Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trong giai đoạn hiện nay xây dựng văn bản pháp luật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.35 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay, với sự phát triển chung của nền kinh tế nên các dịch vụ khám,
chữa bệnh cũng đã và đang phát triển nhanh chóng; không chỉ dừng lại là dịch vụ do nhà
nước cung cấp mà dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân cũng nở rộ trong mấy năm gần đây.
Đây là một ngành kinh doanh với mục đích kinh doanh đặc biệt, đối tượng tác động đến
là chính sức khỏe, mạng sống con người nên được nhà nước đặc biệt chú trọng, quan tâm.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế trong việc nhà nước quản lí
cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và đã gây nên nỗi bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy,
nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề “Quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân” để giải
quyết và tìm ra phương án tối ưu nhất cho vấn đề trên.

NỘI DUNG
I. Bất cập của vấn đề quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân
1. Hiện trạng của vấn đề
Theo thống kê hiện nay, nước ta có hơn 170 bệnh viện tư nhân (nhiều bệnh viện có
quy mô lên đến 400-500 giường). Ngoài ra còn có hơn 30000 phòng khám tư nhân và các
cơ sở dịch vụ y tế khác. Sự phát triển nhanh chóng và tràn nan của dịch vụ khám, chữa
bệnh đặc biệt là dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân đã và đang dẫn đến những vấn đề bất
cập, nhiều rủi ro cho tính mạng của con người.
Biểu hiện của bất cập trong quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân được thể hiện
qua một số điểm như: số phòng khám tư nhân thành lập chưa đủ điều kiện hoạt động
nhưng vẫn tiến hành khám, chữa bệnh mà không có cơ quan kiểm tra, xử phạt vẫn còn tồn
tại. Một số phòng khám tư nhân đã được phép hoạt động nhưng trong quá trình hoạt động
vi phạm các điều kiện mà chưa có cơ quan xử phạt hay có bất kì động thái nào để thể hiện
sự quản lí của mình; việc tổ chức phòng khám chui, ẩn mình dưới các lá chắn vẫn còn tồn
tại. Mong muốn được thành lập, nâng cấp, mở rộng cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân còn
khó khăn như khó khăn về thủ tục hành chính khi thành lập, mở rộng cơ sở, sự hách sạch
đòi “bôi trơn” của một số cán bộ, công chức. Việc quy định điều kiện, áp dụng điều kiện
cho thành lập hay xử phạt của mỗi địa phương, cơ quan khác nhau. Giá chi trả, phương
thức khám, thái độ của nhân viên, bác sĩ nơi mỗi phòng khám khác nhau, chưa thống nhất
ví dụ như cùng một việc xét nghiệm máu, phòng khám tại địa bàn trung tâm Hà Nội thu



1


với giá 450 nghìn đồng trong khi đó khu vực ngoại thành như tại huyện Thanh Trì chỉ có
150-200 nghìn.
Xu hướng phát triển của những bất cập. Nhìn vào thực tế hiện nay, sự bất cập trong
quản lí cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sẽ ngày càng mở rộng và tăng lên cả về mức độ,
quy mô và phạm vi: số phòng khám hoạt động trái phép ngày càng tăng dưới sự trá hình,
giả dạng, làm giả giấy tờ; mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của các phòng khám thành
lập trái pháp luật ngày càng nhiều với tần suất ngày càng tăng; những cá nhân có đủ điều
kiện tiếp tục bị gây khó dễ trong quá trình thành lập, phát triển cơ sở,… Ví dụ như: Từ
đầu năm 2016 đến ngày 17/3/2017, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và cơ quan chức năng đã
kiểm tra gần 20 cơ sở, trong đó đã phát hiện 14 cơ sở có sai phạm, đã xử lý vi phạm hành
chính 12 cơ sở; đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của 4 cơ sở; tước chứng chỉ hành
nghề của 3 bác sĩ,…
2. Hậu quả
Đối với chủ sở hữu cơ sở: thiệt thòi trong quá trình cung ứng dịch vụ khi môi
trường cạnh tranh không được đảm bảo; bị xử lí và áp dụng chế tài do nhà nước ban hành
khi sai phạm như áp dụng biện pháp xử lí hành chính, truy tố hình sự; cơ sở bị đình chỉ
hoạt động, các nhân viên mất công ăn việc làm, bác sĩ bị tước chứng chỉ hành nghề,…
Đối với cán bộ, công chức được giao quyền quản lí: phải chịu trách nhiệm trước
nhà nước và bị nhà nước áp dụng các biện pháp xử lí nếu phát hiện ra vi phạm,…
Đối với nhà nước: giá trị của các quy định pháp luật, uy tín nhà nước và cơ quan
có liên quan như Bộ Y tế,… bị giảm sút; phải chi ngân sách nhà nước khi tổ chức các cơ
quan nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá, quản lí, xử lí riêng vấn đề này và nâng cao chuyên
môn cho những người thực hiện việc quản lí,…
Đối với người dân và xã hội: sức khỏe, tính mạng người dân bị đe dọa trong chính
bàn tay người thầy thuốc của các cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động do việc
quản lí lỏng lẻo; người dân mất tiền, suy sụp kinh tế khi thăm khám ở những nơi quản lí

phòng khám thiếu hiệu quả;…
Một số ví dụ thực tế như: vụ việc thai phụ tử vong sau khi khám phụ khoa tại
phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội (huyện Thanh Trì) gây xôn xao dư luận; phòng khám đa
khoa An Khang có địa chỉ tại số 96, phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) trong suốt thời gian
dài “mượn danh” là một đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội để “chặt chém” khách hàng”.
Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, phòng khám này bị phạt
2


100 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Viên Cát
Lượng vì hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép.
3. Nguyên nhân của bất cập
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền liên quan:
+ Thứ nhất, quy định của pháp luật còn chưa thật sự triệt để và hiệu quả, nhất là
trong trường hợp có vi phạm xảy ra, chưa niêm yết chi phí khám, chữa bệnh cụ thể,… Khi
có vi phạm thì chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm chỉnh để răn đe các cơ sở khám,
chữa bệnh tư nhân khác. Theo nhiều chuyên gia y tế, chính vì các chế tài xử phạt còn
thấp, chưa đủ sức răn đe nên nhiều phòng khám tư nhân sẵn sàng nộp phạt, để sau đó dễ
dàng thu hồi tổn thất từ chính người bệnh thông qua nhiều chiêu thức.
+ Thứ hai, công tác quản lý và kiểm tra lỏng lẻo khiến các cơ sở khám, chữa bệnh
tư nhân còn qua mắt được nhiều lực lượng kiểm tra. Việc kiểm tra, giám sát chỉ mang tính
hình thức còn chưa đem lại hiệu quả.
+ Thứ ba, lực lượng kiểm tra hoạt động và chất lượng của các cơ sở còn mỏng,
chưa có đầy đủ trình độ chuyên môn nhất là ở địa phương nhỏ. Các cấp ủy, chính quyền
địa phương ít quan tâm đến hoạt động của cơ sở, không kịp thời phát hiện và ngăn chặn
các hành vi vi phạm. Cơ quan Y tế ít tuyên truyền phổ biến pháp luật về hành nghề y tư
nhân để các cơ quan chức năng và cộng đồng biết và phối hợp giám sát xử lí.
- Bên cạnh đó, người dân khám chữa bệnh còn chưa tìm hiểu rõ về các cơ sở tư
nhân, không tìm đến các cơ sở tư nhân có uy tín,… Khi có tình trạng chặt chém giá

thường xuyên thì không kịp thời báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, ngăn chặn
tình trạng trên.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Phía cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân:
+ Chưa tận tâm với nghề nghiệp, đặt đồng tiền lên trên tính mạng con người, chạy
theo lợi nhuận. Một số cơ sở còn chưa đầy đủ trình độ để hành nghề tuy nhiên vẫn ngang
nhiên mở cơ sở khám, chữa bệnh vì cơ chế quản lý lỏng lẻo.
+ Trình độ chuyên môn còn chưa cao dẫn đến có nhiều vi phạm như gây chết
người,…; chưa được tập huấn qua các lớp đào tạo nên tay nghề còn hạn chế.
3


+ Ý thức pháp luật còn kém.
II. Mục tiêu cần đạt được trong việc quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân
Mục tiêu tổng quát của việc quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đến năm 2020:
mang những cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đạt chất lượng đến với người dân; cung cấp
dịch vụ y tế chất lượng, an toàn, hiệu quả đến với mọi người, đảm bảo sức khỏe cho
người dân và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể đến cho người dân khi đáp ứng đủ 5
tiêu chí: “An toàn, hiệu quả, nhanh hơn, chi phí hợp lí hơn và người bệnh hài lòng hơn”.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt được 90% các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đủ tiêu chuẩn,
có giấy phép hành nghề và hoạt động đúng ngành nghề chuyên môn.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lí các loại
phòng khám, quầy thuốc, nhà thuốc, công ty kinh doanh dược phẩm; ngành y tế hướng
đến việc chấn chỉnh, hướng dẫn các cơ sở hành nghề thực hiện tốt các quy định, quy chế
chuyên môn trong hoạt động khám chữa bệnh; ngăn chặn sự phát triển ồ ạt của các cơ sở
khám chữa bệnh tư nhân không đủ điều kiện hành nghề; kịp thời phát hiện vi phạm, có
các biện pháp xử lí, đình chỉ hoạt động các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không
phép, vượt quá chuyên môn. Phấn đấu đạt được 100% các cơ sở khám, chữa bệnh đủ tiêu
chuẩn hành nghề, 100% bác sĩ có đủ tay nghề, kĩ thuật chuyên môn, có giấy phép hành
nghề, 100% các cơ sở tư nhân có đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ y tế.

III. Giải pháp
Để giải quyết vấn đề bất cập về tình trạng quản lí cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân
hiện nay thì Nhà nước ta phải có những biện pháp kịp thời. Vì tình trạng các cơ sở khám,
chữa bệnh tư nhân còn vi phạm nhiều quy định của pháp luật, đạo đức xã hội nên chúng
ta có thể kết hợp một số phương án sau đây:
1. Phương án giữ nguyên hiện trạng: là phương án giữ nguyên các quy định của
pháp luật, cơ quan Nhà nước, không có thêm điều chỉnh gì. Vì đã có quy định pháp luật
về việc quản lý nên Nhà nước sẽ không ban hành quy định mới mà tiếp tục thực hiện
những quy định về quản lý cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.
Mặt tích cực: Nếu áp dụng phương án này sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc ban
hành các quy định mới; giúp cho những đối tượng liên quan tiếp cận, hiểu rõ hơn về các
quy định của Nhà nước. Phương án giữ nguyên hiện trạng có tầm quan trọng khá lớn bởi
nó sẽ cung cấp một mốc chuyển hay có thể gọi là “đường cơ sở” để từ đó, có thể so sánh
4


tác động với các phương án, đề xuất khác trong việc đưa ra giải pháp cho vấn đề quản lý
cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân hiện nay.
Mặt tiêu cực: Nếu giữ nguyên các quy định của pháp luật sẽ gây ra nhiều tiêu cực
trong thực tế, không răn đe các cơ sở tư nhân trên địa bàn cả nước, tình trạng càng xấu đi.
Như vậy, phương án này không đạt được mục tiêu đề ra.
2. Phương án can thiệp gián tiếp: là phương án Nhà nước không ban hành luật
mà thực hiện các giải pháp khác nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở
khám, chữa bệnh mà có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, kêu gọi các tổ chức phi chính
phủ, sử dụng biện pháp yêu cầu các cơ quan phối hợp, chỉ đạo,... Hoặc là cho phép Bộ Y
tế ban hành các thông tư hay phối hợp với các cơ quan khác để thực hiện quản lý,… Như
vậy, đối với trường hợp này, tức là sẽ có những phương án cụ thể như sau:
- Ngành Y tế phải xây dựng và bồi dưỡng lực lượng quản lý có trình độ và chuyên
môn cao, chất lượng. Các cấp ủy, chính quyền địa phương phải phối hợp với ngành Y tế
để kịp thời, phát hiện những cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân còn vi phạm; xử lý nghiêm

những trường hợp này. Tăng cường việc thành lập các đoàn thanh tra công tác quản lý nhà
nước về hành nghề y tư nhân tại các tỉnh, thành phố; trực tiếp thanh, kiểm tra tại các bệnh
viện, phòng khám tư nhân ở địa phương. Giám sát một cách chặt chẽ, thường xuyên các
cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân nhằm phòng tránh và đẩy lùi hiệu quả nhất các sự cố xảy
ra bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- Khi phát hiện các trường hợp sai phạm trong các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân,
phải báo cáo ngay lập tức lên các cấp chính quyền để kịp thời xử lý, không để các cơ sơ
khám, chữa bệnh không đạt yêu cầu tiếp tục hoạt động ngang nhiên. Công khai số điện
thoại đường dây nóng của Sở Y tế để người dân tiện liên hệ, phản ánh khi phát hiện các
cơ sở hành nghề y, dược có dấu hiệu vi phạm.
- Xử lý nghiêm minh các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân sai phạm, làm bài học
mang tính răn đe với các cơ sở khác. Không chỉ xử phạt ở mức hành chính, mà còn có thể
truy tố pháp luật hình sự tùy vào mức độ của sự việc. Hiện nay mức xử phạt vẫn chưa đủ
mạnh tay, cần nâng các mức phạt hơn nữa đối với các vi phạm khi hành nghề của các cơ
sở khám, chữa bệnh tư nhân.

5


Ngoài ra, chúng ta còn có một số phương án như nâng cao trình độ hành nghề của
các cơ sở tư nhân khám, chữa bệnh. Tuyên truyền cho người dân biết được hậu quả của
việc khám, chữa bệnh ở các cơ sở không đủ trình độ, chất lượng thấp,…
Phương án này có những mặt tích cực như: tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so
với biện pháp can thiệp trực tiếp. Đồng thời, phương án này sẽ giải quyết một cách trực
tiếp, nhanh gọn, linh hoạt các vụ việc mà vẫn đảm bảo hiệu lực pháp lí. Tuy nhiên bên
cạnh đó còn có những mặt tiêu cực như chồng chéo thẩm quyền giải quyết, nội dung văn
bản giữa các cơ quan nhà nước,…
3. Phương án can thiệp trực tiếp: là phương án Nhà nước ban hành văn bản quy
phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi luật hiện hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan
đến việc quản lý cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Cụ thể như sau:

+ Ban hành các quy định nghiêm khắc hơn về quản lý cơ sở khám, chữa bệnh tư
nhân một cách hiệu quả, tăng hình thức xử phạt lên cao hơn.
+ Nhà nước nên niêm yết giá thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân bởi hiện
nay xảy ra tình trạng các cơ sở tư nhân vừa khám chữa bệnh, vừa bán thuốc, nâng giá
thuốc lên cực kỳ cao mà không hề có sự kiểm soát của bất kì tổ chức nào. Để tránh tình
trạng lạm phát giá thuốc, nên đề ra mức giá niêm yết cho các chi phí để người dân chủ
động hơn.
Mặt tích cực: việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có tác động trên
phạm vi rộng, giúp cho việc hạn chế, khắc phục tình trạng xuống cấp về khám, chữa bệnh
tại các cơ sở. Từ đó, nhằm thay đổi hành vi của các cá nhân, tổ chức bởi từng hành vi đã
được mô tả cụ thể trong các văn bản pháp luật được ban hành. Đồng thời, việc Nhà nước
can thiệp trực tiếp bằng cách đưa ra các luật làm nâng cao tính răn đe đối với các đối
tượng, giúp hạn chế tối đa các bất cập tồn đọng trong ngành Y tế.
Mặt tiêu cực: Ban hành, sửa đổi một văn bản quy phạm pháp luật cần phải trải qua
nhiều giai đoạn, do vậy việc Nhà nước can thiệp trực tiếp sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, ngân
sách mà không chừng hiệu quả thu được lại chưa cao, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội.
Hơn nữa, quá trình ban hành, triển khai văn bản quy phạm pháp luật diễn ra tương đối
chậm dẫn đến việc có thể khi đến thời điểm ban hành và triển khai các văn bản này thì
thực tế đã có nhiều thay đổi, dẫn đến tình trạng không bắt kịp xu hướng.
6


IV. Phương án tối ưu nhất
Như đã trình bày ở trên, nhóm chúng em thống nhất lựa chọn phương án can thiệp
gián tiếp. Chúng em lựa chọn phương pháp này bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật
Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định chi tiết về “quyền và nghĩa vụ của người
bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện
đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định
chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới

trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa
bệnh.”1. Trên cơ sở quy định của luật các bên có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện
nghiêm túc bảo đảm một cách tối ưu nhất lợi ích mà các bên có thể đạt được. Việc ban
hành văn bản pháp luật mới tức để Nhà nước can thiệp trực tiếp dẫn đến sự chồng chéo,
khó tiếp cận, khiến cho các bên còn chưa nắm rõ quy định của pháp luật đã lại phải tìm
hiểu luật mới. Thêm vào đó, nếu công tác tuyên truyền không kịp thời sẽ dẫn đến việc
thực hiện pháp luật không đúng. Thậm chí ban hành văn bản pháp luật mới còn tốn chi
phí mà chưa chắc đã đạt hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai: để tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật
thì việc đi sâu đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề y, tuyên
truyền phổ biến pháp luật, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm là
điều cần thiết. Vì đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra những thiệt hại trong quá
trình quản lý cơ sở khám chữa bệnh nên khi muốn khắc phục phải bắt đầu từ người hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba: cơ sở khám chữa bệnh tư nhân mọc lên ngày càng nhiều, do đó sự phối
hợp chỉ đạo và tăng cường sự quản lý từ các cấp, các ngành một cách chặt chẽ sẽ hạn chế
tối đa những cơ sở không đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn hoạt
động. Đồng thời, tạo điều kiện cho Nhà nước trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

KẾT LUẬN

1 Xem: Điều 1 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009.

7


Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, hội nhập sâu hơn cùng thế giới thì
mức sống của người dân cũng trở nên cao hơn là điều tất yếu. Nhu cầu được chăm sóc sức

khỏe đối với người dân hiện nay là vô cùng lớn, đó là điều kiện thuận lợi để ngành y tế
phát triển và phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà các cơ sở y tế tư nhân
mọc lên ngày càng nhiều cùng những bất cập xảy ra với mức độ ngày một tăng, lỗ hổng
trong việc quản lí ngày càng mở rộng về quy mô và mức độ trên phạm vi cả nước. Chúng
em đã cùng tìm hiểu và đưa ra những phương án để có thể góp phần giảm thiểu những bất
cập, hạn chế của vấn đề trên. Và tất cả chúng ta, ngay từ hôm nay hãy ý thức, cùng nhau
góp phần làm nên một xã hội văn minh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Xây dựng văn bản pháp luật” – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Tư pháp, Hà Nội, 2016.
2. Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội: Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trang web: />4. Trang web: />5. Trang web: />6. Trang web: />7. Trang web: />8. Trang web: />
8



×