Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.94 KB, 24 trang )

1
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách luôn là mối quan
tâm lớn của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp, các ngành, bảo đảm
giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng
mục đích, có hiệu quả. Đồng thời, đó cũng là một biện pháp hữu hiệu
để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thành phố Quảng Ngãi - trung tâm kinh tế-xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi- là một đơn vị có nguồn thu còn hạn hẹp, trong khi nhu
cầu chi cho đầu tƣ phát triển ngày càng lớn, đòi hỏi quản lý ngân
sách cần phải đƣợc hoàn thiện. Trong thực tế, việc quản lý và kiểm
soát chi Ngân sách trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi còn có những
vấn đề chƣa phù hợp. Cơ chế quản lý chi Ngân sách trên địa bàn
trong nhiều trƣờng hợp còn bị động và chậm chạp; nhiều vấn đề cấp
bách không đƣợc đáp ứng kịp thời hoặc chƣa có quan điểm xử lý
thích hợp, lúng túng. Công tác điều hành ngân sách của Thành phố
đôi lúc còn bất cập; vai trò kiểm soát chi ngân sách của các chủ thể
chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, năng lực kiểm soát chi ngân sách
chƣa đáp ứng với xu hƣớng đổi mới. Vì vậy, kiểm soát chi ngân sách
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cần đƣợc hoàn thiện một cách
khoa học, có hệ thống. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện
công tác kiểm soát chi ngân sách tại thành phố Quảng Ngãi-tỉnh
Quảng Ngãi" làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý, kiểm soát chi ngân sách đã có nhiều
công trình của các nhà khoa học đề cập đến những khía cạnh riêng,
với qui mô rộng, hẹp khác nhau, trong điều kiện thời gian khác nhau,


2


nhƣng chƣa đề cập toàn diện, chƣa trực tiếp nghiên cứu về kiểm soát
chi ngân sách tại thành phố Quảng Ngãi-tỉnh Quảng Ngãi.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ thực trạng
kiểm soát chi ngân sách ở thành phố Quảng Ngãi và chỉ ra những mặt
hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát
chi ngân sách ở thành phố Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận
kiểm soát chi ngân sách cấp huyện nói chung và nghiên cứu cụ thể
công tác kiểm soát chi ngân sách ở thành phố Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát
chi ngân sách trong phạm vi thành phố Quảng Ngãi gồm kiểm soát
các hoạt động chi ngân sách của UBND, các ban ngành, các đơn vị
sự nghiệp và các xã, phƣờng trực thuộc Thành phố.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng pháp khái quát hóa,
phƣơng pháp thống kê, tổng hợp - phân tích, đối chiếu và so sánh, kết
hợp với khảo cứu thực tiễn và các tài liệu khác có liên quan.
6. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN cấp
huyện.
- Phân tích làm rõ thực trạng kiểm soát chi NSNN, tìm ra
những vấn đề còn hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN cụ thể
ở thành phố Quảng Ngãi.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng


3

công tác kiểm soát chi ngân sách, phù hợp với yêu cầu quản lý hiện
nay và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Quảng Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách cấp
huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện).
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách tại
thành phố Quảng Ngãi-tỉnh Quảng Ngãi.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân
sách tại thành phố Quảng Ngãi-tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (GỌI CHUNG LÀ
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN)
1.1. NGÂN SÁCH HUYỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái quát về hệ thống ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12
năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, tại Điều 1
quy định: "Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nƣớc".
Hệ thống NSNN là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền
Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý của Nhà


4

nƣớc. Có thể đƣợc khái quát hóa nhƣ sơ đồ 1.1.
Ngân sách nhà nƣớc

Ngân sách Trung ƣơng

Ngân sách địa phƣơng
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp xã

Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam
1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp
quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
- Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ
giữa ngân sách các cấp
1.1.3. Ngân sách cấp huyện
1.1.3.1. Sự hình thành và phát triển ngân sách cấp huyện
Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá IX khẳng định: huyện là một cấp
chính quyền có ngân sách, ngân sách cấp huyện là một bộ phận hợp
thành ngân sách địa phƣơng thuộc hệ thống ngân sách nhà nƣớc.
1.1.3.2. Khái niệm, đặc điểm ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp huyện là toàn bộ các khoản thu, chi đƣợc


5
HĐND huyện quyết định và giao cho UBND cấp huyện tổ chức chấp
hành trong một năm, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của

chính quyền cấp huyện.
Cấp ngân sách (Trung
ƣơng; Tỉnh; Huyện)

Đơn vị dự toán cấp I
Đơn vị dự toán cấp II

Quan hệ trực tiếp với cấp ngân sách
Quan hệ gián tiếp với cấp ngân sách

Đơn vị dự toán cấp III

Sơ đồ 1.2. Mô hình đơn vị dự toán các cấp
Mối quan hệ giữa ngân sách huyện với các đơn vị dự toán trực
thuộc nhƣ sơ đồ 1.2.
Đối với phƣờng, xã, thị trấn (gọi chung là xã): Vừa là một cấp
ngân sách vừa là đơn vị dự toán thuộc huyện.
1.1.3.3. Nội dung ngân sách cấp huyện
* Nội dung thu ngân sách cấp huyện
- Thu ngân sách cấp huyện hƣởng theo phân cấp
- Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
* Nội dung chi ngân sách cấp huyện
Ngân sách huyện có 3 nhiệm vụ chi cơ bản: Chi thƣờng
xuyên, chi đầu tƣ phát triển và chi bổ sung ngân sách xã.
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.2.1. Bản chất quản lý ngân sách cấp huyện
Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt động của các chủ thể quản


6

lý ngân sách cấp huyện thông qua việc sử dụng có chủ định các
phƣơng pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều
chỉnh hoạt động của ngân sách cấp huyện nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu đã định.
1.2.2. Yêu cầu quản lý chi ngân sách cấp huyện
Là một bộ phận của NSNN do vậy về yêu cầu quản lý ngân
sách cấp huyện phải tuân thủ Luật Ngân sách, đó là yêu cầu nhằm
đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch gắn chặt với quyền
hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện.
1.2.3. Quy trình quản lý chi ngân sách cấp huyện
Quản lý NSNN đƣợc tiến hành một cách khoa học, đƣợc thể
hiện qua 3 khâu nối tiếp nhau trong một chu trình ngân sách là: Lập
dự toán NSNN, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT VÀ VẬN DỤNG
TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
1.3.1. Khái niệm về kiểm soát và các loại hình kiểm soát
1.3.1.1. Khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát là công việc soát xét lại những quy định, những
quá trình thực thi các quyết định quản lý, đƣợc thể hiện qua các thao
tác nghiệp vụ cụ thể, nhằm nắm bắt và điều hành đƣợc những nghiệp
vụ đó.
1.3.1.2. Các loại hình kiểm soát
- Kiểm soát hành chính và kiểm soát kế toán
- Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều
chỉnh
- Kiểm soát trƣớc, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau
- Kiểm soát nội bộ


7

1.3.2. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu kiểm soát chi NSNN
Hoạt động kiểm soát chi NSNN đƣợc thực hiện là nhằm đảm
bảo quá trình lập dự toán, phân bổ ngân sách với cơ cấu chi hợp lý
vừa đáp ứng thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc vừa đảm
bảo hiệu quả, tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ đảm bảo quá trình sử
dụng ngân sách tiến hành theo nhƣ kế hoạch ban đầu, điều chỉnh kịp
thời các sai lệch trong quá trình hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu
đề ra; đảm bảo công tác kế toán và quyết toán NSNN đúng theo chế
độ nhà nƣớc quy định.
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN
Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi NSNN: Cơ chế quản
lý; môi trƣờng kiểm soát; hệ thống kế toán; các thủ tục kiểm soát;
trình độ cán bộ.
1.4. KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.4.1. Kiểm soát lập dự toán chi ngân sách cấp huyện
Nội dung kiểm soát: Chủ thể kiểm soát phải phân tích, đánh
giá, kiểm soát trên các mặt về trình tự và giao dự toán chi ngân sách;
việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn trong phân giao dự toán; tính
hợp lý của các khoản dự phòng chi ngân sách, các khoản chi phân
giao cho các đơn vị ngay từ đầu năm, trên cơ sở dự toán chi do các
đơn vị lập.
Chủ thể kiểm soát: Sở Tài chính, HĐND huyện, UBND
huyện; Phòng Tài chính- Kế hoạch; các Phòng, ngành chủ quản.
Khách thể kiểm soát: UBND huyện, các đơn vị dự toán cấp
huyện và UBND các xã, các đơn vị dự toán cấp III thuộc phòng,
ngành chủ quản.


8
Đối tượng kiểm soát: là bảng tổng hợp dự toán đƣợc lập đúng

mẫu biểu quy định, đảm bảo tính pháp lý, phƣơng pháp tính toán,
bảng giải trình thuyết minh dự toán.
Căn cứ kiểm soát: Luật NSNN, Mục lục NSNN; các văn bản
hƣớng dẫn về chế độ, định mức và đặc thù của từng đơn vị thụ hƣởng
NSNN.
1.4.2. Kiểm soát chấp hành dự toán chi NSNN
Nội dung kiểm soát: Kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chế
độ quản lý chi NSNN. Chủ yếu kiểm soát công tác quản lý chi
thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển tại Phòng tài chính và Kho bạc
nhà nƣớc huyện.
Căn cứ kiểm soát: Luật NSNN, Mục lục NSNN; Dự toán chi
ngân sách của các đơn vị đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hệ
thống các văn bản hƣớng dẫn đối với các khoản mục chi; Sổ sách,
chứng từ kế toán.
Chủ thể kiểm soát: Kho bạc nhà nƣớc, các phòng ngành chủ
quản của huyện, các đơn vị dự toán trực thuộc huyện.
Khách thể kiểm soát: Các đơn vị dự toán thuộc huyện, các
đơn vị dự toán cấp II, III thuộc các Phòng ngành của huyện.
Đối tượng kiểm soát: Dự toán đầu năm đƣợc duyệt, sổ sách
chứng từ quyết toán và phƣơng pháp hạch toán từng khoản mục thực
tế tại đơn vị sử dụng NSNN.
1.4.3. Kiểm soát kế toán và quyết toán chi NSNN
Nội dung kiểm soát: Xem xét cơ sở hình thành báo cáo quyết
toán và các thuyết minh báo cáo kèm theo. Đối chiếu số liệu chi tiết
với số tổng hợp, nội dung hạch toán các khoản chi theo chƣơng, loại,
mục, tiểu mục. Thực hiện so sánh số liệu thực hiện và số dự toán,
phân tích nguyên nhân làm thay đổi những nội dung này.


9

Chủ thể kiểm soát: Sở Tài chính, phòng Tài chính-Kế hoạch,
Phòng, ngành chủ quản và các đơn vị dự toán thuộc huyện.
Khách thể kiểm soát: Các đơn vị dự toán thuộc huyện; các
đơn vị thuộc phòng ngành chủ quản huyện, UBND các xã.
Căn cứ kiểm soát: Luật NSNN, Mục lục NSNN, Dự toán
đƣợc duyệt; Thông báo số cấp phát qua KBNN; Các báo cáo tài
chính của đơn vị đƣợc lập đúng mẫu, đƣợc cơ quan quản lý và
KBNN xác nhận.
Đối tượng kiểm soát: Số liệu trong các báo cáo tài chính,
chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị sử dụng NSNN; cách thức tính
toán các chỉ tiêu trong dự toán năm đã đƣợc phê duyệt; các bút toán
và phƣơng pháp ghi chép sổ sách; Báo cáo quyết toán năm của các
đơn vị dự toán trực thuộc có xác nhận của KBNN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH TẠI THÀ NH PHỐ QUẢNG NGÃI-TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CHI NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ QUẢNG
NGÃI (GIAI ĐOẠN 2006-2009)
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của Thành phố
Hiện nay, Thành phố đƣợc chia thành 10 đơn vị hành chính,
bao gồm 08 phƣờng và 02 xã. Diện tích tự nhiên toàn Thành phố là
37,17 km2, dân số có 127.154 ngƣời, chiếm 0,72% về diện tích và
9,6% về dân số toàn tỉnh.
2.1.2. Tổ chức quản lý chi ngân sách ở Thành phố
Ngân sách thành phố Quảng Ngãi bao gồm ngân sách cấp
thành phố và ngân sách của 8 phƣờng và 2 xã thuộc Thành phố. Hiện



10
nay, Thành phố có 14 phòng, ban, 07 đơn vị khối Đảng, Đoàn thể, 45
đơn vị sự nghiệp (trong đó có 33 trƣờng THCS, tiểu học).
2.1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách Thành phố
2.1.2.2. Chấp hành ngân sách Thành phố
2.1.2.3. Kế toán và quyết toán ngân sách Thành phố
2.1.3. Tình hình chi ngân sách thành phố Quảng Ngãi
Tổng chi ngân sách Thành phố giai đoạn 2006- 2009 là 667,87
tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tƣ phát triển chiếm 22,47%; chi thƣờng
xuyên 53,76%; chi chuyển nguồn 16,43% ; chi từ nguồn thu để lại là
0,85% và chi bổ sung ngân sách cấp dƣới chiếm 6,49% tổng chi ngân
sách cả giai đoạn 2006- 2009.
Chi ngân sách năm 2006 là 88,495 tỷ; năm 2007 tổng chi
143,029 tỷ đồng, tăng 61,62% so với tổng chi năm 2006; tổng chi
ngân sách năm 2008 là 200,784 tỷ đồng, tăng 40,38 % so với năm
2007; năm 2009 tổng chi là 235,562 tỷ đồng, tăng 41,13% so với
tổng chi ngân sách năm 2008.
Nhìn chung tất cả các khoản chi ngân sách Thành phố qua các
năm đều tăng, tổng chi năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong đó, chi
cho đầu tƣ phát triển tăng với tỷ lệ ngày càng cao: năm 2007 tăng
20,22% so với năm 2006, năm 2008 tăng 35,28% so với năm 2007,
năm 2009 tăng 48,55% so với năm 2008.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.2.1. Kiểm soát lập dự toán chi ngân sách Thành phố
2.2.1.1. Kiểm soát trong các đơn vị dự toán và UBND các xã,
phường thuộc Thành phố
Kiểm soát lập dự toán trong các đơn vị dự toán và UBND các
xã, phƣờng chính là công tác tự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị trong



11
khâu lập dự toán và phê duyệt dự toán của lãnh đạo đơn vị trực tiếp
sử dụng ngân sách.
2.2.1.2. Kiểm soát của phòng Tài Chính-Kế hoạch Thành
phố
Bảng 2.2. Kinh phí chi thường xuyên được bổ sung dự toán
đầu năm
Tổng chi

Năm

thường
xuyên
(Tr. đồng)

Dự toán chi
thường xuyên
được phê
duyệt từ đầu
năm (Tr. đồng)

Bổ sung dự toán
chi thường
xuyên trong năm
(Tr. đồng)

Tỷ trọng số dự
toán bổ sung
so với tổng chi

thường xuyên
(%)

2006

62.740

58.779

3.961

6,31

2007

85.460

78.181

7.279

8,52

2008

105.799

88.759

17.040


16,11

2009

130.796

106.511

24.285

18,57

Tổng

384.795

332.230

52.565

13,66

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố Quảng Ngãi
Qua số liệu bảng 2.2, cho thấy dự toán chi thƣờng xuyên của
ngân sách Thành phố giai đoạn 2006-2009 đã đƣợc xây dựng năm
sau cao hơn năm trƣớc, nhƣng việc bổ sung dự toán chi thƣờng
xuyên qua các năm vẫn không ngừng tăng lên: năm 2006 chiếm
6,31% so với tổng chi, năm 2007 chiếm 8,52% so với tổng chi, năm
2008 chiếm 16,11% so với tổng chi, năm 2009 chiếm 18,57% so với

tổng chi.
2.2.1.3. Kiểm soát của UBND và HÐND Thành phố
Tổng chi ngân sách năm 2006 là 88,495 tỷ đồng tăng 8,2% so
với dự toán năm; năm 2007 tổng chi 143,029 tỷ đồng, tăng 22,2% so


12
với dự toán; tổng chi ngân sách năm 2008 là 200,784 tỷ đồng, tăng so
với dự toán 11,1%; tổng chi ngân sách năm 2009 là 235,562 tỷ đồng,
tăng so với dự toán 9,3%.
Kết quả trên cho thấy, trong thời kỳ ổn định ngân sách (20072009), công tác lập dự toán chi NSNN của Thành phố có nhiều đổi
mới, ngày càng phù hợp với nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố. Thể
hiện: năm 2007 chi vƣợt dự toán là 22,2%, năm 2009 số chi vƣợt dự
toán chỉ còn 9,3%.
2.2.2. Kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách Thành
phố
2.2.2.1. Kiểm soát chi ngân sách tại các đơn vị dự toán
Với những nổ lực sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý, khai thác
nguồn thu, tiết kiệm chi mà trong những năm qua, ngoài việc dành
một khoản kinh phí hợp lý để trích lập các quỹ theo quy định, các
đơn vị đã tạo đƣợc nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức
bình quân từ 150-250 ngàn đồng/ngƣời/ tháng.
2.2.2.2. Kiểm soát của Kho bạc nhà nước tỉnh
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện
(thành phố Quảng Ngãi và 13 huyện), nhƣng chỉ có 13 KBNN huyện
trực thuộc KBNN tỉnh, riêng thành phố Quảng Ngãi nhiệm vụ quản
lý quỹ ngân sách do KBNN Tỉnh đảm nhận.
- Đối với khoản chi cho hoạt động thƣờng xuyên
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, tổng chi thƣờng xuyên của ngân
sách Thành phố qua khâu kiểm soát chi của KBNN Quảng Ngãi để

cấp phát thanh toán là 181.035 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,05% so
với tổng số chi 384.795 triệu đồng kinh phí thƣờng xuyên cả giai
đoạn 4 năm.


13
Bảng 2.4. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Thành phố qua KBNN tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2006-2009

Năm

Tổng chi
thường
xuyên
(Tr.đồng)

Số từ chối do chưa đủ

Cấp phát
bằng lệnh

Số chi đã KS

chi, ghi thu-

theo dự toán

ghi chi (Tr.

(Tr. đồng)


đồng)

điều kiện thanh toán
Món

Tiền

(lượt)

(Tr.đồng)

2006

62.740

11.082

51.658

62

281

2007

85.460

34.701


50.759

86

607

2008

105.799

60.824

44.975

37

438

2009

130.796

97.153

33.643

32

416


Tổng

384.795

203.760

181.035

217

1.742

Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
Công tác tự kiểm soát chi ngân sách tại đơn vị dự toán chƣa
đƣợc thực hiện tốt, dẫn đến đơn vị đề nghị thanh toán nhiều khoản
chi không bảo đảm chứng từ hợp lệ. KBNN tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm
soát và từ chối thanh toán 217 lƣợt, tổng số tiền đã từ chối là 1.742
triệu đồng, chiếm 0,96% so với số chi đƣợc kiểm soát theo dự toán.
- Đối với khoản chi cho đầu tƣ phát triển
Từ số liệu của bảng 2.5 cho thấy: Số chi vốn đầu tƣ phát triển
của ngân sách Thành phố đã kiểm soát qua KBNN trong giai đoạn
2006-2009 là 160.792 triệu đồng, chỉ đạt 75,28% dự toán chi đầu tƣ
phát triển. Trong giai đoạn này, KBNN đã từ chối thanh toán 34 lƣợt
chủ đầu tƣ đề nghị thanh toán với số tiền là 409 triệu đồng.
- KBNN kiểm soát chi đối với các đơn vị thực hiện cơ chế
khoán chi tài chính đặc thù
Các đơn vị dự toán mới áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính, một


14

số chỉ tiêu, định mức chƣa phù hợp, dẫn đến việc lập dự toán của các
đơn vị thụ hƣởng NSNN trực thuộc Thành phố gặp nhiều khó khăn,
lúng túng. Đây cũng nguyên nhân làm cho công tác kiểm soát chấp
hành dự toán chi NSNN của Thành phố chƣa đƣợc chặt chẽ.
Bảng 2.5. Kết quả kiểm soát chi vốn đầu tư phát triển của
NSNN thành phố Quảng Ngãi qua KBNN, giai đoạn 2006-2009
Kế hoạch
Năm

vốn đầu tư
(Tr. đồng)

Số chi đã

Số từ chối do chưa đủ điều

KH vốn

KS qua

kiện thanh toán

đầu tư bị

KBNN (Tr.

Món

Tiền giảm chi từ


kéo dài(Tr.

đồng)

(lượt)

phiếu giá (Tr. đồng)

đồng)

2006

15.000

11.835

11

81

3.165

2007

30.391

26.063

4


62

4.328

2008

76.455

35.258

7

95

41.197

2009

91.746

87.636

12

171

4.110

Tổng


213.592

160.792

34

409

52.800

Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
2.2.3. Kiểm soát kế toán và quyết toán chi ngân sách
Thành phố
2.2.3.1. Kiểm soát của các phòng, ngành chủ quản ở Thành
phố
Sau khi đã xác định nguồn thu, số thực chi của đơn vị nếu đơn
vị sai thì xuất toán thu hồi hoặc treo tạm ứng nếu chƣa đủ hồ sơ quyết
toán. Nộp lại NSNN nếu các mục chi còn thừa mà không có mục
tƣơng ứng để chi hoặc đã hết nhiệm vụ chi. Tình trạng chi sai phải
xuất toán tuy không nhiều nhƣng vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị.
2.2.3.2. Kiểm soát của Phòng Tài chính-Kế hoạch
Trong công tác kiểm soát quyết toán chi ngân sách, phòng Tài


15
chính- Kế hoạch và các phòng, ngành chủ quản thuộc Thành phố vẫn
còn một số hạn chế nhƣ: phân công cán bộ và bố trí thời gian thẩm
định quyết toán chƣa hợp lý, dẫn đến tình trạng cán bộ thẩm định
quyết toán phải “chạy theo tiến độ”, nên chủ yếu chỉ kiểm tra công
tác tổng hợp, điều chỉnh các khoản chi của đơn vị cho thống nhất với

các mục, tiểu mục theo kết quả kiểm soát của KBNN.
2.2.3.3. Kiểm soát chi ngân sách tại các đơn vị dự toán
Các đơn vị tự rà soát và kiểm soát phát hiện đối với công tác
kế toán về: Tính đầy đủ và hợp lý của chứng từ về mặt thời gian của
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thanh toán và tiến hành khóa sổ
đúng quy định. Kiểm soát phát hiện và điều chỉnh về chế độ quy định
đối với tất cả các khoản chi, mục chi cân đối với số rút dự toán trong
năm. Kiểm soát quỹ tiền mặt, tạm ứng,...
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.3.1. Kết quả và hạn chế trong kiểm soát chi NSNN tại
Thành phố
- Kết quả đạt đƣợc:
Công tác quản lý chi ngân sách của Thành phố đảm bảo yêu
cầu tiết kiệm, đạt hiệu quả nhất định. Việc bố trí các khoản chi khá
hợp lý nên đã khắc phục tình trạng đầu tƣ tràn lan, kém hiệu quả
trong việc sử dụng NSNN. Các khoản chi ngân sách đều đƣợc kiểm
tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán.
- Hạn chế:
Công tác tự kiểm soát tại các đơn vị dự toán: kiểm soát khâu
lập dự toán còn thiếu căn cứ khoa học. Khâu chấp hành dự toán chi
chƣa đƣợc kiểm soát tốt, còn để xảy ra việc chuẩn chi không đúng


16
chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chứng từ thanh toán không hợp lệ,
thiếu chứng từ thanh toán. Kiểm soát khâu kế toán và quyết toán ở
một số đơn vị còn để xảy ra tình trạng sổ sách, chứng từ kế toán chƣa
đảm bảo, hạch toán chƣa đúng chế độ kế toán, báo cáo quyết toán bị
điều chỉnh nhiều.

Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND Thành phố; Chủ tịch, Phó
chủ tịch HĐND xã, phƣờng có trách nhiệm thẩm tra dự toán ngân
sách và phƣơng án phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, các cơ quan trên
vẫn còn tình trạng chỉ làm công tác “thông qua” và gửi lên cho cơ
quan Tài chính cấp trên thẩm định nên đã không kiểm soát trƣớc các
nội dung chi trong dự toán.
Công tác phối hợp kiểm soát của các chủ thể kiểm soát chƣa
đƣợc chặt chẽ.
Việc kiểm tra, kiểm soát dự toán, duyệt quyết toán của Phòng,
ngành chủ quản ở Thành phố đối với các đơn vị dự toán trực thuộc
vẫn còn mang tính hình thức, chƣa thật chặt chẽ.
Công tác kiểm soát chi của KBNN tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng
đƣợc yêu cầu chi ngân sách, nhƣng chất lƣợng và phạm vi kiểm soát
chi đối với chi ngân sách Thành phố còn hạn chế.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, cơ chế chính sách:
- Hệ thống văn bản quy định về kiểm soát chi NSNN chƣa quy
định rõ cơ chế phối hợp cũng nhƣ phân định rõ phạm vi, mức độ
kiểm soát của các chủ thể kiểm soát chi ngân sách.
- Thực tế, một số phƣơng thức cấp phát nhƣ: “Ghi thu- ghi chi”
“Kinh phí ủy quyền”, “Lệnh chi tiền” nằm ngoài sự kiểm soát chi của
KBNN làm ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kiểm soát quá trình chi tiêu


17
sử dụng kinh phí NSNN.
- Tiêu chuẩn định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp chƣa
đƣợc ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ. Một số chỉ tiêu định
mức đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế.
- Dự toán chi ngân sách cấp xã, phƣờng chƣa bám sát tình hình

phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng.
- Cơ sở để xác định phƣơng án khoán chi cho các đơn vị dự
toán còn thiếu tính thực tiễn. Do hệ thống tiêu chuẩn định mức, chế
độ chi tiêu của nhà nƣớc còn thiếu, chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung.
- Chƣa có quy định và hƣớng dẫn việc ghi thu – ghi chi đối với
các khoản thu đƣợc để lại sử dụng ở đơn vị sự nghiệp có thu.
Hai là, hạn chế của các chủ thể kiểm soát:
- HĐND, UBND thành phố Quảng Ngãi
+ Vai trò của HĐND trong việc quyết định phê duyệt dự toán,
phân bổ ngân sách, quyết toán ngân sách còn chƣa mạnh.
+ UBND thành phố Quảng Ngãi xây dựng phƣơng án phân bổ
dự toán chƣa phù hợp với tình hình phát triển KTXH của từng xã,
phƣờng, chƣa phù hợp với nhiệm vụ chi của các đơn vị dự toán trực
thuộc.
- Phòng Tài chính- Kế hoạch Thành phố
Phòng Tài chính-Kế hoạch chƣa triển khai, hƣớng dẫn công tác
lập dự toán cho các đơn vị kịp thời, nhất là đối với các đơn vị dự toán
khi thực hiện chế độ tự chủ về tài chính.
- KBNN tỉnh Quảng Ngãi
Phòng Kế toán của KBNN Tỉnh thực hiện việc hạch toán thu,
chi ngân sách nhà nƣớc cho cả ba cấp ngân sách nên việc kiểm soát,
thanh toán chi ngân sách Thành phố chƣa kịp thời, công tác phối hợp


18
kiểm tra, kiểm soát chi giữa KBNN với các cơ quan tài chính và
UBND các cấp trên địa bàn Thành phố thiếu chặt chẽ.
Ba là, hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán còn
hạn chế:
Hầu hết các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn quá sơ

sài, chƣa quy định việc trích lập các Quỹ và phƣơng pháp xác định
thu nhập tăng thêm cho CBVC của đơn vị. Nhiều đơn vị chƣa xây
dựng quy chế kiểm soát nội bộ, không có kế hoạch kiểm tra nội bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI NGÂN SÁCH TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI - TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHI NGÂN SÁCH TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.
- Nâng cao chất lƣợng lập dự toán chi, xác định đầy đủ nhiệm
vụ chi, tránh trƣờng hợp trông chờ vào việc bổ sung ngoài dự toán
của cơ quan cấp trên.
- Phối hợp và đề xuất với các cơ quan chức năng trong việc
kiểm soát thực hiện các chế độ, chính sách, định mức của nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng năng lực quản lý- kiểm soát chi NSNN của các
chủ thể kiểm soát chi trên địa bàn Thành phố.
- Đổi mới cơ chế kiểm soát chi NSNN, đảm bảo tính khoa học,
phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính, đồng thời đảm bảo tính
chặt chẽ, đầy đủ và chính xác.
- Tăng cƣờng biện pháp quản lý NSNN, nâng cao trình độ,
năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ ngành tài chính, đồng thời


19
đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát chi ngân sách ở
Thành phố.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI NGÂN SÁCH TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm tăng cường

công tác kiểm soát chi ngân sách của thành phố Quảng Ngãi
3.2.1.1. Rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu từ
NSNN
- Thành phố khẩn trƣơng rà soát các tiêu chuẩn, định mức phân
bổ dự toán nhất là định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên; kiến
nghị kịp thời với Tỉnh và Trung ƣơng xoá bỏ các định mức, tiêu
chuẩn chi lạc hậu.
- UBND Thành phố cần phối hợp với các Sở, ngành để tham
mƣu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền,
cụ thể hóa các định mức, tiêu chuẩn chi NSNN đảm bảo các yếu tố
về khoa học, thực tiễn và thống nhất cao.
3.2.1.2. Xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách Thành phố theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp
với nhiệm vụ chi.
- Nhóm định mức tính theo biên chế: Khi phân bổ định mức
theo tiêu chí biên chế UBND Thành phố phải quy định tỷ lệ tối đa
của chi lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng; tỷ lệ tối thiểu của
khoản chi không phải lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng.
- Nhóm theo định mức khung do UBND tỉnh quy định phân bổ
theo tiêu chí dân số hoặc theo mức cố định/xã, phƣờng: UBND
Thành phố phải xây dựng phƣơng án phân bổ phù hợp với đặc điểm
và nhiệm vụ chi của từng xã, phƣờng theo từng giai đoạn ổn định


20
ngân sách.
3.2.1.3. Công khai Ngân sách
UBND Thành phố phải chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc
Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg, ngày 20/11/1998 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với

NSNN các cấp đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nƣớc
và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi ngân
sách của các chủ thể kiểm soát
3.2.2.1. Đối với HĐND thành phố Quảng Ngãi
- Bố trí cơ cấu cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao về
kinh tế, tài chính tham gia vào HĐND Thành phố. Các hội nghị của
HĐND có nội dung liên quan đến việc giám sát thực hiện kế hoạch
NSNN tại địa phƣơng, cần đƣợc tổ chức mở rộng thành phần tham
dự, tạo điều kiện để cán bộ, chuyên viên có nghiệp vụ chuyên môn
của các phòng, ngành cùng tham gia.
- Thực hiện việc đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý NSNN
cho Ban KT-XH là yêu cầu cấp thiết.
- Đại biểu HĐND Thành phố phải chủ động trong việc xây
dựng các kênh thu thập, lƣu giữ và trao đổi thông tin định kỳ và đột
xuất từ KBNN, phòng Tài chính- Kế hoạch và kết quả công khai
ngân sách hàng năm của UBND xã, phƣờng, các đơn vị dự toán.
3.2.2.2. Đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố
- Đối với công tác lập dự toán: Phòng Tài chính-Kế hoạch thực
hiện và hƣớng dẫn cho các đơn vị dự toán trực thuộc, UBND xã,
phƣờng thực hiện nghiêm túc quy trình lập dự toán ngân sách theo
quy định của Luật NSNN. Tránh trƣờng hợp “giao khoán” việc lập


21
dự toán cho bộ phận kế toán.
- Trong quá trình chấp hành ngân sách, phòng Tài chính- Kế
hoạch phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu thƣờng xuyên số liệu tổng
hợp báo cáo hàng tháng của các đơn vị với số liệu kế toán ngân sách
đã hạch toán tại KBNN.

- Công tác thẩm định quyết toán cần bố trí số lƣợng cán bộ và
thời gian hợp lý để kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán. Phòng Tài
chính-Kế hoạch Thành phố cần khắc phục tình trạng “chạy theo” tiến
độ nhƣ hiện nay.
3.2.2.3. Đối với KBNN tỉnh Quảng Ngãi
- Thành lập Phòng Quản lý Quỹ NSNN Thành phố trực thuộc
KBNN tỉnh, đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách thành phố
Quảng Ngãi.
- Tăng cƣờng phƣơng pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thƣờng
xuyên của Kho bạc Nhà nƣớc Tỉnh Quảng Ngãi.
- Thống nhất phƣơng pháp sử dụng phần mềm nghiệp vụ trong
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ tại Phòng Quản lý Quỹ NSNN
Thành phố.
3.2.3. Giải pháp xây dựng và củng cố hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các đơn vị dự toán
* Về nội dung quy chế chi tiêu nội bộ
Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ phải bao gồm các quy định
về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị,
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, phù hợp với hoạt động đặc
thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cƣờng
công tác quản lý.
* Về bộ phận thực hiện kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là công việc kiểm soát đƣợc tiến hành bởi các


22
cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm việc trong đơn vị. Kiểm
soát nội bộ chủ yếu để đánh giá việc thực hiện quy chế chi tiêu nội
bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác
kế toán tài chính ở đơn vị dự toán.

* Về quy chế kiểm soát nội bộ
Xây dựng qui chế kiểm soát nội bộ phải phù hợp với thực tế
hoạt động của đơn vị, nó phải đƣợc thay đổi khi có sự thay đổi về chế
độ chính sách, về quản lý ngân sách nhằm đảm bảo hoạt động của hệ
thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
3.2.4. Giải pháp xây dựng quy chế phối hợp và phân định
rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình
kiểm soát chi ngân sách Thành phố
- Quy chế phối hợp đƣợc xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các
quy định của Nhà nƣớc trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN và đƣợc
vận dụng vào thực tế của Thành phố; quy trình phối hợp quy định
trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể kiểm soát, mối quan hệ phối hợp
giữa các chủ thể trong quy trình kiểm soát chi ngân sách Thành phố.
+ Đối với các đơn vị dự toán:
Trong khâu lập dự toán, thủ trƣởng đơn vị phải chịu trách
nhiệm chỉ đạo các phòng, các bộ phận trong đơn vị. Tránh trƣờng
hợp “giao khoán” việc lập dự toán cho bộ phận kế toán. Hạn chế tình
trạng xin bổ sung dự toán, nếu phải bổ sung dự toán thì đơn vị hoàn
chỉnh hồ sơ gửi Phòng Quản lý Quỹ NSNN thành phố-KBNN tỉnh
kịp thời.
Với trách nhiệm là ngƣời đƣợc giao dự toán và quyết định
chi, thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN phải chịu trách nhiệm toàn
diện về quyết định của mình cho dù quyết định chi đã đƣợc Kho bạc


23
thanh toán.
+ Đối với phòng Tài chính-Kế hoạch Thành phố:
Phòng Tài chính-Kế hoạch phải thực hiện đúng quy trình lập
dự toán chi NSNN, hƣớng dẫn các đơn vị lập dự toán một cách cụ

thể.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, phải thƣờng xuyên kiểm
tra, đối chiếu số liệu trên các báo cáo của đơn vị dự toán với số liệu
kế toán ngân sách đã hạch toán tại Phòng Quản lý Quỹ NSNN thành
phố-KBNN tỉnh. Phối hợp với Phòng Quản lý Quỹ NSNN thành phố
điều chỉnh kịp thời, nếu có xảy ra trƣờng hợp sai lệch.
+ Đối với KBNN tỉnh Quảng Ngãi:
KBNN tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện công khai quy trình
kiểm soát chi ngân sách; niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ
thủ tục kiểm soát; tăng cƣờng trao đổi thông tin kế toán với các đơn
vị dự toán; trƣờng hợp từ chối các khoản chi sai chế độ, chính sách
thì KBNN phải thông báo bằng văn bản, hƣớng dẫn các đơn vị hoàn
thiện lại hồ sơ chứng từ. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến
các chế độ, chính sách liên quan đến chế độ quản lý NSNN và kiểm
soát chi của KBNN.
Phòng Quản lý Quỹ NSNN thành phố cần chủ động phối hợp
với phòng Tài chính- Kế hoạch Thành phố, thống nhất cơ sở dữ liệu,
kết nối giữa KBNN với phòng Tài chính- Kế hoạch.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
Kiểm soát chi NSNN đảm bảo sử dụng chi tiêu đúng mục đích,
tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết đƣợc Đảng, Nhà nƣớc
và cả xã hội hết sức quan tâm. Trong những năm qua, công tác kiểm


24
soát chi NSNN đã đƣợc quy định trong Luật NSNN và có các văn
bản dƣới Luật hƣớng dẫn. Song trong quá trình triển khai thực hiện ở
mỗi địa phƣơng còn nhiều vấn đề bất cập, cần phải có những giải
pháp khắc phục để hoàn thiện trong thời gian tới.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại thành phố Quảng
Ngãi đang là nội dung thiết thực hiện nay. Đây là nội dung khó khăn,
phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tuy vậy, trong quá
trình nghiên cứu, Luận văn đã giải quyết đƣợc mục tiêu đặt ra, thể
hiện ở các nội dung sau:
+ Phân tích luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý,
kiểm soát chi ngân sách cấp huyện và sự cần thiết khách quan phải
hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN.
+ Mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng của các chủ thể kiểm
soát trong việc thực hiện nội dung, quy trình kiểm soát chi ngân sách
hiện nay ở Thành phố, rút ra những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và
nguyên nhân.
+ Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Quảng Ngãi.
Bao gồm các giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải pháp về tổ
chức thực hiện.
Với mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm các khoản chi tiêu
NSNN. Những giải pháp trình bày trong luận văn phù hợp với yêu
cầu quản lý NSNN hiện nay và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Quảng Ngãi.



×