Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.32 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG ĐÌNH ĐƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN EA SÚP - TỈNH ĐẮKLẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Tây-2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG ĐÌNH ĐƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN EA SÚP - TỈNH ĐẮKLẮK

CHUYÊN NGÀNH : LÂM HỌC
MÃ SỐ : 60 62 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Việt

Hà Tây-2007


-i-

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.1. Trên thế giới .......................................................................................................................... 3
1.2. Việt Nam .............................................................................................................................. 11
1.3. Vùng Tây nguyên ................................................................................................................ 13
1.4. Tỉnh ĐắkLắk ....................................................................................................................... 15

Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................................... 17
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 17

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 17
2.3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 17
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18
2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 18
2.3.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống, đánh giá các lợi thế và so sánh ........... 20
2.3.2.3. Phương pháp bản đồ ................................................................................... 20
2.3.2.4. Phương pháp đề xuất và phân tích chiến lược .......................................... 21

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 23
3.1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ...... 23
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH nằm trong hệ thống quy hoạch vùng lãnh
thổ. ............................................................................................................................... 23
3.1.2. Những đặc trưng và nguyên tắc của quy hoạch ................................................. 24
3.1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của quy hoạch ..................................................... 25
3.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch ................................................... 25
3.1.2.3. Nguyên tắc xác định .................................................................................... 25
3.1.3. Quy hoạch có sự tham gia .................................................................................. 26
3.1.4. Quan điểm bền vững trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ................... 26
3.1.5. Tác động của yếu tố chính sách và pháp luật đến quy hoạch sử tổng thể phát
triển KT-XH vùng Tây Nguyên ................................................................................... 28
3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH ................................................................................ 30

3.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 30
3.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 30
3.2.1.2. Thời tiết khí hậu .......................................................................................... 30
3.2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................................ 31
3.2.1.4. Thuỷ văn ...................................................................................................... 32
3.2.1.5. Tài nguyên đất ............................................................................................ 34
3.2.1.6. Tài nguyên r ng .......................................................................................... 37
3.2.1.7. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 37
3.2.1.8. Cảnh quan môi trường ................................................................................ 37
3.2.1.9. Đánh giá chung về điều kiện t nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên. ... 38
3.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội..................................................................................... 38


-ii-

3.2.2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................................ 38

3.2.2.2. Th c trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................................... 40
3.2.2.3. Tình hình dân số và lao đ ng, dân cư......................................................... 46
3.2.2.4. Th c trạng phát triển các lĩnh v c văn hoá xã h i ..................................... 48
3.2.2.5. Th c trạng phát triển cơ sở hạ t ng ........................................................... 50
3.2.2.6. Quốc phòng, an ninh ................................................................................... 52
3.2.2.7. Nhận định tổng quát về kinh tế - xã h i huyện Ea Súp ............................... 52
3.3. Phân tích, đánh giá vị thế của huyện Ea Súp trong tổng thể nền KT-XH tỉnh
ĐắkLắk, những lợi thế lợi thế, hạn chế và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển
trong giai đoạn 2007-2016 ........................................................................................... 54
3.3.1. Vị thế của huyện Ea Súp trong tổng thể phát triển KT-XH tỉnh ĐắkLắk.......... 54
3.3.2. Lợi thế so sánh và thời cơ phát triển .................................................................. 55
3.3.2. Thách thức chủ yếu ............................................................................................ 57
3.3.2.1. Bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị Quốc tế và khu v c tác đ ng tr c tiếp
đến nền kinh tế của huyện Ea Súp ........................................................................... 57
3.3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế đất nước và định hướng phát triển kinh tế xã
h i vùng Tây Nguyên, của tỉnh Đắk Lắk tác đ ng đến phát triển kinh tế xã h i
huyện ........................................................................................................................ 58
3.3.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển KT-XH huyện Ea Súp trong thời kỳ
mới ........................................................................................................................... 59
3.4. Dự báo nhu cầu phát triển ................................................................................................. 60

3.4.1. Dự báo về thị trường .......................................................................................... 60
3.4.2. Dự báo về khoa học và công nghệ ..................................................................... 62
3.4.3. Dự báo dân số .................................................................................................... 63
3.5. Đề xuất phƣơng án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ............................................ 63

3.5.1. Căn cứ xây dựng phương án .............................................................................. 63
3.5.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ...................................................................... 64
3.5.3. Luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............ 66
3.5.4. Quy hoạch sử dụng đất theo phương án chọn .................................................... 69

3.5.5. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ........................................................ 71
3.5.5.1. Định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và nông thôn ............... 71
3.5.5.2. Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ........................ 82
3.5.5.3. Thương mại, dịch v và du lịch .................................................................. 85
3.5.5.4. Định hướng phát triển văn hoá – xã h i .................................................... 86
3.5.5.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ t ng .......................................................... 91
3.5.5.6. Định canh định cư và tiếp nhận dân kinh tế mới ........................................ 98
3.5.5.7. Định hướng phát triển nguồn nhân l c ..................................................... 99
3.5.5.8. Định hướng phát triển theo tiểu vùng, thành lập xã, trung tâm c m xã và
thị trấn.................................................................................................................... 101
3.5.6. Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án. ............................................. 105
3.5.6.1. Nhu c u vốn đ u tư ................................................................................... 105
3.5.6.2. Hiệu quả của phương án........................................................................... 106
3.6. Các giải pháp thực hiện .................................................................................................... 107

3.6.1. Giải pháp chính sách ........................................................................................ 107
3.6.2. Giải pháp khoa học và công nghệ .................................................................... 109
3.6.3. Giải pháp vốn đầu tư ........................................................................................ 110


-iii-

3.6.4. Giải pháp phát triển nguồn lực......................................................................... 111
3.6.5. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................. 112
3.6.6. Giải pháp về quốc phòng an ninh .................................................................... 112
3.6.7. Giải pháp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện .......................................... 113
3.7. Đề xuất các dự án ƣu tiên ................................................................................................. 114
Chƣơng 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGH ........................................................... 116
4.1. Kết luận.............................................................................................................................. 116
4.2.Tồn tại ................................................................................................................................. 117

4.3. Kiến ngh ............................................................................................................................ 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


-iv-

CHXHCN
ĐCĐC
DTTN
FAO
GIS
GTSX
HTSDĐ
IPM
KT-XH
KHKT
HTX
LN
MT
NN
NTTS
PRA
PTNT
RRA
THPT
THCS
TTCN
TM-DV

TDTT
TW
UBND
UNESCO
WB
WRB

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Định canh định cư
Diện tích tự nhiên
Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
Hệ thống thông tin địa lý
Giá trị sản xuất
Hiện trạng sử dụng đất
Phòng trừ dịch bệnh hại tổng hợp
Kinh tế-xã hội
Khoa học kỹ thuật
Hợp tác xã
Lâm nghiệp
Môi trường
Nông nghiệp
Nuôi trồng thuỷ sản
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
Phát triển nông thôn
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Trung học Phổ thông
Trung học cơ sở
Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại - dịch vụ

Thể dục thể thao
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức giáo dục, khoa học văn hoá của Liên hiệp quốc
Ngân hàng thế giới
World Reference Base


-v-

Thứ tự
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.1
3.15
3.16
3.17
3.19
3.20

3.21
3.22
3.23

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Tăng trưởng GTSX và tỷ trọng các ngành kinh tế
Tăng trưởng GTSX và tỷ trọng trong nội bộ ngành NN
Thống kê số hộ ngh o
Tăng trưởng kinh tế theo Phương án I
Tăng trưởng kinh tế theo Phương án II
Quy hoạch sử dụng đất huyện Ea Súp
Chu chuyển đất đai trong thời kỳ 2007-2016
Các chỉ tiêu chủ yếu ngành lâm nghiệp đến năm 2020.
Nhu cầu vốn đầu tư ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Sản phẩm chủ yếu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nhu cầu vốn ngành thương mại, dịch vụ và di lịch.
Chỉ tiêu cơ bản ngành giáo dục đến năm 2016
Tiến độ và nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông
Dự kiến xây dựng và vốn đầu tư các CT thuỷ lợi
Nhu cầu tiêu thụ điện năng huyện Ea Súp.
Vốn đầu tư các hạng mục chính của ngành điện.
Nhu cầu nước sạch đối với huyện Ea Súp
Dự kiến các công tr nh nước sạch và vệ sinh môi trường
Cân đối lao động trong độ tuổi đến 2016
Nhu cầu đầu tư thêm cho 2 trung tâm cụm xã.
Khái toán nhu cầu vốn đầu tư

Trang

39
40
47
67
68
70
71
80
82
83
85
86
87
92
94
95
96
97
97
101
105
106

Thứ tự
3.1

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Sơ đồ Yêu cầu tiếp cận quy hoạch


Trang
25


-1-

MỞ ĐẦU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là lựa chọn phương án phát triển
cho thời kỳ dài hạn và tổ chức không gian các đối tượng kinh tế xã hội và môi
trường, phân bố và liên kết các đối tượng ngành và lĩnh vực trên một lãnh thổ (hay
một vùng). Thực chất quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
Ở nước ta, đến nay hầu hết các bộ ngành, tỉnh thành phố đã có quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Các dự án quy hoạch đã có những đóng
góp thiết thực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ở các cấp, các
ngành ở địa phương, đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Tuy nhiên các phương án của các bộ ngành, quy hoạch cấp tỉnh vẫn đang ở
tầm vĩ mô, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu mang tính tổng quát và định
hướng. Do đó để thực hiện tốt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
th cần phải có phương án quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội ở cấp
huyện.
Vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện ở nước ta đã được
nhiều địa phương tiến hành xây dựng. Song do đặc thù mỗi địa phương đều có
những điểm khác nhau về nguồn lực, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau
v vậy những căn cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng vào việc xây dựng phương
án quy hoạch cũng khác nhau, đặc biệt là các địa phương nằm trong vùng Tây
Nguyên là một vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội và quốc phòng an ninh của nước ta và có nhiều đặc điểm khác so với các vùng
đồng bằng.
Trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp cao học tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề

xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk” với mục tiêu góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp vĩ mô trên địa bàn vùng Tây
nguyên và hiểu rõ thêm về vị trí của quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH trong


-2-

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đồng thời cụ thể hoá các chỉ tiêu
phát triển KT-XH của tỉnh cũng như tạo điều kiện thúc đẫy nền KT-XH của địa
phương phát triển, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.


-3-

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ của quy hoạch huyện là giải quyết những nội dung cơ bản nhất của
toàn bộ công tác tổ chức lại sản xuất, xác định lại phương hướng sản xuất, cơ sở sản
xuất, phân bố và sử dụng đầy đủ, hợp lý nhất toàn bộ đất đai, bố trí sản xuất phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bố trí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tổ chức và phân công lao động đúng đắn, xây
dựng các công tr nh văn hoá, phúc lợi công cộng để phục vụ đời sống của nhân dân
trong vùng [20].
1.1. Trên thế giới
Năm 1976 TS.Alecxandôp N.P [1] đã đưa ra những nguyên tắc chung của
việc phân bố và chuyên môn hoá nông nghiệp. Trong đó theo Ông nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân về các sản phẩm nông nghiệp và khuynh hướng tăng năng suất lao
động xã hội là cơ sở của việc chuyên môn hoá các miền cũng như từng vùng.
Những điều kiện kinh tế và tự nhiên của các miền các vùng làm cho việc chuyên

môn hoá sản xuất thành một yêu cầu khách quan do đó chi phí sản xuất mỗi loại sản
phẩm ở mỗi vùng khác nhau, theo Ông ở các nước cộng hoà Trung Á và Capcazơ
có những điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất bông, các vùng ở Bắc Côcazơ và
Ukraina, Mônđova là vùng có đất đen có những điều kiện thuận lợi để sản xuất
hướng dương.
Việc chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất cho phép lợi dụng hiệu quả
lớn nhất các điều kiện tự nhiên và kinh tế cũng như số tiền vốn chi hàng năm. Sản
xuất được số lượng sản phẩm cần thiết với chi phí thấp nhất tính theo đơn vị sản
phẩm là phạm trù chính của việc phân bố hợp lý và chuyên môn hoá nông nghiệp.
Nhu cầu hiện nay và sau này của xã hội về những sản phẩm khác nhau là điều kiện
xuất phát của việc phân bố hợp lý và chuyên môn hoá nông nghiệp. Trên cơ sở đó,
định ra nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển không ngừng của công nghiệp và do đó việc tập trung nhân dân
đã tạo ra những điều kiện mới để phân bố sản xuất nông nghiệp và chuyên môn hoá


-4-

nông nghiệp. Phân bố hợp lý và chuyên môn hoá nông nghiệp phải tạo ra khả năng
sử dụng có hiệu quả nhất đất đai, các nguồn lao động, vốn cố định…
Vần đề đang được nghiên cứu về cơ bản là vấn đề kinh tế, không thể giải
quyết được vấn đề đó nếu không nghiên cứu chi tiết và đánh giá các điều kiện tự
nhiên cũng như giải quyết được vấn đề kỹ thuật và quy trình sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề này chỉ bao gồm nông nghiệp mà cả các ngành khác của nền kinh tế quốc
dân có liên quan chặt chẽ với nông nghiệp. Vấn đề này gồm những vấn đề được giải
quyết trên quy mô cả nước, các vùng, các tỉnh, các huyện cũng như giải quyết trực
tiếp từ các nông trường. Mỗi mặt trong những mặt trên của vấn đề, ngoài những
luận điểm phương pháp chung còn có những nhiệm vụ cụ thể và phương pháp giải
quyết riêng, có h nh thức tổ chức riêng.
Giải quyết vấn đề trên quy mô cả nước có mục đích cuối cùng là đặt cơ sở

khoa học cho sự phân bố hợp lý và có triển vọng sản xuất nông nghiệp theo lãnh
thổ, theo quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xác định chuyên môn hoá và
khối lượng thu mua sản phẩm ở các vùng và các tỉnh. Tiến hành công tác này ở tỉnh
trên cơ sở những yêu cầu của nền kinh tế quốc dân đề ra cho tỉnh về thu mua sản
phẩm hàng hoá, có mục đích là đặt cơ sở khoa học cho việc phân bố chuyên môn
hoá nông nghiệp trong nội bộ tỉnh, có tính đến các điều kiện địa phương, nhiệm vụ
chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất. Ở đây có phối hợp những yêu cầu của
nền kinh tế quốc dân về sản xuất sản phẩm hàng hoá với những khả năng tiềm tàng
của tỉnh.
Các cơ quan cấp tỉnh tổ chức và tiến hành giải quyết những vấn đề phân bố và
chuyên môn hoá nông nghiệp trong nội bộ tỉnh, với sự tham gia của các cán bộ khoa
học, cán bố kỹ thuật và những người tiên tiến trong nông nghiệp. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của phòng nông nghiệp huyện là phân bổ khối lượng thu mua
cần thiết của nhà nước về các loại sản phẩm hàng hoá chính cho các nông trang tập
thể và nông trường quốc doanh, dựa vào tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất
có lợi về mặt kinh tế, xác lập những mối liên hệ sản xuất hợp lý và việc hợp tác.


-5-

Từ những lý luận cơ bản đó ông đưa ra những công tác quan trọng của chuyên
môn hoá sản xuất nông nghiệp ở tỉnh, huyện như sau:
- Xây dựng dự án phân bố hợp lý các ngành sản xuất nông nghiệp theo vùng
và huyện của tỉnh trong mối tổng hợp với sự kết hợp hợp lý;
- Định kế hoạch cơ cơ sở khoa học về thu mua sản phẩm theo các huyện ở
trong tỉnh;
- Tiếp tục cải tiến việc phân công lao động xã hội trong nông nghiệp bằng
cách phát triển và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp;
- Điều chỉnh kế hoạch xây dựng các xí nghiệp công nghiệp chế biến nguyên
liệu nông nghiệp, xây dựng nhà kho và nơi nhập các sản phẩm nông nghiệp, nơi

phục vụ nông nghiệp, mạng lưới đường sá…
Bên cạnh đó theo một số nhà khoa học khác quy hoạch vùng của Liên Xô
trước đây có các nội dung chủ yếu như sau:
- Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành
chính nông nghiệp;
- Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
- Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng;
- Phân bố các xí nghiệp chế biến nông sản;
- Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân;
- Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu;
- Phân bố đường sá trong vùng nông thôn;
- Phân bổ cơ sở cung cấp năng lượng, đường dây liên lại, cung cấp nước và
các công tr nh công cộng khác;
- Phân bổ các nhà máy sản xuất các vật liệu xây dựng;
- Phân bổ các cơ sở sửa chữa;
- Phân bổ các các cơ sở thương nghiệp phân phối;
- Phân bổ các câu lạc bộ, rạp hát, trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở
sinh hoạt văn hoá liên xã;


-6-

- Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch
vùng trong thời gian chuyển tiếp;
* Đối với các nước Đông âu họ cũng áp dụng phương pháp phân vùng của
Liên Xô, cụ thể là Ở Bungari đưa ra phương án quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm mục
đích [21]:
- Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước;
- Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở
rộng;

- Xây dựng đồng bộ môi trường sống;
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, ở Bungari lãnh thổ quốc gia được chia
thành các vùng sau:
- Lãnh thổ môi trường thiên nhiên phải bảo vệ;
- Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây
rất ít;
- Lãnh thổ là môi trường tự nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa
phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát;
- Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng
có sự tác động đặc biệt của con người;
- Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp
vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp;
- Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người;
Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ
vùng và lãnh thổ địa phương. Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện chi
tiết các liên hiệp nông công nghiệp và liên hiệp công nông nghiệp và giải quyết các
vấn đề sau:
- Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp;
- Phối hợp xử lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp;
- Xây dựng các mạng lưới công tr nh phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất;
- Phân bố dân cư để sử dụng hợp lý nguồn lao động;


-7-

- Tổ chức đúng đắn mạng lới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong
phạm vi hệ thống nông thôn;
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao
động ăn, ở, nghỉ ngơi;
Đối với các nước tư bản phát triển: Đặc biệt đối với Pháp cũng đã tiến hành

phân vùng nông nghiệp. Công việc được giao cho các chuyên gia nông nghiệp, các
địa phương tiến hành rồi trên cơ sở đó tổng hợp lên cả nước. Kết quả tổng hợp ở các
tỉnh đã chia nước Pháp thành 600 tiểu vùng. Công việc này được tiến hành dưới sự
chỉ đạo của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế. Các vùng mà họ chia ra có một
đặc điểm chung về tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu...), điều kiện xã hội (phân bố dân
cư, cơ cấu kinh tế, hệ thống sản xuất nông nghiệp). Vùng nông nghiệp Pháp chia
kiểu này gần giống với vùng sinh thái nông nghiệp mà hiện nay chúng ta đang làm.
Ở Pháp người ta tiến hành phân vùng nông nghiệp dựa vào đơn vị hành chính
(quận) và đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất từ đó đến nay. Nông nghiệp nước
Pháp, một nền nông nghiệp phát triển, ổn định là một nền nông nghiệp trang trại
(ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật) đạt năng suất và tạo ra sản phẩm hàng
hoá cao. Sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu thị trường, giá cả nông sản được Nhà
nước bảo trợ.
Trong mô h nh quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực
đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các
vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô h nh là một bài toán quy hoạch tuyến
tính có cấu trúc như sau[21]:
- Các hoạt động sản xuất bao gồm:
. Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đ nh và trồng trọt
công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung b nh và cổ điển
(truyền thống);
. Hoạt động khai thác rừng;
. Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại,...


-8-

- Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp,
lâm nghiệp.
- Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác. Vào ràng buộc về diện tích

đất, về nhân lực, về tiêu thụ lượng thực,....
Như vậy, quy hoạch vùng ở Pháp nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo
hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô h nh hoá trong
điều kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
* Ở Trung Quốc người ta cho rằng phân vùng nông nghiệp tương đối rộng.
Họ đưa ra nội dung của phân vùng nông nghiệp bao gồm 5 loại sau đây:
- Phân vùng điều kiện tự nhiên nông nghiệp: Phân vùng điều kiện tự nhiên
trong nông nghiệp gồm các điều kiện tự nhiên có quan hệ tới phát triển sản xuất
nông nghiệp như: khí hậu, địa mạo, thổ nhưỡng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, th c
bì...Đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với sản xuất nông nghiệp: mặt có lợi, mặt
bất lợi và vạch ra những bước để tiến hành cải tạo và sử d ng.
- Phân vùng điều kiện kinh tế nông nghiệp: bao gồm lao động, nhân khẩu,
điều kiện trang thiết bị nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản phẩm, lưu
thông, tiêu thụ sản phẩm, thu nhập kinh tế nông nghiệp và đầu tư cho nông nghiệp...
Phân vùng ngành nông nghiệp: phân vùng ngành tức là nghiên cứu mối quan
hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ và phân bố sản xuất các loại cây trồng chủ
yếu đối với điều kiện tự nhiên. Trên cơ sở phân bố hiện trạng từng khu vực, mức
sản lượng và những vấn đề tồn tại và con đường tăng sản của từng ngành và các loại
cây trồng, phạm vi thích hợp có tính thích ứng rộng của các loại giống tốt và tính
khả thi phát triển các vùng sản xuất mới
Phân vùng các biện pháp kỹ thuật: phạm vi tác động của các yếu tố kỹ thuật
tương đối rộng: cải tạo đất, bảo vệ thực vật, thay đổi chế độ canh tác, phổ biến kinh
nghiệm tăng sản cơ giới trong nông nghiệp giống cây trồng, thuỷ lợi, phân bón,
phân tích sự khác nhau ở các khu vực, hiệu quả kinh tế của các biện pháp cải cách
kỹ thuật.


-9-

Phân vùng nông nghiệp tổng hợp: trên cơ sở phân tích tổng hợp của vùng tự

nhiên nông nghiệp, phân vùng biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp, căn cứ vào
yêu cầu nguyên tắc bố trí nông nghiệp hợp lý, xuất phát từ toàn cục và tổng thể sản
xuất nông nghiệp, căn cứ vào tính giống nhau của điều kiện sản xuất và tính giống
nhau về phương hướng và đặc trưng sản xuất nông nghiệp để xây dựng phân vùng
nông nghiệp tổng hợp. Nêu rõ một cách khoa học về phương hướng phát triển nông
nghiệp chủ yếu của các vùng, phân khu vực đề xuất bố trí sản xuất, xây dựng cơ cấu
sản xuất nông nghiệp hợp lý và cơ sở sản xuất có tính thương phẩm
Phân vùng nông nghiệp từ toàn quốc đến các địa phương có tr nh độ khác
nhau, từ khái quát đến chi tiết. ở trung Quốc người ta chia làm 3 cấp: phân vùng
toàn quốc, phân vùng cấp tỉnh, phân vùng cấp huyện (ở cấp huyện người ta chỉ làm
phân vùng tổng hợp).
Để xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian tới người ta cũng sử dụng
phương pháp phân tích, thống kê, các hàm xu thế, các mô h nh tối ưu...
* Đối với các nước đang phát triển :Trong khi thực hiện một đường lối và
chính sách kinh tế độc lập tự chủ, trong khi xây dựng lại một cơ cấu kinh tế hợp lý
và cân đối, đều nhận thức được tính tất yếu phải sớm xoá bỏ sự mất cân đối giữa
các vùng trong nước. Các học giả TS cũng đã nhiều lần hiến kế " Các cục phát
triển" của nhà kinh tế học Pháp FPelrrdoux, nhưng nói chung các bản kế hoạch đó
đều có nhược điểm là coi nhẹ nông nghiệp, không nhận thức được vùng như là một
thể tổng hợp thống nhất.
Đặc điểm đầu tiên là: Nói chung các vùng kinh tế ở những nước này phát
triển không đồng đều. Một số vùng sớm được thu hút vào thị trường tư bản chủ
nghĩa thế giới th phát triển tương đối nhanh so với các vùng khác trong nước.
Ví dụ: ở Indonexia đó là các đảo Java và Madura, trái lại phần lớn các đảo
ngoại vi hiện nay còn rất lạc hậu về kinh tế và văn hoá: Đó là đặc điểm chung cho
tất cả các nước đang phát triển, hầu như không trừ một ngoại lệ nào. Quan điểm của
F.Pelrroux thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của những vùng vốn dĩ đã sớm phát triển.
Kinh nghiệm thực tiễn ở ấn Độ cho thấy "Những cực phát triển" của Pelrroux không



-10-

có tác dụng lớn g mấy đối với sự phát triển của các vùng lạc hậu ngoại vi, các vùng
nông nghiệp truyền thống.
Đặc điểm thứ 2: Các nước này phần lớn là những nước nông nghiệp, hoặc là
nông nghiệp công nghiệp, hoặc là bước đầu công nghiệp hoá. Do đó, công tác phân
vùng được triển khai chủ yếu trên địa bàn nông thôn.
Đặc điểm thứ 3: Vai trò tạo vùng của các ngành công nghiệp không lớn,
công nghiệp chế biến không phát triển mấy v hàng công nghiệp nhập từ các nước
tư bản quá rẻ, hàng công nghiệp nội địa khó lòng cạnh tranh nổi trừ khi dựa vào một
hàng rào quan thuế, ưu tiên nhằm bảo vệ hàng nội địa.
Tại một số nước có diện tích lớn và đông dân, thị trường nội địa lớn, nhân
công giá rẻ đã sớm phát triển một loạt ngành công nghiệp chế biến, phát huy tác
dụng tạo vùng khá rõ nét.
Ví dụ: vùng Bom Bay - ấn Độ trước đây vốn chuyên môn hoá về trồng bông
xuất khẩu, nhưng vào cuối thế kỷ thứ XIX, tại đây đã phát triển ngành công nghiệp
chế biến bông sợi rất quan trọng, phục vụ một thị trường nội địa có dung lượng rất
lớn, tuy mức tiêu thụ vải sợi theo đầu người rất thấp.
Một trường hợp khá đặc biệt là ở Srilanka - một nước có diện tích không lớn
nhưng do sự đầu tư tác động của tư bản nước ngoài nên ở đây sớm xuất hiện những
vùng chuyên môn hoá trồng ch và cà phê xuất khẩu khá quan trọng.
Trong thời gian dài các vùng nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, tuy Nhà
nước cố gắng để đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp của các vùng như vậy, nhất là các
ngành lương thực, thực phẩm. Các thành thị công nghiệp còn ít phát triển mà
thường thường đấy là những trung tâm bảo quản phân phối, thay v là những trung
tâm công nghiệp chế biến.
Về xây dựng các mục tiêu chiến lược hầu hết các nước này đều áp dụng theo
phương pháp luận của FAO, sử dụng các mô h nh quy hoạch tuyến tính, các hàm xu
thế thể hiện rõ nét ở Thái Lan, Tuynidi,...(những nước có tài trợ của FAO).
Đối với phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, năm 1990 FAO

đã cho ra đời cuốn “Phát triển hệ thống canh tác” công tr nh đã chỉ rõ phương pháp


-11-

tiếp cận nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã
không phát huy được tiềm năng nông thôn và cộng đồng nông thôn. Đồng thời chỉ
ra phương pháp tiếp cận mới, phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân
nhằm phát triển hệ thống nông trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững.
Đó là sử dụng công cụ PRA, RRA. Ngoài những công tr nh nghiên cứu nỗi bật còn
có nhiều công tr nh đã và đang thực hiện thành công tại các nước trên thế giới, đặc
biệt là Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ.
1.2. Việt Nam
Ở nước ta năm 1970 Vụ phân vùng kinh tế thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
đã xây dựng thành dự thảo phương án phân vùng nông nghiệp miền Bắc Việt Nam,
chia miền Bắc thành 4 vùng kinh tế nông nghiệp và 16 tiểu vùng sản xuất chuyên
môn hoá. Năm 1976 Ban chỉ đạo phân vùng nông lâm nghiệp Trung ương lại xây
dựng phương án phân vùng nông lâm nghiệp, thực chất chia nước ta thành 7 vùng
nông nghiệp.
Về nội dung và phương pháp quy hoạch nông nghiệp, năm (1978) tác giả
Trần Văn Đỉnh xem quy hoạch nông nghiệp là một trong những biện pháp rất quan
trọng để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tập trung từng
bước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức sử dụng đất một cách
hợp lý, đạt hiệu hiệu quả kinh tế cao nhất trên cơ sở phương hướng sản xuất đúng
đắn. Nghiên cứu bố trí xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để phục vụ
sản xuất. Tạo điều kiện nâng cao độ ph ruộng đất, áp dụng rộng rãi những tiến bộ
khoa học để không ngừng nâng cao năng suất trồng trọt, chăn nuôi; tạo điều kiên tốt
để sử dụng tốt lao động, máy móc và công cụ khác có hiệu quả để không ngừng
nâng cao năng suất lao động. Các loại quy hoạch nông nghiệp trong gia đoạn này là
-


Quy hoạch sản xuất các huyện.

-

Quy hoạch sản xuất các vùng nông nghiệp

-

Thiết kế quy hoạch các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

-

Thiết kế quy hoạch các nông trường quốc doanh.

-

Thiết kế quy hoạch các trạm trại nông nghiệp.


-12-

Các nội dung chủ yếu của quy hoạch sản xuất các huyện, các vùng nông
nghiệp là xác định ranh giới các huyện, các vùng, xây dựng phương hướng sản xuất
và bố trí sản xuất; xác định ranh giới và phương hướng sản xuất của các cơ sở sản
xuất, xác định khu trung tâm và khu dân cư; bố trí giao thông, thuỷ lợi, cơ khí, điện;
bô trí lao động, văn hoá phúc lợi; xác định vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế [6].
Năm 1985 Đề tài 02-10-01-01 về hoàn thiện phân vùng nông nghiệp Việt
Nam, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chia nước ta thành 7 vùng trên
cơ sở đồng nhất về tự nhiên kinh tế - xã hội...ở đơn vị huyện, và 56 tiểu vùng nông

nghiệp. Đưa ra phương hướng sản xuất cho mỗi tiểu vùng và các mục tiêu sản xuất
cho từng vùng.
a. Hệ thống phân vị của phân vùng Sinh thái nông nghiệp
- Miền sinh thái nông nghiệp phía Bắc:Vùng Đông Bắc: 7 tiểu vùng; vùng
Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: 5 tiểu vùng; Vùng Tây Bắc: 6 tiểu vùng; Vùng Đồng
Bằng Sông Hồng: 4 tiểu vùng ;
- Miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn: Vùng Bắc Trung Bộ: 6 tiểu
vùng; Vùng Nam Trung Bộ: 6 tiểu vùng;
- Miền sinh thái nông nghiệp Tây Trường Sơn: Vùng Cao Nguyên: 18 tiểu
vùng; Vùng Đông Nam Bộ: 4 tiểu vùng; Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 8 tiểu
vùng
c. Hệ thống phân vị của phân vùng Kinh tế nông nghiệp: Vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ: 13 tiểu vùng; Vùng Đồng bằng Sông Hồng: 7 tiểu vùng; Vùng
Duyên hải Bắc Trung Bộ: 9 tiểu vùng; Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 7 tiểu
vùng; Vùng Tây Nguyên: 7 tiểu vùng; Vùng Đông Nam Bộ: 6 tiểu vùng; Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long: 7 tiểu vùng
d. Phân vùng Sinh thái nông nghiệp thường dựa vào ranh giới tự nhiên.
e. Phân vùng Kinh tế nông nghiệp thường dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế
- xã hội của các đơn vị hành chính
Ví dụ: 7 vùng kinh tế nông nghiệp dựa vào đơn vị hành chính tỉnh, 56 tiểu
vùng kinh tế nông nghiệp dựa vào đơn vị hành chính huyện.[18]


-13-

Thời kỳ 1992-1996, các cấp các ngành đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội: 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm, một số ngành
quan trọng và 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TW; ngoài ra đã có rất nhiều huyện,
thành phố, thị xã… cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
m nh. Nh n chung các dự án quy hoạch đã đóng góp thiết thực cho việc xây dựng

các văn kiện Đại hội Đảng của các Bộ, các ngành, các cấp. Quy hoạch tổng thể kinh
tế - xã hội các tỉnh và các ngành cũng đã có tác dụng nhất định cho công tác lập kế
hoạch và các chương tr nh, dự án phát triển của các tỉnh và ngành
Năm 2000, PGS.TSKH Lê Đ nh Thắng cùng với các cộng sự đã đưa ra các
vấn đề về quy hoạch nông nghiệp nông thôn, trong đó ông đưa ra quy hoạch nông
nghiệp nông thôn bao gồm các quy hoạch là quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch
công nghiệp nông thôn; quy hoạch thương mại dịch vụ nông thôn; quy hoạch kết
cấu hạ tầng kinh tế trong nông thôn; quy hoạch khu dân cư nông thôn, thị trấn, thị
tứ, xã và kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn và quy hoạch sử dụng đất đai nông
thôn[11].
Đối với các văn bản pháp luật:
- Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội [4];
- Bộ Kế hoạch đầu tư đã ban hành thông tư 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng
7 năm 2003 Hướng dẫn về nội dung, tr nh tự lập, thẩm định và quản lý các dự án
quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh
thổ [2].
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn về quy hoạch
nông nghiệp và nông thôn (10-TCN-345-98) [3].
1.3. Vùng Tây nguyên
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV (1976) Nhà nước ta lần lần
đầu tiên cho triển khai một chương tr nh tiến bộ khoa học phục vụ chương tr nh
phát triển kinh tế văn hoá lần thứ 2 (1976-1980). Chương tr nh điều tra tổng hợp
vùng Tây nguyên. Trong những năm 1976-1980 là một trong bốn chương tr nh


-14-

trọng điểm cấp nhà nước, giao cho viện khoa học chủ tr (gọi tắt là chương tr nh
Tây nguyên I). Chương tr nh này gồm 18 đề tài về : địa chất và khoáng sản, kiến

tạo, tân kiến tạo, địa chất thuỷ văn, địa chất công tr nh, địa mạo, vỏ phong hoá
bazan, khí hậu, thổ nhưỡng, điều tra tổng hợp về nông nghiệp, xói mòn, động vật,
thực vật, phân vùng tự nhiên, các dân tộc, địa lý kinh tế, sử dụng kết quả viễn thám
phục vụ cho công tác điều tra.
Năm 1984 Chủ tịch HĐBT đã phê duyệt cho triển khai chương tr nh tiến bộ
khoa học trọng điểm Nhà nước trong những năm 1984-1988 “Xây dựng cơ sở khoa
học cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Tây nguyên (chương tr nh Tây
nguyên II) giao cho Viện khoa học việt nam chủ tr với sự kết hợp của UBKH xã
hội Việt Nam. Mục tiêu chính của chương t nh là nghiên cứu một số vấn đề cấp
bách về khoa học, kỹ thuật và kinh tế - hội làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch,
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Tây nguyên những năm trước mắt và đến
năm 2000. Chú ý các vùng trọng điểm sản xuất (cao nguyên đất đỏ bazan) đáp ứng
yêu cầu cấp thiết của ba tỉnh lúc bấy giờ là Gia lai-Kon tum, Đăk Lắk, Lâm Đồng
thuộc vùng lãnh thổ Tây nguyên, kết hợp bước đầu góp phần xây dựng tiềm lực
khoa học kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ cho địa phương.
Năm 1996, Đề tài cấp nhà nước KX-DL 95.08 “ Nghiên cứu xây dựng luận cứ
khoa học cho định hướng phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây nguyên”[10] được
triển khai với sự chủ biên của GS.PTS Trần An Phong với mục tiêu chung là nghiên
cứu xây dựng cơ sở khoa học về vị trí địa lý kinh tế, xã hội và thế mạnh khác của
các tỉnh trong vùng làm cơ sở xây dựng các phương án phát triển kinh tế xã hội,
môi trường đạt hiệu quả cao tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân trong khu vực
đạt mức b nh quân trên đầu người của toàn quốc năm 2000 và năm 2010. ưu tiên ổn
định và phát triển kinh tế xã hội của những người sống vùng cao, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số…
Năm 2002 Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp phối hợp với trường tổng
hợp Katholic, Leuven (vương quốc Bỉ) dự án Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững các tỉnh Tây nguyên. Dự án đã Đánh


-15-


giá và chỉnh lý bổ sung bản đồ đất 1/100.000 cho các tỉnh Tây nguyên chuyển hệ
thống phân loại quốc gia sang hệ thống phân loại quốc tế của FAO/UNESCO và
WRB, 1998 [20].
1.4. Tỉnh ĐắkLắk
Ở Đắk Lắk năm 1997 đã có đề tài "Nghiên cứu sử dụng tài nguyên Đất và
Nước hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh ĐắkLắk" [19]
trong đó tỉnh Đắk Lắk cũ được phân thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp:
-

Vùng Bình nguyên Ea Soup

-

Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột-Ea H'leo

-

Vùng cao nguyên M'Đrăk

-

Vùng thấp trũng Krông Pak - Lăk

-

Vùng cao nguyên Đăk Nông-Đăk Mil

-


Vùng núi Chư Yang Sin

-

Vùng đồi núi Rlang Dja

Đề tài đã ứng dụng GIS trong việc đánh giá đất và phân vùng sinh thái nông
nghiệp, từ đó đưa ra quan điểm và định hướng sử dụng tài nguyên đất và nước hợp
lý làm cơ sở cho sự phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh ĐắkLắk. Việc xác định
được 7 vùng sinh thái nông nghiệp đã góp phần to lớn trong việc xây dựng các
phương án sản xuất và bố trí cây trồng hợp lý trên địa bàn tỉnh, tạo nên những vùng
chuyên canh cây công nghiệp có năng suất và chất lượng cao.
UBND tỉnh ĐắkLắk cũng đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
của tỉnh đến năm 2020 và đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và Chính phủ
phê duyệt vào năm 2006 [13].
Về phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA), Tài liệu tập huấn về phân vùng, quy hoạch nông nghiệp và lập dự án đầu tư
trong nông nghiệp tại Đắk Lắk của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp đã đề cập
khá chi tiết. Trong đó tác giả đã nêu lên những ưu điểm chính của phương pháp
PRA so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống là có sự tham gia ở mức độ


-16-

cao của cộng đồng, thời gian tiến hành ngắn và chi phí thấp hơn so với thu thập số
liệu bằng cách điều tra mẫu [20].
Phương pháp PRA đặc biệt thích hợp cho các hoạt động phát triển cộng đồng
v có sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu và các thành viên trong cộng đồng
trong tất cả các khía cạnh của cuộc nghiên cứu, thiết kế các công cụ nghiên cứu, thu
thập thông tin và phân tích kết quả. Một khi số liệu đã được thu thập với sự tham

gia với mức độ cao của cộng đồng sẽ đảm bảo tính thích hợp của các thông tin.
Phân tích tại chỗ đảm bảo các thiếu sót được bổ sung ngay trước khi rời khỏi hiện
trường. Trong quá tr nh tiến hành PRA, việc quan sát đánh giá là yếu tố vô cùng
quan trọng, nó giúp nhóm điều tra liên tục thu được kinh nghiệm đã được tích luỹ
trong quá tr nh học tập trước đó. PRA nâng cao sự tự nhận biết của người dân, đề
xuất được các giải pháp thực tế và hỗ trợ người dân phân tích được các đề tài và vấn
đề phức tạp.
Trong những năm gần đây các chương tr nh dự án nông lâm nghiệp trên địa
bàn Đắk Lắk hợp tác với dự án (GTZ của Đức), dự án PARC cũng đã sử dụng triệt
để phương pháp PRA và đạt được một số kết quả cao.
Qua đánh giá lịch sử h nh thành và t nh h nh phát triển của công tác quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH trên thế giới, Việt Nam và đặc biệt là tại vùng Tây
Nguyên có thể rút ra một số kết luận sau:
-

-

-

Các nhà các đề tài khoa học nghiên cứu vấn đề quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH đối với cấp huyện ở ĐắkLắk và các tỉnh Tây nguyên tuy đã
được nghiên cứu nhưng chưa thật đầy đủ.
Nội dung quy hoạch chưa xác định rõ vị trí vai trò và tầm quan trọng của
quy hoạch cấp huyện, chưa tính toán được mối liên hệ quy hoạch của cấp
dưới và cấp trên nên chưa phát huy hết được tiềm năng của địa phương.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH cấp huyện ở ở ĐắkLắk và Tây Nguyên chưa có nhiều công tr nh
để tổng kết và đánh giá.

Đây chính là những vấn đề cần được giải quyết và hoàn thiện trong nghiên cứu

trong quy hoạch tổng thể KT-XH cấp cơ sở ở ĐắkLắk và Tây Nguyên trong thời
gian tới.


-17-

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Cũng cố và bổ sung cơ sở lý luận và khoa học cho việc đề xuất phương án
quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH cấp huyện tại ĐắkLắk và các tỉnh Tây
Nguyên trong thời kỳ mới.
- Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện
Ea Súp đến năm 2016.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ea Súp.
- Các cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến phát triển KT-XH huyện Ea Súp
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc điều tra, đánh giá các thông tin hiện
trạng, các cơ chế chính sách để làm cơ sở đưa ra phương án quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH giai đoạn 2007-2016 của huyện Ea Súp. Đồng thời kết hợp quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch phát triển của các ngành, các
lĩnh vực trên địa bàn để làm căn cứ xây dựng.
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch tổng thể phát

triển KT-XH .
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp huyện nằm trong hệ thống quy
hoạch vùng lãnh thổ.
- Quan điểm phát triển bền vững sẽ đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của
phương án quy hoạch.


-18-

- Những đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH .
- Tác động của yếu tố chính sách đến quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
của các huyện vùng Tây Nguyên .
(2) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự
báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũng như những hạn.
(3) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
(4) Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội về
mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển.
(5) Đề xuất và luận chứng lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH .
(6) Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch và dự án ưu tiên.
- Giải pháp về chính sách
- Giải pháp về khoa học công nghệ
- Giải pháp về đầu tư
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về an ninh quốc phòng
- Giải pháp về quản lý
(7) Đề xuất các dự án ưu tiên
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp kế th a có chọn lọc các tài liệu thứ cấp:
Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu thứ cấp tại địa
phương và các cơ quan hữu quan như sau:
- Báo cáo tình hình phát triển KT-XH huyện trong những năm gần đây.
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thống kê đất đai,
cơ sở hạ tầng, dân số lao động, thông tin thị trường….


×