ma túy và nữ mại
dâm tại tỉnh Thanh Hóa năm 2009
Nguyễn Minh Hoàng (*), Đỗ Mai Hoa (*), Lê Bảo Châu (*),
M. Suresh Knumar (**), Nguyễn Bá Cẩn (***), Mai Văn Khoa (***)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 47


female sex workers (FSWs) and other stakeholders. The main findings show that the most effective
communication channel is peer educator (PE) with the major activities such as outreach work,
counseling and leaflet distribution. Although sharing syringes has declined among IDUs (about 5%),
the rate of used syringe collection is still low (lower than 70%). Free condom distribution has been
conducted mainly by PE, but the number of distributed condoms has not been equivalent to the
number of FSW who have been approached. Mobilizing support of the local authority and other
stakeholders as well as fighting against stigma are very important for improving effectiveness of harm
reduction activities.
Keywords: HIV/AIDS, harm reduction, injecting drug users, female sex workers
Tác giả:
(*) CN. Nguyễn Minh Hoàng; Ths. Lê Bảo Châu; TS. Đỗ Mai Hoa: Bộ môn Quản lý hệ thống Y tế - Trường Đại
học Y tế Công cộng
(**) TS. M. Suresh Knumar: Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
(***) BS. Nguyễn Bá Cẩn, TS. Mai Văn Khoa: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa
1. Đặt vấn đề
Phòng tránh lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ
cao như người nghiện chích ma túy (NCMT) và nữ
mại dâm (NMD) hiện vẫn đang là một trong những
ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam [1]. Tình
hình sức khỏe của các đối tượng NCMT rất đáng
báo động với tỷ lệ mắc HIV, viêm gan B và viêm
gan C ở mức cao [5]. Tình hình sức khỏe không tốt
của nhóm đối tượng này có mối liên quan mật thiết
với các đặc điểm chung như trẻ tuổi (18-20 tuổi),
trình độ học vấn thấp và đặc biệt là hành vi dùng
chung bơm kim tiêm (BKT) hoặc các dụng cụ tiêm
chích [7]. Một nghiên cứu trên các đối tượng NMD
trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng
tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm NMD đường phố
và nhà hàng khá cao với tỷ lệ lần lượt là 18% và 7%.

Nguyên nhân chủ yếu là họ không thuyết phục được
khách hàng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
hoặc do áp lực từ phía khách hàng cũng như việc
muốn duy trì mối liên hệ lâu dài với khách hàng [4].
Năm 2004, chương trình can thiệp giảm tác hại
đã được đưa vào Chiến lược quốc gia Phòng chống
HIV/AIDS - khung chính sách toàn diện về dự
phòng, chăm sóc và điều trò HIV của Việt Nam [6].
Luật phòng chống HIV ra đời năm 2006 và quyết
đònh số 108/2007 đã tạo ra khung pháp lý trong việc
triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại [2].
Bộ Y tế Việt Nam đã hợp tác với nhiều nhà tài trợ,
tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc để triển khai can
thiệp giảm tác hại trên đòa bàn nhiều tỉnh trong cả
nước. Mặc dù vậy, các can thiệp này vẫn chưa được
đánh giá đầy đủ và toàn diện tại các điểm triển
khai. Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y tế
Công cộng và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
với sự hỗ trợ của trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
tỉnh Thanh Hóa đã triển khai điều tra đánh giá thực
trạng các hoạt động can thiệp giảm tác hại trên đòa
bàn tỉnh năm 2009 và đưa ra khuyến nghò về việc
xây dựng một chương trình can thiệp thích hợp trong
giai đoạn tiếp theo.
48 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Thanh
Hóa và thò xã Bỉm Sơn trong năm 2009 với việc sử
dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu đònh tính và

đònh lượng. Trong quy trình thu thập số liệu đònh
lượng, nhóm nghiên cứu đã thảo luận với một nhóm
GDVĐĐ để vẽ bản đồ các khu vực diễn ra các hoạt
động liên quan đến ma túy/mại dâm và xác đònh các
điểm nóng rồi sau đó xây dựng kế hoạch chọn mẫu
nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
200 đối tượng NCMT và 80 NMD được lựa chọn
bằng kỹ thuật quả bóng tuyết (snow-ball) với điều
tra viên là những GDVĐĐ có kinh nghiệm và nắm
rõ về tình hình ma túy và mại dâm trên đòa bàn. Các
điều tra viên được tham gia một khóa tập huấn về
kỹ năng phỏng vấn, khai thác thông tin và sử dụng
các công cụ điều tra và được lựa chọn với tinh thần
cam kết cao.
Trong thu thập số liệu đònh tính, nhóm nghiên
cứu tiến hành 75 cuộc thảo luận nhóm (TLN), 29
cuộc phỏng vấn sâu (PVS) với nhiều bên liên quan
trong chương trình can thiệp giảm tác hại. Các đối
tượng được phỏng vấn gồm có cán bộ phòng Tư vấn
xét nghiệm tự nguyện, cán bộ Trung tâm 05-06,
công an, lãnh đạo đòa phương, cán bộ y tế, chủ nhà
thuốc và chủ các khu vui chơi giải trí. Các điều tra
viên thực hiện PVS và TLN đều là các điều tra viên
có kinh nghiệm của Trường đại học Y tế công cộng.
Các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện tại các
đòa điểm kín đáo và thuận tiện. Đối tượng phỏng
vấn có thể tiết lộ danh tính hoặc không. Trước khi
bắt đầu phỏng vấn các điều tra viên đều giải thích
rõ mục đích nghiên cứu cũng như tính bảo mật về
các thông tin họ sẽ cung cấp.

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả điều tra, phần lớn đối tượng
NMCT trong nghiên cứu là nam giới và chỉ có 03
trường hợp là nữ. Gần một nửa các đối tượng nghiện
ma túy đều đã kết hôn (40,5%). Phần đông số họ
(72%) chưa được đào tạo bất cứ nghề nào và chỉ gần
một nửa số đối tượng nghiên cứu đã học hết cấp 2.
Đối với nhóm NMD, rất ít người đã kết hôn (3,6%)
trong khi đó tỷ lệ đã ly dò là 28,7% và có đến 67,5%
các đối tượng chưa kết hôn. Gần 1/4 các đối tượng
hiện vẫn đang sống với người thân (cha
mẹ/chồng/con cái) và gần 1/3 số này hiện sống một
mình. Đáng lưu ý là có khoảng 16% các đối tượng
này không có nơi ở ổn đònh. Về trình độ học vấn,
42,5% NMD đã học hết cấp hai và có gần 24% đối
tượng đã học hết cấp 3.
3.2. Hành vi nguy cơ và kiến thức phòng lây
nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu
Với nhóm NCMT, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (khoảng
2%) sử dụng lại bơm kim tiêm (BKT) mà người khác
đã sử dụng trong tháng trước và trong lần tiêm chích
gần nhất. Mặc dù không có nhiều trường hợp dùng
chung BKT một cách trực tiếp nhưng cũng có
khoảng 13% đối tượng cho biết thi thoảng cũng dùng
chung các dụng cụ tiêm chích trong tháng trước đó.
Mặt khác, có khoảng 3/4 số đối tượng trả lời rằng họ
vẫn có quan hệ tình dục (QHTD) trong tháng trước
thời điểm nghiên cứu, trong đó có hơn 1/3 số họ đã
có QHTD với NMD. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD

với cả nhóm NMD và bạn tình thường xuyên đều
thấp (trên dưới 30%). Một yếu tố cũng đáng lưu ý
khác là phần lớn trong số họ (84,3%) sử dụng
rượu/bia trước trong lần QHTD gần nhất với NMD.
Với nhóm NMD, tỷ lệ cho biết có QHTD với
khách hàng và bạn tình thường xuyên (chồng/người
yêu) trong vòng một tháng từ thời điểm nghiên cứu
lần lượt là 95,1% và 75%. Tỷ lệ có sử dụng bao cao
su khi QHTD với hai nhóm trên trong tháng qua lần
lượt là 64,1% và 48%. Còn tính theo tuần thì tỷ lệ
lần lượt là 97,5% và 59,3%. Tuy vậy, việc thuyết
phục khách hàng sử dụng với NMD không phải là
lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là với nhóm NMD
đường phố.
Về mặt kiến thức, kết quả nghiên cứu cho thấy
100% các đối tượng ở cả hai nhóm đều đã từng nghe
nói đến HIV/AIDS và có kiến thức tương đối tốt về
các phương thức lây nhiễm HIV (100% nói được
phương thức truyền máu không an toàn với 100% và
50% biết là lây truyền qua sữa mẹ). Tuy nhiên, mặc
dù có kiến thức đúng nhưng chỉ có khoảng 20% các
đối tượng tin rằng họ có khả năng nhiễm HIV cao
và hơn 25% nghó rằng mình có thể bò lây nhiễm
HIV, đặc biệt là ở nhóm NCMT. Kết quả điều tra
đã cho thấy tỷ lệ đã từng đi xét nghiệm và biết kết
quả xét nghiệm ở nhóm NCMT (45%) thấp hơn so
với nhóm NMD (90%). Điều này cũng tương tự đói
với các nhóm bạn tình của NCMT và NMD với tỷ
lệ lần lượt là 17% và 38,8%.
3.2. Các hoạt động can thiệp giảm tác hại

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 49
đang triển khai trên đòa bàn tỉnh
Chương trình can thiệp giảm tác hại được triển
khai tại Thanh Hóa từ năm 2004, trong đó thành phố
Thanh Hóa và thò xã Bỉm Sơn là một trong những
đòa bàn triển khai. Các hoạt động này nhận được sự
hỗ trợ từ nhiều nguồn như Chương trình mục tiêu
Quốc gia, dự án Ngân hàng thế giới, dự án
LIFE/GAP và dự án Quỹ toàn cầu đã được triển
khai trên đòa bàn tỉnh Thanh Hóa với nhiều cấu
phần như: thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC),
tiếp cận cộng đồng và giáo dục đồng đẳng cho các
nhóm nguy cơ cao bên cạnh tư vấn xét nguyện tự
nguyện (VCT). Ở thành phố Thanh Hóa đã có
83,3% (12/18) các xã/phường được triển khai hoạt
động can thiệp giảm tác tác hại trong khi tỷ lệ này
ở thò xã Bỉm Sơn là 85,7% (6/7) [2]. Bảng 1 cho thấy
số lượng các GDVĐĐvà cán bộ y tế tham gia vào
các hoạt đông can thiệp giảm tác hại tại 02 đòa bàn
nghiên cứu trong khi bảng 2 cho thấy một số kết quả
chính trong các hoạt động can thiệp giảm tác hại đã
đạt được trong năm 2008.
Truyền thông thay đổi hành vi: Kết quả TLN và
PVS cho thấy hiện tại hoạt động truyền thông qua
các phương tiện truyền thông đại chúng được thực
hiện nhiều nhưng hiệu quả chưa cao với các lý do
liên quan đến thời điểm truyền thông chưa phù hợp
hoặc khó khăn về ngôn ngữ truyền thông do có một
bộ phận không nhỏ người dân tộc trên đòa bàn tỉnh

Thanh Hóa
“Có thể nói là chúng ta đã làm tương đối nhiều
nhưng chưa mang lại kết quả, trên các phương tiện
thông tin đại chúng thời lượng xuất hiện chưa đủ,
đặc biệt là các giờ vàng, chưa đến được với đòa bàn
miền núi, một số nơi người dân không biết tiếng
Kinh” (PVS CB Lao động, Thương binh, Xã hội tỉnh
Thanh Hóa)
Kênh truyền thông được đánh giá hiệu quả nhất
là qua các GDVĐĐ với hoạt động tiếp cận, tư vấn,
phát tờ rơi cho từng đối tượng đích. Tuy nhiên, kết
quả đạt được còn hạn chế do khó khăn trong việc
tiếp cận với các đối tượng mới, đặc biệt các đối
tượng mại dâm. Nhiều trường hợp các đối tượng chỉ
nhận BKT và BCS miễn phí mà không muốn tư vấn,
thường gặp ở các đối tượng nhận BKT và BCS qua
GDVĐĐ. Một nguyên nhân nữa cũng cần kể đến là
trình độ và kỹ năng của GDVĐĐ còn hạn chế .
“Nhiều trường hợp rất khó tiếp cận nói chuyện,
họ (NCMT hoặc NMD) chỉ nhận BKT hoặc BCS thôi,
hỏi chuyện là nó đi luôn, không thèm lấy nữa” (TLN
GVD đồng đẳng NMD – Thành phố Thanh Hóa)
Trao đổi BKT: Các GDVĐĐ cho biết tình trạng
sử dụng chung BKT trong nhóm NCMT đã giảm
nhờ việc phân phát BKT đầy đủ. Tuy nhiên tỷ lệ thu
gom bơm kim tiêm sau khi sử dụng còn thấp (dưới
70% số BKT phát ra). Sau khi sử dụng xong thì rất
ít người trả lại cho đồng đẳng viên hoặc bỏ vào hộp
an toàn, đa số là vứt ngay tại đòa điểm tiêm chích
ma túy. Tỷ lệ BKT được phân phát qua các điểm đặt

tại trạm y tế (TYT) tỏ ra không mấy hiệu quả. Hình
thức phân phát BKT hiệu quả và được ưa thích nhất
là trao đổi trực tiếp qua GDVĐĐ . Bên cạnh đó, việc
tiếp cận các đối tượng mới chưa đạt yêu cầu do kỹ
năng GDVĐĐ còn hạn chế và sự kỳ thò và phân biệt
đối xử của xã hội đã tồn tại từ nhiều năm.
“Do tâm lý của người chơi, lúc mới nghiện họ
vẫn giấu nên họ thường hay ra mua tại các cửa hàng
thuốc, không dám ra TYT để lấy”(TLN NCMT TP
Thanh Hóa)
Phân phát BCS: Hoạt động cấp phát BCS miễn
phí được thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ
GDVĐĐ và đối tượng nhận là NMD và chủ các nhà
hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí. Một số TYT
Bảng 1. Nhân lực của chương trình can thiệp giảm
tác hại ở thành phố Thanh Hóa và thò xã
Bỉm Sơn
Bảng 2. Các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại
thành phố Thanh Hóa và thò xã Bỉm Sơn
năm 2008
50 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
cũng là điểm cấp phát BCS. Ngoài ra, trong quá
trình tiếp cận các đối tượng nghiện chích ma túy,
các GDVĐĐ đôi khi cũng phát cả BKT và BCS.
Tuy nhiên số BCS được phân phát và số lượt NMD
được tiếp cận và nhận BCS chưa tương xứng. Đối
tượng không tiếp cận được chủ yếu là nhóm NMD
đường phố do tính di biến động của nhóm này.
Các hoạt động khác: Hiện trên đòa bàn có triển

khai công tác cai nghiện tập trung cho người NCMT
tại Trung tâm 06. Người nghiện vào trung tâm theo
2 hình thức: thứ nhất là làm đơn tự nguyện vào trung
tâm, hai là cưỡng chế nghóa là họ đã cai nghiện
nhiều lần tại gia đình nhưng vẫn tái nghiện hoặc
nguy cơ tái nghiện cao thì được đưa vào trung tâm
để quản lý và giáo dục.
“Hầu hết sau cai đều tái nghiện, phải đến 99%.
Cai xong không có việc làm, làm ruộng thì không
được bao nhiêu, nghề phụ thì không có. Làng xóm,
thậm chí vợ con cũng xa lánh” (TLN NCMT thò xã
Bỉm Sơn)
Bên cạnh đó, các dòch vụ khám các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STIs) cũng sẵn có trên
đòa bàn, tại các phòng khám của bệnh viện hoặc
tại TYT xã phường (tổ chức khám theo đònh kỳ).
Dòch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) cũng
sẵn có và dễ dàng tiếp cận ở cả thành phố Thanh
Hóa và thò xã Bỉm Sơn, cung cấp cho đối tượng tư
vấn cần thiết và xét nghiệm HIV miễn phí, đảm
bảo bí mật, giấu tên. Tuy nhiên, chưa nhiều nhà
hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí đồng ý
tham gia chương trình.
“Nhiều chủ nhà hàng không nhận bất cứ sự hỗ trợ
nào từ chương trình vì họ nghó rằng nếu nhận thì đã
công nhận rằng nhà nghỉ của họ có NMD và có hoạt
động mại dâm, GDVĐĐ đến là bò đuổi luôn” (PVS
chủ nhà hàng/khách sạn – thành phố Thanh Hóa).
Cán bộ phụ trách chương trình chủ yếu là cán
bộ y tế, lực lượng còn mỏng và phải kiêm nhiệm

nhiều công tác khác nên cũng là một khó khăn khi
triển khai chương trình. Bên cạnh đó, kinh phí dành
cho nhóm GDVĐĐ đi tiếp cận còn thấp, chưa
khuyến khích được tinh thần làm việc của GVD
đồng đẳng.
“Dưới xã phường chỉ có vài ba nhân viên y tế,
mỗi TYT giỏi lắm có một bác sỹ, một số y tá. Một
người làm y tế ở cộng đồng phải tham gia hết các
hoạt động dự phòng và chữa bệnh nên cũng quá tải”
(PVS Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội tỉnh).
4. Bàn luận
Với cách tiếp cận đối tượng theo phương pháp
quả bóng tuyết, nghiên cứu đã cố gắng tiếp cận được
đúng các đối tượng và đảm bảo tính chính xác và
chân thực của các câu trả lời. Tuy nhiên, cũng do áp
dụng phương pháp trên mà nghiên cứu cũng có một
hạn chế đó là số lượng người nghiện ma túy trong
nghiên cứu rất ít và không đáp ứng được yêu cầu cần
thiết để đánh giá được đầy đủ và có ý nghóa đối với
nhóm này. Bên cạnh đó, số người sử dụng ma túy
tham gia nghiên cứu không đảm bảo tính đại diện về
mặt kinh tế - xã hội. Để hạn chế sai số gây ra từ việc
chọn mẫu điều tra, nhóm nghiên cứu đã kết hợp
nhiều phương pháp thu thập số liệu với nhiều đối
tượng khác nhau (kết hợp cả đònh tính, đònh lượng),
các kết quả thu được từ nghiên cứu đánh giá này vẫn
có ý nghóa rất quan trọng trong việc xây dựng kế
hoạch nhằm triển khai các hoạt động can thiệp giảm
tác tại Thanh Hóa được phù hợp.
Hiệu quả can thiệp: Can thiệp giảm tác hại cho

nhóm đối tượng NCMT và NMD đã được triển khai
tại Thanh Hóa từ năm 2004 với nhiều hoạt động
khác nhau và góp phần cải thiện các hành vi nguy
cơ lây nhiễm HIV của các nhóm NCMT và NMD.
Theo kết quả nghiên cứu, tính đến thời điểm thực
hiện đánh giá, việc sử dụng chung BKT và dụng cụ
tiêm chích đã được hạn chế rất nhiều (2%). Tuy
nhiên tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD ở cả hai nhóm
này lại tương đối thấp nhất là ở nhóm NCMT. Trong
khi đó với nhóm NMD, mặc dù tỷ lệ sử dụng BCS
khi QHTD với khách làng chơi khá cao (trên dưới
90%) nhưng khi QHTD với bạn tình thường xuyên
thì họ không dùng BCS. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
trong đó vấn đề thuyết phục khách hàng đang là vấn
đề đáng lưu tâm đối với nhóm NMD. Mặt khác, vấn
đề chưa tương xứng giữa số BCS được phân phát và
số lượt NMD được tiếp cận và nhận BCS cũng góp
phần làm cho ảnh hưởng tới hành vi sử dụng BCS
của các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm NMD
đường phố do tính di biến động của nhóm này.
Sự chấp nhận: Nhìn chung, mức độ chấp nhận
của đối tượng đích (NCMT, NMD) với các hoạt
động giảm tác hại khá cao. Tuy nhiên vẫn có khá
nhiều đối tượng từ chối tiếp cận chương trình,
nguyên nhân chính là do sợ bò lộ hoạt động nghiện
chích/mại dâm. Mặc dù chính quyền và ban ngành
đoàn thể, đến nay, cũng đã chấp nhận và tạo điều
kiện cho việc triển khai chương trình tại đòa phương,
đặc biệt là ngành công an tuy nhiên vẫn còn đó các
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 51
vấn đề cần phải cải thiện, trong đó có việc nâng cao
nhận thức của cộng đồng. Chính vì sự hạn chế này
nên chưa nhiều nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi
giải trí đồng ý tham gia chương trình. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến việc đưa hoạt động BCS đến
nhóm NMD.
Tính duy trì: Mặc dù có những hạn chế nói trên
nhưng một số cơ sở vui chơi giải trí khi đã hiểu lợi
ích thì tham gia rất nhiệt tình từ việc nhận BCS để
phân phát cho NMD, khách làng chơi và người
NCMT đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên đi
khám, xét nghiệm đònh kỳ và tham gia các buổi
truyền thông, tập huấn. Mặt khác, tất cả đối tượng
được phỏng vấn và thảo luận đều cho rằng các hoạt
động giảm tác hại rất cần được tiếp tục duy trì.
Thuận lợi: Sau một thời gian triển khai, chương
trình giảm tác hại đã vận động và có được sự ủng
hộ, quan tâm và hỗ trợ của chính quyền, các ban
ngành đoàn thể tại đòa phương. Trong đó, sự ủng hộ
của ngành công an đóng một vai trò rất lớn trong
việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại.
Mặc dù ban đầu ngành công an không ủng hộ các
hoạt động của chương trình giảm tác hại với việc
không đồng ý để đối tượng phân phát bơm kim tiêm
cho nhau bởi cho rằng họ có thể lợi dụng việc này
để buôn bán ma túy. Nhưng sau khi đã hiểu được
mục đích của chương trình, ngành công an đã tạo
điều kiện thuận lợi hơn để cho các GDVĐĐ thực
hiện công việc.

Khó khăn: Các khó khăn chủ yếu trong quá
trình triển khai chương trình liên quan đến kinh phí
và nhân lực. Có thể thấy kinh phí dành cho các hoạt
động giảm tác hại chủ yếu từ các dự án, tổ chức
quốc tế. Một khó khăn khác có thể kể đến là khó
khăn trong việc tiêu hủy BKT do TYT là đơn vò
chòu trách nhiệm tiêu hủy BKT bẩn đã được thu
gom nhưng lại chưa có lò đốt. Một vấn đề khác cũng
cần chú ý đó là chất lượng của BCS và BKT cấp
phát miễn phí không đáp ứng được nhu cầu và sở
thích của đối tượng. Mặc dù nhà thuốc hoặc TYT
được xem là đòa điểm phù hợp và thuận lợi cho các
đối tượng đến nhận BCS và BKT tuy nhiên bản thân
chủ các nhà thuốc hoặc cán bộ TYT dường như còn
e ngại. Vấn đề cuối cùng mang tính bao trùm đó là
sự kỳ thò của cộng đồng đối với vấn đề ma túy, mại
dâm còn lớn khiến những đối tượng này thường tìm
cách che giấu bản thân, không muốn tiếp cận với
chương trình.
Từ kết quả ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất
một sốâ khuyến nghò cho chương trình can thiệp giảm
hại tại Thanh Hóa ở giai đoạn tiếp theo như sau:
- Cần cải thiện công tác truyền thông để nâng
cao nhận thức và thay đổi quan niệm không đúng
của chính quyền, các bên liên quan (hội phụ nữ,
đoàn thanh niên) và cộng đồng về giảm tác hại cũng
như giảm sự kỳ thò, phân biệt đối xử của cộng đồng
với những đối tượng này để tăng cường sự tiếp cận
của đối tượng đích với chương trình.
- Triển khai trực tiếp tại các đòa điểm có nhiều

khách hàng như nhà nghỉ, khách sạn, điểm vui chơi
giải trí. Một điều quan trọng là cần quan tâm tới tất
cả các bên liên quan bao gồm NMD, khách hàng,
chủ nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí,
người môi giới khi thiết kế và triển khai các can
thiệp.
- Tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả hoạt
động của nhóm GDVĐĐ
- Hỗ trợ việc ban hành các văn bản pháp lý để
tạo điều kiện cho các nhà hàng và khách sạn có thể
cung cấp bao cao su và trao đổi BKT cho nhóm có
hành vi nguy cơ cao
- Khuyến nghò cung cấp các thiết bò thiêu hủy
BKT đã sử dụng tại các TYT
- Cán bộ làm công tác cai nghiện cần được tập
huấn về can thiệp giảm tác hại; cần có sự thay đổi
về mặt chính sách để các hoạt động cai nghiện có
hiệu quả hơn.
52 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế - Cục Phòng chống HIV/AIDS (2008), Báo cáo
quốc gia công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2008
2. (2004), Quyết đònh số 36/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
2020
3. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa
(2008), Báo cáo công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm

2009
Tiếng Anh
4. Nemoto T, Iwamoto M, Colby D, Witt S, Pishori A, Le
MN, Vinh DT, Giang le T (2008), HIV-related risk
behaviors among female sex workers in Ho Chi Minh City,
Vietnam. AIDS Educ Prev. 2008;20(5):435-53
5. Oanh Khuat TH (2007), HIV/AIDS policy in Viet Nam: A
Civil Society Perspective, Open Society Institute
6. Quan VM, Go VF, Nam le V, Bergenstrom A, Thuoc NP,
Zenilman J, Latkin C, Celentano DD (2009), Risks for HIV,
HBV, and HCV infections among male injection drug users
in northern Vietnam: a case-control study. AIDS
Care.2009;21(1):7-16.
7. Tran et al. (2006), HIV prevalence and factors associated
with HIV infection among male injection drug users under
30: a cross-sectional study in Long An, Vietnam. BMC
Public Health 2006, 6:248

×