Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án dự thi cấp Tỉnh Dạy học tích hợp theo chủ đề: Bài Ca đi cùng năm tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.96 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN
TRƯỜNG THCS

GIÁO ÁN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CHỦ
ĐỀ: BÀI CA ĐI CUNG NĂM THÁNG

Người thực hiện:

Tháng 11 năm 2016


Ngày soạn:
Ngày giảng:
Gv soạn:
GV dạy:
Trường THCS
CHỦ ĐỀ: BÀI CA ĐI CÙNG NĂM THÁNG
I . Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
* Kiến thức:
- Học sinh biết bài TĐN số 4 - Nhạc Mô-Da
- Học sinh biết nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và những đóng góp của ông cho
nền âm nhạc Việt Nam qua thường thức một số bài hát đặc biệt là bài hát Lên
Đàng
* Kỹ năng: Đọc chuẩn xác tên nốt nhạc, cao độ, trường độ bài TĐN.
* Thái độ : Tự hào dân tộc, lòng biết ơn các nhạc sĩ đã cống hiến cho nền âm
nhạc cách mạng Việt Nam và thế giới.
* Năng lực hướng tới : Với mục đích không chỉ là giúp học sinh tự khám phá
kiến thức, mà còn hướng đến góp phần hình thành và phát triển các năng lực
quan trọng cho học sinh, dự án hướng tới phát triển các năng lực sau cho học


sinh( bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt):
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực tư duy sáng tạo;
+ Năng lực tự quản lý.
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành âm nhạc: Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và biết gõ
phách bài TĐN số 4.
+ Hiểu biết âm nhạc: Hiểu được cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp
của Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước đối với nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là bài hát
Lên Đàng.
+ Cảm thụ âm nhạc: Thể hiện tốt sắc thái của bài TĐN số 4, thể hiện sự
trân trọng với những tác phẩm do nhạc sỹ Lưu Hữu Phước sáng tác.
+ Trình diễn âm nhạc: Biết trình diễn bài hát kết hợp với một vài động tác
phụ hoạ.
+ Sáng tạo âm nhạc: Học sinh có thể đặt lời mới cho bài TĐN số 4.


Nội dung
1. Tập đọc
nhạc: TĐN
số 4

2. Âm nhạc
thưởng thức:
Nhạc sĩ Lưu
Hữu Phước
và bài hát

Lên Đàng.

Bảng mô tả kiến thức
Chủ đề: Bài ca đi cùng năm tháng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp

Vận dụng
cấp độ cao

- Biết được - Nêu được - Đọc được - Đọc nhạc
chính xác kết
tên bài TĐN, tển giọng, số tên nốt nhạc
hợp gõ đệm
tác giả và chỉ nhịp và - Xác định
theo phách
xuất xứ bài các kí hiệu được
trọng mạnh nhẹ,
TĐN
âm nhạc của âm trong mỗi ghép lời ca

- Biết sơ lược
nhạc sỹ Lưu
Hữu Phước

những
đóng góp của
ông cho nền

âm nhạc Việt
Nam
- Biết được
hoản cảnh ra
đời và nội
dung bài hát
Lên đàng

bài TĐN

nhịp

- Thường
thức một số
bài hát đặc
biệt là bài hát
Lên Đàng

- Hát đúng
nhạc và lời
của bài Lên
Đàng

- Hát và thể
hiện sắc thái,
tình cảm và
biết hát kết
hợp với vận
động theo
nhạc


* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
* Tích hợp liên môn : Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân
II. Tài liệu phương tiện:
- Đàn Organ
- Máy vi tính - Loa
- Tư liệu về nhạc sĩ Mô-Da
- Tư liệu về nhạc sỹ Lưu Hữu Phước
- Đĩa bài hát: Lên đàng
- Một số tư liệu lịch sử minh họa trong bài hát
- Tư liệu về học tập và lám theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Tư liệu, hình ảnh về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên


- Tư liệu, hình ảnh minh họa về thanh niên Việt Nam bảo vệ lãnh thổ biển Đông
III. Tiến trình dạy học :
* Dự kiến kiểm tra đánh giá:
1. Kiểm tra sĩ số: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lồng ghép trong tiết học
3. Bài mới: (37 phút)
* Giới thiệu bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG CHÍNH
VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1:
I. Tập đọc nhạc: TĐN số 4
* Mục tiêu: Học sinh đọc đúng cao
độ, trường độ, ghép lời ca bài TĐN
số 4
* Cách tiến hành:

T§N sè 4
1. Giới thiệu bài TĐN số 4
* TËp ®äc nh¹c:
Nh¹c: M«Da.

* Tích hợp môn Địa lí lớp 7 (Khu vực châu Âu)
a. Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh để giới thiệu đôi nét về đất nước Áo
b. Giáo viên cho học sinh xem video giới thiệu sơ lược về nhạc sỹ Mô-Da
* Giới thiệu nước Áo:
- Vị trí địa lý đất nước Áo
- Quốc kỳ, Quốc huy
- Một số hình ảnh quê hương đất nước Áo
* Giới thiệu về nhạc sỹ Mô-Da:
- Mô-Da (1756 - 1791), nhạc sỹ thiên tài người Áo, danh nhân âm nhạc thế giới.
- Ông đã để lại cho nền văn hóa nhân loại rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại
âm nhạc khác nhau, từ những ca khúc đến các bản giao hưởng và các vở nhạc
kịch (ô-pê-ra).
c. Cho học sinh nghe giai điệu bài
TĐN trên bộ nhớ đàn Organ.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
TĐN


+ Bài TĐN có sử dụng nhịp lấy đà
không?
+ Em hãy cho biết bài tập đọc nhạc
số 4 được viết ở nhịp gì?
+ Về cao độ, bài có sử dụng ở những
nốt nhạc nào? Trong bài sử dụng
những hình nốt nhạc nào?

+ Trường độ trong bài?

- Không
- Nhịp 2/4

- Cao độ: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Xi,
(Đô)
Nốt Si đặt dưới dòng phụ thứ nhất
- Trường độ: Nốt đen, Nốt móc đơn, dấu
lặng đơn.
+ Bài tập đọc nhạc chia làm mấy - Chia làm 2 câu
câu?
+ Nốt thấp nhất và nốt cao nhất là - Nốt thấp nhất là nốt (Xi) và nốt cao
nốt nào?
nhất là nốt (Đô)
3. Giáo viên hướng dẫn học sinh
luyện tập cao độ.

4. Giáo viên đàn cho học sinh nghe
tiết tấu
.
Giáo viên lưu ý (nốt móc đơn có dấu
lặng phía sau: Đọc ngắt)

5. Tập đọc từng câu
- Giáo viên đàn giai điệu từng câu 34 lần, học sinh nghe giai điệu và thực
hiện, giáo viên nghe học sinh thực
hiện và sửa.
6. Học sinh đọc cả bài tập đọc nhạc
theo từng câu và ghép lại toàn bài

theo lối móc xích, vừa đọc vừa gõ
thanh phách theo phách hoặc theo
nhịp.
7. Ghép lời ca
- Giáo viên đặt lời ca và hát mẫu –


Học sinh nghe và đọc theo
- Một học sinh lên chỉ huy đánh nhịp
2/4 cho cả lớp đọc bài TĐN số 4
* Kết luận :
- Giáo viên nhận xét và tóm tắt

Hoạt động 2:
* Mục tiêu:
- Học sinh biết sơ lược nhạc sỹ Lưu
Hữu Phước và những đóng góp của
ông cho nền âm nhạc Việt Nam
- Hoản cảnh ra đời và nội dung bài
hát Lên đàng.
* Cách tiến hành:

Tóm tắt nội dung kết luận: Qua phần tập
đọc nhạc số 4 các em đã hiểu được đôi
nét về đất nước Áo, về thiên tài âm nhạc
Mô-Da và cũng giúp các em đọc đúng
cao độ, trường độ của bài TĐN số 4.
II. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát
Lên đàng


1. Cho học sinh đọc phần giới thiệu
1. Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
trong sách giáo khoa.
- Ông sinh ngày 12/9/1921 Tại huyện Ô
Môn tỉnh Cần Thơ.
- Mất ngày 12/6/1989 Tại TP. Hồ Chí
Minh.
- Ông sáng tác từ năm 16 tuổi, là tác giả
của nhiều ca khúc có giá trị lịch sử.
* Tích hợp môn Lịch sử:
2. Giáo viên giới thiệu giai đoạn 1939-1945 là giai đoạn lịch sử
- Giáo viên giải thích giá trị lịch sử: Tác phẩm của ông gắn liền với từng giai
đoạn lịch sử
Giai doạn 1939-1945:
- Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng một cao trào đã bùng nổ
mạnh mẽ nhằm đánh đuổi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
- Đây cũng là giai đoạn Đảng ta chuẩn bị về mọi mặt khởi nghĩa tháng 8 giành
chính quyền (khi thời cơ đến). Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước đã có những đóng góp
to lớn sáng tác nên những bài hát nhằm thôi thúc, kêu gọi toàn dân kháng chiến
như bài: Khải hoàn ca, Hồn tử sĩ, Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Ca ngợi Hồ


Chủ Tịch.
* Tích hợp môn Ngữ văn:
3. Cho học sinh nghe trích đoạn bài hát Khải hoàn ca của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước.
- Bài hát gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong môn ngữ văn?
+ Văn bản Con Rồng Cháu Tiên
- Điểm chung giữa bài hát và văn bản em đã học là gì? (HS cảm nhận và trình
bày)

+ Giải thích và suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ta ngày từ thủa sơ khai.
+ Giáo dục thế hệ trẻ ý thức trân trọng cội nguồn của dân tộc, kính trọng và biết
ơn cha ông ta. Từ đó có ý thức bảo vệ giống nòi, xây dựng quê hương, đất nước
ngày càng giàu mạnh xứng đáng là con Lạc cháu Hồng.
* Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
4. Cho học sinh xem và nghe trích đoạn bài hát Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Lãnh tụ
ca) của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Bài hát gợi cho em tình cảm nào đối với Bác?
+ Sự nhớ ơn, yêu mến và kính trọng Bác.
- Để thể hiện lòng yêu kính Bác, em cần phải làm gì?
+ Làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy
+ Cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng
là cháu ngoan Bác Hồ.
( Bình mở rộng: Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân vô hạn, Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
muôn dân. Để đáp lại công lao to lớn và lòng mong mỏi của Người, thế hệ trẻ
Việt Nam hôm nay phải nỗ lực phấn đấu, học tập và rèn luyện góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.)
*Tích hợp môn lịch sử:
5. Giáo viên giới thiệu giai đoạn 1954-1975:
- Là giai đoạn chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau
- Sau hơn 20 năm kiến cường anh dũng chiến đấu ta đã lập nên đại thắng mùa
xuân năm 1975. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào ky
nguyên mới (ky nguyên Việt Nam độc lập thống nhất cả nước). Trong thời điểm
này nhạc sỹ Lưu Hữu Phước đã sáng tác nên các bài hát: Giải phóng Miền Nam,


Tiến về Sài Gòn …

6. Cho học sinh xem và nghe trích đoạn bài hát Giải phóng Miền Nam của nhạc
sĩ Lưu Hữu Phước.
- Ngày 20-12-1960,mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, ngày 20-71961, hội văn nghệ giải phóng miền Nam giao cho Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn
Bộ và Lưu Hữu Phước sáng tác bài ca chính thức của Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt nam. Bài hát ra đời lấy tên tác giả là Huỳnh Minh Siêng.
- Bài hát gợi cho em suy nghĩ gì về thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc?
+ Đây là thế hệ thanh niên tiêu biểu của thời kỳ giữ nước. Đúng như nhà thơ Tố
Hữu trong bài thơ Theo chân Bác đã viết: Xẻ dọc Trưởng Sơn đi cứu nước/ Mà
lòng phơi phới dậy tương lai.
+ Họ đã sẵn sàng hy sinh cả xương máu để góp phần vào sự nghiệp thống nhất
đất nước.
7. Cho học sinh nghe trích đoạn bài
hát Thiếu nhi thế giới liên hoan của
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Tác giả muốn gửi thông điệp nào - Tinh thần đoàn kết, bình đẳng của các
trong bài hát này?
dân tộc trên thế giới, chúng ta phải đấu
tranh cho một thế giới hòa bình, mọi trẻ
em đều được quyền đối xử bình đẳng.
2. Bài hát Lên Đàng
1. Hoản cảnh ra đời và nội dung bài - Bài hát Lên đàng: Ra đời vào năm
hát Lên đàng
1944, được phổ biến rộng rãi trong thanh
- Em hãy tóm tắt hoàn cảnh ra đời và niên, học sinh có tác dụng mạnh mẽ
nội dung bài hát Lên đàng?
nhằm kêu gọi lớp tuổi trẻ tham gia cách
mạng cứu nước. Bài hát biểu hiện một
khí thế hào hùng, một lời kêu gọi mạnh
mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường

tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân
tộc.
2. Giáo viên đàn cho học sinh hát và
biểu diễn bài hát Lên đàng. (1 lần)
3. Học sinh phát biểu cảm tưởng khi
hát xong bài hát Lên đàng:
- Bài hát gợi cho em suy nghĩ gì đối - Tinh thần anh dũng hiên ngang đấu
với sự nghiệp giải phóng dân tộc và tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,


bảo vệ dân tộc?

bảo vệ hòa bình dân tộc.

*Tích hợp môn Giáo dục công dân
- Giáo viên mở rộng: Ngày nay truyền thống đó vẫn được mọi thế hệ đặc biệt là
thế hệ trẻ thanh thiếu niên phát huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Đúng như câu nói: Đâu cần thanh
niên có, đâu khó có thanh niên.
* Kết luận:
- Hiểu biết sơ lược nhạc sỹ Lưu Hữu - Ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có
Phước và những đóng góp của ông giá trị lịch sử phục vụ cho việc đấu tranh
cho nền âm nhạc Việt Nam
bảo vệ tổ quốc.
- Ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc,
nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Ông đã
được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật.
* Giáo viên mở rộng liên hệ:
Ngày nay truyền thống ấy vẫn được

thế hệ trẻ Việt Nam tiếp nối và phát
huy, góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế trong tình hình
mới.
4. Luyện tập củng cố: (6 phút)
- Giáo viên đệm đàn cho nhóm học sinh hát và biểu diễn bài hát Lên đàng
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh
Đề bài: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Những bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có giá trị?
A. Văn hóa
B. Lịch sử
C. Chính trị
D. Vui chơi
2. Bài hát Lên Đàng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được sáng tác trong giai
đoạn nào?
A. 1939 -1945
B. 1945 -1954
C. 1954- 1975
D. Sau năm 1975
3. Bài tập đọc nhạc số 4 do nhạc sĩ nào sáng tác.
A. Mô – Da B. Beethoven
C. Vanbach
D. Trai cốp –xki
Đáp án: 1 – B ; 2- A; 3 - A
5. Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Hướng dẫn về nhà: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước



- Học thuộc bài tập đọc nhạc và ghép lời ca mới.

BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG

................., ngày tháng 11 năm 2016
NGƯỜI THỰC HIỆN



×