ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ DUNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ DUNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số:
60 22 85
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học học: PGS, TS. TRẦN XUÂN DUNG
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ ....................................................................... 7
1.1. Một số nhận thức chung về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở ....7
1.1.1. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ..........................7
1.1.2. Hệ thống chính trị cơ sở........................................................................... 12
1.2. Những nhân tố tác đô ̣ng đế n hê ̣ thố ng chiń h tri ̣cơ sở ở Thi ̣xã Sơn Tây ..... 15
1.2.1. Nhân tố tự nhiên ...................................................................................... 15
1.2.2. Nhân tố lịch sử - văn hoá ......................................................................... 16
1.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ........................................................................... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ SƠN TÂY ................................................................................. 24
2.1. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Sơn Tây ................................. 24
2.1.1. Vai trò đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn
hoá ở cơ sở .............................................................................................. 24
2.1.2. Vai trò của hê ̣ thố ng chính tri ̣cơ sở đố i với viê ̣c phát huy dân chủ .......... 30
2.1.3. Vai trò trong giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa
bàn........................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Sơn
Tây .......................................................................................................... 35
2.2.1. Những thành tựu ...................................................................................... 35
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 45
2.2.3. Một số nhận xét ....................................................................................... 50
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở THỊ XÃ
SƠN TÂY HIỆN NAY ................................................................................ 54
3.1. Quan điểm đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây ................... 54
3.2. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây .............................................................. 58
3.2.1. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của hệ thống
chính trị ở cơ sở ....................................................................................... 58
3.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, nâng cao dân trí cho nhân dân ......................................................... 67
3.2.3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự kiểm tra giám sát
của dân .................................................................................................... 72
3.2.4. Chăm lo xây dựng, đào ta ̣o và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở cơ sở ............ 75
KẾT LUẬN......................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 82
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới hệ thống chính trị nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững
ổn định chính trị ở nước ta là vấn đề được Đảng ta quan tâm từ rất sớm, đặc biệt
từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện
hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cấp cơ sở nói riêng là đòi hỏi
khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là điều
kiện tất yếu đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 là mốc lịch
sử đánh dấu bước ngoặt của cách mạng nước ta, đưa đất nước bước vào thời kỳ
đổi mới, theo đó đổi mới kinh tế là trọng tâm đồng thời từng bước thực hiện đổi
mới hệ thống chính trị. Tiếp đến Hội nghị Trung ương V khoá IX, năm 2002, Đảng
đề ra nghị quyết về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn”.
Thực tế cho thấy xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được xác
định là cấp cơ sở trong hệ thống các cấp quản lý hành chính nhà nước ở nước ta
hiện nay. Nó được xem là cơ sở của xã hội, là nơi cư trú, sinh sống của người
dân, nơi thực thi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là
cầu nối trực tiếp giữa dân với Đảng. Là một trong bốn cấp của hệ thống chính
trị, hệ thống chính trị cơ sở bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn
thể chính trị - xã hội hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đất nước đã đạt được những thành tựu to
lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… trong đó nổi
lên vấn đề rất quan trọng là xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
1
chính trị. Theo đó, hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở
nói riêng ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể: Đảng đã được củng cố cả
về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày
càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây và hoàn thiện theo hướng là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được đổi mới cả nội dung và phương
thức hoạt động, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực thi đã đem lại hiệu quả
thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực được phát huy.
Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội với diện tích 113,47 km2, dân số
khoảng 118.500 người, là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Hà Tây cũ, đồng thời
được xác định là trung tâm phát triển phía Tây Thành phố Hà Nội trong
những năm tiếp theo. Trong thời gian qua, nhờ sự năng động, tích cực trong
hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đã làm cho thị xã có nhiều biến đổi to
lớn: đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn ngày một được
nâng cao, quyền dân chủ được thực hiện, an ninh chính trị được giữ vững…
Tuy nhiên, trong quá tình phát triển, trên địa bàn thị xã vẫn còn tiềm ẩn
những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, sự phát triển kinh tế chưa bền vững
và nhiều vấn đề khác đặt ra cần được khắc phục mà một trong những nguyên
nhân cơ bản là do sự hoạt động yếu kém, chưa hiệu quả của hệ thống chính trị
cơ sở.
Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống chính trị cơ sở ở thị
xã Sơn Tây, tìm ra và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Sơn Tây nói riêng cũng như hệ
thống chính trị cơ sở nói chung, tác giả đã lựa chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Sơn Tây trong giai đoạn
hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta đã thu
hút sự quan tâm chú ý của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu như:
- Đề tài KX.10.02 “Các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống
chính trị ở nước ta giai đoạn 2005 - 2020” do PGS.TS Trần Đình Hoan làm
chủ nhiệm đã được nghiệm thu cấp nhà nước. Dựa trên cơ sở tổng kết lý luận
và thực tiễn 20 năm đổi mới đất nước, đề tài bước đầu phân tích và đánh giá
tương quan giữa cải cách kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong
giai đoạn vừa qua; phân tích sự cần thiết khách quan phải tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn phát triển tiếp theo của
đất nước; xác định rõ các mục tiêu cơ bản cần hướng tới, bảo đảm định hướng
đúng đắn cho quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng và
xác định được một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống
chính trị nước ta trong tình hình mới; xác định được phương hướng, giải pháp
chủ yếu để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong giai
đoạn phát triển tiếp theo của đất nước. Làm rõ thêm quan điểm của Đại hội
IX: xem công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt; xác định
những phương hướng cơ bản nhằm xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước.
- Đề tài KX - 05 “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), công trình đã
nêu một cách khái quát thực trạng, những đặc trưng, quan điểm và nguyên cơ
bản về xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
- Nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở, cũng đã có một số công
trình nghiên cứu như: “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống
xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta” do TS. Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc
3
gia, Hà Nội 2000), một số bài viết được đăng trên các tạp chí như: “Hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” do GS.TS Hoàng Chí Bảo làm
chủ biên (Nhà xuất bản Lý luận chính trị 2005) đã góp phần làm sáng tỏ và
đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về “Đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” vào cuộc sống.
“Quan điểm và giải pháp để củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn hiện nay” (PGS.TS Hoàng Chí Bảo - Tạp chí Dân vận, số Xuân
2002), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính
quyền cơ sở” (Lê Hữu Nghĩa - Tạp chí Cộng sản, số 19 - 2001)…
- Kỷ yếu khoa học đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2001 - 2002 “Các
giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở Tây Nguyên trong giai
đoạn hiện nay” do PGS.TS Phạm Hảo làm chủ nhiệm đề tài (Nhà xuất bản
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2002), Công trình “Cộng đồng làng
xã Việt Nam hiện nay” do TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông làm
chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tháng 1 - 2001), công trình được
nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã làm sáng tỏ những quan điểm,
chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp
nông thôn nói chung và về hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn nói riêng.
Một số luận văn, luận án: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay” (Lưu
Minh Trị - luận án PTS Triết học, Hà Nội 1993); “Đổi mới hệ thống chính trị
cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay”
(Nguyễn Đức Ngọc - luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội 2002)…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích, nghiên cứu về
hệ thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội một cách có hệ
thống nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. Vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nêu trên cho hoạt động nghiên cứu của mình.
4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cơ sở ở Sơn
Tây, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Sơn Tây hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, làm rõ thêm lý luận về hệ thống chính trị và hệ thống
chính trị cơ sở.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động và những yếu tố
tác động đến hệ thống chính trị cơ sở ở Sơn Tây.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở ở Sơn Tây hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là hệ thống chính trị cơ sở
ở Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
Việc nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu trên cơ sở căn cứ vào tình
hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà
Nội từ 2002 (Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa IX) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống chính trị và
hệ thống chính trị cơ sở.
* Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5
- Kết hợp giữa phương pháp logíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, khảo
sát, tổng kết thực tiễn cùng các phương pháp mang tính chuyên ngành khác.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ tính quy luật của việc đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nói chung và hệ thống chính
trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tư liệu cho việc nghiên cứu
những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về hê ̣ thố ng chiń h tri ̣và hê ̣ thố ng
chính trị cơ sở.
Chương 2: Thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của hê ̣ thố ng chính trị cơ sở ở Thị xã
Sơn Tây.
Chương 3: Quan điể m và mô ̣t số giải pháp nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t
đô ̣ng của hê ̣ thố ng chính tri ̣cơ sở ở Thi ̣xã Sơn Tây hiê ̣n nay .
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
1.1. Một số nhận thức chung về hệ thống chính trị và hệ thống
chính trị cơ sở
1.1.1. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
* Hệ thống chính trị
Thuật ngữ “hệ thống chính trị” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chính trị và hệ thống chính trị là sản
phẩm của quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của một giai
đoạn lịch sử nhất định. “Quá trình phát triển của xã hội loài người đã dẫn
đến sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện sự phân hoá xã hội thành nhóm, các
giai tầng có địa vị xã hội khác nhau, có lợi ích không giống nhau” [26,
tr.131]. Điều đó có nghĩa là, khi trong xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng,
các lực lượng chính trị - xã hội khác nhau, để bảo vệ, củng cố lợi ích của
mình, mỗi giai tầng xã hội, mỗi lực lượng chính trị - xã hội đã thiết lập các
thiết chế chính trị - xã hội khác nhau. Các thiết chế chính trị - xã hội luôn đấu
tranh và hợp tác với nhau vì lợi ích, vì sự tồn tại và phát triển của lực lượng
chính trị - xã hội mà họ đại diện, đồng thời vì sự tồn tại và phát triển của xã
hội nói chung. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, sự phân hoá,
chia tách của các nhóm xã hội có cùng lợi ích ngày càng phong phú và đa dạng
hơn theo nhiều nguyên nhân, với nhiều dấu hiệu khác nhau. Chính điều đó đã
làm trong xã hội xuất hiện và tồn tại ngày càng nhiều lực lượng chính trị - xã
hội, nhiều thiết chế chính trị - xã hội khác nhau.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các thiết chế chính trị - xã hội luôn
có sự liên hệ, ràng buộc với nhau, luôn tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Điều này xẩy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn bộ
7
các thiết chế này tạo thành hệ thống chính trị - xã hội để nắm giữ và thực hiện
quyền lực chính trị trong xã hội. Như vậy, có thể hiểu: “Hệ thống chính trị là
liên minh các thiết chế chính trị - xã hội có liên hệ mật thiết với nhau, tồn tại
và hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội; đồng
thời bảo vệ lợi ích, thực hiện những mục đích của giai cấp thống trị trong xã
hội” [46, tr.300].
Ngoài ra còn có những cách hiểu khác: Hệ thống chính trị là một hệ
thống các tổ chức và thể chế của giai cấp thống trị và chỉ giai cấp thống trị mà
thôi, như một tổng thể các thiết chế thể hiện quyền lực thống trị của một giai
cấp đối với toàn xã hội; hệ thống chính trị là hình thức tổ chức bộ máy của
một giai cấp nào đó trong cuộc đấu tranh để giành và củng cố sự thống trị của
mình, là bộ máy thống trị giai cấp... Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ
chức, mà qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội.
Hay như: “Hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù dùng để chỉ một
chỉnh thể bao gồm Nhà nước, các đảng chính trị hợp pháp, các tổ chức chính
trị - xã hội hợp pháp nhưng ưu thế cơ bản và vai trò chủ đạo thuộc về các
thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xã
hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời” [7, tr.47].
Về cấu trúc, hệ thống chính trị bao gồm hai mặt: một mặt hệ thống
chính trị được hiểu là một tập hợp các thiết chế chính trị - xã hội được thành
lập và hoạt động vì những mục đích chính trị - xã hội khác nhau, bao gồm các
cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội, các đảng phái chính trị hợp pháp, trong
đó cơ bản nhất là các đảng phái chính trị của giai cấp cầm quyền - lực lượng
chủ yếu quyết định đường hướng phát triển của quốc gia; mặt khác, được hiểu
là một cơ chế thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội, bao gồm các quan
điểm lý luận chính trị, các chuẩn mực chính trị và pháp lý, các động lực tinh
thần của hoạt động chính trị. Có thể nói, quyền lực chính trị là cốt lõi của hệ
thống chính trị. Quyền lực đó được biểu hiện thông qua các quan hệ chính trị
8
giữa các thiết chế, các lực lượng chính trị - xã hội. Quyền lực chính trị được
thể hiện một cách tập trung trước hết ở lý tưởng chính trị, quan điểm, đường
lối, chính sách của các lực lượng chính trị - xã hội, ở pháp luật của nhà nước.
Chính vì thế, hệ thống chính trị ở mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sự
tồn tại, phát triển của chính quốc gia đó và của xã hội loài người.
* Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa ra đời phải dựa trên tiền đề chính trị đó là thắng lợi của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân giành chính quyền, thiết lập
chuyên chính vô sản, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Tuy
nhiên tiền đề chính trị sẽ mở đầu cho việc ra đời của hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa, nhưng để tồn tại và phát triển, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
cần phải dựa trên những cơ sở khác, trong đó quan trọng nhất là cơ sở kinh tế
- chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Ngoài ra, hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa còn dựa trên cơ sở một nền sản xuất phát triển, với trình độ
xã hội hóa cao và một cơ sở tư tưởng - văn hoá với tư cách là kim chỉ nam
đinh hướng cho toàn bộ hệ thống.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau, ở mỗi góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu lại có những định
nghĩa khác nhau. Điểm chung của các định nghĩa là đều xem hệ thớng chính
trị xã hội chủ nghĩa là cách thức tổ chức quyền lực chính trị mà giai cấp công
nhân nắm quyền thực hiện phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Trong cuốn
Đổi mới và tăng cường Hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới, nhà
xuấ t bản Chính tri ̣quố c gia năm 1999, các tác giả đã khẳng định: “Hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyên chính
vô sản, Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan
hệ qua lại giữa các yếu tố nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân” [7, tr.47].
Đồng thời có định nghĩa lại khẳng định “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
9
là liên minh các thiết chế chính trị - xã hội được thành lập, hoạt động trong
mối liên hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao đông nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội” [46, tr.301].
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của lịch sử, nó ra đời
từ sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản, mặc dù trải qua những thăng trầm
trong quá trình phát triển nhưng vẫn luôn kiên trì và nhất quán mục tiêu xây
dựng xã hội công bằng, dân chủ, không còn sự đối kháng giai cấp, không có
sự phân biệt giàu nghèo. Dưới chủ nghĩa xã hội, khi những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hoá xã hội biến đổi thì hệ thống chính trị cũng thay đổi theo.
Trong hệ thống chính trị có thể xuất hiện thêm những tổ chức chính trị - xã
hội mới và cũng có thể mất đi một bộ phận cũ nào đó và cả sự thay đổi trong
chính mỗi tổ chức. Ngược lại, hệ thống chính trị cũng tác động trở lại đối với
đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá...
Đối với nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể
chân chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là
công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, được thành lập, hoạt động trên cơ
sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và
đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân.
Như vậy, về cơ cấu tổ chức, hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm ba bộ
phận: Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân và là lực lượng lãnh đạo hệ thống
chính trị - xã hội chủ nghĩa và toàn thể xã hội; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là trụ cột, là trung tâm của hệ thống chính trị; Mặt trận Tổ
10
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của nhà
nước và xã hội.
Do điều kiện lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của mình, hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay có đặc điểm bản chất sau:
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công
nhân, nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập
trường quan điểm của giai cấp công nhân. Từ đó quy định chức năng, nhiệm
vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền
làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước
hết ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số
bóc lột.
Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở
nước ta. Bản chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu, về sự thống giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể dân tộc.
Đây là điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ
thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao
động cũng như của cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam được phân chia thành 4 cấp: cấp Trung
ương, cấp tỉnh (thành phố), cấp quận (huyện) và cấp phường (xã). Ở Việt
Nam, một hệ thống chính trị rộng lớn, phức tạp, lại ở trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
11
trường và chính sách mở cửa, hội nhập,... đòi hỏi các thành tố cấu thành phải
là một động lực tổng hợp của tất cả các lực lượng chính trị - xã hội phấn đấu
vì một mục tiêu chung, cùng tuân theo một cơ chế vận hành và những nguyên
tắc nhất định.
1.1.2. Hệ thống chính trị cơ sở
* Khái niệm, cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở
Hiện nay, ở nước ta, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, cấp cơ sở
là cấp xã, phường, thị trấn. Đây là quan niệm phù hợp với tình hình thực tế,
được nhiều người tán thành. Tại hội thảo Khoa học - Thực tiễn “Xây dựng hệ
thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở” do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản
phối hợp với tỉnh uỷ Hà Nam tổ chức vào ngày19/6/2002, các nhà lý luận và
quản lý đều cơ bản thống nhất quan niệm về hệ thống chính trị cơ sở. PGS.
TS Trần Quang Nhiếp cho rằng: “Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại
bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống và diễn ra mọi mặt hoạt động của đời sống
xã hội một cách sinh động. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước...” [36, tr.46]. Theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ
thì “hệ thống chính trị cơ sở là cấp độ cuối cùng trong cấu trúc của hệ thống
chính trị đất nước... Hệ thống chính trị cơ sở là cầu nối trực tiếp đưa nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống, là nơi cung cấp cơ sở thực tiễn sát hợp nhất để
đưa cuộc sống vào nghị quyết” [36, tr.50]. Còn PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển
khẳng định: “Cấp xã, phường, thị trấn là một mắt khâu quan trọng trong hệ
thống chính trị ở nước ta. Do đó cán bộ cơ sở là cán bộ của bộ máy Đảng,
Nhà nước làm việc ở địa phương” [36, tr.51].
Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2008 khẳng
định: “cơ sở là cái làm nền tảng để dựa vào đó hay từ đó mà phát triển”,... là
“đơn vị cấp dưới trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công việc”...
12
Các văn bản của Đảng, Nhà nước có nội dung liên quan cũng đều
khẳng định cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương V khoá IX đã chỉ rõ: “Cấp cơ sở phường, xã, thị trấn là nơi tuyệt đại đa
số bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh
tế - xã hội, tổ chức cuộc sống cộng đồng dân cư” [17, tr.1].
Như vậy, từ những quan niệm nêu trên cũng như từ thực tiễn xã hội có
thể khẳng định: “Hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta là toàn bộ các thiết chế
chính trị như tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau
nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở” [8, tr.10].
Về cấu trúc, hệ thống chính trị cơ sở là một cấp của hệ thống trị nói
chung nên có cấu trúc giống như cấu trúc của hệ thống chính trị, bao gồm: Tổ
chức Đảng cơ sở (đảng bộ, chi bộ cơ sở), Chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân
dân, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn); Mặt trận Tổ quốc và các thành
viên của mặt trận (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội
nông dân...). Mỗi tổ chức trong cấu trúc có vị trí chức năng và nhiệm vụ khác
nhau nhưng đều có quan hệ, phối hợp hoạt động để cùng hướng tới mục tiêu
chung: phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ
góp phần củng cố hệ thống chính trị trong cả nước.
Trong hệ thống đó, Đảng giữ vị trí trung tâm, có vai trò lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Tuy vậy không có nghĩa là Đảng làm
tất cả, quan trọng hơn là đảng phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chính
quyền và các đoàn thể nhân dân.
13
* Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị cấp cơ sở là một cấp trong Hệ thống chính trị chỉnh
thể từ Trung ương đến cơ sở mang đầy đủ những đặc điểm chung, song nó
cũng mang những đặc điểm riêng của cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị
đang vận hành ở nước ta, đó là:
- Trong cấu trúc 4 cấp của Hệ thống chính trị ở Việt Nam thì Hệ thống
chính trị cơ sở là cấp cuối cùng, đồng thời là cấp thấp nhất trong hệ thống
quản lý hành chính nhà nước. Mặc dù là cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý
nhưng cơ sở là nền tảng của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cấp
xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì
mọi công việc đều song xuôi” [30, tr.371-372]. Vì vậy, chăm lo sự bền vững
của cơ sở, từ cơ sở, làm cho hệ thống chính trị ở cơ sở phải thực sự của dân,
do dân, vì dân.
- Hệ thống chính trị cơ sở là cấp gần dân nhất. Đội ngũ cán bộ, công
chức ở cơ sở là những người hàng ngày sống và làm việc với dân, có điều
kiện tiếp xúc gần gũi với dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chính vì vậy
cán bộ công chức cơ sở được coi là cầu nối giữa dân với Đảng. Một mặt cán
bộ cơ sở là người đưa chủ trương chính sách đến với dân, hướng dẫn nhân
dân, động viên nhân dân, mặt khác vừa là người phản ánh nguyện vọng của
dân đối với Đảng, chính quyền cũng như đoàn thể các cấp.
- Hệ thống chính trị cấp cơ sở không phải là cấp hoạch định mà là cấp
triển khai, chấp hành; cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng,
hiện thực hoá nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Thông qua thực tiễn hoạt
động ở cơ sở các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở có căn cứ để tổng kết thành
những bài học kinh nghiệm từ đó góp phần bổ sung cho chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Hệ thống chính trị cấp cơ sở mang tính đặc thù là sự kết hợp chặt chẽ
giữa quản lý nhà nước và tự quản. Quản lý và tự quản không đối lập nhau,
14
loại trừ nhau mà dựa vào nhau hỗ trợ nhau và chi phối lẫn nhau. Quản lý chặt
chẽ, nghiêm minh, có hiệu lực sẽ tạo ra môi trường, điều kiện để thúc đẩy tự
quản; ngược lại tự quản góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho quản lý, giảm bớt gánh
nặng và sự quá tải của quản lý. Chính vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị ở cơ sở đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ sự quản lý với tự
quản [3, tr.200].
- Hệ thống chính trị cơ sở là cấp có bộ máy tổ chức đơn giản đội ngũ
cán bộ ít được đào tạo cơ bản về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; thường chịu
ảnh hưởng của thói quen, kinh nghiệm, của văn hoá làng xã và tác phong
nông nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong công tác
quản lý. Đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống
chính trị cơ sở. Mặc dù vậy, hệ thống chính trị cơ sở lại có vai trò vô cùng
quan trọng trong tổ chức và vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương.
- Hệ thống chính trị cơ sở là cấp mà hiệu quả của hệ thống chính trị phụ
thuộc nhiều nhất vào cá nhân lãnh đạo, đồng thời là cấp mà quan hệ dòng họ,
văn hoá ứng xử truyền thống có ảnh hưởng nhiều nhất và sâu rộng nhất đến
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.2. Những nhân tố tác động đến hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã
Sơn Tây
1.2.1. Nhân tố tự nhiên
Thị xã Sơn Tây có diện tích khoảng 113,47km2, dân số khoảng 118.500
người [4, tr.8], là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của
tỉnh Sơn Tây trước đây. Trải qua những lần nhập và tách địa giới hành chính
cấp tỉnh, thị xã tiếp tục khẳng định được vai trò là trung tâm kinh tế - văn hoá
khu vực phía tây bắc của tỉnh Hà Tây trước đây, nay là Thủ đô Hà Nội.
15
Phía bắc thị xã có sông Hồng chảy qua, là địa giới tự nhiên giữa thị xã
với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), phía Tây giáp huyện Ba Vì, phía Đông
giáp huyện Phúc Thọ và phía Nam giáp huyện Thạch Thất...
Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó 3/4 diện tích là đồi gò,
nối liền đồi núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam.
Khu vực phụ cận núi Tản Viên đến ven sông Tích là đồi gò. Khu vực từ nội
thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thường xuyên
được phù sa bồi đắp, đây nổi lên những quả đồi cao, thấp xen kẽ nhau tạo ra
những đường đi uốn lượn được hình thành một cách tự nhiên.
Chính những đặc điểm về tự nhiên này cùng với nhân tố lịch sử - văn
hóa đã tạo ra cho Thị xã Sơn Tây những tiềm năng, thế mạnh to lớn trong
phát triển kinh tế với những ngành có thế mạnh như chăn nuôi, trồng trọt,
phát triển du lịch, dịch vụ...
1.2.2. Nhân tố lịch sử - văn hoá
Vùng đất Sơn Tây từ đời nhà Lê là trấn lỵ của trấn Đoài, rồi trấn lỵ của
trấn Sơn Tây thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Năm 1831, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh
Sơn Tây và vùng đất thị xã Sơn Tây ngày nay trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây.
Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây được đổi thành thị xã Sơn Tây.
Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh
Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong hai thị xã của tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết
hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Sơn
Tây là một trong 3 thị xã thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị
quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà
Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc
Thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã
Trung Hưng và Viên Sơn.
16
Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên
cơ sở tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường
Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau
khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi,
Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim
Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 14/03/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42HĐBT về việc chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Sơn Lộc thuộc
thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu
của xã Trung Hưng, xã Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ; phường Xuân Khanh
thuộc Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội trên cơ sở trên cơ sở một phần diện
tích và nhân khẩu của xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị
quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó,
Thị xã Sơn Tây lại thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 23/2008/NĐ-CP, điều chỉnh
địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng thuộc Thành phố Sơn
Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Trung
Hưng; phường Viên Sơn thuộc Thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở
toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Viên Sơn; phường Trung Sơn Trầm
thuộc Thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân
khẩu của xã Trung Sơn Trầm.
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008,
từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, Thành phố Sơn Tây được
nhập về Thủ đô Hà Nội.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP, về việc chuyển
Thành phố Sơn Tây thành Thị xã Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội.
17
Sau nhiều lần điều chỉnh, tính đến nay Thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô
Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6
xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông.
Cùng với lịch sử lâu đời, thị xã Sơn Tây còn là vùng đất giàu truyền
thống văn hoá, chứa đựng nhiều nét đặc sắc tiêu biểu cho văn hoá truyền
thống của dân tộc Việt. Đây cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá,
nhiều sinh hoạt truyền thống cộng đồng, lễ hội truyền thống được bảo tồn và
lưu giữ khá nguyên vẹn trong suốt chiều dài lịch sử. Sơn Tây còn được biết
đến với những truyền thuyết lịch sử, kho tàng truyện thần thoại, truyện cổ dân
gian, kho tàng ca dao, tục ngữ; vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hoá
với 172 di tích, trong đó có 63 di tích đã được xếp hạng. Tiêu biểu là: Thành
cổ Sơn Tây, đền Và (Trung Hưng), đình Mông Phụ, đền thờ Phùng Hưng,
lăng Ngô Quyền, chùa Mía, Văn Miếu (Đường Lâm); đàn Xuyên Sơn, đền
Tiên Nông (Viên Sơn), đền Măng (Sơn Đông)… Đặc biệt Làng cổ ở Đường
Lâm được coi là một trong những ngôi làng cổ nhất, kết tinh hàng nghìn năm
lịch sử của nền văn minh sông Hồng, là ngôi làng cổ đầu tên của đất nước đã
được công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; là làng duy nhất của
Việt Nam sinh ra hai vị vua, anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền cùng
nhiều bậc quốc sĩ làm rạng danh cho quê hương đất nước. Chính vì vậy, thị xã
Sơn Tây ngày nay được biết đến không chỉ vì bề dày thời gian mà quan trọng
hơn là vì ở đây còn lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc trưng, mang đậm bản sắc
riêng đáng tự hào. Truyền thống văn hóa đặc sắc ấy gắn liền với truyền thống
hiếu học.
Trong lịch sử, Sơn Tây đã có nhiều danh nhân học rộng, tài cao như
Thám hoa Giang Văn Minh; Tiến sỹ Kiều Phúc làm quan đến chức vụ Hiệu
thư ở Viện Hàn lâm thời Lê Thánh Tông; Tiến sỹ Kiều Oánh Mậu làm quan
đến chức Tri phủ triều Nguyễn, người đã từng chú giải và cho khắc in Truyện
18
Kiều của Nguyễn Du và viết nhiều tác phẩm có giá trị khác; Khâm sai đại
thần Phan Kế Toại, người đã giữ chức vụ Phó thủ tướng nước Việt Nam Dân
chủ cộng hoà; Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi Hà Kế Tấn và nhiều danh nhân khác.
Tiêu biểu cho truyền thống hiếu học là Văn Miếu trấn Sơn Tây được xây
dựng năm 1831, bên trong thờ Khổng Tử và có 2 tấm bia lưu danh 288 vị
khoa giáp từ triều đại nhà Lý đến cuối thời Mạc quê ở trấn Sơn Tây.
Tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của địa phương, hiện nay cấp
ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thị xã Sơn Tây luôn quan tâm chú ý đến
sự nghiệp phát triển giáo dục trên các mặt xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… xem
đó là động lực cho sự phát triển của thị xã. Toàn thị xã có 15 trường mầm
non, 15 trường tiểu hoc, 15 trường trung học cơ sở, 05 trường trung học phổ
thông (1 trường là dân lập) và 02 Trung tâm giáo dục hướng nghiệp và dạy
nghề. Trong số hệ thống các trường vừa nêu đã có nhiều trường đạt danh hiệu
tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu là trường mầm non Sơn Ca, trường tiểu học Trần
Phú, Tiểu học Quang Trung, Tiểu học Lê Lợi, trường trung học cơ sở (THCS)
Sơn Tây, THCS Ngô Quyền, THCS Phùng Hưng và đặc biệt trường trung học
phổ thông Sơn Tây, trường tiểu học Ngô Quyền được công nhân trường
chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn chiếm 99,1%.
Ngoài ra, 100% xã phường đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập trung học cơ sở, năm 2009 có 37% học sinh trung học phổ thông thi đỗ
vào các trường Đại học và cao đẳng trong cả nước [11, tr.198-200].
Nhờ hệ thống giáo dục phổ thông này cùng với các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đóng trên địa bàn (13 trường), Thị
xã Sơn Tây trở thành địa bàn có trình độ dân trí cao, có đội ngũ lao động lành
nghề đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc.
Sơn Tây còn tự hào là vùng đất có truyền thống cần cù, dũng cảm đấu
tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống, điều này được
19
mô tả, hình tượng hoá trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và di tích
một vùng văn hoá mang đậm dấu ấn của cuộc chiến đấu chống lại thiên tai
trong suốt chiều dài lịch sử.
Với truyền thống hào hùng và những tiềm năng to lớn của mình, trong
tương lai thị xã tiếp tục có những bước phát triển vững chắc. Tuy nhiên trong
xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, thị xã đang đứng trước nhiều cơ hội
và thách thức, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, toàn quân và toàn dân phải nhận
thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn, phấn đấu vì sự nghiệp phát triển
chung, phát huy ý chí tự lực tự cường, tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên
mạnh mẽ, xây dựng Thị xã Sơn Tây thành một đô thị văn minh, hiện đại,
xứng đáng với truyền thống hào hùng và những giá trị văn hiến tốt đẹp của
vùng đất xứ Đoài.
1.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
Thị xã Sơn Tây là địa bàn có tiềm năng to lớn về lao động đặc biệt là đội
ngũ lao động đã qua đào tạo. Trên toàn thị xã có khoảng 70 nghìn người trong độ
tuổi lao động, đa số lực lượng này đã qua đào tạo trong đó có đào tạo tại chỗ.
Đây chính là thế mạnh đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi cả về đường thuỷ và đường bộ. Thị
xã cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 42km, có quốc lộ 32 chạy qua đến cầu
Trung Hà nối Hà Nội với các tỉnh Tây bắc. Quốc lộ 21A từ Sơn Tây đi qua
một số huyện như Thạch Thất, Quốc oai, Chương Mỹ, qua Lạc Thuỷ (Hoà
Bình) rồi đi vào Ninh Bình, Thanh Hoá. Các tỉnh lộ 413, 414, 416, 417, 418
nối thị xã với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất.
Bên cạnh việc bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng
phía Tây Hà Nội, sông Hồng được coi là huyết mạch giao thông đường thuỷ
ngược lên nối liền với các tỉnh phía Bắc, xuôi về kết nối với Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh phía Nam. Chính đặc điểm này đã tạo ra cho Thị xã Sơn Tây
những tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế và trở thành điểm trung
20
chuyển của con đường giao lưu và phát triển kinh tế giữa các vùng, các khu
vực khác nhau.
Do đặc điểm địa hình với 3/4 diện tích là đồi gò và phần diện tích còn
lại là phần đồng bằng tương đối màu mỡ đã làm cho Thị xã Sơn Tây có cơ
cấu kinh tế đa dạng đặc. Theo đó vùng đồi gò phát triển các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế; vùng đồng bằng phát triển các loại cây
lương thực và các loại cây màu ngắn ngày.
Những năm gần đây, tại các khu vực ngoại thị, tốc độ đô thị tăng
nhanh, đã và đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển mạnh như:
Khu du lịch sinh thái Đồng Mô, sân Golf thung lũng Vua, dự án Làng văn hóa
du lịch các dân tộc Việt Nam,... các công trình cấp quốc gia sẽ được triển khai
như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội ... Đó chính là
điều kiện thuận lợi để Thị xã Sơn Tây phát triển thành trung tâm du lịch - dịch
vụ và công nghiệp, là trọng điểm phát triển về kinh tế du lịch. Việc đầu tư
nâng cấp quốc lộ 21A, đường tránh quốc lộ 32, đường từ Thành cổ - Đền Và
đến khu di tích lịch sử văn hoá Đường Lâm, cầu Vĩnh Thịnh, đường Hoàng
Quốc Việt kéo dài, dự án tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích sẽ tạo thuận
lợi cho sự phát triển một cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - du lịch - thương mại.
Một yếu tố kinh tế - xã hội khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây đó là yếu tố dân tộc và tôn giáo nơi đây.
Về dân tộc, thị xã có cơ cấu dân tộc thuần nhất cư dân chính là người Kinh, tuy
nhiên do tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội mà trên địa bàn thị xã cũng có
mặt cư dân các dân tộc Dao, Mường... nhưng số lượng không đáng kể. Về tôn
giáo, địa bàn Thị xã Sơn Tây tập trung chủ yếu hai tôn giáo chính là Phật giáo và
Thiên chúa giáo. Số lượng tín đồ tôn giáo không nhiều; riêng đối với tín đồ thiên
chúa giáo thường tập chung ở những khu vực nhất định như xã Cổ Đông, phố
Tùng Thiện (phường Trung Sơn Trầm), phố Lê Lợi (phường Lê Lợi); sinh hoạt
21